Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tìm hiểu chung các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 29 trang )

Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển của loài người. Thời
kì sơ khai, thực phẩm đơn giản cả về phương pháp chế biến và bảo quản. Khi khoa
học kỹ thuật phát triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực, thực phẩm cũng tiến
những bước khá nhanh, cách xa so với trình độ chế biến cổ xưa. Cho đến khi xuất
hiện sự bổ sung những kỹ thuật chế biến để ổn định sản phẩm trong thời gian lưu trữ
thì một ngành công nghiệp mới ra đời - công nghiệp thực phẩm.
Những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học đã được con người áp dụng
vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm. Hầu hết các loại thực phẩm đều bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nước, đất, bụi, oxi, vi sinh vật....Vì vậy
chúng phải được chứa đựng trong bao bì. Theo xu hướng đi lên của xã hội, con người
ngày càng có nhu cầu cao hơn về giá trị cảm quan và đòi hỏi về tính thẩm mỹ. Do đó,
chất lượng và mẫu mã bao bì cũng dần trở thành yếu tố quan trọng trong cạnh tranh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó bao bì ra đời không chỉ với chức năng đơn
thuần là bao gói và bảo vệ sản phẩm mà đã trở thành công cụ chiến lược trong quảng
bá sản phẩm và gây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, để bao bì thoả mãn được các chỉ
tiêu trên thì vật liệu làm bao bì là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Bên cạnh đó vật liệu làm bao bì để chứa đựng thực phấm là hết sức quan trọng.
Có nhiều loại vật liệu làm bao bì khác nhau, phù hợp với từng loại thực phẩm.Với đề
tài “TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÁC VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ THỰC PHẢM”, nhóm
tiểu luận hi vọng thầy và các bạn nhận xét và góp ý để phần trình bày và nội dung đề
tài để nhómcó thể hoàn thiện hơn.
Nhóm tiểu luận!

.


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

ĐỀ TÀI:



TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÁC LOẠI VẬT LIỆU LÀM
BAO BÌ THỰC PHẨM
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1.
1.2.

1
4

Khái niệm bao bì
Phân loại bao bì thực phẩm

4
4

Chương 2: CÁC LOẠI VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ THỰC PHẨM
2.1. Những yêu cầu chung
2.2. Các loại bao bì thường được sử dụng trong thực phẩm
2.2.1. Bao bì thủy tinh
2.2.1.1. Giới thiệu
2.2.1.2. Phân loại
2.2.1.3. Tính chất
2.2.1.4. Nguyên liệu nấu thủy tinh
2.2.1.5. Nắp của bao bì thủy tinh
2.2.1.6. Ưu, nhược điểm của bao bì thủy tinh
2.2.2. Bao bì kim loại
2.2.2.1. Giới thiệu về bao bì kim loại

2.2.2.2. Phân loại
2.2.2.3. Vecni bảo vệ lớp kim loại
2.2.2.4. Ưu, nhược điểm của bao bì kim loại
2.2.3. Bao bì plastic
2.2.3.1. Giới thiệu về bao bì plastic
2.2.3.2. Một số loại plastic
2.2.3.3. Các dạng bao bì nhựa thông dụng
2.2.3.4. Ưu, nhược điểm của bao bì plastic
2.2.4. Bao bì giấy
2.2.4.1. Giới thiệu bao bì giấy
1

5
5
5
5
6
6
6
6
7
7
8
8
8
11
11
12
12
12

13
13
16
16


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

2.2.4.2. Phân loại
2.2.4.3. Yêu cầu chất lượng giấy
2.2.4.4. Một số kí hiệu loại nguyên liệu để bao gói
2.2.4.5. Ưu, nhược điểm của bao bì giấy
2.2.5. Bao bì màng nhiều lớp
2.2.5.1. Định nghĩa và mục đích
2.2.5.2. Cấu trúc và phân loại
2.2.5.3. Ưu, nhược điểm của bao bì màng nhiều lớp
2.2.5.4. Giới thiệu về bao bì Tetrapak

16
19
20
21
21
21
21
23
23


Chương 3: ỨNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI BAO BÌ

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

28

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

29

2


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1.
-

Khái niệm bao bì
(Quyết định của tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng số 23
TĐC/QĐ ngày 20 tháng 2 năm 2006) – “Bao bì là loại vật chứa đựng, bao bọc

thực phẩm thành đơn vị để bán. Bao bì có thể bao gồm nhiều lớp bao bọc,
có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm”.
-


1.2.

Bao bì phải đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, có thể phân phối, lưu kho, kiểm tra
và thương mại… một cách thuận lợi.

Phân loại bao bì thực phẩm

1.2.1. Bao bì kín
Chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách không gian xung quanh vật phẩm
thành hai môi trường:
- Môi trường bên trong bao bì
- Môi trường bên
Loại bao bì kín hoàn toàn được dùng để bao bọc những thực phẩm chế biến
công nghiệp, để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất và
trong suốt thời gian lưu hành trên thị trường cho đến tay người tiêu dùng.
1.2.2. Bao bì hở (hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm)
Gồm hai dạng:
- Bao bì hở bao gói trực tiếp loại rau quả hoặc hàng hoá tươi sống, các loại thực
phẩm không bảo quản lâu
- Bao bì hở là lớp bao bì bọc bên ngoài bao bì chứa đựng trực tiếp thực phẩm
Tính chất bao bì kín hay hở được quyết định bởi vật liệu làm bao bì và phương
pháp đóng sản phẩm vào bao bì, cách ghép kín các mí của bao bì.
Một số loại bao bì thực phẩm: bao bì thủy tinh, bao bì kim loại, bao bì plastic, bao
bì giấy, bao bì màng nhiều lớp…
3


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm


Nhóm 7

Chương 2: CÁC LOẠI VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ THỰC PHẨM
2.1.

Những yêu cầu chung

 Về cơ bản phải giữ nguyên được thành phần hóa học của sản phẩm so với thời
điểm sau khi kết thúc quá trình chế biến
 Phải giữ nguyên những tính chất lý học của sản phẩm ban đầu.
 Tính chất cảm quan của sản phẩm phải được tồn tại nguyên vẹn sản phẩm ban đầu
cho đến khi hàng hóa được sử dụng.
 Không bị lây nhiễm bởi chất hác từ môi trường hoặc từ chính bao bì, đặc biệt là
những chất gây độc hại hoặc những chất làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm.
 Vật liệu làm bao bì thực phẩm phải đảm bảo phù hợp với từng loại thực phẩm.
 Giá trị của bao bì thực phẩm phải tương ứng với giá trị của thực phẩm chưa đựng,
về nguyên tắc cần khống chế để bao bì không làm tăng giá thành của sản phẩm
một cách quá mức.
 Vật liệu càng dễ gia công càng tốt để có thể chế tạo bao bì bên cạnh các xí nghiệp
chế biến thực phẩm.
 Vật liệu bao bì không làm thay đổi tính chất hóa học, lý học và đặc biệt là tính
chất cảm quan của thực phẩm
 Vật liệu làm bao bì phải không gây nhiễm độc cho thực phẩm

2.2. Các loại bao bì thường sử dụng trong thực phẩm
2.2.1. Bao bì thủy tinh
2.2.1.1.
Giới thiệu
Bao bì thủy tinh đựng thực phẩm gồm các loại chai, lọ thủy tinh silicat. Trước đây,
thủy tinh là từ gọi chung cho những oxyt vô cơ dạng thủy tinh hay chính là dạng

cấu trúc vô định hình.

4


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

2.2.1.2.
Phân loại
Thủy tinh vô cơ có 3 loại:
- Thủy tinh đơn nguyên tử: là thủy tinh chỉ tập hợp một loại nguyên tố hóa học, các
nguyên tố này thuộc nhóm 5, 6 của bảng phân loại tuần hoàn, đây chính là dạng
đóng rắn của S, P, Se, As…
-

Thủy tinh oxyt là dạng tập hợp các phân tử oxyt axit, hay oxyt bazơ cùng loại hay
nhiều loại tồn tại ở nhiệt độ thường như B2O3 , SiO2, P 2O5 .

Thủy tinh silicat là một loại thủy tinh oxyt rất phổ biến, chính là vật liệu làm chai
lọ chứa đựng thực phẩm
2.2.1.3.
Tính chất
- Khi trộn các oxyt thành một hỗn hợp vật lý thì không có phản ứng hóa học xảy ra,
-

mỗi oxyt vẫn mang tính chất như khi nó tồn tại độc lập.
-


Nếu thủy tinh là hỗn hợp vật lý của các oxyt và tính chất của các oxyt thành phần
đó sẽ không thay đổi trong thủy tinh và được xem như tương đương với tính chất
của các oxyt đó ở dạng tinh thể hoặc ở dạng thủy tinh thuần khiết.

-

Nhưng trong thực tế khi nấu chảy các hổn hợp oxyt thì chúng tương tác nhau, sắp
xếp vị trí trong mạch vô di định hình làm thay đổi tính chất của chúng so với khi ở
dạng tự do.

-

Tính chất kỹ thuật này được áp dụng trong chế tạo thủy tinh silicat ; làm vật liệu
bao bì thực phẩm và vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác, các oxyt kiềm và
kiềm thổ được cho vào ở lượng nhỏ để đảm bảo tính năng mới cho thủy tinh silicat

2.2.1.4.

Nguyên liệu nấu thủy tinh

 Si𝑂2 : đây là thành phần chính của đa số thủy tinh công nghiệp. Thủy tinh silicat
bền cơ, nhiệt, hóa. Thủy tinh silicat thuần khiết còn được gọi lá thạch anh có tính
chất chiết quang cao, rất quý và được nấu ở nhiệt đô rất cao. Thủy tinh công ngiệp
có thành phần Si𝑂2 là 55-75%. Nguồn nguyên liệu chính là cát biển thô. Ngoài
SiO2 còn có 𝐴𝑙2 𝑂3 , CaO, MgO, 𝑁𝑎2 O, 𝐾2O…là các thành phần cần được điều
chỉnh trong thủy tinh công nghiệp.
Bên cạnh đó có thể có những oxyt nhuộm màu, các oxyt ảnh hưởng đến độ chiết
quang của thủy tinh như: 𝐹𝑒2 𝑂3 , Mn𝑂2 , Ti𝑂2 , 𝐶𝑟2 𝑂3 , 𝑉2 𝑂5 .
Yêu cầu cát nấu thủy tinh có hàm lượng Si𝑂2 cao, hàm lượng tạp chất sắt rất nhỏ
(0,012 - 0,3%) làm thủy tinh có mảu vàng, FeO làm thủy tinh có màu xanh. Hạt

5


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

cát phải có kích thước nhỏ (0,1 - 8mm). Nếu kích thước hạt cát lớn thì sẽ khó chế
tạo thủy tinh chất lượng cao. Hạt cát tròn, trơn, láng bóng và không có khía cạnh
rất thuận tiện để sản xuất thủy tinh chất lượng cao.
 𝐾2O: được cho vào thủy tinh dưới dạng 𝐾2 𝐶𝑂3 , tạo cho thủy tinh vẻ bóng sáng bề
mặt. 𝐾2O là phụ gia sản xuất thủy tinh cao cấp như: pha lê, thủy tinh màu, thủy
tinh quang học, thủy tinh dùng trong phân tích hóa học và thủy tinh kỹ thuật.
 CaO: đươc cung cấp bởi nguồn đá vôi, đá phấn, là một trong những thành phần cơ
bản của thủy tinh. CaO giúp cho quá trình nấu, khử bọt và thủy tinh có độ bền hóa
học cao.
 BaO: tạo cho thủy tinh vẻ sáng bóng, trọng lượng riêng tăng cao.
 ZnO: làm giảm hệ số giãn nở nhiệt của thủy tinh, tạo tính bền nhiệt, bền hóa học
và gây đục thủy tinh.
 𝐵2 𝑂3 : tạo cho thủy tinh bền nhiệt, bền hóa, khử bọt tốt, rút ngắn quá trình nấu
2.2.1.5.
Nắp của bao bì thủy tinh
Nắp bao bì thủy tinh được xem là thành phần quan trọng của bao bì thủy tinh. Nắp
và các thành phần phụ của chúng như đệm, nhôm là để bọc… góp phần bảo vệ độ
kín của chai lọ, đảm bảo mọi chức năng tiện lợi trong phân phối tiêu thụ và không
gây nhiễm độc thực phẩm. Tùy theo dạng chai chứa đựng thực phẩm, tính chất, giá
trị thương phẩm của thực phẩm chứa bên trong, hạn sử dụng dài ngắn mà có loại
nắp thích hợp

2.2.1.6.

Ưu, nhược điểm của bao bì thủy tinh
 Ưu điểm
- Có khả năng chịu được áp xuất bên trong.
6


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm


-

Nhóm 7

Bảo vệ được thực phẩm bên trong.
Tái sinh dễ dàng không gây ô nhiễm thực phẩm.
Tái sử dụng nhiều lần, nhưng phải có chế đô rửa chai đạt an toàn vệ sinh.
Trong suốt, có thể thấy được sản phẩm bên trong, hấp dẫn người tiêu dùng.
Ít bị ăn mòn hóa học.
Nhược điểm
Dẫn nhiệt rất kém.
Có thể bị vỡ, nứt khi nhiệt độ thay đổi hoặc do va chạm cơ học. Mảnh vỡ có thể
gây hại cho người tiêu dùng.

2.2.2. Bao bì kim loại
2.2.2.1.
Giới thiệu bao bì kim loại
Bao bì kim loại được sử dụng nhiều trong công nghiệp đồ hộp thịt, cá, rau quả,
nước uống. Người ta thường sản xuất bao bì đồ hộp ở dạng hình trụ hoặc hình hộp
chữ nhật.
Kích thước của hộp thùy thuộc vào từng loại sản phẩm và tùy theo thói quen sản

xuất của từng quốc gia
2.2.2.2.

Phân loại

Phân loại theo hình dạng
-

Lá kim loại (giấy nhôm)

-

Hình trụ tròn: phổ biến nhất

7


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

-

Nhóm 7

Các dạng khác: đáy vuông, đáy oval.
Phân loại theo vật liệu bao bì

 Bao bì kim loại thép (sắt tây)
Thép tráng thiếc có thành phần chính là sắt, và các phi kim, kim loại khác như
cacbon hàm lượng ≤ 2,14%; Mn ≤ 0,8%; Si ≤ 0,4%; P ≤ 0,05%; S ≤ 0,05%.
Có những loại thép có tỷ lệ cacbon nhỏ 0,15𝑐0,5%. Hàm lượng cacbon lớn thì

không đảm bảo tính dẻo dai mà có tính giòn. Để làm bao bì thực phẩm, thép cần
có độ dẻo dai cao để dát mỏng thành tấm có bề dày 0,15÷0,5mm, do đó tỷ lệ
cacbon trong thép vào khoảng 0,2%.
Thép có màu xám đen không có độ bóng bề mặt, có thể bị ăn mòn trong môi
trường axit, kiềm. khi tráng thiếc thì thiếc có độ sáng bóng. Tuy nhiên thiếc là một
kim loại lưỡng tính nên dễ tác dụng với axit, kiềm, do đó ta cần tráng lớp vecni có
tính trợ trong môi trường axit, kiềm.
 Bao bì kim loại Al:
Nhôm là loại bao bì có độ tinh khiết đến 99% và những thành phần kim loại khác
có lẫn trong nhôm như Si, Fe, Cu, Mn, Mg, Ti..
Bao bì nhôm chủ yếu dùng trong công nghệ chế tạo lon 2 mảnh với lớp trong được
phủ sơn hữu cơ
Phân loại theo công nghệ chế tạo
 Lon hai mảnh

8


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

Lon hai mảnh gồm than dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với than. Lon hai
mảnh chỉ có đường ghép mí giữa than và nắp, vật liệu chế tạo lon hai mảnh phải
mềm dẻo, ngoài vật liệu nhôm cũng có thể dùng vật liệu thép có độ bền dẻo cao.
Hộp, lon hai mảnh được chế tạo theo công nghệ kéo vuốt tạo nên than rất mỏng so
với bề dày đáy, nên có thể dễ bị đâm thủng hoặc dễ bị biến dạng do va chạm. lon
hai mảnh là loại lon thích hợp chứa các loại thực phẩm có áp suất đối hang bên
trong như sản phẩm nước giải khát có gas. Bao bì lon hai mảnh bằng nhôm có thể
có chiều cao đến 110mm, lon hai mảnh bằng vật liệu thép có chều cao rất thấp vì

thép không có tính mềm dẻo, không thể kéo dài.
 Lon ba mảnh

Thân: Được chế tạo từ một miếng thép chữ nhật, cuộn lại thành hình trụ và được
làm mí thân.

9


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

- Nắp và đáy: Được chế tạo riêng, được ghép mí với thân (nắp có khóa được ghép
với thân sau khi rót thực phẩm).
Thân, đáy, nắp có độ dày như nhau vì thép rất cứng vững không mềm dẻo như
nhôm, không thể nong vuốt tạo lon có chiều cao như nhôm, mà có thể chỉ nong
vuốt được những lon có chiều cao nhỏ.
2.2.2.3.
Vecni bảo vệ lớp kim loại
Vecni bảo vệ lớp kim loại phủ bên trong hay bên ngài lon hai mảnh hoặc ba mảnh,
thuộc loại nhựa nhiệt rắn. Sau khi được đun nóng chảy để phun phủ lên bề mặt lon
thì vecni được sấy khô trở nên cứng, rắn chắc. Lớp vecni tráng bề mặt bên trong
lon nhằm bảo vệ lon không bị ăn mòn bởi môi trường thực phẩm chứa đựng trong
lon và lớp vecni tráng mặt ngoài lon nhằm bảo vệ lớp sơn ở mặt ngoài không bị
trầy xước.
Lớp vecni tráng bên trong lon phải đảm bảo:
Không gây mùi lạ cho thực phẩm, không gây biến màu thực phẩm được chứa
đựng
Không bong tróc khi bị va chạm cơ học

Không bị đun nóng bởi các quá trình đun nóng thanh trùng
Có độ dẻo dai để trải đều khắp bề mặt được phủ. Liều lượng được tráng trên thép
tấm: 3÷9g/𝑚2 , độ dày 4 ÷ 12𝜇m. Sau khi tạo hình thì lon được tráng bổ sung để
khắc phục những chỗ trầy xước biến dạng ở mối ghép thân, đáy.
Độ dày của lớp vecni phải đồng đều, không để lộ thiếc qua những lỗ, những vết sẽ
gây ăn mòn thiếc và lớp thép một cách dễ dàng.
2.2.2.4.
Ưu, nhược điểm của bao bì kim loại
 Ưu điểm
- Bao bì nhôm nhẹ thuận tiện cho việc vận chuyển
- Đảm bảo độ kín vì thân nắp đáy đều có thể làm cùng một loại vật liệu nên bao bì
không bị lão hóa nhanh theo thời gian
- Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm
- Bao bì kim loại chịu được nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt tốt, do đó các loại
thực phẩm có thể được đóng hộp thanh trùng và tuyệt trùng thích hợp với chế độ
thích hợp đảm bảo an toàn vệ sinh
- Bao bì im loại có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sang bóng, có thể được in và tráng lớp
vecni bảo vệ lớp in không bị trầy xước.
- Bao bì kim loai không tái sử dụng được.
- Qui trình sản xuất hộp và đóng hộp được tự động hóa hoàn toàn.
 Nhược điểm
10


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

-

Nhóm 7


Rất dễ oxy hóa nên phải tạo lớp mạ thiếc, do đó độ bền hóa học kém
Không thấy được sản phẩm bên trong.
Giá thành thiết bị cho dây chuyền sản xuất bao bì cũng như dây chuyền đóng gói
bao bì vào loại khá cao.
Chi phí tái chế cao

2.2.3. Bao bì plastic
2.2.3.1.
Giới thiệu về bao bì plastic
Nhựa (plastic) có bản chất là polymer hay những sợi gắn chăt với nhau, có nguồn
gốc hữu cơ (từ dầu mỏ) được tổng hợp hoặc bán tổng hợp bằng đường hóa học,
khối lượng phân tử cao, có thể chứa them một số phụ gia để gia tăng các đặc tính
của nhựa và giảm thiểu chi phí
Đặc điểm chung: đẻ uốn, dễ cán mỏng, tao hình và đổ khôn nên cho pháp đúc, tạo
hình vật liệu dễ dàng thành nhiều dạng khác nhau như bản mỏng, sợi, dạng bản,
ống, chai, hộp…
2.2.3.2.
Một số loại plastic
 Dạng homopolyme
- PE: bao gồm LLDPE, LDPE, MDPE, HDPE
 LLDPE: linear low density polyethylene
 LDPE: low density polyethylene
 MDPE: medium density polyethylene
 HDPE: high density polyethylene
PP: polypropylene
- OPP: oriented polypropylene
- PET: polyethylene terephtalathe
- PS: polystyrene
- OPS: oriented polystyrene
- EPS: enpanded polystyrene

- PVC: polyvinyl choloride
- PVDC: polyvinylidene choloride
- PA: polyamide
- PVA: poly vinylacetat
- PC: polycarbonate
 Dạng copolymer
- EVA: ethylene + vinylaceta
- EVOH: ethylene + vinylalcohol
- EAA: ethylene + axitacrylic
- EBA: ethylene + butylacrylate
11


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

- EMA: ethylene + methylacrylate
- EMAA: ethylene + axit methylacrylic
2.2.3.3.
Các dạng bao bì nhựa thông dụng
a. Dạng chai
 PET
Vật liệu:
-

Làm từ polyetylen terephtalat (PET) hoặc polypropylen (PP)
Tính bền cơ học cao, không mềm dẻo như PE, dễ dàng bị xé rách khi có 1 vết cắt
hoặc 1 vết thủng nhỏ
Trong suốt, độ bóng bề mặt cao, cho khả năng in ấn cao (nét in rõ)

Không màu, không mùi, không vị, không độc, cháy sáng với ngọn lửa màu xanh
nhạt, mùi cháy gần giống mùi cao su
Chịu dược nhiệt độ nhỏ hơn 100 0 C

Do mật độ liên kết giữa các sợi polymer rất kín nên thường được dùng để
chứa đựng các thực phẩm có gas (bia, nước giải khát có gas…), thực phẩm cần giữ
mùi nghiêm ngặt.
 Nhựa dẻo
-

Vật liệu: Phổ biến là polyethylene (PE), gồm 2 loại




LDPE ( Low Density Polyethylene)
HDPE ( High Density Polyethylene )
Tính năng kỹ thuật trung bình
Dễ định hình
Giá thành hạ
12


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

 Được sử dụng rộng rãi
 Không trong suốt
 Chịu nhiệt không cao

 Bị thấm khí
b. Dạng hộp thân cứng

-

-

Thường dùng polyethylene (PE), polyvinylclorua (PVC)
Tính năng kỹ thuật rất cao
Trong suốt : khá tốt
Độ bền cơ học
Tính chịu nhiệt
Khả năng chống thấm
Khó định hình
Giá thành cao
c. Dạng màng
 Màng đơn
Vật liệu: các loại vật liệu được dùng làm màng đơn thường là: PE, PP, PVC, OPP
Ứng dụng: dùng để sản xuất hộp thân mềm. Sau khi cán thành màng đơn, ta tiến
hành dập nóng hoặc hút chân không để tạo thành hộp thân mềm. Dùng làm túi,
bao nhựa. Màng đơn sao khi được cán thành sẽ được hàn dán thành túi nhựa.

13


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

 Màng ghép

Màng ghép hay còn gọi là màng nhiều lớp là màng được ghép lại từ nhiều màng
đơn.
- Ưu, nhược điểm của màng nhiều lớp
 Khối lượng bao bì nhỏ
 Chống ẩm, chống thấm khí tốt
 Có thể sản xuất hàng loạt trên dây chuyền công nghệ bao bì hiện đại với năng
suất lớn, mức độ tiêu chuẩn hóa cao
 Không có khả nâng chịu được nhiệt độ cao
 Bao bì nhiều lớp phần lớn chỉ áp dụng trên dây chuyền đóng gói vô khuẩn
2.2.3.4. Ưu, nhược điểm của bao bì plastic
 Ưu điểm:
-

-

Nguyên liệu sản xuất plastic là nguồn hydrocacbon từ dầu hóa, tách trong quá
trình lọc dầu. Với trữ lớn nên nguồn hydrocacbon cũng vô cùng phong phú, giá
thành thấp.

-

Công nghệ bao bì plastic đã phát triển đa dạng về chủng loại

-

Bao bì đạt tính năng cao trong chứa đựng, bảo quản các loại thực phẩm.

-

Bao bì plastic thường không mùi, không vị.


-

Bao bì plastic có loại có thể đạt độ mềm dẻo, áp suất bề mặt thực phẩm có thể tạo
nên độ chân không cao trong trường hợp sản phẩm cần bảo quản trong chân
không, cũng có loại đạt độ cứng vững cao, chống va chạm cơ học hiệu quả, chống

14


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

thấm khí hơi, do đó đảm bảo được áp lực cao bên trong môi trường chứa đựng
thực phẩm.
-

Bao bì plastic có thể trong suốt nhìn thấy rõ sản phẩm bên trong hoặc có thể mờ
đục, che khuất hoàn toàn ánh sáng để bảo vệ thực phẩm.

-

Bao bì plastic có loại có thể chịu được nhiệt độ thanh trùng hoặc nhiệt độ lạnh
đông.

-

Bao bì plastic được in ấn nhãn hàng hóa dễ dàng, đạt được mức độ mỹ quan yêu
cầu.


-

Ngoài ra, tính chất nổi bật hơn cả là bao bì plastic nhẹ hơn tất cả các loại bao bì
khác, rất thuận lợi trong phân phối và chuyên chở.

-

Hiện nay bao bì plastic chứa đựng thực phẩm thường là bao bì được cấu tạo bởi
hai hay ba loại vật liệu plastic ghép lại với nhau để bổ sung tính năng, tạo nên bao
bì hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của loại thực phẩm chứa đựng.

 Nhược điểm:
-

Bao bì plastic không được tái sử dụng trong sản xuất thực phẩm đối với những loại
bao bì có giá thành thấp; sau một lần chứa đựng thực phẩm, có thể được tái sử
dụng tùy theo loại plastic.

-

Bao bì plastic gây ô nhiễm môi trường.

2.2.4. Bao bì giấy
2.2.4.1.

Giới thiêu bao bì giấy

Bao bì làm bằng vật liệu xenlulo gọi tắt là bao bì giấy, bao bì giấy được phát triển
của ngành công nghiệp giấy và xenlulo.

- Sợi xenlulo được khai thác từ thực vật (tre, nứa, gỗ, rơm, rạ, bã mía…) và được
tách thành các màng mỏng, từ các màng mỏng người ta tạo nên nguyên liệu làm
bao bì có độ dày và kích thước khác nhau tùy theo đối tượng sử dụng.
- Ngày nay giấy chiếm hơn phân nửa trong số nguyên liệu làm bao bì. Nhờ tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, giấy các loại được sản xuất đại trà với giá thành thấp.
2.2.4.2.
Phân loại bao bì giấy
Bao bì giấy được phân làm 2 loại chính
- Bao bì cứng
- Bao bì mềm
-

15


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm
a) Bao bì mềm bao gồm các loại
 Giấy Kraft (giấy gói hàng).

 Giấy chống thấm dầu mỡ (glasine).

 Giấy da (parchment).
16

Nhóm 7


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

+ Giấy sáp (waxed).


 Một số loại bao bì giấy khác.
b) Bao bì cứng gồm các loại
 Giấy bìa đúc

17

Nhóm 7


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

 Giấy bìa carton.

 Giấy sóng.

2.2.4.3.
Yêu cầu chất lượng giấy
Các tiêu chuẩn dùng để đánh giá chất lượng giấy bao gồm: độ trắng,định lượng
giấy, độ dày, độ cứng, độ đục, độ trong, độ bền xé, chiều dài đứt,độ ẩm, độ hút
nước, độ kiềm, độ sần, độ nhám, độ tro và khối lượng riêng...
a) Theo định lượng:
- Giấy lụa, giấy mỏng: ≤ 40g/m².
18


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm


Nhóm 7

- Giấy: 40 - 120 g/m²
- Giấy bìa: 120 - 200 g/m²
b) Theo màu sắc:
- Nâu: giấy chưa tẩy trắng.
- Trắng: giấy đã tẩy trắng.
- Giấy màu: giấy đã tẩy trắng và nhuộm màu dye hoặc pigment.
c) Theo ứng dụng:
- Công nghiệp: giấy bao bì, giấy gói, giấy lọc, giấy cách điện...
- Văn hóa: giấy viết, giấy in, giấy báo, giấy in tiền…
- Lương thực: giấy gói thực phẩm, giấy gói kẹo, giấy túi chè...
d) Theo vật liệu:
- Sợi gỗ: giấy sản xuất từ sợi gỗ.
- Nông sản: rơm, cỏ.
- Tái chế: rác thải hoặc bột giấy thứ cấp.
e) Theo xử lý bề mặt:
- Giấy tráng: tráng cao lanh hoặc các hợp chất vô cơ khác.
- Giấy không tráng: không tráng cao lanh hoặc các hợp chất vô cơ khác.
- Giấy tráng nhôm, thiếc, hợp chất cao phân tử...
f) Theo kỹ thuật kết thúc quá trình quá trình sản xuất:
- Giấy cán láng và siêu cán láng.
- Giấy tráng men.
- Giấy có bề mặt được làm bóng 1 mặt hoặc cả 2 mặt.
2.2.4.4.
Ký hiệu loại nguyên liệu để bao gói
AP1: 100% hỗn hợp các loại giấy phế liệu.
AP2: 30% của AP1 + 70% giấy phế liệu chất lượng cao hơn.
AP3: 25% sợi cellulose loại 2 và 75% giấy phế liệu chất lượng cao hoặc
100% giấy phế liệu chất lượng cao.

AP4: 30% sợi cellulose thuần khiết và 70% giấy vụn chất lượng cao hơn
hoặc 100% giấy phế liệu chất lượng cao nhất.
ZP1: 100% sợi cellulose từ mắt gỗ (và có đến 30% giấy phế liệu).
ZP2: 100% sợi cellulose loại 2 tẩy bằng sulfite.
ZP3:100% cellulose loại 2 tẩy bằng sulfite có thể phối đến 30% gỗ hoặc
30% giấy phế liệu chất lượng cao.
Zp4: 65% cellulose thuần khiết đã được tẩy trắng bằng sulfite và được phối
trộn với 35% gỗ.
ZP5: 100% sợi cellulose thuần khiết.
NaP 1: 100% sợi cellulose thuần khiết đã sulfite hóa.
19


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

NaP 2: 50% lượng NaP 1 phối trộn với 50% giấy kraft phế liệu.
2.2.4.5.
Ưu, nhược điểm của bao bì giấy
 Ưu điểm
- Giấy có thể làm từ nguyên liệu rơm ra, gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, giấy thải, gỗ thân
mềm, gỗ thân cứng. Vì vậy bao bì giấy có giá thành thấp.
- Bao bì giấy nhẹ.
- Dễ hủy, không gây ô nhiễm môi trường.
- Tái sinh dễ dàng.
- Dễ dàng in ấn trên bao bì.
 Nhược điểm
- Dễ rách, thấm nước, thấm khí, tính dễ xé rách càng cao khi làm ẩm càng cao.
- Độ ẩm cho phép đảm bảo tính bền của giấy là 6 – 7%.

2.2.5. Bao bì màng nhiều lớp
2.2.5.1.
Định nghĩa và mục đích
- Bao bì màng nhiều lớp là loại bao bì được cấu tạo từ nhiều lớp vât liệu khác nhau
như: giấy, nhôm, nhựa… mỗi lớp vật liệu có một đặc tính và chức năng khác nhau.
Tùy vào mục đích sử dụng của bao bì và sản phẩm được chứa đựng mà có thể
ghép từng loại với nhau để giảm thiểu nhược điểm và làm tăng ưu điểm của những
lớp vật liệu đơn.
- Các nhà sản xuất đã sử dụng cùng lúc (ghép) các loại vật liệu khác nhau để có
được loại vật liệu ghép có tính năng được cải thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu của
bao bì. Khi đó chỉ một tấm vật liệu vẫn có thể cung cấp đầy đủ tất cả các tính chất
như: tính cản khí, hơi ẩm, độ cứng, tính chất tốt, tính năng chế tạo đẽ dàng, tính
hàn tốt… như yêu cầu đã đăt ra.
2.2.5.2.
Cấu trúc và phân loại
a. Cấu trúc
Các polymer khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào vai trò của chúng như là lớp
cấu trúc, lớp liên kết, lớp cản, lớp hàn.
Lớp cấu trúc: đảm bảo các tính chất cơ học cần thiết, tính chất in dễ dàng
và thường có cả tính chống ẩm. Thông thường đó là những loại vật liệu rẻ tiền.
Vật liệu thường dùng là LDPE, HDPE, EVA, LLDPE, PP (đối với những cấu trúc
mềm dẻo) và HDPS hay PD (đối với cấu trúc cứng).
Các lớp liên kết: là những lớp keo nhiệt dẻo (ở dạng đùn) được sử dụng để
kết hợp các loại vật liệu có bản chất khác nhau.
Các lớp cản: được sử dụng để có những yêu cầu đặc biệt về khả năng cản
khí và giữ mùi. Vật liệu được sử dụng thường là PET (trong việc ghép màng),
nylon, EVOH và PVDC.
20



Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

Các vật liệu hàn: thường dugf là LDPE và hỗn hợp LLDPE, EVA,
inomer…
b. Phân loại
Phân loại theo vật liệu
 Bao bì ghép nhiều lớp nhựa với nhau
Ví dụ: các bao bì mì ăn liền, túi ngoài bánh, kẹo, trà, cà phê, thường được ghép từ
BOPP/PE; PET/PE...
Các loại túi snack thường được ghép từ PET/PE, OPP/PE, PET/NPET, PET/CPP,
OPP/CPP…

 Bao bì nhựa và các vật liệu khác

Bao bì ghép nhựa và kim loại:
Gồm các màng nhựa và màng kim loại (thường là nhôm) ghép với nhau.
Ví dụ: PET/PE/Al/PE, BOPP (PET)/Al/PE… thường gặp ở túi trà, cafe hòa tan,
café bột, thức ăn nhanh


Bao bì nhựa và giấy:
Giấy/PE/nhôm/LDPE dùng cho thực phẩm khô cần màng ngăn hơi nước, khi và
ánh sáng. Lớp ngoài cùng là PE chống ẩm. Lớp mực in (cellopane) dễ in. Lớp
giấy: tăng độ cứng cho bao bì.
21


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm


Nhóm 7

Bao bì giấy và nhôm
Ví dụ: thường gặp ở kẹo Sing Gum, kẹo Socola…
Vì nhôm được dát mỏng nên dễ rách, do đó ghép giấy để tăng độ bền của nhôm
2.2.5.3. Ưu, nhược điểm của bao bì màng nhiều lớp
 Ưu điểm
- Phát huy các ưu điểm và khắc phục được về cơ bản các nhược điểm của các loại
bao bì bằng vật liệu truyền thống.
- Khối lượng bao bì nhỏ.
- Chống ẩm, chống thấm khí tốt.
- Có thể sản xuất hàng loạt trên dây chuyền công nghệ bao bì hiện đại với năng suất
lớn, mức độ tiêu chuẩn hóa cao.
 Nhược điểm
- Không có khả năng chịu nhiệt độ cao nên không thể làm bao bì cho các sản phẩm
thực phẩm cần thanh trùng ơ nhiệt độ cao.
- Bao bì màng nhiều lớp phần lớn chỉ áp dụng trên dây chuyền đóng gói vô khuẩn.
2.2.5.4. Giới thiệu về bao bì Tetrapak

22


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7

Bao bì Tetrapak được đóng thực phẩm vào theo phương pháp Tetrapak là loại bao
bì màng ghép rất nhẹ nhằm mục đích vô trùng, đảm bảo chất lượng tươi ban đầu
nguyên cho sản phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin từ nguồn nguyên liệu. Bao bì

nhẹ, có tính bảo vệ môi trường, tiện ích cho sử dụng, chuyên chở, phân phối và
bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thường với thời gian dài.
- Bản chất của phương pháp này là tiệt trùng riêng lẻ thức uống dạng lỏng và bao bì,
sau đó rót định lượng dịch vào trong bao bì và hàn kín trong môi trường vô trùng.
a) Cấu tạo bao bì Tetrapak
-

Lớp 1: màng HDPE: chống thấm nước, bảo vệ lớp in bên trong bằng giấy và
chống trầy sước.
Lớp 2: giấy in ấn: trang trí và in nhãn.
Lớp 3: giấy carton: tạo hình dáng hộp, lớp này có độ cứng và dai.
Lớp 4: màng PE: lớp keo kết dính giữa giấy carton và màng Al.
Lớp 5: màng Al: ngăn chặn ẩm, ánh sáng, khí và hơi.
Lớp 6: Ionomer: lớp keo kết dính giữa màng Al và màng PE trong cùng..
Lớp 7: LDPE: cho phép bao bì dễ hàn và tạo lớp trơ tiếp xúc với sản phẩm bên
trong.
b) Nguyên liệu
Gồm có:
- Những lớp giấy bìa và nhựa (75%)
- Polyethylene (20%)
- Lớp lá nhôm siêu mỏng (5%)
Các loại vật liệu này được ép một cách khéo léo để tạo thành một cấu trúc bền
vững
23


Giới thiệu chung về các loại vật liệu làm bao bì thực phẩm

Nhóm 7


c) Cách đóng gói bao bì Tetrapak
 Các lớp vật liệu giấy được in nhãn theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, sau đó được
ghép cùng với các lớp vật liệu khác và quấn thành từng cuộn có chu vi của thành
trụ hộp.
 Trước khi chiết rót, cuộn giấy được tiệt trùng bằng H2O2 loại H2O2 và được sấy
khô trong phòng kín vô trùng và được đưa vào máy hàn dọc thân hộp và ghép đáy.
Sau đó dịch thực phẩm được rót định lượng vào hộp và bao bì được hàn ghép mí
đầu, cắt rời, xếp góc. Hộp sản phẩm được dòng H2O phun để làm sạch chất lỏng
dính mối hàn đầu và đáy, sau đó được thổi phồng khí nóng để khô hộp. Số lượng 4
hay 6 hộp được xếp khối và lọc màng co PVC.
d) Ưu, nhược điểm
 Ưu điểm
- Giảm tổn thất tối đa hàm lượng vitamin (giảm hơn 30% so với chai thủy tinh).
- Đảm bảo cho sản phẩm không bị biến đổi màu, mùi.
- Ở nhiệt độ thường thời gian bảo quản thực phẩm dài hơn so với các loại bao bì
khác.
- Ngăn cản sự tác động của ánh sáng và oxy.
- Dễ dàng vận chuyển và sử dụng.
- Có thể tái chế nên giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.
- Đảm bảo cho sản phẩm vô trùng tuyệt đối.
 Nhược điểm
- Mang nhược điểm của bao bì nhiều lớp.

Chương 3: ỨNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI BAO BÌ
3.1.

Bao bì cho sản phẩm đồ hộp thịt cá
Thịt, cá là loại thực phẩm giầu protein và chất béo nên rất dễ bị hư hỏng do vi sinh
vật và tác động của môi trường vì vậy khi đóng hộp người ta thường áp dụng bao
bì có khả năng chịu nhiệt độ cao chống xuyên thêm tốt


→ Bao bì dùng cho đồ hộp thịt cá: bao bì bằng kim loại, thủy tinh, chất dẻo chịu
nhiệt độ cao.

3.2.

Bao bì cho sản phẩm đồ hộp rau quả
Rau quả đóng hộp thường có môi trường acid nên bao bì phải có khả năng chống
ăn mòn.

24


×