Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Tính toán thiết kế kho bảo quản lạnh,nhiệt độ 50 C đặt tại Hà Nội, kích thước phủ bì: L 27000x W10000x H 6000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 110 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên
các trường đại học thực hiện vào học kỳ cuối để tốt nghiệp ra trường. Để hoàn
thành đồ án này, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân trong nghiên cứu
và tính toán thiết kế là sự đóng góp giúp đỡ vô cùng quý báu của các thầy cô
giáo trong bộ môn Nhiệt Lạnh, khoa Điện, trường Đại Học Công nghiệp Hà
Nội.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Phạm Thế Vũ, người trực
tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Thầy đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo,
hướng dẫn, góp ý sâu sắc trong quá trình em tìm hiểu và hoàn thành đồ án.
Thông qua đồ án này cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô
giáo trong bộ môn, khoa, nhà trường đã hết lòng dạy dỗ, chỉ bảo em trong
những năm tháng theo học tại trường. Các thầy cô giáo đã truyền đạt cho em
những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, vốn sống giúp em có
một tầm hiểu biết mới để có thể trở thành những kỹ sư có ích cho xã hội khi
rời khỏi giảng đường trường đại học.
Em xin gửi đến các thầy cô lòng kính trọng và biết ơn với những tình
cảm sâu sắc nhất của mình.

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
TRẦN HỮU TRUNG

SVTH: Trần Hữu Trung

1
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... 1


MỤC LỤC.......................................................................................................................................... 2
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................... 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHO BẢO LẠNH.............................................................................9

1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ KHO LẠNH.......................................................................9
1.2 PHÂN LOẠI KHO LẠNH................................................................................9
1.2.1 Theo công dụng chúng ta phân kho lạnh như sau:...........................................................9
1.2.2 Theo nhiệt độ chúng ta phân kho lạnh như sau:.............................................................10
1.2.3 Theo thể tích chứa chúng ta phân kho lạnh như sau:.....................................................11
1.2.4 Theo đặc điểm cách nhiệt:.............................................................................................. 11

1.3 TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO QUẢN LẠNH.......................................11
1.3.1 tác dụng của việc bảo quản sản phẩm đông lạnh...........................................................11
1.3.3 Nhiệt độ bảo quản sản phẩm:......................................................................................... 13
1.3.4 Độ ẩm bảo quản sản phẩm:............................................................................................ 13
CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH MẶT BẰNG VÀ XÂY DỰNG KHO LẠNH...........................................14

2.1 CHỌN MẶT BẰNG KHO LẠNH...................................................................14
2.2 CHỌN PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG KHO LẠNH...........................................15
2.2.1 Phương án truyền thống.................................................................................................15
2.2.2 Phương án hiện đại........................................................................................................ 16

2.3 HÌNH THÁI KHO LẠNH...............................................................................17
2.3.1 Lựa chọn hình khối của kho lạnh....................................................................................17
2.3.2 Lựa chọn xây dựng kho lạnh 1 tầng hay nhiều tầng.......................................................17

2.4 PHƯƠNG PHÁP LÀM LẠNH.......................................................................17
2.5 MÔI CHẤT LẠNH SỬ DỤNG.......................................................................18
2.5.1: Tính chất hóa học:......................................................................................................... 18
2.5.2: Tính chất lý học.............................................................................................................. 19

2.5.3: Tính chất sinh lý............................................................................................................. 19
2.5.4: Tính kinh tế.................................................................................................................... 19
2.5.5: Đặc điểm của một số môi chất trên thị trường đang dùng hiên nay và trong tương là:. 20
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ KHO LẠNH...................................................................23

3.1 DUNG TÍCH KHO LẠNH.............................................................................23
3.2 DIỆN TÍCH CHẤT TẢI.................................................................................23
3.3 TẢI TRỌNG NỀN VÀ TRẦN.........................................................................24
3.4 NGUYÊN TẮC XẾP DỠ HÀNG TRONG KHO.............................................24
SVTH: Trần Hữu Trung

2
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


3.5 NGUYÊN TẮC GOM HÀNG.........................................................................25
3.6 NGUYÊN TẮC AN TOÀN..............................................................................25
3.7 SỬ DỤNG PALET.........................................................................................26
3.8 THIẾT KẾ CẤU TRÚC KHO LẠNH.............................................................26
3.8.1 Thiết kế cấu trúc nền kho................................................................................................ 27
................................................................................................................................................. 30
Hình 3.5 :mái che kho lạnh..................................................................................................... 30
3.8.3 Cấu trúc trần, vách kho lạnh........................................................................................... 30
3.8.4 Cấu trúc mái che của kho lạnh.......................................................................................30

3.9 TÍNH TOÁN CÁCH NHIỆT, CÁCH ẨM VÀ KIỂM TRA ĐỌNG SƯƠNG.. . .32
3.9.1: Lý do cách nhiệt, cách ẩm cho kho lạnh........................................................................32
3.9.2: Vật liệu cách nhiệt......................................................................................................... 33
3.9.3 Vật liệu cách ẩm............................................................................................................. 33
3.9.4: Tính toán cách nhiệt cho tường bao..............................................................................33

3.9.4.1: Tính toán và kiểm tra chiều dày cách nhiệt.................................................................33
3.9.4.3 Kiểm tra cách ẩm trên bề mặt ngoài của tường vách..................................................36
3.9.5: Cách nhiệt đường ống................................................................................................... 36
CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN NHIỆT KHO LẠNH...............................................................................38

4.1 DÒNG NHIỆT QUA KẾT CẤU BAO CHE Q1.............................................38
4.2 DÒNG NHIỆT DO SẢN PHẨM, BAO BÌ TỎA RA Q2..................................40
4.2.1: Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra Q21..............................................................................40
4.2.2: Dòng nhiệt do bao bì tỏa ra Q22....................................................................................41

4.3 DÒNG NHIỆT TỪ BÊN NGOÀI DO THÔNG GIÓ BUỒNG LẠNH Q3.......42
4.4 DÒNG NHIỆT DO VẬN HÀNH Q4.....................................................................................42
4.4.1: Dòng nhiệt do chiếu sáng Q41......................................................................................42
4.4.2: Dòng nhiệt do người trong kho làm tỏa ra Q42.............................................................42
4.4.3: Dòng nhiệt do động cơ điện tỏa ra Q43.........................................................................43
4.4.4: Dòng nhiệt do mở cửa kho lạnh Q44.............................................................................43

4.5 DÒNG NHIỆT DO HOA QUẢ HÔ HẤP Q5.................................................44
Bảng 4.4 Tổng hợp nhiệt tải kho lạnh.................................................................44
4.6 XÁC ĐỊNH TẢI NHIỆT CHO THIẾT BỊ VÀ MÁY NÉN................................44
4.6.1 Tải nhiệt cho thiết bị........................................................................................................ 44
4.6.2 Tải nhiệt cho máy nén..................................................................................................... 45
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH, TÍNH CHỌN MÁY NÉN VÀ THIẾT BỊ...................46

5.1 NHIỆT ĐỘ SÔI CỦA MÔI CHẤT ( t0 )........................................................46
5.2: NHIỆT ĐỘ NGƯNG TỤ MÔI CHẤT (tk)....................................................47
5.3 NHIỆT ĐỘ QUÁ NHIỆT MÔI CHẤT ( th )...................................................47
5.4 NHIỆT ĐỘ QUÁ LẠNH MÔI CHẤT ( tql)....................................................47
5.5 XÂY DỰNG CHU TRÌNH TRÊN ĐỒ THỊ logP – h :....................................48
SVTH: Trần Hữu Trung


3
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


5.6 TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH..................................................................50
5.6.1. Năng suất lạnh riêng khối lượng, q0..............................................................................50
5.6.2. Năng suất lạnh riêng thể tích, qr....................................................................................50
5.6.3. lưu lượng môi chất qua máy nén, m..............................................................................51
5.6.4. Công nén riêng, l........................................................................................................... 51
5.6.5. Hệ số lạnh,..................................................................................................................... 51
5.6.6. Năng suất lạnh riêng, qk................................................................................................51
5.6.7. Năng suất thể tích thực tế của máy nén, Vtt..................................................................51
5.6.8. Thể tích lý thuyết ( do pittong hút được ).......................................................................51
5.6.9. Công nén đoạn nhiệt còn gọi là công nén lý thuyết, Ns.................................................51
5.6.10. Công nén chỉ thị, Ni...................................................................................................... 52
5.6.11. Công nén hiệu dụng, Ne.............................................................................................. 52
5.6.12. Công suất điện Nel...................................................................................................... 52
5.6.13. Công suất động cơ lắp đặt, Nde..................................................................................52

5.7 TÍNH CHỌN THIẾT BỊ BAY HƠI.................................................................52
Theo đề tài kho lạnh em chia 5 buồng nên công suất lạnh mỗi buồng là : /5......52
5.8 CHỌN MÁY NÉN..........................................................................................56
5.9 TÍNH TOÁN THIẾT BỊ NGƯNG TỤ.............................................................60
5.10 TÍNH CHỌN VAN TIẾT LƯU.....................................................................61
5.11 TÍNH CHỌN BÌNH CHỨA CAO ÁP...........................................................65
5.12.1 Phương pháp thu hồi dầu về bình tách dầu:.................................................................67
5.12.2 Nơi hồi dầu về:............................................................................................................. 67
5.12.3 Xả dầu ra ngoài:........................................................................................................... 67
5.11.4 Tính chọn bình tách dầu:............................................................................................... 67

5.13 TÍNH CHỌN BÌNH TÁCH LỎNG......................................................................................69
Bảng 5.8 Cấu tạo của bình tách lỏng.......................................................................................70
5.14 CHỌN VAN ĐIỆN TỪ...................................................................................................... 70
Bảng 5.9 Cấu tạo của van điện từ........................................................................................... 72
5.15CHỌN PHIN LỌC............................................................................................................. 72

Bảng 5.10 Cấu tạo của phin lọc..........................................................................73
5.16CHỌN MẮT GA...........................................................................................73
5.17CHỌN VAN CHẶN......................................................................................74
5.1 CHỌN VAN MỘT CHIỀU.............................................................................74
5.19CHỌN ÁP KẾ...............................................................................................75
Bảng 5.12 Cấu tạo áp kế.....................................................................................76
5.20 CHỌN ÁP RƠ LE ÁP SUẤT KÉP...............................................................76
5.21 CHỌN RO LE ÁP SUẤT DẦU....................................................................78
CHƯƠNG VI: XÂY DỰNG SƠ ĐỒ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA HỆ THỐNG LẠNH..................................80

6.1 XÂY DỰNG SƠ ĐỒ HỆ THỐNG LẠNH.......................................................80
............................................................................................................................ 80
SVTH: Trần Hữu Trung

4
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


Hình 6.1 :sơ đồ hệ thống lạnh.............................................................................80
6.2. TỰ ĐỘNG HÓA HỆ THỐNG LẠNH...........................................................81
6.2.1 Trang bị thiết bị tự động hóa hệ thống lạnh....................................................................81
6.2.2 Vai trò của tự động hóa hệ thống lạnh............................................................................82
6.2.3 Mạch bảo vệ áp suất dầu................................................................................................ 82
6.2.4 Mạch bảo vệ áp suất cao................................................................................................ 82

6.2.5 Mạch bảo vệ áp suất thấp............................................................................................... 83
6.2.6 Mạch bảo vệ quá dòng................................................................................................... 83
6.2.7 Điều khiển nhiệt độ bằng bộ điều khiển FOX 2005.........................................................84

6.3 CHỌN THIẾT BỊ ĐIỆN.................................................................................89
Bảng 6.2 Lựa chọn thiết bị điện..........................................................................90
6.4 THUYẾT TRÌNH MẠCH ĐIỀU KHIỂN........................................................90
7.1 BÓC TÁCH KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN...........................................92
7.2 KẾ HOẠCH THI CÔNG...............................................................................95
7.2.1 Tiến độ thực hiện dự án.................................................................................................. 96
Với 10 người làm và mức lương trung binh là :200.000đ mỗi người......................................96
7.2.2 Thi công lắp đặt.............................................................................................................. 96
7.2.2.1 Công tác chuẩn bị........................................................................................................ 96
7.2.2.2 Gia cố và xây dựng nền móng kho..............................................................................97
7.2.2.3 Lắp ghép các tấm panel............................................................................................... 97
7.2.2.4 Lắp đặt máy nén và dàn ngưng.................................................................................100
7.2.2.5 Lắp đặt dàn lạnh........................................................................................................ 101
7.2.2.6 Lắp đặt van tiết lưu.................................................................................................... 102
7.2.2.7 Lắp đặt các thiết bị phụ..............................................................................................102
7.3.2.8 Lắp đặt đường ống môi chất......................................................................................102
7.2.2.9 Bọc cách nhiệt đường ống......................................................................................... 102
CHƯƠNG VIII : VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA......................................................103
HỆ THỐNG LẠNH......................................................................................................................... 103

8.1 QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH............................................103
8.1.1 Chuẩn bị cho quá trình vận hành hệ thống lạnh......................................103
8.1.2 Vận hành hệ thống lạnh................................................................................................ 103
8.1.3 Dừng máy..................................................................................................................... 104
8.1.3.1 Dừng máy bình thường............................................................................................. 104
8.1.3.2 Dừng máy sự cố........................................................................................................ 104

8.1.3.3 Dừng máy lâu ngày.................................................................................................... 104

8.2 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH.........................................104
8.2.1 Bảo dưỡng máy nén..................................................................................................... 104
8.2.2 Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ......................................................................................... 105
8.2.3 Bảo dưỡng thiết bị bay hơi........................................................................................... 105
8.2.4 Bảo dưỡng thiết bị tiết lưu............................................................................................ 105
8.2.5 Bảo dưỡng các thiết bị phụ khác..................................................................................105
8.2.6 Bảo dưỡng kho lạnh..................................................................................................... 106

8.3 QUY TRÌNH SỬA CHỮA............................................................................106
SVTH: Trần Hữu Trung

5
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


8.3.1 Áp suất đẩy quá cao..................................................................................................... 106
Bảng 8.1 Sự cố áp suất nén cao...........................................................................................107
8.3.2 Áp suất đầu đẩy quá thấp............................................................................................. 107
Bảng 8.2 Sự cố áp suất nén thấp..........................................................................................108
8.3.3 Áp suất hút quá cao...................................................................................................... 108
Bảng 8.3 Sự cố áp suất hút cao............................................................................................108
8.3.5 Áp suất hút quá thấp..................................................................................................... 108
8.3.6 Sự cố áp suất dầu........................................................................................................ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 110

SVTH: Trần Hữu Trung

6

GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành kỹ thuật lạnh ở nước ta đã nhận được
sự quan tâm các cấp các ngành, các công ty và doanh nghiệp trên cả nước.
Quy trình chuyển đổi công nghệ, nâng cấp và đầu tư những tranh thiết bị máy
móc hiện đại, thay đổi môi chất lạnh mới cũng như áp dụng những phương
pháp và kỹ thuật làm lạnh tiên tiến đã tạo nên một bước phát triển mới cho
ngành kỹ thuật lạnh nước ta nói chung và kho lạnh nói riêng.
Trong những năm gần đây nghành lạnh công nghiệp cũng có những
bước phát triển vượt bậc và ngày càng có vai trò quan trọng cuộc sống của
chúng ta, không những trong sinh hoạt gia đình mà cả trong nông nghiệp,
công nghiệp và chế biến thủy hải sản. Trong gia đình chúng ta sử dụng tủ
lạnh, điều hòa không khí để làm mát; trong nông nghiệp khi tới những vụ thu
hoạch bội thu với sản lượng rất lớn ( vải, nhãn lồng, thịt, hoa màu…), trong
công nghiệp và chế biến thủy hải sản ( tôm, cá, mực…) thì cần phải bảo quản
sản phẩm để tránh hư hỏng, dữ trữ trong thời gian dài mà chất lượng sản
phẩm vẫn đảm bảo; Thì kho bảo quản lạnh là một biện pháp hàng đầu để bảo
quản sản phẩm.
Xuất phát từ những thực tế trên được sự phân công bộ môn Kỹ Thuật
Nhiệt- trường đại học Công Nghiệp Hà Nội cùng với sự hướng dẫn của thầy
giáo Phạm Thế Vũ đã được giao đề tài “ tính toán thiết kế kho bảo quản
lạnh,nhiệt độ -50 C đặt tại Hà Nội, kích thước phủ bì: L 27000x W10000x H
6000”
ở nhiệt độ bảo quản -50 C có thể làm giảm sự phát triển của những bề
mặt như những đốm đen do sự phát triển của nấm mốc herbarum
Cladosporium, vết đốm trắng được gây bởi Stropotrichum carnis hay do sự
phát triển lông elegans Thamnidium các sản phẩm sẽ được bảo quản lâu hơn.


SVTH: Trần Hữu Trung

7
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


Với nhiệt độ bảo quản là -5 0 C, em thấy được sản phẩm phù hợp ở nhiệt
độ bảo quản này là xúc xích nên em sẽ tính toán và thiết kế kho bảo quản
lạnh, nhiệt độ bảo quản là -50 C cho sản phẩm xúc xích đặt tại Hà Nội.

SVTH: Trần Hữu Trung

8
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHO BẢO LẠNH
1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ KHO LẠNH
Kho lạnh bảo quản là một không gian có cấu tạo kiến trúc đặc biệt và được sử
dụng để bảo quản các sản phẩm nông sản, rau quả, sản phẩm công nghiệp,
công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ…, nhằm tạo ra môi trường có nhiệt
độ phù hợp để làm giảm sự phát triển của các vi sinh vật, thời gian bảo quản
sản phẩm đươc kéo dài nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm như
lúc đầu.
Hiện nay kho lạnh bảo quản được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế
biến thực phẩm và chiếm một tỷ lệ lớn nhất. Các dạng mặt hàng bảo quản:
-

Kho bảo quản thực phẩm chế biến: thịt, cá, hải sản, đồ hộp, xúc xích.
Kho bảo quản lạnh thực phẩm nông sản như: hoa quả, rau màu.

Kho bảo quản các sản phẩm y tế, dược liệu.
Kho bảo quản sữa.
Kho bảo quản và lên men bia.

Việc thiết kế kho lạnh phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như sau:
- Cần phải tiêu chuẩn hóa các kho lạnh.
- Cần phải đáp ứng yêu cầu khắt khe các sản phẩm xuất khẩu.
- Cần có khả năng cơ giới hóa cao trong các khâu bốc dỡ sắp xếp hàng
hóa.
- Có giá trị kinh tế cao, vốn đầu tư nhỏ, có thể sử dụng máy và thiết bị
trong nước và ngoài nước.
- Phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh tại Việt Nam.
- Phải có tầm nhìn quy hoạch để phát triển về quy mô sau này.
1.2 PHÂN LOẠI KHO LẠNH
Có nhiều kiểu để phân loại kho lạnh bảo quản chúng ta dựa trên một số điều
kiện sau để phân loại
1.2.1 Theo công dụng chúng ta phân kho lạnh như sau:
- Kho lạnh sơ bộ: Dùng để làm lạnh sơ bộ hay bảo quản tạm thời tại nhà
máy chế biến trước khi chuyển sang một khâu chế biến khác.
- Kho lạnh chế biến: Được sử dụng trong nhà máy chế biến và bảo quản
thực phẩm ( nhà máy đồ hộp, nhà máy sữa, nhà máy chế biến thủy sản,
nhà máy xuất khẩu thịt,..) các kho lạnh loại này thường có dung tích
lớn, cần phải trang bị hệ thống có công suất lớn. Phụ tải của kho lạnh
luôn phải thay đổi do phải xuất nhập hàng thường xuyên.
SVTH: Trần Hữu Trung

9
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ



- Kho lạnh phân phối, trung chuyển: Dùng điều hòa cung cấp thực phẩm
cho các khu dân cư, thành phố và dự trữ lâu dài. Kho lạnh phân phối
thường có dung tích lớn, trữ nhiều mặt hàng và có ý nghĩa rất lớn đối
với đời sống sinh hoạt của cả một cộng đồng.
- Kho lạnh thương nghiệp: Kho lạnh bảo quản các sản phẩm của thương
nghiệp. Kho lạnh được dùng bảo quản các mặt hàng mà thương nghiệp
đang bán trên thị trường.
- Kho vận tải ( trên tầu thủy, tàu hỏa, ô tô): Đặc điểm của kho là dung
tích lớn, hàng bảo quản mang tính tạm thời để vận chuyển từ nơi này
sang nơi khác.
- Kho lạnh sinh hoạt: Đây là một loại kho lạnh rất nhỏ, dùng trong gia
đình, khách sạn và nhà hàng để quản một lượng sản phẩm rất nhỏ.
1.2.2 Theo nhiệt độ chúng ta phân kho lạnh như sau:
- Kho bảo quản lạnh: Nhiệt độ bảo quản từ -2 0 C đến 50 C. Đối với một
số loại rau quả nhiệt đới cần bảo quản ở nhiệt độ cao hơn ( đối với
chuối nhiệt độ phải lớn hơn 100C, đối với chanh lớn hơn 40 C ). Nói
chung các mặt hàng là rau quả và các sản phẩm nông sản.
- Kho bảo quản đông: Kho được sử dụng bảo quản các sản phẩm đã qua
cấp đông. Đó là hàng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Nhiệt độ
bảo quản tùy thuộc vào loại thực phẩm bảo quản và thời gian bảo quản.
Tuy nhiên nhiệt độ bảo quản cũng phải đạt tối thiểu -18 0 C để các vi
sinh vật không phát triển làm hư hại sản phẩm trong qua trình bảo
quản.
- Kho đa năng: nhiệt độ bảo quản ở -120 C, buồng bảo quản đa năng
thường được thiết kế ở -120 C nhưng lúc nào cần bảo quản lạnh thì có
thể đưa nhiệt độ bảo quản lên 0 0 C, khi nào cần bảo quản đông thì có
thể đưa xuống nhiệt độ -180 C tùy theo yêu cầu công nghệ. Khi cần có
thể dùng buồng đa năng để gia lạnh cho sản phẩm.
- Kho gia lạnh: Được dùng để gia lạnh sản phẩm từ nhiệt độ môi trường
xuống nhiệt độ bảo quản lạnh hoặc để gia lạnh sơ bộ cho sản phẩm lạnh

đông trong phương pháp kết đông 2 pha. Tùy theo yêu cầu quy trình
công nghệ gia lạnh nhiệt độ buồng có thể hạ xuống -5 0 C và nâng lên
vài độ trên nhiệt độ đóng băng của các sản phẩm được gia lạnh. Buồng
gia lạnh được trang bị quạt để tăng tốc độ gia lạnh cho sản phẩm.
- Kho bảo quản nước đá: kho bảo quản nước đá có nhiệt độ bảo quản tối
thiểu -40 C.

SVTH: Trần Hữu Trung

10
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


1.2.3 Theo thể tích chứa chúng ta phân kho lạnh như sau:
- Kích thước kho lạnh phụ thuộc vào thể tích chứa hàng của nó. Do đặc
điểm về khả năng chất tải cho mỗi loại thực phẩm khác nhau nên
thường quy định dung tích ra tấn thịt MT ( Meat Tons). Ví dụ kho 50
MT, kho 100 MT, kho 500 MT, là những kho chứa 50, 100, 500 tấn
thịt.
1.2.4 Theo đặc điểm cách nhiệt:
- Kho xây: Là kho mà kết cấu là kiến trúc xây dựng mà bên trong người
ta bọc lớp cách nhiệt. Kho xây chiếm diện tích lớn, giá thành tương đối
cao, không đẹp, khó tháo dỡ và di chuyển. Về mặt đảm bảo thẩm mỹ và
vệ sinh kho xây không tốt, nên hiện nay kho xây nước ta thường ít sử
dụng bảo quản thực phẩm.
- Kho panel: Là kho được ghép từ các tấm panel tiền chế từ Polyurethan
và được lắp ghép với nhau bằng các móc khóa cam locking và mộng
âm dương. Kho panel có hình thức đẹp, giá thành tương đối phù hợp,
rất tiện lợi khi lắp đặt, tháo dỡ và bảo quản các mặt hàng thực phẩm,
nông sản, đồ đóng hộp, dược liệu,… Hiện nay các doanh nghiệp trong

nước đã sản xuất được các tâm panel đạt tiêu chuẩn cao.Vì thế các xí
nghiệp, công nghiệp thực phẩm sử dụng kho panel để bảo quản thực
phẩm.
1.3 TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BẢO QUẢN LẠNH
1.3.1 tác dụng của việc bảo quản sản phẩm đông lạnh.
- Bảo quản thực phẩm là quá trình bảo vệ và hạn chế những biến đổi về
chất, lượng, hình thức bên ngoài của sản phẩm trong thời gian chờ để
mang sản phẩm đi sử dụng.
- Việc bảo quản sản phẩm đông lạnh có vai trò như sau:
 Khi bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thấp sẽ làm cho các phản ứng sinh
hóa trong các sản phẩm bị giảm xuống, đồng thời gây hạn chế hoạt
động của các vi khuẩn và nấm men trong sản phẩm, vì vậy có thể bảo
quản sản phẩm trong thời gian dài mà chất lượng sản phẩm vẫn đảm
bảo.

1.3.2 Sản phẩm bảo quản.

SVTH: Trần Hữu Trung

11
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


Với nhiệt độ kho lạnh là -5 0 C đặt tại Hà Nội thì có thể bảo quản được nhiều
loại sản phẩm khác nhau, nhưng em thấy ở nhiệt độ này bảo quản xúc xích là
thích hợp nhất, nên em xin được trình bày về sản phẩm xúc xích.

Hình 1.1 sản phẩm xúc xích bảo quản

Bảng 1.1 Thành phần hóa học, chất khoáng và vitamin trong các loại xúc xích


SVTH: Trần Hữu Trung

12
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


Xúc xích là một loại thực phẩm ăn liền được sử dụng phổ biến trên thị trường
hiện nay do nó có tính tiện lợi và chất dinh dưỡng cao. Trên thị trường hiện
nay xúc xích được chế biến từ nhiều nguyên liêu thịt khác nhau như: xúc xích
gà, xúc xích bò, xúc xích cừu, xúc xích heo…, tuy nhiên ở đây ở chỉ đề cập
tới xích được chế biến từ thịt heo. Do xúc xích được sản xuất từ thịt heo nếu
không được bảo quản tốt thì sẽ nhanh hỏng, một trong những biện pháp bảo
quản tốt nhất là bảo quản lạnh. Thường thì xúc xích được chế biến và gia lạnh
sau đó được chuyến đến kho bảo quản lạnh chuyên dụng để bảo quản.
1.3.3 Nhiệt độ bảo quản sản phẩm:
Theo lý thuyết thì nhiệt độ càng thấp thì chất lượng bảo quản càng cao, thời
gian bảo quản được càng lâu, nhưng tùy theo mặt hàng cụ thể ta có nhiệt độ
bảo quản khác nhau, nếu nhiệt độ bảo quản càng thấp thì yêu cầu về chi phí
vận hành hệ thống bảo quản càng cao, nên hiệu quả kinh tế không cao, đối với
sản phẩm xúc xích nhiệt độ bảo quản phù hợp là -50 C.
1.3.4 Độ ẩm bảo quản sản phẩm:
Độ ẩm không khí lạnh trong kho ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và cảm
quan bề mặt sản phẩm sau khi bảo quản. Bởi vì có sự thăng hoa của nước đó
trong sản phẩm. Sản phẩm khác nhau thì sẽ có độ ẩm khác nhau, đối với xúc
xích thì độ ẩm bảo quản trong kho phù hợp là 83%
Vậy điều kiện bảo quản xúc xích là nhiệt độ -50 C và độ ẩm 83%.

SVTH: Trần Hữu Trung


13
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH MẶT BẰNG VÀ XÂY DỰNG KHO LẠNH
2.1 CHỌN MẶT BẰNG KHO LẠNH
- Chọn mặt bằng là việc cân nhắc lựa chọn một miếng đất có vị trí và
diện tích phù hợp để thiết kế và xây dựng kho lạnh sau này.
- Chọn mặt bằng xây dựng kho lạnh là một khâu quan trọng vì mặt bằng
kho lạnh ảnh hưởng tới:
 Quy trình tính toán và thiết kế kho lạnh.
 Các hoạt động của kho lạnh sau này như việc xuất và nhập hàng.
 Khả năng mở rộng và phát triển sau này của kho lạnh.
 Chi phí đầu tư xây dựng kho lạnh.
- Với kho lạnh em được tính toán và thiết kế có đặc điểm:
 Đây là kho lạnh trung chuyển bảo quản sản phẩm xúc xích phục vụ
cho người tiêu dùng trong nước, vì vậy vị trí kho cần phải đặt gần các
trung tâm mua sắm, siêu thị hoặc các khu đô thị và khu dân cư tập
trung.
 Kho lạnh cần đặt ở gần đường giao thông để thuận tiện cho việc bốc
dỡ hàng hóa
 Với sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống siêu thị hiện nay như: siêu
thị Big C, trung tâm thương mại Melinh Plaza ( Mê Linh- Vĩnh Phúc),
siêu thị Metro Thang Long, siêu thị Hòa Bình Green City.
Xuất phát từ những tiêu chí trên thì kho lạnh em tính toán và thiết kế phải đặt
ở vị trí trung tâm và dễ phân phối sản phẩm cho các hệ thống siêu thị trên nên
em chọn kho lạnh bảo quản xúc xích được xây dựng trên tuyến đường Đại lộ
Thăng Long gần siêu thị Big C.

SVTH: Trần Hữu Trung


14
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


Sơ đồ 2.1 Bố trí mặt bằng kho lạnh.
2.2 CHỌN PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG KHO LẠNH
Ta có 2 phương án xây dựng kho lạnh là phương án truyền thống và phương
án hiện đại.
2.2.1 Phương án truyền thống.
Đây là phương án mà kho lạnh được xây dựng từ những vật liêu xây dựng và
có lớp cách ẩm, cách nhiệt gắn vào trong kho. Quá trình xây dựng phức tạp
qua nhiều giai đoạn.





Ưu điểm:
Tận dụng được các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương
Có thể sử dụng những công trình kiến trúc có sẵn để chuyên thành kho.
Giá thành xây dựng khá rẻ.
Nhược điểm:
Khi cần tháo dỡ và chuyển kho rất khó khăn hầu như là phải phá hỏng
toàn bộ.
 Cần nhiều thời gian xây dựng và nhân lực thi công.
 Chất lượng và độ tin cậy công trình không cao.
SVTH: Trần Hữu Trung

15

GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


2.2.2 Phương án hiện đại.
Đây là phương án xây dựng kho bằng cách ghép những tấm panel lại với nhau
theo tiêu chuẩn trên nền khung của kho.
- Ưu điểm:
 Các chi tiết cách ẩm cách nhiệt là theo tiêu chuẩn, được chế tạo sẵn nên
dễ dàng vận chuyển tới nơi lắp đặt, lắp đặt nhanh chóng.
 Khi cần có thể di chuyển kho dễ dàng mà không bị hư hỏng.
 Kho chỉ cẩn mái che và khung nên ít tốn vật liệu xây dựng
 Chất lượng cách nhiệt, cách ẩm của các tấm panel tiêu chuẩn có độ tin
cậy cao.
- Nhược điểm:
 Giá thành khá cao.

Hình ảnh 2.1 Lắp ghép kho lạnh bằng các tấm panel
Trên cơ sở phân tích ưu và nhược điểm trên mặc dù phương án xây dựng kho
lạnh hiện đại có chi phí cao hơn phương án truyền thống nhưng, nó có tính cơ
động cao, lắp ráp nhanh chóng dễ dàng, nên tiết kiệm được thời gian lắp đặt.
Kho có độ tin cậy cao, nên giảm được chi phí vận hành và chất lượng sản
phẩm trong kho được bảo đảm tốt hơn. Do đó em chọn phương án hiện đại
để xây dựng kho lạnh của mình.
SVTH: Trần Hữu Trung

16
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


2.3 HÌNH THÁI KHO LẠNH

2.3.1 Lựa chọn hình khối của kho lạnh.
Về lý thuyết thì xây dựng kho lạnh theo hình lập phương là tối ưu nhất, vì
hình lập phương có diện tích xung quanh nhỏ nhất nhưng thể tích lại lớn nhất.
Tuy nhiên trên thực tế hình thái của kho lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
mặt bằng, phương pháp bốc dỡ, phân chia phòng hay mở rộng kho…Theo yêu
cầu thiết kế kho lạnh có kích thước phủ bì: dài 27m, rộng 10m, cao 6m.
2.3.2 Lựa chọn xây dựng kho lạnh 1 tầng hay nhiều tầng.
Khi chọn phương án xây dựng kho lạnh 1 tầng mặc dù so với phương án kho
lạnh nhiều tầng sẽ chiếm diện tích nhiều hơn nên chi phí vât liệu sẽ nhiều
hơn, chi phí vận hành cũng lớn hơn vì do tổn thất nhiệt qua các cơ cấu cách
nhiệt lớn hơn. Tuy nhiên phương án xây dựng kho lạnh 1 tầng nhanh và dễ
dàng hơn. Đặc biệt quá trình xuất nhập hàng dễ dàng và nhanh chóng phù
hợp với tính chất kho lạnh trung chuyển mà em thiết kế nên em chọn biện
pháp xây dựng kho lạnh 1 tầng.
2.4 PHƯƠNG PHÁP LÀM LẠNH
Có 2 phương pháp làm lạnh chủ yếu, làm lạnh trực tiếp và làm lạnh gián tiếp.
- Làm lạnh trực tiếp: làm lạnh kho bằng dàn bay hơi được đặt trong
kho lạnh, môi chất lạnh sôi lên thu nhiệt và làm lạnh môi trường cần
làm lạnh. Có thể dùng dàn lạnh đối lưu tự nhiên hoặc đỗi lưu cưỡng
bức bằng quạt.
 Ưu điểm: thiết bị đơn giản không cần một vòng tuần hoàn tuần hoàn
phụ. Tuổi thọ thiết bị cao vì không phải tiếp xúc trực tiếp với nước
muối và một số chất tải lạnh ăn mòn kim loại khác. Tổn hao lạnh khi
khởi động nhỏ vì làm lạnh trực tiếp thời gian khi mở máy cho đến khi
kho lạnh đạt yêu cầu sẽ nhanh hơn. Nhiệt độ kho lạnh dễ kiểm soát
bằng cảm biến và đồng hồ đo nhiệt đọ và áp suất.
 Nhược điểm: đối với hệ thống lạnh lớn thì môi chất nạp vào hệ thống
nhiều nên áp suất lớn, khả năng rò rỉ cao.
- Làm lạnh gián tiếp: là phương pháp làm lạnh bằng các giàn chất tải
lạnh như nước, nước muối, glycol… thiết bị bay hơi được đặt ngoài

kho lạnh, chất tải lạnh nóng lên do thu nhiệt của buồng lạnh. Sau đó trở
lại dàn bay hơi để hạ nhiệt độ xuống bằng nhiệt độ yêu cầu và cứ như
vậy tuần hoàn liên tục.

SVTH: Trần Hữu Trung

17
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


 Ưu điểm: hệ thống lạnh có độ an toàn cao, chất tải lạnh không cháy,
không nổ, không gây hại đối với con người và sản phẩm. Máy lạnh có
cấu tạo đơn giãn, đường ống dẫn môi chất ngắn được chế tạo dạng tổ
hợp hoàn chỉnh nên độ tin cậy và an toàn cao. Dung tích chất tải lạnh
có khả năng trữ lạnh lớn sau khi máy ngừng, nhiệt độ trong kho duy trì
lâu hơn.
 Nhược điểm: năng suất lạnh bị giảm vì do sự chênh lệch nhiệt độ giữa
môi chất lạnh và chất tải lạnh. Hệ thống cồng kềnh vì phải trang bị
thêm vòng tuần hoàn cho chất tải lạnh. Tốn năng lượng cho bơm hoặc
cánh khuấy.
Qua phân tích những ưu và nhược điểm của 2 phương pháp làm lạnh trên: em
chọn phương pháp làm lạnh trực tiếp, phù hợp với điều kiện kho lạnh và
sản phẩm của em bảo quản: hệ thống không cồng kềnh, dễ dàng điều chỉnh
nhiệt độ, tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ.
2.5 MÔI CHẤT LẠNH SỬ DỤNG.
Môi chất lạnh (còn gọi là tác nhân lạnh hay gas lạnh) là chất môi giới sử dụng
trong chu trình nhiệt động ngược chiều để thu nhiệt của môi trường có nhiệt
độ thấp và thải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn. Môi chất tuần hoàn
trong hệ thống lạnh nhờ quá trình nén, hút của máy nén.
Ở máy lạnh nén hơi, sự thu nhiệt của môi trường có nhiệt độ thấp nhờ quá

trình bay hơi ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp, sự thải nhiệt cho môi trường có
nhệt độ cao nhờ quá trình ngưng tụ ở áp suất cao và nhiệt độ cao.
Môi chất lạnh sử dụng trong hệ thống lạnh cần đáp ứng các yêu cầu sau:
2.5.1: Tính chất hóa học:
- Môi chất cần bền vững về mặt hóa học trong phạm vi áp suất và nhiệt
độ làm việc, không được phân hủy, không được polyme hóa.
- Môi chất phải trơ, không ăn mòn các vật liệu chế tạo máy, dầu bôi trơn,
không oxy hóa không khí và hơi ẩm.
- An toàn, không dễ cháy, không dễ nổ.

SVTH: Trần Hữu Trung

18
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


2.5.2: Tính chất lý học
- Áp suất ngưng tụ không được quá cao, nếu áp suất ngưng tụ quá cao độ
bền chi tiết yêu cầu lớn, vách thiết bị dày, dễ rò rỉ môi chất.
- Áp suất bay hơi không được quá nhỏ, phải lớn hơn áp suất khí quyển
để hệ thống không bị chân không, dễ rò lọt không khí vào hệ thống.
- Nhiệt độ đông đặc phải thấp hơn nhiệt độ bay hơi nhiều và nhiệt độ tới
hạn phải cao hơn nhiệt độ ngưng tụ nhiều.
- Nhiệt ẩn hóa hơi (r) và nhiệt dung riêng (c) của môi chất lỏng càng lớn
càng tốt. Nhiệt ẩn hóa hơi càng lớn, lượng môi chất tuần hoàn trong hệ
thống càng lớn, năng suất lạnh riêng khối lượng càng lớn.
- Độ nhớt động học càng nhỏ càng tốt, để giảm tổn thất áp suất trên
đường ống và của van.
- Hệ số dẫn nhiệt và hệ số tỏa nhiệt càng lớn càng tốt vì thiết bị trao đổi
nhiệt gọn hơn.

- Môi chất hòa tan dầu hoàn toàn có ưu điểm hơn so với loại môi chất
không hòa tan hoặc hòa tan một phần vì quá trình bôi trơn tốt hơn
- Khả năng hòa tan nước của hệ thống càng lớn càng tốt để tránh tắc ẩm
ở bộ phận tiết lưu.
- Không được dẫn điện để có thể sử dụng cho máy nén kín và nửa kín.
2.5.3: Tính chất sinh lý
- Môi chất không độc hại với người và cơ thể sống, không gây phản ứng
với cơ quan hô hấp, không tao lớp khí độc khi tiếp xúc với lửa hàn và
vật liệu chế tạo máy.
- Môi chất cần phải có mùi đặc biệt dể dễ dàng phát hiện khi bị rò rỉ. Có
thể pha thêm chất có mùi vào môi chất lạnh nếu chất đó không ảnh
hưởng đến chu trình máy lạnh.
- Môi chất không được ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm bảo
quản.
2.5.4: Tính kinh tế
- Giá thành phải hạ tuy độ tinh khiết phải đạt yêu cầu.
- Dễ kiếm, nghĩa là môi chất được sản xuất công nghiệp, vận chuyển và
bảo quản dễ dàng.
SVTH: Trần Hữu Trung

19
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


2.5.5: Đặc điểm của một số môi chất trên thị trường đang dùng hiên nay và
trong tương là:
- Môi chất amoniac NH3 là môi chất không gây phá hủy tâng ozôn và
hiệu ứng nhà kính, có thể nói NH3 là môi chất lạnh của hiện tại và
tương lai. Hiện nay hầu hết các hệ thống lạnh trong các nhà máy chế
biến thủy sản ( trừ kho lạnh bảo quản), trong các nhà máy bia đều được

thiết kế sử dụng môi chất NH 3. Các hệ thống máy lạnh đá cây, máy đá
vảy, kho cấp đông, hệ thống làm lạnh glycol trong nhà máy bia đều rất
thích hợp khi sử dụng NH3. Nhược điểm của NH3 là làm hỏng thực
phẩm và ăn mòn kim loại màu nên không phù hợp khi sử dụng cho các
hệ thống nhỏ. Tuyệt đối không nên sử dung NH 3 cho các kho lạnh bảo
quản, vì đặc điểm của NH3 là độc và làm hỏng thực phẩm, nếu xảy ra
rò rỉ môi chất bên trong các kho lạnh thì rất khó phát hiện.
Đối với hệ thống nhỏ, trung bình nên sử dụng môi chất lạnh frêon:
- Môi chất R134a là môi chất thay thế thích hợp nhất cho R12, nó được
sử dung cho các hệ thống lạnh cống suất nhỏ như tủ lạnh gia đình, máy
điều hòa công suất nhỏ, máy điều hòa xe hơi,… vì năng suất lạnh riêng
thể tích nhỏ.
- Môi chất lạnh R22 được sử dụng chủ yếu cho các hệ thống lạnh nhỏ và
trung bình trở lên.
- môi chất R22 cũng rất thích hợp các kho lạnh bảo quản, kho lạnh
thương mại, kho chờ đông và các hệ thống lạnh công suất lớn khác như
tủ đông, máy đá.
- Ưu điểm môi chất R22 là:
không làm hỏng thực phẩm, không độc nên được sử dụng cho các kho lạnh
bảo quản, không ăn mòn kim loại màu như đồng nên thiết bị gọn nhẹ và rất
phù hợp các hệ thống lạnh trong dân dụng như điều hòa không khí, các tủ
lạnh thương nghiệp.
SVTH: Trần Hữu Trung

20
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


- Nhược điểm của R22 đó là:
 Hòa tan hạn chế dầu, gây khó khăn cho quá trình bôi trơn, ở khoảng

-400C đến - 200C môi chất không hòa tan dầu, dầu có nguy cơ bám lại
dàn lạnh làm cho máy nén thiếu dầu.
 Không hòa tan nước.
 Không dẫn điện ở thể hơi nhưng dẫn điện ở thể lỏng nên tuyệt đối
không để lỏng vào động cơ máy nén kín và nửa kín.
 Bền ở phạm vi nhiệt độ và áp suất làm việc. Khi có chất xúc tác là thép,
phân hủy ở 5500C tạo chất phosgen rất độc.
 Không tác dụng với kim loại và phi kim chế tạo máy nhưng hòa tan và
làm trương phồng một só chất hữu cơ như cao su và chất dẻo.
 Mức độ phá hủy tần ozon nhỏ nhưng lại gây hiệu ứng nhà kính làm
nhiệt độ trái đất tăng lên. Do đó môi chất R22 chỉ sử dụng đến năm
2045.
- Môi chất R410A:
 Là môi chất dùng để thay thế cho R22, có áp suất ngưng tụ lớn hơn
60% R22. Máy nén R22 được thử nghiệm ở áp suất 2,75 Mpa, còn máy
nén R410A phải thử nghiệm ở áp suất 4,15 Mpa. Ở nhiệt độ ngoài trời
350 C thì máy lạnh R22 có áp suất ngưng tụ 19 bar thì R410A là 30,7
bar. Loại ga thay thế R410A có đặc điểm hóa học tương tự như đặc
điểm của R22, ít độc hại, không cháy và hóa tính ổn định. Tuy nhiên, vì
mật độ bay hơi của ga thay thế cao hơn mật độ không khí, cho nên nếu
ga bị rò rỉ ra ngoài trong phòng kín thì nó sẽ nằm ở tầng thấp và gây
nên thiếu ô xy, nếu tiếp xúc trực tiếp có thể bị ngứa hoặc bị bỏng lạnh.
Là chất lỏng không màu, dễ bay hơi và có mùi nhẹ dễ chịu. Là môi chất
không đồng sôi của hai đơn chất R32 và R125, với tỷ lệ 50/50, có công
thức hóa học CH2F2 và CHF2CF3.
 Nhiệt độ sôi -52,20 C, nhiệt độ ngưng tụ 49,50 C.
Do yêu cầu cần phải bảo vệ môi trường và yêu cầu đặt ra trước lúc thiết kế
kho lạnh phải có tuổi thọ của kho là 50 năm nên em thiết kế kho lạnh sử dụng
môi chất là R410A.
SVTH: Trần Hữu Trung


21
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


Hình ảnh 2.2 Môi chất R410A

SVTH: Trần Hữu Trung

22
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ KHO LẠNH
3.1 DUNG TÍCH KHO LẠNH
Dung tích kho lạnh được xác định theo biểu thức:
E = V.gv ( tấn )
Trong đó:
E là dung tích kho lạnh, ( tấn, t )
V là thể tích kho lạnh, m3
gv là định mức chất tải thể tích, t/m3
gv phụ thuộc vào sản phẩm bảo quản, đối với sản phẩm xúc xích theo bảng 24 Tiêu chuẩn chất tải và hệ số tính thể tích của một số sản phẩm bảo quản
lạnh, [TL1]. Ta chọn gv=0,45
Kho bảo quản lạnh có kích thước phủ bì là dài 27 m, rộng 10 m, cao 6 m,
Ta định hướng trừ đi chiều dày của panel là 0,01 m.
Thể tích của kho lạnh: V= 26,99.9,99.5,98 = 1612,39 m3
Vậy E =1615,1.0,45 = 725,58 t
3.2 DIỆN TÍCH CHẤT TẢI
Diện tích chất tải của buồng lạnh F, m2 được xác định qua thể tích buồng lạnh
và chiều cao chất tải:

F=

V
h

Trong đó:
F là diện tích chất tải hay hàng chiếm trực tiếp, m2.
h chiều cao chất tải, m.
Chiều cao chất tải là chiều cao lô hàng chất trong kho, chiều cao này phụ
thuộc vào bao bì đựng hàng, phương tiện bốc xếp . Chiều cao h có thể tính
bằng chiều cao buồng lạnh trừ đi phần lắp đặt dàn lạnh treo trần trừ đi khoảng
không gian cần thiết để chất hàng và dỡ hàng, kho lạnh có chiều cao 5,98 m
thì ta chọn h = 4,98m.
SVTH: Trần Hữu Trung

23
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


= 323,77 m2

Vậy F =
3.3 TẢI TRỌNG NỀN VÀ TRẦN

tải trọng nền được tính theo định mức chất tải và chiều cao chất tải của nền
giá treo hoặc móc treo của trần:
gF ≥ gv.h
trong đó:
gF là định mức chất tải theo diện tích, t/m2
gF = 0,45.4,98 = 2,241 t/m2

ta quy đổi đơn vị: 2,241 t/m2 = 0,2241 kg/cm2 = 0,02241 MPa.
Lớp cách nhiệt polyurethan (PU) tiêu chuẩn:
- Tỷtrọng : 38 ÷40 kg/m
- Độchịu nén : 0,2 ÷0,29 MPa
- Tỷlệ bọt kín : 95%
Vậy phù hợp với tải trọng nền cho phép.
3.4 NGUYÊN TẮC XẾP DỠ HÀNG TRONG KHO
Nguyên tắc xếp dỡ hàng trong kho: sản phẩm xúc xích được đóng gói và
đựng trong thùng cattong, mỗi sản phẩm đều có một thời gian bảo quản nhất
định nên chúng ta tuân thủ sản phẩm được nhập theo cửa nhập hàng và được
sắp xếp theo trật tự từ vị trí dãy số 1 cho dần tới kệ hàng dãy số 14, và xuất ra
theo cửa xuất hàng
Việc sắp xếp hàng phải tuân thủ theo những yêu cầu sau:
- Thuân lợi cho việc lưu thông gió trong kho để các khối hàng trong kho
đều được làm lạnh tốt.
- Đi lại kiểm tra, xem xét thuận lợi
- Đảm bảo hàng nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau.
- Khi sắp xếp hàng trong kho phải chú ý chừa các khoảng hở hợp lý giữa
các lô hàng với tường trần nền để không khí lạnh lưu chuyển và giữ
lạnh sản phẩm, không để hàng nghiêng và tựa lên tường, khoảng cách
tối thiểu tuân theo bảng dưới:
SVTH: Trần Hữu Trung

24
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


Sàn
100 - 150 mm


Tường

Trần

200 – 800 mm

500 mm

Bảng 3.1 khoảng cách đặt các kệ hàng

Hình ảnh 3.1 Kệ hàng được làm 2 tầng bằng sắt
3.5 NGUYÊN TẮC GOM HÀNG
Trong quá trình bảo quản đông lạnh luôn có sự bốc hơi ít nhiều từ bề mặt sản
phẩm, dần dần theo thời gian làm hao tổn trọng lượng sản phẩm. Có thể giảm
hiện tượng bốc hơi này bằng cách giảm diện tích kiện hàng. Do trống, ít hàng,
hàng hóa để rải rác, ngổn ngang diên tích bề mặt lớn. Nguyên tắc gom hàng là
làm cho diện tích bề mặt sản phẩm giảm, khả năng bốc hơi chậm lại và tạo
thành khối ổn định, vững chắc. Kho lạnh phải đảm bảo thương xuyên đầy
hàng vừa phải, không nên bảo quản quá ít hàng vì sẽ tăng sự hao tổn trọng
lượng và tăng chi phí vận hành.
3.6 NGUYÊN TẮC AN TOÀN

SVTH: Trần Hữu Trung

25
GVHD: Th.S Phạm Thế Vũ


×