Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì Nhà Nước đong vai trò là
trung tâm của tất cả các hoạt động kinh tế xã hội trong đó có thị trường tài
chính. Do đó, lãi suất trong các nước đêì do Nhà nước quy định, thậm chí một
số nước còn quy định đến mức chênh lệch giưuã lãi suất tiền gửi và lãi suất cho
vay của các ngân Hàng.
Trong các nền kinh tế thị trường, Nhà Nước chỉ đóng vai trò là người
điều tiết nền kinh tế vĩ mô còn thị trường tài chính hoạt động theo cơ chế tự do
hóa và cơ chế hình thành nên lãi suất là cơ chế thị trường. Vì vậy mà lãi suất
chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố ảnh hưởng.
Ảnh hưởng của cung và cầu quỹ cho vay:
Lãi suất là giá cả sử dụng vốn vì vậy bất kì sự thay đổi nào của cung và
cầu hoặc cả cung và cầu tiền tệ không cùng tỷ lệ đều sẽ làm thay đổi mức lãi
suất trên thị trường. Tuy nhiên mức dộ biến động của lãi suất ít nhiều phụ thuộc
vào các quy định của chính phủ và NHTW, song các nước có nền kinh tế thị
trường đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất. Qua đó ta thấy, chúng ta
có thể tác động đến cung và cầu vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho
phù hợp với mục tiêu, chiến lượt trong từng thời kỳ chẳng hạn như thay đổi cơ
cấu vốn đầu tư, tăng hoặc giảm dư nợ tín dụng
•
Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung vốn cho vay:
Thu nhập bình quân: khi thu nhập của các chủ thể tăng lên làm
tang khả năng cung ứng vốn. Cung vốn vay vì vậy tăng lên làm
dịch chuyển đường cung vốn sang phải làm lãi suất có xu hướng
giảm. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái cung vốn vay giảm,
đường cung vốn dịch chuyển sang trái làm lãi suất tang lên.
r
s’
s
r1
ro
Lợi tức và lạm phát kỳ vọng: lợi tức của các công cụ nợ không chỉ
phụ thuộc vào lãi suất của công cụ nợ mà còn phụ thuộc vào sự
•
biến dộng của giá cả thị trường của công cụ đó. Nếu lựoi tức dự
tính của công cụ nợ tăng lên sẽ làm nhu cầu mua công cụ đó tang
lên làm tăng cung vốn vay làm dịch chuyển đường cung vốn sang
phải lãi suất có xu hướng giảm và ngược lại sẽ làm lãi suất tăng
Một sự tăng lên của lạm phát dự tính sẽ làm tang giá cả của tài sản
do đó làm giảm một cách tương đối lợi tức dự tính của việc cho
vay so với việc mua tài sản hữu hình. Kết quả là cung vốn vay
giảm xuống lãi suất vốn vay tăng lên và ngược lại
Rủi ro: một sự gia tăng rủi ro vốn thì cho vay tăng lên làm cho việc
cho vay trở nên hấp dẫn hơn, cung vốn vay sẽ giảm xuống lãi
suất tăng lên. Nhưng khi một sự gia tăng của các loại tài sản khác
sẽ làm cho vốn vay trở nên hấp dẫn hơn sẽ làm cung vốn vay tăng
lãi suất giảm đi
Tính lỏng: nếu các công cụ thuế có thể mua dễ dàng thì làm tăng
nhu cầu đầu tư vào chúng làm cung vốn tăng lên, đường cung vốn
vay sẽ dịch chuyển sang phải làm lãi suất giảm. Ngược lại khi
chính phủ có những chính sách giảm chi phí môi giới cho các giao
dich cổ phiếu sẽ làm giảm đi tính hấp dẫn của việc đầu tư các trái
phiếu làm cung vốn vay giảm, đường cung vốn vay dịch cuyển
sang trái và lãi suất tăng lên.
Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu vốn cho vay:
Khả năng sinh lời của các cơ hội đầu tư càng cao thì các doanh
nghiệp sẵn lòng vay mượn để tài trợ cho việc đầu tư.
Lạm phát dự kiến: khi lạm phát dự kiến tăng sẽ làm cho lãi suất
thực giảm xuống, chi phí cho vay trở nên rẻ hơn do đó tăng như
cầu vốn vay, đường cầu dịch chuyển sang phải lãi suất tăng.
Các hoạt động của chính phủ: khi chính phủ thâm hụt ngân sách,
chính phủ sẽ đi vay nhiều hơn để tài trợ cho việc thâm hụt dẫn đến
cầu vốn vay tăng lên làm đường cầu dịch chuyển sang phải lãi
suất tăng.
Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng:
Khi lạm phát tang lên dù ở mức riêng lẽ hay ở tất cả mức lãi suất thì yếu
tố kích thích làm tang cunng quỹ cho vay gần như triệt tiêu bởi giá trị thực tế
của vốn gốc và tiền tệ đã bijhoa mòn do tác dộng cuar lạm phát . Trong tình
hình đó những người có khả năng cho vay không muốn gửi tiền và đổ xô đi mưa
hang hóa dự trữ vàng, ngoại tệ. Điều đó làm cung quỹ cho vay giảm đường
cung vốn dịch chuyển sang trái lãi suất tăng lên.
Lạm phát tăng không chỉ làm giảm độ lớn của cung vốn mà còn kéo theo
việc tăng thêm quy mô của cầu quỹ cho vay. Với mức lãi suất danh nghĩa cho
trước, khi lãi suất dự tính tăng lên chi phí co vay giảm xuống kích thích người ta
đi vay hơn là cho vay. Người đi vay sẽ thu được một khoản lợi do giá hàng hóa
mua bằng tiền đi vay xẽ tăng lên làm đường cầu vốn dịch chuyển sang phải
lãi suất tăng lên
Khi lạm phát dự tính tăng thì lãi suất tăng lên. Điều này có một ý nghĩa
rất quan trọng trọng việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng
lạm phát tăng. Trên cơ sở đó có một chính sách lãi suất hợp lí. Và khi lạm
phát cao Nhà Nước cần phải nâng lãi suất danh nghĩa để đảm cho lãi suất
thực dương hoặc Nhà Nước tung vàng, ngoại tệ ra bán ddeerr kiềm chế
lạm phát.
Ảnh hưởng của bội chi ngân sách:
Một cách đơn giản nhất bội chi NSTW và địa phương trực tiếp làm cho
cầu quỹ cho vay tăng làm lãi suất tăng. Bội chi ngân sách sẽ tác dộng đến
tâm lí dân chúng về mức gia tăng lạm phát do đó gây ra áp lực tăng lãi suất.
Trên môt góc độ nào đó, khi BCNS tăng chính phủ sẽ tăng việc phát hành
trái phếu chính phủ. Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho
giá trái phiếu có xu hướng giảm lãi suất tị trường tăng lên. Và các tài sản
cuar NHTM cùng gia tăng ở các khoản mục trái phiếu chính phủ dự trữ vượt
qua mức giảm lãi suất ngân hàng tăng lên.
Ảnh hưởng của thuế:
Thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi tức của công ty luôn tác động đến lãi
suất. Nếu các mức thuế này tăng lên cũng có nghĩa là điều tiết một phần thu
nhập của những cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ tiền tín dụng hay những
người tham gia kinh doanh chúng khoán. Thông thường, ai cung quan tâm
đến mức thu nhập thực tế hay lợi nhuận sau thuế hơn là thu nhập danh nghĩa.
Do đó, để duy trì một mức lợi nhuận thực tế nhất định họ phải tăng vào lãi
suất cho vay những thay đỏi của thuế. Với tác dộng của thuế thì cần phải cân
nhắc cính sách thuế nhằm hạn chế những tác động ngoài ý muốn của thuế.