Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

De cuong duong loi cach mang cua dang cong san viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135 KB, 8 trang )

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VN

ĐỀ CƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mục Lục

Câu 1: Trình bày nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
 Phương hướng chiến lược của cách mạng VN: tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
 Nhiệm vụ của cách mạng:
- Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho
nước VN được hoàn toàn độc lập, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân
đội công nông.
- Về kinh tế: tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp,
để giao cho chính phủ công nông binh quản lí, tịch thu toàn bộ ruộng đất của
bọn đế quốc chủ nghĩa chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo,
mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm 8 giờ.
- Về văn hóa – xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền…phổ
thông giáo dục theo công nông hóa.
 Về lực lượng cách mạng:
- Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân
cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến, phải
hết sức liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, thanh niên,…để kéo họ vào phe vô sản
giai cấp.
- Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản
cách mạng thì phải lợi dụng ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào
đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.
 Về lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng VN,
Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản.
 Về quan hệ của cách mạng VN với phong trào cách mạng thế giới: cách mạng VN
là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị
áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.


Câu 2: Trình bày nội dung luận cương chính trị tháng 10/1930
 Nội dung:
- Chỉ rỏ mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày
và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.
TRANG 1


ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VN
-

Vạch ra phương hướng chiến lược cách mạng là làm cuộc cách mạng tư sản
dân quyền, giai đoạn đầu có tính chất thổ địa và phản đế.
Khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là: đánh đổ phong kiến,
tiến hành cải cách ruộc đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm
cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

TRANG 2


ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VN
-

-

-

Về lực lượng cách mạng: giai cấp vô sản vừa là động lực chính vừa là giai cấp
lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đứng về phe giai cấp vô sản, là giai
cấp đông đảo nhất đi theo giai cấp vô sản. Tư sản thương nghiệp đứng về phe
đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng. Tư sản công nghiệp thì đứng về phe

quốc gia cải lương khi nào phát triển thì đứng về phe đế quốc.
Về phương pháp cách mạng: ra sức chuẩn bị quần chúng về con đường “vũ
trang bạo động” theo nghệ thuật quân sự.
Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: cách mạng
Đông Dương là bộ phận của cách mạng thế giới, vì thế giai cấp vô sản ở Đông
Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản trên thế giới, trước hết là giai
cấp vô sản ở Pháp, và phải mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các
nước thuộc địa và nữa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho
cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng: sự lãnh đạo của Đảng CSVN là điều kiện cốt
yếu cho thắng lợi của cách mạng, Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn,
có kĩ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng, Đảng là đội tiên phong
của giai cấp vô sản, lấy tư tưởng Mác-Lê nin làm nền tảng, đại biểu chung cho
quyền lợi của giai cấp vô sản, đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng là chủ
nghĩa cộng sản.

Câu 3: Trình bày nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng giai đoạn
1939-1945 và ý nghĩa của sự chuyển hướng?
 Nội dung:
- Một là: Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu: BCH trung ương nêu
rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách mâu
thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc, phát xít Pháp- Nhật. Để tập trung cho
nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng lúc này BCH trung ương quyết định tạm
gác lại khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng
khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và việt gian cho dân cày nghèo”,
“Chia lại ruộng đất công cho công bằng và giảm tô, giảm tức”.
- Hai là: Quyết định thành lập mặt trận Việt minh để đoàn kết, tập hợp lực
lượng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc. Để tập hợp lực lượng cách mạng
đông đảo trong cả nước, BCH trung ương quyết định thành lập mặt trận VN
độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh thay thế các hội phản đế thành hội cứu

quốc.
- Ba là: Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm
của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Để đưa cuộc khởi nghĩa vũ
trang đến thắng lợi, cần phải ra sức phát triển lực lượng cách mạng. BCH trung
TRANG 3


ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VN

ương xác định: “phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng để nhằm cơ
hội thuận tiện đánh đổ kẻ thù, với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh đạo một cuộc
khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà
mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”. BCH trung ương còn đặc biệt
chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức lãnh đạo
của Đảng, đồng thời gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận,
nông vận, binh vận, quân sự và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.
 Ý nghĩa:
- Quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược góp phần giải quyết mục tiêu hàng
đầu của cách mạng VN là độc lập dân tộc.
- Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giúp cho nhân dân ta có đường hướng
đúng để tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp đuổi Nhật dành độc
lập dân tôc.
- Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng đã chỉ đạo vũ trang cho quần
chúng cách mạng để từng bước xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 4: Trình bày chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng
ta giai đoạn (1945-1946)?
- Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng
Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, đưa ra khẩu hiệu “dân tộc trên hết,
tổ quốc trên hết” nhưng không phải là giành độc lập mà giữ độc lập.
- Về xác định kẻ thù: Đảng chỉ rõ kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp

xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy phải “Lập Mặt
trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”,mở rộng mặt trận việt
minh nhằm thu hút quần chúng nhân dân, thống nhất Mặt trận Việt-MiênLào,vv..
- Về phương hướng nhiệm vụ: Đảng nêu lên 4 nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách
cần khẩn trương thực hiện là: “củng cố chính quyền chống thực dân pháp xâm
lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân. Đảng chủ trương kiên
trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiêu : Hoa-Việt thân thiện” đối
với quân đội Tưởng Giới Thạch và “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh
tế” đối với thực dân Pháp.
- Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ thị đã xác
định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược và chỉ
ra những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.
Câu 5: Trình bày những quan điểm cơ bản của Đảng ta trong quá trình thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời kỳ đổi mới.
 Quan điểm:
TRANG 4


ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VN
-

Một là: Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

+ Đại hội X của Đảng nhận định: “khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy
vọt và những đột phá lớn” vì thế kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong
quá trình phát triển lực lượng sản xuất.
+ Nước ta thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế tri thức
đã phát triển. Vì vậy, đại hội X của Đảng chỉ rõ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng

của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-

Hai là: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường
định hưỡng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Thời kì đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong nền kinh tế
thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội nhiều thành phần. Do đó, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa không chỉ là công việc của nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân,
của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường tạo điều kiện
khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế, mà còn sử dụng chúng có
hiệu quả để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì đổi mới là gắn với hội nhập và mở rộng
quan hệ kinh tế quốc tế nhằm khai thác thị trường thế giới, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm… để tiêu thụ các sản
phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, có sức cạnh tranh cao.
-

Ba là: Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững.

+ Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố
con người luôn dược coi là yếu tố cơ bản để tăng trưởng kinh tế, để phát triển
nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục và đào tạo.
+ Tạo ra nguồn nhân lực đủ số lượng, cân đối về chất lượng trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-


Bốn là: Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
TRANG 5


ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VN

+ Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao đông, giảm
chi phí sản xuất.
+ Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực
khoa học, công nghệ còn ở trình độ thấp.
+ Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải
đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sang chế với kết hợp công nghệ nội
sinh để nâng cao trình độ.
-

Năm là: Phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Câu 6: Trình bày những mục tiêu của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa?
 Mục tiêu cơ bản của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
nước ta là làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế
thị trường, thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển nhanh, hiệu
quả, bền vững, giữ vững kinh tế quốc tế thành công.
 Mục tiêu những năm trước mắt cần làm được:
- Một là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển thuận lợi, phát huy vai trò chủ
đạo của kinh tế nhà nước.

- Hai là, đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công.
- Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong
cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thị trường thế giới.
- Bốn là, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn
hóa, xã hội bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
- Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và phát huy vai trò
của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân trong quản
lí, phát triển kinh tế-xã hội.

TRANG 6


ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VN

Câu 7: Trình bày quan điểm của Đảng trong đường lối xây dựng hệ thống chính trị
ở nước ta trong thời kì đổi mới?
 Quan điểm:
- Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy
đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
- Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị là
nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lí của nhà nước,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho hệ thống chính trị hoạt động
năng động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đặc
biệt là phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, của sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức, với yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có
bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
- Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị

với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều của cả hệ thống để thúc
đẩy xã hội phát triển.
Câu 8: Quan điểm chỉ đạo và chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển
văn hóa hiện nay?
 Quan điểm chỉ đạo:
- Một là, văn hóa là nền tản tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực

thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
+ Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc
sống được diễn ra trong quá khứ cũng như hiện tại. Nó đã cấu thành nên một hệ
thống các giá trị truyền thống của dân tộc. Vì vậy chúng ta chủ trương làm cho
văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở
thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội.
+ Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển: ngày nay trong điều kiện của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại yếu tố quyết định cho sự phát triển
tăng trưởng kinh tế là trí tuệ, là lí tưởng, là sáng tạo mà trước hết là khả năng phát
triển đến mức cao là sự sáng tạo của nguồn lực con người.
+ Văn hóa là một mục tiêu của phát triển: mục tiêu xây dựng một xã hội VN là
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh đồng thời đó cũng là
mục tiêu của văn hóa. Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự
phát triển chúng ta chủ trương phát triển văn hóa.
TRANG 7


ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VN

+ Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng phát huy nhân tố
con người và xây dựng xã hội mới.
-


Hai là, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc
trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

+ Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả
trong hình thức biểu hiện.
+ Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị truyền thống bền vững của cộng đồng
các dân tộc VN được vun đắp qua lịch sử đấu tranh hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước.
-

-

Ba là, văn hóa VN là nền văn hóa thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các
dân tộc anh em. Sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc cùng sinh sống
trên lãnh thổ. Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và văn hóa riêng của
mình. Cả cộng đồng dân tộc VN có nền văn hóa thống nhất.
Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do
Đảng lãnh đạo trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò lãnh đạo.

Mọi người dân VN phấn đấu xây dựng và phát triển văn hóa nước nhà trong đó
công dân, nông dân, tri thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân. Đồng thời
cũng là nền tảng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo
của Đảng và sự quản lí của nhà nước.
-

Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

+ Chúng ta phải nâng cao giáo dục toàn diện.
+ Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở.

+ Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
+ Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
+ Đổi mới giáo dục đại học và sau đại học.
-

Văn hóa là một mặt trận xây dựng, phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng
lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.

TRANG 8



×