MÔN ĐỊA LÝ
Câu 1: Vùng Đông Nam Bộ: Giải thích tại sao vùng Đông Nam Bộ có mức độ tập trung công
nghiệp theo hướng lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước?
Đông Nam Bộ có mức độ tập trung công nghiệp theo hướng lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước
vì :
- Có vị trí địa lý thuận lợi: giáp đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên Hải Nam Trung
Bộ, giáp Campuchia, biển Đông tạo điều kiện để giao lưu với vùng trong nước trên thế giới.
- Có nguồn tài nguyên phong phú, dầu mỏ, khí đốt, nguồng nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp cho
nền công nghiệp phát triển.
- Có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động kĩ thuật đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật vào loại tốt nhất cả nước, có chính sách đầu tư phát triển
công nghiệp, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước lớn nhất so với các vùng khác.
Câu 2: Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Những thế mạnh, khó khăn đối với phát triển
ngành thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long, tên các tỉnh.
a)Những thế mạnh:
-Có vùng biển rộng, nhiều bãi tôm, cá lớn. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch dày đặc, có diện
tích rừng ngập mặn lớn, biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn, .....
-Có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm, năng động.
-Có nhiều cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu.
-Có thị trường tiêu thụ rộng lớn(khu vực, EU,Nhật Bản, Bắc Mỹ,...).
b)Khó khăn:
-Sự biến động thủy văn phức tạp.
-Diện tích rừng ngập mặn ngày càng thu hẹp
-Môi trường ô nhiễm, phát sinh nhiều loại dịch bệnh.
-Thiếu vốn đầu tư, thị trường không ổn định.
c)Biện pháp khắc phục :
-Tạo môi trường đánh bắt và nuôi trồngổn định, chống ô nhiếm môi trường.
-Tăng vốn đầu tư ưu tiên đánh bắt xa bờ, chủ động thị trường.
-Khai thác các lợi thế kinh tế do lũ hàng năm đem lại.
-chủ động giống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
c)Các tỉnh:Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu
Giang, Sóc Trăng, An Giang,, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Câu 3: Phát triển tổng hợp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo
a) Các bộ phận vùng biển nước ta.
- Nội thủy
- Lãnh hải
- Vùng tiếp giáp lãnh hải
- Vùng đặc quyền kinh tế biển
- Thềm lục địa
b) Các ngành và điều kiện phát triển từng ngành kinh tế biển.
- nuôi trồng chế biến hải sản:
+ Có hơn 2000 loài cá, 110 loài có giá trị kinh tế như: cá thu, cá nục, cá trích…
+ Tổng trữ lượng 4 triệu tấn.
+ Đang ưu tiên phát triển khai thác xa bờ.
+ Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến.
- Du lịch biển đảo:
+ Tài nguyên du lịch biển phong phú: Trên 120 bãi cát dài, rộng, phong cảnh đẹp, Nhiều
vịnh đẹp, phong cảnh lý thú, hấp dẫn.
- Giao thông vận tải biển:
+ Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
+ Có khoảng 120 cảng biển lớn nhỏ.
-> Giao thông vận tải đang phát triển mạnh cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới.
- Khai thác và chế biến khoáng sản biển:
+ Vùng biển nước ta giàu khoáng sản biển: dầu mỏ, khí đốt…
+ Hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta: tập trung ở thểm lục địa với trữ lượng lớn.
+ Ngành công nghiệp hóa dần đang dần phát triển và hình thành.
+ Công nghiệp chế biến khí tự nhiên phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.
-> Là ngành kinh tế mũi nhọn.
- Khai thác và chế biến khoáng sản thềm lục địa.
Câu 4: Địa lý địa phương
a) Vị trí địa lý, ý nghĩa.
- Thuộc vùng Bắc Trung Bộ.
- Phía Bắc giáp: Quảng Bình.
- Phía Nam giáp: Thừa Thiên Huế.
- Phía Đông giáp: Biển Đông.
- Phía Tây giáp: Lào.
- Ý nghĩa:
+ Nằm trên tuyến đường hành lang kinh tế Đông Tây.
+ Giao lưu giữa hai miền Bắc Nam.
+ Thuận lợi để phát triển kinh tế biển.
*) b/ Trình bày ý nghĩa vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh?
- Là của ngỏ ra biển của Lào và các nước phía Tây thuận lợi giao lưu hợp tác với Lào ...
- Cầu nối giữa các vùng kinh tế (nằm trên trục giao thông Bắc – Nam) thuận lợi cho hợp tác
với các vùng trong cả nước.
- Đông giáp biển: thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển (GTVT biển, du lịch
biển- đảo, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản thềm lục địa).
b)Kinh tế Quảng Trị.
- Đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực.
- Quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ.
- Nền kinh tế đang từng bước phát huy những thế mạnh về thương mại, dịch vụ, du
lịch…
b) Các đơn vị hành chính:Gồm có:
1. Hải Lăng; 2. Triệu Phong; 3. Cam Lộ; 4. Hướng Hoá; 5. Đakrông; 6. Gio Linh; 7. Vĩnh
Linh; 8 Cồn Cỏ; 9. TX Quảng Trị; 10. TP Đông Hà.
Câu 4: Kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn, cột, đọc và phân tích Át lát.