Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên – Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 82 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại khoa Du lịch trường Đại học Công nghiệp Hà
Nội, em đã được các thầy cô trong khoa tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến
thức và kinh nghiệm quý báu để làm hành trang vững chắc đầy tự tin khi bước
vào đời. Và nhờ đó, em mới có cơ hội được thực hiện luận văn tốt nghiệp ra
trường. Với lòng biết ơn sâu sắc của mình, em xin được gửi tới các thầy cô
trong Khoa Du lịch lời cảm ơn chân thành.
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp, em xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới ThS. Nguyễn Thị Tuyến là người trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt
em trong suốt thời gian vừa qua bằng tất cả tấm lòng chân tình và tinh thần
trách nhiệm của mình.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Sở VH, TT&DL tỉnh Hà Nam, các
anh chị trong phòng Nghiệp vụ du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
nghiên cứu và cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết để hoàn thành tốt luận văn
tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, song do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong
được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để bài khóa luận được hoàn chỉnh
hơn.
Em xin chân thfành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Thảo


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................1
MỤC LỤC.........................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................1


DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ...............................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA..............................................5
Tổng quan tình hình nghiên cứu về du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên –
Hà Nam......................................................................................................5
Những vấn đề về du lịch............................................................................6
Du lịch là gì?.........................................................................................6
Tài nguyên du lịch.................................................................................7
Những vấn đề về du lịch văn hóa..............................................................9
Văn hóa là gì?........................................................................................9
Du lịch văn hóa....................................................................................10
Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch......................................................12
Tiểu kết chương 1............................................................................15
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI HUYỆN DUY
TIÊN – HÀ NAM........................................................................................16
Tổng quan về huyện Duy Tiên – Hà Nam...............................................16
Điều kiện tự nhiên...............................................................................16
Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................18
Tôn giáo, tín ngưỡng...........................................................................21
Tài nguyên du lịch văn hóa của huyện Duy Tiên – Hà Nam..................24
Di tích lịch sử - văn hóa......................................................................24


Lễ hội...................................................................................................31
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học..........................................36
Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên – Hà Nam....41
Vị trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện Duy Tiên. .41
Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch...................42
Sản phẩm du lịch văn hóa....................................................................47
Công tác quản lý, tổ chức và bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa.......48

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch..........................................................49
Công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư du lịch......................................51
Kết quả của hoạt động du lịch văn hóa...............................................53
Tiểu kết chương 2............................................................................57
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI HUYỆN
DUY TIÊN – HÀ NAM..............................................................................58
Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên – Hà
Nam.........................................................................................................58
Đẩy mạnh công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa
trong phát triển du lịch văn hóa...........................................................58
Nâng cao hoạt động quản lý du lịch văn hóa......................................59
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt
động du lịch.........................................................................................59
Đẩy mạnh sản xuất và đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm du
lịch.......................................................................................................60
Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch.............................................61
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch.......62
Thu hút vốn đầu tư cho hoạt động du lịch...........................................63


Hoàn thiện cơ chế chính sách và tăng cường quản lý Nhà nước về phát
triển du lịch văn hóa............................................................................63
Giải quyết tốt vấn đề môi trường và giáo dục cộng đồng...................64
Định hướng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên....................65
Tiểu kết chương 3............................................................................68
KẾT LUẬN.....................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................71
PHỤ LỤC........................................................................................................72



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DCND
CN - TTCN
UBND

: Dân chủ nhân dân
: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
: Ủy ban nhân dân

CNH, HĐH
VH, TT&DL
NXB
BHYT

:
:
:
:

BOT

: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao

BT

: Hợp đồng xây dựng – chuyển giao

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Văn hóa, thể thao và du lịch
Nhà xuất bản

Bảo hiểm y tế

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7

: Danh sách các di tích được xếp hạng của huyện Duy Tiên
: Các lễ hội trong năm của huyện Duy Tiên – Hà Nam
: Những điều mà du khách không hài lòng khi đến Duy Tiên
: Mức độ tham gia hoạt động du lịch của người dân Duy Tiên
: Hoạt động du lịch của người dân địa phương
: Số lượng khách du lịch đến với huyện Duy Tiên qua các năm
: Mục đích của khách du lịch khi đến với huyện Duy Tiên
: Doanh thu từ hoạt động du lịch của huyện Duy Tiên qua các
năm
: Cơ cấu kinh tế huyện Duy Tiên năm 2014 - 2015
: Tỷ lệ % những điều khách không hài lòng khi đến Duy Tiên

: Tỷ lệ % mức độ tham gia vào hoạt động du lịch của người dân
huyện Duy Tiên
: Tỷ lệ % hoạt động du lịch của người dân Duy Tiên
: Biểu đồ thể hiện lượng khách đến với huyện Duy Tiên giai
đoạn 2010 - 2015
: Tỷ lệ % mục đích của du khách khi đến Duy Tiên
: Biều đồ thể hiện doanh thu từ du lịch của huyện Duy Tiên giai
đoạn 2010 - 2015


MỞ ĐẦU
.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở
thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo khảo
sát, đánh giá của chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới, trong những năm gần
đây, hầu hết các quốc gia, đặc biệt là những nước có ngành du lịch phát triển
ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang từng bước điều chỉnh định hướng
chiến lược sản phẩm, tập trung đầu tư nhiều hơn vào phát triển và quảng bá,
xúc tiến du lịch văn hóa. Bởi ước tính, tỷ lệ khách quốc tế tới tham quan, trải
nghiệm các sản phẩm du lịch văn hóa tại các thành phố/thủ đô của các nước
trong khu vực luôn chiếm khoảng hơn 40% tổng số khách. Có thể thấy, du
lịch văn hóa là một loại hình du lịch có sức hấp dẫn và tính bền vững cao.
Ở Việt Nam, tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng và
Nhà nước ta đã đề ra chủ trương cho ngành du lịch: “Phát triển du lịch thực
sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động trên cơ sở khai thác về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống
văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển nhanh du lịch
quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực”. Như vậy, du lịch
văn hóa đang là một chiến lược phát triển mang tính lâu dài dựa trên những
lợi thế của đất nước, là nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy du lịch Việt Nam

phát triển nhanh và bền vững.
Đứng trước sự phát triển chung của đất nước, huyện Duy Tiên – một
huyện của tỉnh Hà Nam, nơi có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong trung tâm của
vùng du lịch Bắc Bộ và trên tuyến du lịch xuyên Việt, cửa ngõ phía nam của
thủ đô Hà Nội, là nơi địa linh nhân kiệt và giàu tiềm năng tài nguyên du lịch.
Từ xa xưa, dưới các triều đại phong kiến, huyện đã là nơi có số người đỗ đạt
cao nhất của tỉnh.
Trải qua thời gian và sự tàn phá nặng nề của hai cuộc chiến tranh chống
Pháp và chống Mĩ, cùng với những biến động của xã hội, Duy Tiên vẫn lưu
1


giữ được rất nhiều các di tích lịch sử văn hoá có giá trị và mang chiều sâu lịch
sử văn hoá. Mỗi di tích gắn với một truyền thuyết, nhân vật lịch sử hay một
phong cách kiến trúc của một thời đại. Bên cạnh đó, Duy Tiên còn có nhiều
phong tục tập quán đẹp, các kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc và các làng
nghề truyền thống. Với những tiềm năng quý giá đó, Duy Tiên có thể phát
triển du lịch văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương, góp
phần phát huy các giá trị văn hóa quê hương.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch nhằm khai thác các giá trị văn hoá của Duy
Tiên hiện nay lại chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Hình
ảnh du lịch văn hóa của huyện Duy Tiên chưa thực sự tạo được dấu ấn, sự
quan tâm trong lòng khách du lịch. Nguyên nhân cũng bởi bản thân du khách
chưa có sự hiểu biết nhiều, thậm chí chưa từng biết đến những giá trị văn hóa
đặc sắc của nơi đây, nên Duy Tiên không phải là điểm đến cho chuyến du lịch
của họ. Và vấn đề đặt ra là phải làm sao khai thác có hiệu quả các giá trị văn
hoá, để từ đó phát triển mạnh du lịch văn hóa ở huyện Duy Tiên, đem thương
hiệu “núi Đọi – sông Châu” đến gần hơn với khách du lịch trong và ngoài
nước.
Từ những vấn đề lý luận và thực tế nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn

đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy
Tiên – Hà Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
.2 Mục đích nghiên cứu
Trong bài luận văn của mình, tác giả tập trung vào các mục tiêu nghiên
cứu sau:
- Tìm hiểu, đánh giá các giá trị của tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch
văn hóa và thực trạng khai thác du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm năng cao hiệu quả của hoạt
động du lịch, khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch văn hóa tại huyện
Duy Tiên, đặc biệt chú trọng vào khai thác các giá trị văn hóa của địa phương.
- Góp phần phát huy thế mạnh và phát triển bền vững loại hình du lịch văn
hóa của huyện Duy Tiên nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2


- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch văn hóa.
- Khách thể nghiên cứu: Huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và một số tỉnh
thành lân cận.
- Đối tượng khảo sát: huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải một số vấn đề chung về vấn đề khai thác các giá trị văn hóa
trong phát triển du lịch.
- Tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá được tiềm năng và thực trạng phát triển
du lịch văn hóa của huyện Duy Tiên.
- Đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động du lịch,
khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên, Hà
Nam.
.5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch

văn hóa và đề xuất giải pháp cho hoạt động này.
- Phạm vi về không gian: thuộc địa bàn huyện Duy Tiên - Hà Nam.
- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu các hoạt động du lịch văn hóa của
huyện Duy Tiên từ năm 2010 - 2015. Thời gian tác giả thực hiện khóa luận là
từ ngày 8/3/2016 – 30/04/2016.
.6 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Thông tin về đối tượng nghiên
cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nên cần phải phân loại, so sánh
và chọn lọc những thông tin có giá trị nhất để sử dụng trong bài viết.
- Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng phương pháp này để khảo
sát, điều tra trực tiếp một số du khách, những người có trách nhiệm quản lý
khu du lịch, những người cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời kết
hợp với việc sử dụng phỏng vấn chuyên sâu. Qua đây, có thể có cái nhìn xác
thực về tài nguyên và hoạt động du lịch tại nơi nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê xã hội học: để xử lý các kết quả điều tra, thể
hiện các kết quả đó thành những bảng biểu, tỷ lệ %…
- Phương pháp khảo sát thực địa: quá trình thực địa giúp cho tài liệu thu
thập được phong phú hơn, giúp cho việc học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao
3


và có một tầm nhìn khách quan để nghiên cứu đề tài. Phương pháp này giúp
cho người nghiên cứu có cái nhìn khách quan, có những đánh giá đúng đắn về
vấn đề nghiên cứu, hiểu vấn đề một cách sâu sắc và tránh được tính phiến
diện trong khi nghiên cứu.
.7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn

được trình bày theo cấu trúc 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận để nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch
văn hóa tại huyện Duy Tiên - Hà Nam, trình bày quan điểm lý luận về du
lịch văn hóa.
Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên Hà Nam, trình bày về những tiềm năng du lịch của địa phương, các kết quả
đạt được trong hoạt động du lịch văn hóa cũng như những vấn đề còn tồn
đọng, làm cản trở sự phát triển du lịch của huyện Duy Tiên.
Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại huyện Duy
Tiên - Hà Nam, đưa ra một số những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó
khăn mà địa phương đang gặp phải trong hoạt động du lịch, đồng thời đưa ra
một số đề xuất về hướng đi mới, cách làm mới để hoạt động du lịch phát triển
bền vững.

4


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA
Tổng quan tình hình nghiên cứu về du lịch văn hóa tại huyện Duy Tiên –
Hà Nam
Nghiên cứu về loại hình du lịch văn hóa đã có nhiều tác phẩm của các
học giả như tác giả Trần Thúy Anh với cuốn “Giáo trình du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ”, tác giả Dương Văn Sáu với “Di tích lịch
sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam”,… nhiều cuốn sách đã được sử dụng
làm giáo trình giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng về du lịch.
Tại Hà Nam hiện mới chỉ có một vài cuốn sách mang tính thống kê, nổi
bật là các ấn phẩm đã được xuất bản: Hà Nam di tích và danh thắng, Địa chí
Hà Nam, Tuyển tập văn bia Hà Nam, … Bản thân huyện Duy Tiên cũng mới
xây dựng một số dự thảo như “Dự thảo nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu lễ hội
Tịch Điền xã Đọi Sơn - huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam”; “Quy hoạch chi tiết
xây dựng điểm du lịch văn hóa tâm linh đền Lảnh Giang xã Mộc Nam - huyện
Duy Tiên – tỉnh Hà Nam”, đưa ra quy hoạch các điểm di tích lịch sử của địa

phương để phục vụ phát triển du lịch, cùng với các tờ gấp giới thiệu về quần
thể di tích Đọi Sơn, đền Lảnh Giang với khoảng 4 đĩa CD giới thiệu các di
tích tiêu biểu,… Ngoài ra, còn có một số các bài luận văn của sinh viên
nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của loại hình du lịch văn hóa của
huyện Duy Tiên như: đề tài “Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa nhằm phát
triển du lịch văn hóa ở huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện
nay” của sinh viên Nguyễn Thị Huê, hay “Nghi lễ cày Tịch Điền Đọi Sơn
huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam với phát triển du lịch” của sinh viên Bùi Thị
Phương Thúy,…
Tuy nhiên, đến nay lại chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu
đánh giá một cách tổng thể, hoàn thiện về giá trị văn hóa của vùng để khai
thác, phát triển du lịch văn hóa của huyện Duy Tiên nói riêng và của tỉnh Hà
Nam nói chung.
5


Những vấn đề về du lịch
Du lịch là gì?
Khái niệm du lịch
Theo Luật Du lịch thì: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định[4, Điều 4].
Liên hợp quốc năm 1963 đã đưa ra định nghĩa như sau: Du lịch là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường
xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc của họ[2,9].
Theo các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, nội dung cơ
bản của du lịch gồm hai thành phần riêng biệt, nghĩa thứ nhất của từ này là

một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú
với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
công trình văn hóa nghệ thuật... Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi là một
ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết
về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm
tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với
dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả
lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ[2,10].
Vì vậy, khái niệm du lịch có thể được hiểu là:
- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của
các cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe,
nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo
việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở
chuyên nghiệp cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh

6


trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích
phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Các loại hình du lịch
Phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau, dựa vào đặc điểm vị trí, phương
tiện và mục tiêu có thể chia hoạt động du lịch thành các loại hình riêng biệt.
- Theo mục đích chuyến đi:
+ Du lịch thuần túy: du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du
lịch mạo hiểm, du lịch thể thao, du lịch lễ hội.
+ Du lịch với mục đích kết hợp: du lịch công vụ, du lịch thương gia, du lịch
nghiên cứu (học tập), du lịch thể thao, du lịch chữa bệnh, du lịch tôn giáo, du
lịch thăm thân.

- Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch nội địa; du lịch quốc tế.
- Theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch: du lịch nghỉ biển; du lịch nghỉ
núi; du lịch thành thị; du lịch nông thôn.
- Theo các phương tiện giao thông:
+ Du lịch đường bộ: xe đạp, ô tô,…
+ Du lịch bằng đường không: máy bay, khinh khí cầu,…
+ Du lịch bằng đường thủy: tàu biển, tàu thủy,…
- Theo thời gian cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày; du lịch dài ngày.
- Theo lứa tuổi: du lịch thiếu niên; du lịch thanh niên; du lịch trung niên.
- Theo phương thức hợp đồng: du lịch trọn gói; du lịch từng phần.
- Căn cứ vào phương tiện lưu trú: khách sạn; Motel; nhà trọ; camping;
resort; Bungalow; Làng du lịch; Homestay; tàu du lịch.
- Theo hình thức tổ chức: cá nhân, gia đình, tập thể.
- Các loại hình du lịch mới: du lịch hoài niệm, du lịch nông nghiệp, du
lịch đánh bạc, du lịch vườn, du lịch vũ trụ,…
Tài nguyên du lịch
Theo Điều 4, Luật Du lịch năm 2005 định nghĩa: “Tài nguyên du lịch là
cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình
lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử

7


dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu
du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”[4].
Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra (tài nguyên du lịch tự
nhiên) và cũng có thể do con người tạo ra (tài nguyên du lịch nhân văn).
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Vị trí địa lý: lợi thế là điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du
lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch không quá

xa. Trong một số trường hợp, khoảng cách xa lại có sức hút đối với khách du
lịch có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ.
Địa hình: địa phương phải có địa hình đa dạng với những đặc điểm tự
nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi,... với những phong cảnh đẹp.
Khí hậu: những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa
chuộng. Khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá nóng, quá khô,
quá ẩm hoặc những nơi có nhiều gió.
Thực vật, động vật: Nếu sự phong phú về thực vật (nhiều rừng, nhiều
hoa,...) tạo ra không khí trong lành, sự yên tĩnh và trật tự cũng như thu hút du
khách đến tìm tòi, nghiên cứu thì động vật phong phú, quý hiếm cũng là đối
tượng cho săn bắn du lịch và đối tượng để nghiên cứu và lập vườn bách thú.
Tài nguyên nước: tạo điều kiện để điều hoà không khí, phát triển giao
thông vận tải và tạo điều kiện cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch riêng
biệt như: du lịch chữa bệnh (bằng nước khoáng, bùn,...)
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
Các giá trị lịch sử là đối tượng quan tâm của khách du lịch có hứng thú
hiểu biết. Giá trị lịch sử được chia thành hai nhóm: Nhóm những giá trị lịch
sử gắn với nền văn hoá chung của loài người và nhóm những giá trị lịch sử
đặc biệt.
Các giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan
nghiên cứu như các các trung tâm nghiên cứu, các viện khoa học, thư viện,

8


trường đại học nổi tiếng, các trung tâm tổ chức các hoạt động văn hoá, những
công trình kiến trúc độc đáo,...
Các phong tục tập quán cổ truyền, các thành tựu về kinh tế của đất nước
hay của vùng cũng có sức thu hút đối với khách du lịch.
Những vấn đề về du lịch văn hóa

Văn hóa là gì?
Theo thống kê của Tổ chức khoa học, giáo dục và văn hoá của Liên hợp
quốc (UNESCO), đến năm 1982 đã có khoảng 200 định nghĩa về văn hóa.
Cũng trong năm 1982, trong “Tuyên bố về những chính sách văn hoá”,
UNESCO đã thống nhất định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá hiểu theo
nghĩa rộng là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng
tạo ra, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình trong quá trình
lịch sử” [10,17].
Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và tinh thần, do
vậy, tương ứng với nó là hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần. Từ đó, quan
niệm văn hóa được phân chia thành hai dạng là văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần.
Văn hóa vật chất (văn hóa vật thể) bao gồm toàn bộ những sản phẩm do
hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra như: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa,
đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại, các di tích
lịch sử - văn hóa…
Văn hóa tinh thần (văn hóa vô hình) văn hóa phi vật thể bao gồm toàn bộ
những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra như: tư
tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, đạo đức,
văn chương, âm nhạc…
Từ đó, chúng ta có thể hiểu: Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị về
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội của mình.
9


Du lịch văn hóa
Khái niệm du lịch văn hóa
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 thì: “Du lịch văn hóa là hình

thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng
nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”[4].
Trong Giáo trình Nhập môn du lịch học của tác giả Lê Thu Hương định
nghĩa: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được khai thác chủ yếu dựa trên
các tài nguyên du lịch nhân văn như các di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn
hóa, viện bảo tàng, lễ hội, làng nghề,… nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu văn
hóa của du khách”[2,63].
Như vậy, theo các định nghĩa trên tài nguyên du lịch văn hóa cũng chính
là tài nguyên du lịch nhân văn, được hiểu là bao gồm các di tích, công trình
đương đại, lễ hội, phong tục tập quán. Tâm thức người Việt thích sống hòa
hợp với tự nhiên, nên ở Việt Nam đi tham quan thắng cảnh tự nhiên thường
đồng nghĩa với tham quan di tích – di sản văn hóa. Do đó, du lịch văn hóa là
loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ
hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim bao gồm các di tích, công trình
đương đại, lễ hội, phong tục tập quán.
Phân loại du lịch văn hóa
Các loại hình du lịch văn hóa hiện đang được các nước khai thác:
- Nhóm một, Du lịch văn hóa vùng di sản (Heritage sites cultural
tourism), là các chuyến du lịch tham quan di sản thiên nhiên, di sản văn hóa.
- Nhóm hai, Du lịch văn hóa thắng cảnh nhân văn (Literary landscapes
cultural tourism) gồm tất cả những chuyến du lịch thăm lại những khu di tích
lịch sử của vùng, thăm những ngôi nhà của các anh hùng lịch sử dân tộc, thăm
quan nơi làm việc của các vĩ nhân, v.v.
- Nhóm ba, Du lịch văn hóa những điểm đen (Blackspot cultural
tourism), là loại du lịch văn hóa đem lại cảm giác xúc động mạnh như: tham
quan khu thảm sát trong chiến tranh, khu xảy ra tai nạn của các nhân vật nổi
tiếng, hay nơi xảy ra vụ đắm tàu lịch sử, nơi chôn xác trong chiến tranh,...
10



- Nhóm bốn, Du lịch văn hóa công viên chuyên đề (Theme parks cultural
tourism), gồm những chuyến tham quan các công viên văn hóa chuyên đề
như: công viên nước, công viên hoa, công viên tranh nghệ thuật,…
Từ bốn nhóm căn bản trên, ta có các hình thức du lịch văn hóa tiêu biểu:
- Du lịch văn hóa cảm xúc (sense of place), là những sản phẩm khai thác
các đặc tính thẩm mỹ phi vật thể thông qua các giác quan như: màu sắc, âm
thanh, ánh sáng, hương vị, tiếng động những thành tố tạo thành cái cội nguồn
văn hóa của vùng, dân tộc hay quốc gia.
- Du lịch văn hóa sự kiện và lễ hội (Festival & Events), tận dụng sự kiện
và lễ hội để xây dựng chương trình tour, sao cho khách du lịch có thể trải
nghiệm và hòa mình vào không khí của lễ hội một cách hợp lý nhất.
- Du lịch văn hóa di sản (cultural heritage), lấy những giá trị văn hóa,
lịch sử có trong di sản để cho khách thưởng thức.
- Du lịch “Con đường văn hóa” (the cultural trails tour), là sản phẩm lấy
“con đường văn hóa” làm hành trình của chuyến tham quan. Ở mỗi điểm
dừng trên con đường ấy là những minh chứng cho một thời kỳ hưng thịnh hay
suy tàn của một nền văn hóa nào đó.
- Du lịch văn hóa hiện đại (modern cultural tour), khai thác các giá trị
văn hóa lịch sử hiện đại bao gồm vật thể và phi vật thể như: các công trình thế
kỷ, di sản thế giới hiện đại, các lễ hội chuyên đề, sự kiện âm nhạc, tôn giáo,
văn hóa, thể thao,… để xây dựng chương trình tham quan hấp dẫn du khách.
- Du lịch văn hóa nông thôn (farm experiences homestay cultural tour),
là sản phẩm được xây dựng dựa vào các yếu tố sinh hoạt văn hóa nông thôn
của vùng, để tạo cơ hội cho khách có thời gian trải nghiệm cuộc sống của
vùng nông thôn họ đến.
- Du lịch văn hóa ngôn ngữ (languages cultural tour), dành cho những
khách du lịch muốn tìm hiểu nghiên cứu một ngôn ngữ lạ nào đó. Hình thức
tour du lịch này là xây dựng một chương trình tour giao lưu với dân bản địa
để học hỏi nghiên cứu ngôn ngữ.
- Du lịch văn hóa nghệ thuật ẩm thực (Gastronomy cultural tour), khai

thác những nét tinh hoa ẩm thực truyền thống của vùng hoặc quốc gia tạo cho
khách cơ hội nghiên cứu, thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống.
11


- Du lịch văn hóa làng nghề truyền thống (handy craft village cultural
tour), là sản phẩm du lịch khai thác các giá trị của làng nghề truyền thống, tạo
cho khách cơ hội giao lưu học hỏi cách làm và mua những sản phẩm ấy.
Đặc trưng của du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một trong các loại hình du lịch được ưu tiên phát triển
nhất hiện nay và đang là xu hướng của các nước đang phát triển bởi các đặc
trưng sau:
Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những giá trị văn hóa truyền thống để
tạo sức hút đối với khách du lịch, đặc biệt là thu hút khách du lịch nước
ngoài. Những giá trị văn hóa truyền thống gồm: Văn hóa vật thể và phi vật
thể. Trong đó, văn hóa vật thể là những giá trị vật chất như những công trình
kiến trúc, các sáng tạo nghệ thuật như: Lăng tẩm, đình, chùa, đền, miếu, tháp,
phù điêu, đồ dùng trong lao động và sinh hoạt,... Văn hóa phi vật thể là những
sản phẩm tinh thần với các hình thái cơ bản như: Văn hóa ngôn từ, nghi lễ, lễ
hội, ca múa, nhạc, sân khấu, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật ẩm thực, y tế dân
gian, phong tục, tập quán, võ thuật cổ truyền...
Du lịch văn hóa đem lại giá trị lớn cho cộng đồng và phù hợp cho hoạt
động xóa đói giảm nghèo quốc gia vì phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn
liền với địa phương. Đối với những nước kém phát triển hoặc đang phát triển,
nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những
điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào sự đa dạng trong bản sắc dân tộc.
Du lịch văn hóa không những giúp mở rộng giá trị sản phẩm văn hóa,
giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang ngày càng bị mai một
hoặc bị phá hủy bởi thời gian, hay bởi sự lãng quên của người dân bản địa mà
hàng năm, còn mang về một nguồn lợi kinh tế nhất định, vừa tạo ra giá trị cho

ngành du lịch, vừa đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế địa phương.
Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch
Trong du lịch, văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo, nguồn nguyên liệu
để hình thành lên loại hình du lịch. Nguồn nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ
12


bản: Văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Giá trị của những di sản văn hoá
cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật,
các bảo tàng,… là những đối tượng cho du khách khám phá, thưởng thức, cho
du lịch khai thác và sử dụng. Chính những tài nguyên này không chỉ tạo ra
môi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh, phát triển mà còn quyết định
quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của loại hình du lịch của một quốc
gia, một vùng, một địa phương. Xét ở một khía cạnh khác, nếu muốn phát
triển du lịch cần phải có một môi trường du lịch tốt. Đó là môi trường tự
nhiên không có rác bẩn, nguồn nước sạch, không viết vẽ lên đá,…và môi
trường nhân văn là di tích được giữ gìn, cư dân, nhân viên ở nơi du lịch phải
có tố chất văn hoá, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh; tri thức,
thông tin xã hội, cách ứng xử, hiểu biết tâm lý du khách,… Đây là những
động lực hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển du lịch.
Ngược lại, đối với văn hoá, du lịch trở thành phương tiện để truyền tải và
trình diễn các giá trị văn hoá của một địa phương, một dân tộc, để mọi khách
du lịch trong nước và quốc tế khám phá, chiêm ngưỡng, học tập và thưởng
thức. Nhờ có du lịch mà sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, các quốc gia
được tăng cường và mở rộng. Nó còn là phương tiện để đánh thức và làm trỗi
dậy các giá trị văn hoá dân tộc đang bị chìm lắng hoặc mai một dần theo thời
gian trước những biến cố của lịch sử. Đó có thể là các công trình kiến trúc cổ,
tập quán sinh hoạt, một làn điệu dân ca, một món ăn dân tộc,... thể hiện trình
độ mỹ thuật văn hoá, kỹ thuật của các thời đại đã qua. Cũng nhờ có du lịch
mà các tài sản văn hoá đó được khôi phục, khai thác và tôn tạo đồng thời với

việc xây dựng mới các cơ sở văn hoá và làm phong phú thêm các giá trị văn
hoá đương đại, đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng.
Như vậy, du lịch là một hoạt động văn hoá mang tính tổng hợp, mà tính
văn hoá đó được thể hiện rõ ràng hoặc ẩn hiện xuyên suốt các mặt của loại
hình này. Văn hoá và du lịch có mối quan hệ tương hỗ, không thể tách rời
nhau và càng không thể đối lập nhau.
13


Tuy nhiên, du lịch cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa. Nó
có thể làm thương mại hóa các đặc trưng và giá trị văn hóa của địa phương.
Nó có thể làm biến đổi những nét văn hóa địa phương thành hàng hóa, những
nghi lễ tín ngưỡng và lễ hội dân tộc bị thay đổi để đáp ứng nhu cầu của du
khách. Những địa điểm và đồ vật thiêng liêng không còn được tôn trọng khi
chúng được xem như hàng hóa để bán.
Du lịch cũng có thể làm mất đi bản sắc văn hóa của vùng, địa phương.
Du khách khi đến các điểm du lịch luôn muốn có những vật lưu niệm, mĩ
thuật, thủ công mĩ nghệ và những buổi biểu diễn văn hóa, do đó, ở những địa
điểm du lịch, những nghệ nhân địa phương phải đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của du khách. Tuy nhiên, họ cũng phải có những thay đổi trong thiết
kế sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách. Đây là một vấn
đề có tính hai mặt, vừa giúp bảo tồn các truyền thống văn hóa, nhưng đồng
thời cũng có thể xảy ra những mai một về văn hóa hoặc có thể làm mất đi bản
sắc văn hóa của vùng, địa phương.
Hoạt động du lịch này cũng gây ra các áp lực căng thẳng trong xã hội
như vấn đề bảo vệ các giá trị văn hóa, vấn đề suy thoái môi trường, tăng chi
phí cơ sở hạ tầng cho cộng đồng địa phương, mâu thuẫn với các loại hình sử
dụng đất truyền thống của địa phương,…
Tóm lại, du lịch tác động đến môi trường văn hóa ở cả hai mặt tích cực
và tiêu cực. Chúng ta cần biết khai thác các lợi ích mà du lịch mang lại cũng

như các tác động tích cực của du lịch đến văn hóa, đồng thời, cần hạn chế,
giải quyết các tác động tiêu cực còn tồn tại hiện nay. Phát triển du lịch dựa
trên nền tảng văn hóa lịch sử đã được khẳng định rõ trong định hướng Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam tới năm 2020, tầm nhìn 2030. Phát huy thế
mạnh văn hóa hiện có và tiến hành những bước đi đúng hướng, có chọn lọc,
gắn với trào lưu phát triển chung, chắc chắn ngành du lịch Việt Nam sẽ tạo ra
những sản phẩm du lịch văn hóa mới, độc đáo, sáng tạo và hấp dẫn, thu hút
ngày càng nhiều du khách.
14


Tiểu kết chương 1
Trong nhiều thập niên qua, ngành du lịch được coi là một trong những
lĩnh vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, trở thành động lực chủ
yếu đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia. Mỗi quốc gia
đều tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai
thác các nguồn tài nguyên, đặc biệt là lợi thế về văn hóa dân tộc.
Trong tiến trình phát triển, bất cứ một cộng đồng dân tộc nào đều hướng
tới việc sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa đặc sắc, phục vụ chính cuộc
sống của mình và cộng đồng mình. Mỗi một sản phẩm do con người tạo ra
đều là một sản phẩm văn hóa. Văn hóa có ý nghĩa quyết định trong các mối
quan hệ giữa các cá nhân và cộng đồng, giữa các quốc gia trên thế giới trong
tiến trình toàn cầu hóa bởi vì bản chất của toàn cầu hóa chính là sự giao thoa
mọi mặt của đời sống xã hội. Trong nền kinh tế tri thức, mọi sản phẩm đều
chứa đựng hàm lượng trí tuệ và hàm lượng văn hóa cao. Do vậy, có thể nói
mỗi sản phẩm do con người tạo ra trong giai đoạn hiện nay đều là một sản
phẩm văn hóa. Từ đó cho thấy, các sản phẩm du lịch đều phải là những sản
phẩm văn hóa. Bản chất của Du lịch là văn hóa; ngay trong Logo của ngành
Du lịch Việt Nam “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” đã nói lên điều này.
Mỗi một sản phẩm du lịch đều hàm chứa những giá trị văn hóa sâu sắc.

Vì vậy, trong du lịch, việc truyền bá các giá trị của văn hóa Việt Nam tới các
đối tượng du khách khác nhau là công việc đặc biệt quan trọng. Muốn vậy,
bản thân người làm du lịch hoặc nghiên cứu về du lịch phải nắm rõ những cơ
sở lý luận về du lịch, văn hóa và các vấn đề liên quan để khai thác các giá trị
của văn hóa Việt Nam trong hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa một cách
hiệu quả và bền vững.

15


THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI
HUYỆN DUY TIÊN – HÀ NAM
Tổng quan về huyện Duy Tiên – Hà Nam
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Duy Tiên nằm ở phía bắc tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Thủ đô
Hà Nội khoảng 60km và cách thành phố Phủ Lý 20km. Huyện nằm trong tọa
độ địa lý từ 105053’26” đến 106002’43” vĩ độ Bắc và 20032’37” đến
20032’37” kinh độ Đông, phía Bắc giáp huyện Phú Xuyên (Hà Nội), phía
Đông giáp huyện Lý Nhân và tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp thành phố Phủ
Lý, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục, phía Tây giáp huyện Kim Bảng.
Về đơn vị hành chính, huyện hiện có 18 xã, 2 thị trấn. Thị trấn Hòa Mạc
là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện.
Địa hình
Huyện có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng thuộc khu vực châu thổ
Sông Hồng. Địa hình của huyện được chia thành hai tiểu địa hình: Vùng ven
đê sông Hồng và sông Châu Giang gồm các xã Mộc Bắc, Châu Giang, Đọi
Sơn,... có địa hình cao hơn, đặc biệt là khu vực núi Đọi, núi Điệp thuộc các xã
Đọi Sơn và Yên Nam; vùng có địa hình thấp bao gồm các xã nội đồng như
Tiên Nội, Tiên Ngoại, Tiên Tân, Yên Bắc chiếm phần lớn diện tích tự nhiên

của huyện, địa hình bằng phẳng, xen kẽ là các gò nhỏ, ao, hồ, đầm.
Khí hậu
Duy Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa
nhiều, thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của
gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tương
phản giữa mùa đông và mùa hè, hệ thống thời tiết kèm theo cũng thay đổi
theo mùa. Nhiệt độ trung bình năm dao động 23,20C - 24,60C. Lượng mưa
hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 với gần 80%
16


tổng lượng mưa trong năm. Tuy nhiên, sự biến động mạnh mẽ với nhiều hiện
tượng thời tiết như bão, dông, lượng mưa tập trung theo mùa,... kết hợp với
địa hình thấp gây ra ngập úng cục bộ một số vùng.
Thủy văn
Duy Tiên có mạng lưới sông, ngòi tương đối dày đặc với ba con sông
lớn chảy qua là sông Hồng, sông Châu Giang và sông Nhuệ. Ngoài ba sông
chính, huyện còn có mạng lưới các sông ngòi nhỏ với các ao, hồ, đầm là
nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực nước các sông chính xuống
thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn. Nhìn chung mật độ sông ngòi của huyện khá
dày và đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do địa hình bằng phẳng,
độ dốc của các sông nhỏ nên khả năng tiêu thoát nước chậm, đặc biệt vào mùa
lũ, thường gây ngập úng cục bộ cho vùng có địa hình thấp trũng, gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên đất
Đất ở đây chủ yếu được hình thành do quá trình bồi lắng của phù sa hệ
thống sống Hồng và sông Châu Giang. Nhóm đất phù sa là loại đất phân bố
hầu hết ở các xã trong huyện. Đất đai huyện Duy Tiên có địa hình tương đối
bằng phẳng, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức trung bình khá là một

trong những điều kiện thuận lợi cơ bản để phát triển một nền nông nghiệp.
 Tài nguyên nước
Nhìn chung nguồn nước của huyện dồi dào và dễ khai thác đưa vào sử
dụng. Chất lượng nước mặt khá tốt, nước ngầm nếu khai thác đưa vào sử
dụng phải qua quá trình xử lý làm sạch.
Nguồn nước mặt: Chủ yếu là nước sông, hồ, ao, ngoài ra lượng nước
mưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt nhân dân.
Nguồn nước ngầm: Qua khảo sát ban đầu cho thấy huyện có nguồn nước
ngầm khá dồi dào ở độ sâu dễ khai thác. Từ năm 1993 đến nay được tổ chức

17


UNICEF viện trợ, nhân dân trong huyện thường khoan giếng lấy nước ở độ
sâu từ 50 - 150m.
 Tài nguyên khoáng sản
Là một vùng đồng bằng châu thổ nên ở huyện Duy Tiên rất hạn chế về
tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, vùng đất ven sông Châu Giang có các mỏ
sét ruộng ở độ sâu từ 0,5 - 1,5 m, có thể khai thác sử dụng làm vật liệu xây
dựng. Ngoài ra, một số xã nằm ven sông Hồng còn có thể khai thác đất vật
liệu xây dựng, cát phục vụ cho xây dựng, san lấp.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Lịch sử hình thành và phát triển huyện Duy Tiên – Hà Nam
Huyện Duy Tiên được hình thành khá sớm, ngay từ thời kỳ Hùng
Vương dựng nước người Lạc Việt đã đến lập nghiệp ở vùng đất này. Trong
các di chỉ khảo cổ học đã được khai quật như: khu mộ cổ Yên Từ (xã Mộc
Bắc); khu mộ cổ Đọi Nhất (xã Đọi Sơn); cánh đồng Quan Nha (xã Yên Bắc)
đã tìm thấy nhiều hiện vật như: giáo đồng, thố đồng, mai sắt, trống đồng và
một số công cụ sản xuất như nhíp, gặt,… Tổ chức làng cổ ở Duy Tiên với
nhiều bản hương ước có giá trị trong việc duy trì làng, xã, thôn như: Văn Xá,

Nguyễn Xá, Ngô Xá,... là biểu hiện điểm tụ cư dân đầu tiên do ông tổ cùng họ
đến lập làng, chạ. Sau khi các dòng họ đã phát triển đông thì chia ra từng giáp
như: Giáp Nhất, Giáp Nhì, Giáp Ba,...
Từ xa xưa, mảnh đất này có tên gọi là “Phù Vân”, sau đó được đổi là
Duy Tân năm 1469 đời Lê Thánh Tông. Đến đời Lê Trung Hưng, vì phạm
huý vua Lê Kính Tông nên đất Duy Tân lại được đổi là Duy Tiên. Trước năm
1890, huyện Duy Tiên thuộc phủ Thường Tín, sau đó lại thuộc phủ Lỵ Nhân.
Ngày 20/10/1890, thực dân Pháp cắt một phần đất của tỉnh Hà Nội và
Nam Định để thành lập tỉnh Hà Nam. Chúng cắt hai tổng Mộc Phàm và tổng
Chuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín và tổng Trác Bút
huyện Nam Xang, phủ Lỵ Nhân nhập vào huyện Duy Tiên. Huyện Duy Tiên
bị cắt đi một số xã của tổng Đọi Sơn. Từ năm 1901 để thiết lập bộ máy cai trị
18


của huyện và xã, thực dân Pháp đã tiến hành chia Duy Tiên ra làm 9 tổng, 88
xã, 160 làng, huyện lỵ đóng tại thôn Lão Cầu.
Hiện nay, Duy Tiên có 20 xã và thị trấn, Hoà Mạc là trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hoá của toàn huyện.
Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân cư
Về dân cư, theo số liệu điều tra của huyện Duy Tiên, dân số của huyện là
150.000 người (năm 2015). Dân số thành thị trung bình là 10.780 người và số
dân nông thôn trung bình là 13.220 người.
Về kinh tế, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng CNH,
HĐH trong đó giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành
công nghiệp và dịch vụ. Năm 2015, cơ cấu kinh tế của huyện Duy Tiên là:
Công nghiệp – xây dựng chiếm 58,75%; nông nghiệp chiếm 7.65% và thương
mại – dịch vụ - du lịch chiếm 33,6%.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, lĩnh vực kinh tế của huyện có bước phát
triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2015 đạt trên 16%.

GDP bình quân đầu người ngày càng tăng cao, năm 2015 đạt 46,38 triệu
đồng/năm. Trong những năm qua, Duy Tiên đã tập trung phối hợp với các
ngành chức năng trong tỉnh tích cực giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch
để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư. Tính đến nay, đã thu
hút được trên 580 dự án đầu tư (trong đó có 97 dự án FDI) trở thành huyện đi
đầu trong xây dựng các khu công nghiệp, cụm CN - TTCN quan trọng.
UBND huyện đã triển khai nhiều giải pháp khuyến khích các thành phần kinh
tế mạnh dạn đầu tư đẩy mạnh phát triển ngành nghề, khôi phục và nhân cấy
nghề mới nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Sản xuất
trong các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có 9 làng nghề được công
nhận. Nông nghiệp phát triển khá toàn diện với nhiều mô hình tổ chức sản
xuất, liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được
đầu tư nâng cấp, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống nông dân

19


được cải thiện. Tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới
hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Về xã hội, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 còn dưới 2,61%; 100% trẻ em
dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT và khám chữa bệnh miễn phí; tỷ lệ dân số
tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện đạt 72,6%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
suy dinh dưỡng giảm còn 12,8%; giảm tỷ lệ sinh còn 0,19‰. Phong trào toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được đẩy mạnh với 97,8%
thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hóa và nơi sinh hoạt cộng đồng. Các hoạt
động văn hóa thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao diễn
ra sôi nổi. Trên địa bàn huyện có tổng số 49 thư viện, 129 nhà văn hóa thôn,
xóm, phố, 100% thôn có sân thể thao. Sự nghiệp giáo dục đào tạo có bước
chuyển biến khá toàn diện và tích cực. Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học
sinh giỏi cấp Tỉnh, cấp Quốc gia có nhiều tiến bộ. Đội ngũ cán bộ giáo viên

đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, chất lượng ngày càng tăng, 100% giáo viên
đạt chuẩn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng
Về giao thông, huyện có hệ thống giao thông thuận lợi với đường quốc
lộ 1A, đường quốc lộ 38, tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và tuyến
đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn. Tuyến đường huyện gồm 12 tuyến từ
ĐH01 đến ĐH12 với tổng chiều dài là 56,5km. Đường giao thông nông thôn
đạt chuẩn xây dựng được 282,86km đạt tỉ lệ 74,44%, tạo điều kiện thuận lợi
về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới, đi tới các tỉnh
trong khu vực đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Về hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, hiện trên địa bàn toàn huyện
có 02 điểm giao dịch thuê bao di động là Đồng Văn, Hòa Mạc với 12 điểm
đại lý trên địa bàn huyện. Điện thoại cố định: 6.500 thuê bao; di động trả sau:
2.500 thuê bao; Internet: 2.450 thuê bao; Mytv: 1.500 thuê bao.
Về hệ thống bưu chính, trên địa bàn huyện Duy Tiên tổng số có 5 bưu
cục. Điểm bưu điện văn hoá xã có 19 và thùng thư là 25.
20


×