Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

HƯỚNG dẫn GIẢI bài tập DI TRUYỀN MOOCGAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.64 KB, 7 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP
CÁC ĐỊNH LUẬT DI TRUYỀN CỦA MOOCGAN
MỤC TIÊU:
- Phân biệt được các dạng bài tập vận dụng định luật di truyền của Moocgan
- Thiết kế được các bài tập vận dụng các định luật di truyền của Moocgan.
- Nêu được phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập.
NỘI DUNG:
5.1. Các dạng bài tập cơ bản
5.1.1. Bài tập vận dụng định luật liên kết gen và hoán vị gen
Nhận biết bài tập vận dụng định luật liên kết gen và hoán vị gen thông qua
việc so sánh với tỉ lệ phân li kiểu hình trong trường hợp phân li độc lập, được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng. Nhận biết bài toán liên kết và hoán vị gen
Phép lai

Phân li độc lập

Với F1. 2 cặp gen dị hợp

Liên kết gen

Hoán vị gen

F1. 2 cặp gen dị hợp

F1. 2 cặp gen dị hợp

Dị hợp

F2. 9 : 3 : 3 : 1


F2. 3 : 1 hoặc 1 : 2 : 1

F2. khác 9 : 3 : 3 : 1

Phân tích

F B. 1 : 1 : 1 : 1

FB. 1 : 1

FB. khác 1 : 1 : 1 : 1

a. Bài tập thuộc quy luật liên kết hoàn toàn
Đề bài cho hoặc xác định được đầy đủ các yếu tố sau :
- Lai hai hoặc nhiều cặp tính trạng, có quan hệ trội lặn; ít nhất một cơ thể đem
lai dị hợp về hai cặp gen thì tỉ lệ con lai giống với tỉ lệ lai một cặp tính trạng của
Menđen.
- Cơ thể đem lai dị hợp 3 cặp gen trở lên, nằm trên hai cặp NST tương đồng,
thế hệ con lai cho 16 tổ hợp hoặc tỉ lệ con lai là 1 : 1 : 1 : 1 (trong phép lai phân
tích) thì có thể suy ra cơ thể dị hợp 3 cặp gen đó chỉ cho 4 loại giao tử có tỉ lệ ngang
nhau, tức là phải có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.
b. Bài tập thuộc quy luật hoán vị gen
Phép lai từ hai cặp tính trạng trở lên, có quan hệ trội lặn, tỉ lệ kiểu hình ở đời
con không phải là tỉ lệ của định luật phân li độc lập và của liên kết gen hoàn toàn.


5.1.2. Bài tập vận dụng định luật di truyền liên kết với giới tính
a. Gen nằm trên NST Y: Tuân theo quy luật ‘di truyền thẳng’, tức chỉ truyền cho
những cá thể mang NST giới tính XY.
b. Gen nằm trên NST X: Với 2 alen tổ hợp, dẫn đến xuất hiện 5 kiểu gen, phân bố

như sau: XAXA, XAXa, XaXa, XAY, XaY và xuất hiện các phép lai một tính trạng:
P. XAXA x XAY → F1. 100% mang tính trạng trội
P. XAXa x XAY → F1. 3 trội : 1 lặn
P. XaXa x XAY → F1. 1trội : 1 lặn
P. XAXA x XaY → F1. 100% mang tính trạng trội
P. XAXa x XaY → F1. 1trội : 1 lặn
P. XaXa x XaY → F1. 100% mang tính trạng lặn
c. Nhận dạng bài tập thuộc quy luật di truyền liên kết với giới tính:
- Gen nằm trên NST giới tính.
- Hoặc từ đề bài xác định được tính trạng phân bố không đều giữa cá thể đực
và cá thể cái.
5.2. Thiết kế các bài tập vận dụng các định luật di truyền của Moocgan
Sinh viên dựa vào các công thức trên và kiến thức đã học về hiện tượng di
truyền vận dụng định luật của Moocgan để thiết kế các bài tập thuộc các dạng trên
(mỗi sinh viên thiết kế ít nhất 5 bài tập).
5.3. Hướng dẫn học sinh phổ thông giải bài tập
5.3.1. Phương pháp xác định tần số hoán vị gen (f%)
a. Tính tần số hoán vị gen dựa vào loại giao tử mang gen liên kết hay giao tử mang
gen hoán vị
f% = ∑% các loại giao tử hoán vị
f% = % 1 loại giao tử hoán vị x số loại giao tử hoán vị
f% = 100% - (% 1 loại giao tử liên kết x số loại giao tử liên kết)
b. Tính tần số hoán vị gen trong phép lai phân tích
f% = ∑% các loại kiểu hình chiếm tỉ lệ thấp


5.3.2. Cách viết các loại giao tử khi có hoán vị gen
- Các cặp gen dị hoặp nằm trên một cặp NST tương đồng, có hoán vị gen ở
một điểm:
+ AB


giao tử liên kết AB, ab

ab

giao tử hoán vị Ab, aB

+ Ab

giao tử liên kết Ab, aB

aB

giao tử hoán vị AB, ab

+ ABC hoán vị giữa A và a

giao tử liên kết ABC, abc

abc
giao tử hoán vị Abc, aBC
- Cơ thể có 3 cặp gen dị hợp nằm trên 2 cặp NST tương đồng:
BD

giao tử liên kết ABD, Abd, aBD, abd

bd

giao tử hoán vị ABd, AbD, aBd, abD


+ Aa
AB
+

giao tử liên kết ABD, Abd, abD, abd
Dd

ab
5.3.3. Cách giải bài tập

giao tử hoán vị Abd, AbD, aBd, aBD

Các bước giải bài tập cũng giống như các bước giải bài tập vận dụng định luật
di truyền của Menđen nhưng cần chú ý bước xác định kiểu gen của P:
- Phải xác định bài toán thuộc quy luật liên kết gen hay hoán vị gen (dựa vào
việc so sánh với bài tập định luật phân li độc lập) hoặc quy luật di truyền liên kêt
với giới tính (tỉ lệ kiểu hình phân bố không đều trong các cá thể đực, cái).
- Chọn một kiểu hình phù hợp ở con lai (kiểu hình càng nhiều tính trạng lặn
càng dễ phân tích) để phân tích xác định kiểu liên kết gen và kiểu gen của bố mẹ,
đồng thời xác định tần số hoán vị gen (nếu có hoán vị gen) hoặc dựa vào kết quả
của những con đực để tìm kiểu gen của mẹ, dựa vào kết quả ở những con cái để tìm
kiểu gen của bố (nếu có di truyền liên kết với giới tính).
BÀI TẬP VẬN DỤNG :
Sinh viên giải và thực hành hướng dẫn HS giải các bài tập sau:


Bài 1. Ở một loài thực vật, khi cho lai hai cây đều thân cao, quả tròn với nhau thì
thế hệ lai thu được 375 cây cao, tròn và 125 cây thấp, bầu dục. Xác định quy luật di
truyền chi phối phép lai và viết sơ đồ lai.
Bài 2.

1. Cho ruồi giấm thân xám, cánh dài giao phối với nhau, ở thế hệ lai thu được
70% ruồi thân xám, cánh dài : 20% ruồi thân đen, cánh cụt : 5% ruồi thân xám,
cánh cụt : 5% ruồi thân đen, cánh dài. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
2. Khi cho ruồi giấm thân xám, cánh dài, lông mềm giao phối với nhau, thế hệ
lai thu được 25% ruồi thân xám, cánh cụt, lông cứng : 50% ruồi thân xám, cánh dài,
lông mềm : 25% ruồi thân đen, cánh dài, lông mềm. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
Biết rằng có hiện tượng một gen quy định hai tính trạng độ dài cánh và độ cứng của
lông.
Bài 3. Cho biết ở một loài thực vật, quả tròn trội so với quả dài, chín sớm trội so với
chín muộn.
- Phép lai 1. Cho lai giữa cây quả tròn, chín sớm với cây quả dài, chín muộn
thu được F1 gồm 60 cây quả tròn, chín muộn; 60 cây quả dài, chín sớm; 15 cây quả
tròn, chín sớm và 15 cây quả dài, chín muộn.
- Phép lai 2. Cho lai giữa cây quả tròn, chín sớm với cây quả dài, chín muộn
thu được F1 gồm 80 cây quả tròn, chín sớm; 80 cây quả dài, chín muộn; 20 cây quả
tròn, chín muộn và 20 cây quả dài, chín sớm.
1. Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên.
2. Cho cây quả tròn, chín sớm P trong phép lai 1 giao phấn với cây quả tròn,
chín sớm P trong phép lai 2 thu được ở F 1 có 5% số cây có quả dài, chín muộn. Hãy
biện luận và lập sơ đồ lai. Biết rằng cấu trúc NST của một trong hai cây mang lai
không thay đổi trong giảm phân.
Bài 4. Khi cho hai cá thể F1 đều dị hợp hai cặp gen và có kiểu hình là hạt tròn, màu
trắng giao phấn với nhau. Trong số các kiểu hình xuất hiện ở F 2 thấy số cây có hạt
dài, màu tím chiếm 4%.
Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và các tính trội đều trội hoàn
toàn.


Hãy xác định những trường hợp có thể xảy ra và lập sơ đồ lai cho mỗi trường
hợp đó.

Bài 5. Các cá thể đều có các cặp gen nằm trên cùng một cặp NST tương đồng. Cho
P mang các cặp tính trạng tương phản lai với nhau được F 1 đồng loạt cho các cây
thân cao, quả tròn, ngọt. Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân li theo tỉ lệ: 68,0625%
cây cao, quả tròn, ngọt : 18,0625% cây thấp, quả bầu dục, chua : 6,9375% cây cao,
quả bầu dục, chua : 6,9375% cây thấp, quả tròn, ngọt
Biết mọi diễn biến NST của các cây F1 trong giảm phân đều giống nhau.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
Bài 6. Ở một loài thực vật, mỗi tính trạng do một gen quy định.
Cho cây thân cao, hạt tròn, chín sớm giao phấn với cây thân thấp, hạt dài, chín
muộn; F1 thu được 100% các cây có thân cao, hạt tròn, chín sớm. Cho các cây F 1 tự
thụ phấn, thu được ở F2 tỉ lệ kiểu hình như sau: 56,25% cây thân cao, hạt tròn, chín
sớm : 18,75% cây thân cao, hạt dài, chín muộn : 18,75% cây thân thấp, hạt tròn,
chín sớm : 6,25% cây thân thấp, hạt dài, chín muộn.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Bài 7. Cho cây quả tròn, màu xanh giao phấn với cây có quả dài, màu trắng thu
được F1 đồng loạt là các cây có quả tròn, màu trắng. Cho các cây F 1 tự thụ phấn
được F2 có 1100 cây gồm các loại kiểu hình, trong đó có 231 cây cho quả dài, màu
trắng.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến NST của các tế bào
sinh hạt phấn và các tế bào sinh noãn đều giống nhau trong giảm phân.
Biện luận và viết sơ đồ lai.
Bài 8. Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X quy định. Gen trội M cũng nằm
trên X quy định kiểu hình bình thường.
1. Hãy giải thích và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp sau:
a. Trong một gia đình, bố mẹ bình thường, có con trai bị mù màu.
b. Trong một gia đình, có 1/2 số con trai và 1/2 số con gái mù màu, số còn lại
bình thường gồm có trai và gái.


2. Bố mẹ đều không bị mù màu, sinh được 1 con gái không bị mù màu và 1

con trai bị mù màu. Con gái lớn lên lấy chồng không bị mù màu thì có thể sinh ra
đứa cháu bị mù màu không? Với xác suất là bao nhiêu phần trăm?
Bài 9. Ở mèo, gen D quy định màu lông đen, gen d quy định màu lông hung. Cặp
gen dị hợp Dd quy định màu lông tam thể. Biết các gen nói trên nằm trên NST giới
tính X.
1. Hãy viết kiểu gen quy định các kiểu hình có thể có ở mèo đực và mèo cái và
giải thích tại sao ở các cơ thể mèo đực bình thường không thể có màu lông tam thể.
2. Mèo cái tam thể có thể tạo ra từ những cặp bố mẹ như thế nào? Lập sơ đồ
lai minh hoạ.
3. Trong mọt phép lai thu được 1 mèo đực lông đen, 1 mèo đực lông hung, 1
mèo cái lông hung và 1 mèo cái lông tam thể thì kiểu gen và kiểu hình của cặp bố
mẹ như thế nào? Giải thích và lập sơ đồ lai.
Cho biết các quá trình giảm phân và thụ tinh đều bình thường.
Bài 10. Ở người, hai gen lặn d gây bệnh teo cơ và m gây bệnh mù màu, hai gen trội
D và M quy định cơ phát triển bình thường và việc nhìn màu bình thường. Các gen
trên liện kết trên NST giới tính X.
1. Hãy viết các kiểu gen liên quan đến hai tính trạng trên.
2. Xác định kiểu gen, kiểu hình của các con trong các trường hợp sau:
a. Bố chỉ bị teo cơ, mẹ chỉ bị mù màu.
b. Mẹ mang cả hai gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh, bố chỉ bị mù
màu.
3. Xác định kiểu gen của bố mẹ và lập sơ đồ lai trong các trường hợp sau:
a. Bố mẹ đều có kiểu hình bình thường, sinh được con trai bị cả hai bệnh.
b. Mẹ bình thường sinh được con gái bị cả hai bệnh.
Bài 11. Ở một loài chim, tính trạng chiều cao của chân và độ dài lông đuôi được chi
phối bởi hiện tượng một gen quy định một tính trạng.
Cho chim thuần chủng chân cao, lông đuôi dài giao phối với chim chân thấp,
lông đuôi ngắn thu được F1 đồng loạt chân cao, lông đuôi dài.



1. Cho chim mái F1 giao phối với chim trống chân thấp, lông đuôi ngắn thu
được F2 gồm: 25% chim trống chân cao, lông đuôi dài; 25% chim trống chân thấp,
lông đuôi dài; 25% chim mái chân cao, lông đuôi ngắn; 25% chim mái chân thấp,
lông đuôi ngắn
2. Cho chim trống F1 giao phối với chim mái có kiểu gen chưa biết được F 2 có
kiểu hình gồm: 37,5% chân cao, lông đuôi dài; 37,5% chân cao, lông đuôi ngắn;
12,5% chân thấp, lông đuôi dài; 12,5% chân thấp, lông đuôi ngắn.
Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên.



×