Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý thanh toán giờ giảng của khoa CNTT trường ĐHCN HN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.82 KB, 9 trang )

Môn: Lập trình Win
Nhóm 19: Đào Mạnh Tiến
Nguyễn Thị Là
Nguyễn Thị Phượng
Thân Thị Thủy
Đề tài: quản lý thanh toán giờ giảng cho khoa CNTT trường


1.Hoạt động của hệ thống
1.1Cơ cấu tổ chức






Cán bộ quản lý khoa.
Giáo viên trong khoa.
Nhà quản lý.
Trong đó :
Cán bộ quản lý khoa: Là những người thực hiện việc tiếp nhận thời khóa
biểu vào đầu kỳ học, sau đó sẽ lập bảng phân công giảng dạy cho các giáo
viên trong khoa. Sau mỗi tháng, mỗi kỳ hay mỗi năm họ sẽ tính toán và
thống kê lương cho từng giáo viên trong khoa.
• Giáo viên trong khoa: Là đối tượng chính của hệ thống. Giáo viên được
phân công giảng dạy với số lượng tiết theo từng tuần học. Căn cứ vào đó
để sắp xếp lịch giảng dạy. Nhận lương giảng dạy theo số giờ giảng dạy.
• Nhà quản lý: là những người quản lý toàn hệ thống .
1.2Hoạt động:
Hệ thống quản lý giảng dạy cho khoa công nghệ thông tin của trường ĐH
Công Nghiệp Hà Nội:


Chức năng cơ bản của hệ thống là:
 Thực hiện việc lập bảng phân công giảng dạy cho các giáo viên
trong khoa theo thời khóa biểu của từng kỳ.
 Tính lương cho các giáo viên trong khoa theo từng tháng, năm.
 Lập các báo cáo thông kê về số lượng giờ giảng, tiền lương của
các giáo viên trong khoa.
1.3Cách tiến hành
Đầu mỗi kỳ học các cán bộ quản lý khoa sẽ nhận thời khóa biểu từ Phòng
Đào Tạo của trường. Dựa vào thời khóa biểu này họ sẽ lập ra bảng phân công
giờ dạy cho các giáo viên trong khoa. Các giáo viên trong khoa dựa vào bảng
phân công giờ dạy này sắp xếp lịch giảng dạy cho mình. Các cán bộ quản lý
khoa sẽ theo dõi và thống kê thời lượng giảng dạy của các giáo viên. Từ đó tính
toán số lượng giờ giảng (Ngày công, giờ làm việc) của các giáo viên. Mỗi tháng
trong năm các cán bộ quản lý khoa sẽ tính lương dựa théo số lượng giờ giảng
của từng giáo viên. Sau đó thống kê gửi bản báo cáo cho nhà quản lý, và bản
lương cho từng giáo viên.
Các thao tác phân công tính toán giờ giảng và lương của giáo viên phần lớn
được thực hiện thủ công và trên phần mềm Microsoft Exel.


2.Bài toán
Sau khi khảo sát nghiệp vụ hệ thống chúng ta có bài toán quản lý thanh toán giờ
giảng của khoa CNTT trường ĐHCN HN:
2.1Quản lý giáo viên
Mỗi giáo viên được chia về các tổ bộ môn để quản lý và phân công giảng
dạy. Thông tin về các giáo viên bao gồm: tổ bộ môn, họ tên, chức vụ, trình độ,
giới tính, ngày sinh, số điện thoại (nếu có). Thông tin về các giáo viên được lưu
lại để thực hiện phân công.
Các cán bộ quản lý khoa sẽ cập nhập thông tin về giáo viên.Thêm mới thông
tin khi có giáo viên mới, cập nhập sửa chữa thông tin của các giáo viên trong

khoa, xóa bọ những giáo viên không còn tại khoa
Mỗi tổ bộ môn có nhiều giáo viên, mỗi tổ cần lưu các thông tin: tên tổ bộ
môn, tổ trưởng. Thông tin về tổ bộ môn cũng được cập nhập khi có quyết định
thêm tổ bộ môn mới, thay đổi thông tin của bộ môn cũ hay xóa bỏ tổ bộ môn
hiện tại.
Khi thanh toán giờ giảng cần thông tin về chức vụ hiện tại của các giáo viên
trong khoa. Có các chức vụ là giảng viên, nhân viên, quản lý, trưởng bộ môn,
trưởng khoa.
Chức vụ nhân viên cần có thông tin về mức bồi dưỡng trên giờ. Những giáo
viên làm quản lý thì cần có thông tin về đơn giá mỗi ngày quản lý. Nhân viên và
người quản lý thì cần có thông tin về hệ số phân công cho từng loại chức vụ.
Tùy theo mức bồi dưỡng, ngày công khác nhau mà lương của mỗi giáo viên sẽ
được tính khác nhau.
Mỗi loại chức vụ thì có thể có nhiều giáo viên làm. Các cán bộ quản lý khoa
cũng sẽ thực hiện việc thêm mới chức vụ khi có chức vụ mới hay sửa đổi thông
tin của các chức vụ hiện tại.
Trình độ của giáo viên khác nhau sẽ có mức bồi dưỡng trên tiết là khác nhau.
Hiện nay có các trình độ là: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.
Thông tin về trình độ có thể được thay đổi bởi cán bộ quản lý khoa. Thực
hiên thêm mới trình độ khi có giáo viên có trình độ khác về khoa. Sửa đổi thông
tin về trình độ, xóa bỏ các trình độ hiện tại.
2.2Quản lý lớp học
Các sinh viên được phân vào các lớp tiến chỉ theo sự đăng ký và phân công
của nhà trường. Mỗi lớp học cần có các thông tin về mã lớp học, tên lớp học, số
lượng sinh viên.


Mỗi lớp học được dạy bởi nhiều giáo viên khác nhau và mỗi giáo viên dạy
nhiều lớp học khác nhau tùy theo sự phân công giảng dạy.
Các lớp học được phân vào các hệ đào tạo khác nhau. Mỗi hệ đào tạo có

nhiều lớp học. Mỗi hệ đào tạo cần có các thông tin là tên hệ đào tạo, hệ số đào
tạo. Giáo viên dạy ở lớp có hệ đào tạo khác nhau sẽ được tính số lượng giờ
giảng khác nhau thông qua hệ số đào tạo.
Hiện tạo khoa có các hệ đào tạo là:
o Trung cấp nghề: hệ số phân công là 1.0.
o Cao đẳng chính quy: hệ số phân công là 1.1.
o Đại học chính quy: hệ số phân công là 1.2.
Thông tin về lớp học có thể được cập nhâp. Thêm mới lớp học khi khoa có
lớp học mới, sửa đổi thông tin của các lớp học cũ hay xóa bỏ lớp học cũ trong
khoa.
2.3 Quản lý môn học
Các môn học đã được nhà trường quy định sẵn. Mỗi hệ đào tạo khác nhau có
thể có các môn học giống nhau hoặc khác nhau. Mỗi môn học có số lượng tín
chỉ dùng để tính số lượng giờ dạy của môn học trong kỳ học. Tùy vào hệ đào
tạo, lớp học mà số lượng giờ dạy của các môn học có thể khác nhau.
Thông tin về môn học cần lưu là: tên môn hoc, số tín chỉ. Mỗi giáo viên có
thể dạy nhiều môn học khác nhau. Mỗi môn học cũng có thể được dạy bởi nhiều
giáo viên tùy theo sự phân công của khoa.
Thông tin của các môn học có thể được cập nhập bới cán bộ khoa. Thêm mới
môn học khi khoa giảng dạy môn học mới, thay đổi thông tin của các môn học
hiện tai khi khoa có sự thay đổi, xóa bỏ các môn học khoa không còn giảng dạy.
2.4 Phân công giảng dạy
Việc phân công giảng dạy sẽ được thực hiện vào đầu mỗi kỳ học. Công việc
này được thực hiện bởi cán bộ quản lý khoa.
Mỗi giáo viên có thể được phân công một hay nhiều phân công khác nhau
mỗi phân công chỉ có một giáo viên dạy. Trong mỗi phân công chỉ có một lớp
học, một môn học. Mỗi môn học và lớp học có thể có nhiều phân công.
Trong mỗi phân công có các thông tin về giáo viên được phân công, môn
học, lớp học mà giáo viên dạy, ngày bắt đầu của phân công, ngày kết thúc phân
công, số lượng tiết mà giáo viên sẽ dạy trong tuần.



Các thông tin của phân công được lấy từ các kho lưu trữ thông tin giáo viên,
môn học và lớp học. Các phân công sẽ được lưu lại và gửi cho các giáo viên
trong khoa để thực hiện việc giảng dạy trong kỳ học.
Các cán bộ quản lý khoa có thể thực hiện việc thêm mới phân công khi cóc
các phân công mới. Sửa đổi thông tin của các phân công cũ. Xóa bỏ các phân
công khi cần thiết.
2.5 Thanh toán giảng dạy
Sau mỗi tháng của kỳ học các cán bộ quản lý khoa sẽ thực hiện việc thanh
toán giờ giảng cho các giáo viên trong khoa.
Việc thanh toán giờ giảng bao gồm việc tính tổng số tiết dạy của các giáo
viên. Tính số giờ công của nhân viên, số ngày quản lý của các cán bộ quản lý.
Sau khi có các thông tin đó các cán bộ quản lý khoa sẽ tính lương cho các giáo
viên trong khoa theo quy định của nhà trường.
 Cách tính giờ dạy của các giáo viên
Giờ dạy của giáo viên = Tổng số tiết giảng dạy của mỗi phân công
Trong mỗi phân công:
Giờ dạy của giáo viên = Số tiết * số tuần * hệ số đào tạo * hệ số sĩ số
Trong đó:
• Số tiết là số tiết dạy trên một tuần của mỗi phân công
• Số tuần là số tuần dạy của giáo viên.
Số tuần = [Số ngày/7] được làm tròn theo qui định
Nếu số dư > 5 thì được tính thêm một tuần. Nếu nhỏ hơn thì không
được tính.
• Hệ số đào tạo là hệ số được tính thêm khi giáo viên dạy các lớp ở hệ đào
tạo khác nhau:
o Trung cấp nghề: hệ số phân công là 1.0.
o Cao đẳng chính quy: hệ số phân công là 1.1.
o Đại học chính quy: hệ số phân công là 1.2.

• Hệ số sĩ số: hệ số được tính thêm theo sĩ số của một lớp học
Nếu sĩ số <80: hệ số sĩ số = 1.0
Nếu 80 <= sĩ số <100: hệ số sĩ số = 1.1
Nếu sĩ số >= 100: hệ số sĩ số = 1.2
 Cách tính lương cho giáo viên
Tổng lương = Lương giáo viên + Lương kiêm chức
Trong đó


• Lương giáo viên:
Nếu tổng số tiết < 60: Lương giáo viên =Tổng số tiết * 24000
Nếu tổng số tiết > 60:
Lương giáo viên = 60 * 24000 + (Tổng số tiết - 60)* Mức bồi dưỡng/tiết
Trong đó mức bồi dưỡng trên tiết được lấy theo trình độ của giáo viên:
o Đại học: 35000
o Thạc sĩ : 40000
o Tiến sĩ : 50000
• Lương kiêm chưc
Lương kiêm chức = Tổng số ngày công * Mức bồi dưỡng/giờ * 8 + Tổng số
ngày công * đơn giá quản lý * hệ số phân công
Trong đó:
o Tổng số ngày công: Số ngày đi làm của giáo viên
o Mức bồi dưỡng/giờ, đơn giá quản lý, hệ số phân công được tính theo
chức vụ như trong bản sau:
Tên
vụ

chức Mức
bồi Hệ số phân Đơn
giá

dưỡng/h
công
quản lý

Giảng viên

0

0

0

Nhân viên

15000

0

0

Quản lý

0

4

50000

Trưởng bộ 0
môn


1

50000

Trưởng
khoa

0

50000

7500

3. Gía trị nghiệp vụ của hệ thống
Dựa vào mô tả bài toán ở trên, có thể thấy hệ thống thanh toán giờ
giảng cho khoa CNTT sẽ đem lại một số lợi ích sau:
- Mang lại giá trị nghiệp vụ:


+ Tăng khả năng xử lý: việc quản lí giáo viên, lớp học, phân công giảng dạy,quản lí
thanh toán được xử lý một cách tự động, cho kết quả nhanh chóng và chính xác
+ Yêu cầu nghiệp vụ được đáp ứng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn, bí
mật và độ tin cậy cao.
4.Một số biểu mẫu báo cáo

 Bảng phân công giờ dạy cho giáo viên:
Bộ giáo dục và đào tạo

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Trường Đại Công Nghiệp HN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

o0o

o0o
Bảng thống kê giờ dạy
Khoa CNTT

Tổng :
Hà Nội, ngày......tháng.....năm.......
Trưởng khoa

Trợ lý đào tạo

 Báo cáo lương theo tháng
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường Đại Công Nghiệp HN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

o0o

o0o
Bảng Lương tháng/năm
Khoa CNTT



Tổng :
Hà Nội, ngày......tháng.....năm.......
Trưởng khoa

Trợ lý đào tạo




×