Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bai thu hoach di thuc te mien trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.21 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC IV
Học viên: Trần Cẩm Hường
Lớp: Cao cấp Lý luận Chính trị A39 Cà Mau

BÀI THU HOẠCH

CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
(NGHỆ AN, HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, HUẾ, ĐÀ NẴNG)

Thực hiện theo Quyết định số 231/QĐ-HVCTKV ngày 19/02/2016, về việc
cử lớp Cao cấp Lý luận Chính trị hệ tập trung khóa 39 (A39 – CM) đi thực tế tại
các tỉnh miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng)
trong thời gian từ ngày 18/3/2016 đến ngày 24/3/2016, tổng số thành viên đoàn là
49, do thầy Đặng Viết Đạt - Giáo viên chủ nhiệm lớp làm Trưởng đoàn và cô Trịnh
Thúy Liễu – Giáo viên đồng chủ nhiệm làm Phó trưởng đoàn. Trong suốt hành
trình chuyến đi, đoàn chúng tôi được trải nghiệm thực tế tận mắt qua các công
trình, địa danh văn hóa, lịch sử như: Làng Sen, làng Hoàng Trù, khu mộ bà Hoàng
Thị Loan, Ngã ba Đồng Lộc, Động Thiên đường, Động Phong Nha, Khu mộ Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Đại
nội Huế, chùa Thiên Mụ, Bà Nà hills, Trung tâm Hành chính Thành phố Đà Nẵng,
chùa Linh Ứng, biển Mỹ Khê, phố cổ Hội An,…mỗi nơi, mỗi địa danh đều cho
chúng tôi những cảm nhận khó quên về vùng đất và con người trên dãi đất miền
Trung anh dũng. Trong bài thu hoạch này, Tôi xin được phác họa lại đôi nét về
những nơi mình đã đi qua và để lại trong Tôi những ấn tượng sâu sắc nhất.
Ngày thứ nhất tại tỉnh Nghệ An (18/3/2016)
Đặt chân lên quê hương xứ Nghệ, chúng tôi chợt nhớ đến bài hát Con về hát
giữa làng sen của nhạc sĩ Hoàng Bửu: “Từ Cà Mau xa xôi con về thăm quê
Bác”…mang đậm xúc cảm của những người con nơi tận cùng phương Nam tổ
quốc được về thăm quê Bác. Về đây, tôi lắng lại trong không khí làng quê thanh

Trang 1




bình, mộc mạc, thấm đậm nghĩa tình của con người xứ Nghệ và cảm nhận rõ hơn
cốt cách, tinh thần một đời vì nước, vì dân của Bác.
“Kính thưa quý thầy, cô và các anh chị học viên, chúng ta đang có mặt tại
làng Hoàng Trù hay còn gọi là làng Chùa. Đây là quê mẹ của Bác Hồ...” – giọng
nói Nghệ Tĩnh của chị hướng dẫn viên đưa tôi đến câu chuyện về ngôi nhà nơi cậu
bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc chào đời cho đến những lần Người về thăm
quê sau bao năm xa cách.
Làng Sen quê nội và làng Hoàng Trù quê ngoại (Làng Chùa) cách nhau
chừng 2km nơi lưu giữ những hiện vật gắn với cuộc sống, sinh hoạt bình dị thuở
thiếu thời của Bác, một tuổi thơ êm đềm trôi trong sự giáo dục nghiêm khắc của
cha và tình yêu thương, cũng như đức hy sinh cao cả của mẹ - bà Hoàng Thị Loan,
một người mẹ tảo tần và vĩ đại, đã hết lòng vì chồng vì con, mặc dù vất vả trăm bề
vì cuộc mưu sinh, nhưng vẫn toàn tâm lo chồng ăn học thành tài và chăm lo đàn
con nhỏ. Có cái gì như là rưng rưng... Phải chăng, miền quê khổ nghèo nhưng giàu
nghĩa tình, giàu truyền thống yêu nước cùng với sự giáo dục của truyền thống gia
đình đã hình thành nên nhân cách một con người vĩ đại – Hồ Chí Minh!
Ngày thứ hai tại tỉnh Hà Tĩnh (19/3/2016)
Rời quê Bác, chúng tôi đến tham quan Khu di tích ngã ba Đồng Lộc, nơi gắn
liền với tên tuổi của mười cô gái thanh niên xung phong anh hùng, biểu tượng bất
tử của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ. Đồng Lộc bây giờ bình yên, tĩnh
lặng với màu xanh bạt ngàn của đồi thông. Khó ai trong chúng tôi có thể hình dung
được, nơi này trước đây được mệnh danh là “tọa độ chết”, là “túi bom” mà đế quốc
Mỹ thả xuống, nhằm ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam. Qua lời giới thiệu của
cô hướng dẫn viên, chúng tôi thực sự cảm nhận được sự khốc liệt của năm tháng
hào hùng ấy. Những dòng tâm sự tràn đầy tinh thần lạc quan, lòng dũng cảm và ý
chí chiến đấu kiên cường trong bức thư gửi mẹ của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần:
“Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường,
còn ban ngày chúng mang bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng

có thể làm rung chuyển cả núi rừng, nhưng không thể làm rung chuyển những trái
tim của chúng con”. Trước trận chiến không cân sức, tại tuyến lửa ác liệt, nơi tính
mạng con người chỉ như “ngàn cân treo sợi tóc”, các chị vẫn ung dung sống,
chiến đấu một cách anh dũng với tinh thần bất khuất không bom đạn tàn khốc nào
Trang 2


có thể lay chuyển được trái tim người cách mạng. Phải chăng, đó là sự kết tinh và
hòa quyện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng với sự dung dị của những tâm hồn
xuân sắc một thời. Các chị đã gửi lại tuổi thanh xuân của mình để dệt nên gấm vóc
Việt Nam, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Tổ quốc sẽ mãi gọi các chị là những
“đóa hoa bất tử”.
Và một lần nữa, trái tim chúng tôi lại rung lên với sự ra đi vĩnh viễn của các
chị khi nghe lại bài thơ “Cúc ơi!” của nhà thơ Yến Thanh. Những giọt máu, những
phần xương thịt, những mái tóc xanh quặn sóng tuổi 20 ấy đã mãi mãi nằm yên
trong lòng đất mẹ.
Trái tim của các chị và những người thuộc thế hệ của các chị đã ngừng đập
để trái tim Tổ quốc Việt Nam còn đập mãi, cho non sông Việt Nam mãi trường tồn
và tươi đẹp. Các chị thực sự là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay và mãi mãi
về sau noi theo, để sống xứng đáng với sự hy sinh cao cả ấy, khí phách lạ thường
bên dòng sông La huyền thoại.
Ngày thứ ba tại tỉnh Quảng Bình (20/3/2016)
Ngày thứ ba trong chuyến hành trình, chúng tôi đến với Quảng Bình - tỉnh có
chiều ngang hẹp nhất đất nước nhưng lại chứa đựng những giá trị di sản về hang
động mang tầm cỡ thế giới như: Phong Nha – Kẻ Bàng, động Thiên Đường, hang
Én, động Sơn Đoòng được đánh giá là những hang động lớn nhất thế giới.
Nằm trong quần thể Phong Nha – Kẻ Bàng, Động Thiên Đường được một
người dân tại Quảng Bình tên Hồ Khanh phát hiện năm 2005 được đánh giá là hang
khô dài nhất châu Á đã trở thành một trong những điểm đến không thể bỏ qua tại
vùng đất Quảng Bình.

Động Thiên Đường đón
chào chúng tôi bằng không khí
mát lạnh, ẩn mình sâu trong
lòng đất là những khối đá,
thạch nhũ khổng lồ muôn hình
vạn trạng lấp lánh trong ánh
đèn vàng dìu dịu được khéo léo
bài trí khắp hang động. Đặc
Một góc của Động Thiên đường

Trang 3


biệt là hệ thống măng đá, nhũ đá ở đây có vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. Để bảo vệ
hang động, du khách chỉ đi trên con đường bằng gỗ, tránh sờ vào thạch nhũ. Hiện
động mới chỉ khai thác hai sản phẩm du lịch là đi bộ khám phá hơn một km lòng
hang cho chương trình du lịch thuần túy và thêm 6 km cho một chương trình du
lịch mạo hiểm đặc biệt.
Rời khỏi quần thể động Thiên đường, đoàn đến viếng khu mộ Đại tướng
Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa, Đảo Yến (Quảng Bình). Tại đây đoàn đã đặt
vòng hoa, thắp hương bên mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp với lòng biết ơn, tôn
kính đối với vị anh hùng dân tộc.
Ngày thứ tư tại tỉnh Quảng Trị (21/3/2016)
Men theo con đường Trường Sơn huyền thoại, đoàn chúng tôi trở về mảnh
đất Quảng Trị kiên cường và anh dũng. Đoàn dừng lại viếng và thắp nén nhang tri
ân tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.
Nghĩa trang tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa
phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Nghĩa trang được khởi
công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Nghĩa
trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện

tích 140.000 m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính. Nghĩa trang liệt
sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường
mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đây là một công trình đền ơn
đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ
sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân
ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu
xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước. Nghĩa trang liệt
sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn
là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh
thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Nghĩa
trang liệt sỹ Trường Sơn không chỉ là nơi để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu
của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện
công việc đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành hương của nhân dân khắp mọi miền
đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam:
“Uống nước nhớ nguồn”. Đến với nơi thiêng liêng này, không ai trong chúng tôi có
Trang 4


thể diễn tả hết được sự kính trọng trước sự hi sinh của các anh, các chị đã ngã
xuống trên mãnh đất này.
Trên chuyến hành trình, đoàn đã đi qua bờ Hiền Lương, cột cờ giới tuyến,
dòng Bến Hải trong xanh, êm đềm chạy dọc vĩ tuyến 17 trở thành nơi xẻ đôi đất
nước, chia lìa anh em, vợ con... bởi người Nam, kẻ Bắc. “Cách một con sông mà đó
thương đây nhớ/ Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”. Vĩ tuyến 17 chính là
biểu tượng về khí phách kiên cường, bất khuất của dân tôc ta, đầy bi tráng, hào
hùng và trở thành một vĩ tuyến huyền thoại nơi minh chứng cho khát vọng và nỗ
lực thống nhất hai miền Nam – Bắc.
Điểm dừng chân tiếp theo là Thành cổ Quảng Trị - địa danh đã gắn liền với
tinh thần bất khuất, kiên cường, anh dũng hy sinh của lớp lớp những người con ưu
tú đã hy sinh vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Đến Thành cổ hãy bước nhẹ

thôi! Bên dưới lớp cỏ xanh tươi hay trong dòng nước ngọt kia còn máu xương của
đồng bào, chiến sĩ - những người đã trở thành một phần của quê hương Quảng Trị.
Qua lời anh hướng dẫn viên, tôi cảm nhận được những câu thơ khóc thương đồng
đội vô cùng cảm động của tác giả Phạm Đình Lân trong bài “Tấc đất Thành Cổ”:
“…Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi/ Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ./Trời cũng tự
trong xanh và lộng gió/ Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây/ Nhẹ bước chân và nói
khẽ thôi/ Thành Cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật/ Mỗi tấc đất là một cuộc đời có
thật/ Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào…”

Một góc của Thành cổ Quảng trị

Tôi tin rằng, sự hi sinh lớn
lao của chiến sĩ Thành Cổ sẽ mãi
mãi được khắc ghi và hình ảnh
những nụ cười bất tử sẽ mãi sống
trong tim mọi người với hình ảnh
người chiến sĩ năm xưa: “Quyết tử
cho tổ quốc quyết sinh”. Thành cổ
nơi đây không có một nấm mồ
nhưng lại minh chứng cho triệu
triệu nấm mồ đang nằm sâu dưới
lòng thành cổ.
Trang 5


Ngày thứ năm tại Thừa Thiên Huế (22/3/2016)
Chia tay mảnh đất Quảng Trị anh hùng, đoàn xe chúng tôi đến thành phố
Huế, nơi đã từng là kinh đô xưa của triều Nguyễn - triều đại cuối cùng của chế độ
phong kiến Việt Nam. Huế vẫn trầm mặc mà nên thơ, gắn với vẻ đẹp cổ kính của
những đền chùa, thành quách, lăng tẩm….nổi tiếng với dòng sông Hương thơ

mộng. Với độ dài 80 km, sông Hương uốn lượn trong thành phố Huế như một sự
sắp đặt để làm vui lòng du khách. Dòng nước trong xanh tĩnh lặng, thành quách,
lầu xá hai bên bờ in bóng xuống dòng sông như là tranh vẽ. Chiếc cầu Trường Tiền
màu trắng bạc bắc qua sông Hương, duyên dáng như cô gái Huế trong chiếc áo dài
tím rất Huế…
Sông Hương như một dải lụa hiền hoà miên man chảy rồi như một người dẫn
đường xuôi dòng nước đưa du khách lên Thiên Mụ để thả mình theo tiếng chuông
chùa văng vẳng. Đến với Thiên Mụ, đứng trước vẻ đẹp thiên nhiên, trước công
trình đời xưa để lại, nhìn ngọn tháp Phước Duyên - ngọn tháp hùng vĩ đứng soi
mình trên dòng sông Hương duyên dáng làm lòng tôi lắng lại như để cảm nhận
những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của ngôi chùa này.
Cảm nhận Cố đô Huế khi đêm về trên sông Hương nghe câu hát, điệu hò
làm say lòng người. Chúng tôi có mặt ở bến tàu gần cầu Trường Tiền mua vé và
xuống thuyền Rồng để tham dự một chương trình ca Huế. Đến giờ, thuyền bắt đầu
rời bến xuôi dòng sông Hương. Về đêm, thành quách hai bên bờ sông nguy nga và
rực rỡ hơn trong ánh đèn màu trang trí. Ra đến giữa dòng, thuyền được tắt máy và
thả trôi, trả lại không gian yên tĩnh cho dòng sông và chương trình được bắt đầu.
Dàn nhạc để biểu diễn ca Huế gồm có nhạc công với trang phục áo the đầu đội
khăn xếp, chơi các nhạc cụ đàn nhị, đàn nguyệt, sáo và đàn bầu. Các ca công là nữ
với trang phục áo dài truyền thống và chơi các nhạc cụ sanh loan, sanh tiền. Mở
đầu chương trình là các khúc nhã nhạc cung đình vang lên, tiếp đến là các làn điệu
dân gian của ca Huế với Lý Mười Thương, Lý Giao Duyên ... làm cho chúng tôi
được đắm mình từ trong không gian nghệ thuật của đất Cố đô. Thuyền trôi đến bến
Vân Lâu, chúng tôi được người chủ thuyền hướng dẫn thả đèn hoa đăng trên dòng
sông Hương. Đây là một phong tục có từ lâu đời của người dân xứ Huế với mong
muốn cầu sự an lành.
Trang 6


Sáng hôm sau, đoàn vào thăm Ðại Nội. Đại Nội bao gồm Hoàng

Thành và Tử Cấm Thành, ngày nay thuộc địa phận Phường Thuận Thành, thành
phố Huế. Sau khi hoà bình lập lại, Đại Nội đã được mở cửa cho công chúng và trở
thành một điểm sáng bậc nhất, hấp dấn hàng triệu khách du lịch trong ngoài nước.
Đến Huế, dường như ai cũng muốn tham quan những cung điện vàng son một thuở
bên trong những vòng tường thành rêu phong cổ kính, hay viếng thăm những lăng
tẩm uy nghi của các vị vua triều Nguyễn đang giấu mình dưới bóng cổ tùng nơi
vùng đồi núi chập chùng ở phía tây Kinh Thành Huế…Ðại Nội với kiến trúc nghệ
thuật cung đình và vườn hào độc đáo đã được khởi công xây dựng vào khoảng hơn
hai thế kỷ trước. Hoàng gia nhà Nguyễn bắt đầu bởi vua Gia Long qua 13 đời vua
đã sinh hoạt tại Ðại Nội liên tục cho đến khi triều đại kết thúc sau tuyên bố thoái vị
của vua Bảo Đại trong cuộc Cách mạng tháng 08 năm 1945.
Dù đã trải qua bao biến động và thời gian, hàng trăm công trình kiến trúc ở
Đại Nội chỉ còn lại ít ỏi chiếm không đầy một nửa con số ban đầu. Nhưng với tư
cách là tài sản vô giá của dân tộc, là thành quả lao động của hàng vạn người trong
suốt một thời gian dài, khu di tích Đại Nội đang dần được trả lại dáng xưa cùng các
di tích khác nằm trong quần thể kiến trúc đã được UNESCO công nhận là Di sản
Thế giới.
Ngày thứ sáu tại Đà Nẵng (23/3/2016)
Tạm chia tay với thành phố Huế mộng mơ, chúng tôi đến với Đà Nẵng, một
thành phố được mệnh danh là “Thành phố đáng sống” tôi đã không khỏi ngỡ ngàng
trước một công trình đồ sộ mang đậm chất của văn hóa phương Tây – Bà Nà Hills.
Cáp treo Bà Nà được xếp vị trí thứ ba trong danh sách 11 tuyến cáp treo gây
ngạc nhiên nhất thế giới - đây là tuyến cáp treo một dây dài nhất thế giới, nối cảnh
đẹp của đồi Vọng Nguyệt tới núi Bà Nà, hành trình dài hơn 3 dặm.
Bà Nà Hills Mountain Resort đã cho ra đời khu vui chơi giải trí mang đẳng
cấp quốc tế: Fanstasy Park. Khu vui chơi được chia làm 3 tầng, tại đây, chúng tôi
có cơ hội cùng khám phá các trò chơi cảm giác mạnh, các trò chơi thám hiểm và
nhiều trò chơi thể loại khác; rạp chiếu phim 3D Mega 360 độ, 4D và 5Di với những
bộ phim tuyển chọn đặc biệt; trải nghiệm tháp rơi tự do trong nhà cao nhất ở Việt
Nam và khu vực (29 mét); khu sân chơi xe điện đụng rộng nhất Việt Nam và khu

Trang 7


vực Đường Đua Lửa, với diện tích xấp xỉ 600 mét vuông; khu Công viên khủng
long (Trở về kỷ Jura) được biết như khu thám hiểm duy nhất ở Việt Nam được xây
dựng trong trong nhà, với những loài khủng long có kích thước lớn nhất; tham gia
vào “Cuộc du hành vào lòng đất” độc đáo duy nhất trên thế giới được thiết kế riêng
với bản quyền thuộc về Sun Group hẳn sẽ cho bạn những trải nghiệm mới lạ, khó
quên,…Cảnh đẹp, khu vui chơi hiện đại, kiến trúc đậm chất Pháp, thức ăn ngon…
là những điểm cộng khiến chúng tôi nhớ mãi khi đến với Bà Nà Hills.
Rời Bà Nà, chúng tôi tiến về thủ phủ của thành phố Đà Nẵng hoa lệ. Đà
Nẵng được thiên nhiên ban cho những thắng cảnh hùng vĩ và hữu tình, có Ngũ
Hành Sơn sừng sững với động Huyền Không, chùa Linh Ứng, có con đường Hoàng
Sa – Trường Sa mang đậm ý nghĩa bảo vệ chủ quyền đất nước. Cũng trên cung
đường đó, có những khu resort sang trọng mà nên thơ, có những bãi biển quyến rũ
biết bao du khách trong và ngoài nước. Khung cảnh tại đây đủ sức làm níu giữ
những cảm xúc ấn tượng của những ai một khi đã một lần ghé thăm.
Song hành với tạo hóa, nhân dân thành phố Đà Nẵng đã hợp sức để xây dựng
một thành phố du lịch thật phát triển. Một trong những thành quả đó tạo nên nét
đẹp và độc đáo riêng cho Đà Nãng đó là những chiếc cầu bắc qua sông Hàn thơ
mộng, vì lẽ đó, Đà Nẵng được nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ưu ái tặng danh
hiệu “Thành phố của những cây cầu”. Nếu du khách nào đến Đà Nẵng và lỡ mang
lòng say mê cảnh đẹp nơi đây, thì sẽ không thể không yêu con sông Hàn thơ mộng
chạy trong lòng thành phố và cả những cây cầu bắc qua dòng sông này.
Dòng sông Hàn thơ mộng, ngày càng như xích lại gần nhau hơn vì sự xuất
hiện của những chiếc cầu tạo nên điểm nhấn ấn tượng. Mỗi chiếc cầu là một công
trình nghệ thuật, với những kiến trúc đa dạng và độc đáo. Đặc biệt hơn, hầu hết
những công nghệ này đều là lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Đà Nẵng, đã và
đang cố gắng giữ vững danh hiệu của mình “Thành phố đáng sống nhất Việt
Nam”.

Ngày thứ hai tại Đà Nẵng, đoàn chúng tôi được làm việc với Sở Nội vụ
thành phố Đà Nẵng tại Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng. Với kiến trúc
độc đáo, Trung tâm Hành chính Đà Nẵng được xem là tòa nhà cao nhất miền
Trung. Đi vào hoạt động từ năm 2014, công trình đã để lại nhiều dấu ấn cũng như
thể hiện sự hiện đại, phát triển của thành phố Đà Nẵng. Tại buổi làm việc, đồng chí
Trang 8


Chế Viết Sơn – Phó Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng đã chia sẻ một số
kinh nghiệm về cải cách hành chính tại Thành phố Đà Nẵng cụ thể như sau:
Thứ nhất, sự chỉ đạo xuyên suốt, quyết liệt, kiên trì và quyết tâm của cả hệ
thống chính trị từ lãnh đạo Thành uỷ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân
dân (UBND) thành phố đến lãnh đạo các cấp, các ngành. Đây là yếu tố tiên quyết
dẫn đến thành công trong công tác cải cách hành chính.
Thứ hai, để có được những kết quả, sản phẩm cụ thể như mong muốn về cải
cách hành chính, phải thực sự quan tâm và coi trọng đến yêu cầu về thời gian, nội
dung và chất lượng của việc xây dựng kế hoạch thực hiện CCHC từ thành phố đến
các sở ban ngành, quận huyện và phường xã.
Thứ ba, công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra về CCHC phải được
tiến hành thường xuyên, có thể lặp đi lặp lại ở những đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu
kém nhằm tạo kết quả chuyển biến thực sự và rõ nét về kỷ luật, kỷ cương hành
chính, năng lực quản lý, điều hành và chất lượng dịch vụ công.
Thứ tư, cần phải có công cụ làm đòn bẩy, tạo động lực thúc đẩy làm chuyển
biến tích cực, mạnh mẽ tình hình, kết quả công tác cải cách hành chính đối với mỗi
cấp chính quyền và tại từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.
Thứ năm, trong công tác cải cách hành chính, cần phải xác định rõ trọng
tâm, trọng điểm và tạo được điểm nhấn trong từng thời đoạn và thời điểm; có giải
pháp cụ thể, mô hình mới, có tính đột phá, tạo ra hiệu ứng, sức lan tỏa và hiệu quả
trên thực tế, tạo ra được những chuyển biến rõ nét và có sức thuyết phục.
Thứ sáu, cải cách hành chính phải gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ

sở tại từng cơ quan, địa phương, đơn vị; phát huy sức mạnh tập thể, tạo sự đồng
thuận cao trong thực hiện, giám sát, kiểm tra, đấu tranh với các biểu hiện và hành
vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, tạo sự đồng tình, ủng hộ trong nhân dân. Trong
đó, tuyên truyền, phổ biến, đối thoại, công khai, minh bạch kế hoạch, chương trình,
nội dung hoạt động cải cách hành chính nhà nước ở địa phương là việc làm rất cần
thiết để thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở.
Thứ bảy, sự vào cuộc khá đồng bộ và tích cực của các cơ quan thông tin đại
chúng đã góp phần không nhỏ vào kết quả, hiệu quả của công tác cải cách hành
chính Nhà nước ở địa phương.
Trang 9


Thứ tám, cải cách hành chính có thể ví như công cuộc cách mạng. Người
làm công tác cải cách hành chính thực thụ ngoài kiến thức, tư duy, quan điểm, lập
trường, kinh nghiệm thực tiễn, phải thực sự có tâm, có tầm, có ý chí, nghị lực, uyết
tâm, dám đổi mới, dám làm, dám chịu trách nhiệm… thì phải biết kiên trì, nhẫn nại
và biết chấp nhận hy sinh. Công tác cải cách hành chính cần có sự đầu tư thoả đáng
về các nguồn lực. Trong đó, con người là nhân tố quyết định, đặc biệt là người
đứng đầu, đội ngũ công chức, viên chức trực tiếp phụ trách, tham mưu, chỉ đạo,
điều hành và thừa hành về công tác cải cách hành chính ở các ngành, các cấp và tại
các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.
Tóm lại, thành công trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào cũng đòi hỏi có sự
kết hợp của nhiều yếu tố. Cải cách hành chính là một quá trình đầy gian nan, thử
thách, phải vượt qua nhiều khó khăn, phức tạp, cần sự quyết tâm, kiên trì của cả hệ
thống chính trị; cần có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên; xác định trọng tâm,
trọng điểm qua từng thời đoạn; sử dụng các công cụ hữu hiệu để tạo đòn bẩy thúc
đẩy; gắn với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; thu hút sự tham gia của các
cơ quan truyền thông; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực ngày càng chuyên nghiệp
nhằm đáp ứng mục tiêu, nội dung, yêu cầu của cải cách hành chính và công cuộc
đổi mới ở nước ta.

Qua chuyến đi thực tế lần này, tôi đã hiểu nhiều hơn những mất mát, hi sinh
của thế hệ trước đổi lại nền hòa bình, độc lập cho chúng ta. Tôi trân trọng và thành
tâm tri ân đến những người đã hi sinh và những người thân của họ. Qua đó, tôi
nhận thấy rõ hơn nữa trách nhiệm của bản thân mình đối với quốc gia, dân tộc.
Bên cạnh, tôi cũng học tập nhiều hơn về cách thức làm du lịch tại các địa
điểm du lịch lớn, kinh nghiệm cải cách hành chính,…từ đó làm giàu thêm kinh
nghiệm của bản thân để sau này có thể vận dụng phù hợp, sáng tạo vào thực tế tại
đơn vị, địa phương mình.
Sau cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Chính trị khu vực
IV, Ban Tổ chức tỉnh ủy Cà Mau, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau và Sở Nội vụ
thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện để Tôi có một chuyến đi thực tế bổ ích. Xin
trân trọng cảm ơn!

Trang 10



×