Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây lắp điện lực Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.37 KB, 55 trang )

Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP.............5
1.1.Khái niệm và vai trò của quản lý nguyên vật liệu..........................................................................5
1.1.1.Khái niệm quản lý nguyên vật liệu.............................................................................................5
1.1.2.Vai trò của quản lý nguyên vật liệu............................................................................................5
1.2.Nội dung cơ bản về quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. ...............................................6
1.2.1.Một số vấn đề chung về nguyên vật liệu...................................................................................6
1.2.1.1.Khái niệm về nguyên vật liệu..................................................................................................6
1.2.1.2.Đặc điểm của nguyên vật liệu.................................................................................................7
1.2.1.3.Vai trò cuả nguyên vật liệu.....................................................................................................7
1.2.1.4.Phân loại nguyên vật liệu........................................................................................................8
1.2.1.5.Đánh giá nguyên vật liệu......................................................................................................10
1.2.2. Xác định định mức nguyên vật liệu. .......................................................................................10
1.2.3. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.......................................................................................12
1.2.4. Hoạt động mua nguyên vật liệu..............................................................................................14
1.2.4.1. Tìm kiếm lựa chọn nguồn cung ứng.....................................................................................14
1.2.4.2. Đàm phán và ký kết hợp đồng.............................................................................................15
1.2.5. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu.............................................................................................16
1.2.5.1. Tiếp nhận và bảo quản.........................................................................................................16
1.2.5.2. cấp phát nguyên vật liệu......................................................................................................18
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguyên vật liệu...................................................20
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.....................................................................................20
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp......................................................................................20
1.4.Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty......................21
1.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp......................................................................................22


1.5. Kết luận......................................................................................................................................23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP ĐIỆN LỰC HÀ NỘI................................................................................................24
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây lắp điện lực Hà Nội.........................24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây lắp điện lực Hà
Nội....................................................................................................................................................24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây lắp điện lực Hà Nội..........25
2.1.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây lắp điện lực Hà Nội. 29
2.2. Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây lắp điện
lực Hà Nội.........................................................................................................................................29

SV: Lê Thị Hà

1

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

2.2.1. Thực trạng về công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây lắp
điện lực Hà Nội.................................................................................................................................29
2.2.1.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm..............................................................29
2.2.1.2. Đặc điểm của sản phẩm......................................................................................................30
2.2.1.3 Đăc điểm, phân loại nguyên vật liệu.....................................................................................31
2.2.2.4. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu..........................................................................................32
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây
lắp điện lực Hà Nội...........................................................................................................................35

2.3.1. Ưu điểm trong công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty. ...............................................35
2.3.2. Nhược điểm trong công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty...........................................36
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư
và xây lắp điện lực Hà Nội.................................................................................................................36
2.4.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.....................................................................................37
2.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp......................................................................................37
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP ĐIỆN LỰC HÀ NỘI...................................................................................40
3.1. Định hướng phát triển của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây lắp điện lực Hà Nội đến năm
2020..................................................................................................................................................40
3.1.1. Định hướng phát triển chung của công ty đến năm 2020.......................................................40
3.1.2. Phân tích theo ma trận SWOT................................................................................................41
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây
lắp điện lực Hà Nội...........................................................................................................................43
3.2.1. Đánh giá công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty............................................................43
3.2.2. Sự cần thiết hoàn thiện quaner lý nguyên vật liệu tại Công ty................................................45
3.3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty.............................45
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................52
PHỤ LỤC 1 : Tình hình tài sản – nguồn vốn 2013 - 2015.......................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................55

LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý nguyên vật liệu là một trong những hoạt động cơ bản của mọi công
ty, ảnh hưởng tới chi phí, giá thành sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì thế nên việc quản lý và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết để đảm bảo cho
quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong
mọi thời điểm. Làm tốt việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản
SV: Lê Thị Hà


2

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

xuất từ đó có thể đưa ra phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức tốt
công tác quản lý nguyên vật liệu, nhiệm vụ và kế hoạch cung ứng nguyên vật
liệu là công việc không thể thiếu và là cơ sở để sử dụng và dự trữ nguyên vật
liệu hợp lý. Trong quá trình kinh doanh thì việc tồn tại nguyên vật liệu dự trữ là
những bước đệm cần thiết đảm bảo cho quá trình hoạt động liên tục của doanh
nghiệp, các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất khó áp dụng tiến hành
sản xuất kinh doanh đến đâu thì mua nguyên vật liệu đến đó mà cần phải có
nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận
nhưng lại có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành liên
tục. Do vậy nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn.
Nếu dự trữ quá ít sẽ có thể làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn,
gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo.
Nguyên vật liệu là một trong những tài sản lưu động của doanh nghiệp,
thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Quản lý và sử dụng hợp
lý chúng có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của
doanh nghiệp. Do đó, bất kì một doanh nghiệp cũng cần đánh giá đúng vai trò
của công tác quản lý nguyên vật liệu và kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng
nguyên vật liệu trong doanh nghiệp mình.
Nội dung của việc quản lý và cung cấp nguyên liệu đầu vào là vấn đề có tính
chất chiến lược, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình sản
xuất kinh doanh của mình. Trong thực tế 4 năm vừa qua, công ty đã hoạt động

hiệu quả, phát triển nhanh chóng nhưng vẫn cần hoàn thiện một số nội dung
trong công tác quản trị nguyên vật liệu để đáp ứng ngày càng cao hoạt động sản
xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường
sản phẩm xay lắp điện lực của công ty.
Từ ý nghĩa và tầm quan trọng trên, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công
tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây lắp điện
lực Hà Nội”
Bố cục của chuyên đề bao gồm ba chương.
SV: Lê Thị Hà

3

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Chương 1: Cơ sở lí luận chung về công tác quản lý nguyên vật liệu tại
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý nguyên vật liệu của công ty tư vấn đầu tư
và xây lắp điện lực Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật
liệu tại công ty tư vấn đầu tư và xây lắp điện lực Hà Nội.

SV: Lê Thị Hà

4


Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ
NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.Khái niệm và vai trò của quản lý nguyên vật liệu
1.1.1.Khái niệm quản lý nguyên vật liệu.
Quản lý nguyên vật liệu là toàn bộ các hoạt động từ việc nhận hàng từ nhà
cung cấp, lưu trữ bảo quản nguyên vật liệu một cách khoa học, cung cấp nguyên
vật liệu cho sản xuất một cách chính xác, kịp thời, giải quyết các vấn đề phát
sinh về chất lượng, sai sót về số lượng trước và trong quá trình sản xuất.[4;tr9]
1.1.2.Vai trò của quản lý nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một trong những tài sản lưu động của doanh nghiệp,
thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Quản lý và sử dụng hợp
lý chúng có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của
doanh nghiệp. Do đó, bất kì một doanh nghiệp cũng cần đánh giá đúng vai trò
của công tác quản lý nguyên vật liệu và kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng
nguyên vật liệu trong doanh nghiệp mình.
Như chúng ta đã biết nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cấu thành của
quá trình sản xuất (sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động), nội
dung cơ bản của đối tượng lao động là nguyên vật liệu. Nếu xét về mặt vật chất
thì nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chất lượng
sản phẩm. Chất lượng của nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
sản phẩm. Xét về mặt giá trị thì tỷ trọng các yếu tố nguyên vật liệu chiếm phần
lớn trong cơ cấu giá thành. Còn xét về lĩnh vực vốn thì tiền bỏ ra mua nguyên
vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động của các doanh nghiệp. Do đó,

việc đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với
mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất phải
thực hiện tốt các yêu cầu sau:

SV: Lê Thị Hà

5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Đảm bảo cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất. Tính kịp thời là
yêu cầu về mặt lượng của sản xuất. Phải luôn đảm bảo để không xảy ra tình
trạng thiếu nguyên vật liệu làm cho sản xuất bị gián đoạn.
Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, chủng loại và quy cách của nguyên vật
liệu. Tính kịp thời phải gắn liền với đủ về số lượng và đúng về chất lượng. Đây
là một yêu cầu của công tác phục vụ. Nếu cung cấp kịp thời nhưng thừa về số
lượng và chất lượng không đảm bảo thì hiệu quả sản xuất sẽ không cao. Về mặt
quy cách và chủng loại cũng là yếu tố quan trọng, nếu cung cấp kịp thời, đủ số
lượng, đảm bảo chất lượng nhưng sai quy cách và chủng loại sẽ gây nhiều thiệt
hại cho sản xuất, thậm chí sản xuất còn bị gián đoạn.
Đảm bảo cung cấp đồng bộ. Tính đồng bộ trong cung cấp cũng có ý nghĩa
tương tự như tính cân đối trong sản xuất. Tính đồng bộ hoàn toàn không phải là
sự bằng nhau về số lượng mà đó chính là quan hệ tỷ lệ do định mức tiêu hao
nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm quyết định. Nếu cung cấp không đồng
bộ (tức là không đảm bảo quan hệ tỷ lệ) thì sản xuất sẽ không mang lại hiệu quả

cao. Tính đồng bộ trong cung ứng được thể hiện qua nội dung của kế hoạch tiến
độ mua sắm nguyên vật liệu.
1.2.Nội dung cơ bản về quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
1.2.1.Một số vấn đề chung về nguyên vật liệu.
1.2.1.1.Khái niệm về nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động doanh nghiệp mua ngoài hoặc
tự sản xuất ra dùng cho mục đích sản xuất ra snar phẩm của doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu có thể là bao gồm”nguyên liệu” và “vật liệu”. Trong đó nguyên
liệu là thuật ngữ chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp,còn vật
liệu dùng để chỉ những nguyên liệu đã qua sơ chế.
Nguyên vật liệu là một yếu tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất. Trong quá
trình tham gia và sản xuất kinh doanh thì nguyên liệu sẽ bị thay đổi hình dạng và
chuyển dịch giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. Chi phí các
SV: Lê Thị Hà

6

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

loại nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất về
giá thành của sản phẩm. Do đó,việc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu từ khâu thu
mua cho đến khâu sử dụng sẽ có ý nghĩa và hiệu quả rất lớn trong việc tiết kiệm
chi phí và tiết kiệm vốn. Mặt khác,nguyên vật liệu là những tài sản lưu động
thuộc nhóm hàng tồn kho,chúng rất đa dạng và phong phú về chủng loại.
Nguyên vật liệu cũng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau,phức tạp về đời sống,lý

hóa nên sẽ bị tác động bởi điều kiện thời tiết,khí hậu và môi trường xung quanh.
[2.tr1]
1.2.1.2.Đặc điểm của nguyên vật liệu.
Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu chỉ tham
gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ, giá
trị của nguyên vật liệu được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm mới làm ra.
Các thiết bị được ghép nối tạo thành một hệ thống, về cơ bản vẫn giữ được
hình thái vật chất ban đầu.
Nguyên vật liệu của doanh nghiệp chủ yếu là các thiết bị điện nên trong quá
trình bảo quản chịu ảnh hưởng bởi điều kiện độ ẩm, nhiệt độ…
1.2.1.3.Vai trò cuả nguyên vật liệu.
Trong doanh nghiệp vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho thuộc tài sản
cố định của doanh nghiệp. Mặt khác, nó còn là những yếu tố không thể thiếu, là
cơ sở vật chất và điều kiện để hình thành nên sản phẩm.
Chi phí về các loại vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi
phí xây lắp và giá thành của công trình. Do đó, vật liệu quyết định ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng của công trình tạo ra. Nguyên vật liệu có đảm bảo đúng
quy cách, chủng loại, sự đa dạng thì công trình xây lắp mới đạt được yêu cầu
của khách hàng và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội.

SV: Lê Thị Hà

7

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội


Khoa quản lý kinh doanh

Như ta đã biết, trong quá trình xây lắp vật liệu bị tiêu hao toàn bộ giá trị của
nó chuyển một lần toàn bộ vào giá trị công trình xây lắp tạo ra. Do đó, tăng
cường quản lý công tác kế toán nguyên vật liệu đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập
cho doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Việc quản lý vật liệu bao gồm các
mặt như sau: số lượng cung cấp, chất lượng chủng loại và giá trị. Bởi vậy, công
tác kế toán nguyên vật liệu là điều kiện không thể thiếu được trong toàn bộ công
tác quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước nhằm cung cấp kịp thời đầy đủ và
đồng bộ những vật liệu cần thiết cho hoạt động ở công trình, kiểm tra được các
định mức dự trữ, tiết kiệm vật liệu trong quá trình xây lắp, ngăn ngừa và hạn chế
mất mát, hư hỏng, lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình xây lắp. Đăc biệt
là cung cấp thông tin cho các bộ phận kế toán nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của
kế toán quản trị.
1.2.1.4.Phân loại nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu được sử dụng trong doanh nghiệp có rất nhiều loại khác
nhau nên để thuận tiện cho quản lý cần phải phân loại nguyên vật liệu
Phân loại nguyên vật liệu theo vai trò,tác dụng của nó trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
Đây là cách phân loại chủ yếu,theo cách phân loại này nguyên vật liệu được
phân thành các loại sau:
Nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chính trong quá trình sản xuất
của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu chính là vật chất chủ yếu tạo nên thực thể
của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính phụ thuộc vào từng doanh nghiệp cụ
thể,sản phẩm cụ thể như sắt thép trong nhà máy chế tao cơ khí,bông trong nhà
máy dệt…
Nguyên vật liệu phụ là những nguyên vật liệu có tác dụng phụ trong quá
trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Vật liệu phụ được két hợp sử dụng kết hợp với
nguyên vật liệu chính để hoàn thiện nâng cao tính năng,chất lượng của sản phẩm

SV: Lê Thị Hà

8

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

như là thay đổi màu sắc,hình dáng,mùi vị hoặc dùng để bảo quản. Vật liệu phụ
cũng được dùng để giúp cho máy móc thiết bị và các công cụ lao động hoạt
động bình thường. Ngoài ra nguyên vật liệu phụ còn được sử dụng cho nhu cầu
kỹ thuật.
Nhiên liệu là vật liệu phụ dùng để cung cấp nhiệt năng cho quá trình sản xuất
kinh doanh như: than,củi,xăng dầu,ga…
Phụ tùng thay thế,sữa chữa:là những chi tiết,phụ tùng,máy móc thiết bị dùng
cho việc sữa chữa hoặc thay thế cho những bộ phận chi tiết máy móc phương
tiện vận tải như vòng bi,vòng đệm.
Vật liệu và các thiết bị xây dựng:bao gồm các vật liệu,thiết bị công cụ,khí
cụ,vật kết cấu đùng cho công tác xây dựng cơ bản.
Vật liệu bao gói:dùng để gói bọc,chứa đựng những loại sản phẩm làm cho
chungx hoàn thiện hơn hoặc chứa đựng thành phần để tiêu thụ.
Phế liệu và vật liệu khác:gồm những nguyên vật liệu bị loại ra trong quá trình
sản xuất hay thanh lý tài sản như:phôi báo,vải vụn,giấy vụn…nhưng vẫn thu hồi
và có giá trị sử dụng nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
Phân loại theo nguồn cung cấp nguyên vật liệu
Theo cách phân loại này nguyên vật liệu chia thành:
Nguyên vật liệu mua ngoài

Nguyên vật liệu do đơn vị tự sản xuất
Nguyên vật liệu do nhân vốn góp liên doanh
Nguyên vật liệu do cấp trên cấp
Phân loại theo mục đích cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí vật
liệu trên các tài khoản kế toán nguyên vật liệu của doanh nghiệp
Được chia thành:
Nguyên vật liệu trực tiếp trực tiếp dùng cho sản xuất,chế tạo sản phẩm.
SV: Lê Thị Hà

9

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu quản lý phân xưởng,bộ máy quản lý
của doanh nghiệp.
1.2.1.5.Đánh giá nguyên vật liệu.
Đánh giá nguyên vật liệu là dùng thước đo đơn vị tiền tệ để biểu hiện giá
thành của nguyên vật liệu theo những nguyên vật liệu nhất định,đảm bảo yêu
cầu chân thực,chính xác và thống nhất. Theo quy định chung của chuẩn mực
quốc tế,quản lý nhập-tồn nguyên vật liệu phải phản ánh “giá gốc” đó chính là
chi phí thực tế doanh nghiệp bỏ ra để có được vật liệu.
1.2.2. Xác định định mức nguyên vật liệu.
Định mức nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tiêu dùng lớn nhất cho
phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thiện một công việc nào đó
trong điều kiện tổ chức và điều kiện kỹ thuật nhất định. Việc xây dựng định mức

tiêu dùng vật liệu chính xác và đưa mức đó vào áp dụng trong sản xuất là biện
pháp quan trong nhất để thực hiện tiết kiệm vật liệu có cơ sở quản lý chặt chẽ
việc sửdụng nguyên vật liệu. Mức tiêu dùng nguyên vật liệu còn là căn cứ để
tiến hành kế hoạch hoá cung ứng và sử dụng vật liệu, tạo điều kiện cho hạch
toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua và thực hành tiết kiệm trong các
doanh nghiệp. Phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu có ý
nghĩa quyết định đến chất lượng cách mức đã được xác định. Tuỳ theo từng đặc
điểm kinh tế kỹ thuật và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn
phương pháp xây dựng ở mức thích hợp.
Trong thực tế có các phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu sau
đây:
Phương pháp định mức theo thống kê kinh nghiệm
Là phương pháp dựa vào 2 căn cứ: các số liệu thống kê về mức tiêu dùng
nguyên vật liệu của kỳ báo cáo những kinh nghiệm của những công nhân tiên
tiến rồi dùng phương pháp bình quân gia quyền để xác định định mức. Ưu điểm:

SV: Lê Thị Hà

10

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

đơn giản, dễ vận dụng, có thể tiến hành nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho sản
xuất.
Nhược điểm: ít tính khoa học và tính chính xác.

Phương pháp thực nghiệm
Là phương pháp dựa trên kết quả của phòng thí nghiệm kết hợp với những
điều kiện sản xuất nhất định để kiểm tra, sửa đổi và kết quả đã tính toán để tiến
hành sản xuất thử nhằm xác định định mức cho kế hoạch.
Ưu điểm: có tính chính xác và khoa học hơn phương pháp thống kê.
Nhược điểm: Chưa phân tích toàn bộcác yếu tố ảnh hưởng đến định mức và
còn phụ thuộc vào phòng thí nghiệm, có thể không phù hợp với điều kiện sản
xuất.
Phương pháp phân tích
Là phương pháp kết hợp việc tính toán về kinh tế kĩ thuật với việc phân tích
các nhân tố ảnh hưởng tới việc tiêu hao nguyên vật liệu, chính vì thế nó được
tiến hành theo hai bước.
Bước 1: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu đến mức đặc biệt là về thiết kế
sản phẩm, đặc tính của nguyên vật liệu, chất lượng máy móc thiết bị, trình độ
tay nghề công nhân...
Bước 2: Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức, tính hệ số sử
dụng và đề ra biện pháp phấn đấu giảm mức trong kì kế hoạch.
Ưu điểm: Có tính khoa học và tính chính xác cao, đưa ra một mức tiêu dùng
hợp lý nhất. Hơn nữa khi sử dụng phương pháp này định mức tiêu dùng luôn
nằm trong trạng thái được cải tiến.
Nhược điểm: Nó đòi hỏi một lượng thông tin tương đối lớn toàn diện và chính
xác, điều này có nghĩa là công tác thông tin trong doanh nghiệp phải tổ chức tốt.
SV: Lê Thị Hà

11

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội


Khoa quản lý kinh doanh

Một điều dễ thấy khác đó là một lượng thông tin như vậy đòi hỏi phải có đội ngũ
xử lý thông tin có trình độ và năng lực cao, nhưng dù thế nào đi nữa thì đây
cũng là phương pháp tiên tiến nhất.
1.2.3. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.
Trong toàn bộ công tác quản lý nguyên vật liệu thì khâu hoạch định nhu cầu
nguyên vật liệu là khâu đầu tiên và được đánh giá là khâu quan trọng nhất. Một
phương pháp thường hay được sử dụng khi tiến hành xác định nhu cầu nguyên
vật liệu là phương pháp MRP(Material Rrquirements Planning). MRP là hệ
thống hoạch định và xây dựng lịch trình về những nhu cầu nguyên vật liệu thành
nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nó được thiết kế nhằm trả lời các câu
hỏi:
Doanh ngiệp cần những loại nguyên vật liệu,chi tiết,bộ phận gì?
Cần bao nhiêu?
Khi nào cần và trong khoảng thời gian nào?
Khi nào cần phát đơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất?
Khi nào nhận được hàng?
Kết quả thu được là hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại nguyên vật liệu,chi
tiết,bộ phận và thời gian biểu cụ thể nhằm cung ứng đúng thời điểm cần thiết.
Hệ thống kế hoạch này thường xuyên được cập nhật những dữ liệu cần thiết cho
thích hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự biến động
của môi trường bên ngoài.
Để thực hiện những quá trình đó cần biết một loạt các yếu tố đầu vào chủ yếu
sau:
Số lượng,nhu cầu sản phẩm dự báo.
Số lượng sản phảm trong đơn đặt hàng.
SV: Lê Thị Hà


12

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Mức sản xuất và dự trữ.
Cấu trúc của sản phẩm.
Danh mục nguyên vật liệu,chi tiết,bộ phận.
Thời điểm sản xuất.
Thời hạn cung ứng hoặc thời gian thi công.
Dự trữ hiện có và có kế hoạch.
Mức phế phẩm cho phép.
Những thông tin này được thu nhập,phân loại và xử lý bằng chương trình máy
tính. Chúng được thu nhập từ 3 tài liệu chủ yếu:
Lịch trình sản xuất
Bảng danh mục nguyên vật liệu
Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu
Lịch trình sản xuất chỉ rõ nhu cầu sản xuất và thời gian phải có. Đây là những
nhu cầu độc lập. Số lượng cần thiết được lấy ra từ những nguồn khác nhau. Như
đơn đặt hàng của khách,số liệu dự báo. Thời gian thường lấy là đơn vị tuần. Hợp
lý nhất là lịch trình sản xuất bằng tổng thời gian để sản xuất ra sản phẩm cuối
cùng. Đó là tổn thời gian cần thiết trong quá trình lắp cáp sản phẩm. Vấn đề đặc
biệt quan trọng MRP là sự ổn định trong kế hoạch sản xuất ngắn hạn.
Bảng danh mục vật tư linh kiện cung cấp thông tin về các loại chi tiết,linh
kiện và bộ phận hợp thành cần thiết đẻ tạo ra một đơn vị sản phẩm cuối cùng.
Do đó,mỗi loại đơn vị sản phẩm đều có hồ sơ danh mục nguyên vật liệu,chi tiết

bộ phận riêng biệt. Bảng danh mục vật tư còn cho biết thông tin về mối liên hệ
giữa các hạng mục linh kiện năm ở đâu trong quá trình sản xuất. Thông qua hệ
thống hóa và phân tích cấu trúc hình cây của sản phẩm,các dữ kiện về nguyên
SV: Lê Thị Hà

13

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

vật liệu,linh kiện được ghi theo thứ tự bậc từ cao xuống thấp. Mỗi đơn vị sản
phẩm gồm những chi tiết bộ phận ở những bậc khác nhau trong cấu trúc từ trên
xuống.
Hồ sơ dự trữ cho biết lượng dự trữ nguyên vật liệu,bộ phận hiện có. Nó dùng
để ghi chép,báo cáo tình trạng của từng loại nguyên vật liệu,chi tiết bộ phận
trong từng thời gian cụ thể. Hồ sơ dự trữ cho biết trong nhu cầu,đơn vị sẽ tiếp
nhận và những thông tin chi tiết khác như người cung ứng và độ lớn lô cung
ứng. Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu,bộ phận cần phải chính xác,do đó đòi hỏi
công tác theo dõi,ghi chép thận trọng cụ thể chi tiết. Những sai sót trong hồ sơ
dự trữ sẽ dẫn đến những sai sót lớn trong MRP.
Những yếu tố đầu ra chính là kết quả của MRP cần trả lời được các vấn đề cơ
bản sau:
Số lượng bao nhiêu?
Thời gian khi nào?
Đặt vendor nào?
Những thông tin này được thể hiện trong các văn bản,tài liệu như lệnh phát

đơn đặt hàng kế hoạch,lệnh sản xuất nếu tự gia công,báo cáo về dự trữ. Có phiếu
loại tài liệu báo cáo hồ sơ nguyên vật liệu,chi tiết bộ phận dự trữ.
1.2.4. Hoạt động mua nguyên vật liệu.
Mua hàng là một loại hoạt động nghiệp vụ kinh doanh thương mại của
doanh nghiệp,sau khi xem xét chào hàng,mẫu mã,chất lượng hàng hóa,giá cả
hàng hóa,doanh nghiệp cùng với đơn vị bán hàng thỏa thuận điều kiện mua
bán,giao nhận,thanh toán tiền hàng bằng hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.2.4.1. Tìm kiếm lựa chọn nguồn cung ứng.
Mua hàng ,tiếp nhận nguyên vật liệu là một khâu quan trọng và là khâu
mở đầu của việc quản lý nguyên vật liệu. Nó là bước chuyển giao trách nhiệm
trực tiếp bảo quản và đưa vật liệu vào sản xuất giữa đơn vị cung ứng và đơn vị
tiêu dùng.
SV: Lê Thị Hà

14

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Đồng thời nó là ranh giới giữa bên bán và bên mua,là cơ sở hạch toán chính
xác chi phí lưu thông và giá cả nguyên vật liệu của mỗi bên. Việc thực hiện tốt
khâu này sẽ tạo điều kiện cho người quản lý nắm chắc số lượng,chất lượng và
chủng loại,theo dõi kịp thời tình trạng của nguyen vật liệu trong kho từ đó làm
giảm những thiệt hại đáng kể cho hỏng hóc,đỗ vỡ hoặc biến chất của nguyên vật
liệu. Do tính cấp thiết như vậy trong công tác mua sắm nguyên vật liệu ,doanh
nghiệp phải tiến hành đánh giá và lựa chọn các nhà cung ứng tốt nhất,cung cấp

nguyên vật liệu có chất lượng cao nhất mà vẫn đảm bảo chi phí hợp lý.
1.2.4.2. Đàm phán và ký kết hợp đồng.
Các nhà cung ứng chủ yếu là các chi nhánh thương mại của tập đoàn điện
lực trên toàn thế giới thu mua từ rất nhiều nhà sản xuất khác nhau trên toàn thế
giới nên việc đàm phán ký kết hợp đồng đối với nhà cung ứng là rất đơn giản và
công ty chỉ việc lựa chọn và cung cấp danh mục hàng hóa cần thiết cho các chi
nhánh,làm các thủ tục hải quan cần thiết để nhập hàng về.
Đối với các nhà cung cấp trong nước thì việc ký kết hợp đồng được thực
hiện hàng năm bởi ban đánh giá và phát triển nhà cung cấp.
Công ty cũng như tập đoàn điện lực liên kết hầu hết các nhà cung cấp và do
vậy trong các hợp đồng thì việc yêu cầu các nhà cung cấp phải đảm bảo cơ sở hạ
tầng về điện lực rất cao[5;tr75]
Một số nội dung cơ bản trong khi đàm phán ký kết hợp đồng với nhà cung
cấp:
Đảm bảo tính bảo mật cho công ty.
Đảm bảo công suất sản xuất và thời gian giao hàng.
Cơ sở hạ tầng về điện lực phải đáp ứng tốt để duy trì nguyên vật liệu nhanh
chóng và liên tục với công ty.

SV: Lê Thị Hà

15

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh


Đối với các sản phẩm cần có sự cung cấp khuôn đúc từ phía điện lực thì nội
dung về quản lý,cung cấp và vẫn hành khuôn là rất quan trọng và nó phải được
cập nhật hằng ngày chính xác số lần sử dụng,trạng thái khuôn,kế hoạch sử dụng
và bảo quản.
Giá của tất cả các nguyên liệu của công ty đối với mỗi loại nguyên vật liệu
đều có sự điều chỉnh giảm dần đều theo từng quý là 10%.
Số lượng sản phẩm an toàn cần có đối với từng chủng loại hàng và vật liệu
để sản xuất mặt hàng đó.
Phương thức và địa điểm dao nhận phải rõ rang.
Thời gian thanh toán là ngày 5 và 25 hàng tháng bằng chuyển khoản.
1.2.5. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu.
1.2.5.1. Tiếp nhận và bảo quản.
Khâu tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu phải thực hiện tốt hai nhiệm vụ:
Thứ nhất là tiếp nhận một cách chính xác về chất lượng ,số lượng chủng loại
nguyên vật liệu,quy cách đóng gói theo đúng nội dung phiếu giao hàng,phiếu
vẫn chuyển…và tất cả các thùng hàng phải được dán nhãn có mã vạch quy định
của công ty.
Thứ hai là phải vận chuyển một cách nhanh chóng nhất để đưa nguyên vật
liệu từ địa điểm tiếp nhận vào kho của doanh nghiệp tránh hư hỏng,mất mát.
Hàng nhận được phải được cập nhật số lượng,chất lượng trên hệ thống và đảm
bảo sẵn sàng cấp phát kịp thời cho sản xuất.
Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ này công tác tiếp nhận phải tuân thủ những yêu
cầu sau:
Nguyên vật liệu khi tiếp nhận phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.

SV: Lê Thị Hà

16

Chuyên đề tốt nghiệp



Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Nguyên vật liệu khi nhập phải qua đủ thủ tục kiểm nhận và kiểm nghiệm.
Phải xác định chính xác số lượng,chất lượng,chủng loại hoặc phải làm thủ tục
đánh giá,xác nhận nếu có hư hỏng mất mát.
Nguyên vật liệu khi tiếp nhận và kiểm tra phải được ký nhận vào biên bản
giao nhận cùng người giao hàng và phải được cập nhật ngay lên hệ thống. Phiếu
giao nhận sẽ được lưu trữ trong vòng 1 năm tại bộ phận kho.
Bên doanh nghiệp và bên cung ứng phải thống nhất địa điểm,phương thức
tiếp nhận,cung ứng thẳng hay qua kho của doanh nghiệp.
Kho là nơi tập trung dự trữ nguyên vật liệu,nhiên liệu,thiết bị máy móc,dụng cụ
chuẩn bị cho quá trình sản xuất,đồng thời cũng là nơi dự trữ thành phẩm của
doanh nghiệp trước khi tiêu thụ. Do tính chất đa dạng và phức tạp của nguyên
vật liệu nên hệ thống kho của doanh nghiệp phải có nhiều loại khác nhau phù
hợp với nhiều loại nguyên vật liệu. Thiết bị kho là những phương tiện quan
trọng để đảm bảo giữ gìn toàn vẹn số lượng và chất lượng cho nguyên vật liệu.
Do vậy,tổ chức quản lý kho phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Bảo quản toàn vẹn số lượng,chất lượng nguyên vaatj liệu hạn chế ngăn
ngừa hư hỏng,mất mát đến mức tối thiểu.
Luôn nắm chắc tình hình nguyên vật liệu vào bất kỳ thời điểm nào nhằm
đáp ứng một cách nhanh chóng nhất cho sản xuất.
Bảo đảm thuận tiện cho việc xuất nhập,kiểm ta bất cứ lúc nào.
Bảo đảm hạ thấp chi phí bảo quản,sử dụng hợp lý và tiết kiệm diện tích
kho.
Để thực hiện những nhiệm vụ trên công tác quản lý kho bao gồm những nội
dung chủ yếu sau:

Công tác sắp xếp nguyên vật liệu: dựa vào tính chất,đặc điểm nguyên vật
liệu và tình hình cụ thể của hệ thống kho để sắp xếp nguyên vật liệu một cách
hợp lý,khoa học,đảm bảo an toàn ngăn nắp ,thuận tiện cho việc xuất nhập,kiểm

SV: Lê Thị Hà

17

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

kê. Do đó,phải phân khu,phân loại kho,đánh số,ghi ký hiệu các vị trí nguyên vật
liệu một cách hợp lý.
Bảo quản nguyên vật liệu: Phải thực hiện đúng theo quy trình,quy phạm nhà
nước ban hành để đảm bảo an toàn chất lượng nguyên vật liệu.
Xây dựng và thực hiện nội quy về chế độ trách nhiệm và chế độ kiểm tra
trong việc bảo quản nnguyeen vật liệu.
1.2.5.2. cấp phát nguyên vật liệu.
Việc đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất là yêu cầu cấp bách đặt ra đối
với mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất
phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Đảm bảo cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất. Tính kịp thời là yêu
cầu về mặt lượng của sản xuất. Phải luôn đảm bảo để không xảy ra tình trạng
thiếu nguyên vật liệu làm cho sản xuất bị gián đoạn.
Đảm bảo đủ số lượng,chất lượng,chủng loại và quy cách của nguyên vật liệu.
tính kịp thời phải gắn liền với đủ về số lượng,và đúng về chất lượng. Đây là một

yêu cầu của công tác phục vụ. Nếu cung cấp kịp thời nhưng thừa về số lượng và
chất lượng không đảm bảo thì hiệu quả sản xuất sẽ không cao. Về mặt quy cách
và chủng loại cũng là yếu tố quan trọng,nếu cung cấp kịp thời ,đủ số lượng,đảm
bảo chất lượng nhưng sai quy cách và chủng loại sẽ gây nhiều thiệt hại cho sản
xuất,thậm chí sản xuất còn bị gián đoạn.
Đảm bảo cung cấp đồng bộ,tính đồng bộ trong cung cấp cũng có ý nghĩa
tương tự như tính cân đối trong sản xuất. tính đồng bộ hoàn toàn không phải là
sự bằng nhau vè số lượng mà đó chính là quan hệ tỷ lệ do định mức tiêu hao
nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm quyết định. Nếu cung cấp không đồng
bộ(tức là không đảm bảo quan hệ tỷ lệ) thì sản xuất sẽ không mang lại hiệu quả
cao. Tính đồng bộ trong cung ứng được thể hiện qua nội dung của kế hoạch tiến
độ mua sắm nguyên vật liệu.
SV: Lê Thị Hà

18

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Cấp phát nguyên vật liệu là hình thức chuyển nguyên vật liệu từ kho xuống
các bộ phận sản xuất. Việc cấp phát một cách nhanh chóng,kịp thời,chính xác và
khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tận dụng có hiệu quả cao năng suất
lao động của công nhân,máy móc thiết bị làm cho sản xuất được tiến hành liên
tục,từ đó làm tăng chất lượng sản phẩm đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm.
Việc cấp phát nguyên vật liệu có thể tiến hành theo các hình thức sau:
Cấp phát theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất.

Căn cứ vào yêu cầu nguyên vật liệu của từng phân xưởng,từng bộ phận sản
xuất đã báo trước cho bộ phận cấp phát của kho trong thời gian nhất định để tiến
hành cấp phát. Số lượng nguyên vật liệu được yêu cầu được tính toán dựa trên
nhiệm vụ sản xuất và hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu mà doanh
nghiệp đã tiêu dùng.
Ưu điểm:đáp ứng kịp thời tiến độ sản xuất đối với từng bộ phận của doanh
nghiệp,tránh những lãng phí và hư hỏng không cần thiết.
Hạn chế: bộ phận cấp phát của kho chỉ bieetd được yêu cầu của bộ phận trong
thời gian ngắn,việc cấp phát kiểm tra tình hình sử dugj gặp nhiều khó khăn,thiếu
tính kế hoạch và chủ động cho bộ phận cấp phát.
Cấp phát theo tiến độ kế hoạch (cấp phát theo hạn mức).
Đây là hình thức cấp phát quy định cả số lượng và thời gian nhằm tạo sự
chủ động cho cả bộ phận sử dụng và bộ phận cấp phát. Dựa vào khối lượng sản
xuất cũng như dựa vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong kỳ kế
hoạch,kho cấp phát nguyên vật liệu cho các bộ phận sau từng kỳ sản xuất.
Doanh nghiệp thực hiện quyết toán vật tư nội bộ nhằm so sánh số lượng nguyên
vật liệu đã tiêu dùng. Trường hợp thừa hay thiếu sẽ được giải quyết một cách
hợp lý và có thể căn cứ vào một số tác động khách quan khác. Thực tế cho thấy
hình thức cấp phát này đạt hiệu quả cao ,giúp cho việc giám sát hạch toán tiêu
dùng nguyên vật liệu chính xác,bộ phận cấp phát có thể chủ động triển khai việc
SV: Lê Thị Hà
19
Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

chuẩn bị nguyên vật liệu một cách có kế hoạch,giảm bớt giấy tờ và đỡ thao tác

tính toán. Do vậy,hình thức cấp phát này đạt hiệu quả cao và được áp dụng rộng
rãi ở các doanh nghiệp có mặt hành sản xuất tương đối ổn định và có hệ thống
định mức tiên tiến,có kế hoạch sản xuất.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguyên vật liệu.
Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu thì việc tính
toán các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình quản lý nguyên vật liệu là tất yếu :
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
Nhân tố về chính sách của nhà nước: Mọi cá nhân thành phần kinh tế đều
có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật vì vậy các chính sách của nhà nước luôn là kim
chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,nhà nước quản lý vĩ mô mọi
hoạt động của nền kinh tế. Chính vì vậy,mọi chính sách có liên quan của nhà
nước đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp
nói chung và việc quản lý nguyên vật liệu nói riêng. Ví dụ: Những mặt
hàng,những nguyên vật liệu cấm nhập khẩu của một loại sản phẩm do nhà nước
quy định sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý sử dụng nguyên vật liệu…
Nhân tố về tài nguyên thiên nhiên: Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
sẽ tạo điều kiện cho sản xuất phát triển,tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Vì vậy lượng nguyên vật liệu xa hay gần,nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến
việc định vị doan nghiệp và việc cung ứng nguyên vật liệu cho hoạt động của
doanh nghiệp.
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
Trình độ đạo đức của cán bộ quản lý nguyên vật liệu,trình độ đạo đức của
cán bộ làm công tác quản lý nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến công tác
quản lý vật tư ở tất cả mọi khâu trình độ của cán bộ thu mua kém dẫn đến chất
lượng của đạo đức của thủ kho kém dẫn đến thất thoát nguyên vật liệu…
Các nhân tố về trình độ tay nghề,ý thức kỹ thuật của người lao động. Con
người luôn luôn là chủ thể,là trung tâm của mọi hoạt động,để sử dụng hợp lý,tiết
SV: Lê Thị Hà

20


Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

kiệm nguyên vật liệu không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ quản lý mà còn chịu ảnh
hưởng của trình độ tay nghề,ý thức của người công nhân trực tiếp sản xuất.
Chính vì vậy,người làm công tác quản lý cần quan tâm đến việc giáo dục,bồi
dưỡng cho người lao động không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn về ý
thức trách nhiệm ,kỷ luật lao động.
Ngoài những nhân tố nói trên,tùy thuộc vào tính chất sản xuất của mỗi doanh
nghiệp mà việc quản lý nguyên vật liệu còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
khác như: Khí hậu,lạm phát,sự xuất các vật liệu thay thế…
1.4.Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nguyên vật liệu của
công ty.
Như chúng ta đã biết nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cấu thành của
quá trình sản xuất (sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động), nội
dung cơ bản của đối tượng lao động là nguyên vật liệu. Nếu xét về mặt vật chất
thì nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chất lượng
sản phẩm. Chất lượng của nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
sản phẩm. Xét về mặt giá trị thì tỷ trọng các yếu tố nguyên vật liệu chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu giá thành. Còn xét về lĩnh vực vốn thì tiền bỏ ra mua
nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động của các doanh nghiệp. Do
đó, việc đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất là yêu cầu cấp bách đặt ra đối
với mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất
phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Đảm bảo cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất. Tính kịp thêi là

yêu cầu về mặt lượng của sản xuất. Phải luôn đảm bảo để không xảy ra tình
trạng thiếu nguyên vật liệu làm cho sản xuất bị gián đoạn.
Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, chủng loại và quy cách của nguyên vật
liệu. Tính kịp thêi phải gắn liền với đủ về số lượng và đúng về chất lượng. Đây
là một yêu cầu của công tác phục vụ. Nếu cung cấp kịp thêi nhưng thừa về số
lượng và chất lượng không đảm bảo thì hiệu quả sản xuất sẽ khụng cao. Về mặt
SV: Lê Thị Hà

21

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

quy cách và chủng loại còng là yếu tố quan trọng, nếu cung cấp kịp thêi, đủ số
lượng, đảm bảo chất lượng nhưng sai quy cách và chủng loại sẽ gây nhiều thiệt
hại cho sản xuất, thậm chí sản xuất còn bị gián đoạn.
Đảm bảo cung cấp đồng bộ. Tính đồng bộ trong cung cấp còn có ý nghĩa
tương tự như tính cân đối trong sản xuất. Tính đồng bộ hoàn toàn không phải là
sự bằng nhau về số lượng mà đó chính là quan hệ tỷ lệ do định mức tiêu hao
nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm quyết định.
Ví dụ định mức tiêu hao nguyên liệu để sản xuất một máy tiện T616 thì cần
2188 Kg gang, 540 Kg thộp và 0,4 Kg kim loại màu. Như vậy, nếu sản xuất 10
máy thì đòi hái phải cung cấp 21880 kg gang, 5400 kg thộp và 4 kg kim loại
màu mới đảm bảo tính đồng bộ. Nếu cung cấp không đồng bộ (tức là không đảm
bảo quan hệ tỷ lệ) thì sản xuất sẽ khụng mang lại hiệu quả cao. Tớnh đồng bộ
trong cung ứng được thể hiện qua nội dung của kế hoạch tiến độ mua sắm

nguyên vật liệu.
1.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
Trình độ đạo đức của cán bộ quản lý nguyên vật liệu,trình độ đạo đức của
cán bộ làm công tác quản lý nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến công tác
quản lý vật tư ở tất cả mọi khâu trình độ của cán bộ thu mua kém dẫn đến chất
lượng của đạo đức của thủ kho kém dẫn đến thất thoát nguyên vật liệu…
Các nhân tố về trình độ tay nghề,ý thức kỹ thuật của người lao động. Con
người luôn luôn là chủ thể,là trung tâm của mọi hoạt động,để sử dụng hợp lý,tiết
kiệm nguyên vật liệu không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ quản lý mà còn chịu ảnh
hưởng của trình độ tay nghề,ý thức của người công nhân trực tiếp sản xuất.
Chính vì vậy,người làm công tác quản lý cần quan tâm đến việc giáo dục,bồi
dưỡng cho người lao động không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn về ý
thức trách nhiệm ,kỷ luật lao động.

SV: Lê Thị Hà

22

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Ngoài những nhân tố nói trên,tùy thuộc vào tính chất sản xuất của mỗi doanh
nghiệp mà việc quản lý nguyên vật liệu còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
khác như: Khí hậu,lạm phát,sự xuất các vật liệu thay thế…
1.5. Kết luận.
Nguyên vật liệu có tác dụng to lớn trong việc quản lý kinh tế. Thông qua công

tác quản lý nguyên vật liệu giúp cho công ty bảo quản nguyên vật liệu được an
toàn phòng ngừa hiện tượng mất mát,lãng phí vật liệu,tăng tốc độ lưu chuyển
vốn lưu động,từ đó tăng cường tích lũy vốn,vừa mang tính khoa học vừa mang
tính nghệ thuật quản lý và phát huy tác dụng như một công cụ sắc bén,nó phuc
vụ yêu cầu quản lý kinh doanh trong điều kiện kinh tế như hiện nay.
Công tác quản lý nguyên vật liệu có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của công ty. Quản lý nguyên vật liệu là công cụ đắc lực giúp lãnh đạo công ty
nắm bắt được tình hình và chỉ đạo sản xuất. Quản lý nguyên vật liệu sử dụng và
dự trữ thì lãnh đạo công ty mới có biện pháp chỉ đạo đúng đắn.

SV: Lê Thị Hà

23

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ
XÂY LẮP ĐIỆN LỰC HÀ NỘI.
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây lắp điện lực
Hà Nội.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần tư vấn đầu tư
và xây lắp điện lực Hà Nội.
Tên công ty viết bằng tiếng Việt:
Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây lắp điện lực Hà Nội

Tên công ty viết bằng tiếng Anh:
HANOI ELECTRICITY ERECTION AND CONSULTANCY
JOINT STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt: HANOI EEC
Địa chỉ trụ sở: Tổ dân phố Miêu Nha 1, P. Tây Mỗ, Q. Nam Từ Liêm,TP HN
Điện thoại: 04.22 411 333

Fax: 04.3765 3692

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây lắp điện lực Hà Nội là một công ty
cổ phần được thành lập theo luật doanh nghiệp của Việt Nam. Công ty được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003438 do Sở kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 01 năm 2004, đăng ký
thay đổi lần 6 ngày 31 tháng 12 năm 2008.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với ngành nghề chính là: Tư
vấn thiết kế, xây lắp và tư vấn giám sát công trình, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật,
cung ứng vật tư thiết bị ngành điện. Là một đơn vị kinh tế độc lập, có con dấu
riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng.
Công ty được thành lập với số Vốn điều lệ là: 15.000.000.000 đồng.
Tổng số cổ phần: 150.000 cổ phần.
SV: Lê Thị Hà

24

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học công nghiệp Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh


2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây lắp
điện lực Hà Nội.
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty.

BAN GIÁM
ĐỐC

P.tổ chức
hành chính

P.kế hoạch kinh
doanh

Đội thi công
xây lắp 1

Tổng chỉ huy
công trường

P. kế toán

Đội thi công
xây lắp 2

Đội thi công
xây lắp 3

P. kỹ thuật


Bộ phận trực tiếp sản
xuất
Chức năng và quyền hạn của từng bộ phận
Giám đốc công ty
Giám đốc công ty là người đại diện pháp nhân của Công ty, thay mặt Công
ty ký kết các hợp đồng kinh tế, trực tiếp điều hành công tác quản lý, chỉ đạo sản
xuất và kinh doanh của Công ty, là người quyết định cao nhất trong công tác
quản lý và kinh doanh. Trong mỗi công trình mà công ty tham gia thi công,
Giám đốc là người quản lý vĩ mô. Công tác thi công ở công trường thông qua
SV: Lê Thị Hà

25

Chuyên đề tốt nghiệp


×