Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

NHỮNG CÔNG cụ KINH tế TRONG LĨNH vực QUẢN lí CHẤT THẢI rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264 KB, 30 trang )

NHỮNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG
LĨNH VỰC QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN


Khoa Kinh tế phát triển
GV: Phạm Khánh Anh
Lớp :BS001
Nhóm 1:
1.Trần Thái Sơn
2.Nguyễn Đăng Khoa
3.Phạm Anh Ngọc
4.Nguyễn Thị Cẩm Anh

1


Giới thiệu:
Trong lĩnh vực quản lí môi trường nói chung và quản lí chất thải rắn nói riêng ,
một hệ thống các công cụ được sử dụng nhằm đem đến hiệu quả về bảo vệ môi
trường cao nhất ; bao gồm các công cụ quản lí kĩ thuật và các công cụ quản lí
hành chính…
Nguồn phát sinh

Tồn trữ phân loại tại nguồn

Thu gom
Trung chuyển và vận

Tái sử dụng, Tái chế

chuyển



và xử lý

Bãi chôn lấp

Trên đây là mô hình quản lí kĩ thuật chất thải rắn đô thị đang được áp dụng. Tuy
nhiên , để nâng cao hiệu quả quản lí chất thải rắn , ngoài biện pháp kĩ thuật như
trên , những nhà quản lí , những nhà hoạch định chính sách còn đề xuất sử
dụng nhiều biện pháp quản lí khác .
Các tiếp cận truyền thống đối với vấn đề này là phương pháp “Ra lệnh và kiểm
soát” (CAC)- tức là người ta tính toán và định ra những tiêu chuẩn cụ thể vào đó
, rồi buộc những người gây ô nhiễm phải xả thải dưới mức tiêu chuẩn cho phép.
Nộp phạt là hình thức mà người gây ô nhiễm phải “trả giá” cho những hành vi
phát thải vượt quá mức tiêu chuẩn của mình .

2


Tuy nhiên,khoản phạt bao nhiêu là hợp lí ,là đủ để răn đe ? điều đó còn phải bàn
cải nhiều bởi trên thực tế , các khoản phạt hiện nay cho những hành vi gây ô
nhiễm còn quá thấp , thấp đến nỗi mà người gây ô nhiễm chấp nhận nộp phạt
hơn là trang bị những công cụ khống chế ô nhiễm . Bên cạnh đó cách tiếp cận
CAC không ra những động lực khuyến khích người gây ô nhiễm cải thiện hành
vi , cải tiến công nghệ , chủ động hơn trong các vấn đề quản lí môi trường .
Nhằm hỗ trợ công tác quản lí thải môi trường nói chung và quản lí chất thải rắn
nói riêng , các công cụ kinh tế được xây dựng và áp dụng . Trong lĩnh vực quản
lí chất thải rắn , có hơn 90 công cụ kinh tế được nhận dạng . Các công cụ này
được phân thành 3 nhóm chính :
_Nhóm công cụ tạo ra nguồn thu
_Nhóm công cụ kích thích sự đầu tư

_Nhóm công cụ là thay đổi hành vi
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ về từng nhóm công cụ và một số ví dụ điển
hình về áp dụng các công cụ này trên thế giới :
I.Nhóm công cụ tạo ra nguồn thu
Dựa vào tên của những công cụ này ,chúng ta có thể phần nào hình dung
được chức năng của nó – đó chính là những công cụ kinh tế được áp dụng để
tạo ra nguồn thu cho mục đích bảo vệ và cải thiện môi trường hoặc được sử
dụng cho mục đích khác .
Nguồn thu được tao ra thông qua 3 phương tiện chính :
_Phí : Phí chất thải , phí thu gom chất thải , phí ô nhiễm , phí người sử dụng ,

_Thuế: Thuế bất động sản , thuế thu nhập , thuế GTGT,….

3


_Quỹ : từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
1.Các loại phí
Các loại phí được áp dụng trong lĩnh vực này bao gồm phí phát sinh chất
thải , phí thu gom chất thải , phí ô nhiễm … ở đây một loại phí đáng chú ý
trong lĩnh vực quản lí chất thải rắn là phí người sử dụng .
Phí người sử dụng được chia làm 2 loại ( tùy vào sở thích áp dụng của từng
quốc gia ):
_Phí người sử dụng có tỷ lệ thay đổi được – dựa trên mỗi đơn vị chất thải.
_Phí người sử dụng cố định (ấn định trên mỗi hộ gia đình ).
Đối với những hộ gia đình giàu , sự chênh lệch về phí không phải là vấn
đề đáng quan tâm đối với họ . Tuy nhiên , đối với những gia đình có thu nhập
thấp , việc định ra phí người sử dụng để khuyến khích hoạt động tái chế , ngăn
cản phát sinh chất thải nhưng đồng thời không dẫn đến sự đổ thải bất hợp pháp
là một vấn đề hết sức khó khăn .

Điều thú vị có thể nhận thấy ở đây là phí người sử dụng được xem như là
một loại phí mang tính chất áng chừng . Nghĩa là một mức phí được đặt ra
thông qua việc án chừng về tỷ lệ phát sinh chất thải nào đó cũng như nhu cầu
dịch vụ chất thải rắn . Người phát sinh chất thải phải trả một khoản phí áng
chừng này , khoản phí này có thể được giảm nếu người phát sinh chất thải đủ cơ
sở để chứng minh rằng gánh nặng môi trường mà họ có thể gây ra thấp hơn
khoản phí đó .
Ví dụ ở Thành phố Hồ Chí Minh các hộ gia đình nhà mặt tiền đường sẽ
phải đóng 15.000 đồng mỗi tháng, trong hẻm 10.000 đồng một tháng. Cơ sở
kinh doanh nhỏ, trường học, cơ quan hành chính, sự nghiệp, có khối lượng chất

4


thải rắn phát sinh dưới 250 kg một tháng sẽ chịu mức 60.000 đồng, từ 250 đến
420 kg chất thải rắn phải trả 110.000 đồng.
Các khu vực có lượng rác phát sinh từ 420 kg trở lên sẽ chịu mức phí
176.800 đồng. Những hộ nghèo có mã số sẽ được miễn thu phí.
Mức thu này áp dụng với các loại chất thải rắn thông thường (tức không
phải là chất thải nguy hại như: pin, acquy, bóng đèn...)
Đây được xem như quyết định mạnh tay của UBND TP HCM trong việc
tạo ý thức cho người dân giữ gìn vệ sinh môi trường. Trước đây, người dân chỉ
phải trả khoảng 5.000-10.000 mỗi tháng tiền thu nhặt rác, không phân loại rác
và đóng cho những người lấy rác dân lập.
Bình quân mỗi năm, thành phố phải chi khoảng 800 đến 1.000 tỷ đồng
cho công tác thu gom và xử lý rác.

2.Các loại thuế
Các loại thuế sử dụng trong lĩnh vực này bao gồm thuế bất động sản, thuế
thu nhập với một tỷ lệ hợp lý nào đó, thuế ô nhiễm thuế đánh vào sản phẩm… ở

đây một loại thuế đáng chú ý là “ thuế xanh “ (Green tax) được thiết kế để anh
hưởng lên việc tiêu thụ sản phẩm , phát sinh chất thải , tái sử dụng – tái chế chất
thải và các hành vi gây ô nhiễm khác.
Columbia , Brazil và Venezuela thực hiện một loại thuế lên gỗ . Điều này
dẫn đến kết quả từ hoạt động khai thác và chế biến gỗ giảm , đồng thời khuyến
khích những hoạt động tái chế liên quan đến gỗ.
Brazil điều chỉnh tỷ lệ đóng góp về nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng để
cấp vốn cho các hoạt động bảo vệ môi trường .
5


Một trong những vấn đề lớn nhất phát sinh từ việc sử túi nylon . Những
túi này ít khả năng tái chế ,dễ dàng bị gió thổi tại những vị trí đỗ thải . Chính
phủ Ailen đặt một mức thuế cao lên những túi này vào năm 2002 , kết quả làm
giảm 90% tiêu dùng . Một vài thành phố ở Bangladesh và Ấn Độ đã cấm phân
phối những túi này ở các nơi mua sắm.
Một vài thuế sinh thái đánh vào những sản phẩm hoặc bao bì vì mục đích
tái chế . Đối với những sản phẩm có dán nhãn sinh thái mà biểu thị sự tái chế
hoặc tái sử dụng thì được giảm thuế , chẳng hạn những sản phẩm giải khát
đóng trong chai thủy tinh .
Năm 1999 Đan Mạch đánh thuế sinh thái lên một chuỗi đối tương có ảnh
hưởng đến môi trường đáng kể , bao gồm thuốc trừ sâu , phân bón vỏ xe , dầu
thải .
Ở Estonia và Hungary ,các công ty được giảm các loại thuế sinh thái về
bao gói khác nếu họ có thể chứng minh dược rằng bao gói được thu gom , tái
sử dụng và tái chế hoặc thông qua hoàn trả lại qua một quy trình tái chế được
đăng kí .
các thuế sinh thái đối với bao bì không phải là lon nước giải khát được dựa trên
trọng lượng. Các công ty có thể làm giảm chi phí thuế của họ nếu họ làm giảm
trọng lượng bao gói .

việc đánh thuế sinh thái về bao bì được áp dụng cho những bao gói được làm ừ
những vật liệu tái chế .Ví dụ như bao gói được làm từ giấy đã tái chế hoặc thùng
caton được đánh thuế thấp hơn .
Một công cụ khác là thuế ô nhiễm . Trước đây , thuế ô nhiễm được áp
dụng với mong muốn hạn chế ô nhiễm thông qua việc trang bị các công cụ kiểm
soát ô nhiễm hoặc thông qua việc giảm công suất sản xuất . Tuy nhiên , phần
lớn những quốc gia trong khối OECD (Organisation Co-operation and
6


Development )đã nhận thấy rằng , việc cắt giảm hoặc bỏ trợ cấp phính phủ cho
hoạt động sản xuất năng lượng sẽ dẫn đến kết quả giảm ô nhiễm nhiều hơn là sử
dụng thuế ô nhiễm .Anh , Bỉ , Bồ Đào Nha đã bỏ trợ cấp cho hoạt động sản xuất
than .

*Công dụng của công cụ thuế:
Được sử dụng chủ yếu để điểu chỉnh hành vi của doanh nghiệp, vì khi
đánh thuế thì nhà doanh nghiệp ngoài việc đóng tiền thuế còn phải chi ra một số
tiền để giảm thải, như vậy số tiền nhà doanh nghiệp phải chi ra là rất lớn nên
điều đó làm ảnh hưởng đến hành vi của các nhà doanh nghiệp làm giảm lượng
chất thải xuống.
Ngoài công dụng trên thuế còn giúp tạo nguồn thu cho chính phủ.
3. Những loại quỹ
Những loại quỹ có ảnh hưởng đến hoạt động môi trường . Nguồn quỹ này
có thể được hỗ trợ bởi các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước .
Như vậy ,những nguồn thu từ những công cụ kinh tế vừa trình bày ở trên cho
thấy rằng thu nhiều hơn là cung cấp sự hỗ trợ tài chính cho việc cải thiện các
vấn đề chất thải rắn và ảnh hưởng tới hành vi người phát thải
II. Nhóm công cụ kích thích đầu tư :
Các công cụ kích thích đầu tư có thể thông qua :

- Chi phí đổ thải
- Các giấy phép kinh doanh chất thải.
- Các chính sách, thủ tục.
- Những luật nghiêm khắc…

7


Có thể nhận thấy rằng tiết kiệm tiền là một trong những mục đích của nhà
sản xuất . Tiết kiệm tiền có thể thông qua việc giảm trọng lượng sản phẩm/bao
bì, từ đó có thể giảm chi phí cho nguyên/nhiên liệu sản xuất cũng như chi phí
vận chuyển.
Rõ rang, giảm trọng lượng sản phẩm/bao bì sẽ trực tiếp làm giảm chất
thải từ quá trình sản xuất và gián tiếp làm giảm chất thải từ việc tiêu thụ. Chi
phí đổ thải/phí chon lấp là một trong những động lực dẫn đến việc giảm thiểu
chất thải. Việc giảm thiểu có thể thực hiện thông qua việc làm nhẹ, thay thế vật
liệu, tái chế-tái sử dụng, làm compost,…
Coca-Cola giảm trọng lượng những lon soda khoảng 41%.
Federal Express giảm trọng lựợng những bao thư khoảng 40%.
Chôn lấp luôn là phương pháp thải bỏ chất thải với giá thành thấp nhất
( 50% cho việc làm compost, 10-20% cho việc chuyển hóa chất thải thành năng
lượng). Pháp,Ý,Anh,Hà Lan áp dụng phương pháp chon lấp. Từ năm 1993, chi
phí chon lấp ở Pháp đã được dành riêng cho quỷ quốc gia nhằm xúc tiến cách
tân phương tiện xử lý chất thải, cung cấp ngân sách cho việc nâng câp bãi chon
lấp và đối phó tại khu vực bị ô nhiễm .
Khi chính phủ cho phép “kinh doanh” chất thải, một thị trường chất thải
được hình thành. Đó là cách thức mà một công ty có thể mua những khoản tiết
kiệm phát thải của một công ty khác. Công cụ kinh tế được sử dụng trong
trường hợp này có thể gọi là “giấy phép kinh doanh chất thải” (quota chất
thải). Rõ rang công cụ kinh tế loại này kích thích người sản xuất đầu tư đổi mới

công nghệ

sản xuất, trang bị các phương tiện kiểm soát ô nhiễm . Điều này

dẫn đến những kết quả rất khả quan trong công tác quản lý môi trường.
Ngoài những hình thức trên, công cụ kinh tế kích thích đầu tư còn bao
gồm những chính sách, các thủ tục khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư, xây
8


dựng, sở hữu, vận hành những phương tiện xử lý chất thải rắn đồng thời nâng
cao tính cạnh tranh về những hợp đồng dịch vụ chất thải rắn.
Thái Lan giảm thuế cho các thiết bị kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn .
Điều này đã giới hạn được rủi ro về đầu tư, đồng nghĩa với việc khuyến khích
khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ này.
Sekondia-Takaradi (Ghana), Islamabad (Pakistan) cho phép thuê phương
tiện vận chuyển chất thải rắn của thành phố để khu vực tư nhân đi vào kinh
doạnh khu vực dịch vụ chất thải rắn mà không phải đầu tư đáng kể.
Hàn Quốc tiến hành xây dựng một khuôn mẫu đầu tiên của chính phủ về
nhà máy xử lý chất thải gây hại, đồng thời cấp giấy phép cho khu vực tư nhân
xây dựng những nhà máy tương tự có tính cạnh tranh và có thể đối chiếu hiệu
quả được. Sau đó yêu cầu tất cả các ngành công nghiệp đem chất thải nguy hại
của họ đến nơi xử lý đã được đăng ký. Trong nhiều năm, hình thành một môi
trường có tính cạnh tranh cao về hoạt động xử lý chất thải nguy hại giữa khu
vực tư nhân và các nhà máy xử lý được đầu tư bởi chính phủ.
Bên cạnh đó, những luật nghiêm khắc đòi hỏi việc đổ thải chất thải rắn
an toàn có thể tạo ra sư kích thích mạnh mẽ cho việc đầu tư vào hoạt động dịch
vụ đổ thải từ khu vưc tư nhân.
Năm 1999, tòa án tối cao Ấn Độ thông qua những luật nghiêm khắc đòi
hỏi chất hữu cơ phải được làm compost, tất cả những chất khác phải được tái

chế-tái sử dụng hoặc chon lấp tại bãi chon lấp hợp vệ sinh. Những luật này gắn
liền với những cam kết bắt buộc thực hiện đã khuyến khích khu vực tư nhân đầu
tư đáng kể trong việc xử lý chất thải rắn theo phương pháp sinh học , làm phân
compost, thu hồi nhiên liệu phát sinh và những phương pháp đổ thải/xử lý chất
thải khác.

9


III. Những công cụ thay đổi hành vi
(Có thể bảo gồm các công cụ sau)
o

Biện pháp giáo dục, những chiến dịch nâng cao ý thức cộng đồng có mục

o
o
o
o
o
o

tiêu.
Ký quỹ - hoàn trả (deposit – refund)
Hệ thống hoàn trả nhà sản xuất (take – back)
Phạt vi cảnh, phạt dân sự
Hệ thống chất thải rõ ràng
Luật có trách nhiệm pháp lý cao
Danh sách đen những người gây ô nhiễm…


Chúng ta biết rằng, một thành phố không thể sạnh nếu người dân không hợp
tác với các dịch CTR được cung cấp. Nếu người ta vứt rác hoặc những túi chứa
rác ra lề đường một cách mất trật tự hoặc không đúng thời điểm thu gom thì
thành phố vẫn trông dơ bẩn, nhếch nhác bất chấp hệ thống thu gom CTR được
trang bị đầy đủ.
Biện pháp chính trong nhóm công cụ này là giáo dục, bao gồm cả những
chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng có mục tiêu.
Công cụ ký quỹ hoàn trả và hệ thống hoàn trả lại nhà sản xuất (take
back) là những động cơ làm giảm phát sinh chất thải và tăng cường tái chế.
Phần lớn những hệ thống ký quỹ hoàn trả là tự nguyện, hình thức phổ biến
nhất, mềm mỏng nhất là việc trả lại những chai và lon nước giải khát sau khi sử
dụng. Tuy nhiên cũng cần có những hệ thống ký quỹ - hoàn trả bắt buộc đối với
sự tồn tại cảu những chất thải nguy hại đặc biệt. Mexico không cho phép bán
một bình acquy xe hơi mới trừ khi cái cũ được trả lại.
Hệ thống take – back được tập trung trước tiên vào việc tái chế bao gói.
10


Năm 1991, luật đóng gói của Đức ra đời, yêu cầu nhà sản xuất thu hồi và tái
chế những phần được xác định của bao gói, sau đó nộp lại những báo cáo để
chứng minh những mục tiêu của họ đã được đáp ứng. Các nhà sản xuất ở Đức
có thể tránh được việc tự mình thu hồi và tái chế bao gói chỉ khi họ đảm bảo
rằng có những cơ sở tái chế hợp pháp thu gom và tái chế bao gói của họ - thông
qua việc đặt nhãn hiệu Green - Dot trên sản phẩm. Đối với những công ty nước
ngoài muốn đưa sản phẩm của họ vào thị trường nước Đức thì hoặc là họ sẽ
nhận lại những bao bì và trả một mức phí thu gom, vận chuyển cao hoặc là họ
có thể giao cho một công ty nào đó của Đức đóng gói sản phẩm của họ với chi
phí cao hơn mức cần thiết.
Hiện nay, hệ thống take – back còn được áp dụng cho các sản phẩm điện tử,
xe ô tô, dầu nhớt thải, sơn thải, dung môi, nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật, lon

nước giải khats, dược phẩm, chất lỏng dễ cháy,…
Ký quỹ hoàn trả cho những lon nước giả khát là tự nguyện và tính trên mỗi
đơn vị sản phẩm. Phí đơn vị của chúng không dựa trên trọng lượng mà dựa trên
thể tích chất lỏng chứa được và chất liệu làm nên vật chứa đó. Ở Bỉ, những nhà
sản xuất nước giản khát nào không có những lon, chai có thể tái sử dụng lại sẽ
phải trả một khoản thuế sinh thái. Ở Mỹ, tất cả những lon nước giải khát bán
trên thị trường đòi hỏi có một hệ thống thu hồi và trả quỹ. Phần lớn các bang
này cũng yêu cầu các nhà phân phối trả khoảng 20% giá trị của những lon chứa
như một phí xử lý.
Các công cụ khác được xem như phí động cơ chống lại ô nhiễm, bao gồm
các khoản phại vi cảnh, phạt dân sự cho những người gây ô nhiễm; những luật
có trách nhiệm pháp lý cao đối với những hành vi hủy hoại môi trường; những
hệ thống chất thải rõ ràng; danh sách đen những người gây ô nhiễm.
Áp dụng những luật có trách nhiệm pháp lý cao đối với những hủy hoại
môi trường, chẳng hạn đối với phí chôn lấp, nhằm thúc đẩy giảm bớt việc đồ bỏ
11


chất thải, sự cảnh giác, kiểm soát và hệ thống cưỡng chế có liên quan đến việc
đổ rác bất hợp pháp cần phải đặc biệt chú trọng. Trong khoảng một thập niên,
sụ khác biệt về phí đổ rác ra bãi chôn lấp dẫn đến sự vận chuyển chất thải từ
bang này sang bang khác ở Mỹ và thập chí còn xuất khẩu sang Canada.
Hệ thống chất thải riêng biệt rõ ràng được áp dụng nhiều đối với CTR các
loại. Bởi vì đặc tính độc hại nên nhiều loại chất thải bị cấm chôn lấp tùy vào
quy định ở mỗi Bang của Mỹ. Bắc Carolina cấm acquy chì – acid, lon đồ uống,
vỏ xe, dầu mỡ, rác cống rãnh, rác vườn,… Nam Dakota cấm acquy chì – acid,
dầu máy móc, thùng nhựa cứng, thủy tinh và thùng kim loại, hộp có gấp nếp, túi
giấy, rác vườn.
Danh sách đen những người gây ô nhiễm đã gây áp lực đáng kể đối với họ
để thực hiện cải thiện môi trường. Những danh sách như vậy khuyến khích

người tiêu dung tẩy chay những công ty gây ô nhiễm – nó đồng nghĩa với việc
khuyến khích nhà sản xuất quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường chứ không
chỉ quan tâm đến các lợi ích kinh tế. Ngân hàng thế giới đã xuất bản một danh
sách đen, cập nhật hàng năm tên các công ty trong nước và đa quốc gia có liên
quan đến những giao dịch thương mại “sai lạc”, mờ ám hoặc có các hoạt động
gây ô nhiễm môi trường. Các danh sách này được đăng trên internet, phương
tiện tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng thời đại hiện nay.
Tóm lại:
Ở một số quốc gia Châu Âu, không phải tất cả tiền được tạo ra thông qua
công cụ kinh tế là cần cho mục đích cải thiện môi trường. Sự gia tăng thuế sinh
thái đang được thiết lập ở một mức độ cao nhằm ngăn cản sự phát sinh chất thải
và sự ô nhiễm; nguồn thu thặng dư hiện đang được sử dụng nhằm giảm những
thứ thuế khác.

12


Ở Anh, ngồn thặng dư từ thuế chất thải và thuế năng lượng được sử dụng dể
giảm bớt phần đóng góp cho bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động phải
trả.
Nguồn thu từ thuế CO2 của Ý được chia 60% cho bảo hiểm xã hội, 31% cho
hoạt động bồi thường và 9% cho tiết kiệm năng lượng và cải thiện môi trường.
Ngiên cứu của Ngân hàng thế giới về những công cụ kinh tế được áp dụng ở
Mỹ La Tinh đã kết luận rằng: mặc dù chúng ta có thể cải thiện việc quản lý môi
trường, song chúng chỉ đơn thuần đòi hỏi nhu cầu quản lý cao và không cho
thấy sự giải quyết nhanh chóng những vấn đề có liên quan đến công cụ CAC
truyền thống.
IV. Tiêu chuẩn lựa chọn công cụ
Việc thiết lập những công cụ kinh tế đồi hỏi nghiên cứu cẩn thận . Bởi vì những
công cụ này được hiểu như là phương tiện tác động đến đầu tư , hành vi và

những áp lực thị trường , chúng cũng có thể tác động ngược lại lên thương mại
hoặc sự cạnh tranh giữa các bang hay các quốc gia .
Thông qua việc xem xét các công cụ kinh tế khác nhau , những tiêu chuẩn đánh
giá sau được đề nghị :
_Hiệu quả môi trường : phải đạt được sự cải thiện môi trường như mong muốn ,
chẳng hạn giảm phát thải , tăng hiệu quả tái chế , giảm khí thải từ hoạt động vận
chuyển và chon lắp,…
_Hiệu quả kinh tế : tạo ra sự khuyến khích đầu tư đối với công nghệ trong việc
giảm chi phí kiểm soát ô nhiễm .
_Hiệu quả chi phí hành chính : phù hợp với mức độ sẵn có và khả thi về năng
lực cũng như kĩ năng thi hành , giám sát .

13


_Lợi tức của các nguồn thu : các nguồn thu được tao ra có thể được áp dụng
nhằm vào những mục tiêu môi trường và đủ để tạo ra sự cải thiện tương đối rõ
ràng.
_Tính dễ ứng dụng và khả năng tái tạo : các chi phí cũng như các nguồn thu có
liên quan tương đối dễ đánh giá ; tạo cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc ứng
dụng các công cụ mới .
_Sự chấp nhận : cộng đồng và những ngành công nghiệp có liên quan chấp nhận
công cụ như một phương tiện để sự cải thiện môi trường đạt hiệu quả về chi phí
mà không có sự cạnh tranh hoặc những tác động về việc làm , thu nhập và
thương mại mang tính bất lợi .
_Những tác động phân phối : cân nhắc khả năng phát sinh sự chênh lệch trong
phân phối (sự không công bằng trong việc áp dụng đối với các nhóm đối tượng
khác nhau hoặc triển khai ở những địa phương khác nhau ) .
_Sự tăng trưởng phát triển kinh tế : cung cấp môi trường duy trì sự cạnh tranh
thương mại , khuyến khích phát triển công nghiệp và tạo ra công ăn việc làm .

V. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới
1.Nhật Bản
a.Cơ cấu tổ chức

14


Bộ môi trường

Sở tài nguyên và
môi trường

Phòng hoạch
định chính

Đơn vị quản lí

Phòng quản lí chất

chất thải

thải công nghiệp

sác

Bộ môi trường có rất nhiều phòng ban, trong đó có Sở quản lí chất thải và tái
chế có nhiệm vụ quản lí sự phát sinh chất thải, đẩy mạnh việc tái sử dụng và tái
chế ,sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách thích hợp với quan
điểm là bảo tồn môi trường sống và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên .

Ngoài ra có 7 văn phòng môi trường tại các địa phương, giống như các chi
nhánh của Bô môi trường có nhiệm vụ:
-Quản lý chất thải rắn và tái chế.
-Quản lý việc bảo tồn môi trường.
-Bảo tồn và phát triển môi trường tự nhiên.
-Bảo vệ và quản lý đời sống hoang dã
b.Hoạt động
Ban hành các bộ luật về quản lý rác thải và tái chế.

15


Quản lý rác thải theo mô hình 3 R: phân loại rác thải tại hộ gia đình thành 3
loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy, rác khó tái
chế.
c.Hiệu quả hoạt động
theo số liệu của bộ môi trường, hàng năm có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong
đó, phần lớn là rác thải công nghiệp (397tr tấn).Trong đó chỉ có khoảng 5% phải
đưa tới bãi chon lấp , trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại
được xử lý bằng cách đốt , hoặc chon tại các nhà máy xử lý rác.

16


2.Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn tại Singapore
a.Sơ đồ tổ chức
Bộ môi trường và tài
nguyên nước
Sở tài nguyên nước


Sở môi trường

Phòng sức khỏe môi

Phòng bảo vệ môi

trường

trường

Phòng khí tượng

Biện pháp kiểm soát ô nhiễm

Biện pháp bảo tồn tài nguyên

Biện pháp quản lý chất thải
Trung tâm khoa học bảo vệ phóng xạ và
hạt nhân

b.Hoạt động
Xúc tiến 3 R để bảo tồn tài nguyên
Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai, trong thời hạn 7 năm.
Từ năm1989, chính phủ ban hành các quy định y tế công cộng và môi
trường để kiểm soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép.
Theo quy định, các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị
không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân , phải tuân thủ các quy định
về phân loại rác để đốt hoặc đem chon để hạn chế lượng rác tại bãi chon lấp.

17



Quy định các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ được thuê mướn các
dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép
Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng internet công khai
để người dân có thể theo dõi.
Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua
đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện
và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch
vụ.
3.Nhận xét về kinh nghiệm các nước trên thế giới


Hiện nay, việc quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rằn sinh hoạt
đô thị nói riêng ở các nước trên thế giới, người ta áp dụng mô hình chung
dưới đây:

Cách thức quản lý chất thải rắn


Hầu hết các nước đều thực hiện mô hình 3 R



Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc cách tiêu
dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, mua bán sạch…

18





Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho mục đích cũ
hay cho mục đích khác.



Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác.
Ở các nước phát triển, điển hình như Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu,
năng lực quản lý chất thải rắn đã ở mức cao từ việc phân loại rác tại
nguồn , thu gom vận chuyển và xử lý chất thải đã được tổ chức tốt từ các
chính sách pháp luật, công cụ kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn kinh phí
cao và có sự tham gia của nhiểu thành phần xã hội.
Tại các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, ở những nơi công cộng
và các tuyến phố rộng thoáng người ta sử dụng thùng 4 ngăn để thu gom
phân loại rác thải từ khách du lịch, khách vãng lai và khu vực lân cân là
hoàn toàn hợp lý. Mặt khác, do trình độ dân trí cao nên việc bới lượm các
loại vỏ chai, vỏ hộp không diễn ra như ở nước ta. Vì vậy, vấn để thu gom
phân loại rác thải được thực hiện một cách đơn giản hơn so với nước ta.

VI.Ứng dụng trong nước
1. Công cụ tạo ra nguồn thu
a/ Thu phí
Việt Nam đã áp dụng công cụ này như đã trình bày ở trên
b/ Thuế
Việt Nam có thể học hỏi Columbia đánh thuế lên các sản phẩm mà mình
không khuyến khích sản xuất ( xả nhiều chất thải ra môi trường ), khuyến khích
tái chế , tái sử dụng lại . Việc đánh thuế chia ra làm 2 loại :
_Thuế trực thu : đánh vào lượng chất thải độc hại đối với môi trường do
cơ sở sản xuất gây ra.

19


_Thuế gián thu : Đánh vào giá trị sản phẩm hàng hóa gây ra ô nhiễm môi
trường trong quá trình sản xuất.
c/ Những loại quỹ
Việt Nam có “Quỹ Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam’ có chức năng
_Hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vay vốn cho các dự án môi trường vay
vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
_Tài trợ kinh phí cho việc xây dựng, triển khai các dự án huy động nguồn

vốn của Quỹ nhằm thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động xử lý khắc phục ô
nhiễm môi trường, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố, thảm họa môi
trường gây ra; cho các chương trình, kế hoạch, dự án theo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ; cho việc tổ chức các giải thưởng môi trường, các
hình thức khen thưởng nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân điển hình tiên
tiến về bảo vệ môi trường theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường; cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường được quy
định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam.
d/ Nhãn sinh thái
Thực tế hiện nay,nước ta chưa có tổ chức , cơ quan Nhà nước làm nhiệm
vụ tổ chức đánh giá xem sản phẩm nào đủ điều kiện được cấp và phải dán nhãn
sinh thái . Theo ước tính của Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội , thì hiện nay chỉ
có khoảng 5% sản phẩm tiêu dùng , dịch vụ trên thị trường đủ tiêu chuẩn dán
nhãn sinh thái.
Theo thông tư từ Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng –Bộ Khoa học và
Công nghệ , thì năm 2009, sẽ thí điểm dán nhãn sinh thái trên sản phẩm hàng
hóa . Sau đó, năm 2011 sẽ thực hiện trên phạm vi toàn quốc , phấn đấu đến năm
20



2020 sẽ có 10% các sản phẩm , hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng
nội địa được cấp nhãn sinh thái .
Việc áp dụng và hiểu biết về nhãn sinh thái còn nhiều hạn chế, phù hợp với điều
kiện thực tế Việt Nam
Quá trình , thủ tục cấp nhãn sinh thái ,tuân thủ theo 6 nguyên tắc :
Nguyên tắc tự nguyện
Nguyên tắc độc lập
Nguyên tắc phù hợp
Nguyên tắc chính xác
Nguyên tắc công khai và minh bạch
Nguyên tắc tự giám sát và kiểm tra định kì
Tổ chức quản lý nhãn sinh thái : Rút ra từ kinh nghiêm các nước trên thế giới và
điều kiện cụ thể ở Việt Nam .
2. Công cụ kích thích sự đầu tư
Khi quốc hội Việt Nam đưa ra những bộ luật gắt gao về việc đổ chất thải rắn an
toàn kích thích mạnh mẽ các doanh nghiệp sản xuất đầu tư công nghệ xả thải an
toàn và nó cũng mở ra một thị trường kinh doanh đổ chất thải an toàn , các
doanh nghiệp sẽ tranh nhau kinh doanh về lĩnh vưc thu gom ,đổ thải .
3. Công cụ là thay đổi hành vi
a/ Nhóm công cụ hành vi chủ yếu tác động và phụ thuộc vào ý thức của
người dân và nhà doanh nghiệp.
Đầu tiên, cần phải có ý thức tự giác, trách nhiệm và tích cực tham gia của
mọi người. Ở Việt Nam, ý thức về việc bảo vệ môi trường vẫn còn thấp, do sự
21


phát triển quá nhanh của nền kinh tế, mong muốn đạt được lợi nhuận tối ưu nên
dẫn đến việc bảo vệ môi trường nói chung và việc quản lí chất thải rắn bị xem

nhẹ
Biện pháp chính trong nhóm công cụ này là giáo dục, bao gồm cả những
chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng có mục tiêu. Hiện nay ở nước ta,
trong chương trình giáo dục đã có đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào giáo dục,
thế nhưng nó vẫn nằm trên mặt lý thuyết và ít thực hành, cần có nhiều hoạt
động thiết thực hơn , Ví dụ: tổ chức các cuộc thi tái chế từ chất thải rắn, thi đua
thu gom chất thải rắn, v…v. Khi trong ý thức mỗi người có nhận thức tốt về
việc bảo vệ môi trường nói chung thì việc áp dụng các công cụ hành vi và các
công cụ kinh tế khác dễ dàng thực hiện hơn.
Ngoài việc đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào giáo dục ta còn phải đẩy
mạnh vấn đề tuyên truyền trong toàn dân, như phân loại rác thải tại nhà, tổ chức
hoạt động thu gom rác tập thể theo khu vực. Tạo các băng rôn, biểu ngữ ở
những nơi công cộng, Tivi, báo chí. Xây dựng những luật có trách nhiệm pháp
lí cao như phạt tiền khi xả rác nơi công cộng, chôn lấp rác bừa bãi.
b/Việc lập danh sách đen những doanh nghiệp gây ô nhiễm ở Việt Nam :
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Đông Á về bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững được tổ chức sáng 8-10-2008, ông Nguyễn Thế Đồng - phó tổng cục
trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường) - khẳng định: “VN
cương quyết không đánh đổi môi trường lấy lợi nhuận”.
Ông Đồng cho biết Bộ Tài nguyên - môi trường sẽ lập một danh sách
“đen” về những doanh nghiệp trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và sẵn sàng áp
dụng biện pháp đình chỉ sản xuất nếu cố tình vi phạm, cần thiết sẽ xây dựng cơ
chế đủ mạnh để dư luận lên án những hành động ngang nhiên vi phạm Luật bảo
vệ môi trường.

22


Tỉnh Đồng Nai đã tổng kiểm tra hàng loạt doanh nghiệp để xử lý tình trạng gây
ô nhiễm môi trường. Kết quả đợt tổng kiểm tra lớn nhất từ trước đến nay vừa

được Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh này công bố: Có đến 100 doanh nghiệp
phải xử lý.
Sau nhiều lần điều tra, Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) đã có được danh
sách các cơ sở được xem là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Trong tổng số 290 doanh nghiệp bị kiểm tra đã có 100 doanh nghiệp nằm trong
diện phải xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục ô
nhiễm môi trường. Dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm là các doanh nghiệp chế
biến ắc quy, sản xuất thực phẩm nước giải khát, gạch ngói, sắt thép, chế biến
gỗ, chăn nuôi. Những doanh nghiệp bị đưa vào “danh sách đen” lần này đều đã
được nhắc nhở, yêu cầu khắc phục nhiều lần nhưng vẫn cố tình không tuân thủ,
thậm chí có doanh nghiệp không đầu tư các hạng mục công trình xử lý chất thải.
Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai cho biết: Sở sẽ phối hợp với các ban
ngành, tăng cường kiểm tra và sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm luật
môi trường, sẽ kiến nghị UBND tỉnh đình chỉ hoạt động những doanh nghiệp
nào không chấp hành, gây ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bị đưa vào "danh sách đen" gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã tích cực khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường do sản xuất gây ra. Điển hình như
Công ty cổ phần Tấm lợp và vật liệu xây dựng Đồng Nai cũng đầu tư cải tạo hệ
thống đường ống công nghệ và các công trình xử lý chất thải, thực hiện giải
pháp tái sử dụng nguồn nước thải và lượng chất thải rắn phát sinh trong quá
trình sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm ra môi trường ngoài. Sau khi đưa vào vận
hành hệ thống xử lý chất thải nêu trên, toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh từ
23


quy trình sản xuất tấm lợp fibrô ximăng đã được tái sử dụng hoàn toàn, lượng
nước thải được thu hồi về hồ chứa với dung tích 7.000 m3 để xử lý, sau đó sử
dụng trở lại. Hiện nay, công ty tiến hành lập hồ sơ xin chứng nhận rút khỏi
"danh sách đen" gây ô nhiễm.

Qua kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành Sở Tài nguyên Môi trường
tỉnh Đồng Nai, một số công ty, nhà máy như: Supe Phốt phát Long Thành,
Công ty Cao su Đồng Nai, doanh nghiệp tư nhân Donaton, bệnh viện đa khoa
khu vực Long Thành, bãi rác Trảng Dài... đã thực hiện tốt việc kiềm chế gây ô
nhiễm môi trường. Nhờ đầu tư, cải tiến công nghệ, nhà mày Supe Phốt phát
Long Thành đã từng bước giảm được lượng So2 trong khí thải. Các chất thải
rắn như: canxi sunphat, bùn Apatit, oxit sillic... đã được thu gom qua quy trình
xử lý để tái sử dụng.
c/Những luật có trách nhiệm pháp lý cao
Luật pháp Việt Nam qui định
MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN
Điều 5. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định như
sau:
1. Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở
kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: không quá 40.000
đồng/tấn.
2. Đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/tấn.
Điều 6. Căn cứ quy định về mức thu phí tại Điều 5 Nghị định này và điều kiện
thực tế về xử lý, tiêu huỷ chất thải rắn ở địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi
24


trường áp dụng đối với từng loại chất thải rắn, ở từng địa bàn và từng loại đối
tượng nộp phí tại địa phương.
Điều 7. Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là khoản thu ngân sách nhà
nước, được quản lý, sử dụng như sau:
1. Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang
trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số

57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 và khoản 5 Điều 1 Nghị định số
24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.
2. Phần còn lại là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (một trăm phần
trăm) để chi dùng cho các nội dung sau đây:
a) Chi phí cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, như: đốt,
khử khuẩn, trung hoá, trơ hoá, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đảm bảo có sự
kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình xử lý chất thải;
b) Chi hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, bao gồm cả hoạt động tuyên
truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phân loại chất thải
rắn ngay tại nguồn;
c) Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử
dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn.
Căn cứ quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, pháp luật phí và lệ phí và
quy định tại Điều này, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định việc quản lý, sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất
thải rắn cho phù hợp.

25


×