Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Bài giảng giáo dục truyền thông môi trường chương 3 thúc đẩy cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 104 trang )

Chương 3. Thúc đẩy cộng đồng


Nội dung chính của chương:

1. Tìm hiểu khái niệm thúc đẩy; ý nghĩa của hoạt động thúc đẩy;
2. Tìm hiểu các mức độ tham gia và ý nghĩa của sự tham gia của
cộng đồng trong quá trình ra quyết định;
3. Vai trò của người thúc đẩy;
4. Các kỹ năng chính của người thúc đẩy.


3.1. Thúc đẩy cộng đồng và vai trò của người thúc đẩy
cộng đồng
Khái niệm cộng đồng?
- Là một nhóm người, được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau
như:
+ theo lứa tuổi (giáp, phe…),

+ theo nghề nghiệp (phường, hội nghề, câu lạc bộ…),
+ theo huyết thống (dòng họ, chi họ…),

+ theo khu vực địa lý (làng, thôn, xóm, ấp…), theo hệ thống quyền lực
(Đảng, chính quyền..),
+ theo tổ chức đoàn thể (phụ nữ, thanh niên),
+ theo sở thích (câu lạc bộ thơ, bóng bàn…),
+ theo mối liên quan (cộng đồng mạng...)....


3.1. Thúc đẩy cộng đồng và vai trò của người thúc đẩy
cộng đồng (tiếp)


Khái niệm cộng đồng?

- Theo mục tiêu của GDBT nói riêng và các vấn đề môi trường nói chung,
cộng đồng được xét dưới khía cạnh như một đơn vị cấp địa phương của
một tổ chức xã hội,

 bao gồm: các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc xã hội khác
hình thành nên cuộc sống hàng ngày của một nhóm người sống trong một
khu vực địa lý xác định.
 Có thể biến đổi bởi quá trình vận động lịch sử.


Đặc điểm của Cộng đồng là gì?

- Các cá nhân, gia đình cùng sống trong một khu vực địa lý:
 có chung quyền lợi, trách nhiệm đối với các vấn đề xảy ra
trong đó;
cùng tuân theo các thể chế và các cấu trúc xã hội khác;
 có các mong muốn, sở thích, nhu cầu, quan điểm, ưu tiên
riêng;
 đôi khi khó tìm được giải pháp thống nhất cho các vấn đề
chung.


Ví dụ về các vấn đề xảy ra trong 1 cộng đồng???
- Ô nhiễm môi trường làng nghề
- Ô nhiễm môi trường các thủy vực nước mặt mà
không rõ nguyên nhân;
- Xung đột giữa người dân địa phương và công ty
khai thác trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên

của địa phương: khoáng sản, rừng....;

- Ra quyết định về việc lựa chọn các phương thức sinh kế
.....................??????


Làm thế nào để giải quyết các vấn đề trên???
1. Có sự can thiệp của các cơ quan chức năng;
2. Trợ giúp của các nhà khoa học;
3. Giải quyết thông qua dư luận và áp lực xã hội;
4. Tự giải quyết vấn đề của mình với sự hỗ trợ cơ
bản từ bên ngoài  Thúc đẩy



Thúc đẩy có thể được mô tả theo nhiều cách. Có thể là:
- ‘làm cho thuận lợi’ hoặc ‘làm cho dễ dàng’ hoặc;
- giúp mọi người có thể tự hỗ trợ mình bằng cách đơn giản là “có mặt
ở đó”, lắng nghe và phản hồi lại các yêu cầu của mọi người, hoặc;

- hỗ trợ các cá nhân, các nhóm hoặc các tổ chức trong các quá trình
có sự tham gia.


Thúc đẩy là quá trình sử
dụng phương pháp tư duy
trực quan để giúp một
nhóm có thể thực hiện
nhiệm vụ của họ một cách


thành công với tư cách là cả
nhóm cùng làm việc.


Thúc đẩy là một hoạt động sử dụng các phương pháp và công cụ

khác nhau để tạo ra môi trường làm việc có hiệu quả nhất cho một
nhóm người cần giao tiếp với nhau hoặc cần tìm ra cách giải quyết

một vấn đề nào đó.


Các công cụ:


Vẽ và thảo luận



Bảng hình dán



Chuyện kể cần bổ sung



Phỏng vấn bán định hướng




Xếp thứ, bậc và phân loại



Họp nhóm


Thúc đẩy cộng đồng nhằm mục đích chuẩn bị cho nhóm cộng
đồng và từng cá nhân để:
• Xác định những khó khăn tồn tại liên quan đến môi trường, phân tích
và tìm ra các giải pháp bền vững;

• Giải quyết xung đột giữa các thành phần liên quan trong khuôn khổ
cộng đồng đối với vấn đề môi trường;


Thúc đẩy cộng đồng nhằm mục đích chuẩn bị cho nhóm cộng
đồng và từng cá nhân để:
• Đưa ra các quyết định tập thể (nhằm đảm bảo tính bền vững) về việc

bảo vệ môi trường, kiểm soát và giảm thiểu suy thoái môi trường...;
• Cùng lập kế hoạch;
• Giải quyết những vướng mắc khi có tình huống xảy ra;


• Tự quản lý kế hoạch hành động của cộng đồng.

• Trang bị và phát huy đầy đủ những kiến thức, kỹ năng, thái độ, lựa
chọn cần thiết và không bị cản trở trong việc thực hiện những hành vi


mới (có tác động tích cực tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên).


Thúc đẩy các quá
trình dài hạn
Thúc đẩy
với sự
các nhóm
tham gia
tại các cuộc
của nhiều
họp
thành phần
liên quan

Thúc đẩy một
môi trường
thuận lợi cho
quá trình ra
quyết định
có sự tham gia


Thúc đẩy có thể thực hiện trong:
- Các lớp tập huấn;
- Các cuộc họp nhóm;

- Các buổi họp thôn, cộng đồng dân bản;
- Các cuộc họp chia sẻ kinh nghiệm, phân tích vấn đề tìm giải pháp;


- Các buổi họp lập kế hoạch để thực hiện một công việc, lập kế
hoạch phát triển sinh kế thôn/bản, lập kế hoạch quản lý rừng cộng
đồng…


Một số ví dụ hoạt động cần có sự thúc đẩy:

(1) Điều tra dân sinh, kinh tế - xã hội có tham gia tại thôn bản;
(2) Xây dựng kế hoạch phát triển sinh kế thôn bản và kế hoạch
quản lý rừng cộng đồng có sự tham gia.


Người thực hiện thúc đẩy cộng đồng?
- Ban đầu, người thúc đẩy cộng đồng có vai trò huy động tri thức và
sự tinh khôn từ các thành viên trong bộ lạc mình để cùng nhau giải
quyết vấn đề.


Yêu cầu đối với người thúc đẩy?

• Trung lập, không thiên vị;
• Đảm bảo quá trình giao tiếp và ra quyết định diễn ra một cách công
bằng và công khai;
• Giúp nhóm suy nghĩ thấu đáo về các giả thuyết, niềm tin và các giá
trị mà không khiến họ bị thách thức.


Đặc điểm chính của người thúc đẩy là:
• Biết lắng nghe những kinh nghiệm và khó khăn của cộng đồng;

• Là người biết đưa ra những câu hỏi phỏng vấn tốt;
• Người trung gian tốt giữa cộng đồng và thế giới bên ngoài;
• Người quản lý tốt quá trình tham gia;
• Là người hỗ trợ tốt trong việc chia sẻ thông tin với cộng đồng;
• Là người biết tạo ra sự đồng thuận một cách tốt nhất;
• Người không cung cấp những lời khuyên không cần thiết.


Thúc đẩy cần dựa trên các nguyên tắc:

(1) Nguyên tắc học tập của người lớn tuổi
-

Chỉ học những gì họ cần

-

Học qua kinh nghiệm, trải nghiệm

-

Học qua hành

-

Thảo luận chia sẻ kinh nghiệm

(2) Nguyên tắc tham gia tích cực của tất cả các thành viên
(3) Người thúc đẩy cần nhiệt tình, có thái độ, kỹ năng và phương
pháp thúc đẩy tốt.



-Trong quá trình thúc đẩy, cần lưu ý tới các vấn đề:

(1) Thái độ, cách ứng xử và những kỹ năng của người thúc đẩy;
(2) Thúc đẩy hoạt động nhóm bằng cách phối hợp sử dụng các
phương pháp và công cụ khác nhau;
(3) Sử dụng các phương tiện và vật liệu đặc trưng để thúc đẩy hoạt

động nhóm (hình vẽ, thẻ màu, bảng ghim, bút, giấy A0, vật
mẫu…)


Vậy người thúc đẩy cần làm gì?
Nhìn chung, người thúc đẩy cần khuyến khích bốn yếu tố
sau:
• Sự tham gia đầy đủ của mọi thành viên trong nhóm;
• Hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên;
• Giải pháp toàn diện và được các thành viên nhất trí đồng tình;
• Trách nhiệm chung.


Các giá trị cốt lõi của tiến trình tham gia

Hiểu biết lẫn nhau

Tham gia hoàn
toàn

Các giá trị cốt lõi này chỉ

có thể được tạo ra khi
các bên liên quan tham
gia một cách tích cực
vào trong tiến trình ra
quyết định

Giải pháp hòa
nhập/toàn diện

.

Trách nhiệm chung


×