Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nước thải khu công nghiệp Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.14 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nước thải khu công

nghiệp Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình.
Người thực hiện

: Nguyễn Ngọc Anh

Lớp

: MTC

Khóa

: 55

Chuyên ngành

:Môi tường

Giáo viên hướng dẫn

: Th.s Nguyễn Ngọc Tú

Địa điểm thực tập: Ban Quản lý các khu công nghiệp Tỉnh Ninh Bình.



ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên:
Tel:

Nguyễn Ngọc Anh
01672819688

Mail:


2. Chuyên ngành:
3. Lớp:

Môi Trường

MTC

Khoá: 55

4. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Ngọc Tú
Tel:

0903251369

Mail:


Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nước thải khu công
nghiệp Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình.


Người thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự phát triển kinh tế hiện nay, nhất là trong thời kỳ công nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì công nghiệp là ngành không thể thiếu. Vị
thế của ngành công nghiệp nước ta ngày càng được khẳng định trong nền kinh
tế quốc dân, sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng, đảm
bảo cung ứng các sản phẩm và nguyên liệu thiết yếu cho cả tiêu dùng và sản
xuất; Xuất khẩu. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển công nghiệp cũng có những
mặt trái đó là những hậu quả nặng nề mà sự phát triển công nghiệp gây ra cho
môi trường, những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống con
người. Hiện nay lượng chất thải phất sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp
thải ra môi trường rất lớn.
Thống kê trên được Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khu kinh tế,
khu công nghiệp đưa ra tại cuộc họp ngày 24/6/2013.Theo cơ quan này, hiện
cả nước có 289 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên trên 81.000
ha, 15 khu kinh tế ven biển với tổng diện tích 698.000 ha, 28 khu kinh tế cửa
khẩu được thành lập tại 21/25 tỉnh biên giới đất liền.Trong 6 tháng đầu năm,
các khu kinh tế, khu công nghiệp đã thu hút thêm 7,9 tỷ USD vốn đăng ký,
chiếm hơn 80% tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm của cả nước. Bên
cạnh đó, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút hơn 14.992 tỷ đồng vốn
đầu tư trong nước. Tổng doanh 6 tháng đầu năm đạt gần 38 tỷ USD, tăng
16%, kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp đạt 23 tỷ USD, xuất siêu 2,55 tỷ
USD, đóng góp 45% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đóng góp ngân sách

gần 30.000 tỷ đồng, tăng 26%. Tổng số lao động lũy kế đến tháng 6/2013 là
hơn 2,1 triệu lao động [1]. Tuy nhiên, quá trình phát triển các khu công
nghiệp, khu chế xuất cũng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
đời sống kinh tế – xã hội của người dân, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi
trường, gây lãng phí tài nguyên đất, làm gia tăng nhiều vụ khiếu kiện về đất


đai, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự địa phương. Thải vào môi
trường một khối lượng lớn các chất thải (rắn, lỏng, khí, bùn). Đặc biệt vấn đề
ô nhiễm môi trường nước từ các hoạt động công nghiệp.
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước diễn ra khá nghiêm trọng mặc dù các
cấp các ngành đã có nhiều chính sách quản lý. Lượng nước thải phát sinh từ
các khu công nghiệp, khu chế suất khá lớn, tích chất thành phần đa dạng do tại
các khu công nghiệp khu chế suất tập trung nhiều ngành sản suất khác nhau.
Khi nước thải công nghiệp không được xử lý hiệu quả trước khi thải vào môi
trường sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi
trường và rất khó khắc phục. Như gây mất cân bằng sinh thái, mất thẩm mỹ.
Đặc biệt nếu nước thải xả vào các vùng nước mặt phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt của các khu dân cư sẽ kéo theo các hậu quả nặng nề về kinh tế, xã
hội.
Vì vậy, việc quản lý và xử lý hiệu quả nước thải phát sinh tại các khu
công nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng và cần được quan tâm.
Góp phần phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải công
nghiệp tới môi trường xunh quanh. Vì những lý do trên em tiến hành thực
hiện đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý nước thải khu công
nghiệp Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng nước thải( khối lượng và thành phần) trong khu công
nghiệp Khánh Phú.
Tìm hiểu, đánh giá công tác quản lý và xử lý nước thải tại khu công

nghiệp Khánh Phú.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý
nước thải tại khu công nghiệp.


Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Hiện trạng nước thải công nghiệp Việt Nam.
2.1.1 Hiện trạng nước thải công nghiệp Việt Nam.
Hiện nay hầu hết các KCN không có trạm xử lý chất thải tập trung.
Nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ
thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành
không hiệu quả hoặc xuống cấp. Ước tính có khoảng 70% lượng nước thải từ
các KCN xả thẳng ra môi trường không qua xử lý.
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nhiều ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất, cũng như phạm vi
phân bố. Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải lớn, nhưng mức đầu tư
cho hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu
Tại Hội nghị lần này, các đại biểu được nghe Viện Nghiên cứu Chiến
lược, Chính sách của Bộ Công Thương báo cáo trình bày hiện trạng và định
hướng ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030. Theo đó, hiện nước ta có 283 KCN, đã có 105/152 nhà máy
xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung chiếm tổng 61% KCN đã vận
hành. Tại các đô thị, đã có 6/63 tỉnh thành có nhà máy xử lý nước thải, có
12/20 dự án đã đi vào hoạt động. Tổng công suất chế biến đạt khoảng 415
ngàn mét khối/ ngày đêm.
Sự phát triển các KCN tập trung dẫn tới tổng lượng nước thải từ các
KCN tăng lên rất nhiều lần so với tải lượng ô nhiễm khổng lồ, vượt quá khả
năng tự làm sạch của nguồn, hủy hoại môi trường nước mặt tự nhiên. Do đó,
nếu không áp dụng các phương án khống chế ô nhiễm thích hợp và hiệu quả

thì các chất thải phát sinh sẽ gây tác động nghiêm trọng tới môi trường và sức
khỏe nhân dân trong khu vực.


Thành phần & Tính chất nước thải điển hình
Bảng thông số ô nhiễm chi tiết theo bảng sau:
Bảng 1:
STT THÔNG SỐ Ô NHIỄM

ĐƠN VỊ

GIÁ TRỊ

1
Ph
6-9
2
BOD5
Mg/L
400
3
COD
Mg/L
600
4
SS
Mg/L
400
5
Clo dư

Mg/L
2
6
Chì
Mg/L
0.5
7
Crom (VI)
Mg/L
0.1
8
Crom (III)
Mg/L
1
9
Dầu mỡ động thực vật
Mg/L
30
10
Tổng Nitơ
Mg/L
60
11
Tổng photpho
Mg/L
20
12
Coliform
MPN/100ml
10000

(Nguồn: Kết quả phân tích nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải KCN
Thạnh Đức – Long An)
Bảng 2:
STT THÔNG SỐ Ô NHIỄM

ĐƠN VỊ

GIÁ TRỊ

1
Ph
6-9
2
BOD5
Mg/L
500
3
COD
Mg/L
1000
4
SS
Mg/L
300
5
Tổng Nitơ
Mg/L
60
6
Coliform

MPN/100ml
12000
(Nguồn: Kết quả phân tích nước thải đầu vào KCN Phú Bài – Thừa Thiên
Huế)
Bảng 3:
STT THÔNG SỐ Ô NHIỄM

ĐƠN VỊ

GIÁ TRỊ

1
2
3
4

Mg/L
Mg/L
Mg/L

6-9
80
250
600

pH
BOD5
COD
SS



STT THÔNG SỐ Ô NHIỄM

ĐƠN VỊ

GIÁ TRỊ

5
Clo dư
Mg/L
0.02
6
Chì
Mg/L
0.5
7
Crom (VI)
Mg/L
0.1
8
Crom (III)
Mg/L
2
9
Dầu mỡ động thực vật
Mg/L
2
10 Tổng Nitơ
Mg/L
60

11 Tổng photpho
Mg/L
10
12 Coliform
MPN/100ml
3.7x107
(Nguồn: Nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải Khu Công Nghệ Cao,
Quận 9, Tp.HCM) [3]
Phía Bắc một số KCN điển hình
Ô nhiễm về nước thải công nghiệp trong các KCN và KCX ngày càng
trở nên nghiêm trọng.Ước tính, tổng lượng nước thải của các KCN, KCX ở
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bình quân khoảng 100.000-130.000m 3/ngày
đêm.Hầu hết các nhà máy trong KCN, KCX đều có hệ thống xử lý nước thải
riêng của mình, tuy nhiên, mới chỉ có rất ít KCN, KCX xây dung được công
trình xử lý nước thải tập trung. Theo số liệu thống kê trong số 22 KCN,KCX
thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, chỉ có 4KCN đã xây dựng đước công
trình xử lý nước thải tập đang tiến hành xây dựng. Ở các KCN đã có nhà máy,
sau đó xử lý tại khu xử lý tập trung, nhìn chung đều đạt yêu cầu về mức độ
đảm bảo môi trường trước khi thải ra ngoài. Tuy nhiên, tại các KCN, KCX
còn lại, nước thải sau khi xử lý cục bộ đều thải trực tiếp ra song, gaayoo
nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, đất và ảnh hưởng tới dân cư xung
quanh, nhất là những KCN tập trung các ngành công nghiệp như dệt may,
thuộc da, hóa chất… thì lượng nước thải đổ ra môi trường rất lớn và có tính
độc hại cao.
Khu công nghiệp Lâm Thao - Việt Trì.Đây là khu vực tập trung nhiều
nhà máy hoá chất, chế biến thực phẩm, dệt, giấy nên nước nhiễm bẩn đáng
kể.Lượng nước thải ở đây đến 168.000 m3/ngày đêm, vào mùa cạn nước sông
nhiễm bẩn nặng. Như nhà máy Supe Lâm Thao thải 17.300 m3/ngày đêm với
nước có pH = 6,0; nước có màu vàng, NaCl = 58,5 mg/l, NH4 = 2,1 mg/l,



NO2 = 0,24 mg/l, Fe = 19,0 mg/l, BOD = 23,7 mg/l, COD = 74,5 mg/l, NF =
2,2 mg/l. Nhà máy giấy Bãi Bằng xả hơn 144.000 m3/ngày đêm, nước có pH
= 8,0, NaCl = 23,4 mg/l, H2S = 11,4 mg/l, oxy hoà tan = 10, BOD = 6,5 mg/l,
COD = 47 mg/l. Nước sông Lô từ nhà máy Giấy Bãi Bằng tới nhà máy Supe
Lâm Thao bị nhiễm H2S nặng, có mùi trứng thối.
Khu công nghiệp Tam Bạc - Hải Phòng. Khu công nghiệp Tam Bạc Hải Phòng xả nước thải vào sông Tam Bạc từ các nhà máy xi măng, ắc quy,
mạ điện, giấy... Nước thải nhà máy xi măng có pH = 7,5, chất lơ lửng 350
mg/l; BOD = 10 mg/l; oxy hoà tan 2,3 mg/l. Nhà máy ắc quy thải nước có pH
= 6,0; chất lơ lửng 159 mg/l; BOD = 12 mg/l; sắt = 2,7 mg/l; ôxy hoà tan 2,2
mg/l, các nguyên tố độc chì, kền. Nhà máy mạ điện thải nước có pH = 5,5
mg/l; chất lơ lửng 300 mg/l, ôxy hoà tan 3,0; các nguyên tốc độc chì, kền,
crom. Nước thải nhà máy giấy có pH = 7,5; chất lơ lửng 270 mg/l; BOD =
146 mg/l; ôxy hoà tan 2,5 mg/l; các chất sulphua, kiềm
Khu công nghiệp Thái Nguyên. Nguồn nước thải ở đây bao gồm nước
thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chủ yếu từ nhà máy giấy Hoàng Văn
Thụ, Liên hiệp xí nghiệp luyện gang thép, các xưởng luyện kim loại màu,
khai thác than, sắt và các ngành công nghiệp khác ở địa phương. Tổng lượng
nước thải ở khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng
nước sông Cầu về mùa cạn. Trong khu công nghiệp này đáng lưu ý hơn cả là
nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ có pH = 8,4 – 9,0 và hàm lượng NH4 là 4 mg/l
hàm lượng chất hữu cơ cao thường lớn hơn vài trăm mg/l, nước thải có màu
nâu và mùi nồng, thối gây cảm giác khó chịu. Nước thải nhà máy luyện gang
thép có mùi phenol, hàm lượng NH4 cao từ 15 – 30 mg/l, hàm lượng chất hữu
cơ cao từ 87 – 126 mg/l/. Ngoài ra còn có nhiều chất khác trong nước thải hỗn
hợp của nhiều nhà máy và nước thải sinh hoạt gồm H2S; chất lơ lửng, kim
loại nặng, xyanua, vi khuẩn ...
Khu công nghiệp Nam Định. Các nhà máy dệt xả thẳng nước thải vào kênh
tiêu nước sinh hoạt rồi đổ vào kênh Cốc Thành. Lưu lượng nước thải khoảng
800 m3/giờ, trong đó có muối Natri, Sulphua, Natri cabonat, NaOH, HCl,



Sulphuaric... Các chất hữu cơ chủ yếu là hồ tinh bột, cellulo, polyester, thuốc
nhuộm... nước thải có màu đen, thối.[4]
Tại Quảng Ninh
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh
Quảng Ninh đã kiểm tra và lập biên bản hiện trường Đào Thế Luân (SN
1987), công nhân Cty CP xuất-nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh đang vận
hành hệ thống xả nước thải ra bờ vịnh. Toàn bộ nước thải từ cửa xả có bọt
màu trắng, bốc mùi hôi tanh, có dấu hiệu ô nhiễm môi trường. Sau đó, Cơ
quan công an đã lấy mẫu nước chuyển về Trung tâm Quan trắc và Phân tích
môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh) kiểm định mức
độ ô nhiễm, xử lý theo quy định của pháp luật. Quá trình kiểm tra cho thấy
trong nước thải công ty này xả thẳng ra Vịnh Hạ Long, hàm lượng nhiều chất
vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải cho phép. Trong đó, hàm
lượng BOD5 cao gấp 3,29 lần, COC cao gấp 5,66 lần, tổng Colifoms là 3,6
lần, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của vịnh Hạ Long. Cùng với đó,
UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản
Quảng Ninh phải vận hành hệ thống xử lý nước thải, xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn xả thải trước khi xả ra môi trường theo quy định của pháp luật.[5]
Thành phố Hà Nội: Theo số liệu thống kê tại Hà Nội, tổng lượng nước
thải ngày đêm lên tới (350 – 45) ngàn m3, trong đó lượng nước thải công
nghiệp là (85 – 90) ngàn m3. Trong khi đó lượng thu gom chỉ được 850
m3/ngày, phần còn lại được xả vào các khu đất ven các hồ, kênh mương trong
nội thành, nói chung các chất thải đều không qua xử lý nên gây ô nhiễm; chỉ
số oxy sinh hoá (BOD); oxy hoà tan; các chất NH4; NO2; NO3; vượt quá quy
định nhiều lần
TP. Hà Nội đã và đang triển khai xây dựng 107 cụm công nghiệp trên
địa bàn 21 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích quy hoạch 3.192,9 ha, Trong
tổng số 83 KCN-CCN đã hoạt động mới có 7 KCN có hệ thống XLNTTT

được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, 9 CCN
đang triển khai xây dựng; 67 CCN chưa đầu tư hệ thống XLNTTT.Tuy nhiên,


khi đi vào vận hành, một số KCN đã và đang gây nhiều bức xúc.Điển hình
như KCN Quang Minh (huyện Mê Linh) đã có nhà máy xử lý nước thải (giai
đoạn 1) với công suất 3.000m3/ngày đêm.Nếu so với quy mô KCN, công suất
này vẫn ở mức khiêm tốn. Theo đại diện chủ đầu tư KCN Quang Minh, đến
nay, nhà máy vẫn chưa hoạt động hết công suất do nhiều doanh nghiệp không
đấu nối đường ống thoát nước thải vào hệ thống xử lý nước thải chung dẫn
đến tình trạng ô nhiễm. Nguyên nhân của tình trạng này là giữa các bên vẫn
chưa thỏa thuận được cơ chế phối hợp dẫn tới những phản ứng của doanh
nghiệp trong KCN.
Hay như KCN Nội Bài (huyện Sóc Sơn) lại có tình trạng nước thải sinh
hoạt được thu gom xử lý tập trung, còn nước thải sản xuất có chứa nhiều dầu
mỡ, kim loại nặng thì lại do các nhà máy tự thu gom, xử lý và thải ra môi
trường. Việc này dẫn đến tình trạng một số đơn vị xả trộm nước thải sản xuất
chưa xử lý hoặc sxử lý chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường..[6 ]
Tại Huế Mẫu nước thải của Nhà máy tinh bộ sắn Phong Điền nhằm tìm ra
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước làm cá chết hàng loạt tại khu vực Khe
Mây, thuộc địa phận HTX Thượng An, xã Phong An, huyện Phong Điền.Phân
tích nguồn nước mặt lấy tại Khe Mây cách điểm thải khoảng 50mét có kết
quả: tổng chất rắn hòa tan vựợt 7,24 lần(TSS), nhu cầu ôxi sinh hóa (BOD5),
vượt 5,8 lần, nhu cầu ôxi hóa học (COD), vượt 4,53 lần, hàm lượng
xyanua(CN), vượt 12,45 lần, hàm lượng photphat (PO4¬¬), vượt 12,45 lần so
với giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam. Như vậy, nguồn nước mặt
Khe Mây ô nhiễm khá nặng, đặc biệt là ô nhiễm về chất hữu cơ.Các chỉ tiêu
đều vượt nhiều lần so với mức cho phép, mặc dù tại thời điểm đó, Nhà máy
mới bắt đầu trở lại sản xuất sau 5 tháng ngưng hoạt động.
Từ thực tế trên, Chi cục BVMT tỉnh Thừa Thiên-Huế kiến nghị UBND tỉnh

chỉ đạo UBND huyện Phong Điền, Sở Tài nguyên và Môi trường, phong
Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường tăng cường phối hợp kiểm tra,
hướng dẫn nhà máy xử lý triệt để nguồn ô nhiễm, tổ chức giải quyết kịp thời,


dứt điểm tình trạng phản ánh, khiếu kiện của nhân dân, đảm bảo tình hình sản
xuất nông nghiệp của người dân.[7]
Sự tập trung số lượng lớn các KCN tập trung nằm dọc theo hệ thống
lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, làm cho chất lượng nước sông ở đây ô
nhiễm tầm trọng (các kết quả tính toán cho thấy hiện tại các KCN hằng ngày
thải vào hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai khoảng 130000m3 nước thải,
trong đó có khoảng 23,2 tấn cặn lơ lửng (SS), 19,4 tấn BOD5, 41,3 tấn COD,
7,5 tấn Nitơ, 1 tấn Phospho và nhiều kim loại nặng cùng các chất độc hại
khác, theo các tài liệu quy hoạch phát triển, dự báo vào năm 2010, các con số
nói trên tương ứng sẽ là 1542000 m3 nước thải/ngày đêm, trong đó có khoảng
278 tấn cặn lơ lửng, 231 tấn BOD5, 493 tấn COD, 89 tấn Nitơ, 12 tấn
Phospho, v.v… (Triết và cộng sự, 2000).
TP.HCM là địa phương đầu tiên trên cả nước đạt chỉ tiêu 100% khu
công nghiệp - khu chế xuất (KCN - KCX ) hoạt động có hệ thống xử lý nước
thải tập trung; với tổng công suất có khả năng xử lý của các nhà máy xử lý
nước thải tập trung là 63.000 m3 ngày đêm và lưu lượng xử lý thực tế là
43.000 - 44.000 m3/ ngày đêm.Tuy nhiên, đến nay, vẫn có tình trạng nước
thải các KCN - KCX thải ra môi trường chưa đạt chuẩn hoặc chưa được xử lý
Theo Sở TN&MT TP.HCM, Ban Quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất
TP.HCM (Hepza), Phòng Cảnh sát tội phạm về môi trường (PC49) - Công an
TP.HCM, đến nay tất cả các KCN trên địa bàn TP.HCM đã được đầu tư, vận
hành hệ thống xử lý nước thải tập trung ổn định, chất lượng đạt quy chuẩn xả
thải. Tuy nhiên, qua kiểm tra của các cơ quan quản lý và thông tin từ người
dân, thời gian qua vẫn có tình trạng nước thải chưa được xử lý lén lút thải ra
môi trường, hoặc nước thải chưa xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường.Thời

gian qua, chất lượng nước thải từ một số doanh nghiệp vẫn còn tình trạng
vượt quá quy định cho phép đấu nối vào một số thời điểm. Cũng còn tình
trạng, doanh nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng đã
xuống cấp, hiệu quả xử lý không cao hay không vận hành, thoát nước thải


vượt quá tiêu chuẩn cho phép đưa vào mạng lưới thu gom dẫn đến nguy cơ
quá tải của hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN - KCX.
Theo PC49, từ năm 2010 đến nay, đã phát hiện 275 doanh nghiệp trong
các KCN - KCX, cụm công nghiệp vi phạm các quy định về bảo vệ môi
trường, trong đó phần lớn là vi phạm về nước thải, gồm: xả thải nước thẳng
chưa qua xử lý, hoặc có xử lý nước thải cục bộ nhưng không đạt tiêu chuẩn;
không có giấy phép xả thải. còn có một số doanh nghiệp xây dựng hệ thống
cống ngầm để xả nước thải chưa qua xử lý ra sông, kênh rạch ( Cty Phạm
Thu, Cty Tường Trung, Cty Tân Nhật Dũng…). Qua kiểm tra, PC49 phát hiện
một số Công ty hạ tầng KCN - KCX trong một số thời điểm không vận hành
hệ thống xử lý nước thải tập trung, xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra môi
trường, như: KCX Linh Trung, KCN Tân Thới Hiệp, KCN Cát Lái….
. Hiện nay, tình hình ô nhiễm nguồn nước tại các quận ven, huyện ngoại
thành, nơi đặt các KCN - KCX, cụm công nghiệp vẫn còn nghiêm trọng, đặc
biệt là các kênh rạch như: Tham Lương, Thầy Cai, An Hạ…
Đặc biệt tại KCN Tân Phú Trung Hệ thống xử lý nước thải tập trung
của KCN Tân Phú Trung (huyện Củ Chi) do đặc điểm phải tiếp nhận nước
thải của các doanh nghiệp hiện hữu (hoạt động từ trước khi thành lập KCN)
do đó gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng mạng lưới thu gom, thỏa thuận
đấu nối thoát nước. Hiện tại, nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN này
có công suất xử lý lên đến 4.000 m3/ngày nhưng lưu lượng nước thải đấu nối
về nhà máy chỉ khoảng 500 - 600 m3/ngày vì có nhiều doanh nghiệp không
thực hiện đấu nối.[ 8]
KCN Biên Hòa 2

Chỉ có 600m3 được đấu nối qua khu công nghiệp Biên Hòa 2 để xử lý,
còn lại trên 14.000m3 nước thải không qua xử lý được xả trực tiếp ra sông
Đồng Nai.
Tại khu vực Ðông Nam Bộ, lượng nước thải từ các KCN, chiếm đến 49%
lượng nước thải của các KCN trong toàn quốc. Trong khi đó, theo số liệu
thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các KCN có trạm xử lý


nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn
toàn chưa triển khai xây dựng hệthống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng
không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp.Trong khi đó,
theo ước tính có khoảng 70% trong tổng số hơn một triệu mét khối nước thải
ngày, đêm phát sinh từ các KCN được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không
qua xử lý.
Tại Tây Ninh hàng loạt khu công nghiệp (KCN) đang bị quá tải về hệ thống
xử lý nước thải.KCN Trảng Bàng hiện có 64/79 nhà máy đang hoạt
động.Trước đây, tổng lượng nước thải trong KCN phát sinh khoảng 4.368
m3/ngày đêm. Trong khi đó, nhà máy xử lý nước thải tập trung trong khu có
công suất 5.000 m3/ ngày đêm nên bảo đảm thu gom và xử lý toàn bộ nước
thải phát sinh từ các nhà máy.
Tuy nhiên, trong năm nay, khi nhà máy dệt nhuộm của Công ty TNHH Trần
Hiệp Thành đi vào hoạt động, có lưu lượng nước thải khoảng 4.000 m3/ngày
đêm, thì nhà máy xử lý nước thải trong khu công nghiệp Trảng Bàng trở nên
quá tải. Do đó, việc nhanh chóng triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải
giai đoạn 2 ở đây là rất cấp thiết.
Tại KCN Phước Đông - Bời Lời hiện có 3/11 nhà máy đang hoạt
động.Tổng lượng nước thải hiện phát sinh khoảng 200m3/ngày đêm. Công ty
CP Đầu tư Sài Gòn VRG đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất
5.000m3/ngày đêm để thu gom toàn bộ nước thải phát sinh từ KCN được xử
lý đạt tiêu chuẩn A QCVN 40:2011 trước khi thải ra môi trường. Đồng thời,

Công ty TNHH Pou Li Việt Nam đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công
suất 500m3 ngày và đã được Sở TN&MT Tây Ninh kiểm tra xác nhận.
Tuy nhiên, trong thời gian ngắn sắp tới, khi phân khu dệt nhuộm ở
KCN Phước Đông đi vào hoạt động, có lưu lượng nước thải khoảng 45.000
m3/ngày đêm thì hệ thống xử lý nước thải trong khu trở nên quá tải. Do đó,
Công ty CP đầu tư VRG – chủ đầu tư hạ tầng Khu liên hợp Phước Đông - Bời
Lời cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phân kỳ đầu tư hệ thống xử lý nước


thải tập trung, bảo đảm thu gom và xử lý nước thải từ các nhà máy dệt nhuộm
trong KCN đạt tiêu chuẩn quy định. [9]
2.1.2 Hiện trạng nước thải công nghiệp tại Ninh Bình.
Theo Quy hoạch phát triển các KCN của Việt Nam đến năm 2020, tỉnh Ninh
Bình có 07 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập
Theo báo cáo của Ban Quản lý KCN tỉnh Ninh Bình, trong sáu tháng
đầu năm 2013, một số nhà máy trong KCN Khánh Phú để xảy ra sự cố ảnh
hưởng xấu đến môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình cho
rằng, trong quá trình hoạt động, một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm
các giải pháp bảo vệ môi trường, có thời điểm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ðó
là các nhà máy Ðạm Ninh Bình, Nhà máy kính nổi Tràng An, Nhà máy sản
xuất thép cán, thép đúc các loại và chế tạo thiết bị cơ khí thuộc doanh nghiệp
tư nhân Phúc Hưng, cơ sở đúc thép và sản xuất cơ khí thuộc Công ty TNHH
Huy Hùng... Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Ninh Bình) đánh giá,
môi trường ở KCN Khánh Phú đã và đang bị ô nhiễm cục bộ về không khí và
môi trường. Tại 10 trong tổng số 27 dự án đầu tư hiện đang hoạt động đều có
vi phạm về môi trường, bao gồm không khí bị ô nhiễm, khói bụi, tiếng ồn. Có
doanh nghiệp thậm chí vi phạm hai đến ba lần vẫn không khắc phục. Trong
khi đó, công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở KCN chưa tốt bởi còn
tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Ban
Quản lý KCN, khiến sự cố xảy ra khó giải quyết vì cơ quan này lại cho rằng

trách nhiệm của cơ quan khác.
Một điều lo ngại nữa, hiện nay là bảy Khu công nghiệp được thành lập trên
địa bàn tỉnh trong đó ba KCN đi vào hoạt động gồm: KCN Gián Khẩu, KCN
Tam Điệp giai đoạn I và KCN Khánh Phú thu hút 66 dự án đầu tư. Song hiện
nay mới có KCN Khánh Phú xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung giai
đoạn I, bước đầu bảo đảm thu gom, xử lý lượng nước thải tại KCN. KCN
Gián Khẩu đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy xử lý nước thải tập trung,
dự kiến hoàn thành vào năm 2014.KCN Tam Điệp giai đoạn I chưa có hệ
thống xử lý nước thải tập trung. Trong khi đó, lượng nước thải từ ba KCN và


thành phố Ninh Bình là khoảng 12.230 m3/ngày đêm, bảy huyện, thị khoảng
2.000 m3/ngày đêm.[10]
Làng nghề bún, bánh Yên Ninh (huyện Yên Khánh) là làng nghề truyền thống
có từ lâu đời, chuyên sản xuất bún, bánh đa có tiếng. Hiện, làng có 385 hộ
làm nghề, tập trung ở 3 phố Thượng Đông, Thượng Tây và Trung Lâm, sản
lượng đạt hàng trăm tấn và doanh thu đạt hàng chục tỷ đồng mỗi năm, thu
nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng/người/năm. Chính sự phát
triển của làng nghề đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập,
nâng cao đời sống của người dân một cách rõ rệt. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo
ngại hiện nay là tình trạng ô nhiễm nguồn nước và không khí tại làng nghề
làm bún, bánh Yên Ninh đã khiến môi trường bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống và sức khoẻ của hàng nghìn hộ dân. ước tính mỗi
ngày các hộ sản xuất, kinh doanh đã xả ra môi trường nước thải chưa qua xử
lý khoảng 300-500m3. Qua khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện
nay môi trường làng nghề bún, bánh Yên Ninh có tới 3/5 chỉ tiêu vượt giới
hạn quy chuẩn môi trường cho phép. Phân tích chất lượng nước thải tại rãnh
thoát nước của làng nghề bún, bánh Yên Ninh năm 2011 cho thấy hàm lượng
chất rắn cao gấp 1,9 lần; các chất ô nhiễm hữu cơ BOD5 cao hơn 2,7 lần,
COD vượt 2,25 lần; chỉ tiêu Coliform vượt 1,18 lần quy chuẩn cho phép.

Đối với làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân (Hoa Lư), thời gian qua, các cấp các
ngành, các cơ sở sản xuất đã có nhiều giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường, như: thực hiện quy hoạch và xây dựng khu làng nghề tập trung;
các cơ sở sản xuất đã đầu tư trang bị máy mài bằng nước; một số cơ sở đã
thực hiện biện pháp phun sương để giảm bụi đá; bên cạnh đó người lao động
cũng đã ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe bằng cách đeo khẩu trang và bảo
hộ lao động. Làng nghề đá Ninh Vân cũng đã bắt đầu hình thành những vùng
sản xuất tập trung, toàn xã có 64 doanh nghiệp và 450 tổ hợp tác sản xuất đá
thì có 69 cơ sở sản xuất di chuyển vào khu làng nghề; nhiều hộ sản xuất đã
đấu giá đất ở khu vực xa dân cư để làm xưởng sản xuất. Vấn đề ô nhiễm môi


trường tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân đã được khắc phục một phần. Tuy
nhiên theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay môi trường
làng nghề đá Ninh Vân vẫn bị ô nhiễm do tiếng ồn, bụi đá và nguồn nước thải
trong sản xuất gây ra. Hàng ngày các cơ sở sản xuất trong làng nghề thải ra
95m3 nước thải. Quy trình, công nghệ sản xuất đã có sự thay đổi, nếu như
trước đây các công đoạn sản xuất đều được làm thủ công, bằng đôi tay khéo
léo của người thợ, thì nay để đáp ứng nhu cầu đặt hàng ngày càng nhiều,
người thợ đã sử dụng axit loãng trong quá trình tẩy rửa, mài và đánh bóng sản
phẩm. Với công nghệ này vừa rút ngắn thời gian sản xuất, vừa làm cho sản
phẩm có độ bóng đẹp, tuy nhiên nước thải chứa axit không được xử lý mà
ngấm dần xuống lòng đất, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước xung quanh.
Ngoài làng nghề bún, bánh Yên Ninh và làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, đa
số các làng nghề trong tỉnh đang có tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức độ
khác nhau như: Các làng nghề chế biến cói ở huyện Kim Sơn, Yên Khánh,
Yên Mô chiếm đa số trong tổng số làng nghề được UBND tỉnh công nhận,
thường gây ô nhiễm ở khâu nhuộm, trải keo, sấy với lượng nước thải chưa
qua xử lý ước khoảng 73,12 m 3/ngày/làng nghề;; làng nghề mây, tre đan có
lượng nước thải không lớn nhưng chứa nhiều chất ô nhiễm với hàm lượng cao

như: dung môi, dầu bóng, polime hữu cơ, các hóa chất nhuộm... Mặt khác,
quá trình gia công xử lý đã gây phát sinh nước thải có độ ô nhiễm hữu cơ cao,
dẫn đến nước mặt có hàm lượng COD, BOD5, NH4 +, Comliform, độ màu đều
vượt quy chuẩn cho phép...[11].
2.3 Tình hình quản lý và xử lý nước thải tại KCN
2.3.1 Tình hình quản lý nước thải
Việc thực hiện xử lý nước thải, đấu nối nước thải của từng cơ sở được
tuân thủ theo đúng pháp luật môi trường hiện hành và theo đúng báo cáo
ĐTM, đề án bảo vệ môi trường đã đươc phê duyệt dưới sự giám sát của Ban
quản lý các KCN và các cơ quan chức năng có liên quan. Các cơ sở phải có
báo cáo định kỳ về công tác xả thải của mình về Ban quản lý các KCN.


Nhà máy xử lý nước thải của Khu công nghiệp Khánh Phú do nhà đầu
tư thứ cấp đầu tư (Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Nam) xây
dựng và vận hành dưới sự giám sát, kiểm tra của Ban quản lý các khu công
nghiệp và các cơ quan chức năng có liên quan. Nhà máy xử lý nước thải phải
báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu bằng văn bản về công tác xả thải cho Ban
quản lý các KCN.

2.2 Tổng quan các công nghệ xử lý nước thải công nghiệp.
2.2.1 Các phương pháp xử lý
Nguyên tắc chung:
Nước thải có thành phần hết sức phức tạp. Trong nước thải không chỉ
chứa các thành phần hóa học hòa tan, các loài vi sinh vật, mà còn chứa các
chất không hòa tan. Các chất không hòa tan có thể có kích thước nhỏ, có thể
có kích thước lớn. Người ta dựa vào kích thước và tỷ trọng của chúng để loại
bỏ chúng ra khỏi môi trường nước trước khi áp dụng các phương pháp hóa lý
hoặc phương pháp sinh học. Những phương pháp loại các chất rắn có kích
thước lớn và tỷ trọng lớn trong nước được gọi là các phương pháp cơ học.

2.2.1.1 Xử lý cơ học :
Phương pháp xử lý cơ học dùng để tách các chất không hòa tan và một
phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải.
2.2.1.1.1 Song chắn rác, lưới lọc:
Song chắn rác, lưới lọc dùng để giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hoặc ở
dạng sợi như giấy, rau cỏ, rác… được gọi chung là rác. Rác thường được
chuyển tới máy nghiền rác, sau khi được nghiền nhỏ, cho đổ trở lại trước song
chắn rác hoặc chuyển tới bể phân hủy cặn.
Trong những năm gần đây, người ta sử dụng rất phổ biến loại song chắn
rác liên hợp vừa chắn giữ vừa nghiền rác đối với những trạm công suất xử lý
vừa và nhỏ.


Tùy theo kich thước khe hở, song chắn rác được phân thành loại thô,
trung bình và mịn Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60
đến 100mm.Song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 đến
25mm.
Ngoài ra, song chắn rác còn được chia làm hai loại di động hoặc cố định,
có thể thu gom rác bằng thủ công hoặc cơ khí.
Chọn song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh là 25mm được
đặt cố định, nghiêng một góc 600 theo hướng dòng chảy, đặt ở cửa vào bể
gom và được lấy rác vào cuối ngày.
Ưu điểm của thiết bị này là khử rác thô, bảo vệ bơm, van, đường ống và
cách khuấy. Nhược điểm là phải thường xuyên vệ sinh, không thích hợp với
các chất kết dính.
2.2.1.1.2 Bể lắng cát:
Bể lắng cát tách ra khỏi nước thải các chất bẩn vô cơ có trọng lượng
riêng lớn (như xỉ than, cát…) có kích thước từ 0,2- 2mm nhằm đảm bảo an
toàn cho bơm khỏi bị cát sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh
hưởng đến các công trình sinh học phía sau. Bể lắng cát có thể phân làm 2

loại: bể lắng cát ngang là hồ chứa có tiết diện ngang là tam giác hoặc hình
thang, chiều sâu bể lắng cát 1-1,25m, vận tốc chuyển dộng của nước không
quá 1,3m/s và bể lắng đứng có dạng hình chữ nhật tròn trong đố nước chuyển
động theo dòng từ dưới lên với vận tốc 0,05m/s. Cát từ bể đưa đi phơi khô ở
trên sân phơi và sau đó thường được sử dụng lại cho những mục đích xây
dựng.
2.2.1.1.3 Bể lắng:
Bể lắng tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng lượng
riêng của nước thải. Chất lơ lửng nặng sẽ từ từ lắng xuống đáy, các chất lơ
lửng nhẹ sẽ nổi lên bề mặt. Cặn lắng và bọt nổi nhờ các thiết bị cơ học thu
gom và vận chuyển lên công trình xử lý cặn. Theo dòng chảy, bể lắng được
phân thành: bẻ lắng ngang và bể lắng đứng. Bể lắng ngang là hồ chứa hình
chữ nhật, có 2 hay nhiều ngăn hoạt động đồng thời, nước chuyển động từ đầu


này đến đầu kia của bẻ, dòng nước chảy theo phương ngang qua bể với vận
tốc không lớn hơn 0,01m/s và thời gian lưu nước từ 1-h. chiều sâu của bể lắng
H= 1,5-4m, chiều dài l = 8-12m, chiều rộng B = 3-6m. Trong bể lắng chỉ kịp
lắng những hạt nào mà quỹ đạo chuyển động của chúng cắt ngang đáy bể
trong phạm vi của bể. Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng
nước thải lớn hơn 15.000m3/ngày. Đối với bể lắng đứng, nước thải chuyển
động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc từ 0,5 –
0,6 m/s và thời gian lưu nước trông bể dao động khoảng 45 -120 phú. Hiệu
suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 – 20%.
2.2.1.1.4 Bể vớt dầu mỡ:
Bể vớt dầu mỡ thường áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ (nước
thải công nghiệp). Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡ không
cao thì việc vớt dầu mỡ thường thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt nổi.
2.2.1.1.5


Bể lọc:

Bể lọc có tác dụng tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng
cách cho nước thải đi qua lớp vật liệu lọc, công trình này sử dụng chủ yếu cho
một số loại nước thải công nghiệp.
 Hiệu quả xử lý của phương pháp cơ học:

• Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nước thải
60% các tạp chất không hoà tan và 20% BOD.
• Hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 30%
theo BOD bằng các biện pháp làm thoáng sơ bộ hay đông tụ sinh học.
2.2.1.2 Xử lý hoá học:
Thực chất của phương pháp xử lý hoá học là đưa vào nước thải chất phản
ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học và tạo cặn
lắng hoặc tạo dạng chất hòa tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi
trường. Theo giai đoạn và mức độ xử lý, phương pháp hóa học sẽ có tác động
tăng cường quá trình xử lý cơ học hoặc sinh học. Những phản ứng diễn ra có
thể là phản ứng oxy hóa - khử, các phản ứng tạo chất kết tủa hoặc các phản
ứng phân hủy chất độc hại.


Phương pháp xử lý hóa học thường được áp dụng để xử lý nước thải công
nghiệp. Tùy thuộc vào điều kiện địa phương và điều kiện vệ sinh cho phép,
phương pháp xử lý hoá học có thể hoàn tất ở giai đoạn cuối cùng hoặc chỉ là
giai đoạn sơ bộ ban đầu của việc xử lý nước thải.
2.2.1.2.1Phương pháp trung hòa:
Dùng để đưa môi trường nước thải có chứa các axit vô cơ hoặc kiềm về
trạng thái trung tính pH=6.5 – 8.5. Phương pháp này có thể thực hiện bằng
nhiều cách: trộn lẫn nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm với nhau
hoặc bổ sung thêm các tác nhân hóa học, lọc nước qua lớp vật liệu lọc có tác

dụng trung hoà, hấp phụ khí chứa axit bằng nước thải chứa kiềm…

2.2.1.2.2Phương pháp ozon hoá:
Là phương pháp xử lý nước thải có chứa các chất hữu cơ dạng hoà tan và
dạng keo bằng ozon. Ozon dễ dàng nhường oxy nguyên tử cho các tạp chất
hữu cơ.
2.2.1.2.3Phương pháp điện hóa học:
Thực chất là phá hủy các tạp chất độc hại có trong nước thải bằng cách
oxy hoá điện hoá trên cực anôt hoặc dùng để phục hồi các chất quý (đồng,
chì, sắt…). Thông thường hai nhiệm vụ phân hủy các chất độc hại và thu hồi
chất quý được giải quyết đồng thời.
2.2.1.3Xử lý hoá lý :
2.2.1.3.1 Phương pháp keo tụ (đông keo tụ):
Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không
thể tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng là
những hạt rắn có kích thước quá nhỏ. Để tách các hạt rắn đó một cách hiệu
quả bằng phương pháp lắng cần tăng kích thước của chúng nhờ sự tác động
tương hỗ giữa các hạt phân tán liên kết thành tập hợp các hạt nhằm làm tăng
vận tốc lắng. Khử các hạt keo rắn bằng trọng lượng cần theo 2 bước:
Bước 1.trung hòa điện tích của chúng.


Bước 2.liên kết chúng lại với nhau. Quá trình trung hòa điện tích: quá
trình đông tụ. Quá trình liên kết tạo thành các bông lớn hơn: quá trình keo tụ.
Các chất đông tụ thường dùng: các muối nhôm, sắt hoặc hỗn hợp của chúng.
Việc lựa chọn phụ thuộc vào: tính chất hóa lý, chi phí, nồng độ tạp chất
trong nước, pH, thành phần muối trong nước. Hay dùng:
Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, NH4Al(SO4)2.12H2O, KAl(SO4)2.12H2O, FeCl3,
Fe2(SO4)3.2H2O trong đó Al2(SO4)3 được dùng nhiều hơn vì dễ hòa tantrong
nước.

Al2(SO4)3 + 3Ca(HCO3)2

Al(OH)3 + 3CaSO4 + 6CO2

Đối với các muối sắt cũng hay dùng:
FeCl3+ 3 H2O

Fe(OH)3 + HCl

Và nó nhiều ưu điểm hơn so với các muối nhôm do: tác dụng tốt hơn ở nhiệt
độ thấp, có khoảng pH tối ưu của môi trường rộng hơn, độ bền lớn và kích
thước bông keo có khoảng giới hạn rộng của thành phần muối, có thể khử
được mùi vị khi có H2S. Nhược điểm: tạo các phức hòa tan nhuộm màu qua
phản ứng của các cation sắt với một số hợp chất hữu cơ.
2.2.1.3.2 Chưng cất:
Là quá trình chưng nước thải để các chất hoà tan trong đó cùng bay hơi
lên theo hơi nước. Khi ngưng tụ, hơi nước và chất bẩn dễ bay hơi sẽ hình
thành các lớp riêng biệt và do đó dễ dàng tách các chất bẩn ra.
2.2.1.3.3 Tuyển nổi:
Tuyển nổi là quá trình tách các chất ở dạng rắn hoặc dạng lỏng, phân tán
không tan trong nước thải có khối lượng riêng nhỏ, tỷ trọng nhỏ hơn nước
không thể lắng bằng trọng lực hoặc lắng rất chậm. Phương pháp tuyển nổi
được thực hiện bằng cách trộn lẫn các hạt khí nhỏ và mịn vào nước thải, khi
đó các hạt khí sẽ kết dính với các hạt của nước thải, kéo theo những hạt vật
chất này theo bọt khí nổi lên bề mặt. Khi đó ta có thể dễ dàng loại chúng ra
khỏi hệ thống bằng thiết bị vớt bọt.


Để tăng hiệu suất tạo bọt, người ta thường sử dụng các chất tạo bọt như
eresol, phenol nhằm giảm năng lượng bề mặt phân pha. Tùy theo phương

thức cấp không kí vào nước, quá trình tuyển nổi bao gồm các dạng sau:
Tuyển nổi bằng khí phân tán: Khí nén được thổi trực tiếp vào bể tuyển
nổi để tạo thành các bọt khí có kích thước 0,1 – 1 mm, gây xáo trộn hỗn hợp
khí – nước chứa cặn. Cặn tiếp xúc với bọt khí, kết dính và nổi lên trên bề mặt.
Tuyển nổi chân không: bão hòa không khí ở áp suất khí quyển, sau đó
thoát khí ra khỏi nước ở áp suất chân không. Hệ thống này ít sử dụng trong
thực tế vì khó vận hành và chi phí cáo.
Tuyển nổi bằng khí hòa tan: Sục không khí vào nước ở áp suất cao (24at), sau đó giảm áp giải phóng khí. Không khí thoát ra sẽ tạo thành bọt khí
có kích thước 20 – 100 mm.
Bể tuyển nổi có khả năng tách được dầu mỡ, thời gian lưu nước ngắn, diện
tích xây dựng nhỏ.Tuy nhiên, vốn đầu tư ban đầu cao và vận hành tốn kém.
2.2.1.3.4 Trao đổi ion:
Là phương pháp thu hồi các cation và anion bằng các chất trao đổi ion
(ionit). Các chất trao đổi ion là các chất rắn trong tự nhiên hoặc vật liệu nhựa
nhân tạo. Chúng không hoà tan trong nước và trong dung môi hữu cơ, có khả
năng trao đổi ion. Được ứng dụng để loại bỏ ra khỏi nước các kim loại ( kẽm,
đồng, crom, niken, chì, thủy ngân, cadimi, mangan,…), các hớp chất của asen,
photpho, xianua và các chất phóng xạ. Phương pháp này cho phép thu hồi các
chất có giá trị với độ làm sạch nước cao. Trao đổi ion được ứng dụng rộng rãi
để khử muối trong nước cấp.
Trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion bề mặt của chất rắn trao
đổi với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất
trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay
tổng hợp nhân tạo. Các chất trao đổi ion vô co tự nhiên là zeolite, đất sét, đá
bồ tát( fenspat)…Các chất vô cơ tổng hợp là silicagen, pecmutit, các oxit và
hidroxit khó tan của một số kim loại ( nhôm, crom, kẽm,...). Các chất trao đổi
ion hữu cơ trong tự nhiên là các chất axit mùn của đất và than đá, chúng có
tính axit yếu. Các chất trao đổi ion dạng hữu cơ nhân tạo là các chất nhựa trao



đổi ion với bề mặt phát triển, các nhựa tổng hợp là các chất cao phân tử, các
chất hydrocacbon của chúng tạo thành mạng lưới không gian vói các nhóm
trao đổi ion định vị trên đó.
2.2.1.3.5 Tách bằng màng:
Là phương pháp tách các chất tan ra khỏi các hạt keo bằng cách dùng các
màng bán thấm. Đó là màng xốp đặc biệt không cho các hạt keo đi qua.
2.2.1.3.6 Hấp phụ
Phương pháp hấp phụ được áp dụng rộng rãi để làm sạch triệt để nước
khỏi các chất hữu cơ hòa tan sau xử lý hóa sinh cũng như trong xử lý cục bộ
khi trong nước thải có chứa một lượng nhỏ các chất ô nhiễm và chúng không
bị phân hủy sinh học hoặc rất độc. Hấp phụ được ứng dụng để khử độc nước
thải khỏi thuốc diệt cổ, phenol, thuốc sát trùng, các hợp chất N vòng thơm,...
ưu điểm của phương pháp này là có hiệu quả cao, có khả năng xử lý nhiều
chất trong nước thải và có thể thu hồi các chất này. Hiệu quả xử lý của
phương pháp này có thể đạt 80-90% và phụ thuộc vào bản chất hóa học của
chất hấp phụ, diện tích bề mặt hấp phụ, cấu trúc hóa học và trạng thái của chất
hấp phụ trong dung dịch. Để làm chất hấp phụ, thường sử dụng than hoạt tính,
các chất tổng hợp và chất thải của một số ngành sản xuất( tro, xỉ, mạt cưa…).
Chất hấp phụ vô cơ như đất sét, siligen, keo nhôm… Vận tốc của quá trình
hấp phụ phụ thuộc vào nồng độ, cấu trúc của chất hòa tan, nhiệt độ nước,
dạng và tính chất hấp phụ, trong trường hợp tổng quát của quá trình hấp phụ
bao gồm 3 giai đoạn:
Chuyển vật chất từ nước đến bề mặt chất hấp phụ
Hấp phụ
Chuyển vật chất vào trong các hạt hấp phụ
2.2.1.4

Xử lý sinh học:

Thực chất của phương pháp này là dựa vào khả năng sống và hoạt động

của các vi sinh để phân hủy – oxy hóa các chất hữu cơ ở dạng keo và hoà tan
có trong nước thải.
Những công trình xử lý sinh học được phân thành 2 nhóm:


Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm sinh vật kỵ khí hoạt động trong điều
kiện không có oxi
Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm sinh vật hiếu khí hoạt động trong
điều kiện cung cấp oxi liên tục.
2.2.1.4.1Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí
Phương pháp này được ứng dụng để lên men cặn tạo thành trong xử lý
hóa sinh nước thải sản xuất, cũng như để xử lý bậc một nước thải sản xuất rất
đậm đặc (BODtp= 4-5g/l), chứa các chất hữu cơ bị phân hủy bởi VSV kỵ khí,
chúng không sử dụng oxy trong quá trình sinh trưởng. Trong quá trình kỵ khí,
các chất hữu cơ được phân hủy và chuyển hóa thành dạng khí( khí metan và
cacbonic). Phương pháp được sử dụng khi hàm lượng chất hữu trong nước
thải cao( BOD5>1.500mg/l). Với phương pháp kỵ khí, các chất hữu cơ có
phân tử lượng lớn như dầu và hợp chất hữu cơ mạch vòng đều có thể bị phân
hủy.Ưu điểm của phương pháp này là có khả năng xử lý những dòng thải có
nồng độ chất hữu cơ lớn và sinh được khí gas, tuy nhiên thời gian lưu của của
nước thải trong thiết bị lớn.
Cơ chế
Trong điều kiện không có oxy, các chất hữu cơ có thể bị phân hủy nhờ
vi sinh vật và sản phẩm cuối cùng là CH4, CO2. Quá trình chuyển hóa chất
hữu cơ nhờ vi khuẩn kỵ khí chủ yếu diễn ra theo nguyên lý lên men qua các
bước sau:
Bước 1:Thủy phân các chất hữu cơ phức tạp và các chất béo thành các chất
hữu cơ đơn giản hơn như monosacarit, amino axit hoặc các muối khác. Đây
là nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho vi khuẩn hoạt động.
Bước 2:Các nhóm vi khuẩn kỵ khí thực hiện quá trình lên men axit, chuyển

hóa các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông thường như
axit axetic, glixerin, axetat,...
CH3CH2COOH + 2H2O

CH3COOH + CO2 + 3H2

Axit prifionic
CH3CH2CH2COOH + 2H2O

2 CH3COOH + 2H2


Axit butinic
Bước 3:Các nhóm vi khuẩn kỵ khí bắt buộc lên men kiềm (chủ yếu là các loại
vi khuẩn lên men metan như methanosarcina và methanothrix) đã chuyển hóa
axit axetic và hydro thành CH4, CO2.
2.2.1.4.2Cơ chế phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí
Phương pháp xử lý hiếu khí dự trên cơ sở sử dụng VSV hiếu khí, đối
với hoạt động sống của VSV cần có dòng oxy cố định và nhiệt độ 2040oC.Khi oxy và nhiệt độ thay đổi thì thành phần và số lượng VSV thay đổi.
Các quá trình hiếu khí có thể xảy ra trong điều kiện tự nhiên hay trong các
điều kiện xử lý nhân tạo. Trong điều kiện xử lý nhân tạo người ta tạo ra các
điều kiện tối ưu cho quá trình oxy hóa sinh hóa nên quá trình xử lý có tốc độ
cao và hiệu suất cao hơn.
Quá trình chuyển hóa vật chất:
+Qúa trình oxy hóa chất hữu cơ :(đáp ứng nhu cầu năng lượng của tế bào)
CxHyOzN + O2

vsv

CO2 + NH3 + H2O + Q


(1)

+Qúa trình tổng hợp tế bào:(tổng hợp xây dựng tế bào)
CxHyOz + NH3 + O2

vsv

C5H7NO2 + CO2 + H2O + Q (2)

(C5H7NO2: Công thức theo tỷ lệ trung bình các nguyên tố chính trong tế
bào vi sinh vật)
+Qúa trình oxy hóa nội bào (tự oxy hóa): nếu tiếp tục tiến hành QT oxy
hóa thì khi không đủ chất dinh dưỡng, Qúa trình chuyển hóa các chất của tế
bào bắt đầu xảy ra qúa trình tự oxy hóa:
C5H7NO2 + O2

vsv

CO2 + NH3 +H2O + Q

(3)

Trong quá trình oxy hóa sinh hóa hiếu khí, các chất hữu cơ chứa N, S, P
cũng được chuyển thành NO3-, SO4-, PO43-, CO2, H2O.
NH3 + O2

vsv

HNO2


+ O2 +vsv

HNO3

(4)

và (2): lượng oxy tiêu tốn cho các phản ứng này là tổng BOD của NT.
(1), (2), (3), (4): lượng oxy tiêu tốn gần gấp 2 lần lượng oxy cho 2 phản ứng
đầu. Khi môi trường cạn nguồn C hữu cơ, các loại vi khuẩn nitơrít hóa


×