Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Báo Cáo Tổng Quan Về Cloud Computing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.59 KB, 15 trang )

Mục lục
Mục lục ................................................................................................................................. 1
1. Tổng quan .............................................................................................................. 2
2. Lịch sử của điện toán đám mây .............................................................................. 2
3. Khái niệm Cloud Computing ................................................................................... 2
4. Mô hình tổng quan .................................................................................................. 3
5. Lợi ích của Cloud Computing .................................................................................. 3
5.1.
Sức mạnh tính toán ....................................................................................... 3
5.2.
Lưu trữ dữ liệu lớn ......................................................................................... 4
5.3.
Bản quyền phần mềm .................................................................................... 4
5.4.
Sử dụng tài nguyên........................................................................................ 4
6.
u tr c p ân ớp của m
n
iện toán đám mây ............................................... 4
7.
ác t ức oạt đ n của iện toán đám mây ........................................................ 6
8.
ác m
n điện toán đám mây ............................................................................ 6
8.1.
Mô hình SaaS: Phần mềm hoạt đ ng như dịch vụ (SaaS - Software as a
Service) ...................................................................................................................... 6
8.1.1. Khái niệm: .................................................................................................. 6
8.1.2. M t số tính ch t của SaaS ......................................................................... 6
8.1.3. Kiến trúc..................................................................................................... 7
8.1.4. Ưu điểm ..................................................................................................... 7


8.1.5. Nhược điểm ............................................................................................... 8
8.2.
Mô hình PaaS: Nền tảng như m t dịch vụ (PaaS - Platform as a Service) ..... 8
8.2.1. Khái niệm: .................................................................................................. 8
8.2.2.
ặc trưng ................................................................................................... 9
8.2.3. Ưu điểm ..................................................................................................... 9
8.2.4. Nhược điểm ............................................................................................. 10
8.3.
Kết luận ....................................................................................................... 10
8.4.
Các mô hình triển k ai điện toán đám mây .................................................. 11
8.4.1.
ác đám mây c n c ng (public cloud).................................................... 11
8.4.2.
ác đám mây riên (Private c oud) .......................................................... 12
8.4.3.
ác đám mây ai (Hybrid c oud ) .............................................................. 13
8.4.4.
ác đám mây c n đồng ......................................................................... 14


1.

Tổng quan

Vài năm gần đây, “Cloud Computing” đang là khái niệm rất mới mẻ với chúng ta. Ứng dụng
của nó vô cùng phong phú gắn liền với mạng Internet. Do mạng là môi trường ảo nên vấn đề
mấu chốt của các ứng dụng chạy trên nó là dữ liệu. Việc xử lý, lưu trữ, bảo mật, quản lý dữ
liệu như thế nào là điều không đơn giản, nó đòi hỏi phải đầu tư lớn vào nhiều loại khác nhau

như phần cứng, phần mềm, mạng, thuê nhân viên, bảo trì, nâng cấp thiết bị,…Khi các doanh
nghiệp, công ty sử dụng dịch vụ Cloud Computing (điện toán đám mây), họ rất quan tâm đến
vấn đề này xong công nghệ của điện toán đám mây lại giúp họ giải quyết bài toán giảm thiểu
tối đa mọi chi phí cho việc xây dựng, phát triển, bảo trì ứng dụng. Nên họ chỉ cần tập trung
vào lĩnh vực kinh doanh của mình. Hiện nay có nhiều tập đoàn lớn đã và đang có sự đầu tư
khổng lồ vào hệ thống điện toán đám mây như Microsoft, IBM, Sun, Google, Amazon,…

2.

Lịch sử của điện toán đám mây

Năm 1960, John McCarthy, cha đẻ thuật ngữ “Trí thông minh nhân tạo”, dự báo rằng: “Một
ngày nào đó, điện toán sẽ được tổ chức như một thực thể công cộng (public entity).”
Thuật ngữ “đám mây” được mượn từ ngành viễn thông điện thoại khi dịch vụ Mạng cá nhân
ảo (Virtual Private Network – VPN) bắt đầu được cung cấp.
Amazon đóng vai trò chủ đạo trong lịch sử phát triển của công nghệ Cloud Computing với
việc hiện đại hóa toàn bộ trung tâm dữ liệu của họ vào năm 2006.
Nhận ra các ưu điểm của mô hình Cloud Computing, Amazon bắt đầu cung cấp các dịch vụ
khai thác các data centers của họ và Amazon Web Services ra đời.
Năm 2007, Google, IBM và 1 số trường đại học Mỹ tiến hành dự án nghiên cứu xây dựng
Cloud Computing quy mô lớn. Một số công ty khác như Microsoft và Salesforce cũng bắt
đầu nhập cuộc.

3.

Khái niệm Cloud Computing

Cloud Computing (điện toán đám mây) còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán
sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng internet. Thuật ngữ “đám mây” ở



đây chỉ mạng Internet. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ
thông tin đều được cung cấp dưới dạng dịch vụ, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ
công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó trong đám mây mà không cần có kiến thức, kinh
nghiệm về công nghệ đó.
Mọi thiết bị đều kết nối tới "đám mây". Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả
các khái niệm như phần mềm dịch vụ, và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng
công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng
những nhu cầu của người dùng.

Mô hình tổng quan

4.

Theo định nghĩa, các nguồn điện toán khổng lồ cung cấp các dịch vụ, phần mềm… sẽ nằm tại
các máy chủ áo(các đám mây) trên internet thay vì năm trong máy tính trong các gia đình,
văn phòng… để mọi người từ bất cứ đâu có thể kết nối và sử dụng bất cứ khi nào cần.

Mô hình tổng quan Cloud Computing
Hiện nay, các nhà cung cấp đưa ra nhiều dịch vụ cloud computing khác nhau theo nhiều
chuẩn riêng khác nhau. Do đó việc liên kết các cloud để cùng giải quyến một vấn đề lớn của
khách hàng vẫn còn là một vấn đề khó khăn. Chính vì vậy mà các nhà cung cấp có xu hướng
kết hợp nhiều đám mây lại thành “Sky computing”.

Lợi ích của Cloud Computing

5.

Cloud Computing ra đời có thể giải quyết nhiều bài toán liên quan đến hiệu năng cũng như
chi phí dành cho việc mua sắm bản quyền phần mềm, đầu tư trang thiết bị, bảo trì…


5.1. Sức mạnh tính toán
Sức mạnh điện toán mang lại bởi Cloud Computing đến từ:



Các trung tâm dữ liệu khổng lồ với hàng ngàn các siêu máy tính
Hệ thống tính toán song song, phân tán, tính toán dạng lưới.

Các doanh nghiệp/người dùng được sử dụng sức mạnh điện toán cực lớn với giá thành rất rất
rẻ so với việc tự đầu tư sở hữu một sức mạnh điện toán đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu công
việc.


5.2. Lưu trữ dữ liệu lớn
Với việc gia tăng về kích thước của dữ liệu theo thời gian thì việc nâng cấp phần cứng lưu trữ
của các doanh nghiệp cũng như các cá nhân có thể gây tốn kém cũng như cùng với đó là rủi
ro về việc mất dữ liệu do thiết bị hỏng hóc.
Cloud Computing cung cấp nhiều giải pháp lưu trữ dữ liệu tại các kho dữ liệu khổng lồ của
các nhà cung cấp dịch vụ. Các công ty lớn như Microsoft, Google… có hàng chục kho dữ
liệu rải rác nhiều nơi trên thế giới. Các công ty này có thể cung cấp cho các cá nhân, doanh
nghiệp, cũng như những người có nhu cầu về dịch vụ lưu trữ và quản lý dữ liệu với mức phí
tối thiểu hoặc miễn phí song lại cực kì an toàn.

5.3. Bản quyền phần mềm
Trong khi giá cả về bản quyền phần mềm chiếm một phần không nhỏ trong đầu tư trang thiết
bị, cơ sở hạ tầng, thì với việc ra đời của Cloud Computing với các yêu cầu về dịch vụ phần
mềm thì các chi phí về bản quyền sẽ được giảm thiểu đến mức tối đa tùy theo nhu cầu của
người sử dụng. Người sử dụng chỉ cần trả phí sử dụng dịch vụ mà không cần quan tâm đến
việc phải trả phí bản quyền như truyền thống trước đây.


5.4. Sử dụng tài nguyên
Việc mua sắm trang thiết bị có thể trở nên lãng phí nếu không sử dụng hết công suất cũng
như tính năng của nó. Trong khi lãng phí là điều mà hầu hết các cá nhân cũng như doanh
nghiệp đều muốn cắt giảm đến mức tối đa. Với các giải pháp về công nghê, Cloud
Computing có khả năng cung cấp cho người dùng về cơ sở hạ tầng thông qua các máy chủ ảo
của họ với các dịch vụ như PaaS (Platform as a Service), IaaS (Infrastructure as a Service),
SaaS (Software as a Service), dSaaS (data Storage as a Service)… nhằm cung cấp bất cứ các
yêu cầu nào của người sử dụng với chi phí cực kì thấp.

6.

u tr c phân ớp của mô hình iện toán đám mây

Về cơ bản, “điện toán đám mây” được chia ra thành
nhau:

lớp riêng biệt, có tác động qua lại lẫn


1. i nt Lớp Khách h ng): Lớp Client của điện toán đám mây bao gồm phần cứng và
phần mềm, để dựa vào đó, khách hàng có thể truy cập và sử dụng các ứng dụng/dịch vụ được
cung cấp từ điện toán đám mây. Ch ng hạn máy tính và đường dây kết nối Internet (thiết bị
phần cứng) và các trình duyệt web (phần mềm)….
2. pp ication Lớp ng ụng): Lớp ứng dụng của điện toán đám mây làm nhiệm vụ phân
phối phần mềm như một dịch vụ thông quan Internet, người dùng không cần phải cài đặt và
chạy các ứng dụng đó trên máy tính của mình, các ứng dụng dễ dàng được chỉnh sửa và
người dùng dễ dàng nhận được sự h trợ.
:
Các hoạt động được quản lý tại trung tâm của đám mây, chứ không nằm ở phía khách

hàng (lớp Client), cho phép khách hàng truy cập các ứng dụng từ xa thông qua Website.
Người dùng không còn cần thực hiện các tính năng như cập nhật phiên bản, bản vá l i,
download phiên bản mới… bởi ch ng sẽ được thực hiện từ các “đám mây”.
3. at orm Lớp Nền tảng): Cung cấp nền tảng cho điện toán và các giải pháp của dịch vụ,
chi phối đến cấu tr c hạ tầng của “đám mây” và là điểm tựa cho lớp ứng dụng, cho phép các
ứng dụng hoạt động trên nền tảng đó. Nó giảm nh sự tốn kém khi triển khai các ứng dụng
khi người dùng không phải trang bị cơ sở hạ tầng (phần cứng và phần mềm) của riêng mình.
4. Infrastructur Lớp
s hạ tầng): Cung cấp hạ tầng máy tính, tiêu biểu là môi trường
nền ảo hóa. Thay vì khách hàng phải bỏ tiền ra mua các server, phần mềm, trung tâm dữ liệu
hoặc thiết bị kết nối… giờ đây, họ vẫn có thể có đầy đủ tài nguyên để sử dụng mà chi phí
được giảm thiểu, hoặc thậm chí là miễn phí. Đây là một bước tiến hóa của mô hình máy chủ
ảo (Virtual Private Server).
5. rv r Lớp rv r - Máy chủ): Bao gồm các sản phẩm phần cứng và phần mềm máy
tính, được thiết kế và xây dựng đặc biệt để cung cấp các dịch vụ của đám mây. Các server


phải được xây dựng và có cấu hình đủ mạnh (thậm chí là rất mạnh) để đám ứng nhu cầu sử
dụng của số lượng động đảo người dùng và các nhu cầu ngày càng cao của họ.

7.

ách thức hoạt đ ng của iện toán đám mây

Để hiểu cách thức hoạt động của “đám mây”, tưởng tượng rằng “đám mây” bao gồm 2 lớp:
lớp Back-end và lớp Front-end.
Lớp ront-end là lớp người dùng, cho phép người dùng sử dụng và thực hiện thông qua giao
diện người dùng. Khi người dùng truy cập các dịch vụ trực tuyến, họ sẽ phải sử dụng thông
qua giao diện từ lớp ront-end, và các phần mềm sẽ được chạy trên lớp Back-end nằm ở
“đám mây”. Lớp Back-end bao gồm các cấu tr c phần cứng và phần mềm để cung cấp giao

diện cho lớp ront-end và được người dùng tác động thông qua giao diện đó.

8.

Các mô hình điện toán đám mây

8.1. Mô hình SaaS: Phần mềm hoạt đ ng như
Software as a Service)

ịch vụ (SaaS -

8.1.1. Khái niệm:
SaaS (Software as a Service), tiếng Việt tạm dịch là “phần mềm dịch vụ”. Theo định nghĩa
của hãng nghiên cứu toàn cầu IDC SaaS là “phần mềm hoạt động trên web, được quản lý bởi
nhà cung cấp và cho phép người sử dụng truy cập từ xa”. Còn theo Wikipedia, SaaS là 1 mô
hình dịch vụ phần mềm triển khai qua Internet ,trong đó, SaaS sẽ cung cấp giấy phép một ứng
dụng cho khách hàng để sử dụng một dịch vụ theo yêu cầu, hay còn gọi là “phần mềm theo
yêu cầu” . Mô hình SaaS cho phép các nhà cung cấp phát triển, lưu trữ và vận hành phần
mềm để khách hàng sử dụng . Thay vì mua các phần cứng và phần mềm để chạy một ứng
dụng, khách hàng chỉ cần một máy tính hoặc một máy chủ để tải ứng dụng và truy cập
internet để chạy phần mềm. Phần mềm này có thể được cấp phép cho một người dùng duy
nhất hoặc cho một nhóm người dùng.
Cloud Computing cung cấp các phần mềm hoạt động trên nền web, được quản lý bởi nhà
cung cấp và cho phép người sử dụng truy cập từ xa. SaaS sẽ cung cấp giấy phép một ứng
dụng cho khách hàng để sử dụng một số dịch vụ theo yêu cầu.
Như vậy, việc ứng dụng mô hình SaaS là có lợi cho cả 2 phía. Phía khách hàng sẽ tiết kiệm
được 1 khoản tiền khổng lồ do ko cần phải bỏ tiền ra mua hạ tầng ứng dụng để lưu trữ thông
tin và chi phí an ninh nếu phải duy trì hệ thống đó. Còn nhà cung cấp thì sẽ thu lợi nhuận từ
việc cung cấp các ứng dụng này cho khách hàng với chi phí hợp lý nhất.


8.1.2. Một số tính chất của SaaS
Tính ảo hoá : Lợi ích chính của ảo hóa là nó có thể tăng công suất của hệ thống mà không cần
lập trình thêm. Mặt khác, một số lượng đáng kể các chương trình có thể được yêu cầu để xây
dựng một ứng dụng hiệu quả.Kết hợp đa người dùng và ảo hóa cung cấp sự linh hoạt để điều
chỉnh hệ thống cho hiệu năng tối ưu .Việc ảo hóa hệ muốn được áp dụng cho SaaS cần phải
có hệ điều hành h trợ, các kỹ thuật ảo hóa, các ứng dụng ảo hóa và các thiết bị h trợ ảo hoá.


Tập hợp dữ liệu: Thay vì thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, với những biểu đồ cơ sở dữ liệu có
khả năng khác nhau, tất cả các dữ liệu cho tất cả khách hàng được lưu trong một lược đồ cơ
sở dữ liệu duy nhất (tức là nhiều người thuê). Vì vậy, các xu hướng truy vấn khai thác dữ liệu
chạy trên khách hàng và tìm kiếm sẽ đơn giản hơn nhiều.
Kênh bán hàng: Với các sản phẩm tập trung vào các thị trường chung, bán hàng online có thể
trở thành một chủ trương tốn kém. Các công ty SaaS tìm kiếm sự lựa chọn thay thế bằng cách
bán thông qua các đại lý và các đối tác liên minh của họ.

8.1.3. Kiến trúc
Nói ngắn gọn thì SaaS là tầng đầu tiên trong mô hình Cloud Computing – là mô hình triển
khai phần mềm từ 1 hệ tập trung sang chạy trên máy tính cục bộ (của người dùng cuối).

Kiến trúc SaaS






Cấp 1: Custom nơi m i khách hàng làm chủ phiên bản riêng của ứng dụng.
Cấp 2: Configurable cung cấp sự linh hoạt cấu hình thông qua metadata. Vì vậy mà
nhiều khách hàng có thể sử dụng mã của cùng một ứng dụng. Điều này cho phép các

nhà cung cấp để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của m i khách hàng thông qua các
tùy chọn cấu hình chi tiết, trong khi đơn giản hóa bảo trì và cập nhật của một cơ sở
mã chung.
Cấp 3: Configurable, Multi-Tenant-Efficient cung cấp một chương trình duy nhất để
phục vụ cho hàng ngàn, hàng vạn khách hàng cùng 1 lúc.
Cấp 4: Scalable, Configurable, Multi-Tenant-Efficient : cung cấp hiệu quả một kiến
tr c đa tầng để cho phép khả năng mở rộng giữa các máy chủ. Các nhà cung cấp có
thể tăng hoặc giảm công suất của hệ thống để phù hợp với nhu cầu bằng cách thêm
hoặc loại bỏ các máy chủ, mà không cần bất kỳ sự thay đổi nào của các ứng dụng
phần mềm kiến trúc.

8.1.4. Ưu điểm
Một số ưu điểm của mô hình SaaS:










Tiết kiệm tiền do không phải mua các máy chủ hoặc phần mềm khác để h trợ sử
dụng, tất cả mọi thứ đều được sử dụng thông qua trình duyệt.
Tập trung ngân sách vào lợi thế cạnh tranh hơn là cơ sở hạ tầng.
Khách hàng của các ứng dụng SaaS không cần lo lắng về việc cập nhật các bản vá l i
hay nâng cấp phần mềm bởi vì điều này đã được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch
vụ.
Cho phép nhiều người dùng cùng lúc.

Tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao.
Dễ sử dụng.
Đối với nhà cung cấp, họ chỉ phải duy trì một ứng dụng chung cho nhiều đơn vị nên
chi phí rẻ hơn so với kiểu hosting truyền thống.

Cách tiếp cận của SaaS là ASP (Application Service Provider). Các ASP cung cấp các thuê
bao đối với phần mềm được lưu trữ và phân phối trên mạng. ASP tính phí theo thời gian sử
dụng. Do đó, bạn không phải mua phần mềm mà chỉ thuê nó khi cần.

8.1.5. Nhược điểm
Một số nhược điểm của mô hình SaaS:






Người dùng sẽ bị phụ thuộc vào công nghệ mà nhà cung cấp đưa ra cho họ, giảm linh
hoạt và sáng tạo. Người sử dụng cảm thấy bức bối vì chỉ có quyền thực hiện những
việc trong phạm vi nhà quản trị cho phép.
Do phải cung cấp dịch vụ để đáp ứng cho nhiều đối tượng khách hàng, trong đó
những công ty lớn có khối lượng dữ liệu rất lớn nên đòi hỏi nhà cung cấp phải có hệ
thống máy chủ khổng lồ, nguồn tài chính hùng mạnh và phân bố hệ thống được ở
nhiều nơi. Do đó chỉ có các hãng công nghệ lớn trên thế giới mới có thể đáp ứng
được những yêu cầu đó như Microsoft, Google, IBM, Amazone,Yahoo,…
Chi phí bảo trì , phát triển và cả trách nhiệm cho các sản phẩm phần mềm cùng đội
ngũ nhân viên cũng sẽ tăng dần theo khối lượng dữ liệu khách hàng.
Với các ứng dụng triển khai online trên Web, nếu đường truyền Internet bị gián đoạn
thì ảnh hưởng rất lớn đến công việc của người dùng.


Do đó không phải công ty, doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng được SaaS.

8.2. Mô hình PaaS: Nền tảng như m t dịch vụ (PaaS - Platform as a
Service)
8.2.1. Khái niệm:
PaaS (Platform as a Service) h trợ việc triển khai ứng dụng mà không quan tâm đến chi phí
hay sự phức tạp của việc trang bị và quản lý các lớp phần cứng và phần mềm bên dưới. Nó
cung cấp tất cả các tính năng cần thiết để h trợ chu trình sống đầy đủ của việc xây dựng và
cung cấp một ứng dụng và dịch vụ web sẵn sàng trên internet mà không cần bất kì thao tác tải
hay cài đặt phần mềm cho những người phát triển , quản lý tin học , hay người dùng cuối.
Khi PaaS có sẵn như một dịch vụ, các developer có thể kiểm soát toàn bộ việc phát triển và
triển khai ứng dụng . PaaS cho phép các developer tạo ra các ứng dụng web tùy chỉnh và phát
hành nó một cách nhanh chóng , nhiều khi rắc rối là việc thiết lập hosting, servers, databases,
quá trình tương tác người dùng và những frameworks được đóng gói.


Mô hình PaaS
PaaS là một khái niệm được biết đến như một dịch vụ nền tảng Cloud Computing. Ứng dụng
PaaS là một biến thể của ứng dụng Software as a Server (SaaS).
PaaS còn được biết đến với một tên khác là cloudware.

8.2.2. Đặc trưng
Một ứng dụng PaaS bao gồm các đặc trưng sau đây:








Phục vụ cho việc phát triển, kiểm thử, triển khai và vận hành ứng dụng giống như là
môi trường phát triển tích hợp.
Cung cấp các công cụ khởi tạo với giao diện trên nền web.
Có kiến tr c đồng nhất.
Tích hợp dịch vụ web và cơ sở dữ liệu.
H trợ cộng tác nhóm phát triển.
Cung cấp các công cụ h trợ tiện tích khác.

8.2.3. Ưu điểm
Dịch vụ nền tảng (PaaS) đang ở thời kì đầu và được ưa chuộng ở những tính năng được ưa
thích bởi nó cung cấp dịch vụ phần mềm có tích hợp các yếu tố về nền tảng hệ thống.
Ưu điểm trong những dự án tập hợp những công việc nhóm có sự phân tán về địa lý.
Khả năng tích hợp nhiều nguồn của dịch vụ web.
Giảm chi phí ngoài lề khi tích hợp các dịch vụ về bảo mật, khả năng mở rộng, kiểm soát l i…


Giảm chi phí khi trừu tượng hóa công việc lập trình ở mức cao để tạo dịch vụ, giao diện
người dùng và các yếu tố ứng dụng khác.
Hướng việc sử dụng công nghệ để đạt được mục đích tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc phát
triển ứng dụng đa người dùng cho những người không chỉ trong nhóm lập trình mà có thể kết
hợp nhiều nhóm cùng làm việc.

8.2.4. Nhược điểm
Ràng buộc bởi nhà cung cấp: do giới hạn phụ thuộc vào dịch vụ của nhà cung cấp.
Giới hạn phát triển: độ phức tạp khiến nó không phù hợp với yêu cầu phát triển nhanh vì
những tính năng phức tạp khi hiện thực trên nền tảng web.

8.3. Kết luận
Với những ưu điểm to lớn của dịch vụ, một câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp là: nên xây
dựng mới hay sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp?

Nhiều doanh nghiệp có cả một danh sách phần cứng để chạy các ứng dụng như các cơ sở dữ
liệu , các máy chủ ứng dụng , các hệ thông quản lý thay đổi và các công cụ lần vết tìm l i .
Tuy vậy ngày nay danh sách này có thể dễ dàng vứt bỏ để thay bằng việc sử dụng các gói
phần mềm ấy dưới dạng một dịch vụ đang chạy trên một cơ sở hạ tầng của một nhà cung
cấp khác .
Toàn bộ ứng dụng mà một nhóm làm việc có thể phải sử dụng để quản lý một quá trình phát
triển có thể thuê với một khoản phí nhỏ sẽ giải phóng cho công ty khỏi phải đầu tư vào phần
cứng để chạy chúng . Ví dụ , thay vì mua một máy tính để chạy một hệ thống quản lý mã
nguồn (như Subversion hoặc Git, cả hai là mã nguồn mở và đều miễn phí), một nhóm làm
việc có thể sử dụng một dịch vụ quản lý thay đổi chúng như là GitHub. Công ty đằng sau
GitHub phải gánh chịu chi phí của các tài sản phần cứng và tính một chi phí sử dụng hợp lý
cho các tổ chức khác sử dụng dịch vụ Git của họ. Cùng một nguyên tắc thuê phần mềm như
là một dịch vụ từ các nhà cung cấp khác như thế này có thể được áp dụng cho việc lần vết tìm
l i , quản lý các bài kiểm thử và quản lý các yêu cầu.
Cũng có thể nói giống như vậy đối với các tài sản phần cứng hệ thống. Một doanh nghiệp có
thể vứt bỏ phần cứng nằm bên dưới của một ứng dụng web cụ thể để thay bằng việc chạy
ứng dụng trên phần cứng được cung cấp bởi Amazon, Google hoặc các đối tác khác. Các
công ty này quản lý khả năng mở rộng, sao lưu và thậm chí cả vấn đề bảo mật.
Ví dụ bằng cách sử dụng AppEngine của Google một công ty CNTT có thể hạ thấp tổng chi
phí mua một cơ sở hạ tầng để chạy các ứng dụng cần thiết. Và họ có thể triển khai các ứng
dụng đó nhanh hơn vì vô số các mối quan tâm đan chéo nhau, kết hợp với việc triển khai ứng
dụng và quản lý đã được tính đến và vì thế được cung cấp cho họ (với nhiều khả năng là theo
một cách tốt hơn).
Nhanh và rẻ không còn có nghĩa là chất lượng thấp. Ngược lại phát triển PaaS là một cách
tiếp cận chiến thuật đã được định hình và một quy trình vứng vàng để nhấn mạnh chất lượng.


8.4. Các mô hình triển khai điện toán đám mây

8.4.1. Các đám mây công cộng (public cloud)

Là các dịch vụ đám mây được một bên thứ ba (người bán) cung cấp. Chúng tồn tại ngoài
tường lửa công ty và ch ng được lưu trữ đầy đủ và được nhà cung cấp đám mây quản lý.
Các đám mây công cộng cố gắng cung cấp cho người tiêu dùng với các phần tử công nghệ
thông tin tốt nhất. Cho dù đó là phần mềm, cơ sở hạ tầng ứng dụng hoặc cơ sở hạ tầng vật lý,
nhà cung cấp đám mây chịu trách nhiệm về cài đặt, quản lý, cung cấp và bảo trì. Khách hàng
chỉ chịu phí cho các tài nguyên nào mà họ sử dụng, vì thế cái chưa sử dụng được loại bỏ.
Tất nhiên điều này liên quan đến chi phí. Các dịch vụ này thường được cung cấp với "quy
ước về cấu hình," nghĩa là ch ng được phân phối với ý tưởng cung cấp các trường hợp sử
dụng phổ biến nhất. Các tùy chọn cấu hình thường là một tập hợp con nhỏ hơn so với những
gì mà ch ng đã có nếu nguồn tài nguyên đã được người tiêu dùng kiểm soát trực tiếp. Một
điều khác cần lưu ý là kể từ khi người tiêu dùng có quyền kiểm soát một ch t trên cơ sở hạ
tầng, các quy trình đòi hỏi an ninh chặt chẽ và tuân thủ quy định dưới luật không phải lúc nào
cũng thích hợp cho các đám mây chung.


Một đám mây công cộng là sự lựa chọn rõ ràng khi







Phân bố tải workload cho các ứng dụn được sử dụng bởi nhiều n ười, chẳng hạn
n ư e-mail.
Bạn cần phải thử nghiệm và phát triển các mã ứng dụng.
Bạn có các ứng dụng SaaS từ m t nhà cung c p có m t chiến ược an ninh thực
hiện tốt.
Bạn cần ia tăn c n su t (khả năn bổ sun năn ực cho máy tính cao nhiều lần).
Bạn đan t ực hiện các dự án hợp tác.

Bạn đan àm m t dự án phát triển phần mềm quảng cáo bằng cách sử dụng PaaS
cung c p các đám mây.

8.4.2. Các đám mây riêng (Private cloud)
Là các dịch vụ đám mây được cung cấp trong doanh nghiệp. Những đám mây này tồn tại bên
trong tường lửa công ty và ch ng được doanh nghiệp quản lý.
Các đám mây riêng đưa ra nhiều lợi ích giống như các đám mây chung thực hiện với sự khác
biệt chính: doanh nghiệp có trách nhiệm thiết lập và bảo trì đám mây này. Sự khó khăn và chi
phí của việc thiết lập một đám mây bên trong đôi khi có thể có chiều hướng ngăn cản việc sử
dụng và chi phí hoạt động liên tục của đám mây có thể vượt quá chi phí của việc sử dụng một
đám mây chung.
Các đám mây riêng đưa ra nhiều lợi thế hơn so với loại chung. Việc kiểm soát chi tiết hơn
trên các tài nguyên khác nhau đang tạo thành một đám mây mang lại cho công ty tất cả các
tùy chọn cấu hình có sẵn. Ngoài ra, các đám mây riêng là lý tưởng khi các kiểu công việc


đang được thực hiện không thiết thực cho một đám mây chung, do đ ng với các mối quan
tâm về an ninh và về quản lý.

Một đám mây riêng là sự lựa chọn rõ ràng khi:




Việc kinh doanh của bạn gắn với dữ liệu và các ứng dụng của bạn. Vì vậy, việc
kiểm soát là bảo mật chiếm phần lớn công việc.
Việc kinh doanh của bạn là m t phần của m t ngành công nghiệp phải phù hợp với
an ninh nghiêm ngặt và các v n đề bảo mật dữ liệu.
Công ty của bạn à đủ lớn để chạy m t dữ liệu trun tâm điện toán đám mây có iệu
quả.


8.4.3. Các đám mây lai (Hybrid cloud )
Là một sự kết hợp của các đám mây công cộng và riêng. Những đám mây này thường do
doanh nghiệp tạo ra và các trách nhiệm quản lý sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà
cung cấp đám mây công cộng. Đám mây lai sử dụng các dịch vụ có trong cả không gian công
cộng và riêng.
Các đám mây lai là câu trả lời khi một công ty cần sử dụng các dịch vụ của cả hai đám mây
riêng và công cộng. Theo hướng này, một công ty có thể phác thảo các mục tiêu và nhu cầu
của các dịch vụ và nhận được chúng từ đám mây công cộng hay riêng, khi thích hợp. Một
đám mây lai được xây dựng tốt có thể phục vụ các quy trình nhiệm vụ tới hạn, an toàn, như
nhận các khoản thanh toán của khách hàng, cũng như những thứ là không quan trọng bằng
kinh doanh, như xử lý bảng lương nhân viên.
Hạn chế chính với đám mây này là sự khó khăn trong việc tạo ra và quản lý có hiệu quả một
giải pháp như vậy. Phải có thể nhận được và cung cấp các dịch vụ lấy từ các nguồn khác nhau


như thể chúng có nguồn gốc từ một ch và tương tác giữa các thành phần riêng và chung có
thể làm cho việc thực hiện thậm chí phức tạp hơn nhiều. Do đây là một khái niệm kiến trúc
tương đối mới trong điện toán đám mây, nên cách thực hành và các công cụ tốt nhất về loại
này tiếp tục nổi lên và bất đắc dĩ chấp nhận mô hình này cho đến khi hiểu rõ hơn.

Dưới đây là một vài tình huống mà một môi trường hybrid là tốt nhất.






Công ty của bạn muốn sử dụng m t ứng dụn SaaS n ưn quan tâm về bảo mật .
Nhà cung c p SaaS có thể tạo ra m t đám mây riên c ỉ cho công ty của bạn bên

tron tường lửa của họ. Họ cung c p cho bạn m t mạng riêng ảo (VPN) để bổ sung
bảo mật.
Công ty của bạn cung c p dịch vụ được t ay đổi cho thị trường khác nhau. Bạn có
thể sử dụng m t đám mây c n c n để tươn tác với k ác àn n ưn iữ dữ
liệu của họ được bảo đảm trong vòng m t đám mây riên .
Các yêu cầu quản lý của điện toán đám mây trở nên phức tạp ơn n iều khi bạn cần
quản lý dữ liệu cá nhân, công c ng, và truyền thống t t cả với nhau. Bạn sẽ cần phải
thêm các khả năn c o p ù ợp với các m i trường.

8.4.4. Các đám mây cộng đồng
Là các đám mây được chia sẻ bởi một số tổ chức và h trợ một cộng đồng cụ thể có mối quan
tâm chung (ví dụ: chung sứ mệnh, yêu cầu an ninh, chính sách .. ) Nó có thể được quản lý bởi
các tổ chức hoặc một bên thứ ba. Một đám mây cộng đồng có thể được thiết lập bởi một số tổ
chức có yêu cầu tương tự và tìm cách chia sẻ cơ sở hạ tầng để thực hiện một số lợi ích của
điện toán đám mây.Tùy chọn này là tốn kém hơn nhưng có thể đáp ứng về sự riêng tư, an
ninh hoặc tuân thủ các chính sách tốt hơn.




×