Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

đánh giá thực trạng quản lí và xử lí nước thải tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thủy sản sông hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.99 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN SÔNG HƯƠNG
Sinh viên thực hiện :
Tương Thị Kim Phụng
Lớp : K44 KTTN&MT
Niên khóa : 2010-2014
Giáo viên hướng dẫn:
Th.s Phạm Thị Thanh Xuân
Huế, tháng 5 năm 2014
1
ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN SÔNG HƯƠNG
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Trương Thị Kim Phụng Ths. Phạm Thị Thanh Xuân
Lớp: K44 KTTN&MT
Niên khóa: 2010 - 2014
Tháng 5 năm 2013.
2
Để hoàn thành tốt khóa luận này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình và động viên chia sẽ của rất nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt và dạy dỗ nhiệt tình của các giảng


viên trong khoa Kinh tế và Phát triển, các giảng viên trong trường Đại học Kinh tế
Huế và các giảng viên của Đại Học Huế.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Xuân đã
nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, ngiên cứu và
hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các chú, các anh, các chị ở công ty TNHH Xuất
nhập khâu thủy sản Sông Hương, đặc biệt chị CaoThị Mỹ Dung; Ủy ban nhân dân xã
Phú Thượng đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các thông tin. Các hộ dân sống xung
quanh nhà máy, các hộ dân sống quanh dòng sông Hương đã tạo điều kiện cho việc
điều tra, phỏng vấn, thu thập dữ liệu để hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên,
chia sẽ, hỗ trợ về vật chất và tinh thần giúp tôi yên tâm làm khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng nành Kinh tế tài nguyên và môi trường là
một ngành mới của trường Đại học Kinh tế Huế, tài lệu tham khảo còn hạn hẹp, kiến
thức cũng như năng lực cảu bản thân còn hạn chế nên khóa luận khó tránh khỏi thiếu
sót. Kính mong thầy cô góp ý để khóa luận này càng hoàn thiện hơn!
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế ,ngày13 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Trương Thị Kim Phụng
3
MỤC LỤC
PHẦN I:
ĐẶT VẤN ĐỀ 11
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 11
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 12
2.1.Mục tiêu chung 12
2.2.Mục tiêu cụ thể 12
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.3.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 13

2.4.Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 13
2.5.Phương pháp khảo sát thực địa 13
2.6.Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu 13
4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 13
2.7.Đối tượng nghiên cứu 13
2.8.Phạm vi nghiên cứu 13
PHẦN II
NỘI DUNG NHIÊN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 14
1.1.1.Môi trường và xử lý nước thải 14
1.1.1.1.Khái niệm môi trường 14
1.1.1.2. Khái niệm xử lý nước thải 15
1.1.2. Khái niệm chất thải và quản lý chất thải 16
1.1.2.1.Khái niệm chất thải 16
1.1.2.2.Khái niệm quản lý chất thải 16
1.1.3. Phân loại chất thải trong sản xuất tôm đông lạnh 17
1.1.4.Tác động của nước thải đối với môi trường và con người 18
1.1.4.1.Tác động đến môi trường 18
1.1.4.2.Đối với con người 20
1.1.5.Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển 21
1.1.6.Các quy chuẩn môi trường của Việt Nam 21
1.1.6.1.Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh 21
1.1.6.2.Quy chuẩn nước thải công nghiệp 22
1.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN 23
1.2.1.Tình hình xử lí nước thải công nghiệp tại một số nước trên thế giới 23
1.2.2.Tình hình xử lí nước thải công nghiệp tại Việt Nam 24
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
2.1.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 25
2.1.1.Điều kiện tự nhiên 25

2.1.2.Đặc điểm về kinh tế xã hội 26
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN SÔNG HƯƠNG 27
2.2.1.Giới thiệu sơ lược về công ty 27
2.2.2.Quá trình hình thành và phát triển 27
2.2.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận 28
2.2.3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 28
2.2.3.2.Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 30
2.2.4.Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 32
2.2.4.1.Thuận lợi 32
2.2.4.2.Khó khăn 32
2.2.4.3.Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty 33
4
2.2.5. Sơ lược về quy trình công nghệ 33
2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VÀ XỬ LÍ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY 38
2.3.1.Các nguồn phát sinh nước thải 38
2.3.1.1.Nước thải sinh hoạt 38
2.3.1.2.Nước mưa chảy tràn 40
2.3.1.3.Nước thải sản xuất 40
2.3.2.Thực trạng quản lí và xử lý nước thải tại công ty 41
2.3.2.1.Nước thải sinh hoạt 41
2.3.2.2.Nước mưa chảy tràn 42
2.3.2.3. Nước thải sản xuất 42
2.3.3.Ảnh hưởng của nước thải nhà máy đến người dân sông xung quanh nhà máy 48
2.3.4.Những vấn đề về xử lí nước thải còn tồn tại tại công ty 49
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC QUẢN LÍ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY 49
3.1.ĐỊNH HƯỚNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 49
3.2.GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯƠNG VÀ GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ MÁY 52
3.2.1.Giải pháp nâng cao chất lượng trong quản lý chất lượng môi trường 52
3.2.1.1.Áp dụng công cụ pháp lý trong quản lý chất lượng môi trường 52

3.2.1.2.Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 52
3.2.1.3.Tuyên truyền. giáo dục nâng cao nhạn thức cảu người dân về bảo vệ môi trường 53
3.2.2.Giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải của công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Sông
Hương 54
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
1.KẾT LUẬN 55
2.KIẾN NGHỊ 56
2.1. Đối với chính quyền địa phương 56
2.2. Đối với công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản sông Hương 56
2.3. Đối với các hộ dân 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN : Khu công ngiệp
KCX : Khu chế xuất
BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh hóa ( Biochemical Oxygen Demand)
5
COD : Nhu cầu oxy hóa học ( Chemical Oxygen Demand)
pH : Chỉ tiêu dùng đánh giá tính axít hay bazơ
SS : Chất rắn lơ lững ( Suspended Soilids)
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solid)
UBND : Uỷ ban nhân dân
QĐ : Quyết định
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường
CB_CNV : Cán bộ_ Công nhân viên
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

XLNT : Xử lý nước thải
NĐ_CP : Nghị định _ Chính phủ
QĐ_UB : Quyết định _ Uỷ ban
TT : Thủ Tướng
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
HACCP
6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 1 : KHỐI LƯỢNG CÂN VÀ PHỤ TRỘI CỦA TỪNG CỠ TÔM VỚI TÔM LOẠI 1 37
BẢNG 2: CÁCH BỐ TRÍ THÀNH PHẨM SỬ DỤNG CHO QUY TRÌNH 1,8 KG 37
BẢNG 3: CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VỆ SINH TRONG CÔNG TY 39
BẢNG 4: NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM CÓ TRONG NƯỚC SINH HOẠT 40
BẢNG 5 : NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM CÓ TRONG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT NĂM 2013 41
BẢNG 6 :KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA CÔNG 2013 47
BẢNG 7 : CẬP NHẬT SỐ LIỆU CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI ĐẦU RA CỦA CÔNG TY NĂM 2013 47
BẢNG 8 : CẬP NHẬT SỐ LIỆU CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐẦU RA TẠI CÔNG TY
TRONG NHỮNG NĂM (2011 – 2013) 48
BẢNG 9 : SO SÁNH CÁC THÔNG SỐ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY NĂM 2013
VỚI QUY CHUẨN VIỆT NAM(CỘT B) 48
7
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
SƠ ĐỒ 1: TỒ CHỨC VÀ BỘ MÁY NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NH ẬP KHẨU THỦY SẢN SÔNG HƯƠNG29
SƠ ĐỒ 2 : QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÔM TẠI CÔNG TY TNHH
XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN SÔNG HƯƠNG 34
SƠ ĐỒ 3 : SƠ ĐỒ DÒNG CHẢY NƯỚC MƯA TẠI CÔNG TY 40
SƠ ĐỒ 4 : BỂ TỰ HOẠI 3 NGĂN 41
SƠ ĐỒ 5 : HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THEO THIẾT KẾ
TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CỦA CÔNG TY 45
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
8

1USD = 20.920 VNĐ
1 tấn = 1,000 kg
1µg = 10
-9
kg
1 ha = 10.000 m
2
1hl = 1.000 lít
9
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Việt nam là một nước phát trienr theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Sự hình thành các KCN, khu chế xuất(KCX), nhà máy đanh hằng ngày hằng
giờ thải ra hàng triệu tấn chất thải gây ảnh hường nghiêm trọng đến môi trường và đời
sống của con người. Vì vậy, cần có giải pháp cụ thể để giảm thiểu ành hưởng mà nó
gây ra.
Từ thực tế trên, tôi đã chộn đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lí và xử lí nước
thải tại công ty TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN SÔNG HƯƠNG” làm đề
tài ngiên cứu nhằm biết được thực trạng quản lý và xử lý nước thải của nhà máy
TNHH Xuất nhập khẩu Sông Hương.
Các phương pháp được sử dụng:
- Phương pháp diều tra, phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp điều tra chọn mẫu.
- Phương phấp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phuong pháp so sánh
Từ mục đích và các thông tin thu thập được, đề tài tập trung vào đánh giá công
tác quản lý và xử lý nước thải của nhà máy TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Sông
hương. Đồng thời, sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn trục tiếp các người dân
sống xung quanh nhà máy. Với mục đích xem xét ý kiến của người dân đối với nhà
máy. Nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường sống của người dân,

nâng cao ý thức bảo vệ môi trương. Đổng thời đưa ra kiến nghị đối với nhà máy vad
chính quyền địa phương trong công tác khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
10
PHẦN I:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại đã trải qua một quá trình lâu dài,
trong quá trình đó, con người dù vô tình hay cố ý đã tác động (xấu hoặc tốt) đến môi
trường. Những tác động đó càng trở nên mạnh mẽ hơn khi con người sử dụng các
ngành công nghiệp vào sản xuất và đời sống. Không thể phủ nhận rằng sự phát triển
mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đã góp phần nâng cao đời sống và thỏa mãn nhu
cầu ngày càng tăng của con người. Tuy nhiên đồng hành sự phát triển cảu các ngành
công nghiệp, các vấn đề về môi trường cũng nảy sinh . Mức tiêu thụ các tài nguyên
không ngừng leo thang, viếc tăng lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên không những
tăng lượng chất thải ra môi trường mà còn tăng áp lực sử dụng các loại tài nguyên có
giá trị thấp và khó khai thác.
Ngày nay, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề quan trọng toàn cầu và
đang được nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành quốc sách. Bảo vệ môi trường gắn
liền với sự phát triển bền vững đã trở thành một nội dung quan trọng của các chiến
lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nếu không dặt đúng vị
trí bảo vệ môi trường thì không thể đạt được mục tiêu phát triển và từng bước nâng
cao chất lượng cuộc sống con người. Một thực tế dễ nhận thấy, trong những thập kỷ
gần đây môi trường đang có những thay đổi theo xu hướng xấu đi như: Sự thay đổi khí
hậu toàn cầu; hiệu ứng nhà kính; sự suy giảm tầng Ozone; đa dạng snh học ở nhiều
vùng đang bị suy giảm một cahs ngiên trọng; cháy rừng và ô nhiễm môi trường nước,
không khí, đất … Chất lượng môi trường giảm sút đã gây ra hậu quả khôn lường.
Việt Nam là một nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước. Ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản đã và đang đem lại những lợi
nhuận không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và của người nông dân đánh
bắt, nuôi trồng thủy hải sản nói riêng. Nhưng bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại

như giảm đối nghèo, tăng trưởng GDP cho quốc gia thì nó cũng để lại những hậu quả
thật khó lường đối với môi trường sống của chúng ta. Hậu quả là các con sông, kênh
rạch nước bị đen bẩn và bốc mùi hôi thối một phần là do việc sản xuất và chế biến
11
thủy hải sản thải ra một lượng lớn nước thải có mùi hôi tanh vào môi trường mà không
qua bất kỳ giai đoạn xử lý nào. Ví dụ như công ty Vedan thải nước chưa xủ lý ra môi
trườn làm ô nhiễm sông Thị Vải làm nguồn lợi thủy sản chết dần chết mòn, kéo theo
hàng ngàn hộ dân lâm vào khó khăn; Công ty Miwon ở Phú Thọ gây ô nhiễm môi
trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe cuiar người dân các phường Tiên Ctas, Thọ sơn,
Thành phố Việt Trì, Phú Thọ … Chính điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với con
người và hệ sinh thái gần các khu vực có lượng nước thải này thải ra. Tại Thừa Thiên
Huế trực thuộc trung ương trong những năm gần đây, một số KCN, khu chế
xuất(KCX), nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động đã mang lại hiệu quả cao về
kinh tế. Chính những thành tự đó đã góp phần đưa Thừ Thiên Huế vững bước tiến lên
và trở thganhg mật thành phố trực thuộc Trung Ương. Trong đó, Công ty TNHH xuất
nhập khẩu Sông Hương được xây dựng trên địa bàn xã Phú Thượng, huyện Phú Vang,
tình Thừa Thiên Huế đã góp phần cho nền kinh tế tình nhà. Tuy nhiên, các hoạt động
sản xuất của công ty không tránh khỏi những ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
do việc phát sinh các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động quản lí và xử lí nguồn nước thải tại công ty, tôi
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô hướng dẫn đã thực hiên đề tài “Đánh giá
thực trạng quản lí và xử lí nước thải tại công ty TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY
SẢN SÔNG HƯƠNG” làm đề tài tốt ngiệp của mình .
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lí và xử lý
nước thải tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Sông Hương. Đồng thời đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát nước thải tại công ty.
2.2.Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan về tình hình hoạt động của công ty.

- Xác định các nguồn phát sinh nước thải tại công ty.
- Đánh giá thực trạng xử lý nước thải tại công ty.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nước thải
tại công ty.
12
3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp từ công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sảnSông Hương
về tình hình tổng quan hoạt động hay các số liệu liên quan đến quá trình quản lý và xử
lí nước thải của công ty qua các thời kì.
2.4.Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung đề tài, ngoài việc tham
khảo ý kiến từ thầy cô thì ý kiến của các cán bộ, công nhân trong công ty góp vai trò
hết sức quan trọng.
2.5.Phương pháp khảo sát thực địa.
Trực tiếp tham quan địa bàn của công ty để xem xét quá trình xử lí nước thải,
có những hình ảnh mang tính khách quan cho nội dung đề tài.
2.6.Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu.
Sử dụng các phần mềm như wold, excel để phân tích và xử lí số liệu đã thu thập
được.
4. Phạm vi nghiên cứu
2.7.Đối tượng nghiên cứu.
Công tác quản lí và xử lí nước thải tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản
Sông Hương.
2.8.Phạm vi nghiên cứu.
• Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Sông
Hương
• Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quản lý việc thu gom và xử lý
nước thải tại công ty giai đoạn 2011-2013.
13

PHẦN II
NỘI DUNG NHIÊN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1. Môi trường và xử lý nước thải
1.1.1.1. Khái niệm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005): “Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh
hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào tồn tại và
diễn biến trong môi trường. Thực chất, khí quyển, thủy quyển và thạch quyển tồn tại
trước khi có sự sống xuất hiện trên hành tinh chúng ta. Nhưng chỉ khi các cơ thể sống
xuất hiện trong mối tương tác với các nhân tố đó thì chúng mới trở thành môi trường.
Có nghĩa là chỉ có các cơ thể sống mới có môi trường. Môi trường không chỉ bao gồm
các điều kiện vật lý mà còn bao gồm cả sinh vật cùng sống. Đối với các cơ thể sống thì
môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát
triển của cơ thể.
Theo nghĩa rộng – môi trường là tất cả những gì bao quanh và có ảnh hưởng
đến một vật thể hay sự kiện. Theo nghĩa hẹp thì môi trường gồm các nhân tố về chất
lượng của môi trường đối với sức khỏe và tiện nghi sinh sống của con người. Các nhân
tố đó thường là không khí, nước, am thanh, ánh sáng, bức xạ, cảnh quan, thẩm mỹ, đạo
đức, quan hệ chính trị - xã hội tại địa bàn sinh sống và làm việc của con người. Môi
trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa học và sinh học tồn tại
khách quan ngoài ý muốn của con người hoặc ít chịu sự chi phối của con người.
Một số thuật ngữ liên quan:
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi trực tiếp hay gián tiếp các thành phần và đặc
tính vật lý, hóa học hoặc sinh học như: nhiệt độ, chất sinh học, chất hòa tan, chất
phóng xạ… của bất kỳ thành phần nào cảu môi trường hay toàn bộ môi trường. Sự
thay đổi này vượt qua mức cho phép đã được xác định. Sự gia tăng chất lạ vào môi

14
trương, sự thay đổi các yếu tố môi trường này gây hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại
đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trương
đó.
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005): “Sự cố môi trường là các tai
biến hoặc rủi ro xảy ra trong qua trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi thất
thường của thiên nhiên gây suy thoái môi trương nghiêm trọng”.
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng, số lượng thành phần vật lý
(như suy thoái đất, nước, không khí, hồ, biển … ) và đa dạng sinh học của môi
trường. Quá trình suy giảm chất luợng môi trường đó đã gây hại cho đời sống sinh vật,
con người và thiên nhiên.
1.1.1.2. Khái niệm xử lý nước thải
a. Nước thải là gì?
Khái niệm:
Nước thải là nước được thải ra sau khi sử dụng hoặc từ một quá trình nào đó
và không còn giá trị sử dụng lại cho quá trình đó nữa và được phân ra các loại điển
hình sau.
Phân loại: Có 5 loại nước thải:
 Nước thải gia đình, nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị
Đó là nước thải của các khu dân cư tập trung từ thị trấn đến thành phố, khu hoạt
động thương mại, vui chơi, giải trí, công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
Nước thải loại này chứa chủ yếu là các chất bị phân rã dở dang từ nguồn thực
phẩm phế liệu, ngoài ra còn một lượng nhỏ hóa chất đã được sử dụng trong đời sống
hàng ngày như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, thuốc sát trùng. Nước thải loại này bốc mùi, có
màu sẫm đen, có nhiều váng và cặn lơ lửng.
 Nước thải bệnh viện
Đây là nguồn nước thải khó kiểm soát nhất về tính độc hại. Các vi trùng cũng
chính là các vi khuẩn, vi rut được thải ra từ các người bệnh có thể dẫn đến lây lan. Các
chất kháng sinh thải ra từ bệnh viện sẽ ngăn cản hoạt động của vi sinh vật trong tự
nhiên, cũng như trong hệ thống xử lý nước thải.

 Nước thải sản xuất nông nghiệp
15
Dư lượng các hóa chất dùng trong sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc
trừ sâu, trừ cỏ … trong chừng mực nào đó sẽ gây ra ô nhiễm môi trường đất canh tác.
Nguồn nước này rất khó tập trung gây khó khăn cho thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
 Nước thải công nghiệp thực phẩm
Đây là nguồn nước thải gần giống với nước thải sinh hoạt nhưng nồng độ các
chất cao hơn nhiều. Tuy nhiên có thể tập trung và kiểm soát được nguồn nước thải
này.
 Nước thải các ngành công nghiệp khác
Đó là nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất tập trung của làng
nghề thủ công. Đối với loại nước thải này có thể kiểm soát được đầu vào nên thuận lợi
hơn trong việc thu gom và lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp.
b. Xử lí nước thải là gì?
Xử lí nước thải là quá trình làm sạch một phần nồng độ các chất ô nhiểm như
BOD5, COD, DO, pH, Clo dư, dầu mỡ động vật, Colifom…. Nằm trong tiêu chuẩn cho
phép về chất lượng nước thải đầu ra được quy định. Có 3 phương pháp xử lí nước thải:
- Xử lí cơ học
- Xử lí hóa học
- Xử lí sinh học
1.1.2. Khái niệm chất thải và quản lý chất thải
1.1.2.1. Khái niệm chất thải
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam(2005) : “Chất thải là vật chất ở thể rắn,
lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động
khác”.
Chất thải là những vật chất được thải bỏ sinh ra trong quá trình hoạt động sản
xuất , ăn uống, sinh hoạt của con người. Lưu lượng của nó nhiều hay ít phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như tăng trưởng, phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, gia tăng dân số.
1.1.2.2. Khái niệm quản lý chất thải
Theo Luật Bảo vệ moio trường Việt Nam(2005): “ Quẩn lý chất thải là hoạt

động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chết, xử lý, tiêu hủy,
tải loại chất thải”.
16
Quản lý chất thải thường xuyên liên quan đến những vật chất do hoạt đọng của
con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng cảu chuáng đến sức
khỏe con người, môi trường hay tính mỹ quan. Quả lý chất thải cũng góp phần phục
hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải. Quản lý chất thải có thể bao gồm chất
thải rắn, lỏng, khí hoặc chất phóng xạ, mỗi loại được quản lý bằng những phương pháp
và lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Cánh quanr4 lý chất thải có ơhaanf khác nhau tại những quốc gia phát triển và
đang phát triển, tại khu vực đô thị và nông thôn, và tùy vào loại hình sản xuất dân
dụng hay công nghiệp. Quản lý chất thải vô hại từ đối tượng hành chính và dân dụng ở
các vùng đô thị thường là trách nhiệm cảu cơ quan chính quyền địa phương, trong khi
quảm lý chất tyhair vo hại từ đối tượng thương mại và công nghiệp thường là trách
nhiệm cảu nhà sản xuất,
1.1.3. Phân loại chất thải trong sản xuất tôm đông lạnh
Ngành Chế biến Thủy sản cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm nghiêm
trọng đến môi trường. Ảnh hưởng của ngành chế biến thủy sản đến môi trường có sự
khác nhau đáng kể, không chỉ phụ thuộc vào loại hình chế biến, mà còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác như quy mô sản xuất, sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, mùa vụ, trình
độ công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản xuất…, trong đó yếu tố kỹ thuật,
công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến vấn đề bảo vệ môi
trường của từng doanh nghiệp. Một số tác động đặc trưng của ngành Chế biến Thuỷ
sản gây ảnh hưởng đến môi trường có thể kể đến như sau:
- Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quá
trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng. Trong các nguồn ô nhiễm
không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản.
- Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại đầu vỏ
tôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng mực và cá,
- Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng nước

thải, chủ yếu từ các công đoạn: rửa trong xử lý nguyên liệu, chế biến, hoàn tất sản
phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị, và nước thải sinh hoạt.
17
Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm, nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm
trọng đến môi trường bởi phát sinh thể tích nước thải lớn với nồng độ ô nhiễm cao nếu
không được xử lý thích hợp.
1.1.4. Tác động của nước thải đối với môi trường và con người
Giữa môi trương và phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: Môi trương là
địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát trienr là nguyên nhân tạo nên các biến
đổi cảu moi trương. Môi trương tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự thát triển
kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của
hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm họa, thiên tai đối với các haotj động kinh tế xã
hội trong khu vực. Ở các quốc gia có trình đọ phát triển kacs nhau có các xu hướng
gây ô nhiễm môi trường khác nhai. Ví dụ như:
- Ô nhiễm do dư thừa: 20 % dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80%
tài nguyên và năng lượng của loài người.
- Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con
đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông
ngiệp …) Do đó , ngoài 20% số người giàu, 80% só dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần
tài nguyên và năng lượng cảu con người.
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện cac quan
niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triền:
 Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc
mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
 Một só nhà khoa học khác lại đề xuất láy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu,
kahi thác tài nguyên thiên nhiên đã đưa ra quan niệm phát triển.
1.1.4.1. Tác động đến môi trường
Nước thải chế biến thuỷ sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không
được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Đối với
nước ngầm tầng nông, nước thải chế biến thuỷ sản có thể thấm xuống đất và gây ô

nhiễm nước ngầm. Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi
trùng rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt. Đối với các nguồn nước
18
mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thuỷ sản sẽ làm suy thoái chất lượng
nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể như sau:
• Các chất hữu cơ
Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thuỷ sản chủ yếu là dễ bị phân
hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo khi xả vào
nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng
ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có
khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây
suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước,
dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
• Chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng
nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong
rêu Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy
sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng
lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè…
• Chất dinh dưỡng (N, P)
Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các
loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy.
Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng
nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến
cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị
ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng
tới hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước.
Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá, từ
1,2 - 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu
cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l.

• Vi sinh vật
Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước
là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay
19
qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương
hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.
1.1.4.2. Đối với con người
• Về mặt sức khỏe
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và
mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày
càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại
bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn
uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra,
asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng
asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và
ăn uống. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni,
Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete
(MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất
cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về
đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo
quản thực phẩm, phốt pho gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây
ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium
percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium
oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các
bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi,
asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
• Về mặt đời sống
Nếu nước thải không được xử lí một cách triệt để thì sẽ gây ô nhiểm nguồn

nước một cách nghiêm trọng. Tình trạng trên dẫn đến việc thiếu nước sạch trong sinh
hoạt, trong các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như là nông nghiệp nhất là gây
tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
20
1.1.5. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: Môi trương là
địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát trienr là nguyên nhân tạo nên các biến
đổi của môi trường. Môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển
kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của
hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã
hội trong khu vực. Ở các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau có các xu hướng
gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ như:
- Ô nhiễm do dư thừa: 20 % dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80%
tài nguyên và năng lượng của loài người.
- Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con
đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông
ngiệp …) Do đó , ngoài 20% số người giàu, 80% só dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần
tài nguyên và năng lượng cảu con người.
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện cac quan
niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triền:
 Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc
mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
 Một só nhà khoa học khác lại đề xuất láy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu,
khai thác tài nguyên thiên nhiên đã đưa ra quan niệm phát triển.
1.1.6. Các quy chuẩn môi trường của Việt Nam
1.1.6.1. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là giới hạn cho phép tối đa về liều lượng
hoặc nồng độ của các tác nhân gây ô nhiễm trong từng vùng cụ thể hoặc cho từng mục
đích sử dụng cụ thể đối với từng thành phần môi trường.
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh chủ yếu dùng để bảo vệ chất

lượng môi trương nước và không khí. Ví dụ như: Tiêu chuẩn môi trường nước xung
quanh quy định những điều kiện tối thiêu mà một nguồn nước cần phải đáp ứng đối
với một thông số cụ thể, tại những địa điểm cụ thể. Chúng được đặt ra trên cơ sở
những tiêu chuẩn khoa học đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe của con người và số
21
lượng tổn thất có thể gây ra bởi một liều lượng tiếp xúc đối với mộ chất ô nhiễm nhất
định. Chúng cũng có thể được dựa trên những yêu cầu sử dụng của một nguồn nước cụ
thể. Việc đạt tới tiêu chuẩn nào đó đòi hỏi phải xác định một giới hạn mà lượng ô
nhiễm thải ra không được phép vượt quá. Do vậy, việc đặt ra mục tiêu chất lượng sẽ
giới hạn sự phát triển của một khu vực tới mức đọ thích hợp. Cách duy nhất để mở
rộng phất triển, đồng thời vẫn đảm bảo mức chất lượng môi trường đã định là phải
thông qua đổi mới công nghệ để làm tăng hiệu lực xử ký nước(OECD 1998).Một ưu
điểm khác của tiêu chuẩn chất lượng nước là chúng cung cấp cơ sở để đánh giá hiệu
lực của kiểm soát thải bỏ nước thải. Chúng cũng đặt ra các ưu tiên và mục tiêu mà hoạt
đọng kiểm soát đó cần thực hiện. Tuy vậy, sẽ có những khó khăn khi kiểm soát ô
nhiễm chỉ dựa vào tiêu chuẩn chất lượng nức. Nhũng khó khăn sẽ gặp là:
 Khi tác động tổng hợp của nhiều nguồn thải vượt quá khả năng tự phân hủy (
khả năng tự đồng hóa) các chất ô nhiễm cảu vùng tiếp nhận, dẫn đến nguồn nước
không đảm bảo chất lượng thì không thể quy trách nhiệm cho một nguồn ô nhiễm ở
thượng lưu dã sử dụng khả năng tụ làm sạch caure vùng nước tiếp nhân quá mức. Điều
này khiến cho ngững người thải bỏ chất ô nhiễm ở vùng hạ lưu ít hoặc không có cơ hội
sử dụng khả năng tự làm sạch của vùng tiếp nhận (Pallange và Zavala 1997).
 Sẽ rất phức tạp nếu muốn xác định những nồng độ có thể tiếp nhận của các
chất ô nhiễm khác nhau vì còn thiếu hiểu biết về tác dụng của các chất gây ra ô nhiễm
đối với sức khỏe con người, động vật và thực vật là khi các nồng độ nảy rất nhỏ. Theo
WHO(1983) thì những tác hại bất định này cần phải được cân nhắc. đối sánh với
những lợi ích kinh tế - xã hội và chúng thương đối chọi nhau.
Tiêu chẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh là những giới hạn được
đặt ra đối với cá chất ô nhiễm không khí trong không khí ngoài trời. Các tieei chuẩn
này cần phải được đáp ứng thông qua việc áp dụng công nghệ kiểm soát nâng cao.

Những tiêu chuẩn này cung cấp các mục tiêu cho các công cụ quản lý ệnh lệnh và
kiểm soát, cũng như các chính sách kinh tế phục vụ kiểm soát ô nhiễm.
1.1.6.2. Quy chuẩn nước thải công nghiệp
Giá trị tối đa cho phép cảu các thông số ô nhiễm trong nước thải công ngiệp
được tính toán như sau:
22
C
max
= C
*
K
q

*
K
r
Trong đó:
- C
max
là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trongnuowcs thải công
nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít (mg/l):
- C là giá trị củ thông số ô nhiễm trong nước thải công ngiệp:
- K
q
là hệ số lưu lượng / dung dịch nguồn tiếp nhận nước thải quy định:
- K
r
là hệ số lưu lượng nguồn thải.
Áp dụng giá trị tối đa cho phép C
max

= C(không áp dụng hệ số K
q
và K
r
) đối với
các thông số: Nhiệt độ, pH, mùi, màu sắc, colifom, tổng hợp độ phóng xạ α, tổng hợp
độ phóng xạ β.
Đặc biệt quy chuẩn 24: 2009/ BTNMT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp do ban soạn thỏ kỹ thuật quốc gia về chất lượng nuocs, Tổng cục môi
trường và Vụ pháp chế trình duyệt và được ban hành theo thông tư
25/2009/TT_BTNMT ngày 16 tháng 11 nwam 2009 của Bộ Tài nguyên môi trương.
Hiện nay, tất cả các nhà máy, khu công ngiệp ở Việt Nam đang hoạt động đều tuân
theo quy chuẩn này.
1.2.Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình xử lí nước thải công nghiệp tại một số nước trên thế giới
Xử lý nước thải là một hoạt động thiết yếu của xã hội, giúp cải thiện môi trường
sống và chất lượng nước trong hệ thống cấp nước công cộng. Chưa kể tới việc mấy năm
gần đây, các đô thị đã hay bị ngập lụt và xu hướng tái xử lý nước thải cũng tăng dần.
Có thể nói trước đây ô nhiễm nước là một trong những vấn đề ô nhiễm nghiêm
trọng nhất ở Nhật Bản mà 4 nguyên dân chính là: công nghiệp hóa nhanh chóng, đô thị
hóa nhanh chóng, sự tụt hậu trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội như hệ
thống thoát nước, cũng như chính sách một thời coi trọng phát triển kinh tế hơn là sức
khỏe nhân dân và môi trường trong sạch. Những quy định nghiêm ngặt về nước thải
công nghiệp cùng với những phát minh công nghệ xử lí nước thải hiện đại đã giảm bớt
phần nào tình trạng ô nhiễm nước thải tại nước này và hiện tại Nhật Bản chính là một
trong các nước có các mô hình xử lí nước thải hiệu quả nhất.
23
Ustraylia cũng là một trong các nước có các công nghệ bảo vệ môi trường nước
hiện đại nhất. Thành phố Perth, thủ phủ bang Tây Australia đã đi đầu trong việc đưa
nước thải qua xử lý vào sử dụng hàng ngày, với khối lượng ước tính chiếm khoảng

20% tổng lượng nước cung ứng cho toàn bộ khu vực này. Công nghệ mới đã được
triển khai thí nghiệm tại nhà máy xử lý nước Beenyup ở khu vực phía Bắc thành phố.
Toàn bộ 62.300 mẫu nước được lấy trong quá trình thử nghiệm đều đáp ứng được tất
cả những tiêu chuẩn khắt khe về y tế và môi trường.
1.2.2. Tình hình xử lí nước thải công nghiệp tại Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo Quản lý và Xử lý nước thải phi tập trung tại các đô thị ở
Việt Nam được Bộ Xây Dựng phối hợp với GTZ tổ chức tại Hà Nội ngày 8/12, ông
Nguyễn Hồng Tiến, Cục Trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, cho biết, hiện
chỉ có 6 đô thị tại Việt Nam có trạm xử lý nước thải tập trung với 14 trạm. Nhiều đô
thị lớn như Quy Nhơn, Nha Trang vẫn chưa có trạm xử lý nước thải tập trung. Nước
thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó theo các tuyến cống và xả trực
tiếp ra môi trường.
Chi phí xử lý nước thải 1 m3 có giá thành dao động từ 5.000 đồng-25.000 đồng,
nếu một nhà máy lớn như Vedan thải ra mỗi ngày trên 5000m3 thì chi phí vận hành bỏ
ra hàng tháng cả mấy tỷ đồng. Các nhà máy có lưu lượng nước thải lớn như Vedan rất
nhiều. Nếu doanh nghiệp nào làm ăn có lương tâm thì không sao, nếu họ vì lợi nhuận,
sợ tốn kém do đầu tư HTXLNT và vận hành hệ thống, mà lén lút xả trộm thì hậu quả
môi trường sống chúng ta lãnh đủ, hậu quả ô nhiễm dài lâu không thể bù đắp nổi.
Từ sau vụ việc công ty Vedan bị phát giác thì nhận thức về việc xử lý nước thải
của các doanh nghiệp mới thay đổi theo hướng tích cực. Ở Việt Nam chúng ta hiện
nay, hầu hết hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) đều đã được các doanh nghiệp, các
cơ quan công quyền quan tâm và xử lý khá triệt để.
24
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý, địa hình
Xã Phú Thượng là xã nằm về phía Tây Bắc của huyện cách trung tâm huyện lỵ
Phú Vang (Thị trấn Phú Đa) khoảng 12 kmveef phía Tây Bắc, cách trung tâm TP.Huế
khoảng 3 km về phía Đông Nam. Có tọa độ địa lý từ 16.4847

0
– 16.5130
0
vĩ độ Bắc;
107.5860
0
– 107.6140
0
kimh độ Đông. Vói vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phú Dương và Phú Mậu.
- Phía Nam giáp với xã Thủy Vân – Thị Xã Hương Thủy và phường Vĩ Dạ -
TP.Huế.
- Phía Đông giáp xã Phú Mỹ.
- Phía Tây giáp xã Phú Mậu và phường Phú Hậu – TP.Huế
Địa hình xã Phú Thượng tương đối đơn giản, là một vũng đồng bằng với 1 dạng
địa hình chính là: Độ cao khoảng 0.3 m (khu vực xứ đồng Trương Chinh) đến khoảng
3.6 m (thôn Tây Trì Nhơn) so với mực nước biển.
 Thời tiết, khí hậu, thủy văn.
Phú Thượng có đặc điểm khí hậu chung với khí hạu cảu huyện Phú Vang là khí
hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động của khí hậu biển. Nhiệt độ trung bình năm:
25.2
0
C. Độ ẩm trung bình: 84.5%. Lượng bốc hơi trung bình hảng năm: 1.000 mm. Số giờ
nắng trung bình ngày: 5.7 giờ và số ngày nắng trung bình khoảng 197 ngày/ năm. Lượng
mưa trung bình hàng năm: 2.995,5 mm/; số ngày mưa trung bình năm: 157.9 ngày.
Xã Phú Thượng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính sau: Gió mùa Đông Bắc
từ táng 9 đến tháng 3 năm sau với tốc độ gió trung bình 4 – 6 m/s và gió Tây Nam ảnh
hưởng từ tháng 4 đến tháng 8 với tốc độ gió trung bình 2 – 4 m/s. Bão thường xuất
hiện vào tháng 8 hàng năm, cao điểm từ tháng 9 – 10 hàng năm với tốc độ gió bình
quân 30 – 40 m/s.

Vói vị trí địa lý của xã phía Tây giáp với sông Hương, Sông Như Ý, ngoài ra
trên địa bàn xã có nhiều hói như Phú Khê, Mộc Hằng, Lại Thế và nhiều hệ thống kênh
mương thủy lợi và thoát nước góp phần chính trong sản xuất nông nghiêp, thoát nước
và tiêu úng trên địa bàn xã Phú Thượng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công trình dự án
đầu tư xây dựng ở xã làm phá hỏng hệ thống thoát nước, vì vậy về mùa mưa thường
xảy ra ngập úng nhiều khu.
25

×