Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài thu hoạch 4 năm thực hiện cuộc vân động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.89 KB, 7 trang )

ĐẢNG BỘ …… ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chi Bộ THCS
Quảng Lưu, ngày 10 tháng 11 năm 2010
BÀI THU HOẠCH
Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”
----------------------------
Họ và tên: …..
Chức vụ: …..
Đơn vị công tác: ……
Sinh hoạt tại chi bộ …..
Thuộc Đảng bộ….
Qua 4 năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi trình bày lại nhận
thức của bản thân và liên hệ đánh giá những việc đã làm được, những việc chưa làm được
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như sau:
1. Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được
thực hiện sâu rộng trong Đảng và trong toàn xã hội sẽ thúc đẩy bước chuyển biến mới
trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự thống nhất đoàn kết trong
Đảng, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh và trong sạch, đủ sức lãnh đạo và tổ chức nhân
dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa đất nước ngày càng giàu mạnh, đáp ứng lòng
mong mỏi của nhân dân
Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một chủ
trương lớn, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng
của Đảng, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong thời gian tới,
các cấp ủy Đảng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, vận động để làm
cho mọi cán bộ, đảng viên, công chức và toàn thể nhân dân nhận thức đúng đắn về mục
đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng của Cuộc vận động, tự giác học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh theo đúng tinh thần Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị. Từ đó, ai
cũng thấy sự cần thiết phải rèn luyện, tu dưỡng bản thân mình và đề cao trách nhiệm chăm
lo xây dựng cơ quan, đơn vị, gia đình mình theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.


2. Nhận thức về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Sự cần thiết phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương
đạo đức Hồ chí Minh trong giai đoạn hiện nay: Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa. Đất nước đang đổi mới theo hướng tích cực, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế nên việc học tập, rèn luyện tư tưởng đạo đức, lối sống và
làm theo tấm gương đạo đức của Người là một việc làm hết sức quan trọng. Bởi vì tư
tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một nền tảng tinh thần xã hội, là động
lực vượt qua khó khăn thách thức để tiến lên. Do đó học tập và làm theo tấm gương đao
đức của Người là một biện pháp quan trọng hàng đầu để mỗi cán bộ Đảng viên và tổ chức
cơ sở Đảng khắc phục sửa chữa tình trạng suy thoái “có tính nghiêm trọng” về đạo đức và
lối sống, suy thoái về tư tưởng chính trị, giữ vững niềm tin trong nhân dân về lãnh đạo của
Đảng.
1
Những phẩm chất đạo đức của người cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Nhìn chung, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng có thể khái quát
thành bốn nội dung cơ bản, là : Trung với nước, hiếu với dân ; Yêu thương con người; Cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng. Theo tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng, thì tự phê bình và phê bình là một nguyên tắc không thể thiếu
được trong xây dựng nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết: Phê bình là quyền lợi và nhiệm vụ của mọi người, là thực hành dân chủ... Không phê
bình tức là bỏ mất một quyền dân chủ của mình. Song phê bình phải đường hoàng, chính
đáng, tuyệt không nên "thầm thì thầm thụt”.
- Nội dung cơ bản tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cán bộ đảng viên, công chức,
phải thường xuyên học tập và noi theo là:
Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân” cần
quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; Phát huy sức
mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư " nêu cao phẩm giá con
người Việt Nam trong thời kỳ mới. Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân

dân, vì nhân dân phục vụ.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu
nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong
điều kiện toàn cầu hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô,
lãng phí, quan liêu:
*Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm :
Hồ Chí Minh đã nhận xét: « Tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi ».
Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc lợi ích cho đồng bào, cho tổ quốc, là tích
cực, tiết kiệm là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ, nhân dân. Tiết kiệm là
tích cực chứ không phải tiêu cực. Những nội dung đó được cụ thể như sau :
Tiết kiệm sức lao động Tiết kiệm thời giờ Tiết kiệm tiền của
* Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan liêu :
+ Với tham ô : Theo cách nói của Hồ Chí Minh là trộm cướp, là hành động xấu xa nhất,
tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Mà nguyên nhân chủ quan là thiếu lương tâm, kém lòng
trách nhiệm.
+ Lãng phí : Hồ Chí Minh đưa ra nguyên nhân Do lãng phí sức lao động, lãng phí thì giờ
và lãng phí tiền của nhà nước, cơ quan và bản thân mình như : « ăn tiêu xa xỉ, liên hoan
sắm sửa lu bù, xài tièn như nước »
+ Quan liêu : Theo Hồ Chí Minh là xa rời thực tế, quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu
lý tưởng của Đảng.
Theo Hồ Chí Minh tham ô lãng phí, quan liêu là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân ; là
bạn đồng minh của thực dân và phong kiến ; là tội ác làm hại đến sự nghiệp xây dựng
nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống nhân dân, hại đến đạo đức cách mạng .
Muốn trừ sạch nạn tham ô lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu. Chống
tham ô lãng phí, quan liêu là cách mạng, là dân chủ và phải dựa vào lực lượng quần chúng
mới thành công. Chống tham ô lãng phí, quan liêu sẽ giúp chúng ta hoàn thành đầy đủ kế
hoạch. Cho nên phải quyết tâm chống tham ô lãng phí, quan liêu ; coi việc tham ô lãng
phí, quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận
2

Hồ Chí Minh đã đề xuất phong trào « 3 xây, 3 chống » , 6 điều về chống tham ô lãng phí,
quan liêu trong đó chống tham ô lãng phí, quan liêu phải có tổ chức và kế hoạch, triển khai
các cấp cúng thực hiện, tổ chức các cuộc học tập và vận động tuyên truyền các cấp cùng
thực hiện. Giao cho nhân dân giám sát và kiểm tra.
- Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết
lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân:
* Về ý thức trách nhiệm: Ý thức trách nhiệm của mỗi người, mỗi cá nhân, mỗi cán bộ,
đảng viên, công chức trước hết thể hiện trong quan hệ với nhiệm vụ được giao, với công
việc phải làm, đó là:
+ Phải hoàn thành tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao, không ngại
khó khăn gian khổ, làm đến nơi đến chốn, đúng pháp luật, đúng chức năng quyền hạn,
mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho nhà nước, cho nhân dân.
+ Phải biết đặt lợi ích của Nhà nước, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân. Để thực
hiện được đầy đủ ý thức trách nhiệm đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên…phải không ngừng
trau dồi, học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, nắm vững
chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và thực hiện đúng đường lối
quần chúng.
+ Luôn luôn đấu tranh nội tại để ngăn ngừa căn bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời
quần chúng; chủ quan, hấp tấp, duy ý chí trong giải quyết công việc; phải kiên quyết xa rời
với những cám dỗ, ham muốn tự tư, tự lợi trong công việc được giao.
* Về hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân: Mọi người đều phải có
trách nhiệm đối với đất nước. Cán bộ, đảng viên, công chức phải tận tâm, tận lực, tận tình
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phải đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân lên trên
hết. Phục vụ nhân dân trước hết là:
+ Phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân và xác định vì dân mà làm việc,
quan tâm và chăm lo mọi mặt của đời sống nhân dân, phải tìm mọi cách, mọi biện pháp để
thoả mãn các nhu cầu lợi ích của nhân dân, nhất là những nhu cầu bức thiết trong cuộc
sống.
+ Các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên phải luôn quán triệt
nhận thức đúng và đầy đủ về Tổ quốc và nhân dân về vị trí của cán bộ, đảng viên. Cán bộ

là công bộc, là đầy tớ của dân, dân là chủ, dân là gốc của nước nhà; có dân là có tất cả.
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Phục vụ dân là
nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, là gốc của công việc.
- Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong
sạch vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”: Xây dựng Đảng về mặt đạo đức là một
nội dung đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự phát
triển rất cơ bản và sáng tạo của Hồ Chí Minh đối với học thuyết của V.I.Lênin về đảng
kiểu mới của giai cấp vô sản. Để Đảng thực sự “là đạo đức, là văn minh”, phải quan tâm
xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng.
Yêu cầu về phẩm chất, tư cách của đội ngũ cán bộ, đảng viên gồm:
+ Suốt đời phấn đấu lý sinh cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng.
+ Đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và lên trước hết.
+ Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.
+ Có đời tư trong sáng; là một tấm gương sáng trong cuộc sống để nhân dân tin và
noi theo.
3
Yêu cầu về năng lực (tài) của cán bộ, đảng viên gồm:
+ Có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
+ Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
+ Luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.
+ Phải có phong cách tốt, sâu sát, tỉ mỉ.
Những mặt mạnh trong thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, trong toàn Đảng, toàn dân triển khai học tập chuyên đề “về xây dựng
đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh” nhằm đẩy mạnh việc xây
dựng tổ chức Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên, viên chức
thật sự có phẩm chất đạo đức cách mạng, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giai
đoạn mới cả về chính trị, tư tưởng và trách nhiệm của mình trước Tổ quốc, nhân dân là
một giải pháp quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, nâng cao năng lực

lãnh đạo và sức chiến đấu, hoàn thành trách nhiệm, tạo niềm tin của nhân dân vào Đảng và
là dịp để các tổ chức Đảng, đoàn thể và mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên góp phần tích
cực vào thành công của Đại hội Đảng các cấp và Đại hội lần thứ XI của Đảng.
II. Về làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
1. Những kết quả đã làm được:
* Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nâng cao nhận thức về ý thức trách
nhiệm, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân trong cán bộ, đảng viên, công chức.
- Bản thân tôi luôn nâng cao ý thức đạo đức, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn gương
mẫu đi đầu trong mọi công việc, không ngại khó, ngại khổ
- Trung thành với lợi ích của đất nước, của dân tộc, đặt độc lập dân tộc lên trên hết
và trước hết.
- Là một giáo viên, tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao.
- Luôn đấu tranh, phê phán những quan niệm và biểu hiện sai trái, tiêu cực, suy
thoái về đạo đức
* Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô,
lãng phí:
+ Về thực hành tiết kiệm : Bản thân tôi luôn sống tiết kiệm, không chi tiêu lãng phí,
trong công việc tôi luôn cố gắng sắp xếp phù hợp, có tính khoa học để tránh lẵng phí thời
gian.
+ Về chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu : Tôi luôn rèn luyện bản thân mình theo
tiêu chuẩn tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không tham nhũng, quan liêu, lãng phí.
Thường xuyên đấu tranh chống những biễu hiện tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong tổ
chức Đảng, cơ quan và ngoài xã hội. Tích cực vận động mọi người tham gia phòng chống
tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Bản thân tôi luôn có lối sống lành mạnh, sống có trách
nhiệm, không phung phí trong cuộc sống hằng ngày, khi thấy người nào có tư tưởng quan
liêu, sống lãng phí, tôi sẽ đóng góp ý kiến, giúp nhau cùng sữa chữa với hướng tích cực.
Tôi thường xuyên giáo dục học sinh luôn thực hành tiết kiệm, không lãng phí. Trong cuộc
sống và trong công việc tôi luôn gần gũi mọi người, được đồng nghiệp tin yêu, học sinh
quý mến.
* Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong

sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”:
4
+ Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên : là một giáo viên
tôi luôn luôn gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách của một đảng viên, làm tròn nhiệm
vụ được Đảng và chính quyền giao phó. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hoà
nhã than ái với đồng nghiệp, hết lòng vìộhc sinh thân yêu. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất
đạo đức, lối sống, tác phong của một Đảng viên. Không ngừng học tập nâng cao trình độ
về chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
- Về ý thức trách nhiệm tâm huyết với công việc :
+ Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sang tạo, có năng suất,
chất lượng, hiệu quả cao. Biết quý trọng công sức lao động và tài sản tập thể, của nhân
dân, không xa hoa, lãng phí, không phô trương hình thức.
+ Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng; thẳng thắn, trung thực
bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt. Chân thành,
khiêm tốn, không chạy theo thành tích; không bao che, giấu khuyết điểm…..
+ Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, nói không đi đôi với làm,
nói nhiều làm ít.
+ Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan.
- Về ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện phê và tự phê bình theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh :
+ Bản than tôi tự luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, chấp hành tốt chủ
trương chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước, không vi phạm các tệ nan xã hội,
thực hiên tốt các điều cấm đối với Đảng viên.
+ Luôn có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Luôn phê phán những biểu hiện
xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên những người thân trong gia đình giữ
gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá.
2. Những tồn tại khuyết điểm.
Trong đấu tranh phê và tự phê đôi lúc còn cả nể.
Việc tự rèn luyện, tu dưỡng của bản thân còn chưa khoa học, chưa hệ thống.
3. Nguyên nhân chưa làm được:

Do bản thân đôi lúc, đôi khi chưa thực sự cương quyết. Sắp xếp công việc chưa
khoa học…
4. Phương hướng phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của bản thân theo
gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phấn đấu hoàn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Luôn là người
gương mẫu xứng đáng với niềm tin. Luôn gương mẫu trong các hoạt động, tích cực vận
dụng sáng tạo trong giải quyết công việc được giao, phải luôn nêu gương về mặt đạo đức,
giữ vững lập trường.
- Chấp hành nghiêm các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, không ngưng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao
công tác quản lý và nghiệp vụ chuyên môn. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tổ
chức kỷ luật và tích cực tham gia các phong trào của cơ sở. Có mối liên hệ chặt chẽ với
nhân dân nơi cư trú.
- Nêu cao tỉnh thần tự phê bình và phê bình, thẳng thắn,chân thành góp ý cho đồng
nghiệp, đồng chí để cùng tiến bộ. Luôn gương mẫu trong các hoạt phục vụ. Tự rèn luyện
trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của một cán bộ công chức. Không ngừng
học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, trình đô chính trị để hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ được giao.
5

×