Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM KHOA HỌC ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.64 KB, 9 trang )

BÀI BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM KHOA HỌC ỨNG DỤNG
Đề tài: Hướng dẫn học sinh lớp 7A trường THCS Đống Đa
phương pháp học từ vựng tiếng Anh theo hệ thống

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 4 năm 2016




TÓM TẮT

Ngày nay phương pháp dạy từ vựng theo hệ thống đang được khuyến khích mở
rộng và sử dụng trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THCS vì bên cạnh
việc giúp phát triển vốn từ vựng, nó còn giúp học sinh dễ ghi nhớ và học tốt môn
tiếng Anh hơn. Phương pháp này còn được biết đến như là cách học từ vựng
tiếng Anh tuyệt vời giúp học sinh THCS mở rộng được vốn từ vựng với nhiều
chủ đề khác nhau và từ đó có thể gắn kết và sử dụng chúng ngay sau khi học,
thay vì việc học tràn lan thì sẽ gây khó khăn hơn nhiều. Nhất là khi lựa chọn
những chủ đề học sinh yêu thích thì việc học lại càng trở nên thuận lợi và vui vẻ
hơn nhiều. Với những lí do trên, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này từ ngày
5 tháng 9 năm 2015 đến ngày 5 tháng 11 năm 2015 trên hai lớp 7A và 7B
trường THCS Đống Đa, quận Bình Thạnh. Qua thời gian thực hiện nghiên cứu
chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp này có tác động tích động đến đối
tượng nghiên cứu, cụ thể là học sinh THCS đã có thể sử dụng tiếng Anh tốt hơn,
linh hoạt hơn và cảm thấy dễ dàng hơn khi áp dụng vào thực tế. Đồng thời, học
sinh tăng thêm vốn từ vựng, và nhớ từ tốt hơn.





1. Giới thiệu
• 1.1. Tính cấp thiết của việc giảng dạy phương pháp học từ vưng

môn tiếng Anh
- Việc sử dụng phương pháp dạy từ vựng trong quá trình dạy tiếng Anh nhằm
mục đích làm cho học sinh có vốn từ vựng đầy đủ, phục vụ cho quá trình học,
nắm được ý nghĩa, cách sử dụng của từ vựng trong quá trình giao tiếp.
- Phương pháp dạy từ vựng theo hệ thống sẽ làm cho học sinh cảm thấy hứng
thú với môn học, ghi nhớ nhiều từ vựng tốt hơn, nâng cao khả năng tự học hỏi,
học sinh sẽ tự làm giàu được vốn từ và tự kiểm tra được quá trình sử dụng từ
của mình. Học sinh sẽ chủ động trong các tình huống giao tiếp cũng như tiếp
thu kiến thức mới.
• 1.2. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
- “Nghiên cứu phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh” của giáo viên Phan Thị
Thúy Kiều – trường THCS Trần Hưng Đạo.
- “Áp dụng phương pháp học từ vựng tiếng Anh ở một số nước châu Á và thực tế
ở Việt Nam” – của Th.s Lê Quang Trực – giáo viên khoa Anh Ngữ ĐH Sư phạm
TpHCM.
• 1.3. Vấn đề nghiên cứu
- Xây dựng phương pháp học từ vựng theo hệ thống có giúp học sinh lớp 7A
trường THCS Đống Đa mở rộng vốn từ vựng môn tiếng Anh không?
- Học từ vựng theo hệ thống có giúp học sinh lớp 7A trường THCS Đống Đa nhớ
từ vựng tốt hơn không?


• 1.4. Giả thiết nghiên cứu
- Có, phương pháp học từ vựng theo hệ thống giúp học sinh lớp 7A trường THCS
Đống Đa mở rộng vốn từ vựng môn tiếng Anh.
- Có, học từ vựng theo hệ thống giúp học sinh lớp 7A trường THCS Đống Đa nhớ
từ vựng tốt hơn.




2. Phương pháp

• 2.1 Khách thể nghiên cứu
Khách thể là học sinh lớp 7A và 7B trường THCS Đống Đa, phường 26, quận
Bình Thạnh, tp.HCM.
Bảng 1: Thông tin cơ bản của về khách thể
Thông tin cơ bản
Dân tộc
Tổng số
Nam
Nữ
Kinh
7A
42
25
17
42
7B
42
20
22
42
- Thành tích học tập: Kết quả học tập năm trước của hai lớp tương đương nhau
Lớp

về điểm số tất cả các môn học.
- Xếp loại hạnh kiểm: 95% học sinh có hạnh kiểm tốt, 5% học sinh đạt hạnh

kiểm khá.
• 2.2 Thiết kế nghiên cứu
- Trong đề tài này chúng tôi thực hiện nghiên cứu áp dụng phương pháp học từ
vựng theo hệ thống trong giảng dạy môn tiếng Anh cho học sinh lớp 7A và 7B
trường THCS Đống Đa. Chúng tôi chọn dạng thiết kế: Kiểm tra trước tác động
và sau tác động đối với hai nhóm tương đương.
Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm

Kiểm tra trước tác Tác động

N1

động
O1

Kiểm tra sau tác

động
Dùng phương pháp học từ O3


N2

O2

vựng theo hệ thống
Không dùng phương pháp O4
học từ vựng theo hệ thống


* Chú thích:
• N1: Nhóm thực nghiệm
• N2: Nhóm đối chứng
• N1 và N2 là hai lớp học sinh có trình độ tương đương
| O3-O4 | >0 Tác động có ảnh hưởng.
Chúng tôi sử dụng bài kiểm tra một tiết làm bài kiểm tra sau tác động và chọn
phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch của 2 nhóm lớp.
• 2.3 Quy trình nghiên cứu
- Quy trình nghiên cứu được thực hiện đối với 84 học sinh tại 2 lớp 7A và 7B của trường
THCS Đống Đa.

- Quy trình nghiên cứu được thực hiện xuyên suốt học kỳ I năm học 2015 –
2016.
Các bước của quy trình nghiên cứu:
Bước 1: Giới thiệu từ mới bằng cách kể một câu chuyện thú vị nhằm tác động
mạnh mẽ đến các giác quan và tạo hứng thú học tập cho học sinh từ đó giúp học
sinh nhớ được từ nhanh hơn và lâu hơn.
Bước 2: Hệ thống lại từ vựng theo nhóm, loại và chủ điểm. Sắp xếp từ theo một
nhóm chủ điểm chung chẳng hạn như từ vựng về trường học, gia đình … học cả
nhóm danh từ, động từ, tính từ và trạng từ của từ đó.
Ví dụ: Bài số 3, Phần “A – What a lovely home!”
• Apartment (n): căn hộ
• Room (n): phòng
• Living room (n): phòng khách
• Dining room (n): phòng ăn
• Bathroom (n): phòng tắm


• Bedroom (n): phòng ngủ
• Kitchen (n): nhà bếp

Ex: - This is a modern kitchen ( Đây là căn bếp hiện đại)
Bước 3: Cho học sinh có thời gian tự ôn luyện và thực hành nhiều hơn.
Bảng 3: Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày
Sáu

Lớp
7A

5/9/2015
Bảy

7B

Tiết theo PPCT
18

Tên bài dạy
Languages Focus

18

Unit 3 –part A What a lovely home
Languages Focus

5/11/2015

Unit 3 – part A What a lovely home

• 2.4 Đo lường

Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 1 tiết sau khi học sinh được tiếp cận
với phương pháp học từ vựng theo hệ thống cây gia đình, do giáo viên dạy lớp
7A,7B thiết kế (xem phần phụ lục). Bài kiểm tra gồm 24 câu trắc nghiệm : 10
câu chọn từ đồng nghĩa và 14 câu chọn đúng hình thức của từ.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong phương pháp trên, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra
1 tiết. Sau đó tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.

3. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Bài kiểm tra Bài kiểm tra Bài kiểm tra

Mốt
Trung vị

trước

khi

áp trước

quá

dụng

phương dụng phương trình


nghiên

pháp
5
5

áp sau
pháp
6
7

khi

cứu
5
5

Bài kiểm tra sau
quá
nghiên cứu
6
6

trình


Giá trị TB 5.6
Độ lệch

7.27


5.6

6.14

1.30
0.000281

1.32

1.40

chuẩn
(SD)
1.21
giá trị P
0.4274
mức độ
ảnh
hưởng
0.0409
0.81217
Giữa kết quả KT trước tác
động và sau tác động của 0.91

0.92

nhóm thực nghiệm
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P =

0,000281, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao
hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = . ( nằm trong khung 0,8- 1)
Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của sử dụng phương pháp học từ vựng
theo sơ đồ cây là lớn.
Giả thuyết của đề tài “sử dụng phương pháp học từ vựng theo hệ thống”
đã được kiểm chứng.
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng




4. Kết luận và khuyến nghị

• 4.1. Kết luận
- Theo kết quả khảo sát các lớp mà chúng tôi áp dụng phương pháp trên chúng
tôi thấy vốn từ vựng của các học sinh nâng lên rõ rệt. đồng thời phương pháp
này giúp học sinh lớp 7A nhớ từ vựng tốt hơn.
- Qua việc sử dụng phương pháp học từ vựng theo hệ thống cho học sinh nói
trên, chúng tôi nhận thấy rằng đây là một phương pháp học đúng đắn và mới
mẻ giúp mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên và cả học sinh. Giúp học sinh có
hứng thú trong quá trình học từ vựng, cũng như giúp học sinh không mất nhiều
thời gian để suy nghĩ và tìm ra từ cần tìm trong một thời gian nhất định. Từ đó
giúp cho giáo viên thoải mái hơn và đối mới được lối dạy từ vựng truyền thống.
Ngày càng ngày nâng cao được kỹ năng dạy học phù hợp với sự thay đổi của
học sinh hiện nay.
• 4.2 Kiến nghị


4.2.1 Đối với cấp lãnh đạo
Cần đầu tư cơ sở trang thiết bị dạy học phù hợp (máy chiếu, âm thanh..) ngày
càng đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh của học sinh địa phương

4.2.2 Đối với giáo viên
• Đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư nhiều công sức để có thể tạo ra
những phương pháp phù hợp hơn và tich cực hơn đối với học sinh.
• Nâng cao khả năng tương tác với học sinh, từ đó có thể dễ dàng hiểu và
tìm ra phương pháp phù hợp nhất, mang lại kết quả cao trong quá trình dạy và
học.
• Nâng cao tư chất và bổi dưỡng cá nhân, biết chọc lọc và thu nhập các
phương pháp mới, hiện đại hơn.
• Khuyến khích và tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh hiểu được tầm
quan trọng của môn học và nâng cao chất lượng học tập.



4.2.3 Đối với học sinh
• Hiểu được tầm quan trọng của môn học, dành nhiều thời gian vận dụng
phương pháp mới từ đó có thể giúp học sinh cải thiện được vốn từ.
• Cố gắng tiếp thu và nâng cao khả năng học hỏi, ghi nhớ.
• Có khả năng vận dụng các từ đã học và áp dụng trong các bài kiểm tra,
tình huống giao tiếp thực tế.
• Phối hợp với giáo viên, tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình
học để từ đó có thể trao đổi tìm ra phương pháp thích hợp nhất.
• Tiếp thu và vận dụng các phương pháp mới của giáo viên một cách tích
cực để có thể luôn theo kịp quá trình học và nâng cao kết quả cho bản thân.

5. Tài liệu tham khảo
- “Nghiên cứu phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh” của giáo viên Phan Thị

Thúy Kiều – trường THCS Trần Hưng Đạo
- Nghiên cứu của giáo viên Hoàng Thị Duyên – trường THCS Nam Đà
“Giúp học sinh hiểu và áp dụng được kiến thức ngôn ngữ thông qua dạy
Language Focus bằng giao tiếp”.


6. Phụ lục



×