Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Đặc điểm sinh học, sinh thái học loài sâm lông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.73 KB, 38 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Rừng ngoài việc
cung cấp gỗ và các lâm sản ngoài gỗ, rừng còn có chức năng sinh thái quan trọng
“Là lá phổi xanh bảo vệ Trái Đất”, rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu,
làm giảm thiên tai, bảo tồn nguồn nước và chống ô nhiễm không khí,…
Hiện nay, rừng tự nhiên ở nước ta hầu hết là rừng thoái hóa ở những mức
độ khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do con người khai thác hoặc lạm dụng,
khai thác không hợp lý, đốt nương làm rẫy… Độ che phủ rừng của cả nước
giảm, làm tang các ảnh hưởng bất lợi cho môi trường, các loài động thực vật rơi
vào tình trạng quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, lũ lụt hạn hán thường
xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống và sản xuất của người dân.
Dây Sâm lông (Cyclea barbata Miers.) là loài cây dây thân leo có giá trị
cao về mặt kinh tế, củng như sức khỏe cho con người.Theo y học cổ truyền thì
Sâm lông rừng có tác dụng giải nhiệt, giải độc, nhuận tràng, trong nhân dân thì
Sâm lông được sử dụng làm thức uống dạng thạch. Nên việc khai thác Sâm lông
trong tự nhiên của con người quá mức, không có phương án bảo tồn nên gây ra
tình trạng khan hiếm. Tại khu bảo tồn Thiên nhiên văn hóa Đồng Nai loài Sâm
lông được phân bố rải rác tại một số tiểu khu, với tình hình khai thác hiện nay thì
ban quản lý rừng khu vực cần có giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về loài Sâm lông hiện nay có rất ít thông
tin.
Sau khi tham khảo tài liệu thì đa số là nghiên cứu về công dụng của loài, tại
khu bảo tồn thì rất ít công trình nghiên cứu về loài Sâm lông nên việc thiếu thông
tin về lâm học của loài đã gây nên những khó khăn trong việc đề xuất các giải
pháp bảo tồn. Trước yêu cầu cấp thiết phải bảo tồn và phát triển loài Sâm lông
thì việc “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học loài Sâm lông (Cyclea
barbata Miers.) tại Khu BTTN - VH Đồng Nai” được ra đời.

1



Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về loài Sâm lông
Tên khoa học: Cyclea barbata Mier.
(C. peltata Hook.et Thw 1985) .
Họ:
Bộ:

Tiết
Mao


lương

(Menispermaceae)
(Ranunculales)

Tên khác: Dây sâm lông rừng, Sương sâm,
Sâm sa, sâm sương, thạch sâm nam.
Đặc điểm thực vật học:
Sâm lông là loài cây dây leo thân
thảo, phân bố chủ yếu ở khu vực bìa rừng
và mọc tốt nơi có độ cao dưới 1000m so với
mực nước biển ở các nước như: Ấn Độ,

Hình 1.1. Cây Sâm lông

Trung Quốc, Thái Lan, Lào Campuchia, Việt Nam. Ở Việt Nam nó phân bố khắp
cả nước. Theo các nhà nghiên cứu thì Sâm lông có thân và lá phủ bóng mềm khi
giai đoạn nhánh cây còn non, những nhánh trưởng thành thường nhẵn. Lá có

phiến xoan hình tim, chóp nhọn, mặt lá có nhiều lông.
Đặc biệt cây đực chỉ có hoa đực quanh năm, cây cái cho hoa kết trái thành
chùm nho đường kính trái 4 – 6mm, khi chín có màu trắng đục, hoa đực màu
vàng, có 5-6 cánh, nhị 3, hoa cái có 6 cánh và có 8 – 9 lá noãn. Cây ra hoa từ
tháng 5 – 7, quả chín vào tháng 8 – 10. Cây trồng chăm sóc tốt có thể ra trái
trong mùa nắng khoảng tháng 2 – 3 dương lịch. Sâm lông có các công dụng như:
Lá cây có tính mát, công năng nhuận tràng, hạ nhiệt cơ thể, có tính giải độc, lợi
tiểu. Trong rễ Sâm lông có alkaloid tetrandrin, isochondrodendrin,…. Rễ Sâm
lông có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải
nhiệt, nhuận trường. Được sử dụng trong y học củng như nhu cầu sử dụng nhiều
2


của con người vào những ngày thời tiết nắng nóng nhằm mục đích giải nhiệt cho
cơ thể .
1.2. Những nghiên cứu ở trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Lịch sử nghiên cứu cấu trúc rừng và hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu.
Những nghiên về cấu trúc làm cơ sở hoàn thiện các giải pháp lâm sinh, bảo tồn
đa dạng thực vật. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã được chú ý nhiều vào đầu thế
kỷ 20 và phương pháp nghiên cứu từ mô tả định tính chuyển sang định lượng
cùng với sự phát triển của thống kê toán học và tin học. Việc nghiên cứu định
lượng cấu trúc rừng được nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả và đã đưa ra hang
loạt các phẫu đồ mô tả cấu trúc hình thái rừng mưa; nghiên cứu tương quan giữa
chiều cao và đường kính; mô tả chúng bằng các hàm hồi quy. Trong đó việc mô
hình hóa cấu trúc đường kính ngang ngực được nhiều người quan tâm nghiên
cứu và biểu diễn theo các dạng phân bố khác nhau. Các tác giả sử dụng nhiều
hàm khác nhau như: hàm Weibull, Meyer, Hyperbol, logarit,... mô hình hóa cấu
trúc rừng.

Phương pháp vẽ bản đồ mặt cắt đứng của rừng do Richards P.W và Davis
T.A.W, 1933- 1934 đề xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan là phương pháp
có hiệu quả để nghiên cứu cấu trúc tầng của rừng. Tuy nhiên phương pháp này
có nhược điểm lả chỉ minh họa được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng của
các loài cây gỗ trong một diện tích có hạn. Cusen, 1951 đã khắc phục bằng cách
vẽ một số giải kề bên nhau và đưa lại một hình tượng về không gian 3 chiều (dẫn
theo Phùng Ngọc Lan, 1986).
Nghiên cứu về cấu trúc không gian và thời gian của rừng được các tác giả
tập trung nghiên cứu nhiều nhất. Có thể kế đến một số tác giả tiêu biểu
như:B.Rollet, 1971 đã biểu diễn các quan hệ chiều cao – đường kính ngang
ngực, đường kính tán – đường kính ngang ngực bằng các hàm quy đổi, phân bố
đường kính tán, đường kính thân cây dưới dạng các phân bố xác xuất; Belley,
3


1973 mô hình hóa cấu trúc thân cây với phân bố số cây theo kích cỡ đường kính
(N-D) bằng hàm Weibull; nhiều tác giả khác dùng hàm Shumacher, hyperbol,
hàm mũ,…(dẫn theo Trần Văn Sơn, 2001)
1.2.1.2 Nghiên cứu về bảo tồn loài
Các quần xã sinh vật hiện nay đang bị đe dọa bởi các hoạt động của con
người. nhiều loài đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí một số loài
đang ở ngưỡng cửa của tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá
mức của con người, sinh cảnh bị phá hủy và sự tấn công dữ dội của các loài nhập
cư cũng như các kẻ thù cạnh tranh khác. Vì thế, đa dạng di truyền đang bị suy
giảm ngay cả đối với các loài được coi là phong phú về quần thể.
Trong quần xã sinh học, một số loài có vai trò quyết định khả năng tồn tại
phát triển của một số lớn những loài khác. Những loài chủ yếu quan trọng này có
ảnh hưởng đến cấu trúc quần xã nhiều hơn so với tính toán dự báo nếu chỉ dựa
trên tổng số cá thể của loài hay sinh khối của chúng (Terborgh, 1976; Jansen,
1986). Bởi vậy bảo tồn những loài chủ yếu phải là giải pháp ưu tiên hang đầu

cho các nỗ lực bảo tồn vì nếu như loài chủ yếu mất đi, sẽ kéo theo hang loạt các
loài khác phụ thuộc củng mất theo.
Nhằm nổi bật tầm quan trọng của mục đích bảo tồn, thì tổ chức IUCN đã
xây dựng 5 cấp độ bảo tồn là: tuyệt chủng, đang nguy cấp, dễ bị tổn thương
(đang có nguy cơ tuyệt chủng), hiếm và loài chưa được hiểu biết đầy đủ
(IUCN,1984, 1988). Trung tâm quan trắc bảo tồn thế giới (WCMC) đã sử dụng
các cấp độ trên để đánh giá và mô tả các loài bị đe dọa trong sách đỏ.
Trên thế giới có những nhà khoa học nghiên cứu về các phương pháp để
bảo tồn loài. Theo Conway (1980) và seal (1988) cho rằng chiến lược tốt nhất
nhằm bảo tồn lâu dài sự đa dạng sinh học là bảo tồn các quần xã và quần thể
ngay trong điều kiện tự nhiên. Đó là bảo tồn tại chổ hay bảo tồn nguyên vị. Chỉ
trong tự nhiên các loài mới có năng thích ứng và thích nghi với sự thay đổi của
môi trường. Tuy nhiên đối với nhiều loài hiếm thì bảo tồn nguyên vị chưa phải là
giải pháp khả thi trong điều kiện áp lực của con người ngày càng gia tang, quần
4


thể còn lại là quá nhỏ để tiếp tục tồn tại hoặc các cá thể còn lại được tìm thấy
ngoài khu bảo vệ thì bảo tồn nguyên vị sẽ không còn hiệu quả. Trong trường hợp
này giải pháp duy nhất để ngăn cho loài khỏi bị tuyệt chủng là bảo tồn các cá thể
trong điều kiện nhân tạo dưới sự giám sát của con người.
Theo Rohlf (1989), Clark et al (1994) và chadwich (1995) đưa ra phương
pháp bảo tồn loài bằng pháp chế. Đó là những bộ luật quy định để bảo vệ các
loài sinh vật tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng, ví dụ Luật năm 1973 về các loài
đang có nguy cơ tuyệt chủng, là một hình mẫu cho nhiều quốc gia noi theo. Luật
này được quốc hội Mỹ thong qua nhằm cung cấp một phương tiện mà nhờ đó các
hệ sinh thái, nơi có các loài đang bị đe dọa và đang có nguy cơ tuyệt chủng sẽ
được bảo tồn và cung cấp mọi chương trình để bảo tồn.
Theo Bean (1983) phần lớn các quốc gia tiên tiến trên thế giới, các quốc gia
đóng vai trò đi đầu trong các hoạt động bảo tồn. Thiết lập các vườn quốc, khu

bảo tồn là chiến lược rất phổ biến nhằm mục đích ngăn cấm việc khai thác, kiểm
soát xuất nhập khẩu các loài và nhiều chức năng khác.
Theo Well và Bradon (1992), để bảo tồn một loài thì việc phối hợp với dân
địa phương là không thể thiếu. Bên cạnh việc bảo vệ đa dạng sinh học thì cần
quan tâm đến cộng đồng dân cư xung quanh về kinh tế xã hội. Bởi vì họ có một
ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học.. Nếu nhu cầu của những cộng
đồng dân xung quanh được đáp ứng thì họ sẽ là một nhân tố quan trọng trong
việc bảo vệ đa dạng sinh học. Một số chiến lược phối hợp việc bảo vệ đa dạng
sinh học, các tập quán của người dân địa phương và sự đa dạng về cây trồng có
thể xếp vào dự án kết hợp bảo tồn – phát triển tổng hợp.
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, đã có những công trình nghiên cứu
về cơ sở khoa học và biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng tự nhiên ở Việt Nam.
Khi nghiên cứu cấu trúc rừng trên quan điểm hệ sinh thái của Thái Văn Trừng
(1978 – 1999) đã dựa trên trên số lượng và tỷ lệ nhóm loài ưu thế để phân định
5


các đơn vị phân loại như quần hợp, ưu hợp và phức hợp; (1) quần hợp là quần
thể thực vật trong đó cá thể của 1 – 2 loài chiếm 90% tổng số cá thể trong tầng
lập quần.; (2) loài ưu hợp là một số cây chiếm ưu thế không quá 10 loài, tỷ lệ các
loài cây ưu thế chiếm khoảng 5% và tổng số cá thể của 10 loài ưu thế đó phải
chiếm 40 – 50% tổng số cá thể của cây của các tầng lập quần trong quần thể trên
đơn vị diện tích điều tra;(3) phức hợp là trường hợp độ ưu thế các loài cây không
rõ rang.
Khi nghiên cứu cấu trúc rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta
thì Thái Văn Trừng (1978 – 1999) đã đưa ra cấu trúc tầng thứ như sau: Tầng
vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và
tầng cỏ quyết (C). Phương pháp vẽ biểu đồ trắc diện của Richards P.W đã được

Thái Văn Trừng vận dụng, cải tiến, bổ sung để nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật
rừng ở Việt Nam. Trong đó cây bụi – thảm tươi được phóng đại với tỷ lệ lớn
hơn, có ghi thành phần loài đặc trưng sinh thái và vật hậu.
Theo Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh (2001), cho rằng phân bố số cây
theo cấp kính, cấp chiều cao trong 1 cấp tuổi đều có dạng phân bố giảm.
Đỗ Đình Sâm (2001), đa số rừng sau khai thác có dạng phân phô N/D theo
hướng giảm dần, lệch phải một hoặc một số trường hợp là hai đỉnh. Khi nghiên
cứu rừng sau khai thác sau 15, 20, 25 năm trữ lượng rừng tuy đạt trên 100 nhưng
phân bố trữ lượng, số cây theo cấp kính, theo loài kinh doanh không hợp lý.
Phần lớn cây tập trung ở đường kính nhỏ (8-12 và 14-20), cấp đường kính thành
thục công nghệ (>40 cm) chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài ra ở cấp thành thục công nghệ
các loài cây phẩm chất xấu còn ứ đọng lại trong rừng không đạt hiệu quả trong
khai thác.
Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng đã được nhiều người quan tâm nghiên
cứu mô hình hóa cấu trúc đường kính và biểu diễn chúng theo các dạng hàm toán
học, nổi bật là công trình của tác giả Đồng Sĩ Hiền (1974), đã dùng hàm Mayer
và hệ đường cong Poisson để nắm phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính
tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu đồ thon thân cây đứng ở Việt Nam; Nguyễn
6


Văn Trương (1983) đã thử nghiệm các hàm mũ, logarit,phân bố Poisson và phân
bố Pearson để biểu thị số cây theo cấp kính của rừng tự nhiên hỗn loài theo
đường kính tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu đồ thon thân cây đứng ở Việt
Nam; Nguyễn Văn Trương (1983) đã thử nghiệm các hàm mũ, logarit,phân bố
Poisson và phân bố Pearson để biểu thị số cây theo cấp kính của rừng tự nhiên
hỗn loài; Trần Văn Con (1991), dung phân bố Weibull để mô phỏng cấu trúc
đường kính cho rừng khộp ở Tây Nguyên; Lê Minh Trung (1991), đã thử nghiệm
mô phỏng phân bố thực nghiệm N/D rừng tự nhiên ở Gia Nghĩa – Đắc Nông
bằng các hàm Poisson, Weibull, Hyperbol và Mayer, Lê Sáu Nông (1996), sử

dụng hàm Weibull để mô phỏng các quy luật phân bố chiều cao tại khu vực Kon
Hà Nừng, Tây Nguyên; Đào Công Khanh (1996), đã dùng hàm sinh trưởng
Schumacher để mô phỏng phân bố thực nghiêm N/D và N/H thong qua tần số
tích lũy cho rừng hỗn loài ở Hương Sơn, Hà Tĩnh với kết quả khả quan hơn hẳn
với phân bố Weibull; Trần Xuân Thiệp (1996), đã sử dụng hàm Mayer, Weibull
để mô phỏng phân bố N/D và N/H cho rừng ở Hương Sơn, Hà Tĩnh củng nhận
định sự phù hợp giữa phân bố lý thuyết và thực tế cho phép dựa vào hàm
Weibull để điều tiết trong giai đoạn quá độ chuyển hóa về rừng chuẩn củng như
trong quá trình kinh doanh rừng bền vững, Huỳnh Văn Kéo, Lê Doãn Anh, Phạm
Ngọc Giao đã sử dụng hàm Weibull mô phỏng phân bố N/H cho các trạng thái
rừng , của lâm phần thuộc vườn quốc gia Bạch Mã cho kết quả tốt.
* Thảo Luận: Các công trình nghiên cứu về rừng tự nhiên trên thế giới và
trong nước rất đa dạng và phong phú, đều có giá trị lý luận và thực tiễn ở những
mức độ khác nhau, nhằm phục vụ cho kinh doanh lợi dụng rừng hiệu quả lâu
bền. Trên đây mới chỉ nêu một số nghiên cứu về cấu trúc rừng có lien quan đến
đề tài.
Phần lớn các tác giả đã chú ý đến việc lựa chọn mô hình lý thuyết thích hợp
để mô tả các đặc điểm cấu trúc của rừng. Trong đó việc sử dụng cấu trúc N/D
được quan tâm hang đầu sau đó đến cấu trúc N/H. Từ các mô hình lý thuyết
7


thích hợp thì các tác giả đã xây dựng cấu trúc mẫu làm cơ sở cho việc đề xuất
các biện pháp bảo tồn với từng điều kiện và mục tiêu kinh doanh cụ thể.
1.2.2.2. Nghiên cứu về bảo tồn loài ở Việt Nam
Nhận biết được hậu quả tuyệt chủng các sinh vật và tầm quan trọng trong
công tác bảo tồn loài nên các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra các giải pháp
nhằm bảo tồn các nguồn gen và phát triển loài.
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), đa dạng sinh học là sản phẩm của hang
tỷ năm tiến hóa của sinh giới. Xét về lâu dài để bảo tồn đa dạng sinh học thì việc

bảo vệ môi trường sống của loài là chưa đủ mà cần phải duy trì các đặc trưng di
truyền để loài có khả năng tiếp tục tồn tại trong tiến hóa, chống chọi với các biến
đổi của môi trường xung quanh; tác giả cho rằng tiêu chuẩn quan trọng trong
việc bảo tồn là việc loài có khả năng đưa vào gây trồng và bảo vệ trong điều kiện
gây trồng hay không. Củng theo tác giả thì kế hoạch bảo tồn gồm có 8 bước cơ
bản: (1) thu thập thong tin cần thiết cho loài cần bảo tồn; (2) tìm khoảng trống
trong thông tin và nhu cầu nghiên cứu trong thực địa; (3) xác định và tìm hiểu
cấu trúc di truyền của loài; (4) xác định kích thước và số lượng của khu bảo tồn
cần xây dựng; (5) nhận biết các vùng thích hợp nhất để xây dựng khu bảo tồn;
(6) xây dựng kế hoạch quản lí cho mỗi khu bảo tồn; (7) xây dựng các chương
trình nghiên cứu phù hợp; (8) xây dựng các biện pháp bảo tồn ngoại vi hỗ trợ
cho bảo tồn nội vi.
Các công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ, tiến sĩ tại Khu BTTN – VH
Đồng Nai gồm: (1) Bùi Đức Dân (2013), Đánh giá những giá trị bảo tồn của
quần xã thực vật rừng tại vùng đệm khu bảo vệ nghiêm ngặt tại Khu BTTN –
VH Đồng Nai.(2) Phạm Xuân Hoàn (2013), Đánh giá những giá trị bảo tồn cao
của quần xã thực vật rừng tại khu bảo vệ nghiêm ngặt Khu BTTN – VH Đồng
Nai. (3) Nguyễn Văn Quý (2011), Nghiên cứu sinh trưởng của một số loài họ
Dầu (Dipterocarpacceae Blume) trồng trong các mô hình phục hồi rừng tại Khu
BTTN – VH Đồng Nai. (4) Lê Hồng Việt (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm học
của kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi ở khu vực Mã Đà,
8


tỉnh Đồng Nai.(5) Phạm Văn Hường (2011), nghiên cứu đặc điểm phân bố Mật
nhân (Eurycoma longifolia) ở Khu BTTN – VH Đồng Nai nhằm mục đích hiểu
rõ sự phân bố và sự các nhân tố sinh thái đến sự phân bố của loài, từ đó góp phần
bảo tồn, phát triển bền vững cây dược liệu. Ngoài ra còn một số công trình
nghiên cứu khác.
Hiện nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về cây Sâm Lông (Cyclea

barbata) ở Khu BTTN – VH Đồng Nai nên các thông tin về loài Sâm lông còn
hạn chế. Sâm lông thuộc loại cây lâm sản ngoài gỗ nên việc bảo tồn loài cây này
còn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề đó, đề tài tiến hành nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất một số biện pháp phát triển và
bảo tồn loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.

9


Chương 2
MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây Sâm lông ở khu bảo
tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng thực
vật rừng tại khu bảo tồn nói riêng và Việt Nam nói chung.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Mô tả được đặc điểm hình thái, sinh thái của loài Sâm Lông
- Xác định hiện trạng phân bố loài Sâm lông tại khu vực nghiên cứu
- Đề xuất phương án bảo tồn và phát triển loài Sâm lông tại Khu bảo tồn
thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là quần thể Sâm lông phân bố trong rừng tự nhiên,
rừng trồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai.
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Tại tiểu khu 99 và tiểu khu 104 của Khu bảo tồn thiên nhiên –
văn hóa Đồng Nai.
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái
học và phân bố tự nhiên của loài Sâm lông.

2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Đặc điểm sinh học và vật hậu học của loài cây Sâm lông
- Hình thái thân cây, tán lá và hệ rễ
- Đặc điểm vật hậu: Thời vụ ra chồi, hoa, quả và sai quả…
2.3.2. Đặc điểm phân bố của loài trong tự nhiên
- Tìm hiểu đặc điểm phân bố của loài Sâm lông ở khu vực nghiên cứu
- Nhóm loài cây đi kèm và nhóm loài cây mọc cùng nếu có
10


2.3.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên
- Đặc điểm về nguồn gốc (số lượng, chất lượng) và các nhân tố ảnh hưởng
- Tái sinh ở rừng tự nhiên và dưới tán cây mẹ
2.3.4. Đề xuất định hướng một số biện pháp bảo tồn loài tại khu vực nghiên
cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp và đạt được kết quả cho các nội dung
nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp điều tra, đo đếm trực tiếp các chỉ tiêu
nghiên cứu tại rừng nơi có loài phân bố trong các OTC điển hình và điều tra
tuyến, cây tiêu chuẩn điển hình. Đồng thời có kế thừa, sử dụng các tài liệu về
thực vật và về loài của khu bảo tồn và các công trình khoa học khác đã công bố.
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
- Kế thừa số liệu đặc điểm khu vực nghiên cứu
- Kế thừa số liệu có chọn lọc các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên
cứu
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp và các bước tiến hành
(1) Chuẩn bị: Trước khi tiến hành điều tra trực tiếp cần chuẩn bị các tài
liệu có lien quan đến vấn đề nghiên cứu củng như chuẩn bị các dụng cụ điều tra
cần thiết cho quá trình làm việc. Cụ thể:
- Chuẩn bị các tài liệu lien quan đến công tác điều tra như: Bản đồ hiện

trạng, tài liệu, giáo trình, sách báo,… có lien quan đến loài và tài liệu về khí hậu,
điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu.
- Chuẩn bị dụng cụ nghiên cứu: bản đồ khu vực nghiên cứu, thước dây,
thước kẹp kính, dao phát, máy ảnh, bảng biểu ghi chép, máy định vị GPS,…
(2) Điều tra sơ thám:
- Mục đích: Nhằm thu thập thông tin khái quát về phân bố loài Sâm lông ở
khu vực chuẩn bị điều tra làm cơ sở để xác định địa điểm tiến hành điều tra tỉ mỉ.
- Nội dung: Tham khảo tài liệu, ý kiến của người dân và cán bộ của
KBTTN – VH Đồng Nai về khu vực phân bố loài Sâm lông. Căn cứ vào bản đồ
11


địa hình và hiện trạng cũng như đi sơ thám để sơ bộ nắm bắt đặc điểm khu vực
nghiên cứu và xác định các tuyến điều tra.
(3) Điều tra chi tiết
* Điều tra theo tuyến:
- Lập tuyến điều tra: Dựa vào kết quả điều tra sơ bộ, tiến hành lập các tuyến
điều tra (tổng số tuyến là 05 tuyến trong đó có 03 tuyến tại tiểu khu 99 và 02
tuyến tại tiểu khu 104). Các tuyến này phân bố ở khu vực bìa rừng ở 2 tiểu khu
của Khu BTTN – VH Đồng Nai . Tổng chiều dài các tuyến là 8,6km, đi qua một
số dạng sinh cảnh như rừng trồng, nương rẫy, rừng phục hồi.
- Điều tra trên tuyến: Trên tuyến tiến hành ghi chép các thông tin về độ cao,
dạng sinh cảnh, số lượng cá thể, tình hình sinh trưởng... của Sâm lông.

Hình 2.1. Bản khu vực nghiên cứu theo tuyến và ôtc
* Điều tra trong các ô tiêu chuẩn:
12


- Lập 07 ÔTC đại diện cho các dạng sinh cảnh phổ biến. Do Sâm lông là

loài thân thảo, dạng leo nên diện tích mỗi ÔTC được lập có diện tích 25m 2 (5m ×
5m).
- Trong ÔTC tiến hành điều tra về số lượng cá thể, tình hình sinh trưởng
của các cá thể trưởng thành và đặc điểm tái sinh.... Trong đó:
+ Những cây có chiều cao các nhánh dưới 50cm được coi là cây tái sinh.
Với các cây này tiến hành đếm số lượng cây, phân cấp theo chiều cao và nguồn
gốc tái sinh và chất lượng cây tái sinh, giá thể leo (nếu có).
+ Những cây trưởng thành tiến hành đo đếm về số lượng cây, phân cấp
chất lượng sinh trưởng, giá thể leo, đặc điểm vật hậu.
- Xác định các chỉ tiêu:
+ Chiều cao cây tái sinh: Đo bằng thước cầm tay.
+ Chất lượng sinh trưởng: Phân thành 3 cấp A, B, C. Trong đó: Cấp A là
những cây có các nhánh sinh trưởng và phát triển tốt, lá, thân xanh tốt, không
sâu bệnh; Cấp C là những cây có các nhánh sinh trưởng phát triển kém, nhánh
còi cọc, bị sâu bệnh, lá hoặc ngọn vàng hoặc thui chột; Còn lại là những cây cấp
B, cấp trung bình.
Bảng 2.1.

Điều tra ô tiêu chuẩn

Người điều tra:……………………… … ….

Ngày điều tra:……………

Lần điều tra:…………...................................

Kích thước ôtc: ………….

Tọa độ điều tra:
Khu vực điều tra:…………………………………………………………..

Số cây

Kích
Vị trí mọc
thước cây chân/sườn/đỉnh

Cây mọc kèm
theo + giá đỡ

Cây trưởng thành
Cây tái sinh
Đặc điểm sống của loài đó:……………………………………………………
Bảng 2.2. Điều tra tuyến về loài Sâm lông
13


Người điều tra:……………………………. Ngày điều tra:………… ………
Khu vực điều tra:……………………………………………………………...
T
T
1
2

Tên tuyến

Chiều dài

Số cá thể

Tần số

(Cây/km)

Cây ra
hoa,quả

Tổng

2.4.3. Xử lý nội nghiệp
Dùng thống kê toán học để xử lý theo các phương pháp thống kê trong lâm
nghiệp như Excel, tính toán, so sánh và đánh giá sử dụng các đặc trưng mẫu, kết
quả điều tra ngoại nghiệp sẽ được tổng hợp và xử lý.
* Tần số xuất hiện cây trên tuyến điều tra.
- Để xác định được tần số xuất hiện của loài thì ta sử dụng các phép tính
toán học thông thường, nhưng trước khi thực hiện tính toán thì cần phải điều tra
thu thập được các chỉ tiêu cần cho việc tính toán như: số tuyến, độ dài tuyến, số
cây điều tra được trên tuyến, vật hậu học của loài.
f là tần số xuất hiện của cây
ta có công thức tính sau: f =

trong đó

N là số cây trên tuyến điều tra
L là độ dài của tuyến

- Việc tính toán tần số xuất hiện của cây nhằm mục đích đánh giá được
trạng thái phân bố, và nơi sinh trưởng của nó.
* Đặc điểm phân bố Sâm lông theo vị trí.
- Chúng ta cần phải xác định được vị trí phân bố của loài để đưa ra các đánh
giá về đặc điểm phân bố và khu vực phát triển củng như dự đoán đặc điểm sống
của loài.

- Dựa vào các số liệu chúng ta thu thập được ở tuyến củng như otc để tính
các chỉ số % cây xuất hiện ở nơi điều tra. Ta có công thức tính sau:
14


%Cây là chỉ số % cây xuất hiện ở khu vực
% Cây = trong đó

Ni là số cây xuất hiện ở khu vực
là tổng số cây điều tra trên tấ cả các tuyến và otc

* Đặc điểm phân bố theo các dạng sinh cảnh
- Khi nghiên cứu chúng ta cần để ý đến dạng sinh cảnh của loài trong tự
nhiên để có thể hiểu rõ loài thường phân bố ở những loại rừng và đất như thế
nào.
- Sau khi nghiên cứu xong, thì công việc của chúng ta là phải thực hiện các
phép tính và cho ra các kết quả về tỉ lệ phân bố để đưa ra các so sánh củng như
kết luận về sinh cảnh của loài. Chúng ta dựa theo công thức tính như ở đặc điểm
phân bố theo vị trí.
* Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh của Sâm lông trong tự nhiên
Sau khi thực hiện các điều tra chúng ta có thể biết đươc các tiêu chí sau:
- Mật độ (cây/ha) dựa vào phép tính: N/ha = x 10000 cây/ha.
- Các tiêu chí tỉ lệ % của các đặc điểm sau: phân nhánh cây, chất lượng sinh
trưởng; giá thể leo, phân cấp theo chiều cao, nguồn gốc và chất lượng tái sinh.
- Sau khi xử lý xong chúng ta có thể đánh giá một cách khách quan và tổng
thể về khu vực mà mình đang nghiên cứu. Để đưa ra các giải pháp bảo tồn và
phát triễn loài Sâm lông.

15



Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1. Lược sử khu vực nghiên cứu
Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai (KBTTN - VH) nằm ở phía
Bắc tỉnh Đồng Nai. Đặc trưng nổi bật về rừng tự nhiên trong khu vực, đó là hệ
sinh thái rừng cây họ Dầu trên vùng địa hình đồi, bán bình nguyên. Đây còn là
nơi cứ trú của nhiều loài động vật rừng, trong đó nhiều loài được xếp là quý
hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ
IUCN, khu hệ động vật, thực vật ở đây có quan hệ mật thiết với khu hệ động vật,
thực vật rừng của Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Rừng của KBT mang nhiều giá trị đặc trưng có vai trò rất quan trọng nên
ngày 02/12/2003 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ký Quyết định số
4679/2003/QĐ-UBND về thành lập khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu trên cơ sở
sáp nhập lâm phần của các lâm trường Hiếu Liêm, Mã đà và lâm trường Vĩnh
An.
Ngày 20/2/2006 UBND tỉnh Đồng Nai Quyết định sáp nhập Trung tâm
quản lý di tích Chiến khu Đ vào khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cữu theo Quyết
định số 09/2006/QĐ-UBND, đến ngày 16/7/2009 tiếp tục sáp nhập Trung tâm
thủy sản Đồng Nai và Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu theo Quyết
định số 1977/QĐ-UBND. Đến ngày 28/8/2010 UBND tỉnh Đồng Nai ký quyết
định số 2208/QĐ-UBND về việc đổi tên Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa
Đồng Nai.
3.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.2.1. Vị trí địa lý
Khu BTTN – VH Đồng Nai nằm ở phía bắc huyện Vĩnh Cửu, cách thành
phố Biên Hòa khoảng 40 km cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km và

16



cách thành phố Vũng Tàu khoảng 100 km. Rất thuận tiện tiếp cận khoa học công
nghệ và là điều kiện rất tốt để phát triển du lịch sinh thái.
Ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp: huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước
- Phía Nam giáp: huyện Vĩnh Cửu; Trảng Bom; Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
- Phía Đông giáp: huyện Tân Phú; Định Quán, tỉnh Đồng Nai
- Phía Tây giáp: huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước và huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương.
Toạ độ địa lý (VN 2.000):
- Từ 11o08’55” đến 11o51’30” độ vĩ Bắc
- Từ 106o90’73” đến 107o23’74” độ kinh đông
3.2.2. Địa hình
Khu Bảo tồn nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo LộcLâm Đồng xuống vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nam Bộ. KBT nằm
trên địa bàn của 3 xã: Phú Lý, Hiếu Liêm, Mã đà nên địa hình thuộc dạng địa hình
vùng đồi, với 3 cấp độ cao: Đồi thấp - Đồi trung bình và Đồi cao. Độ cao giảm
dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây. Khu vực phía Bắc, phía Tây,
địa hình gồm nhiều đồi dốc, nhưng độ chênh cao giữa các khu vực không nhiều và
có sự chuyển tiếp từ từ. Độ cao lớn nhất: 368 mét, thấp nhất: 20 mét, bình quân:
100 - 120 mét; Độ dốc lớn nhất: 35o, độ dốc bình quân: 8o - 10o.
3.2.3. Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất, tỷ lệ 1/50.000 do Phân viện Quy
hoạch Thiết kế Nông nghiệp miền Nam thực hiện năm 2003 thì tại Khu Bảo tồn
có 4 nhóm đất chính và 5 đơn vị bản đồ đất.

17


Bảng 3.1. Phân loại nhóm đất trong KBT


TT
HIỆU
I
1

Ru

II
1

Xg

III

TÊN ĐẤT
VIỆT NAM

FAO/UNESCO (tương ứng)

NHÓM ĐẤT ĐEN

LUVISOLS

Đất nâu thẩm trên bazan

Epilithi - Chromic Luvisols

NHÓM ĐẤT XÁM

ACRISOLS


Đất xám Gley

Veti - Gleyic Acrisols

NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG

FERRALSOLS

1

Fp

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Haplic Acrisols

2

Fs

Đất đỏ vàng trên phiến sét

Hyperferric Acrisols

3

Fk

Đất nâu đỏ trên bazan


Rhodic Ferralsols

IV

SÔNG SUỐI, MẶT NƯỚC

(Nguồn: Phân viện Quy hoạch thiết kế Nông nghiệp miền Nam, năm 2003)
Hầu hết diện tích của KBTTN – VH Đồng Nai thuộc nhóm đất đỏ vàng
(chiếm 64,9% tổng diện tích), đất có kết cấu thịt trung bình, tầng đất trung bình,
độ phì trung bình đến tốt, rất thích hợp cho cây rừng sinh trưởng và phát triển.
3.2.4. Khí hậu và thủy văn
* Khí hậu:
Khu Bảo tồn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, nhiệt độ cao đều quanh năm là điều kiện thuận lợi cho
các loài động vật, thực vật sinh trưởng và phát triễn.
- Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp
18


- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng bốc hơi và nền nhiệt cao
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 25oC - 27oC
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 29oC - 38oC.
+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 18oC - 25oC.
- Độ ẩm tương đối 80-82%
- Hướng gió thịnh hành: Đông Bắc - Tây Nam
- Ít có gió bão và sương muối

.


- Lượng mưa tương đối cao từ 2.000 - 2.800 mm, phân bố mưa theo 3 vành
đai chính: (i) vành đai phía Bắc giáp Bình Phước có lượng mưa rất cao (> 2.800
mm), số ngày mưa 150 – 160 ngày; (ii) vành đai trung tâm có lượng mưa 2.400 2.800 mm, số ngày mưa trong năm là 130 - 150 ngày; (iii) vành đai phía Nam có
lượng mưa thấp nhất nhưng vẫn có trị số 2.000 - 2.400 mm. Mùa khô rất thấp chỉ
chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa cả năm.
* Thủy văn:
Chế độ thuỷ văn của Khu Bảo tồn chịu sự chi phối bởi hệ thống sông suối
trên địa bàn, chế độ mưa tại chỗ và hồ Trị An.
- Phía bắc và tây bắc có sông Mã Đà; Phía Tây có sông Bé.
- Phía đông và nam có hồ Trị An, diện tích lớn nhất ở cao trình 62 m vào
thời điểm tháng 10 đến tháng 12 hàng năm là 32.400 ha với thể tích khoảng 2,8 tỷ
m3, diện tích mặt nước trung bình để nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả ở cao trình
56 m là 25.000 ha vào thời điểm tháng 1- 2 và tháng 8- 9. Diện tích mặt nước nhỏ
nhất ở cao trình 49 m và thể tích là 213 triệu m3 nước vào thời điểm tháng 5-6 là
7.500 ha. Mức nước sâu trung bình 8,5m (nơi sâu nhất 28m), chiều dài khoảng 44
km, chiều rộng 08 km, diện tích lưu vực đến tuyến công trình xấp xỉ 15.400 km2.
(Số liệu Công ty Thủy điện Trị An, 2010).
19


Ngoài hồ Trị An, trên địa bàn còn có hồ Bà Hào diện tích trên 400 ha và hồ
Vườn ươm trên 20 ha, luôn ổn định mực nước phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ
sản, tưới tiêu và công tác phòng cháy chữa cháy rừng của đơn vị.
Ngoài ra trong khu vực còn có hệ thống gồm rất nhiều suối nhỏ đổ vào hồ Trị
An và sông Bé như: suối Linh, suối Cây Sung, suối Sai, suối Bà Hào... Nhưng đa
phần đều cạn nước vào mùa khô.
3.2.5. Đặc điểm tài nguyên rừng
* Tài nguyên rừng và đất rừng
Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo chỉ thị số 38/2003/CT – TTg
ngày 03/12/2003 của Thủ tướng chính phủ, thì tổng diện tích quản lý và hiện

trạng sử dụng đất của KBT thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất của KBT (Nguồn: Khu BTTN, 2009)
T
T

Loại đất, loại
rừng

Diện tích tự nhiên
I
Đất lâm nghiệp
1
Đất có rừng
1.1 Rừng tự nhiên
A Rừng gỗ lá rộng
B Rừng hỗn giao
C Rừng lồ ô
1.2 Rừng trồng
2
Đất chưa có rừng
3
Đất khác trong LN
II

Tổng

Theo quy hoạch 3 loại
rừng
Đặc dụng
59.809,9

59.809,9
53.482,6
50.861,3
43.060,8
7.447,2
353,3
2.621,3
3.559,8
2.767,5

100.303,3
67.903,3
57.034,3
52.241,1
44.141,7
7.746,0
353,3
4.793,2
4.253,6
6.615,4

Sản xuất
8.093,4
8.093,4
3.551,7
1.379,8
1.081,0
298,8

Ngoài 3

loại rừng
32.400,0

2.171,9
693,8
3.847,9
32.400,0

Qua bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất ở trên,nhìn chung độ che phủ
rừng tương đối cao chiếm khoảng 83,9%. Tuy nhiên, diện tích rừng trung bình
chỉ chiếm 63,3%, còn lại là rừng nghèo, rừng non. Kết quả điều tra cho thấy chất
lượng rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng , trữ lượng rừng thấp, kết cấu của rừng
bị phá vỡ từng mãng lớn, số lượng các loài thực vật đặc hữu quý hiếm, các loài
20


cây gỗ lớn bị khai thác quá mức. Đây là hệ quả hoạt động khai thác kéo dài trong
nhiều năm trước đây của các lâm trường.
3.2.6. Đặc điểm phân bố tài nguyên động thực vật
* Tài nguyên thực vật rừng
Kết quả điều tra xây dựng danh lục thực vật do WWF (năm 2000) và phân
viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ thực hiện năm 2008, bước đầu ghi nhận
trong khu BTTN&DT Vĩnh Cửu có 662 loài thực vật, nằm trong 390 chi, 112 họ,
71 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau. Trong đó có 127 loài cây gỗ lớn (G)
chiếm 20,7%; 113 loài cây gỗ nhỏ (g) chiếm 18,7% và 114 loài cây tiểu mộc (T)
chiếm 23,3%. Với 112 họ thực vật khác nhau đã được khảo sát ghi nhận, có 13
họ có số lượng cá thể loại từ 1% trở lên chiếm 11,7%. Có 10 họ ưu thế chiếm 9%
số họ và chiếm 86% số lượng cá thể loài đã khảo sát, là những họ cây gỗ lớn
tham gia chủ đạo hình thành các cấu trúc lâm phần hiện nay và thường thấy xuất
hiện ở các nơi có độ cao khác nhau. Trong 10 họ ưu thế, có họ Dầu

(Dipterocarpaceae) có tổ thành chiếm 13,3%.
Thảm thực vật rừng: Hệ động thực vật rừng ở đây có quan hệ chặt chẽ với
hệ thống thực vật ở dãy Trường Sơn Nam, miền Đông Nam Bộ, gồm các kiểu
rừng và ưu hợp thực vật liên quan tới cây họ Dầu:
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu phụ miền thực vật
thuần thuộc với khu hệ thực vật Malaixia – Indonexia và khu hệ thực vật bản địa
Bắc Việt Nam – Nam trung Quốc. Ưu hợp họ Dầu (Dipterocapaceae) + họ Bồ
hòn (Sapindaceae), họ Sim (Myrtaceae); ưu hợp họ Dầu (Dipterocarpaceae) +
họ Bồ hòn (Sapindaceae) + họ Thị (Ebenaceae).
- Kiểu rứng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới: Kiểu phụ miền thực vật thân thuộc
với khu hệ thực vật Malaixia – Indonexia. Quần hợp Dầu lông (Dipterocapus
intricalus).
* Điều kiện tài nguyên động vật
Có 1729 loài động vật, côn trùng hoang dã thuộc 238 họ, 52 bộ động vật,
côn trùng sống tại KBT. Trong đó, có nhiều loài được ghi nhận vào sách đỏ Việt
21


Nam như: Báo gấm, Gấu Chó, Bò tót, Chà vá chân đen, trong đó:
Lớp thú: có 85 loài thuộc 27 họ, 10 bộ. Trong đó có 36 loài quý hiếm, đặc
hữu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á như: Bò tót, Voi, Gấu chó, Sói lửa,
…; 19 loài ghi trong danh lục đỏ IUCN; 26 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam; 2
loài đặc hữu trong khu vực chiếm 28,3% tổng số loài thú của Việt Nam.
Lớp chim: có 259 loài chim thuộc 52 họ và 18 bộ. Trong đó có 21 loài
chim quý hiếm, 12 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam, 11 loài ghi trong danh lục
đỏ IUCN.
Bò sát: có 64 loài thuộc 13 họ và 2 bộ.
Ếch nhái: có 33 loài thuộc 5 họ và 1 bộ. trong số 97 loài bò sát và ếch nhái
có 25 loài quý hiếm, 12 loài ghi trong danh lục đỏ IUCN; 21 loài ghi trong sách
đỏ Việt Nam.

Có 97 loài được định danh, thuộc 29 họ và 11 bộ. Đặc trưng nổi bật về thủy
sản tự nhiên tại KBT là hệ sinh thái cá nước ngọt, nơi cư trú của nhiều loài cá,
trong đó có nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng được ghi vào sách đỏ
Việt Nam như cá Mơn (cá rồng), đặc biệt là các loài thích nghi với vùng sông
suối thượng nguồn, nước chảy mạnh khác xa với các loài cá nước ngọt phân bố ở
đồng bằng thuộc hạ lưu sông Cửu Long, sông Đồng Nai hay sông Sài Gòn.
Côn trùng: có 1241 loài côn trùng, thuộc 112 họ và 10 bộ. Trong đó có 2
loài côn trùng có tên trong danh sách các loài nguy cấp, quý hiếm ban hành theo
nghị định số 32/2006/NĐ – CP; 8 loài có tên trong sách đỏ động vật Việt Nam
(2007).
3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
Khu Bảo tồn thuộc địa giới hành chính các huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất,
Định Quán, Trảng Bom và Tân Phú tỉnh Đồng Nai, gồm 3 khu vực chính là Mã
Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An và một phần Đak-Lua thuộc chủ yếu Nam Cát Tiên tỉnh
Lâm Đồng.

22


Theo số liệu điều tra dân sinh kinh tế năm 2012, dân cư sinh sống trong KBT
gồm 5.413 hộ – 24.518 khẩu, theo đơn vị hành chính như sau:
- Xã Mã Đà: 1.725 hộ - 7.959 khẩu, dân cư phân bố thành 7 ấp.
- Xã Hiếu Liêm: 1.036 hộ - 4.930 khẩu, dân cư phân bố thành 4 ấp.
- Xã Phú Lý: 2.652 hộ - 11.629 khẩu, dân cư phân bố thành 9 ấp.
Ngoại trừ các hộ dân tộc Ch’ro là dân bản địa tại xã Phú lý, đa phần dân cư
từ nhiều địa phương trong cả nước đến cư trú, sinh sống ở đây theo các thời kỳ với
nhiều hình thức khác nhau. Đa số là dân tộc Kinh: 5.132 hộ (95%), còn lại là các
dân tộc Hoa, Ch’ro, Khơ Me, Tày và dân tộc khác.
Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 14.673 người. Trong đó lao
động nông lâm nghiệp chiếm trên 95%, còn lại là lao động trong lĩnh vực thương

mại, dịch vụ và lao động khác.
Về trình độ văn hoá, đa phần lao động có trình độ văn hoá còn hạn chế,
không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
Nhìn chung, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn.
Nghề nghiệp chủ yếu là SXNN mà phụ thuộc vào thiên nhiên nên đời sống còn
bấp bênh. Vì vậy, một số người vẫn còn lén lút vào rừng săn bắt, thu hái lâm sản,
chăn thả gia súc và tình trạng lấn rừng làm rẫy vẫn còn diễn ra, gây khó khăn cho
đơn vị trong công tác QLBVR- PCCR và bảo tồn ĐDSH.

23


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.1. Mô tả đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài sâm lông tại KBT
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) ở trong các khu rừng tự nhiên không chỉ phong
phú về số lượng loài mà còn đa dạng về hình dáng, kích thước. Chúng tồn tại và
phát triển trong các kiểu rừng khác nhau, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố xung
quanh. Vì vậy muốn quản lý bảo tồn loài hoặc tìm hiểu khả năng đáp ứng của nó
trong sản xuất khai thác lâm nghiệp thì các phương pháp nghiên cứu về sinh thái
học, lâm sinh học lại giữ vai trò chủ đạo. Từ quan điểm trên, khi nghiên cứu một
số đặc điểm sinh học của loài Sâm lông đề tài đã tiến hành điều tra nhiều chỉ tiêu
và theo các phương pháp khác nhau.

Khi nghiên cứu thực địa, nghiên cứu kỹ về

loài ta có các nhận xét sau:
4.1.1. Đặc điểm hình thái loài Sâm lông
Loài dây leo thân thảo mảnh, khi

trưởng thành dài khoảng 3 – 4m,
đường kính thân khoảng 2 - 6mm,
thân mảnh,có tua cuốn, leo bám vào
cây khô hoặc cây tươi. Vỏ cây trưởng
thành bóng và có màu xanh đậm và
có lông. Cây non có màu tím và xanh
nhạt, có lông nhiều và phủ kín ở thân
và lá.

Hình 4.1. Cây Sâm lông con
24


Lá có cuống, phiên xoan hình
tim, cụt đầu hoặc hơi khía mép ở gốc,
hình tam giác nhọn, tận cùng bởi một
mũi nhọn hình sợi, màu lục và hầu
như nhẵn ở mặt trên, màu nhạt và có
lông mềm ở mặt dưới, dài 6-10cm,
rộng 4-9cm, có 5-7 gân; cuống lá ngắn
hơn

Hình 4.2. Sâm lông trưởng thành
thànhthành

25


×