Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tài sản cố định là quyền sử dụng đất liên hệ doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.61 KB, 15 trang )

Chủ đề
Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất.
Liên hệ một doanh nghiệp cụ thể
Nhóm 3
1. Trần Thị Bích Phương
2. Nguyễn Minh Nguyệt
3. Hoàng Thị Hải Yến
4.Đặng Thị Thu Trang
5. Vũ Hữu Phóng
6. Lê Thị Hồng Ly

1


Mục lục

2


I. Các khái niệm liên quan đến tài sản cố định vô hình và TSCĐVH là quyền
sử dụng đất
1. Tài sản cố định vô hình
-Tài sản cố định vô hình (TSCĐVH): Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng
xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh
doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn
ghi nhận TSCĐ vô hình.
-Nguyên giá của TSCĐ vô hình: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra
để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự
kiến.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản
được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các


khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản
vào sử dụng theo dự tính;
- Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm,
trả góp, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay
tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền
ngay được hạch toán vào chi phí SXKD theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh
lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hoá) theo quy định của
chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”;
- TSCĐ vô hình được hình thành từ việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên
quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, thì nguyên giá của nó là giá trị hợp lý của
các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị;
Các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình theo Thông tư Số 45/2013/TT-BTC .
– Tất cả các khoản chi phí thực tế mà DN đã chi ra nếu thoả mãn đồng thời cả 3
tiêu chuẩn:
+Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;.
+Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng trở lên.
mà không phải là TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình.
3


+ Có thời gian sử dụng trên một năm.
– Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả 3 tiêu chuẩn trên thì được
hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
– Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô
hình tạo ra từ nội bộ DN nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:
a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình
vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán.
b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán.
c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó.

d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai
đ) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn
tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó
e) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển
khai để tạo ra tài sản.
g) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài
sản cố định vô hình.
- Những khoản chi phí sau không phải là TSCĐ vô hình, mà được phân bổ dần vào
chi phí kinh doanh của DN (Tối đa không quá 3 năm):
+Chi phí thành lập doanh nghiệp

+Chi phí cho giai đoạn nghiên cứu

+Chi phí đào tạo nhân viên

+ Chi phí di chuyển địa điểm

+Chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp
+ Chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép
chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh.

4


2. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất
Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các
chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: Tiền chi ra
để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt
bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa,
vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có). . . Tài khoản này không bao gồm

các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.
- Quyền sử dụng đất được coi là tài sản cố định vô hình
+ Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn,
quyền sử dụng đất không thời hạn).
+ Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà đã
trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm
mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Quyền sử dụng đất không được ghi nhận là TSCĐVH:
+ Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.
+ Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày
có hiệu lực thi hành của Luật Đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo
số năm thuê đất.
+ Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí kinh
doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.
- Đối với các loại tài sản là nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh
doanh bất động sản thì doanh nghiệp không được hạch toán là TSCĐ và không
được trích khấu hao.
Ví dụ: + Công ty A chi ra 20 tỷ để có được quyền sử dụng đất, không giới
hạn về thời gian sử dụng => quyền sử dụng đất đó được coi là TSCĐVH
5


+ TH khác: công ty A chỉ phải bỏ ra 200 triệu hàng năm để có quyền
sử dụng 1 mảnh đất, trong vòng 50 năm => quyền sử dụng đất này không
được coi là TSCĐVH
- Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sở
dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất trả tiền thuê 1 lần cho nhiều năm và được

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận vốn góp;
- Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất không có thời hạn là số tiền đã
trả khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (gồm chi phí đã trả cho tổ
chức, cá nhân chuyển nhượng hoặc chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp
mặt bằng, lệ phí trước bạ. . .)
II. Các nội dung kế toán liên quan đến TSCDVH là quyền sử dụng đất
Với các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định là quyền sử dụng đất, Doanh
nghiệp cần quan tâm đến các chứng từ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
hóa đơn, hợp đồng chuyển nhượng đất, hóa đơn thuê san lấp giải phóng mặt
bằng…Tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: "Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp
lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn
liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất."
Đối với doanh nghiệp, toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan đến giai đoạn
triển khai được tập hợp vào chi phí SXKD trong kỳ. Từ thời điểm xét thấy kết quả
triển khai thoả mãn được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình quy
định ở Chuẩn mực kế toán số 4 “TSCĐ vô hình” thì các chi phí giai đoạn triển khai
được tập hợp vào TK 2412 "Xây dựng cơ bản dở dang". Khi kết thúc giai đoạn
triển khai các chi phí hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình trong giai đoạn triển
khai phải được kết chuyển vào bên Nợ Tài khoản 213 “TSCĐ vô hình”.
Tuy nhiên, riêng đối với TSCĐ là quyền sử dụng đất thì chỉ tính khấu hao đối với
những TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn.
1.Kết cấu của tài khoản 213-TSCD vô hình

6


TSCD vô hình được quy đinh trong 7 tài khoản cấp 2, từ tài khoản số 2131-2136

và tài khoản 2138
+TK 2132 - Quyền phát hành
+TK 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế
+TK 2134 - Nhãn hịêu hàng hoá
+TK 2135 - Phần mềm máy vi tính
+TK 2136- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
+TK 2138- TSCD vô hình khác
Và TK 2131 là Quyền sử dụng đất
Ghi nhận tài khoản quyền sử dụng đất như sau:
Bên Nợ: Nguyên giá TSCD vô hình là quyền sử dụng đất tăng
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ VH là quyền sử dụng đất giảm
Dư Nợ là: Nguyên giá TSCĐ VH là quyền sử dụng đất hiện có ở doanh nghiệp.
2. Một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến TSCD là quyền sử dụng đất
a. Hạch toán nghiệp vụ mua TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất
-Trường hợp mua Quyền sử dụng đất dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 2131 – Quyền sử dụng đất (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 141 - Tạm ứng
Có TK 331 - Phải trả cho người bán.
-Trường hợp mua Quyền sử dụng đất dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ
không thuộc diện chịu thuế GTGT:
Nợ TK 2131 – Quyền sử dụng đất (Tổng giá thanh toán)
Có các TK 112, 331,. . .(Tổng giá thanh toán)
7


b. Trường hợp mua TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất theo phương thức trả
chậm, trả góp:

- Khi mua quyền sử dụng đất dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 2131 – Quyền sử dụng đất (Nguyên giá - Theo giá mua trả tiền ngay
chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm, trả góp tính bằng
số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả ngay và
thuế GTGT đầu vào (Nếu có)
Nợ TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
- Khi mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ không
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực
tiếp:
Nợ TK 2131 - Quyền sử dụng đất (Nguyên giá - Theo giá mua trả ngay đã
có thuế GTGT)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm, trả góp tính bằng
số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả ngay)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán)
- Hàng kỳ tính số lãi phải trả về mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
- Khi thanh toán tiền cho người bán:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112
c. Giá trị TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp trong giai đoạn
triển khai:
- Khi phát sinh chi phí trong giai đoạn triển khai xét thấy kết quả triển khai không
thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất
8



thì tập hợp vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc tập hợp vào chi phí trả
trước dài hạn
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
hoặc
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có các TK 111, 112, 152, 153, 331…
- Khi xét thấy kết quả triển khai thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận quyền
sử dụng đất:
+ Tập hợp chi phí thực tế phát sinh ở giai đoạn triển khai để hình thành nguyên giá
TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang
Nợ TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 331,. . .
+ Khi kết thúc giai đoạn triển khai, kế toán phải xác định tổng chi phí thực tế phát
sinh hình thành nguyên giá quyền sử dụng đất:
Nợ TK 2131 – Quyền sử dụng đất
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.
d. Khi mua TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất cùng với mua nhà cửa, vật kiến
trúc trên đất thì phải xác định riêng biệt giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng
đất, TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc)
Nợ TK 2131 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá quyền sử dụng đất)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có)
Có các TK 111, 112, 331
e. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất nmua dưới hình thức trao đổi.
- Trường hợp trao đổi hai TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:
Khi trao đổi hai quyền sử dụng đất là TSCD vô hình đưa vào sử dụng ngay cho
hoạt động SXKD:
9



Nợ TK 2131 - TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất (Nguyên giá quyeenf sử
dụng đất nhận về ghi theo giá trị còn lại của quyền sử dụng đất đưa đi trao
đổi)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2143)
Có TK 2131 – Quyền sử dụng đất (Nguyên giá quyền sử dụng đất đưa
đi trao đổi).
- Trường hợp trao đổi TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất với TSCĐ vô hình khác:
+ Ghi giảm TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi (ví dụ Quyền sử dụng đất):
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 2131 –Nguyên giá quyền sử dụng đất
+Đồng thời phản ánh số thu nhập do trao đổi TSCĐ:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 3331 - Thuế GTGT (33311) (Nếu có).
+Ghi tăng TSCĐ vô hình nhận trao đổi về (ví dụ Giấy phép và giấy phép nhượng
quyền)
Nợ TK 2136 - TSCĐ vô hình (Giá trị hợp lý của giấy phép và giấy
nhượng quyền nhận về)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh
toán)
f. Khi có quyết định chuyển mục đích sử dụng của BĐS đầu tư là quyền sử dụng
đất sang TSCĐ vô hình:
Nợ TK 213 - Quyền sử dụng đất
Có TK 217 - BĐS đầu tư.
Đồng thời kết chuyển số hao mòn luỹ kế của BĐS đầu tư sang số hao mòn luỹ kế
của TSCĐ vô hình:
10



Nợ TK 2147 - Hao mòn BĐS đầu tư
Có TK 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình.
g. Khi mua TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất hình thành từ việc trao đổi thanh
toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của các công ty cổ phần,
nguyên giá quyền sử dụng đất là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành
liên quan đến quyền sở hữu vốn:
Nợ TK 2131- Quyền sử dụng đất
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111, 4112).
h. Khi doanh nghiệp nhận vốn góp liên doanh bằng quyền sử dụng đất, căn cứ vào
hồ sơ giao quyền sử dụng đất:
Nợ TK 2131-Quyền sử dụng đất
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111).
i. Khi đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức góp vốn bằng TSCĐ vô hình là
quyền sử dụng đất, căn cứ vào giá đánh giá lại của TSCĐ vô hình giữa doanh
nghiệp và công ty liên kết.
- Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp nhỏ hơn giá trị còn lại của quyền
sử dụng đất đưa đi góp vốn:
Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá t
rị còn lại của TSCĐ vô hình)
Có TK 2131 – Quyền sử dụng đất
-Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp lớn hơn giá trị còn lại của quyền
sử dụng đất đưa đi góp vốn:
Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2143)
Có TK 2131 – Quyền sử dụng đất
Có TK 711 - Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đã đánh giá lại và

giá trị còn lại của TSCD vô hình.
11


III.Khái quát về Công ty cổ phần Xây dựng Số 1
1.Giới thiệu công ty
• Tên Công ty: Công ty cổ phần xây dựng số1(Construction joint stock Co. No. 1)
• Tên viết tắt: VINACONEX NO.1 JSC
• Trụ sở chính: D9, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội
• Điện thoại: 844.38544057
• Fax: 38541679
• Email:
• Website:
• Lĩnh vực hoạt động:
1. Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp;
2. Xây dựng các công trình hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước và xử lý môi trường;
3. Xây dựng các công trình đường dây và trạm biến thế điện;
4. Kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh bất
5. Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;

6. Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám s
7. Kinh doanh khách sạn du lịch lữ hành;

8. Đại lý cho các hãng trong và ngoài nước kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiê
9. Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, xuất khẩu xây dựng;

10. Thiết kế tổng thể mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với công trình dân dụng và công ngh

11. Thiết kế hệ thống cấp thoát nước khu đô thị và nông thôn, xử lý nước thải và nước sinh hoạt


12. Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng khu đ
13. Thi công xây dựng cầu, đường;

14. Đo đạc, khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn phục vụ cho thiết kế công trình, lập dự án đầu t
15. Dịch vụ quản lý nhà ở đô thị và văn phòng cho thuê;
16. Sản xuất, gia công lắp đặt các sản phẩm cơ khí;
17. Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi; vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá;
12


18. Phá dỡ các công trình dân dụng và công nghiệp;
19. Cho thuê thiết bị, máy móc xây dựng; giàn giáo cốp pha;
20. Kinh doanh tài chính.
2. Trích dẫn nội dung kế toán xảy ra tại công ty VINACONEX
Ví dụ 1:

Vào ngày 15/02/1999, Tổng công ty đã đầu tư 50.000.000 đồng (bao gồm cả VAT 10%), cho v
* Hạch toán quá trình tăng TSCĐ như sau:
- Nguyên giá tài sản cố định = 50.000.000 – 10% x 50.000.000 = 45.000.000
- Hạch toán mua TSCĐ phục vụ hoạt động KD :
Nợ TK 2131

45.000.000

Nợ TK 1332

5.000.000

Có TK 112


50.000.000

- Hạch toán chuyển nguồn vốn:
Nợ TK 414
Có TK 411

50.000.000
50.000.000

Ví dụ 2:
Ngày 12/04/2004, công ty VINACONEX 1 quyết định mua 1 cửa hàng giới thiệu
sản phẩm vật liệu xây dựng tại số 319, đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình có
giá mua chưa có thuế là 100.000.000đ, thuế GTGT: 10.000.000đ , được thanh toán
bằng TGNH. Giá mua TSCĐ được phân tích: bản thân cửa hàng là 60.0000.000đ,
quyền sử dụng đất là 40.000.000đ. Các khoản chi phí trước khi sử dụng (gắn bảng
hiệu, đèn thắp sáng,…) được chi trả bằng tiền mặt là 2.000.000đ.
* Hạch toán quá trình tăng TSCĐ như ssu:
1.

Nợ TK 2112

60.000.000

Nợ TK 2131

40.000.000

Nợ TK 133

10.000.000

13


Có TK 112
2.

Nợ TK 2112:
Có TK 111:

110.000.000
2.000.000
2.000.000

Ví dụ 3:
Ngày 26/05/2009, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chấp thuận cho Công ty CP Xây
dựng số 1 (Vinaconex 1) chuyển đổi mục đích sử dụng lô đất rộng hơn 10.000 m2
tại phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ đất sản xuất kinh
doanh trước đây sang mục đích kinh doanh đất ở. Theo đó, Công ty CP Xây dựng
số 1 (Vinaconex 1) được phép thực hiện các công việc tiếp theo để lập và trình
duyệt Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà vườn kết hợp nhà ở liền kề trên lô đất nói
trên. Đây là khu đất đã được Công ty CP Xây dựng số 1 (Vinaconex 1) thuê trong
thời gian 30 năm với mục đích xây dựng nhà xưởng, trạm trộn bê tông thương
phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh (căn cứ theo Quyết định cho thuê đất số 90/QĐUB ngày 08/01/2003 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 762/QSDĐ ngày
28/02/2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh). Tháng 12/2003, Công ty CP Xây dựng
số 1 đã tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp và thi công lắp dựng trạm
trộn bê tông thương phẩm công suất 30m3/h và hệ thống kho xưởng đồng bộ, phục
vụ thi công các công trình của Công ty trên địa bàn thành phố Hạ Long như: chợ
Hạ Long I, khách sạn Suối Mơ, khách sạn Sài Gòn - Hạ Long,...
* Các chứng từ về quyền sử dụng đất:
- Quyết định cho thuê đất số 90/QĐ-UB ngày 08/01/2003

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 762/QSDĐ ngày 28/02/2003 của UBND
tỉnh Quảng Ninh
=> Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng,
san lấp mặt bằng (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình
trên đất)
Nợ TK 2131-Quyền sử dụng đất
Có TK 111,112

14


15



×