Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.68 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
Bảo vệ môi trường đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của
mọi quốc gia trên thế giới, dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. sự ơ
nhiễm, suy thối và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao
đang đặt con người trước nguy sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Nguy cơ mơi
trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống
hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với
sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam nằm
trong những nước đang phát triển và cũng đang phải đương đầu với những thách
thức to lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với thế giới. Quá trình
hội nhập ngày càng sâu rộng và hiệu quả của Việt Nam với kinh tế thế giới đã
đem lại những thành tựu to lớn cho đất nước ta, góp phần giải quyết các vấn đề
xã hội như xóa đói giảm nghèo, công ăn việc làm, bảo vệ môi trường, củng cố an
ninh quốc phòng... Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, q trình hội nhập
kinh tế quốc tế cũng gây ra nhiều áp lực với môi trường, trong đó phải kể đến sự
gia tăng nguy cơ ơ nhiễm mơi trường từ bên ngồi, chất lượng mơi trường suy
thối, tài nguyên môi thiên nhiên cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị đảo lộn… Từ đó
vấn đề bảo vệ mơi trường càng trở nên bức thiết.
Hiện nay, bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những chính sách
quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi
trường đã được Đảng và Nhà nước đẩy mạnh, nhất là trong lĩnh vực quản lý chất
thải- lĩnh vực có nguy cơ gây ơ nhiễm cao. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật trong lĩnh vực này. Thông qua những văn bản pháp luật đó, chúng ta
có thể đánh giá được chính sách mơi trương của Đảng, Nhà nước ta.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về những quy định của pháp luật Việt Nam
về bảo vệ mơi trường nói chung và về quản lý chất thải nói riêng, em quyết định

1



chọn để tài: “Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp
luật trong lĩnh vực quản lý chất thải” làm bài tập học kỳ. Tuy nhiên, do kiến thức
bản thân còn hạn chế nên trong bài còn rất nhiều sai sot, em mong nhận được sự
chỉ bảo của thầy cơ để bài làm thêm hồn chỉnh.
Em xin cảm ơn!

2


NỘI DUNG
I. Một số vấn đề chung về chất thải và quản lý chất thải.
1. Chất thải
*Khái niệm chất thải
Theo quy định tại điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì “chất thải là
vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt, hoặc các hoạt động khác”. Do đó có thể hiểu một vật có phải là chất thải
hay khơng phụ thuộc vào ý chí của người sở hữu vật đó. Sự tồn tại của chất thải
sẽ đồng nghĩa với nhu cầu loại bỏ nó hay biến đổi nó thành một dạng vật chất
khác có ích cho đời sống con người. Theo Công ước Basel (1989) chất thải được
định nghĩa như sau: “Phế thải là các chất hoặc các đồ vật mà người ta tiêu hủy,
có quyết định tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy theo các điều khoản của luật lệ quốc
gia”. Như vậy có nghĩa là chất thải là sản phẩm phụ của các hoạt động của con
người. Nó khơng cịn giá trị sử dụng đối với con người và bị loại ra khỏi cuộc
sống.
Nhìn chung, dù được định nghĩa bởi nhiều quan điểm khác nhau song về
cơ bản có thể hiểu một cách khái quát chất thải là một dạng vật chất phức tạp,
chứa đựng những yếu tố khơng có lợi cho sức khỏe và mơi trường sống của con
người. Do đó cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các loại chất thải để phân
loại và áp dụng các biện pháp xử lý, kiểm soát chất thải phù hợp mang tính
chuyên trách, nhằm loại bỏ khả năng gây hại của các loại chất thải.

* Phân loại chất thải.
Tùy vào từng tiêu chí chất thải có thể phân chia thành nhiều loại khác
nhau. Cụ thể:
- Căn cứ vào nguồn phát sinh, chất thải gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải
y tế, chất thải công nghiệp.

3


- Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường
xung quanh, chất thải gồm: Chất thải thông thường và chất thải nguy hại.
- Căn cứ vào trạng thái tồn tại, chất thải gồm: chất thải rắn, chất thải lỏng,
chất thải khí.
2. Quản lý chất thải
Theo điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 thì “quản lý chất thải là
họat động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý,
tiêu hủy, thải loại chất thải”. Cịn theo Cơng ước Basel (1989) thì “quản lý chất
thải” là việc thu thập, vận chuyển và tiêu hủy các phế thải nguy hiểm hoặc các
phế thải khác, bao gồm cả việc giám sát các địa điểm tiêu hủy. Như vậy, có thể
hiểu quản lý chất thải nói chung là một quy trình khép kín và tuần tự, chúng ln
chịu sự giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu. Việc quản lý chất thải được thực
hiện bởi nhiều hoạt động khác nhau. Những tác động này phải ln đảm bảo có
sự gắn kết, chặt chẽ và tuần tự nhằm tiêu hủy triệt để sự nguy hại của chất thải từ
giai đoạn phát sinh đến giai đoạn xử lý và tiêu hủy hoàn tồn.
Quản lý chất thải có thể hiểu là một q trình tổng hợp của nhiều hoạt
động khơng tách rời, bao gồm:
- Hoạt động thu gom chất thải: là việc thu gom, phân loại, đóng gói, lưu
giữ tạm thời chất thải tại các địa điểm hoặc cơ sở đã được chấp nhận. Đây là
giai đoạn đầu tiên, không thể thiếu trong quá trình quản lý chất thải, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải.

- Hoạt động lưu giữ chất thải: là việc lưu giữ và bảo quản chất thải trong
một thời gian nhất định với những điều kiện cần thiết để đảm bảo khơng rị rỉ,
phát tán, thất thốt ra mơi trường cho đến khi chất thải được vận chuyển đến các
địa điểm hoặc cơ sở tiêu hủy được chấp nhận.

4


- Hoạt động vận chuyển chất thải: là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi
phát sinh đến nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thải. Đây là giai đoạn cần thiết để
q trình kiểm sốt chất thải được triệt để và chặt chẽ hơn.
- Hoạt động xử lý chất thải: là q trình sử dụng cơng nghệ hoặc biện
pháp kỹ thuật (kể cả việc thu hồi, tái chế, tái sử dụng, thiêu đốt chất thải) làm
thay đổi các tính chất và thành phần của chất thải nhằm làm mất hoặc giảm mức
độ gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
- Hoạt động tiêu hủy chất thải: là q trình sử dụng cơng nghệ nhằm cô
lập (bao gồm cả chôn lấp) chất thải làm mất khả năng gây nguy hại đối với môi
trường và sức khỏe con người.
Tất cả những hoạt động trên đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hoạt
động trước là cơ sở cho hoạt động sau này có thể diễn ra. Do đó, để quản lý chất
thải một cách hiệu quả cần phải quản lý tốt tất cả các khâu, từ khâu thu gom đến
khâu tiêu hủy chất thải.

II. Thực trạng chất thải và pháp luật quản lý chất thải trong thời
kỳ hội nhập kinh tế ở Việt Nam.
1. Thực trạng chất thải trong thời kỳ hội nhập kinh tế ở Việt Nam.
Những năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ, đời sống
của nhân dân ngày càng được cải thiện. Nhưng đi cùng với sự phát triển đó là
mức độ ơ nhiễm mơi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Hàng năm, chúng ta
đổ ra môi trường một khối lượng rác thải khổng lồ, phần lớn trong số đó chưa

được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để. Theo thống kê trong Báo cáo Diễn biến môi
trường Việt Nam năm 2004 do Bộ tài nguyên môi trường, Ngân hàng Thế giới
(WB) cùng Cơ quan phát triển quốc tế Canada thực hiện thì mỗi năm Việt Nam
thải ra trên 15 triệu tấn chất thải, trung bình là 49134 tấn/ ngày bao gồm: Chất
thải công nghiệp là 26877 tấn/ ngày, chất thải sinh hoạt là 21220 tấn/ ngày, chất
thải y tế là 240 tấn/ ngày, cùng hàng nghìn m3 nước thải và khí thải từ các nhà
5


máy, xí nghiệp, cơng trường, bệnh viện... thải ra mơi trường (2).Phần lớn chúng
đều chưa được xử lý và trở thành nguy cơ lớn tới sức khỏe và môi trường sống
hiện nay. Theo số liệu của WB cung cấp, ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 24% tổng dân số nhưng lại có đến hơn 6 triệu tấn
chất thải mỗi năm, chiếm khoảng 40% lượng chất thải của cả nước.
Lượng chất thải phát sinh trong thời kỳ hội nhập kinh tế vẫn không ngừng
tăng lên song việc thu gom còn chưa được thực hiện toàn diện. Khối lượng chất
thải được xử lý hầu như khơng đáng kể. Theo WB thì chỉ có gần 3/4 lượng rác
thải ở các đô thị và 1/5 lượng rác thải ở nơng thơn được thu gom, chỉ có khoảng
1/5 số điểm tiêu hủy rác trên cả nước là hợp vệ sinh cịn chủ yếu là các bãi chơn
lấp được vận hành khơng đúng kỹ thuật. Hình thức tiêu hủy rác thải chủ yếu là
đổ ở các bãi rác lộ thiên rồi đem đốt, gây ô nhiễm môi trường cho vùng dân cư
xung quanh. Bên cạnh đó, nước ta cịn thiếu những hệ thống xử lý chất thải cơng
nghiệp nguy hại và các cơ chế khuyến khích việc thực hiện những biện pháp tiêu
hủy an tồn.
Ngồi ra, lượng khí thải trên đất nước ta khi phát sinh đều chưa được qua
bất kỳ một khâu xử lý nào khiến cho mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm nặng nề.
Khơng khí chủ yếu bị ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trung bình một ngày thường
vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần. Mặt khác, nước thải cũng đang là
một vấn đề bức xúc hiện nay. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có trạm
xử lý nước thải. Hàng nghìn m3 nước thải có chứa các chất độc hại được thải

trực tiếp ra sơng ngịi gây ơ nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, nước thải bệnh viện
cũng chưa được xử lý, như tại Hà Nội mỗi ngày có hàng trăm nghìn m3 nước thải
nhưng hệ thống xử lý chỉ đáp ứng được 25% tổng số nước thải đó.
Như vậy, cùng với sự phát triển đáng kể của nền kinh tế, thực trạng chất
thải đang là một vấn đề bức xúc hiện nay, đặc biệt là tại các thành phố lớn có
mật độ dân số cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, Hải Phòng...
6


Những ngun nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ơ nhiễm nặng nề do chất
thải này, cụ thể là:
- Do những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Cùng với sự phát
triển và mở rộng của các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, khu chế
xuất, các loại chất thải ngày càng tăng lên trong khi hầu hết các quá trình quản
lý chất thải tại Việt Nam chưa được đầu tư đúng mức, những giải pháp để quản
lý và kiểm sốt chất thải cịn thiếu sự quan tâm của cơ quan chức năng và toàn
xã hội.
- Ý thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung và vệ sinh rác thải
nói riêng của người dân còn chưa cao. Kiến thức về rác thải còn hạn chế, trong
khi đó ngành vệ sinh mơi trường vốn cũng chưa hoàn thiện.
- Một nguyên nhân nữa là do sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật về
chất thải ở Việt Nam.
- Nguyên nhân cuối cùng là do sự lạc hậu về trình độ khoa học kỹ thuật,
phương tiện, thiết bị chuyên dụng, vốn đầu tư cho các dự án, các hoạt động về
kiểm soát chất thải, thiếu nhân lực có trình độ chun mơn về vấn đề này.
2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý chất thải trong thời kỳ
hội nhập kinh tế
a) Các quy định pháp luật chung
* Đối với cá nhân, tổ chức: Điều 66, 68 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy

định, các cá nhân, tổ chức trong hoạt động của mình mà làm phát sinh chất thải
thì phải có những trách nhiệm sau:
- Áp dụng các biện pháp làm giảm thiểu phát sinh chất thải: Các biện pháp
giảm thiểu việc phát sinh chất thải rất đa dạng, từ việc áp dụng các biện pháp
khoa học kỹ thuật, sử dụng tiết kiệm ngun, nhiên, vật liệu; sử dụng vật liệu
bao bì đóng gói cho tới các biện pháp quản lý; áp dụng các phương pháp sản
xuất sạch hơn, sử dụng công nghiệ sạch trong sản xuất... Các biện pháp giảm
7


thiểu chất thải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý chất thải
bởi nó loại trừ được nguyên nhân làm phát sinh chất thải.
- Có biện pháp thu gom đến mức tối đa lượng chất thải mà mình tạo ra:
Trong trường hợp khơng thể loại trừ việc phát sinh chất thải, người sản sinh chất
thải có trách nhiệm thu gom chất thải, không được để chất thải thốt ra ngồi
mơi trường. Khả năng thực hiện biện pháp thu gom phụ thuộc vào dạng tồn tại
của chất thải. Thực hiện biện pháp thu gom chất thải là điều kiện để thực hiện
các nghĩa vụ tiếp theo của người sản sinh chất thải.
- Phân loại chất thải ngay từ nguồn: Việc phân loại chất thải từ nguồn
nhằm mục đích tránh tình trạng lây nhiễm các chất độc hại từ chất thải này sang
chất thải khác và phục vụ cho hoạt động tái chế, tái sự dụng chất thải. Phân loại
chất thải ngay từ nguồn áp dụng chủ yếu với chất thải rắn. Có nhiều tiêu chí
khác nhau để tổ chức việc phân loại chất thải, phân loại giữa chất thải độc hại
và chất thải không độc hại, phân loại chất thải có thể hay khơng thể tái chế, tái
sử dụng... Quá trình phân loại chất thải để tái chế, tái sử dụng nhằm mục đích
giảm lượng chất thải phải xử lý tiêu hủy.
- Có trách nhiệm xử lý chất thải: Trách nhiệm xử lý chất thải là trách
nhiệm của người sản sinh ra chất thải. Người sản sinh chất thải có thể tự mình
thực hiện các biện pháp xử lý như chôn lấp, đốt... hoặc phải chi trả chi phí để xử
lý. Trong trường hợp người sản sinh chất thải khơng có thiết bị xử lý thì phải có

hợp đồng với một đơn vị có chức năng quản lý chất thải để thu gom và xử lý
triệt để; và phải trả chi phí quản lý và xử lý chất thải.Việc áp dụng các biện pháp
xử lý phải phù hợp với các yêu cầu của pháp luật, không được làm ơ nhiễm mơi
trường.
Ngồi ra, pháp luật cịn quy định các tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt
động lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải phải sử dụng phương tiện, cơng nghệ
thích hợp nhằm phịng tránh ơ nhiễm môi trường. Thông thường, các doanh
nghiệp thực hiện hoạt động lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải là loại hình
8


doanh nghiệp cơng ích, chịu sự quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân các
cấp. Tuy nhiên trong xu thế xã hội hóa cơng tác bảo vệ mơi trường, Nhà nước
khuyến khích các loại hình doanh nghiệp, các tổ chức tự quản tham gia vào hoạt
động này. Thực thế trong thời gian qua tại các địa phương như Lạng Sơn, Hà
Nội và một số tỉnh, thành phố khác đã chứng minh hiệu quả rõ rệt về kinh tế và
mơi trường khi đa dạng hóa các hình thức hoạt động lưu giữ, vận chuyển và xử
lý chất thải.
Bên cạnh đó, theo điều 67 Luật bảo vệ mơi trường 2005 chủ các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ còn phải có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn
sử dụng hoặc thải bỏ dưới đây:
- Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Pin, ắc quy.
- Thiết bị điện tử, điện dân dụng và cơng nghiệp.
- Dầu nhớt, mỡ bơi trơn, bao bì khó phân hủy trong tự nhiên.
- Sản phẩm thuốc, hóa chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thủy
sản, thuốc chữa bệnh cho người.
- Phương tiện giao thông.
- Săm, lốp.
- Sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

*Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Các cơ quan quản lý Nhà nước
có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực thi nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân.
Cụ thể là theo điều 69 Luật bảo vệ môi trường 2005, Ủy ban nhân dân các cấp
có trách nhiệm:
- Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt, xây
dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, khu chôn lấp chất thải.

9


- Đầu tư, xây dựng, vận hành các cơng trình công cộng, phục vụ quản lý chất
thải thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Kiểm tra, giám định các chương trình quản lý chất thải của tổ chức, cá nhân
trước khi đưa vào sử dụng.
- Ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý
chất thải theo quy định của pháp luật.
b) Các quy định pháp luật cụ thể:
Các quy định pháp luật cụ thể về quản lý chất thải trong thời kỳ hội nhập
được chia làm 5 nhóm căn cứ vào các loại chất thải. Các quy định này đều được
nêu chi tiết tại Luật Bảo vệ môi trường 2005, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày
9/4/2007 về quản lý chất thải rắn và một số nghị định có liên quan. Cụ thể như
sau:
* Các quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại:
Tại điều 70 Luật bảo vệ môi trường 2005, pháp luật đã quy định cụ thể về
việc các tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp
nhận quản lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chun mơn
về bảo vệ mơi trường cấp tỉnh. Ngồi ra, Bộ Tài ngun và Mơi trường có trách
nhiệm phổ biến điều kiện về năng lực và hướng dẫn việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp
phép, mã số hành nghề quản lý chất thải nguy hại cho những tổ chức, cá nhân đủ
điều kiện về năng lực quản lý chất thải.

Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý chất thải
nguy hại cũng được quy định cụ thể tại điều 71, 72, 73 Luật bảo vệ môi trường
2005. Các hoạt động này đều phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất
định và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo yêu cầu luật định.
Theo điều 74, 75 tại Luật này, cơ sở xử lý chất thải nguy hại và khu chôn
lấp chất thải nguy hại cũng được quy định với các điều kiện nghiêm ngặt về

10


cơng nghệ cũng như quy trình, thủ tục tiến hành xử lý chất thải để đáp ứng được
các yêu cầu bảo vệ mơi trường.
Ngồi ra, pháp luật cịn chỉ rõ Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với Bộ
Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể
quốc gia về thu gom, xử lý, chơn lấp chất thải nguy hại trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn
lấp chất thải nguy hại được quy định tại điều 76 Luật bảo vệ mơi trường 2005.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng xây dựng khu chơn lấp
chất thải nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt.
* Các quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường:
Theo điều 77 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và điều 3 Nghị định số
59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn thì chất thải rắn thơng thường gồm chất
thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng và chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp.
Điều 78 và điều 79 Luật bảo vệ môi trường là các quy định về thu gom,
vận chuyển chất thải rắn thông thường và tiêu chuẩn về cơ sở tái chế, tiêu hủy,
khu chôn lấp chất thải rắn thông thường để đảm bảo thực hiện hoạt động quản lý
chât thải rắn thơng thường một cách hiệu quả. Ngồi ra, pháp luật còn quy định
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng, quản lý
các cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường trên địa bàn.
Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với Bộ Tài ngun và Mơi trường quy định

tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu
chôn lấp chất thải rắn thông thường.
Tại điều 80, Luật bảo vệ môi trường 2005 đã quy định về nội dung xây
dựng quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thơng
thường. Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng,
tổ chức xây dựng và quản lý các cơ sở thu gom, tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp
chất thải rắn thông thường trên địa bàn theo quy hoạch đã được phê duyệt. Bộ

11


Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy
hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn
thơng thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
* Các quy định pháp luật về quản lý nước thải:
Điều 81 Luật bảo vệ môi trường 2005 đã đưa ra các quy định về thu gom,
xử lý nước thải đối với từng loại nước thải, đó là:
- Đối với hệ thống nước thải ở các khu đô thị và khu dân cư tập trung phải
được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường.
- Đối với nước tải của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hay khu sản
xuất kinh doanh, dịch vụ phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được thì được thu gom, xử
lý theo quy định về quản lý chất thải rắn thông thường.
- Đối với nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được thu gom, xử lý
theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Luật bảo vệ mơi trường 2005 cịn chỉ ra những đối tượng bắt buộc phải có
hệ thống xử lý nước thải và những tiêu chuẩn cụ thể của các hệ thống đó để đáp
ứng u cầu bảo vệ mơi trường nước trong sạch (điều 82). Ngoài ra, chủ quản lý
hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau
khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt

động của hệ thống xử lý nước thải.
* Các quy định pháp luật về quản lý và kiểm sốt bụi, khí thải, tiếng ồn, độ
rung, ánh sáng, bức xạ:
Hoạt động quản lý và kiểm soát bụi và khí thải được quy định tại điều 83
Luật bảo vệ môi trường 2005. Pháp luật quy định trách nhiệm đối với các tổ
chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có phát tán bụi, khí thải vào mơi trường;
khuyến khích hạn chế các phương tiện, thiết bị có thải khí bụi, độc hại ra môi

12


trường; thực hiện các biện pháp giảm thiểu khí thải bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi
trường.
Điều 84 Luật này quy định về quản lý chất thải gây hiệu ứng nhà kính,
phá hủy tầng ơ zơn. Đây là cơng tác thuộc thẩm quyền của Nhà nước nhưng Nhà
nước cũng khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm thiểu khí
thải gây hiệu ứng nhà kính.
Việc hạn chế tiếng ồn, ánh sáng, rung động, bức xạ được pháp luật quy
định tại điều 85 Luật bảo vệ môi trường 2005. Ngồi ra, tại điều này, pháp luật
cịn cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc
sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định
của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, thông qua hệ thống các quy phạm pháp luật về hoạt động bảo vệ
môi trường, đặc biệt là quản lý chất thải ta đã phần nào hiểu được việc bảo vệ
mơi trường nói chung cũng như hoạt động quản lý chất thải nói riêng trong thời
kỳ hội nhập đã được Đảng, Nhà nước và toàn dân ngày càng quan tâm, chú ý.
Qua đó, ta có thể thấy để công tác quản lý chất thải trong thời kỳ hội nhập kinh
tế thu được hiệu quả thì cần phải áp dụng những quy định trên vào thực tiễn đời
sống một cách triệt để, mạnh mẽ.


III/ Đánh giá hoạt động quản lý chất thải bằng pháp luật ở Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế:
1/ Những thành tựu:
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, nước ta đã kế thừa được nhiều
thành tựu của các nước phát triển đi trước trên thế giới ở rất nhiều lĩnh vực trong
đó có lĩnh vực lập pháp. Đối với các quy định pháp luật về môi trường ở nước ta,
chúng ta đã may mắn kế thừa được những kỹ thuật lập pháp ưu việt của các
nước bạn như Pháp, Đức... Nhờ vậy mà hệ thống pháp luật của chúng ta về môi
trường cũng như về hoạt động quản lý chất thải tương đối hoàn thiện.
13


Hệ thống văn bản pháp luật về chất thải ở nước ta trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa này được ban hành tương đối đầy đủ; được bổ sung
thêm nhiều những quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn về quyền và nghĩa vụ của các
tổ chức, cá nhân có liên quan cũng như chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ
quan quản lý có thẩm quyền. Về cơ bản, hệ thống pháp luật có liên quan tới lĩnh
vực này đã trở thành một trong những công cụ hữu hiệu, góp phần nâng cao hiệu
quả của cơng tác quản lý chất thải trên phạm vi cả nước.
Hội nhập kinh tế làm cho kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ, ngân sách
Nhà nước gia tăng tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nước có kinh phí để vận
dụng các quy định pháp luật, có những hoạt động quản lý thiết thực như tổ chức,
tuyên tuyên, giáo dục, tập huấn, hướng dẫn về chun mơn nghiệp vụ, có sự
phối hợp giữa các cơ quan... Từ đó, các cơ quan Nhà nước có thể kiểm tra, giám
sát các quy định pháp luật trong việc thực hiện trong thực tế.
2/ Những khó khăn:
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng công tác bảo vệ
môi trường mà cụ thể là quản lý chất thải ở Việt Nam bằng pháp luật cũng như
bằng các biện pháp khác trong thời kỳ hội nhập kinh tế còn gặp một số khó
khăn:

- Hệ thống pháp luật có liên quan đến chất thải chưa đồng bộ và khơng
đầy đủ; cịn thiếu nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành về chất thải từ đó
gây khó khăn cho cơ quan quản lý cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan
khi tiến hành áp dụng các quy định này.
- Công tác xã hội hóa quản lý chất thải cịn yếu kém. Các đơn vị, tổ chức
tham gia hoạt động quản lý chất thải ở các tỉnh và thành phố trong cả nước đều
là các doanh nghiệp cơng ích và đơn vị hành chính có thu. Nhà nước gần như
bao cấp tồn bộ hệ thống quản lý rác thải, mà trong tương lai chất thải có nguy

14


cơ gia tăng, như vậy cơ chế bao cấp này của Nhà nước sẽ không thể quản lý
được hết số lượng rác thải phát sinh.
- Một khó khăn nữa là nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi
trường và quản lý chất thải nói chung và nhiều lĩnh vực chất thải nói riêng là yếu
kém. Phần lớn người dân cịn thiếu ý thức pháp luật về giữ gìn vệ sinh mơi
trường và các vấn đề kiểm sốt chất thải. Người dân hầu hết quan niệm đó là
cơng việc của Nhà nước, của pháp luật. Hiểu biết của người dân về nguy cơ và
tác hại của chất thải còn sơ sài và hạn chế. Vì vậy dẫn đến tình trạng xả rác tràn
lan, bừa bãi là phổ biến. Nếu tiếp tục duy trì tình trạng xả thải vơ ý thức như hiện
nay, người Việt Nam có nguy cơ sống cùng với rác thải của chính mình.
- Vấn đề vốn, cơng nghệ, trình độ khoa học kỹ thuật cịn gặp nhiều khó
khăn. Về cơ bản, tài chính cho đầu tư, xử lý chất thải còn hạn hẹp trong khi nhu
cầu quản lý địi hỏi phải có đầu tư lớn và tập trung. Phần lớn trang thiết bị, công
nghệ trong quản lý chất thải của ta cịn lạc hậu, vì vậy việc lựa chọn công nghệ
sao cho vừa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, vừa phù hợp với điều kiện ở Việt Nam
là rất khó. Chúng ta chưa đủ điều kiện để mua sắm các công nghệ tiên tiến,
phương tiện chuyên dùng hiện đại. Các cơng trình, kế hoạch, dự án đầu tư cịn
thiếu kinh phí. Nhà nước vẫn chưa có các cơ chế về tài chính đầu tư tạo điều

kiện và hỗ trợ cho các cơ sở có nhu cầu về xử lý chất thải, đó là chưa kể đến sự
yếu kém về trình độ khoa học kỹ thuật, sự hạn chế về trình độ quản lý.
Ngồi những vấn đề trên, q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và tồn
cầu hóa cũng là một thách thức lớn đối với sự phát triển chung của toàn xã hội.
Thời gian tới, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cần có những giải pháp
hữu hiệu nhằm tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, khai thác hiệu quả sự hỗ trợ
của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể hịa
nhập cùng cộng đồng thế giới, từ đó tồn cầu hóa cơng tác bảo vệ môi trường và
quản lý chất thải.

15


IV/ Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất thải
bằng pháp luật trong thời kỳ hội nhập kinh tế:
Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý chất thải tuy đã được ban hành
nhưng vẫn cịn sơ sài và chưa đồng bộ. Vì vậy, việc hồn thiện hệ thống pháp
luật, cơ chế, chính sách về quản lý chất thải là vô cùng cần thiết, trước mắt là
cần có sự sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ môi trường 2005, cụ thể là phần quy định
về quản lý chất thải.
Ngoài ra, Đảng và Nhà nước cũng cần chú ý kiện toàn và tăng cường năng
lực tổ chức bộ máy Nhà nước, đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý
Nhà nước về quản lý chất thải từ Trung ương đến cơ sở. Cần xác định rõ trách
nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ quản lý chất thải cũng như bảo
vệ môi trường giữa các ngành, các cấp. Xây dựng và phát triển các cơ chế giải
quyết vấn đề môi trường liên ngành, liên vùng. Chú trọng xây dựng năng lực
ứng phó sự cố môi trường, chất thải.
Kết hợp với công tác chỉ đạo, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cịn
cần tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; quy định và áp dụng các
chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Sớm xây dựng, ban hành quy định giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
Giải pháp tăng cường công tác quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cũng như hồn thiện hơn nữa hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất
thải là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác
quản lý môi trường bằng pháp luật trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

16


KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng, quản lý chất thải là một vấn đề phức tạp. Hiện nay, đất
nước ta đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế
giới. Quá trình hội nhập đã đem lại cho nước ta nhiều thuận lợi, thời cơ để phát
triển đất nước. Nhưng bên cạnh đó, q trình hội nhập cũng đã đem lại những
thách thức trên nhiều lĩnh vực, trong đó có mơi trường. Hiện nay, bảo vệ môi
trường đang là vấn đề bức thiết của nước ta. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong
việc bảo vệ môi trường nhưng hiện nay môi trường ở Việt Nam vẫn đang xuống
cấp một cách nhanh chóng. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm
bảo vệ mơi trường, trong đó biện pháp quản lý chất thải là một biện pháp quan
trọng, đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về quản lý chất thải
vẫn cịn có nhiều bất cập, hạn chế, khiến cho biện pháp này vẫn chưa đem lại
được hiệu quả như mong muốn. Do đó, trong thời gian tới, một yêu cầu cấp bách
là cần nhanh chóng hồn thiện những quy định của pháp luật về quản lý chất thải
nhằm phát huy tối đa hiệu quả mà biện pháp này mang lại.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Sách:
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật mơi trường, Nxb Cơng an
nhân dân, Hà Nội 2006.
- Đại học Huế, Giáo trình Luật mơi trường – ThS. Nguyễn Văn Phương.
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (phần
luật môi trường), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 1999.

* Văn bản quy phạm pháp luật:
- Luật bảo vệ môi trường 2005.
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ra ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn.
- Nghị quyết số 41/2004/NQ-TW ra ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về
bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đấy
nước.

* Các tài liệu khác:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 – 2010 và Kế hoạch 5
năm 2001 – 2005.
- Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2005, năm 2006.
- Biên bản phiên họp tồn thể ISGE 2007, chủ đề “Cơng tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam”.
- Các bài báo, trang web khác có liên quan...

18


Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 do Bộ tài nguyên môi trường, Ngân hàng Thế
giới (WB) cùng Cơ quan phát triển quốc tế Canada thực hiện
(2)




×