Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tổ chức nghiệp vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần dịch vụ viễn đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.82 KB, 22 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ- BỘ MÔN LOGISTICS

BÁO CÁO THỰC TẬP
CƠ SỞ NGÀNH
Tên Đề tài:
Tổ chức nghiệp vụ giao hàng xuất
khẩu bằng đường hàng không tại công
ty cổ phần dịch vụ Viễn Đông

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN
LỚP
MÃ SINH VIÊN

Hải Phòng, năm 2015

: PHẠM THỊ YẾN
: NGUYỄN THỊ KIM CHI
: LQC54-ĐH3
: 52454


2
2

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa và đổi mới kinh tế,cùng với
các ngành kinh tế khác,ngành vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng đã có


những bước phát triển vọt. Mạng lưới hàng không nội địa được phủ kín, nhiều đường
bay quốc tế được mở rộng và nâng cấp. Nhờ đó khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường không nâng lên đáng kể, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước
ngày càng tăng nhanh, thị trường được mở rộng, thương mại quốc tế ngày càng phát
triển.
Là một trong những Công ty có uy tín trong lĩnh vực dịch vụ logistics, công ty
cổ phần dịch vụ Viễn Đông đang từng bước củng cố và phát triển hoạt động kinh
doanh của mình để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng,cạnh tranh để tồn tại, để
đứng vững trong nền kinh tế thị trường và góp phần cho hoạt động kinh tế đối ngoại
cuả đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giao nhận bằng đường hàng
không đối với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và ở VIEN DONG.,JSC nói
riêng, qua một thời gian trực tiếp tìm hiểu hoạt động dịch vụ nghiệp vụ giao nhận hàng
không ở VIEN DONG.,JSC, em đã chọn ra đề tài:"Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao
hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần dịch vụ Viễn Đông".
Báo cáo của em ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn có 3 chương sau:
+ Chương I: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần dịch vụ Viễn Đông.
+ Chương II: Thực trạng tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao hàng xuất khẩu bằng
đường hàng không tại công ty cổ phần dịch vụ Viễn Đông.
+ Chương III: Giải pháp và kiến nghị.
Em xin chân cảm ơn các cô chú và anh chị trong công ty đã tạo điều kiện cho em
được học hỏi trong quá trình thực hiện đề tài, cảm ơn cô Phạm Thị Yến đã tận tình
hướng dẫn để em hoàn thành tốt đề tài này. Do thời gian kiến tập còn hạn chế,kinh
nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài báo cáo của em không tránh khỏi thiếu sót. Rất
mong được sự góp ý của các thầy cô và quý công ty để bài báo cáo của em được hoàn
thiện.

CHƯƠNG I



3
3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH

VỤ VIỄN ĐÔNG
1.1Qúa trình hình thành và phát triển
1.1.1 Lịch sử thành lập công ty
Bước sang thế kỷ 21 nền kinh tế của nước ta đã mở ra một trang sử mới, đã có
những bước ngoặc quan trọng như việc ký Hiệp định thương mại song phương Việt –
Mỹ (2001) và việc Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức thương mại Thế giới – WTO (2006)...
Nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics ngày càng tăng của thị trường trong
nước và quốc tế.Công ty cổ phần dịch vụ Viễn Đông được thành lập vào ngày
8/12/2005 do ông Nguyễn Minh Đức là người đại diện, được Sở đầu tư và phát triển
thành phố Hải Phòng cấp giấy phép kinh doanh số 0203001936, có số vốn điều lệ ban
đầu là: 2,2 tỷ đồng. Trong đó có 1 tỷ đồng là vốn cố định và 1,2 tỷ đồng là vốn lưu
động.
1.1.2 Thông tin về công ty








Tên công ty : Công ty cổ phần dịch vụ Viễn Đông

Tên giao dịch quốc tế: FAR EASTERN SERVICE JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VIEN DONG.,JSC
Trụ sở chính:Tổ 6, khu Thành Tô, Phường Đằng Lâm - Hải An- Hải Phòng
Số điện thoại: (84).31.594155/594399
Fax: (84).31.594126
Email:
Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ Viễn Đông là công ty cung
cấp dịch vụ giao nhận vận tải bằng đường biển, bằng đường hàng không, bằng vận tải
liên hợp. Các dịch vụ hỗ trợ khác: dịch vụ Hải Quan, dịch vụ giám định hàng, giao
hàng nội địa....
1.1.3 Quá trình phát triển tới nay.

∗ Công ty cổ phần dịch vụ Viễn Đông được thành lập vào năm 2005 với mục tiêu trở
thành một trong những đại lý giao nhận chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, cung cấp
nhiều dịch vụ đa dạng đến khách hàng. Ngày nay, VIEN DONG.,JSC đã trở nên quen
thuộc trên thị trường và được xem là một công ty thành công trong lĩnh vực cung cấp
dịch vụ logistics.


4
4
− Công ty cổ phần dịch vụ Viễn ĐÔng được nằm trong nhóm các công ty lớn nhất về
lĩnh vực vận chuyển hàng không ở Hải Phòng
− Chuỗi cung ứng hậu cần, dịch vụ kho bãi và khai thuế hải quan là một trong những
lĩnh vực mà VIEN DONG.,JSC đã tập trung phát triển và đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong những năm gần đây.
− Vận chuyển đường biển cũng là một trong những thế mạnh của công ty
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm làm việc ở ba văn phòng
khác nhau tại các khu công nghiệp lớn ở Hải. Công ty không chỉ cung cấp các dịch vụ
vận chuyển đơn thuần mà hơn thế nữa, còn cung cấp và tư vấn cho khách hàng các

giải pháp vận tải hiệu quả và kinh tế.
Hiện nay công ty có 3 văn phòng hoạt động cung cấp dịch vụ logistics tại các khu
công nghiệp trên đại bàn thành phố Hải Phòng:
- Văn phòng tại khu công nghiệp Nomura
- Văn phòng tại khu công nghiệp Đồ Sơn
- Văn phòng tại khu công nghiệp Vsip
∗ Khách hàng của công ty:
Công ty cổ phần dịch vụ Viễn Đông đi vào hoạt động gần 10 năm nhưng đội ngũ
lãnh đạo trên 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải và đội
ngũ nhân viên trẻ, năng động và có kiến thức chuyên môn, nên hiện nay công ty đã trở
thành đối tác tin cậy, uy tín của nhiều công ty lớn trong và ngoài nước. Có nhiều công
ty là bạn hàng của VIEN DONG.,JSC từ những ngày đầu thành lập tới nay vẫn giữ





được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp như:
Công ty VINA PINGO Việt Nam
Công ty TNHH RORZE ROBOTECH
Công ty TNHH SUMIDA
Công ty TNHH MIKI
........
1.2 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của công ty.
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức


5
5


Ban giám đốc

Phòng nghiệp vụ

Phòng kế toán

Phòng giao nhận

Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý công ty
Hiện nay công ty có tất cả 35 nhân sự:
+
+
+
+
+
+

1 giám đốc : Mr Nguyễn Minh Đức
1 phó giám đốc: Mr Bùi Huy Thái
1 kế toán trưởng: Ms Nguyễn Thị Thu Hương
1 trưởng phòng Air: Mr Nguyễn Ngọc Cơ
1 trưởng phòng Sea: Mr Nguyễn Tuấn Anh
30 nhân viên làm việc tại các phòng ban khác nhau.
1.2.2Chức năng và nhiệm vụ công ty

∗ Ban giám đốc :
Đảm nhận những công việc sau:
− Tìm kiếm, đàm phán và ký kết hợp đồng.
− Kết hợp phòng nghiệp vụ xây dựng giá thành và đảm bảo cung cấp cho khách hàng
dịch vụ tốt nhất cả về thời gian và kinh tế.

− Kết hợp với phòng giao nhận nên kế hoạch giao nhận cho khách hàng.
∗ Phòng nghiệp vụ ( Phòng xuất,nhập khẩu)
− Nhận thông tin từ khách hàng làm tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu và làm chứng
từ( hợp đồng mua bán invoice, packing list , vận đơn, CO,...) cho hàng hóa cảu bạn
hàng
− Liên kết với bộ phận giao nhận để thực hiện nghiệp vụ giao hàng và nhận hàng tại các
cửa khẩu, hải cảng và sân bay


6
6
− Liên hệ các với các đại lý hãng tàu, hãng bay để book hàng và đổi lệnh để gửi hàng
− Lấy thông tin về các chuyến bay và các chuyến tàu, cập nhập tình hình hàng hóa đang
di chuyển. Để bố chí thời gian giao,nhận hàng hợp lý.
− Mở file và lưu trữ thông tin của các khách hàng sau khi đã hoàn thành xong việc vận
chuyển hàng...
∗ Phòng giao nhận
− Giám sát trực tiếp việc xếp dỡ, làm hàng tại kho của khách hàng, tại các cảng biển và
sân bay.
− Phối hợp với bộ phận nghiệp vụ điều động nhân công, hệ thống xe, cần cẩu, cần trục,
palet,...
− Kiểm tra tàu,hầm chứa hàng, khoang hàng,...
− Phải quan tâm báo cáo lại cho người phụ trách về mảng hàng đó khi hàng chính thức





rời cảng, hoặc chính thức nhập cảng.
Phòng kế toán

Thực hiện tất cả các công việc kế toán tài chính doanh nghiệp cho công ty.
Cố vấn cho ban giám đốc công tác tài chính theo quy định của pháp luật.
Xây dựng kế hoạch và định hướng công tác tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn cho

công ty.
− Quản lý tài sản của công ty, thu hồi nợ công, tính lương, quyết toán định kỳ với ngân
hàng.

1.3Tổng quan tình hình hoạt động của công ty
1.3.1. Các hoạt động kinh doanh của công ty
Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ Viễn Đông là công ty cung
cấp dịch vụ giao nhận vận tải bằng đường biển bao gồm :





Hàng FCL(Full Container Load) và hàng LCL( Less than Container Load)
Bằng vận tải liên hợp.
Dịch vụ Door To Door
Ngoài ra công ty cũng cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải xuất nhập khẩu quốc tế










như:
Vận tải bằng đường biển
Vận tải bằng đường hàng không.
Vận tải liên hợp.
Các dịch vụ hỗ trợ khác:
Dịch vụ Hải Quan.
Dịch vụ giám định hàng.
Dịch vụ chuyển hàng nội địa.
.........


7
7
1.3.2 Báo cáo doanh thu của công ty.
Ta có thể đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của VIEN DONG.,JSC qua
bảng báo cáo kết quả kinh doanh sau:

Bảng 1.1 Doanh thu của công ty trong 3 năm (2008-2010)
ĐVT:1.000VNĐ
Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Doanh thu

Doanh thu

Doanh thu


Air Cargo
Giao nhận

1.570.092,15

2.060.102,6

2.697.658,94

hàng FCL
Giao nhận

8.373.824,8

10.300.508

12.377.494,96

hàng LCL

523.364,05

515.025,4

793.429,1

Tổng cộng

10.467.281


12.875.636

15.868.583

Dịch vụ
Giao nhận

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Bảng 1.2 Số liệu doanh thu và lợi nhuận của công ty 2008-2010
ĐVT:1.000VNĐ
Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

So sánh

So sánh năm 2014/2013

năm
Doanh
thu
Lợi

10.467.281

12.875.635


15.868.582

2013/2012
+ 2.408.354

809.123

1.271.218

2.074.787

+ 462.095

+ 2.992.

+ 803.


8
8
nhuận


( Nguồn Phòng Tài chính – Kế Toán )

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp chi phí và lợi nhuận của công ty qua các năm ta có thể
thấy hoạt động kinh doanh có sự biến động. Cụ thể doanh thu năm 2013 tăng
2.408.354.000 VNĐ với mức tăng 23,01% so với năm 2012, qua đó kéo theo lợi nhuận
của công ty cũng tăng 462.095.000 VNĐ tương ứng 57,11%, sang đến năm 2014,

doanh thu tăng 2.992.948.000 VNĐ, ứng với mức tăng 23,25% so với năm 2013, làm
lợi nhuận tăng 803.569.000 VNĐ tương ứng 63,21%.


9
9

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG XUẤT
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DỊCH VỤ VIỄN ĐÔNG
2.1 Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không.
2.1.1Sơ đồ khái quát quá trình giao hàng xuất khẩu.
Nhận yêu cầu từ khách hàng

Kiểm tra bộ chứng từ

Làm tờ khai Hải Quan

Kiểm hóa
(nếu có)

Giao hàng tới kho

Cân hàng

Làm thủ tục Hải Quan

Giao hàng cho đại lý hãng bay


Sơ đồ 2.1: Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không


10
10
2.1.2 Quy trình giao hàng xuất khẩu

bằng đường hàng không

 Bước 1: Nhận yêu cầu từ khách hàng.
Nhân viên xuất nhập khẩu tiếp nhận nhu cầu xuất khẩu của khách hàng. Sau đó
tiến hành xem xét và báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng giao nhận và tiếp
nhận bộ hồ sơ từ khách hàng bao gồm các chứng từ sau:
• Hợp đồng thuơng mại bằng tiếng anh.
• Hóa đơn thương mại (Commercial invoice): 01 bản chính, 01 bản sao.
• Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing list): 01 bản chính, 01 bản sao.
• Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin).
• Booking của hãng Hàng Không.(Lưu khoang hàng)
 Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ:
Khi nhận được bộ chứng từ từ khách hàng, nhân viên giao nhân phải kiểm tra
một cách chi tiết và cẩn thận về sự thống nhất và hợp lệ giữa các chứng từ. Công việc
này vô cùng quan trọng bởi nếu có sự sai lệch hoặc không hợp lệ giữa các chứng từ thì
hải quan sẽ không chấp nhận đăng ký tờ khai, và việc điều chỉnh lại chứng từ sẽ rất
mất thời gian và tốn chi phí.
Bộ chứng từ gọi là hợp lệ nếu tất cả nội dung hàng hóa trên tất cả chứng từ như
hợp đồng, bản kê chi tiết…đều thống nhất với nhau: tên, địa chỉ, số điện thoại bên mua
và bên bán, tên hàng, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, cảng dỡ hàng, cảng bốc
hàng, điều kiện thanh toán, tổng giá trị hợp đồng, xuất xứ hàng hóa, hãng hàng
không ...
Tiến hành kiểm tra:

∗ Hợp đồng: Nội dung được kiểm tra bao gồm:
- Tên người mua, địa chỉ:
- Tên người bán, địa chỉ:
- Tên hàng hóa:
- Điều kiện giao hàng
- Địa điểm xuất hàng
- Phương thức thanh toán.
∗ Hóa đơn thương mại: Ta tiến hành kiểm tra các nội dung sau:
-

Tên người nhận hàng+ Địa chỉ.
Tên hàng

-

Số lượng hàng (CASES )

-

Tổng khối lượng hàng (kgs)


11
11
-

Tổng trị giá (USD).

-


Số hóa đơn

-

Điều kiện giao hàng

∗ Bản kê chi tiết hàng hóa: Cũng cần kiểm tra các nội dung sau :
-

Tên, địa chỉ người nhận hàng: Tên hàng : : Robot Parts

-

Số lượng (CASES)

-

Số khối (CBM)

-

Tổng khối lượng hàng (kgs)
∗ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
- Kiểm tra địa tên, địa chỉ, số điện thoại của bên xuất khẩu:
- Tên hàng
- Số lượng:
∗ Booking của hãng Hàng Không:
- Số HAWB( House airway bill/ Vận đơn người gom hàng)
- Hãng Hàng Không
- Số hiệu chuyến bay

- Ngày khởi hành ngày
- Lộ trình
Sau khi kiểm tra toàn bộ chứng từ nhân viên chứng từ thấy rằng bộ hồ sơ hoàn
toàn thống nhất.

 Bước 3: Làm tờ khai Hải Quan:
- Kết cấu tờ khai hải quan xuất khẩu:
Tiêu đề: TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU.
Phần trên của tờ khai bao gồm:
- Góc trái trên cùng tờ khai:
Chi cục hải quan: Chi cục hải quan Hải Phòng
- Phần chính giữa trên cùng tờ khai:
Số tham chiếu:
Ngày, giờ gửi:
- Góc phải trên cùng tờ khai:
Số tờ khai: .
Ngày, giờ đăng ký:


12
12
Số lượng phụ lục tờ khai: 01
 PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN KÊ KHAI:
(Gồm 32 tiêu thức)
Tiêu thức 1: Người xuất khẩu: (Căn cứ vào Hợp đồng thương mại).
Tiêu chí này phải ghi đầy đủ, chính xác mã số thuế của đơn vị xuất khẩu vào các
ô vuông trống và viết theo trình tự từ trái sang phải, mỗi ô một số, dư thì để trống nếu
thiếu ô thì ta ghi thêm ở dưới.
Sau đó ghi tên, địa chỉ của công ty rõ ràng, đầy đủ và chính xác ở bên dưới.
0 2 0 0 6 4 7 4 4 5

VD:CÔNG TY TNHH RORZE ROBOTECH
Km13, Đường 5, An Dương, thành phố Hải Phòng , Việt Nam
Điện thoại: (84.8) 37422411

Fax: (84.8) 37422400

Tiêu thức 2: Người nhập khẩu: (Căn cứ vào Hợp đồng thương mại).
Tiêu thức này nếu biết mã số thuế thì ghi nhưng thường là để trống.
Ghi đầy đủ và chính xác tên công ty nhập khẩu, địa chỉ rõ ràng cụ thể, chính xác.
VD:WINRISE ASIA LTD.
RM.201, 2/F, Phase6, HongKong Spinner, Inp, BLDG, 481 Castle Peak.
Tiêu thức 3: Người ủy thác:
Ở tiêu chí này nếu có hợp đồng uỷ thác thì phải ghi đầy đủ nội dung về mã số
thuế và tên, địa chỉ doanh nghiệp xuất nhập khẩu uỷ thác, nếu không thì để trống.


13
13
Tiêu thức 4: Đại lý làm thủ tục hải

quan

Nếu có thì phải ghi đầy đủ tên, địa chỉ và mã số thuế của đại lý làm thủ tục hải
quan trong tiêu chí này. Nếu không thì để trống.
Trường hợp này để trống.
Tiêu thức 5: Loại hình.
Tiêu thức 6: Giấy phép (nếu có)
Nếu có thì ghi rõ số giấy phép, ngày cấp, ngày hết hạn do cơ quan có thẩm
quyền cấp. Trường hợp này không có.
Tiêu thức 7: Hợp đồng.

Căn cứ trên hợp đồng mà khách hàng đã ký ghi số Hợp đồng, ngày kí Hợp đồng,
ngày hết hạn của Hợp đồng.
Ở tiêu chí này ta phải ghi rõ số hợp đồng và ngày ký kết hợp đồng là ngày nào để
công chức Hải quan xác định việc xuất hàng có đúng theo hợp đồng hay không, và để
xác định khi thanh lý tờ khai sau này.
-

Số :
Ngày :
Ngày hết hạn:

Tiêu thức 8: Hóa đơn thương mại.
Dựa vào thông tin trên Hóa đơn Thương mại ta ghi vào ô này số hoá đơn và ngày
của hóa đơn.
-

Số:.
Ngày

Tiêu thức 9:Cảng xếp hàng:
Tiêu thức 10: Nước nhập khẩu.
Tiêu thức 11: Điều kiện giao hàng.
Căn cứ trên Hợp đồng Thương mại ghi rõ điều kiện mua bán mà hai bên đã thỏa
thuận và ký kết.
Điều kiện giao hàng


14
14
Tiêu thức 12: Phương thức thanh


toán.

Ghi rõ phương thức thanh toán mà hai bên đã thoả thuận trên Hợp đồng thương
mại.
Tiêu thức 13: Đồng tiền thanh toán.
Ở tiêu chí này ta phải ghi rõ mã số của loại tiền dùng để thanh toán (nguyên tệ)
đã được thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương..
Tiêu thức 14: Tỷ giá tính thuế.
Tỷ giá tính thuế được áp dụng sẽ là tỷ giá liên ngân hàng vào ngày thực hiện thủ
tục Hải Quan..
Tiêu thức 15: Mô tả hàng hóa.
Căn cứ vào Packing list hoặc B/L ghi đầy đủ, chính xác tiêu thức này, nếu xuất
khẩu từ ba mặt hàng trở xuống, ngược lại nếu từ 4 mặt hàng trở lên thì ghi: “ (chi tiết
hàng theo phụ lục đính kèm)”, sau đó sẽ kê khai chi tiết, cụ thể trên tờ phụ lục tờ
khai hàng hóa xuất khẩu theo đúng mẫu HQ - 2002/XK. Phụ lục gồm hai bản: Bản
lưu hải quan và Bản lưu người khai hải quan, nếu 4-14 mặt hàng thì làm bản phụ lục
01, trên 14 mặt hàng thì làm thêm phụ lục 02…
Tiêu thức 16: Mã số hàng hóa.
Việc ghi mã số hàng hóa phải căn cứ vào mã số HS trong cuốn biểu thuế của
Bộ Tài chính hoặc có thể tra cứu mã số này trên trang web điện tử hải quan hoặc gọi
điện thoại đến tổng đài 1080 để hỏi.
Tiêu thức 17: Xuất sứ.
Tiêu thức 18: Lượng hàng.
Căn cứ vào Packing list hoặc Invoice ghi rõ số lượng hoặc trọng lượng xuất
khẩu giúp cho việc kiểm tra số lượng hàng hoá của hải quan được thuận tiện hơn.
Tiêu thức 19: Đơn vị tính.
Tiêu thức 20:Đơn giá nguyên tệ.
Là đơn giá mà hai bên đã thoả thuận trong điều khoản giá cả của hợp đồng. Mỗi
mặt hàng khác nhau sẽ có một đơn giá khác nhau.

Tiêu thức 21: Trị giá nguyên tệ
Được tính theo công thức: Trị giá nguyên tệ = đơn giá nguyên tệ x lượng
Căn cứ vào Packing list hoặc Invoice. Mỗi mặt hàng thì có một đơn vị tính khác
nhau. Thông thường đơn vị tính ở tiêu chí này sẽ được tính bằng đơn vị đo lường của


15
15
Việt Nam nếu có tính theo đơn vị khác

theo hợp đồng thì phải quy đổi ra đơn vị

tính giá trị tương đương.
Đơn vị tinh:
Tiêu thức 22: Thuế xuất khẩu.
Tiêu thức 23: Thu nhập khác
......
 Bước 4: Giao hàng tới kho:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, nhân viên giao nhận sẽ đưa hàng
đến kho của sân bay. Tại kho hàng xuất, nhân viên giao nhận sẽ trình bộ tờ hải quan đã
hoàn tất về mặt thủ tục để trình cho hải quan giám sát tại cổng. Đồng thời nhân viên
giao nhận xuất trình giấy giới thiệu cho bảo vệ kho để hàng được vào kho hàng xuất.
Nhân viên bảo vệ cổng kiểm tra và cấp cho nhân viên giao nhận thẻ vào kho.
 Bước 5: Cân hàng
Tiếp theo hàng hoá sẽ được chuyển đến khu vực cân hàng.Sau khi đưa hàng vào
vị trí cân, nhân viên giao nhận sẽ cung cấp số MAWB( Master airway bill/Vận đơn
chủ) cho nhân viên cân hàng nhập vào máy, sau khi cân nhân viên cân hàng sẽ xuất
cho nhân viên giao nhận 1 phiếu cân hàng, trên phiếu ghi rõ trọng lượng thực tế của lô
hàng này.Sau đó nhân viên giao nhận đem phiếu hướng dẫn gửi hàng vào bấm giờ và
điền thông tin lô hàng. Nội dung điền trên phiếu hướng dẫn gửi hàng:

• Người gửi (Tên/ Địa chỉ/ Số ĐT/ Fax/ MST):
• Người nhận (Tên/ Địa chỉ/ Số ĐT/ Fax):
• Số hiệu chuyến bay/ Ngày:
• Lô trình:
• Hình thức thanh toán:
• Chủng loại hàng:
• Tổng số kiện:
• Trọng lượng thực tế:
• Kích thước: Trước khi điền vào mục này thì nhân viên giao nhận phải trực
tiếp đo kích thước thực tế của hàng hóa từ đó tính ra trọng lượng tính cước hàng hóa
theo công thức quy định của IATA như sau:
Đơn vị: Cm,Kgs.


16
16
Sau khi tính xong, nhân viên giao

nhận đối chiếu kết quả với trọng lượng

thực tế của lô hàng xem khối lượng nào lớn hơn thì sẽ chọn để dung làm khối lượng
tính cước hàng hóa. Sau khi điền đầy đủ thông tin vào phiếu hướng dẫn gửi hàng, nhân
viên giao nhận ký tên và đem đến cho đại diện kho ký xác nhận.
 Bước 6:Làm thủ tục Hải Quan
Nhân viên giao nhận đến phòng Hải Quan giám sát của sân bay để thanh lý tờ
khai hải quan. Tại đây, nhân viên giao nhận ghi rõ vào tờ khai (đối với hàng mở tờ
khai tại hải quan sân bay) hoặc biên bản bàn giao chuyển cửa khẩu (đối với hàng xuất
chuyển cửa khẩu) các thông tin sau:
-


Số tờ khai.

-

Tổng số kiện thực xuất..

-

Loại hàng.

-

Trọng lượng theo tờ khai.

-

Số MAWB

-

Số hiệu chuyến bay.

-

Ngày bay.

Nhân viên Hải Quan giám sát sau khi kiểm tra số kiện, trọng lượng trên tờ khai so
với thực tế trên phiếu hướng dẫn gửi hàng màu xanh thì ký và đóng dấu vào phiếu
hướng dẫn gửi hàng này rồi giao lại cho nhân viên giao nhận. Đến đây thì lô hàng đã
hoàn tất thủ tục hải quan tại sân bay.

 Bước 7: Giao hàng cho đại lý hãng bay.
 Soi chiếu an ninh:
- Soi chiếu an ninh là quá trình kiểm tra lại tổng thể hàng hoá trước khi hàng hoá lên
- máy bay.
- Đến bộ phận an ninh, nhân viên giao nhận trình tờ phiếu hướng dẫn gửi hàng màu
-

xanh đã thanh lí cho nhân viên cân hàng để xin cho lô hàng được qua máy soi chiếu.
Sau khi nhân viên cân hàng đồng ý và kí vào phiếu cân thì nhân viên giao nhận tiếp
tục trình phiếu cân này cho nhân viên an ninh để ký nháy và ghi rõ ngày giờ hàng qua

-

máy soi vào tờ phiếu hướng dẫn gửi hàng màu xanh.
Tiếp theo nhân viên giao nhận chuyển lô hàng đến máy soi và trình phiếu hướng dẫn
gửi hàng màu xanh để nhân viên bốc xếp nhập số liệu vào máy và đưa hàng qua máy
soi, sau đó cầm tờ phiếu hướng dẫn gửi hàng màu xanh đến bàn tiếp nhận soi chiếu an

-

ninh đưa cho nhân viên an ninh tại đây để nhân viên này nhập số liệu vào máy.
Khi lô hàng đã soi chiếu xong, nhân viên an ninh sẽ đóng dấu xác nhận hàng đã qua


17
17
-

Soi chiếu vào tờ phiếu hướng dẫn gửi


hàng màu xanh. Đây là ranh giới trách

nhiệm giữa đại lý với hãng hàng không, đến đây đại lý mới hết trách nhiệm về hàng
-

hoá của mình.
Nhân viên giao nhận đến phòng Tiếp Nhận Soi Chiếu An Ninh để nhận lại phiếu

-

hướng dẫn gửi hàng màu xanh và lưu vào hồ sơ phòng chứng từ.
Đây là khâu cuối cùng của quy trình đóng một vai trò rất quan trọng, nhân viên
Giao nhận phải thông thuộc các chuyến bay, giờ cắt sổ của chuyến bay để yêu cầu

-

nhân
Nhân viên cân hàng cho hàng qua máy soi đúng giờ, thường với các chuyến bay trong
ngày phải hàng phải qua máy soi trước giờ bay 2h đến 3h, đối với các chuyến bay vào
sáng sớm thì phải vào hàng trong đêm. Quá trình hàng qua máy soi phải có nhân viên
giao nhận của công ty trực tại đó để giám sát nhân viên bốc xếp công ty cổ phần dịch
vụ hàng hóa của sân bay , đảm bảo là hàng qua máy soi an toàn không bị ném vỡ hay
rách kiện hàng, nếu có hư hỏng xãy ra với hàng hoá phải yêu cầu lập biên bản với số
kiện hàng bị rách, vỡ, yêu cầu phải công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa của sân bay chịu
trách nhiệm với hư hỏng đó. Việc lưu giữ tờ cân màu xanh cũng rất quan trọng vì đó là
bằng chứng là hàng đã được qua máy soi, lô hàng thuộc trách nhiệm của công ty cổ
phần dịch vụ hàng hóa của sân bay và nếu sau này có vấn đề gì xãy ra với hàng hoặc
cần phải rút hàng về hay chuyển sang Airline khác thì phải xuất trình phiếu cân xanh

-


này ra để làm thủ tục.
Hàng hoá của mỗi hãng hàng không được tiếp nhận bởi mỗi tổ tiếp nhận khác nhau

∗ Gửi bộ chứng từ theo hàng.
Đây là công việc rất quan trọng trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu
bằng đường hàng không. Bởi vì khi xuất hàng phải có bộ chứng từ kèm theo nhằm
giúp cho các cơ quan hải quan tại các cảng hàng không mà hàng đến có cơ sở để kiểm
tra, giám sát hàng hóa. Bên cạnh đó, bộ chứng từ này còn giúp kiểm soát việc giao
hàng cho khách hàng được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Bộ chứng từ kèm theo hàng bao gồm:
 MAWB: 1 bản sao y.
 HAWB: 1 bản sao y.
 Invoice: 1 bản gốc.
 Parking list: 1 bản gốc.


18
18
Bộ chứng từ này sau khi đã được

nhân viên chứng từ trong công ty chuẩn

bị đầy đủ thì nhân viên giao nhận sẽ mang đến gửi lại cho hãng hàng không để hãng
này gửi kèm theo hàng.
∗ Gửi bộ chứng từ cho Agent.
Sau khi đã hoàn tất các công đoạn xuất hàng và bộ chứng từ thì nhân viên
giao nhận sẽ trở về công ty để tiến hành gửi bộ chứng từ của lô hàng trên qua mail cho
Agent. Bộ chứng từ bao gồm:
 HAWB: 1 bản scan.

 MAWB: 1bản scan.
 CARGO MANIFEST: 1 bản.
Bô chứng từ này sẽ được gửi cho đại lý của bên khách hàng để làm thủ tục nhận
hàng khi có thông báo hàng đến.
2.2 Nhận xét chung về công ty
Nhìn chung, với một công ty mới thành lập trong một khoảng thời gian không dài,
mà công ty đã có được mức doanh thu khá cao, lợi nhuận hàng năm đều tăng mạnh.
Hơn nữa công ty cũng có những kế hoạch dài hạn để nâng cao trình độ nhân sự, mở
rộng thị trường, mở rộng khách hàng để từng bước đưa công ty trở nên uy tín ở mọi
khách hàng và đứng vững trên thị trường.
Có sự liên kết chặt chẽ giữa phòng nghiệp vụ và đội ngũ giao nhận hàng hóa và
cặp nhập thông tin từ phía bạn hàng cũng như từ phía các hãng vận tải
2.3 Ưu, nhược điểm của quá trình giao nhận hàng
2.3.1 Ưu điểm:
− Công ty đã cố gắng làm tốt dịch vụ công ty mình đối với khách hàng bằng cách tư vấn
chu đáo, kịp thời đáp ứng những thông tin mà khách hàng yêu cầu, liên hện với khách
hàng thường xuyên để cập nhật những nhu cầu mới nhất của khách hàng, luôn làm cho
khách hàng hài lòng với dịch vụ của công ty.
− Do nhu cầu của công việc thường xuyên liên lạc để cập nhật giá các tuyến đường vận
chuyển, nên việc tạo được mối quan hệ tốt với các hãng hàng không giúp ích rất nhiều.
Qua đó, hãng hàng không sẽ cung cấp cho công ty giá rất cạnh tranh để giúp công ty
có được khách hàng.


19
− Công ty lại có đội ngũ nhân viên có

19
nghiệp vụ tốt, hiểu biết thị trường, thường


xuyên cập nhật những tin tức mới về hãng hàng không, các thủ tục hải quan, phí vận
chuyển, kỹ năng nắm bắt thông tin cũng rất nhanh nhạy.
− Văn phòng tại khu công nghiệp Nomura và văn phòng tại khu công nghiệp Vsip gần
tuyến đường 5 Hải Phòng- Hà Nội thuận tiện di chuyển tới cảng hàng không quốc tế
Nội Bài. Đặc biệt văn phòng tại khu công nghiệp Đồ Sơn gần nút giao thông tuyến
đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí để tới sân
bay Nội Bài.
2.3.2 Nhược điểm.
− Giá cả chưa thật sự cạnh tranh
− Hệ thống internet và qui trình làm việc của một lô hàng giữa các bộ trong công ty chưa
được rõ ràng gây ảnh hưởng tiến trình thực hiện lô hàng.
− Nhân viên luôn phụ thuộc vào chỉ thị của cấp trên nên bị động trong giải quyết các kho
khăn khi gặp thực tế trong quá trình làm hàng.
− Công ty còn thiếu cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của văn phòng đã xuống cấp,
thường xuyên hư hỏng, gây trở ngại cho công việc rất nhiều.


20
20

CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Định hướng hoạt động cho công ty.
− Đầu tư phát triển các dịch vụ logistics nội địa, liên doanh, liên kết với các công ty
logistics nước ngoài, dần mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới.
− Tập chung đầu tư xây dựng trang thiết bị hạ tầng hiện đại , tiên tiến phục vụ cho quy
trình hoạt động của công ty.
− Phát triển nguồn nhân lực cho ngành dijcg vụ logistics theo hướng chính quy, chuyên
nghiệp.
− Nâng cao chất lượng cung g dịch vụ logistics cho khách hàng.

3.2 Giải pháp nhằm năng cao hiệu quả kinh tế.
− Cần phải có người cập nhật thường xuyên các qui định mới của chình phủ cũng như
các qui định của các hãng hàng không và những yêu cầu mới về chất lượng của hàng
hóa ở các nước trên thế giới thông qua các buổi thảo luận giữa doanh nghiệp và Nhà
nước.
− Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông
tin để các nhân viên trong công ty có thể dễ dàng nắm bắt được những thông tin mới
nhất thông qua mạng Internet.
− Tích cực cập nhật những thông tin từ Cục Xúc Tiến Thương Mại về thời gian tổ chức
các hội chợ triễn lãm trong nước và quốc tế nhằm giúp các nhân viên trong phòng kinh
doanh xuất nhập khẩu có cơ hội được quảng bá, giới thiệu dịch vụ của mình đến khách
hàng. Đồng thời, có thêm nhiều điều kiện cho việc tìm kiếm và mở rộng thị trường. Từ
đó, uy tín và doanh thu của công ty sẽ không ngừng tăng trưởng.
− Tổ chức lại cơ cấu tổ chức hợp lý hơn khi mở rộng, để mỗi bộ phận chuyên sâu
chuyên ngành hơn, tạo năng suất làm việc cao hơn.
− Mở rộng kinh doanh bằng cách mở rộng thị trường xuất nhập khẩu trên toàn quốc.


21
21
3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả

kinh tế.

Được tìm hiểu, nắm bắt những thuận lợi và khó khăn thực tế tại công ty, em xin
đề xuất các ý kiến, kiến nghị sau:
− Cần có thêm nhiều hơn nữa những buổi huấn luyện vào mỗi cuối tuần, thông qua đó
trau dồi thêm nữa trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên, khuyến khích thi đua
giữa các phong ban thông qua doanh số đạt được, tăng mức thưởng hàng năm
− Hằng năm, số sinh viên ra trường chuyên ngành xuất nhập khẩu khá đông. Tuy chưa

có kinh nghiệm nhưng với tinh thần đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, tin chắc họ có thể học
hỏi và nắm bắt công việc môt cách nhanh chóng. Hoặc nữa, công ty vẫn có thể đào
tạo, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ chuyên môn để họ có thể làm việc đạt hiệu quả cao
hơn.
Với các kiến nghị và giải pháp trên, mong rằng công ty sẽ xem xét và có hướng
giải quyết tốt hơn để ngày một đổi mới, hoàn thiện tay nghề, tăng hiệu quả làm việc và
đem về nguồn thu lớn cho công ty.


22
22

KẾT LUẬN
Qua quá trình kiến tập tại công ty đã giúp em hiểu hơn về cơ cấu tổ chức của
Công ty và các khâu trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng
không. Từ đó, em nhận thấy rằng quá trình giao nhận là một bước rất quan trọng và
khá phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu, nắm vững nghiệp vụ hải quan,
nắm bắt kịp thời những quy định của Nhà nước ban hành đồng thời tuân thủ đúng đắn
những quy định đó. Hơn thế nữa, em đã may mắn có được khá nhiều những cơ hội
được làm việc thực tế. Qua đó, em thấy sự khác biệt giữa quy trình thực tế và lý thuyết
là không đáng kể. Trong thực tế khi làm việc chúng ta có thể thay đổi trình tự một số
bước để công việc trở nên nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Với tốc độ phát triển của thị trường như hiện nay, thì hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu của sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Tuy nhiên để không bị vấp ngã
trên thị trường đầy cạnh tranh này thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn chủ động
kinh doanh, sáng suốt từ khâu nghiên cứu khách hàng, nhu cầu thị trường về sức tiêu
thụ của sản phẩm trên thị trường đến công tác đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện
hợp đồng để tránh rơi vào những cạm bẫy luật lệ của thị trường.
Cùng với xu thế chung của cả nước VIEN DONG.,JSC đã đổi mới phương thức
quản lý và lãnh đạo, tự chủ trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình, thu được

lợi nhuận, cải thiện điều kiện làm việc và đời sống của cán bộ công nhân viên. Luôn
nhạy bén, năng động sáng tạo, khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường.
Cùng với đội ngũ quản lý có kinh nghiệm đã mang lại nhiều lợi nhuận và khẳng định
vị trí của công ty trên thương trường. Từ đó đã và đang thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nước đồng thời tận dụng được
tiềm năng thị trường nước ngoài, đóng góp vào sự phát triển năng động của Việt Nam.
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Chi.



×