Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BAI THI HOC TAP VA LAM THEO TAM GUONG DAO DUC HO CHI MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.67 KB, 10 trang )

Chủ đề:
Họ c tập và làm theo phong cách nêu gương củ a chủ tòch Hồ
Chí Minh

Từ ngàn xưa, nghề giáo là một nghề được xã hội tơn vinh với những nét đẹp thanh
cao, bình dị. Ở đâu, người thầy cũng ln nhận được tình thương và sự kính trọng của
người học nói riêng và cả xã hội nói chung. Bên cạnh những bài học được truyền đạt,
người thầy ln là hình mẫu về phẩm chất đạo đức, lối sống để học sinh noi theo. Dù ở cấp
học nào, ngành học nào, hành vi và thái độ của thầy cũng đều ảnh hưởng đến học sinh ở cả
hai mặt: tích cực và tiêu cực. Bởi lẽ “Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt
trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà khơng có gì thay thế được”
(Usinxki). Và có một người thầy đã làm nên lịch sử, người thầy ấy là tấm gương chói lọi
cho tồn dân Việt Nam tự hào, cho cả thế giới nghiêng mình nể phục – Thầy giáo Nguyễn
Tất Thành. Dẫu rằng, những tháng ngày đứng trên cương vị Người thầy tại trường Dục
Thanh thật ngắn ngủi, nhưng sự cống hiến của người cho sự nghiệp giáo dục là cả cuộc
đời. Người rạng ngời một hình ảnh người chiến sĩ cộng sản như một ánh hào quang chói
lọi mà nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng, thấy một mặt
trời trong lăng rất đỏ” và chính mặt trời ấy, đã soi đường, chỉ lối cho tồn dân tộc Việt
Nam đi đến con đường tự do, hạnh phúc. Người đã là thầy của những người thầy. Cho dẫu
đã trãi qua bao thăng trầm lịch sử, vượt qua bao bom đạn khóc liệt của chiến tranh những
tư tưởng đạo đức, những việc làm của Người vẫn ln sống trong tim của mỗi Người dân
Việt, mỗi ngày đi qua, những nét đẹp ấy lại ngày càng có sức sống mãnh liệt hơn.
Lúc sinh thời, Người đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”– đào tạo thế hệ
cách mạng cho đời sau. Trong cơng tác giáo dục, Người rất coi trọng đến “nêu gương”.
Vận dụng phương thức giáo dục của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngơn thi giáo” tức là
trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói.
Bác đã nhiều lần căn dặn giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn
dân, tồn xã hội. Vì vậy, để giáo dục đạo đức cho học sinh, trước hết là những người làm
cơng tác giáo dục và cán bộ, đảng viên phải ln nêu gương về đạo đức, tức là “tự mình
phải chính trước mới giúp người khác chính”.
Là thế hệ đi sau, các bạn và tơi đều mang trên vai một nhiệm vụ quan trọng là đào tạo


thế hệ trẻ cho đời sau. Bản thân là một giáo viên giảng dạy mơn Giáo dục cơng dân tại
trường THPT Phú Tân, tơi ln ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong cơng tác
tun truyền, vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong trường
học. Đặc biệt, là học tập và làm theo phong cách nêu gương của Bác. Bởi lẽ, thầy giáo, cơ
Trang 1


giáo là “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”. Nhận thức được
tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc sử dụng phương pháp nêu gương trong giáo dục
học sinh, tôi đã lựa chọn chủ đề “Học tập và làm theo phong cách nêu gương của Hồ Chí
Minh” làm nội dung cho bài dự thi tìm hiểu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được phong cách Hồ Chí Minh là gì? Phong cách
Hồ Chí Minh là phong độ, phẩm cách con người Hồ Chí Minh được thể hiện qua ứng xử,
giao tiếp, sinh hoạt để làm thành các phẩm chất ổn định về tư tưởng, tình cảm, đời sống nội
tâm của bản thân cá nhân Hồ Chí Minh. Đặc trưng nổi bậc của phong cách Hồ Chí Minh:
Tổng hòa những đặc trưng nổi bậc trong phong cách Hồ Chí Minh đã hình thành một
hệ thống Phong cách Hồ Chí Minh với 5 nội dung cơ bản: Phong cách tư duy, phong cách
diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt. Đi sâu vào
phong cách làm việc của Hồ Chí Minh chúng ta sẽ thấy rõ phong cách nêu gương.
* Vậy phong cách nêu gương của Hồ Chí Minh là gì?
- Theo Hồ Chí Minh, nêu gương thì trước hết phải làm gương trong mọi công việc từ
nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần kiệm, liêm, chính, chí công, vô
tư, nói phải đi đôi với làm. Cần nêu gương trên cả 3 mối quan hệ: đối với mình, đối với
người, đối với việc.
+ Đối với mình là không được tự cao tự đại, tự mãn. Bởi tự cao tự đại, tự mãn là căn
bệnh rất nguy hiểm. Nếu cán bộ, đảng viên mắc phải căn bệnh này thì dễ mù quáng, thiển
cận, luôn đề cao cá nhân mình, coi thường quần chúng, nhất định sẽ thoái bộ, dừng lại.
Người nhấn mạnh: “Tự mãn, tự túc là co mình lại, không cho mình tiến bộ thêm”.
+ Đối với người phải yêu thương, khoan dung, độ lượng; phải luôn có thái độ chân
thành, khiêm tốn, đoàn kết. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thực hiên tốt điều

“Nhân”: “Thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào. Vì thế mà kiên quyết
chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân”3.
+ Đối với việc phải tận tâm, tận lực, có trách nhiệm, gương mẫu phấn đấu hoàn thành
tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên phải luôn giữ vững nguyên tắc
“Dĩ công vi thượng”, nghĩa là để việc công lên trên, lên trước việc tư. Người luôn giáo dục,
nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải “chí công vô tư”, nghĩa là phải biết hy sinh lợi ích cá nhân
cho lợi ích của Tổ quốc, nhân dân và của Đảng. Ngày 9/11/1950 tại chiến khu Việt Bắc,
Bác Hồ nhận được tin ông Nguyễn Tất Đạt từ trần. Nhưng vì việc nước không thể về chịu
tang, đành nén tình nhà mà lo việc nước. Bác liền đánh điện về quê: “Nghe tin anh cả mất,
lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu tôi
không trông nôm; lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi xin chịu tội bất đễ trước
linh hồn anh và xin nguyện bà con lượng thứ cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải
lo việc nước.” Cao cả thay cho tấm lòng của một vị chủ tịch nước, luôn đặt lợi ích dân tộc
lên trên tất cả.
- Thứ hai, theo Hồ Chí Minh, muốn tiến hành tốt các nội dung nêu gương, thì cán bộ,
đảng viên phải luôn thực hiện “nói đi đôi với làm” và phải biết lấy người tốt, việc tốt để
tuyên truyền cho sự nêu gương. Đây là vấn đề cực kì quan trọng, là nguyên tắc trước hết
của sự nêu gương. Bởi vì, chỉ có nhất quán giữa nói và làm thì người cán bộ, đảng viên
Trang 2


mới giành được lòng tin của quần chúng. Nếu người cán bộ, đảng viên nói nhiều làm ít, nói
mà không làm, hoặc “nói một đằng làm một nẻo”, thì nhất định sẽ mất uy tín trước đơn vị,
trước cộng đồng, và vai trò của sự nêu gương sẽ không thể phát huy được. Sự thống nhất
giữa lời nói và việc làm còn là một yêu cầu khách quan của phẩm chất người cán bộ, đảng
viên, nhất là trong tình hình hiện nay. Khi giáo dục cán bộ làm công tác dân vận, Người đã
nhấn mạnh: “Tuyên truyền phải miệng nói tay làm, phải tùy hoàn cảnh mà tổ chức giúp đỡ
nhân dân thật sự, không phải chỉ dân vận bằng diễn thuyết”.
Hồ Chí Minh từng dạy: “Nói miệng ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng
chiến, kiến quốc, ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết,

mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương
cho dân. Làm gương cả về ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hóa. Không có gì là khó. Khó
như cách mạng mà ta đã làm được và đã thành công. Muốn làm được, ta phải: quyết tâm,
trí tâm và đồng tâm. Ta nhớ ba chữ ấy, thực hành làm gương nêu ba chữ ấy lên, tất là các
đồng chí phải thành công”. Hồ Chí Minh cho rằng, con người nói chung, đặc biệt là người
phương Đông coi trọng thực tiễn hơn lý thuyết. Chính vì thế, Người nhắc nhở đảng
viên: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ
yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân
dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Tự mình phải chính trước, mới
giúp người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý.
- Thứ ba, để giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao, Người chủ trương: “lấy gương
người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây
dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Trong gia đình, cha mẹ có thể là tấm gương cho các con, anh chị là tấm gương đối với các
em; trong nhà trường, thầy giáo, cô giáo là tấm gương cho học trò; trong cơ quan, tổ chức
thì cán bộ lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới; người này có thể là gương cho người khác.
Trong cuộc sống hằng ngày, người cán bộ, đảng viên chẳng những phải có trách nhiệm tự
tu dưỡng tốt để trở thành con người có đời tư trong sáng, mà còn phải là tấm gương giúp
nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu. Người
coi trọng việc xây dựng làng, xã, huyện, tỉnh kiểu mẫu; những “người tốt, việc tốt”. Từ
những nhân tố mới làm gương mẫu nhân rộng ra, dấy lên phong trào thi đua học tập và làm
theo, tạo nên khí thế cách mạng hào hùng trong sản xuất, công tác... rộng khắp trong cả
nước.
- Bốn là, thưởng hậu để khuyến khích, phạt nặng để răn đe. Bác chú trọng nêu gương,
khen thưởng, động viên kịp thời. Thiếu sót thì Bác cũng phê bình nghiêm khắc nhưng rất
nhẹ nhàng: có lần một cán bộ của tỉnh đến làm việc với Bác (Bác nói chuyện với dân) trễ
10 phút. Cán bộ này nói với Bác: xin lỗi Bác cháu đến trễ 10 phút, Bác không hài lòng và
phê bình: Chú nói thế là không đúng, 10 phút chậm trễ của chú phải nhân với cả trăm
người đợi ở đây.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương đấu tranh không mệt mỏi chống lại cái ác,

cái xấu trong xã hội, trong mỗi con người, chống lại biểu hiện tiêu cực, nhất là căn bệnh
tham ô, lãng phí, quan liêu trong bộ máy tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước thật sự trong
sạch, đại diện cho nhân dân.
Trang 3


+ Chủ tịch Hồ Chí Minh có thái độ rõ ràng, công minh trước công và tội của từng cá
nhân. Người viết nhiều bài báo giáo dục, cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên không được phép làm
“quan cách mạng”, phòng tránh những cám dỗ đời thường để không bị gục ngã trước
những “viên đạn bọc đường”. Người đã trực tiếp chỉ đạo xét xử những vụ án lớn; phân tích
thấu tình, đạt lý những nguyên nhân dẫn đến lỗi lầm của cán bộ, đảng viên, trong đó có
đảng viên có chức, có quyền. Người chỉ ra hậu quả kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức mà
các hành vi phạm tội gây ra, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào pháp luật, vào sự
lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
Nếu cán bộ, đảng viên vi phạm thì Bác cũng truy xét nghiêm minh. Bác thức trắng cả
đêm để cân nhắc, suy xét thấu đáo và rất đau lòng khi đặt bút ký lệnh xử tử hình đại tá
Trần Dụ Châu (tội tham nhũng) và yêu cầu thi hành ngay; hay khi đặt bút kí tử hình đối với
Thứ trưởng Bộ Canh nông ( Ngoại tình, giết vợ).
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nêu trên là sự kết hợp giữa tư tưởng đạo đức và
hành vi đạo đức, giữa lời nói và việc làm, giữa cuộc sống và sự nghiệp cao cã, vĩ đại mà
gần gũi, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và thời đại. Bởi vậy mà Người được cả
dân tộc Việt Nam, nhân loại mãi mãi kính yêu và ca ngợi. Cũng chính từ sự kết hợp của
đức tính đó, Người là tấm gương cụ thể, gần gũi mà mọi người đều có thể noi theo.
* Học tập phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trường THPT Phú
Tân:
Đóng vai trò quan trọng trong việc đạo tạo thế hệ trẻ, nhà trường luôn là nơi khơi dậy
rèn luyện và nuôi dưỡng ý chí, nghị lực của các em. Nhận rõ vai trò to lớn đó, trong thời
gian qua, các trường học luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, đạo đức, tư tưởng
cho học sinh. Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh được thực hiện dưới nhiều hình
thức: Giáo dục thông qua các môn học, các hoạt động xã hội, giáo dục truyền thống, hoạt

động đoàn thể, giáo dục ngoại khóa, giáo dục cá biệt… Song giáo dục nêu gương là hiệu
quả nhất. Bởi lẽ thầy, cô giáo “nhất cử nhất động” đều ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh từ
lời ăn tiếng nói, tác phong, thái độ cư xử cho đến lối sống hằng ngày,… Trên cơ sở tiếp thu
tư tưởng của Bác về phong cách nêu gương, mỗi thầy giáo, cô giáo trường THPT Phú Tân
đã tiếp thu và làm theo một cách hiệu quả. Với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng và
hấp dẫn như: mítting, chiếu phim về cuộc đời sự nghiệp của Bác; Kể chuyện về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh; Đêm văn nghệ mừng sinh nhật Bác; Phát động cuộc thi viết về Tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; Tổ chức các Game show tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của
Chủ tịch Hồ Chí Minh; Viết sáng kiến về “Học tập và làm theo phong cách nêu gương của
Bác”,….. đã thực sự thu hút được sự quan tâm của đoàn viên, thanh niên nhà trường.
- Thực hiện theo tư tưởng và tấm gương học tập của Bác, tập thể cán bộ, giáo viên,
không ai tự mãn mà luôn cố gắng học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên
môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ,…hiện nay nhà trường đã có 100% cán bộ, giáo viên đủ
chuẩn và 5 giáo viên vượt chuẩn, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được phổ thông kiến
thức tin học và ngoại ngữ.
- Làm tốt công tác phê bình và tự phê bình, trên tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm. Lãnh đạo đơn vị luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, luôn tiếp
thu ý kiến đóng góp của cấp dưới. Luôn đặt lợi ích tập thể, đơn vị lên trên lợi ích cá nhân.
Trang 4


Xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ trong cơ quan, đơn vị. Cán bộ, đảng viên thực hiện tốt
việc nói đi đôi với làm, thẳng thắn, trung thực góp ý để đồng nghiệp khắc phục khuyết
điểm, phát huy ưu điểm để ngày càng hoàn thiện bản thân.
- Thực hiện tốt phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” Chi bộ trường
THPT Phú Tân đã giao cho từng đảng viên phụ trách chủ nhiệm, giảng dạy những lớp cá
biệt, yếu kém,...nhằm đưa các lớp ngày càng tiến bộ và để làm gương cho tập thể.
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và
sáng tạo”, bản thân từng cán bộ, giáo viên luôn nêu gương cho học sinh từ những việc làm
cụ thể như lên lớp, làm việc đúng giờ, đúng nguyên tắc, phân công, phân việc cho học sinh

rõ ràng tránh lãng phí thời gian và tiền của của nhà trường và gia đình học sinh. Có lối
sống giản dị, đời tư trong sáng để làm tấm gương cho học sinh noi theo. Giao cho chi đoàn
giáo viên cùng chăm sóc vườn rau, vườn hoa để nêu gương cho học sinh làm theo.
- Xây dựng bản tin: “Người tốt, việc tốt” nhằm tuyên dương những tấm gương đạo
đức điển hình. Đồng thời cũng quan tâm đến công tác kiểm tra, đôn đốc giám sát hoạt động
của cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường để kịp thời phê bình, uốn nắn những hành vi
chưa tốt của một số học sinh để làm gương cho nhiều học sinh khác, điều đó đã đem lại
hiệu quả giáo dục đạo đức khá tốt trong thời gian qua.
- Mỗi giáo viên đều tự xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh cụ thể: xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể cho từng công việc; tuân thủ giờ giấc
làm việc; dành thời gian ít nhất hai giờ mỗi ngày cho việc học thêm tin học, ngoại ngữ,
chuyên môn, nghiệp vụ; khắc phục khuyết điểm của bản thân; rèn luyện cách nhìn nhận sự
việc một cách khách quan; sống hoà đồng, thân ái, tôn trọng người xung quanh; luôn là
tấm gương tốt cho học sinh noi theo; có ý thức tham gia xây dựng địa phương, giữ vệ sinh
môi trường……
- Phát động phong trào “Nụ cười công sở”: các cán bộ hãy thực hiện việc mỉm cười
và chào nhau vào mỗi buổi sáng, điều này sẽ giúp làm tăng tình thân ái giữa các đồng
nghiệp, xoa dịu các bất đồng, thêm đoàn kết, gắn bó.
- Phong trào “Làm việc đúng giờ”: khuyến khích cán bộ, giáo viên tuân thủ đúng giờ
giấc làm việc, tránh sử dụng thời gian làm việc để làm các việc khác.
- Phong trào “Trường học xanh, sạch, đẹp”: mỗi cán bộ công chức ý thức giữ vệ sinh
nơi làm việc, trồng thêm một số loại cây xanh phù hợp cho văn phòng, điều này không
những giúp làm đẹp phòng làm việc, còn tạo được một tinh thần thoải mái, giảm stress,
tăng tính hiệu quả trong công việc.
- Đoàn thanh niên cũng có thể phát động các phong trào hướng ra xã hội nhằm hướng
đoàn viên mở rộng mình với xã hội hơn: tổ chức đi thăm hỏi gia đình đoàn viên nghèo;
thực hiện việc giữ vệ sinh khuôn viên trường; phối hợp với các chi đoàn bạn phát động
phong trào trồng cây xanh, vườn rau trong các khu đất trống tại khuôn viên trường;….
- Hướng sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền với nhiều hình thức mới lạ, hấp dẫn
hơn nữa. Đặc biệt là đổi mới nội dung tuyên truyền cho thật đa dạng và phong phú. Dự

kiến sẽ đưa nội dung những bài hát, thơ, truyện kể, tấm gương đạo đức của Bác vào
chương trình Phát thanh học đường của nhà trường. Bên cạnh đó lồng ghép vào các tiết
Trang 5


học như: Giáo dục công dân, Lịch sử, Văn học, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết chào cờ,
sinh hoạt Câu lạc bộ Âm nhạc, Câu lạc bộ Báo chí học đường,….. Xây dựng bảng tin “Hồ
Chí Minh chân dung một con người” đặt tại trường để đăng những bài viết của học sinh
viết về Bác, những tấm gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
những mẫu chuyện kể về Bác,…… Chúng tôi tin rằng, với sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học sinh của trường thì công tác tuyên truyền học tập và làm theo phong cách
nêu gương của Hồ Chí Minh sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Tôi xin được nêu lên một tấm gương sáng trong cuộc vận động học tập và làm theo
phong cách nêu gương của Bác tại trường THPT Phú Tân đó là thầy giáo Lê Minh Tiệp.
Thầy hiện là giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân. Bước vào nghề đến nay đã
tròn 17 năm, so với các bậc tiền bối thì khoảng thời gian đó chưa phải là dài, song tất cả
những gì anh đã làm đều thể hiện rõ anh là một trong những tấm gương nhà giáo tận tâm
với nghề dạy học, tận lực với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, rất xứng đáng được tôn vinh
và là một tấm gương sáng để đồng nghiệp và học sinh noi theo.
Hình như anh sinh ra là để làm người thầy giáo! Cuộc sống đã hun đúc trong anh
tính cần cù, tỉ mĩ, chịu thương, chịu khó. Anh sống rất chân thành, mộc mạc, sẵn sàng sẻ
chia với những khó khăn của người khác và luôn luôn khát khao được đứng trên bục giảng
để góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích.
Vì lẽ đó mà suốt trong thời gian công tác tại trường, anh luôn là người thầy gương
mẫu và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao. Anh không bao giờ than phiền, ngại khó,
ngại khổ. Với những việc khó anh luôn học hỏi, tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp, bạn bè
để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thầy giáo Lê Minh Tiệp – GV trường THPT Phú Tân


Trên cương vị là một người thầy giáo, anh đã dành trọn tình yêu thương cho học trò.
Với tất cả sự cảm thông và bao dung của mình, anh luôn mở lòng với học sinh. Ngoài sự
nhiệt tình trên lớp, anh còn tranh thủ thời gian đến thăm gia đình của hầu hết các em học
sinh mà anh chủ nhiệm và những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhờ đó mà anh
đã kịp thời động viên, giúp đỡ để nhiều học sinh có cơ hội đến trường, đến lớp. Anh đã làm
rất nhiều việc không tên, nhưng chính những việc làm đó đã khắc sâu vào tâm khảm của
bao thế hệ học trò để mỗi khi nhắc đến anh thì không những các em mà cả cha mẹ các em
đều dành cho anh những tình cảm yêu thương, kính trọng.
* Ý nghĩa của việc học tập và làm theo phong cách nêu gương của Bác
Nếu được hỏi việc học tập và làm theo phong cách nêu gương của Hồ Chí Minh đã
mang lại cho bạn điều gì? thì tôi và các bạn có lẽ sẽ có chung một câu trả lời, đó là: chúng
ta có thể học tập một tấm gương suốt đời tự học, luôn vượt qua mọi khó khăn gian khổ,
kiên trì theo lý tưởng; một tình yêu thương vô bờ bến, luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc
lên hàng đầu, lấy niềm vui của người khác làm niềm vui của mình; một nhân cách sống vĩ
đại: suốt đời cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; một phong cách sống giản dị, gần gũi,
hoà đồng…Nhờ có cuộc vận động này, mọi người mới có dịp nhìn lại mình và phấn đấu,
sữa đổi. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; biết sống vì mọi người, không xa
hoa, lãng phí, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện phong cách quần chúng, dân chủ, nêu
gương, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu….
Trang 6


Đồng thời việc vận dụng tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách
nêu gương vào quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
cũng như giáo dục, rèn luyện đao đức học sinh đã có tác dụng rất lớn đến xây dựng các tổ
chức đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam đầy đủ
phẩm chất, năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội mới. Trong thực hiện phong cách nêu gương
về rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, giáo viên và học sinh không chỉ đơn
thuần là việc biểu dương những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, mà điều quan trọng là
phải nuôi dưỡng những điển hình tiên tiến đó. Đồng thời, phải khắc phục mọi biểu hiện của

tư tưởng tự mãn, chủ quan, dừng lại, hoặc chỉ dựa vào những truyền thống đã có để khuếch
trương thành tích. Góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
hiện nay.
* Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là quyền lợi đồng thời là
nghĩa vụ của tất cả mọi người. Để cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh nói chung, và phong cách nêu gương nói riêng thật sự đi sâu vào
đời sống nhân dân một cách sống động và đạt hiệu quả hơn nữa, tôi xin kiến nghị một
số giải pháp như sau:
- Đối với ngành giáo dục:
+ Muốn phát huy ưu thế phương thức giáo dục bằng nêu gương, ngành giáo dục trước
hết phải chú trọng củng cố, sàng lọc, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để xây dựng cho được
đội ngũ “vừa hồng vừa chuyên”.
+ Đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” và cuộc vận động “Mỗi
thầy, cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo”.
+ Nêu cao vai trò gương mẫu về đạo đức, lối sống của đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý các cấp của ngành giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Người thầy giáo chẳng những là tấm gương sáng về đạo đức mà còn phải có năng
lực tự học để nâng trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Bác Hồ kính yêu đã chỉ
rõ: “Giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ, chớ tự mãn
cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào thải mình trước”.
+ Tập trung làm tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”. Các nội dung xây dựng môi trường giáo dục cần có trọng tâm, trọng điểm, trong đó
chú trọng giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị, xây dựng phẩm chất đạo đức, lối sống
và nâng cao năng lực tự định hướng, điều chỉnh, nuôi dưỡng và phát triển hoàn thiện nhân
cách theo hướng vươn tới “chân, thiện, mỹ”.
+ Kết hợp chặt chẽ 3 môi trường giáo dục: “nhà trường – gia đình và xã hội”. Gia đình
là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách của trẻ, nếu ông, bà, cha, mẹ, anh, chị em sống thiếu
gương mẫu sẽ ảnh hưởng rất xấu đến tư tưởng, tình cảm của con em. Ngoài xã hội, nếu
người dân hay cán bộ, quan chức nhà nước suy thoái về đạo đức sẽ là tấm gương xấu tác
hại đến đạo đức, lối sống của các em.

* Nhóm giải pháp chung cho các cơ quan, đơn vị:

Trang 7


+ Tiếp tục thực hiện tốt “nói đi đôi với làm”. Đây là một phương châm, nguyên tắc
chỉ đạo hoạt động, được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một trong những tiêu chí quan trọng
khi thực hành phương pháp “nêu gương”. Trong giai đoạn hiện nay cần “nói đi đôi với
làm” theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, theo đúng tiêu chí, chuẩn
mực đạo đức cách mạng càng trở nên cần thiết đối với việc giáo dục, rèn luyện đạo đức của
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bản thân đảng viên chi bộ phải là đầu tàu gương mẫu đi đầu
trong mọi công việc đúng như Bác Hồ đã dạy: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Đưa ra vấn đề gì phải làm cho triệt để tránh tình trạng “Đánh trống bỏ dùi”.
+ Đẩy mạnh thực hiện tự phê bình và phê bình: Khi tự phê bình và phê bình, mỗi
thành viên cần phải giữ đúng thái độ trung thực, mực thước, luôn đặt lợi ích của Đảng, của
dân tộc, của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Tự phê bình và phê bình phải từ trên xuống;
các cấp ủy, cấp lãnh đạo, quản lý phải thường xuyên nêu gương tự phê bình và phê bình
cho cấp dưới và quần chúng noi theo; phải trân trọng lắng nghe và tiếp thu những ý kiến
đóng góp của cấp dưới, kể cả những ý kiến trái ngược nhau, ý kiến của những người ngoài
Đảng, của các tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân. Sớm nhìn nhận rõ những
mặt tích cực, những mặt còn hạn chế, cần khắc phục ngay của cá nhân, tập thể, báo cáo
trước tập thể để góp ý xây dựng và đánh giá sự thay đổi trong từng giai đoạn. Từ đó kịp
thời đưa ra hướng khắc phục.
+ Nâng cao ý thức tự giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng: Quá trình tự giáo dục,
tự rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, theo tư tưởng và tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, phải luôn gắn với việc tự sửa chữa khuyết điểm của mình, giống như
thói quen “rửa mặt hằng ngày”. Mỗi cán bộ, đảng viên phải xây dựng cho mình kế hoạch
phấn đấu cụ thể, tỉ mỉ, thiết thực; phương pháp thực hiện tự giáo dục, rèn luyện cũng phải
linh hoạt, năng động, tránh bệnh hình thức, phô trương. Đặc biệt, khi xây dựng kế hoạch
10 thì biện pháp phải 100, bởi có như vậy, người cán bộ, đảng viên mới thực sự được tôi

luyện, mới đạt được mục tiêu trở thành tấm gương để quần chúng noi theo. Ngoài việc xây
dựng chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức… học tập và làm theo, thì cần phải quy định rõ trách nhiệm tự
giác đi đầu, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp, của cán bộ,
đảng viên.
+ Trong các buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ cần dành thời gian sinh hoạt nội dung việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn nhiệm vụ lãnh đạo của chi bộ
với tinh thần, thái độ thể hiện trách nhiệm của mỗi đảng viên với nhiệm vụ được giao.
+ Cần đổi mới nội dung, hình thức trong sinh hoạt theo hướng chuyên đề, bám sát vào
tư tưởng, lời nói, hành động của Bác đối với từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ, công việc, từ đó
liên hệ thực tế công tác. Trên cơ sở chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh đã có cần chỉ đạo xây dựng, bổ sung và tổ chức thực hiện một cách sáng tạo
phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng ngành, từng địa phương, cơ quan, đơn vị trong
giai đoạn hiện nay.
+ Cần tập trung xây dựng các gương điển hình tiên tiến gắn với những việc làm cụ
thể, mang lại hiệu quả, lợi ích cho nhiều người để nhân rộng ra toàn xã hội. Việc xây dựng
Trang 8


các điển hình tiên tiến phải gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi tập thể, cá nhân,
đặc biệt là những việc làm nhằm giải quyết được những vấn đề mà nơi đó đang quan tâm.
+ Duy trì nền nếp chào cờ vào sáng thứ hai đầu tuần một cách nghiêm túc, trang trọng;
tổ chức sinh hoạt tư tưởng dưới cờ bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Hình thức sinh hoạt
trong buổi chào cờ đầu tuần là nghe các đồng chí cán bộ chủ chốt (một người/một buổi)
của địa phương, đơn vị báo cáo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Triển khai kiểm tra việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ
gắn với kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị; kịp thời uốn
nắn, nhắc nhở những nơi thực hiện chưa nghiêm túc, giúp đỡ những nơi còn lúng túng
nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực.
+ Kết hợp tổng kết việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh với tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị từ đó chỉ
ra được những mặt tích cực, hạn chế cùng với những nguyên nhân và giải pháp thực hiện
trong thời gian tới.
+ Đối với nội dung học tập phong cách quần chúng, phong cách dân chủ, phong cách
nêu gương của Hồ Chí Minh, một số báo cáo nêu kiến nghị: Cán bộ đảng viên, đặc biệt là
cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người đứng đầu phải biết nêu gương trên cả ba mối quan
hệ đối với mình, đối với người, đối với việc và biết coi trọng, lắng nghe ý kiến của tập thể,
gần gũi, thân tình với cấp dưới, với cán bộ viên chức trong cơ quan, đơn vị, cán bộ lãnh
đạo cần sống giản dị, lành mạnh, tiết kiệm, làm tấm gương cho mọi người noi theo, được
mọi người yêu mến.
+ Nên xây dựng và ban hành quy định nêu gương trong đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ
chủ chốt, gắn thật sát với thực tiễn ở cơ quan, làm cơ sở để đội ngũ cán bộ đối chiếu để học
tập và làm theo Bác một cách thiết thực, hiệu quả. Đây cũng là điều kiện để kiểm điểm, xử
lý cán bộ khi thiếu gương mẫu, trách nhiệm.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời động viên, khen thưởng, phê bình đối với
những tấm gương tốt, và những người không gương mẫu, nhất là những người đứng đầu.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với
sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam,
đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh
vực đạo đức. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm cần thiết mà mỗi người dân Việt Nam phải
làm.
Hãy bắt đầu học tập Bác từ những điều đơn giản, bình dị nhất mà ai ai cũng thực
hiện được. Học tập Bác là học suốt đời, học bằng nhiều hình thức, bằng nhiều con đường.
Cái chính là chúng ta có sự quyết tâm. Riêng bản thân tôi sẽ quyết tâm học tập theo phong
cách nêu gương của Bác để trở thành một tấm gương để học sinh noi theo. Còn bạn thì
sao? Sen mọc trong bùn vẫn xanh tươi và toả hương ngào ngạt. Bác Hồ trải qua bao thăng
trầm nhưng Người vẫn rạng rỡ với những đức tính quý báu, những tư tưởng cao đẹp. Vẻ
đẹp của người làm rạng rỡ cả non sông Việt Nam. Thưa các bạn! Sen hay bùn là ở mỗi
Trang 9



chúng ta. Hãy để đạo đức của bạn là hoa sen giữa cuộc đời. Và hãy để cho mình được tự
hào với tên gọi người Việt Nam.

Trang 10



×