Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Giải pháp tối ưu hóa website vietlanguages.com của công ty Vietlanguages trên máy tìm kiếm Google

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.95 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Giải pháp tối ưu hóa website vietlanguages.com
của công ty Vietlanguages trên máy tìm kiếm Google
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:

ThS. Vũ Thị Thúy Hằng
Nguyễn Duy Liên
11D140207

Lớp:

K47I4


2

LỜI CẢM ƠN
Trong thời buổi hiện nay, thương mại điện tử đã, đang và sẽ là ngành trọng
điểm phát triển với hầu hết với các doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp muốn được nổi bật hơn so với các đối thủ, muốn được nhiều người dùng biết
đến hơn cần phải sử dụng các phương pháp marketing. Cùng với những ưu điểm nổi
trội của mạng máy tính và Internet hiện nay, marketing trực tuyến đang là một
phương pháp được đại đa số các doanh nghiệp ứng dụng để quảng bá cho thương
hiệu, sản phẩm tới khách hàng. Một trong những công cụ thông dụng và phiên biến
nhất hiện nay của marketing trực tuyến đó chính là tối ưu hóa website trên máy tìm


kiếm Google. Việc ứng dụng tốt quá trình tối ưu hóa website trên máy tìm kiếm
Google sẽ mang lại rất nhiều điểm khác biệt và nổi bật cho các doanh nghiệp so với
các đối thủ. Đặc biệt, nó còn được coi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, tôi tự nhận thấy rằng việc ứng dụng và
triển khai tối ưu hóa website trên máy tìm kiếm Google tại các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ ngành dịch thuật ở Việt Nam nói chung và tại Công ty Vietlanguages
nói riêng còn chưa hoàn thiện, chưa hoàn toàn khai thác được hết những giá trị đích
thực của quá trình ứng dụng. Từ việc tìm hiểu, đánh giá thực tế, tôi cũng đã đưa ra
những điểm còn yếu trong hoạt động triển khai tối ưu hóa website
vietlanguages.com thuộc công ty TNHH Dịch thuật Vietlanguages. Dựa vào những
phân tích đó, tôi cũng đã đưa ra một số đề xuất mà tôi nghĩ rằng nó sẽ giúp cho
công ty triển khai tốt hơn các hoạt động email marketing trong thời gian thới.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban giám đốc công ty TNHH Dịch
thuật Vietlanguages đã giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện giúp tôi nghiên cứu, phân
tích thực trạng của công ty. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thạc sĩ Vũ
Thúy Hằng đã hướng dẫn chu đáo, tận tình trong suốt thời gian qua và giúp tôi hoàn
thiện khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, khó có thể tránh được những sai sót không đáng
có. Vì vật, tôi rất mong muốn quý thầy cô góp ý cho khóa luận của tôi được hoàn
thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Duy Liên


3

TÓM LƯỢC
Việt Nam hiện nay có tới hơn 90 triệu dân, trong đó tỉ lệ sử dụng Internet là
39% dân cư. Theo ước tính của một số các cá nhân thì doanh số từ ngành Thương

mại Điện tử (TMĐT) của Việt Nam năm 2014 có thể đạt tới gần 3 tỷ USD. Đây là
một con số cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành trong hiện tại và tương lai.
Mỗi ngày có tới hàng ngàn giao dịch TMĐT được tiến hành. Quá trình phát triển
của TMĐT cũng dần gắn với gã khổng lồ Google khi nó vươn ra tầm thế giới như
ngày nay. Có thể nhận thấy tầm ảnh hưởng quan trọng của gã khổng lồ này đối với
toàn ngành TMDDT trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Qúa trình học tập, nghiên cứu trên ghế nhà trường cũng như thời gian thực tập
và làm việc tại công ty TNHH Dịch thuật Vietlanguages, tác giả đã tìm hiểu và
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tối ưu hóa website trên máy tìm kiếm Google
và sự thỏa mãn của khách hàng. Tại đây tác giả nhận thấy tầm quan trọng của việc
thỏa mãn khách hàng nói chung và khách hàng điện tử nói riêng đối với việc tối ưu
hóa website trên máy tìm kiếm Google. Từ đó thiết lập, duy trì cũng như củng cố
mối quan hệ giữa của doanh nghiệp với khách hàng, thỏa mãn khách hàng ở mức
cao nhất từ đó nâng cao sự trung thành của họ. Từ đó tác giả đã đề xuất và nghiên
cứu đề tài “Tối ưu hóa website vietlanguages.com trên máy tìm kiếm Google của
Công ty Vietlanguages”.
Về mặt lý thuyết: đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận về website, tối ưu hóa website
trên máy tìm kiếm Google và các tiêu chuẩn do Google đề xuất khi đánh giá
website.
Về mặt thực tế: nghiên cứu, thống kê, đánh giá thực trạng hoạt động tìm kiếm
thông tin qua mạng Internet về các dịch vụ của công ty Vietlanguages trong quá
trình thực tập và các phương pháp điều tra dữ liệu. Từ đó đánh giá mức độ hiệu quả
và những tồn tại trong hoạt động tối ưu hóa website vietlanguages.com của công ty
Vietlanguages.
Qua khóa luận tốt nghiệp này, ngoài việc bổ sung và học hỏi thêm kiến thức lý
thuyết và thực tiễn cho bản thân, tác giả cũng hy vọng những nghiên cứu của mình
còn có thể đóng góp cho công ty TNHH Dịch thuật Vietlanguages nói riêng và các


4


doanh nghiệp bán lẻ điện tử nói chung về vấn đề thỏa mãn khách hàng điện tử của
mình để có thể ngày càng hoàn thiện, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
TÓM LƯỢC..........................................................................................................ii
MỤC LỤC.............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..........................................1
2. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................3
4. CÁC CÂU HỎI ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU................3
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP........................................................4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP TỐI ƯU
WEBSITE VIETLANGUAGES.COM TRÊN MÁY TÌM KIẾM GOOGLE...5
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN..................................................................5
1.1.1 Khái niệm về website ...................................................................................5
1.1.2 Khái niệm về tối ưu website trên máy tìm kiếm Google............................5
1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ TỐI ƯU HÓA WEBSITE TRÊN MÁY TÌM
KIẾM GOOGLE...................................................................................................6
1.2.1Tối ưu trực tiếp trên website........................................................................7


5

1.2.2 Tối ưu ngoài website.....................................................................................11
1.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................13

1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................13
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới..............................................................15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VỀ GIẢI PHÁP TỐI ƯU WEBSITE
VIETLANGUAGES.COM TRÊN MÁY TÌM KIẾM GOOGLE......................17
2.1. HỆ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................17
2.2TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI
TRƯỜNG ĐẾN GIẢI PHÁP TỐI ƯU WEBSITE VIETLANGUAGES CỦA
CÔNG TY VIETLANGUAGES...........................................................................18
2.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ
VỀ TỐI ƯU HÓA WEBSITE VIETLANGUAGES.COM TRÊN MÁY TÌM
KIẾM GOOGLE CỦA CÔNG TY VIETLANGUAGES...................................28
CHƯƠNG 3. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỐI ƯU
WEBSITE VIETLANGUAGES.COM TRÊN MÁY TÌM KIẾM GOOGLE
CỦA CÔNG TY VIETLANGUAGES .................................................................34
3.1 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU...........................34
3.1.1

Đánh giá về hoạt động của Công ty Dịch thuật Vietlanguages...............33

3.1.1.1 Kết quả hoạt động của Công ty Vietlanguages..........................................3
................................................................................................................................ 3
3.1.1.2Kết quả hoạt động tối ưu website vietlanguages.com tại Công ty
Vietlanguages
................................................................................................................................
34
3.1.2 Những tồn tại trong hoạt động của của Công ty Vietlanguages................36


6


3.1.2.1Những

tồn

tại

trong

Công

ty

Vietlanguages

................................................................................................................................
36
3.1.2.2Những tồn tại trong tối ưu website vietlanguages.com của Công ty
Vietlanguages
................................................................................................................................
37
3.1.3Nguyên nhân của những tồn tại...............................................................................37
3.1.3.1Nguyên nhân khách quan.......................................................................................37
3.1.3.1Nguyên

nhân

chủ

quan


................................................................................................................................
38
3.1.4Những hạn chế của nghiên cứu và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo........38

3.2DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM (THỰC HIỆN) TỐI ƯU HÓA
WEBSITE VIETLANGUAGES.COM TRÊN MÁY TÌM KIẾM GOOGLE
CỦA CÔNG TY VIETLANGUAGES..................................................................40
3.2.1Dự báo triển vọng phát triển về vấn đề tối ưu website trên máy tìm kiếm Google ...40
3.2.2 Định hướng phát triển của Công ty Vietlanguages.....................................................41

3.3 CÁC ĐỀ XUẤT, KIÊN NGHỊ VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA CÔNG
TY VIETLANGUAGES........................................................................................41
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ĐỀ XUẤT HOẠT ĐỘNG EMAIL MARKETING
CÁC TÍNH NĂNG CHÍNH CỦA GETRESPONE
PHIẾU ĐIỀU TRA TRỰC TUYẾN
DANH SÁCH NGƯỜI TRẢ LỜI


7

TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SƠ CẤP


8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TMĐT
CNTT
Công ty

TIẾNG ANH

Vietlanguages

NGHĨA TIẾNG VIỆT
Thương mại điện tử
Công nghệ thông tin
Công ty TNHH Dịch thuật
Vietlanguages

Spam
Title
Onpage
Offpage
Meta Keyword
Description
ỦLRs

Nhồi nhét, quá nhiều
Tiêu đề
Trực tiếp trên trang website
Ngoài website
Từ khóa
Mô tả
Định vị Tài nguyên thống nhất


Uniform Resource
Locator

Sitemap
Heading
External link
Internal link
Backlink
Backlink

Bản đồ website
Đầu trang
Liên kết trỏ ra ngoài website
Liên kết nội bộ trong website
Liên kết trỏ về
Liên kết trỏ về được đồng ý cho đi

doffollow
Backlink

qua
Liên kết trỏ về không được đồng ý

nofollow
Traffic

cho đi qua
Truy cập, ghé thăm



9

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.6

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Vietlanguages
So sánh Vietlanguages và các đối thủ cạnh tranh
Đối tác của công ty Vietlanguages
Giới tính khách hàng của công ty Vietlanguages
Độ tuổi khách hàng của công ty Vietlanguages
Phương thức tìm kiếm thông tin và tần suất của khách hàng

19
24
25
29
29
30

Biểu đồ 2.7

tại công ty Vietlanguages
Biểu đồ tần suất tìm kiếm thông tin các nhóm dịch vụ của

31


Biểu đồ 2.8

công ty Vietlanguages
Tần suất tìm kiếm thông tin về các nhóm ngôn ngữ của

32

công ty Vietlanguages

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Logo của công ty Vietlanguages
Hình 2.2 Giao diện website vietlanguages.com của công ty
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6

Vietlanguages
Logo công ty Oracle
4 Logo Tập đoàn Viettel
Logo Tập đoàn VNPT
Logo tập đoàn Hòa Phát

18
19
25
25
26
26



10

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Thông tin là một vấn đề vô cùng thiết yếu trong cuộc sống thường ngày của
mỗi người trong chính xã hội hiện đại ngày nay. Sự bùng nổ của Công nghệ - Thông
tin (CNTT) trong những năm gần đây đã tạo sự thay đổi mạnh mẽ trong việc tiếp
xúc thông tin trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn. Cùng với sự phát triển mạnh
mẽ đó, Bộ máy tìm kiếm tự động Google đã dần thay thế các kênh thông tin cũng
như nhiều gã khổng lồ khác để trở thành “kẻ thống trị” của xã hội hiện đại ngày
nay.
Tại Việt Nam, Google đã không còn xa lạ với đa số người dân. Nó đã xâm
nhập rất sâu trong đời sống thường ngày và nhiều hoạt động khác. Việc ứng dụng
bộ máy tìm kiếm này vào trong kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới
nhưng phải đến tận năm 2006 mới bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, nó chỉ
thực sự nở rộ vào những năm 2008 khi có sự tham gia của một số trung tâm đào tạo
bài bản cho một số lượng lớn học viên. Cho đến ngày nay, đây là một kênh kinh
doanh cũng như tìm kiếm khách hàng vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Tại Việt Nam hiện nay, việc tối ưu hóa website của bản thân hay doanh nghiệp
được đào tạo một cách bài bản tại rất nhiều trung tâm lớn với thương hiệu lâu năm
như: Litado, VietMoz, Vinalink, VinaMax,… Tuy nhiên, các trung tâm này đều bảo
mật thông tin sự nghiên cứu của họ đối với quá trình tối ưu này. Việc truyền tải cho
học viên trong các buổi học được tiến hành thông qua việc thực hành. Chính vì vậy
mà hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Theo thông tin mà tác giả được biết, chính những nhà phát triển thuật toán tìm
kiếm của Google hiện nay cũng không hề có ý định đưa ra những khái quát cụ thể
nào về tối ưu hóa website trên máy tìm kiếm này. Sự thay đổi liên tục và thường

xuyên của các thuật toán nhằm tạo sự phát triển ổn định mà tối ưu cho chính bộ
máy này. Chính vì vậy mà việc để mở cho các khái niệm này là một tiền đề cho sự
phát triển của bộ máy tìm kiếm này. Do đó cho nên hiện nay không hề có một tài
liệu cụ thể chính thức nào được in ấn hay phát hành một cách chính thức được mọi
người công nhận. Điều này đã tạo một cản trở lớn cho những người có niềm đam
mê và mong muốn tìm hiểu về ngành này.
Hiện nay, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên cả thế giới, quá trình tối ưu cho
website trên máy tìm kiếm Google đã trở thành một ngành nghề, một công việc,


11

một lĩnh vực kinh doanh vô cùng cùng quan trọng. Nó có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ
và rộng lớn tới nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và nhiều tổ chức, doanh
nghiệp.
Bản thân tác giả cũng là một người đã học tập, nghiên cứu, tìm hiểu và làm
việc thực tế trong lĩnh vực tối ưu hóa website hay công cụ tìm kiếm. Xuất phát từ
niềm đam mê, lòng yêu thích đã thúc đẩy tác giả nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn nữa
về ngành này. Tuy nhiên việc thiếu sót các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về lĩnh
vực này đã ảnh hưởng không nhỏ. Bởi vậy mà tác giả đã lựa chọn nghiên cứu vấn
đề:
“Giải pháp tối ưu hóa website vietlanguages.com của công ty TNHH Dịch
thuật Vietlanguages trên máy tìm kiếm Google”
2. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực tập và làm việc tại công ty Vietlanguages, bản thân tác
giả nhận thấy việc tối ưu website vietlanguages.com trên máy tìm kiếm Google của
doanh nghiệp còn nhiều vấn đề và hạn chế. Việc nghiên cứu của tác giả hướng tới
-

một số mục tiêu như sau:

Nghiên cứu các thuật toán tìm kiếm của Google và các tiêu chuẩn trong quá trình
tối ưu website vietlanguages.com. Quá trình nghiên cứu cần phải nắm rõ được các
thuật toán tìm kiếm mà Google hiện nay đang sử dụng cho bộ máy tìm kiếm của
mình. Bên cạnh đó là cơ chế hoạt động cũng như mức độ ảnh hưởng đến website
vietlanguages.com. Việc đánh giá các tiêu chuẩn này và tầm quan trọng của chúng
cũng cần phải được nghiên cứu cụ thể và rõ ràng để có thể đảm bảo sự tối ưu của

-

website vietlanguages.com.
Đánh giá khách quan về website vietlanguages.com dựa trên các tiêu chuẩn tối ưu
website và các thuật toán tìm kiếm. Việc đánh giá toàn diện các mặt đối với website
vietlanguages.com là một việc vô cùng quan trọng nhằm có cái nhìn tổng quan và

-

khái quát về kết cấu và nội dung của website.
Chỉ ra các tồn tại hạn chế và nguyên nhân của chúng ảnh hưởng đến quá trình đánh
giá của Google đối với website vietlanguages.com. Việc chỉ rõ các tồn tại hạn chế
và nguyên nhân của chúng cũng như mức độ ảnh hưởng đến đánh giá của Google sẽ

-

giúp hiểu rõ hơn cho việc tìm kiếm các giải quyết.
Giải pháp tối ưu cho website vietlanguages.com nhằm khắc phục các hạn chế và cải
thiện kết quả tối ưu website. Các giải pháp được đưa ra nhằm mục đích nâng cao
chất lượng website và kết quả tối ưu. Việc đưa ra các giải pháp cho công ty


12


Vietlanguages cần phải tiến hành như thế nào trên cả mặt truyền thống và trực tuyến
như thế nào để hợp lý và đạt kết quả tốt.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng mà đề tài này hướng tới nghiên cứu đó chính là bộ máy tìm kiếm tự động

Google cũng như các thuật toán tìm kiếm mà Google sử dụng cho bộ máy của mình.
Việc nghiên cứu các thuật toán và bộ máy tìm kiếm này sẽ giúp cho website
-

vietlanguages.com hoàn thiện và đạt được đánh giá cao.
Phạm vi mà đề tài tiến hành được giới hạn trong không gian là hệ thống website
vietlanguages.com của công ty Dịch thuật Vietlanguages. Nghĩa là nó chỉ bao gồm
trang chủ của công ty Vietlanguages là website vietlanguages.com, không bao gồm

-

các website vệ tinh cũng như hệ thống tài nguyên của chính website này.
Thời gian tiến hành cho quá trình nghiên cứu đối với hoạt động của công ty
Vietlanguages là trong khoảng thời gian từ năm 2012-2014. Đồng thời quá trình
điều tra, phỏng vấn được tiến hành từ ngày 15/3/2015 đến ngày 15/4/2015.

4. CÁC CÂU HỎI ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

Quá trình nghiên cứu về vấn đề tối ưu hóa website vietlanguages.com trong bộ
máy tìm kiếm Google xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn, khúc mắc cần tác giả phải
giải quyết. Việc đặt ra các câu hỏi trong quá trình nghiên cứu là vô cùng quan
trọngĐây là những vấn đề trọng tâm cần được chú như:
-


Cần giải quyết và làm rõ được khái niệm về website và website thương mại điện tử

-

là gì?
Đối với máy tìm kiếm Google, website được đánh giá như thế nào là đạt chuẩn tối

ưu cho người dùng?
- Tối ưu website là gì? Lợi ích?
- Mục tiêu hướng đến khi tối ưu website?
- Việc tối ưu website gồm những gì?
- Kết quả của tối ưu website được đánh giá như thế nào?
- Kết quả tối ưu website có tầm ảnh hưởng như thế nào?
- Các hình thức xử phạt của Google khi website vi phạm thuật toán?
- Những vấn đề xoay quanh việc tối ưu website?
- Cách thức để cải thiện được kết quả của việc tối ưu?
- Những sai lầm thường mắc phải khi tối ưu website?
- Webiste vietlanguages.com đang có những vấn đề gì?
- Làm thế nào để cải thiện website vietlanguages.com?
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Góp phần giải quyết những tồn tại, bất cập trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng,


13

danh mục hình, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục. Đề tài
-

được kết cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp tối ưu website

-

vietlanguages.com trên máy tìm kiếm Google.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng các vấn đề

-

về giải pháp tối ưu website vietlanguages.com trên máy tìm kiếm Google.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp về tối ưu website vietlanguages.com
trên máy tìm kiếm Google của công ty Vietlanguages.


14

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP TỐI ƯU
WEBSITE VIETLANGUAGES.COM TRÊN MÁY TÌM KIẾM GOOGLE
1.1
1.1.1

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Khái niệm về website
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Giải pháp tối ưu website
vietlanguages.com trên máy tìm kiếm Google” cần làm rõ một số khái niệm cơ bản
như sau:
Theo trang Wikipedia thì: “Trang mạng (tiếng Anh: website), còn gọi là trang
web, là một tập hợp trang web, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền
phụ trên World Wide Web của Internet. Một trang web là tập tin HTML hoặc
XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP.”

Theo quan điểm của Chính phủ về thương mại điện tử, website thương mại
điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ
quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và
dịch vụ sau bán hàng.
Tóm lại, website thương mại điện tử là một trang thông tin điện tử được sử
dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhằm
mục đích thu lợi nhuận hoặc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiện nay, các website thương mại điện tử phục vụ cho hai mục tiêu chính của
các doanh nghiệp đó là: bán hàng và cung cấp thông tin. Mỗi mục tiêu riêng có một
cách thức tiến hành riêng nên bởi vậy mà các tổ chức, doanh nghiệp luôn tổ xác
định rõ phương hướng phát triển cho website của mình trước khi thiết kế và đi vào
hoạt động.

1.1.2

Khái niệm về tối ưu website trên máy tìm kiếm Google
Hiện nay khái niệm về tối ưu hóa website vẫn là một khái niệm rất mới, nó
mới xuất hiện trong một vài năm trở lại đây. Trên thế giới, hiện nay vẫn chưa có
một khái niệm thống nhất. Mỗi quốc gia, tổ chức, khu vực đều giới hạn khái niệm
tối ưu hóa trong những lĩnh vực mà họ có thế mạnh hoặc có tiềm năng lớn để phát
triển.Theo quan điểm của trang Hỗ trợ (Support) của Google, tối ưu hóa là quá trình
sửa đổi trang website của bạn để cải thiện chất lượng của trang web, lưu lượng truy
cập trên trang web và hiệu suất của trang website.


15

Tuy nhiên theo quan điểm của trang Wikipedia, tối ưu hóa website trên công
cụ tìm kiếm là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một

website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google);
các phương pháp đó bao gồm việc tối ưu hóa website (tác động mã nguồn HTML
và nội dung website) và xây dựng các liên kết đến trang để các công cụ tìm kiếm
chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet ứng với một
từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn.
Theo kinh nghiệm của bản thân tác giả đã làm việc và tiếp xúc trong thời gian
qua thì: “Tối ưu website là việc sửa đổi và hoàn thiện mã nguồn HTML, nội dung
website và các liên kết để tăng lượng truy cập và hiệu suất xuất hiện khi tìm kiếm từ
khóa tương ứng trên máy tìm kiếm khi được người dùng truy vấn.”
Như đã nói, quá trình tối ưu website trên máy tìm kiếm Google hiện nay được
các doanh nghiệp, tổ chức chia thành hai nhóm website chính là website thông tin
và website bán hàng. Theo tìm hiểu của bản thân tác giả, việc phân chia này phụ
thuộc vào mục đích sử dụng của doanh nghiệp, tổ chức đối với website trong quá
trình kinh doanh.
Website thông tin là trang được sử dụng với mục đích chính là cung cấp thông
tin khi người dùng tiến hành truy vấn. Loại hình này thường cung cấp thông tin về
sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức tới cho khách hàng. Thông qua đó
tạo dựng niềm tin cho khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng hay sử dụng dịch
vụ.
Website bán hàng là trang được sử dụng với mục đích bán hàng khi người
dùng tiến hành truy vấn trên bộ máy ìm kiếm. Loại website này được thiết kế và tối
ưu một cách riêng biệt nhằm kích thích hành vi mua cũng như sự ấn tượng về
thương hiệu và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng.
1.2

MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ TỐI ƯU HÓA WEBSITE TRÊN MÁY TÌM KIẾM
GOOGLE
Quá trình tối ưu hóa website đã phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn những
năm 2006 - 2008. Đây cũng là một điểm đánh dấu sự xuất hiện của lĩnh vực này tại
Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một gian đoạn hỗn loạn trong việc lý thuyết hóa về tối

ưu hóa website trên máy tìm kiếm Google. Mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều
có cách thức tiến hành, kinh nghiệm riêng biệt để thực hiện theo thế mạnh hoặc


16

tiềm năng phát triển. Bởi vậy việc thống nhất các lý thuyết về lĩnh vực này vô cùng
khó khăn. Tuy nhiên đến giai đoạn những năm 2010, cùng với việc cập nhật hàng
loạt các thuật toán mới của Google, đã đưa việc tối ưu hóa website trở nên một cách
hệ thống. Cho đến hiện nay, việc tối ưu website đã đi vào khuôn khổ và được tiến
hành theo hệ thống và bài bản. Tối ưu website bao gồm hai phần có thể kể đến như:
-

Tối ưu onpage
Tối ưu offpage
1.2.1 Tối ưu onpage
Tối ưu onpage có thể hiểu là toàn bộ các công việc cần tiến hành trực tiếp trên
website đó để bản thân nó đạt tiêu chuẩn trong đánh giá của Google. Các công việc
này bao gồm: tối ưu thẻ title, tối ưu thẻ meta keyword, tối ưu thẻ description, các
thẻ heading, tối ưu đường dẫn thân thiện URLs, tối ưu nội dung, tối ưu hình ảnh,
xây dựng sitemap cho website, tối ưu external link, tối ưu internal link và tốc độ tải
website.
Khi tiến hành nghiên cứu tối ưu website trên máy tìm kiếm Google hiện nay,
việc nghiên cứu và hiểu rõ về tối ưu onpage là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc
tìm hiểu các lý thuyết của các phần chi tiết lại càng quan trọng, nó ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình tối ưu website và kết quả thực tế.
Tối ưu title: khai báo thẻ title của website ngắn gọn, súc tích, duy nhất trong
từng webpage. Các máy tìm kiếm đánh giá rất cao thẻ title do nó là những gì xúc
tích, hàm chứa nhất của website. Title tối ưu có độ dài không quá 70 ký tự có chứa
từ khóa chính, từ khóa chính sẽ được ưu tiên theo hướng từ trái sang phải. Bởi vậy

mà việc viết title chính xác cho website là một việc vô cùng quan trọng. Đây là tiêu
chí được ưu tiên đầu tiên khi tiến hành tìm kiếm của Google đối với website.
Tối ưu thẻ meta keyword: là quá trình chọn lọc và sắp xếp các từ khóa sao
cho phù hợp với nội dung và mục tiêu của website. Từ khóa là căn cứ để máy tìm
kiếm Google tiến hành đối chiếu các kết quả với nhau để tìm ra kết quả phù hợp với
truy vấn của khách hàng. Bởi vậy mà việc sử dụng đúng từ khóa là tối quan trọng
cho toàn bộ quá trình tối ưu website. Việc xây dựng hệ thống từ khóa được thực
hiện qua một số cách chính là: sử dụng các công cụ, kinh nghiệm bản thân, đặc thù
ngành nghề. Trong giai đoạn 2006-2008, việc đưa từ khóa vào bài và thẻ meta
keyword thường được tiến hành một cách thiếu khoa học. Google gọi đó là spam


17

keyword, đó là tình trạng từ khóa được chèn nội dung bài một cách hỗn loạn cũng
như đưa vào thẻ meta keyword một số lượng lớn. Tuy nhiên, việc spam keyword sẽ
bị Google xử phạt bằng thuật toán panda.
Tối ưu description là tối ưu thẻ mô tả website khi hiển thị trên máy tìm kiếm
Google. Tối ưu desciption sao cho có chứa từ khóa, dài không quá 170 ký tự, là một
câu có nghĩa và có dấu câu. Google sẽ ưu tiên các từ khóa theo hướng từ trái sang
phải trong nội dung của desciption. Đây là một một trong ba nội dung được hiển thị
trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Nó được ưu tiên chỉ sau tiêu đề. Bởi vậy
mà đây là một tiêu chí vô cùng quan trọng.
Tối ưu URLs là việc xây dựng một URLs tĩnh - hay URLs thân thiện với
người dùng và máy tìm kiếm. Trong URLs thân thiện không nên có các ký tự đặc
biệt (%, $, ~,...) mà phải giống như đường dẫn thư mục trong windows. Việc này
làm các công cụ tìm kiếm dễ dàng hơn trong việc tìm và thu thập nội dung trong
website. Urls tĩnh (thường có dạng “…/khoa-luan-123…”) sẽ được ưu tiên hơn urls
động (thường có dạng “…/khoa&%%%luan&%%%$...) vì Google dễ nhận diện từ
khóa hơn. Bên cạnh đó, các website hiện nay thường sử dụng chính tên của bài viết

làm chính URLs cho bài viết đó để tránh sự trùng lặp và có chứa từ khóa chính của
bài viết.
Tối ưu nội dung: là việc viết nội dung cho website một cách phù hợp với mật
độ từ khóa, số lượng ký tự cũng, định dạng văn bản và mức độ cập nhật thường
xuyên. Trong giai đoạn những năm 2006-2008, nội dung là một tiêu chí bị lãng
quên và bỏ qua trong quá trình tối ưu website. Người tối ưu cho website thường
xuyên đi sao chép nội dung từ các trang khác và đưa về trang của mình cũng như
chèn và lặp từ khóa thiếu khoa học với mật độ lớn. Tuy nhiên, hiện nay nội dung là
chỉ tiêu hàng đầu cho việc tối ưu website. Nội dung hiện nay thường được gắn với
câu nói “Content is King – Nội dung là vua” để thể hiện sự quan trọng và cần thiết
của tiêu chí này. Hiện nay, mật độ từ khóa xuất hiện trong bài tối ưu rơi vào khoảng
5-10%. Mỗi bài chỉ có 1-2 từ khóa và không trùng lặp với các bài viết khác. Bên
cạnh đó, nội dung hiện nay thường được viết mới, hoặc có tiến hành chỉnh sửa khi
sao chép. Mỗi bài viết được đưa lên trang website cần có độ dài tối thiểu là 400 từ,
có ít nhất 1 hình ảnh trong bài và có 1-2 đường dẫn nội bộ đến các bài viết liên
quan. Bên cạnh đó, định dạng văn bản cũng có ản hưởng rất lớn. Hiện nay Google


18

sẽ xử phạt đối với bài viết có màu chữ trùng với màu nền của website, hay như là cỡ
chữ quá bé (1-2px). Bên cạnh đó, việc sử dụng chữ in nghiêng, chữ đậm sẽ được
Google ưu tiên hơn cũng như tạo sự thân thiện đối với người đọc.
Các thẻ heading là việc đưa các tiêu đề nội dung trong website một cách hợp
lý. Các thẻ heading bao gồm: H1, H2, H3, H4, H5, H6. Riêng thẻ H1 chỉ được xuất
hiện duy nhất một lần tại mỗi trang riêng thì các thẻ còn lại thường không có hạn
chế về số lượng. Tuy nhiên việc sử dụng số lượng các thẻ heading giúp cho Google
nhận diện từ khóa được ưu tiên cao trong nội dung là việc vô cùng quan trọng. Theo
kinh nghiệm của bản thân tác giả, thẻ H1 thường được thiết kế là tiêu đề của nội
dung toàn bài viết. Các thẻ H2, H3, H4 sẽ là tiêu đề phụ trong bài và các danh mục

của trang website. Đây là một cách thức bố trí khá phổ biến và hiệu quả hiện nay.
Tối ưu hình ảnh: là việc điều chỉnh kích thước, tên, mô tả cho các hình ảnh
xuất hiện trong nội dung cũng như xuất hiện trên website. Tên của ảnh hiện nay là
một tiêu chí quan trọng trong việc tối ưu hình ảnh, thường được viết dưới dạng
tiếng Việt không dấu, nối với nhau bằng dấu gạch ngang. Ví dụ: bai-bao-cao-khoaluan-tot-nghiep.jpg. Theo kinh nghiệm của tác giả, hình ảnh tối ưu là hình ảnh có
định dạng .jpg, có kích thước tối đa là 450x450px, dung lượng không quá 500Kb.
Đây là một số tiêu chí để đảm bảo cho tốc độ tải trang được nhanh và khả năng nhìn
thấy hình ảnh rõ ràng của khách hàng.
Xây dựng sitemap cho website: là một công việc tăng tốc độ và định hướng
đi cho Google khi vào website. Thông qua đó, việc cập nhật thông tin cho website
được tiến hành nhanh hơn khi lượng thông tin của website trở nên lớn và có lịch sử
lâu năm. Việc xây dựng site thường dựa trên kinh nghiệm và kết cấu liên kết của
website đã có. Bên cạnh đó, sitemap cần phải được đưa lên hosting của website.
Tuy nhiên, việc kiểm soát thông tin và bảo mật là vô cùng quan trọng khi đưa
sitemap vào hệ thống. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến an toàn, bảo mật thông tin của
website.
Tối ưu external link là tối ưu hệ thống các đường dẫn trỏ ra ngoài cho
website. Thông thường thì các external link này thường không có tác dụng tốt đối
với website và thường làm giảm chất lượng của website. Tuy nhiên khi website đã
có lịch sử lâu năm và một số lượng lớn thông tin thì cần có một lượng external link
nhỏ để tạo sự tự nhiên cho website.


19

Tối ưu internal link là việc xây dựng đường dẫn kết nối giữa các trang nội bộ
trong website với nhau một cách hợp lý. Việc tối ưu này được đặt trọng tâm trong
việc xây dựng biểu đồ kết cấu đường dẫn nội bộ và số lượng phù hợp. Hiện nay các
kiểu kết cấu chính gồm có: mô hình dạng tháp, mô hình dạng vòng tròn và mô hình
dạng mạng nhện.

Mô hình dạng tháp hay còn gọi là xây dựng liên kết theo tầng, ở đây các bài
viết sẽ được phân chia thành các nhóm theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp
(thông thường là 3-4 tầng). Các bài viết sẽ chỉ nhận liên kết từ các bài viết thuộc
nhóm phía dưới.
Mô hình dạng vòng tròn là cách xây dựng liên kết nội bộ theo hướng tất cả các
bài viết đều có vai trò như nhau. Mỗi bài viết sẽ chỉ dẫn liên kết đến một bài viết và
nhận liên kết từ một bài viết khác. Toàn thể hệ thống sẽ tạo thành một vòng tròn
khép kín.
Mô hình dạng mạng nhện là cách xây dựng các liên kết nội bộ theo hướng tất
cả các bài viết đều là quan trọng nhất. Việc này có nghĩa là mỗi bài viết sẽ liên kết
đến tất cả các bài viết còn lại trong website.
Hiện nay, mô hình dạng kết hợp giữa các mô hình này được lựa chọn tối ưu
nhiều nhất. Toàn thể hệ thống sẽ được xây dựng theo mô hình dạng tháp. Tuy nhiên
trong các tầng của tháp sẽ được xây dựng theo dạng vòng tròn hoặc mạng nhện.
Việc xây dựng liên kết liên kết trao đổi giữa các tầng của mô hình tháp sẽ tạo sự
phân cấp về mức độ quan trọng của nhóm từ khóa. Có một số nhóm người cho rằng
trong cùng một tầng thì nên xây dựng theo mô hình mạng nhện để tăng sự đa dạng,
một số thì cho rằng nên sử dụng mô hình dạng vòng tròn để tránh sự trùng lặp và
nhầm lẫn. Tuy nhiên theo tác giả, mô hình dạng mạng nhện sẽ có ưu điểm về sự đa
dạng như chỉ phù hợp website có lượng thông tin và bài viết còn ít, dễ kiểm soát.
Khi lượng bài viết và thông tin tăng lên một lượng lớn thì sẽ gây khó khăn, trùng
lặp và nhầm lẫn. Còn mô hình dạng vòng thì cần phải xây dựng một cách chi tiết,
tốn nhiều thời gian và không phong phú. Tuy nhiên, sau khi đã xây dựng thì nó
thuận tiện cho quản lý và chỉnh sửa.
Tốc độ tải website là việc bố trí website sao cho dung lượng vừa phải để thời
gian tải trang được nhanh và thời gian xem trang của khách hàng lâu và phù hợp.


20


Tốc độ tải trang thường phụ thuộc vào dung lượng của bài viết và hình ảnh trong
trong. Bởi vậy việc cân bằng giữa tỷ lệ các ký tự và hình ảnh là vô cùng quan trọng
Sau khi quá trình tối ưu onpage được hoàn thiện, kết quả tìm kiếm của website
thường được Google xếp hạng từ 50 đến 100 trên tổng số kết quả tìm kiếm. Tuy
nhiên, mục tiêu của các website là xuất hiện trong các kết quả xếp hạng từ 1 đến 10
(còn gọi là top 10). Bởi vậy mà việc tối ưu còn cần thực hiện ở bên ngoài website.
1.2.2 Tối ưu offpage
Tối ưu offpage được hiểu là những công việc tiến hành ngoài website để tăng
sự uy tín và cải thiện sự đánh giá của Google. Đây là một công việc có tầm ảnh
hưởng lớn đến kết quả của toàn bộ công việc cũng như là kết quả hiển thị từ khóa.
Tối ưu offpage hiện nay bao gồm:
Tối ưu backlink: là việc trao đổi liên kết, xây dựng liên kết tới các website
khác. Việc trao đổi này dựa trên trao đổi với các website có cùng nội dung chủ đề và
chất lượng tốt thì sẽ có hiệu quả cao hơn. Việc dẫn các liên kết từ các website khác
về website của bản thân nhằm tăng sự uy tín và chất lượng của chính website này
thường được tiến hành sau khi đã hoàn tất việc tối ưu onpage. Quá trình này thường
được gọi là “Xây dựng backlink”. Việc xây dựng backlink nhằm hướng tới hai mục
tiêu chính đó là: tăng uy tín cho website và tìm kiếm lượng người quan tâm, truy
cập đến website.
Tăng sự uy tín cho website: là mục tiêu chính cho việc đặt các backlink trỏ về
website của bản thân. Theo Google đánh giá, một website nhận được một lượng
backlink phù hợp từ một trang có uy tín, chất lượng và đánh giá cao sẽ tốt hơn các
trạng không nhận được backlink. Backlink được chia thành hai loại chính là:
backlink dofollow và backlink nofollow.
Backlink dofollow là backlink mà bản thân nó có tác dụng làm tăng uy tín cho
website được nhận. Backlink dofollow thường gây ảnh hưởng xấu đến đánh giá của
Google với chính bản thân nó. Có thể hiểu đơn giản là loại backlink này chính là
việc chia sẻ điểm đánh giá của Google với các website được nhận. Do đó mà rất ít
website cho phép đặt backlink loại này.
Backlink nofollow là backlink mà không có tác dụng làm tăng uy tín cho

website được nhận. Backlink nofollow thường không gây ảnh hưởng đến website


21

cho backlink. Bởi vậy mà đa phần hiện nay các website đều chỉ cho phép đặt loại
backlink này.
Việc backlink là dofollow hay nofollow phụ thuộc vào người quản trị website
cho phép hay không. Bởi vậy mà hiện nay thường có nhiều cách thức khác nhau để
tạo dựng một hệ thống backlink chất lượng cho website. Thông thường thì các
doanh nghiệp, tổ chức sẽ tự tạo cho mình một số website vệ tinh nhằm cung cấp
backlink cho trang chủ của bản thân nhằm đảm bảo sự an toàn và chất lượng. Tuy
nhiên điều này cũng có nghĩa là cần bỏ ra nhiều chi phí khác nhau.
Hiện nay backlink có ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá của Google, có cả mặt
tích cực và tiêu cực. Khi số lượng backlink phù hợp, được trỏ về từ các website chất
lượng uy tín thì sẽ giúp thứ hạng trên đánh giá của Google tăng lên. Tuy nhiên, khi
backlink có số lượng tăng đột biến, trỏ về từ website chất lượng kém, nội dung
không phù hợp, website đang bị phạt thì cũng khiến cho đánh giá của Google giảm
xuống.
Năm 2012, Google đã chính thức cập nhật thuật toán Penguin để loại bỏ
những website có bakclink không phù hợp và thiếu chất lượng. Điều này đã cho
thấy quá trình tối ưu hóa website cần phải được tiến hành một cách tự nhiên, không
thể thông qua các phương pháp gian lận để hoàn thành.
Tăng lượng traffic
Traffic là thuật ngữ dùng để mô tả người truy cập và website một cách hoàn
toàn tự nhiên bởi thói quen, sự tò mò, nhu cầu tìm kiếm thông tin dịch vụ, sản
phẩm,… Việc tăng lượng truy cập tự nhiên có tính quyết định đến kết quả thứ hạng
từ khóa của website có thể vào top 10 được hay không cũng như khả năng trụ lại và
tăng lên cao hơn. Hiện nay, quá trình tìm kiếm lượng truy cập tự nhiên này thể hiện
được sự khác nhau về trình độ và phương hướng của người tiến hành. Tuy nhiên,

hiện nay có 2 phương pháp chính được đưa ra để tăng lên lượng truy cập tự nhiên
này:
-

Sử dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ để tăng lên như i-View, i-Click,
VNSViewer,… Phương pháp này dễ tiến hành, nhanh chóng, không mất nhiều thời
gian nhưng kết quả thu lại không cao. Nguyên nhân chính đó là các công cụ và phần
mềm vẫn không thể khiến cho quá trình truy cập hoàn toàn được tự nhiên.


22
-

Sử dụng kinh nghiệm và các thủ thuật như viết bài với nội dung tạo sự thu hút, đưa
tin giật gân, … là phương pháp mà nhiều người hiện nay sử dụng. Tuy nhiên,
phương pháp này cần phải có sự am hiểu cũng như khả năng thực sự mới có thể thu
lại kết quả tốt.
Kết thúc quá trình tối ưu offpage hoàn thành và tự nhiên sẽ giúp cho website
có thứ hạng từ 20 đến 50 trong các kết quả tìm kiếm cảu Google. Theo kinh nghiệm
của bản thân tác giả thì để có thể vào top 10 thì cần có một lượng truy cập vào
website một cách tự nhiên và đều đặn.
Tuy nhiên, mục tiêu mà tất cả các website hướng đến đó là thứ hạng từ 1 đến
10 Nguyên nhân dẫn đến việc này đó tỷ lệ truy cập các website khi tìm kiếm của
người dùng. Theo quá trình tìm kiếm của tác giả trên internet thì tỷ lệ truy cập của
khách hàng với các thứ hạng như sau:
Xếp hạng 1: 56,36%
Xếp hạng 2: 13,45%
Xếp hạng 3: 9,82%
Xếp hạng 4: 4%
Xếp hạng 5: 4,73%

Xếp hạng 6: 3,27%
Xếp hạng 7: 0.36%
Xếp hạng 8: 2,19%
Xếp hạng 9: 1,45%
Xếp hạng 10: 2.37%
Các thứ hạng dưới 10: 1.28%
Có thể thấy được được tỷ lệ truy cập của kết quả ngoài top 10 là vô cùng thấp.
Bởi vậy mà đây luôn là một bài toán khó đối với người tối ưu website.

1.3
1.3.1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam hiện nay, tình hình nghiên cứu về tối ưu hóa website còn nhỏ lẻ,
ít có người tiến hành nghiên cứu đầy đủ và chi tiết. Một phần bởi thiếu sự thống
nhất giữa các tổ chức. Bởi vậy phần lớn các tác giả hoặc tổ chức viết về lĩnh vực
này đều giới hạn trong kinh nghiệm, thế mạnh và phương hướng tiềm năng mà họ
nhận định. Tuy nhiên có một số bài viết điển hình có thể kể đến như :
SEO Toàn Tập (Sách điện tử trên Google)


23

Tác giả David J.Lieberman đã thể hiện một cách nhìn mới của Microlink về
khái niệm “SEO là gì?”. Sách được xuất bản vào tháng 1 năm 2011, đây là thời gian
đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong lí luận về SEO hiện đại. Nội dung của
cuốn sách điện tử này hướng tới một câu hỏi đó là “Tại sao các doanh nghiệp có
giao dịch trực tuyến, website lại cần SEO?”. Đây là một cuốn sách thể hiện một
cách nhìn tổng quát và khá đầy đủ về tối ưu hóa website trên công cụ tìm kiếm. Tuy

nhiên, đây là một bài viết mang nhiều tính đúc kết kinh nghiệm của Microlink, bởi
vậy mà thiếu đi tính khách quan cũng như tạo sự phản đối, không đồng tình của một
số tổ chức khác trong cùng ngành.
SEO Master (Sách điện tử của Google)
Đây là một trong số ít các cuốn sách viết về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ít tại
Việt Nam của tác giả Nguyễn Trọng Thơ – CEO của công ty Cổ Phần INET. Cuốn
sách này được viết lần đầu vào ngày 18/12/2013 và được tác giả cập nhật thông tin,
đổi mới thường xuyên cho đến hiện nay. Đây là một cuốn sách khá đầy đủ và có
tính chuyên sâu trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hiện nay. Nội dung có
trình bày đến hầu hết các tiêu chí tối ưu quan trọng như: tiêu đề, mô tả, hình ảnh,
mật độ từ khóa,… Bên cạnh đó, tác giả còn giới thiệu thêm các yếu tố bên ngoài
website cần phải tối ưu và cách thức thực hiện sao cho hiệu quả. Tuy nhiên cuốn
sách còn có một số hạn chế về mặt lý luận cơ bản. Để có thể theo dõi cuốn sách cần
phải là người có kinh nghiệm hoạt động trong nghề bởi vậy mà khá khó khăn đối
với mới bắt đầu.
SEO – Tối ưu công cụ tìm kiếm SEO là gì
Viết ngày 13 tháng 12 năm 2013 của tác giả Lê Nam trên trang cá nhân
lenam.info trình bày một số khái niệm cơ bản về tối ưu hóa website và phương
hướng cho tối ưu hóa.
Trong bài viết của mình, tác giả Lê Nam đã chỉ ra 3 công cụ tìm kiếm phổ biến
nhất hiện nay đó là Google, Yahoo và Bing. Tác giả có viết: “Tốc độ phát triển
thông tin ngày càng cao, nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày càng lớn, do vậy việc
xuất hiện công cụ tìm kiếm là một nhu cầu tất yếu. Công cụ tìm kiếm – SEO (Search
Engine Optimization) là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng
của một website trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm và có thể được coi là
một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm”
Bên cạnh đó, Lê Nam còn chỉ ra phương hướng và cách thức để tối ưu hóa
website. Tuy nhiên, bài viết còn chưa cụ thể và còn giới hạn ở cá nhân tác giả.



24
1.3.2

Tình hình nghiên cứu thế giới
Trên thế giới hiện nay có một số lượng lớn người tham gia vào hoạt động tối
ưu hóa website trên máy tìm kiếm. Đây dần được coi là một lĩnh vực quan trọng và
tầm ảnh hưởng lớn đến một số lượng không nhỏ người trên phạm vi toàn thế giới.
Bởi vậy mà đã có sự tham gia của một số các giáo sư của nhiều trường đại học danh
tiếng trên thế giới viết về lĩnh vực này. Có thể kể đến một số bài viết như:
Search Engine Optimization, Starter Guide – Tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm cho người mới bắt đầu
Đây là một tài liệu cơ bản do Google đưa ra nhằm giới thiệu về tối ưu website
và quá trình làm hoàn thành công việc này. Bên cạnh đó, trong tài liệu còn giới
thiệu một số công cụ trực tuyến của Google nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động
của tối ưu website trên công cụ tìm kiếm như Google Analytics, Google Webmaster
Tools. Đây có thể coi là một tài liệu tham khảo có giá trị và chất lượng đối với
người mới bắt đầu tiến hành tối ưu website trên các công cụ tìm kiếm.
Optimizing Search Engines Using Clickthrough Data - Tối ưu hóa công cụ
tìm kiếm bằng cách sử dụng dữ liệu nhấp chuột
Đây là một bài viết của Giáo sư Thorsten Joachims (2002), khoa Khoa học
Máy tính và các Sở Khoa học thông tin tại Đại học Cornell, Ithaca, New York. Bài
viết này trình bày một phương pháp tiếp cận tự động trong việc tối ưu hóa chất
lượng phản hồi của công cụ tìm kiếm bằng cách sử dụng dữ liệu nhấp chuột. Đây là
một cách thức mới và mở ra nhiều hứa hẹn đối với các công cụ tìm kiếm. Hiện nay
Google đã đưa cách thức này vào trong thuật toán của mình – Thuật toán Pigeon –
thông qua nhấp chuột của khách hàng để ưu tiên vị trí cho các thứ hạng tìm kiếm
trong khu vực. Tuy nhiên, bài viết còn nhiều hạn chế do các thuật toán tìm kiếm và
công nghệ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Bởi vậy mà phải cần một thời
gian dài mới có thể đi vào nghiên cứu áp dụng thực tế.
Optimizing web search using social annotations - Tối ưu hóa tìm kiếm

web bằng cách sử dụng các chú thích xã hội
Đây là một bài viết của một nhóm các giáo sư đến từ Đại học Giao thông
Thượng Hải và IBM Trung Quốc (2007). Bài viết này tìm hiểu về việc sử dụng các
chú thích xã hội để cải thiện công cụ tìm kiếm trên website. Các tác giả nhận thấy
rằng các chú thích xã hội có thể mang lại lợi ích tìm kiếm web ở hai khía cạnh: Một


25

là các chú thích là tóm tắt thường tốt của các trang web tương ứng; Hai là đếm các
chú thích cho sự phổ biến của các trang website. Bởi vậy mà các tác giả đã tiến
hành nghiên cứu và đề xuất thêm hai thuật toán mới để kết hợp các thông tin trên
vào trang xếp hạng.
Optimizing web search using web click-through data - Tối ưu hóa tìm
kiếm web bằng cách sử dụng dữ liệu website qua nhấp chuột
Đây là một bài viết cùng chủ đề vào năm 2004 của một nhóm các tác giả đến
từ Đại học Giao Thông Thượng Hải, Trung tâm nghiên cứu Microsoft Châu Á.
Trong bài báo này, các tác giả đề xuất một thuật toán lặp đi lặp lại cốt để sử dụng
các dữ liệu người dùng nhấp chuột qua để cải thiện hiệu suất tìm kiếm. Các thuật
toán tìm hiểu đầy đủ các mối tương quan giữa các truy vấn và các trang web. Kết
quả thí nghiệm trên một tập hợp lớn của MSN nhấp chuột thông qua dữ liệu log cho
thấy một sự cải thiện đáng kể về hiệu suất tìm kiếm trọn vẹn câu cũng như các công
cụ tìm kiếm cơ bản.


×