Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore trong những năm gần đây và định hướng cho những năm tiếp theo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.01 KB, 43 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, quốc tế hóa – toàn cầu hóa đang là một xu thế chung trên thế giới.
Trong đó, thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng đóng vai trò mũi nhọn
thúc đẩy nền kinh tế trong nước, tạo dựng mối quan hệ ngoại giao với các nước
trên thế giới, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng được tiềm năng
về vốn, khoa học kỹ thuật và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành mở rộng quan hệ hợp tác với hầu hết các
nước trên thế giới. Đó là con đường duy nhất để Việt Nam có thể thu hút đầu tư,
phát triển kinh tế và tạo ra được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất. Song cái gì
cũng có tính hai mặt của nó, hoạt động thương mại càng mở rộng và tự do hóa thì
càng gây áp lực cho các nước có nền kinh tế vẫn còn lạc hâu, chưa phát triển. Việc
lựa chọn một thị trường kinh tế thích hợp để mở rộng quan hệ mua bán, trao đổi
hàng hóa dịch vụ và thu hút được nguồn vốn đầu tư là vô cùng nan giải. Chính vì
vậy, phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trên thế
giới là vô cùng cần thiết, qua đó có thể đề ra các giải pháp hữu hiệu để phát triển
hơn nữa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Do vậy, nhóm em mạnh dạn lựa chọn chủ đề:“Quan hệ thương mại Việt
Nam – Singapore” qua đó tập trung phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt
Nam – Singapoe, đánh giá những tác động của mối quan hệ này từ đó xác định
triển vọng của mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước, xác định rõ hơn quan điểm và
đưa ra những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy mối quan hệ này trong tương lai.

2


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT


NAM - SINGAPORE
I.1.
I.1.1.

Cơ sở lý luận
Những vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế
Định nghĩa
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua
buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan
trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế,
phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Ngày nay, thương mại quốc tế không
chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc
gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy, phải coi thương mại quốc tế như một
tiền đề một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối
ưu sự phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế.
Thương mại quốc tế một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất
nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác, phải tính
đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội. Phải luôn luôn tính
toán cái có thể thu được so với cái giá phải trả khi tham gia vào buôn bán và phân
công lao động quốc tế để có đối sách thích hợp.
Điều kiện để thương mại quốc tế tồn tại và phát triển là:
-

Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kèm theo đó là sự
xuất hiện của tư bản thương nghiệp.

-

Có sự ra đời của nhà nước và sự phân công lao động quốc tế.
Các lý thuyết thương mại quốc tế


3




Chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương ở Châu Âu đã phát triển từ giữa thế kỷ XV đến giữa

thế kỷ XVIII, với nhiều đại biểu khác nhau: Jean Bodin, Melon, Jully, Colbert
(Pháp),… Nội dung chính của thuyết này là: Vàng, bạc là tiền tệ, là biểu hiện của
sự giàu có. Mỗi quốc gia muốn đạt được sự thịnh vượng trong phát triển kinh tế thì
phải gia tăng khối lượng tiền tệ bằng phát triển ngoại thương và mỗi quốc gia chỉ
có thể thu được lợi ích từ ngoại thương nếu cán cân thương mại mang dấu dương
(hay giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu).
Đây đã là những tư tưởng đầu tiên của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển
nghiên cứu về hiện tượng và lợi ích của ngoại thương. Ngoài ra, những người trọng
thương cũng sớm nhận thức được vai trò qua trọng của nhà nước trong quản lý,
điều hành trực tiếp các hoạt động kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế quan,
bảo hộ mậu dịch trong nước... để bảo hộ các ngành sản xuất non trẻ, kiểm soát
nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu.


Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith.
Trong cuốn sách “Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc giàu có của các quốc

gia”, Adam Smith đã đề cao vai trò của thương mại, song khác với sự phiến diện
của trọng thương đã tuyệt đối hoá quá mức vai trò ngoại thương, ông cho rằng
ngoại thương có vai trò rất to lớn nhưng không phải nguồn gốc duy nhất của sự
giàu có. Sự giàu có không phải do ngoại thương mà là do công nghiệp, tức là do

hoạt động sản xuất đem lại chứ không phải do hoạt động lưu thông. Theo ông, hoạt
động kinh tế (bao gồm cả hoạt động sản xuất và lưu thông) phải được tiến hành một
cách tự do, do quan hệ cung cầu và biến động giá cả thị trường quy định.
Theo Adam Smith, sức mạnh làm cho nền kinh tế tăng trưởng là do sự tự do
trao đổi giữa các quốc gia, do đó mỗi quốc gia cần chuyên môn vào những ngành
4


sản xuất có lợi thế tuyệt đối, nghĩa là phải biết dựa vào những ngành sản xuất có
thể sản xuất ra những sản phẩm có chi phí sản xuất nhỏ hơn so với quốc gia khác,
nhưng lại thu được lượng sản phẩm nhiều nhất, sau đó đem cân đối với mức cầu ở
mức giá lớn hơn giá cân bằng. Chính sự chênh lệch giá nhờ mức cầu tăng lên ở
quốc gia khác làm cho nền kinh tế tăng trưởng.
Quan điểm trên thể hiện nội dung cơ bản của lý thuyết lợi thế tuyệt đối trong
thương mại quốc tế. Một nước được coi là có lợi thế tuyệt đối so với một nước khác
trong việc chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá A khi cùng một nguồn lực có thể sản
xuất được nhiều sản phẩm A hơn là nước thứ 2.


Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo.
Nếu chỉ dựa vào lợi thế tuyệt đối thì khó có thể giải thích được vì sao một

nước có lợi thế tuyệt đối hơn hẳn so với nước khác, hoặc một nước không có lợi thế
nào vẫn có thể tích cực tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc
tế để phát triển mạnh các hoạt động thương mại quốc tế.
Khắc phục những hạn chế của lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, năm 1817,
trong tác phẩm nổi tiếng của mình “Những nguyên lý của kinh tế chính trị” nhà
kinh tế học cổ điển người Anh David Ricardo đã đưa ra lý thuyết lợi thế so sánh,
nhằm giải thích tổng quát chính xác hơn về cơ chế xuất hiện lợi ích trong thương
mại quốc tế.

Nội dung của lý thuyết này bao gồm:
-

Mọi nước đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế, bởi vì:
phát triển ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một
nước. Nguyên nhân chính là do chuyên môn hoá sản xuất một số sản

5


phẩm nhất định của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các nước khác
thông qua con đường thương mại quốc tế.
-

Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc
bị kém lợi thế tuyệt đối hơn so với các nước khác, vẫn có thể có lợi khi
tham gia vào phân công lao động và quốc tế, vì mỗi nước đều có những
lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng và một số kém lợi thế so
sánh nhất định về một số mặt hàng khác.



Lý thuyết nguồn lực và Thương mại Hecksher - Ohlin.
Chúng ta đã thấy rằng lợi thế so sánh là nguồn gốc những lợi ích của thương

mại quốc tế, nhưng lợi thế so sánh do đâu mà có? Vì sao các nước khác nhau lại có
chi phí cơ hội khác nhau?... Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo đã không
giải thích được những vấn đề trên đây. Để khắc phục những hạn chế này, hai nhà
kinh tế học Thuỵ điển, Eli Hecksher và B.Ohlin trong tác phẩm “Thương mại liên
khu vực và quốc tế” xuất bản 1933, đã phát triển lợi thế so sánh của David Ricardo

thêm một bước bằng việc đưa ra mô hình H -O để trình bày lý thuyết ưu đãi về
nguồn lực sản xuất vốn có. Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng thương mại quốc
tế là do trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi quốc gia đều hướng đến chuyên môn
hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó
là thuận lợi nhất. Nói cách khác, theo lý thuyết H-O, một số nước này có lợi thế
so sánh hơn trong việc sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm hàng hoá của mình
là do việc sản xuất những sản phẩm đó đã sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà một
trong số nước đó đã được ưu đãi hơn so với một số nước khác. Chính sự ưu đãi về
các lợi thế tự nhiên của các yếu tố sản xuất này (bao gồm vốn, lao động, tài nguyên,
đất đai, khí hậu...) đã khiến một số nước đó có chi phí cơ hội thấp hơn (so với việc
sản xuất các sản phẩm hàng hoá khác) khi sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó.
6


Sau này, nó còn được các nhà kinh tế học nổi tiếng khác như Paul Samuelson,
James William... tiếp tục mở rộng và nghiên cứu tỷ mỉ hơn để khẳng định tư tưởng
khoa học của định lý H-O hay còn gọi là quy luật H-O về tỷ lệ cân đối các yếu
tố sản xuất, trước đó đã được Hecksher -Ohlin đưa ra với nội dung: một nước sẽ
sản xuất loại hàng hoá mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương
đối sẵn có của nước đó và nhập khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó cần nhiều yếu
tố đắt và tương đối khan hiếm hơn của nước đó.
I.1.2.

Vai trò của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia
Trong xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì vai trò của
thương mại quốc tế đối với mỗi quốc gia là vô cùng quan trọng. Thương mại quốc
tế vừa là cầu nối kinh tế giữa các nước với nhau trên thế giới, vừa góp phần cho sản
xuất và đời sống toàn xã hội ngày một phồn vịnh hơn. Cụ thể là:

I.2.

I.2.1.

-

Thương mại quốc tế tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước để đầu tư phát

-

triển.
Đẩy nhanh đổi mới cơ cấu nền kinh tế và sự phát triển của kinh tế xã

-

hội.
Phát huy lợi thế so sánh, khai thác hiệu quả tiềm năng nguồn lực sẵn

-

có của đất nước.
Tiếp thu, học hỏi khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước trên thế

giới.
- Nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân.
Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore
Nhân tố bên ngoài
Ngày nay, xu thế đa phương hoá, toàn cầu hoá thương mại đã và đang tác
động sâu sắc đến nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Sự tồn tại và phát triển
của các nền kinh tế đang ngày càng trở nên lệ thuộc lẫn nhau nhiều hơn trong
những mối quan hệ thương mại đa phương phức tạp. Bên cạnh đó, khoa học công
nghệ phát triển mạnh mẽ đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin đã đưa các quốc

gia gắn kết với nhau thành một mạng lưới toàn cầu. Việc thị trường thế giới hình
7


thành như một chỉnh thể thống nhất bắt buộc nền kinh tế mỗi quốc gia phải tiến
hành cải cách, chuyển đổi tích cực để trở thành một phần hữu cơ của nó.
Để tránh nguy cơ tụt hậu và tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng
như thế giới Việt Nam cũng phải mở rộng và đa dạng hoá các hình thức thương mại
song phương và đa phương. Thị trường hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam được
mở rộng tới trên 100 quốc gia trên thế giới. Nước ta đã chính thức là thành viên của
nhiều tổ chức và thể chế thương mại khu vực và quốc tế quan trọng như: Khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM), Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) và đang tích cực xúc tiến gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP). Lợi ích của tham gia vào thương mại quốc tế là vô cùng to lớn. Nó là
con đường duy nhất để Việt Nam có thể thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và tạo ra
được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất.
I.2.2.

Nhân tố bên trong
Những đặc điểm cơ bản của thị trường Singapore
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên
ngoài, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong
nước. Nhưng bù lại, tạo hóa đã cho quốc đảo này một vị trí địa lý lý tưởng, nằm án
ngữ trên trục đường vận tải biển từ Á sang Âu, Đông sang Tây, cửa ngõ ra vào của
Châu Á. Hơn thế, Singapore còn là tâm điểm nối các châu lục Á – Âu – Phi – Úc
và Bắc – Nam Mĩ. Vị trí tự nhiên hiếm có cùng với những thế mạnh do chính con
người Singapore tạo ra đã biến Quốc đảo này trở thành mảnh đất có sức hấp dẫn
cao trên thế giới.
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng

đầu Châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công
nghiệp lọc dầu, chế biến, điện tử và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu
8


vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là khu công nghiệp Du-rông (Jurong).
Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn.
Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở Châu Á.
Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh
tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore
thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền
kinh tế toàn cầu và Châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.
Nền kinh tế nước này phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là các thiết
bị điện tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm, và lĩnh vực dịch vụ
tài chính. Nền kinh tế sụt giảm 0,8% trong năm 2009 do hệ quả của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu, nhưng lại hồi phục 14,5% trong năm 2010 và 5,3% trong
năm 2011 nhờ sức mạnh của xuất khẩu. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại
Singapore trị giá 307.860.000.000 đô la Mỹ trong năm 2014. Giá trị GDP của
Singapore chiếm 0,50 phần trăm của nền kinh tế thế giới.
Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công.
Singapore được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa và không có tham nhũng,
giá cả ổn đỉnh, và thu nhập bình quân trên đầu người cao hơn so với hẩu hết các
nước phát triển khác. Singapore có chế độ nhập khẩu rất mở. Tất cả các loại thực
phẩm đều được miễn thuế nhập khẩu, ngoại trừ đồ uống có cồn và thuốc lá. Trên
thực tế, không có những hàng rào phi thuế quan nào ở thị trường này bởi có quá ít
sản phẩm nội địa và các chính sách của chính phủ trong thời gian gần đây là để tìm
kiếm nguồn thực phẩm từ khắp nơi trên thế giới.
Về chính sách thương mại tổng thể: Khoảng 99% hàng hóa nhập khẩu vào
Singapore không phải chịu thuế nhập khẩu hoặc các biện pháp phi thuế quan khác.
Đối với các doanh nghiệp bình thường: thuế thu nhập là 40%. Đối với các doanh

9


nghiệp có giá trị xuất khẩu > = 100000 USD/năm thì thuế là 4%/năm. Các doanh
nghiệp có vốn đầu tư từ $200 triệu trở lên được hưởng mức thuế doanh thu 10%
(mức chung 25,5%) trong 10 năm. Quốc gia này không sử dụng hàng rào phi thuế
quan như hạn ngạch, không trợ giá xuất nhập khẩu. Nhà nước không bảo hộ, nhưng
nhà nước ưu tiên đầu tư cho doanh nghiệp ở các ngành quan trọng phát triển bằng
cổ phần lớn của nhà nước, khi các doanh nghiệp này đủ mạnh trong cạnh tranh xuất
khẩu trên thị trường quốc tế thì nhà nước bán cổ phiếu cho dân.
Singapore tham gia nhiều cam kết WTO, ASEAN, APEC… và nhiều cam kết
song phương khác nhằm tự do hóa nền kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh toàn cầu
của hàng hóa, dịch vụ và của cả nền kinh tế.
Về lâu dài, Chính phủ hy vọng sẽ thiết lập một lộ trình tăng trưởng mới tập
trung vào nâng cao năng suất. Singapore đã thu hút được đầu tư lớn vào sản xuất
dược phẩm và công nghệ y tế và sẽ tiếp tục nỗ lực để thiết lập Singapore là trung
tâm tài chính và công nghệ cao của khu vực Đông Nam Á.
Tình hình đổi mới của Việt Nam
Qua gần 30 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của nhân dân trong việc hiện thực hoá đường lối đó, chúng ta đã
đạt dược những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử:
Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc
phục được nạn lạm phát có lúc trên 700% (năm 1986) xuống mức lạm phát 12%
(năm 1995) và từ đó đến nay lạm phát chỉ còn một con số; khắc phục được nạn
thiếu lương thực trước đây và hiện nay kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản
xuất lương thực, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo thứ hai, thứ ba trên
thế giới.
10



Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
nhằm mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Cùng với tăng trưởng kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, Việt
Nam đã chú ý đến việc thực hiện chính sách công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng
kể. Tính riêng trong 5 năm (1993-1998), thu nhập bình quân đầu người của Việt
Nam đã tăng 2,45 lần. Giai đoạn 2000 – 2015, thu nhập bình quân đầu người Việt
Nam tăng 5,25 lần. (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Một đặc điểm khác đáng chú ý nữa là sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đã xác
định đổi mới kinh tế là trọng tâm, trước hết phải đổi mới tư duy về kinh tế. Nhờ
định hướng đúng đắn mà những yêu cầu cấp thiết của nhân dân ta về sản xuất và
đời sống được giải quyết, đem lại sự tin tưởng của nhân dân đối với sự nghiệp đổi
mới, tự nó trở thành động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới giành nhiều thắng lợi.
Song song với đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị, xã hội, văn hóa
với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng và phát huy
đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại. Khoa học - công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo được Nhà nước hết
sức chăm lo. Nhà nước coi chính sách phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhờ vậy, trong những năm vừa qua, khoa học - công
nghệ và giáo dục - đào tạo đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam thực hiện chính sách mở rộng quan hệ đối
ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế,
phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Trên cơ sở đường lối đó, Việt Nam đã
kiên trì phấn đấu đẩy lùi và làm thất bại chính sách bao vây cấm vận, cô lập Việt
11


Nam của các thế lực thù địch, tạo được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tháng 7-1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các

quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).Tháng 3-1996, Việt Nam đã tham gia Diễn đàn
hợp tác Á - Âu (ASEM) gồm 10 nước châu Á và 15 nước châu Âu với tư cách
thành viên sánglập. Tháng 11-1998, Việt Nam đã gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương (APEC) gồm các nước và lãnh thổ thuộc châu Á, châu
Mỹ và châu Đại Dương ở ven hai bờ Thái Bình Dương. Tháng 10-2004, Hội nghị
ASEM lần thứ năm đã họp tại Thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Tháng 1 năm 2007,
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO
và gần đây nhất là chính thức ký kết gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương TPP vào ngày 04 tháng 2 năm 2016.
Tính đến 2014 , Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 trong 193 quốc gia
thành viên Liên hợp quốc; có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng
lãnh thổ; là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế. Chúng ta đã
có 98 cơ quan đại diện tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục trên thế
giới.
Những thắng lợi trong hợp tác kinh tế ở Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi
cho thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam thông qua việc khai thác thị trường
mới, mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi. Tuy nhiên, cùng với những mặt tích cực
của việc mở rộng thương mại quốc tế như đã nêu trên thì Việt Nam cũng phải đối
mặt với những thách thức to lớn về sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ cũng như
đảm bảo cân bằng cán cân thương mại. Do trình độ công nghệ, chất lượng hàng hóa
dịch vụ và năng lực cạnh tranh của chúng ta còn chưa cao, cơ cấu sản xuất – đầu tư
của chúng ta chưa được điều chỉnh kịp thời đồng bộ và dựa trên một chiến lược
tổng thể. Khả năng tiếp cận và phát triển thương mại đến các thị trường còn rất hạn
12


chế. Vì vậy, để hoạt động thương mại quốc tế có hiệu quả tạo ra được nguồn ngoại
tệ và kích thích được sản xuất, đầu tư trong nước thì việc xác định, lựa chọn thị
trường thích hợp nhằm tận dụng, khai thác những lợi thế thương mại, hạn chế rủi ro
sẽ được coi như nhân tố chiến lược trong việc hoạch định chính sách thương mại

quốc tế ở Việt Nam. Do đó, với những điều kiện khá thuận lợi thì Singapore sẽ là
một bước đệm quan trọng trên con đường hội nhập của Việt Nam.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SINGAPORE
2.1. Quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore
2.1.1. Hiện trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore
a.

Về kim ngạch xuất khẩu
Singapore là một quốc gia có quá ít tiềm năng về nông nghiệp và khoáng sản,
do vậy Singapore đã trở thành một nước luôn trong tình trạng nhập siêu, vì phải
nhập khẩu gần như toàn bộ nguyên vật liệu để chế biến hàng xuất khẩu, tiêu dùng
trong nước và một phần để tái sản xuất.
Cơ cấu các mặt hàng chính của Việt Nam vào thị trường Singapore được chia
thành 2 nhóm mặt hàng chính: Nhóm mặt hàng phục vụ cho sản xuất hàng xuất
khẩu và tiêu dùng của Singapore là dầu thô, hải sản, hàng dệt may, giày dép.., và
nhóm hàng phục vụ cho chuyển khẩu sang nước thứ 3 như: gạo, lạc, cà phê…Mặc
dù không có lợi thế về điều kiện tự nhiên, song với vị thế địa lý và điều kiện cơ sở
hạ tầng rất thuận lợi cho việc chuyển khẩu hàng hóa từ khu vực sang nước thứ ba,
Singapore trở thành đầu mối tiêu thụ một lượng hàng hóa lớn của nhiều nước,
chính vì vậy, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Singapore trong những năm qua cũng
đáp ứng nhu cầu đó của thị trường này và thường được tiêu thụ theo 2 kênh:
-

Kênh thứ nhất: Nhóm hàng nguyên, nhiên liệu, vật tư phục vụ cho sản
xuất, chế biến hàng xuất khẩu, tiêu dùng trong nước, tái sản xuất. Mục
13


đích chủ yếu của Singapore khi nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam
là phục vụ cho sản xuất và tái sản xuất, hướng chính vào các sản phẩm

công nghiệp mang lại giá trị gia tăng cao khi xuất khẩu. Những mặt hàng
tái xuất như hàng điện tử, dệt may, giày dép… (Hiện nhóm mặt hàng này
vẫn chưa có chỗ đứng tại thị trường Singapore)
-

Kênh thứ hai: Nhóm mặt hàng xuất khẩu sang Singapore nhằm phục vụ
cho chuyển khẩu sang các nước khác. Nhóm măt hàng này có khối lượng
kim ngạch khá lớn (chiếm 60-65% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam). Qua thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác
hiệu quả những thế mạnh này thông qua các công ty nước ngoài đóng tại
Singapore để đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt những mặt hàng có khối
lượng kim ngạch lớn mà ta đang gặp khó khăn về bạn hàng, thị trường
như: gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hải sản…

Trên đây là 2 kênh phân phối hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang cùng
một địa bàn Singapore, mỗi kênh đảm trách phần cơ cấu mặt hàng khác nhau và
được tiêu thụ thông qua 2 mục tiêu của thị trường Singapore (tiêu dùng, tái sản xuất
và chuyển khẩu). Điều đáng nói là trong những năm qua, chủng loại hàng hóa Việt
Nam xuất khẩu sang thị trường khá đa dạng nhưng số lượng còn khiêm tốn, nó chỉ
chiếm một phần rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của Singapore
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore từ
năm 2010 – 2015 và Tỷ trọng so với ASEAN và thế giới
Năm

Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD)

Tỷ trọng so với
ASEAN (%)


Tỷ trọng so với
thế giới (%)

2010

2.121,314

20,49

2,94

2011

2.285,653

16,83

2,36

2012

2.367,897

13,68

2,07

14



2013

2.662,361

14,41

2,01

2014

2942,040

15,40

1,96

2015

3090,087

17,13

1,87

Nguồn: Tổng cục Thống kê & Tổng cục Hải quan
Nhìn vào bảng trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
Singapore từ năm 2010-2015 chiếm tỷ trọng không cao trong khối ASEAN (trung
bình 15%) và so với thế giới thì chiếm ở vị trí khá thấp (trung bình khoảng 2%).
Tuy nhiên, nhìn chung, giá trị kim ngạch xuât khẩu sang Singapore có xu hướng
tăng dần qua các năm. Từ 2,1 tỷ USD năm 2010 tăng lên đến 2,37 tỷ USD năm

2012 với tốc độ tăng trung bình đạt 5%. Giai đoạn 2014 là giai đoạn kim ngạch
xuất khẩu sang Singapore tăng mạnh nhất, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm
ngoái. Một trong những lý do chính là giai đoạn 2014-2015 Việt Nam mở rộng xuất
khẩu hàng nông thủy sản qua cửa ngõ Singapore . Các mặt hàng nông sản xuất
khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Singapore đều tăng trong những năm gần đây với
mức tăng 19,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng 1,3 lần từ 274,6
triệu USD năm 2012 lên 355,8 triệu USD năm 2014, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu
gạo lại đột nhiên tăng trưởng 1,2% trong 10 tháng đầu năm 2014 .
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore trong những năm gần đây
có tiến bộ nhưng vẫn vẫn chưa tương xứng với những ưu đãi của đất nước
Singapore đầy triển vọng, vẫn còn chiếm tỷ trong thấp so với khối ASEAN nói
chung và thế giới nói riêng. Do đó,Việt Nam cần có những giải pháp để thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu ,cân bằng cán cân thương mại với thị trường này.
b.

Về cơ cấu hàng xuất khẩu
Những nhóm hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Singapore gồm: dầu thô;

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng;
15


phương tiện vận tải và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; hạt tiêu; cà phê;
hàng thủy sản; hàng dệt may…
Về mặt hàng nông – thủy sản, Singapore hàng năm nhập khẩu 90% lương
thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu
chủ yếu của Việt Nam sang Singapore là rau quả, cà phê, hạt tiêu.., tăng trưởng
trong 3 năm trở lại đây (2013 – 2015), đạt 19,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu nhóm
hàng này tăng 1,3 lần từ 274,6 triệu USD (2012) lên đến 355,8 triệu USD (năm
2014). Tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong tổng kim ngạch

nhập khẩu của Singapore tăng từ 2,9% (năm 2012) lên 4,1% (năm 2014). Kim
ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản, thủy sản sang thị trường Singapore
gồm một số mặt hàng chủ yếu: hạt tiêu (Singapore là 1 trong 5 thị trường xuất khẩu
chính của Việt Nam); thủy sản (đứng thứ 3); gạo (đứng thứ 3); rau quả (đứng thứ
6); cà phê, hạt điều và cao su đều chiếm tỷ trọng không nhỏ. Mặc dù kim ngạch
xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam sang Singapore tăng trưởng
tốt trong những năm gần đây, tuy nhiên chưa thực sự tương xứng với tiềm lực giữa
hai nước.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu sang
Singapore năm 2015
Đơn vị tính: USD
Mặt hàng

T12/2015

12T/2015

+/- %) năm
2015 so với năm
2014

Tổng kim ngạch

232.232.308

3.284.259.853

+10,4

Dầu thô


47.811.747

721.497.679

+16,2

16


Máy vi tính, sản
phẩm điện tử và
linh kiện

30.393.532

366.806.947

-29,8

Máy móc, thiết
bị, dụng cụ phụ
tùng khác

23.708.846

321.723.398

+1,4


Phương tiện vận
tải và phụ tùng

2.498.950

303.868.975

+73,8

Điện thoại các
loại và linh kiện

12.455.009

297.730.509

+2,1

Thủy tinh và các
sản phẩm từ thủy
tinh

21.779.618

262.253.759

+18,0

Hàng thủy sản


9.870.844

103.224.744

-3,3

10.053.881

97.742.195

+93,3

346.140

84.456.787

-26,1

Hàng dệt, may

7.739.517

67.694.770

+25,8

Gạo

5.636.007


62.296.088

-46,8

Giày dép các loại

3.860.673

45.962.174

+21,0

Xăng
loại

dầu

các

Hạt tiêu

17


Dây điện và dây
cáp điện

3.786.476

42.540.897


-12,8

Sản phẩm từ sắt
thép

2.939.528

26.317.735

-7,6

Sắt thép các loại

1.874.609

15.444.556

-41,7

Túi xách, ví, vali,
mũ, ô, dù

846.076

15.361.644

+22,3

Cà phê


660.860

10.980.911

+25,0

Hạt điều

858.035

8.096.290

-91,4

Chất dẻo nguyên
liệu

162.636

3.788.184

+12,5

Thức ăn gia súc
và nguyên liệu

177.821

2.627.130


+45,8

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy:
Trong năm 2015, mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là dầu thô với
721,4,9 triệu USD, chiếm 22,0% tổng trị giá xuất khẩu, tăng 16,2% so với năm
ngoái.

18


Đứng thứ hai là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá
đạt 336,80 triệu USD, giảm 29,8% so với năm 2014, chiếm 11,2% tổng kim ngạch
xuất khẩu sang Singapore.
Mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác xếp thứ ba về kim ngạch,
đạt 321,72 triệu USD, chiếm 9,8% tổng trị giá xuất khẩu sang Singapore, tăng
15,4% so với năm trước.
Một số mặt hàng có mức tăng trưởng kim ngạch cao trong năm 2015 so với
năm 2014 gồm: phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 73,8%; thủy tinh và các sản
phẩm từ thủy tinh tăng 18,0%; hàng dệt may tăng 25,8%; giày dép các loại tăng
21,0%; túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù tăng 22,3%; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng
45,8%;...
Ngược lại, một số mặt hàng lại có kim ngạch sụt giảm so với năm ngoái như:
kim loại thường khác và sản phẩm giảm 110,6%; hạt điều giảm 91,4%; gạo giảm
46,8%; dây điện và dây cáp điện giảm 12,8%; sắt thép các loại giảm 41,77%;...
So sánh cơ cấu nhập khẩu của Singapore những năm 1990 với hiện tại, thì cơ
cấu này đã hoàn toàn thay đổi. Những năm 1990, tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu
hàng sơ chế và bán thành phẩm là chủ yếu nhằm phục vụ cho mục đích tái sản xuất,
chuyển khẩu, một phần làm nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Hiện

nay, Singapore tập trung nhập khẩu vào một số nhóm sản phẩm của các ngành công
nghiệp là chính, nhằm thu về giá trị kim ngạch lớn, thu về giá trị gia tăng cao, khối
lượng hàng nguyên liệu thô, sơ chế giảm hẳn cả về khối lượng, kim ngạch, kể cả tái
xuất khẩu.
Thống kê cho thấy xu hướng giảm thiểu dần nhập khẩu nhóm nguyên liệu
thô sơ, sơ chế có nguồn gốc nông lâm thủy sản ,cho mục đích tái xuất, chuyển khẩu
(nhóm hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Singapore) và xu
19


hướng tăng rất nhanh nhóm sản phẩm công nghiệp, thiết bị máy móc, hóa chất, các
nhóm này có hàm lượng giá trị gia tăng cao khi tái xuất khẩu, mà trước mắt , Việt
Nam chưa có khả năng xuất khẩu khối lượng lớn chuyển dịch cơ cấu nói trên.
2.1.2. Hiện trạng nhập khẩu của Việt Nam sang Singapore
a.

Về kim ngạch nhập khẩu
Những năm trở lại đây, Singapore luôn là thị trường cung cấp hàng nhập chủ

yếu cho Việt Nam (có năm đứng thứ 2 sau Nhật Bản). Hàng nhập khẩu từ
Singapore chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất, phục vụ cho
mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
ngày càng cao. Do đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, trong đó
Singapore cũng là một nước có vốn đầu tư cao nên lượng hàng nhập khẩu dưới
hình thức góp vốn đầu tư chiếm số lượng đáng kể trong tổng số nhập khẩu của Việt
Nam từ thị trường này.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore trong những năm gần đây
như sau:
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore từ
năm 2010 – 2015 và Tỷ trọng so với ASEAN và thế giới

Năm

Kim ngạch nhập khẩu
(triệu USD)

Tỷ trọng so với
ASEAN (%)

Tỷ trọng so với
thế giới (%)

2010

4.101,144

25,00

4,83

2011

6.390,575

30,56

5,99

2012

6.690,330


32,23

5,88

2013

5.702,562

26,71

4,32

2014

6.834,730

29,82

4,62

2015

6.071,183

25,42

3,67

Nguồn: Tổng cục Thống kê & Tổng cục Hải quan

20


Nhìn vào bảng trên ta có nhận xét kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ
Singapore chiếm tỷ trọng đáng kể trong khối ASEAN (trung bình chiếm 28,3%) và
có xu hướng tăng theo các năm (riêng năm 2013 giảm đáng kể). Cụ thể, năm 2010
kim ngạch nhập khẩu từ Singapore đạt 4,1triệu USD chiếm tỷ trọng 25% so với
ASEAN và 4,83 % so với thế giới thì đến năm 2012, Singapore là thị trường cung
cấp hàng hóa lớn thứ 5 của Việt Nam với trị giá đạt 6,7 tỷ USD, tăng 4,7% so với
năm 2011 và tăng hơn 63% so với năm 2010. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam có xuất xứ từ Singapore đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng
kim ngạch nhập hàng hóa của cả nước, chiếm gần 1/3 tỷ trọng nhập khẩu trong
ASEAN và gần 6% so với thế giới. Có thể nói , năm 2012 Việt Nam đã rơi vào tình
trạng nhập siêu lớn, nhập siêu với Singapore đã lên tới 4,32 tỷ USD, cao gấp 1,8
lần kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước sang thị trường này.
Đến năm 2013, kim ngạch nhập khẩu đã chững lại giảm 15% chỉ còn 5,7
triệu USD. Một trong số các lý do làm kim ngạch nhập khẩu từ Singapore giảm là
do trong năm 2013 , nhập khẩu xăng dầu từ Singapore chiếm 54,7% tổng kim
ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường, nhưng giá xăng lại giảm (từ 2,14% đến
2,43%). Đến năm 2014, giá trị nhập khẩu tăng trở lại đạt 6,8 triệu USD, đạt mức
lớn nhất trong những năm vừa qua. Có thể nói giai đoạn 2010-2015, tình trạng nhập
siêu từ Singapore nhìn chung vẫn ở mức cao. Sở dĩ có tình trạng này là do một số
nguyên nhân chủ yếu sau:
-

Đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng làm cho khối lượng nhập khẩu
thiết bị, máy móc nguyên nhiên vật liệu… tăng đáng kể (Singapore là nhà

-


đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam).
Singapore là thị trường đầu cầu, Việt Nam vừa có thể nhập khẩu từ thị
trường này vừa thông qua thị trường này để chuyển tải hàng nhập khẩu từ
khắp nơi về Việt Nam. Hơn nữa, thị trường Singapore có thể đáp ứng
phần lớn những nhu cầu nhập khẩu ở Việt Nam.
21


Trong trương lai thị trường Singapore vẫn là thị trường nhập khẩu đầy tiêm
năng, bạn hàng tập trung, trong đó phải kể đến sự góp mặt của các công ty xuyên
quốc gia, công ty quốc tế lớn ở các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ… đều có các
đại diện tại Singapore và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu của thị trường
Việt Nam.
b.

Về cơ cấu hàng nhập khẩu

Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore (mặt hàng chính) có thể được
chia thành 2 nhóm chính như sau:
-

Nhóm 1: Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất, sắt thép chiếm tỷ trọng 70 –
75% kim ngạch nhập khẩu từ Singapore Ví dụ như: xăng, dầu, hóa chất

-

công nghiệp, máy thiết bị và phụ tùng.
Nhóm 2: Hàng tiêu dùng, xe gắn máy, ôtô nguyên chiếc, bột mỳ, linh kiện
điển tử tin học và một số hàng tiêu dùng khác, nhóm này chiếm khoảng
25-30% kim ngạch nhập khẩu.


Bảng 2.4: Cơ cấu hàng nhập khẩu từ Singapore giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: triệu USD
Tên hàng hóa
Xăng dầu các loại
Máy vi tính, sản phẩm điện tử &
linh kiện
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ
tùng
Chất dẻo nguyên liệu
Sản phẩm từ dầu mỏ khác
Giấy các loại
Sản phẩm hóa chất
Bánh, kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc
Hóa chất
Sản phẩm từ sắt thép
Hàng hóa khác
22

2010
2.056

2011
3.892

2012
3.663

228


423

1.026

226

272

334

258
206
115
95
6
68
36
806

292
254
127
111
6
85
94
833

260
163

129
108
103
100
91
713


Tổng

4.101

6.391

6.691

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Hình 2.1: Cơ cấu nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu từ Singapore
trong năm 2012
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Nhận xét:
-

Xăng dầu các loại: xăng dầu tinh lọc là một trong những mặt hàng chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu của Việt. Trong năm 2012,
nhập khẩu nhóm hàng này đạt kim ngạch 3,66 tỷ USD, giảm 5,9% so với
năm 2011 và chiếm 54,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị
trường này. Năm 2013 chiếm đến trên 50% lượng hàng hóa nhập khẩu.
Trong tương lai khi nền kinh tế càng phát triển với nhiều khu công nghiệp

mới ra đời thì nhu cầu về xăng dầu của Việt Nam chắc chắn cũng vẫn tiếp
tục tăng.
23


-

Máy vi tính,sản phẩm điện tử: Việt Nam nhập khẩu linh kiện điện tử
Singapore năm 2011 là 423 triệu USD ,năm 2012 tăng lên 1026 triệu
USD chiếm 15,3 % gia strị các mặt hàng nhập khẩu. Trong chiến lược
phát triển kinh tế của Singapore thì mặt hàng này là mặt hàng mà
Singapore luôn tập trung sự quan tâm và đầu tư lớn và đây cũng là đối tác

-

trao đổi quan trọng của Việt Nam trong những năm tới đây.
Máy móc thiết bị: để tiến hành chiến lược phát triển kinh tế thì nhu cầu về
máy móc thiết bị ngày càng tăng. Singapore cũng là một trong những thị
trường nhập khẩu chính của Việt Nam. Mặt hàng này đứng vị trí thứ 3
(năm 2012) và dự đoán nhu cầu mặt hàng hàng này chắc chắn sẽ tăng
trong tương lai (hiện nay Việt Nam không ngừng tăng lên số dự án, mở
rộng liên doanh, đầu tư nước ngàoi vì vậy không thể không cần mặt hàng
quan trọng này).

Nhìn chung cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore tập trung chủ
yếu vào xăng dầu các loại,vào thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho xây dựng
công nghiệp, cho sản xuất, phát triển các ngành kinh tế là chính.
Đánh giá chung về quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore

2.2.


Mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore đã có từ khá lâu.
Từ trước những năm 1970, mặc dù chưa thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nhà
nước, song Singapore đã là đầu cầu trung chuyển, là thị trường đầu mối xuất khẩu
của Việt Nam sang các nước khác thuộc khu vực ngoài khối xã hội chủ nghĩa.
Cũng qua thị trường này, Việt Nam nhập khẩu được nhiều hàng hóa, máy móc,
thiết bị, nguyên liệu, vật tư quan trọng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong
nước.
Hiệp định Thương mại giữa Singapore và Việt Nam được ký vào năm 1992 đã
thực sự tạo ra sự cất cánh về thương mại giữa hai nước. Đặc biệt, từ sau khi Việt
Nam tiến hành đổi mới, thực hiện chính sách mở cửa, các mối quan hệ kinh tế
24


thương mại song phương luôn luôn được tăng cường, củng cố. Cùng là thành viên
của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), quan hệ thương mại Việt Nam Singapore vẫn luôn có những bước phát triển tốt đẹp.Việt Nam luôn coi Singapore
là đối tác thương mại hàng đầu trong khối ASEAN và thế giới.
-

Năm 2013, Singapore là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt nam

trong khối ASEAN, Chỉ sau Malaysia và Thailand.
- Năm 2014, Singapore là đối tác thương mại thế giới thứ 6 của Việt
nam chỉ sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Hòa Kì, Đài Loan, Nhật Bản.
Hiện nay, Singapore là nước mạnh nhất trong khối ASEAN. Việt Nam luôn
nhận được sự quan tâm của chính phủ Singapore. Trong những năm vừa qua, Chính
phủ Singapore đã tạo được nhiều điều kiện thuận lợi trong chính sách kinh tế đặc
biệt là thương mại để từng bước giúp đỡ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế
giới.
Trước khi ký Hiệp định thương mại giữa hai nước, chính phủ Singapore cho

phép các thương nhân Singapore khi nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chỉ phải
nộp thuế 0.5% giá trị hàng nhập khẩu. Vì vậy, đã khuyến khích các doanh nghiệp
Singapore đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Singapore.
Khi Hiệp định thương mại giữa hai nước được ký kết thì chính phủ đã chính thức
xóa bỏ những khoản thuế này.Nhìn chung Singapore cho tự do xuất nhập khẩu
hàng hoá dịch vụ, hầu hết (99%) hàng hoá xuất nhập khẩu không phải nộp thuế.
Duy có xe máy, rượu, xăng dầu và thuốc lá là bị đánh thuế nặng.
Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Singapore, Singapore cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho Việt Nam được hưởng những ưu đãi như điều kiện thanh toán, ưu đãi về
thuế quan (Singapore hiện đang nằm trong khối CEPT - Hiệp định về chương trình
ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung với thuế suất = 0 – 5%).

25


×