Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT VÙNG TRỒNG CAM HÀNG HÓA XÃ CHÂU ĐÌNH, HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẤT.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.18 KB, 78 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
------ ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT VÙNG
TRỒNG CAM HÀNG HÓA XÃ CHÂU ĐÌNH,
HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN, NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐẤT.
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN MAI LINH

Lớp

: K57 KHDA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC ĐẤT

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. CAO VIỆT HÀ


Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân em đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. em xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới cô PGS.TS. Cao Việt Hà đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô và các anh chị làm việc tại phòng thí
nghiệp trung tâm HUA – JICA, khoa Quản lý đất đai đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
và tạo điều kiện cho em trong quá trình phân tích tại đây.
Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người
thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em vẫn không tránh được nhiều điều
thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong Bộ môn để
đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 6 tháng 1 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Mai Linh

2


MỤC LỤC

3



MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

CEC
Ctv
ĐBSCL
ĐHNN
ĐKTN
FAO
KT-XH
NN&PTNT
NNBV
PC
TCVN
THCS
TNHH
TNXP
TPCG
UBND
UNESCO
VSVĐ

Diễn giải
Châu Đình
Dung tích trao đổi cation
Cộng tác viên
Đồng bằng sông Cửu Long
Đại học Nông nghiệp
Điều kiện tự nhiên

Food and Agriculture Organization
Kinh tế xã hội
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nông nghiệp bền vững
Phân chuồng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trung học cơ sở
Trách nhiệm hữu hạn
Thanh niên xung phong
Thành phần cơ giới
Ủy ban nhân dân
United Nations Educational, Scientific and
Cultural Organization
Vi sinh vật đất

DANH MỤC BẢNG
4


5


DANH MỤC HÌNH

6


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, mỗi

dân tộc; là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế; là đối tượng lao động; đồng
thời là môi trường để sản xuất ra lương thực, thực phẩm. Đất đai là nền tảng cho sự
tồn tại và phát triển của con người cũng như mọi sinh vật trên Trái Đất. C.Mác đã
viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là
điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông,
lâm nghiệp”.
Nông nghiệp là nền sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người. Trải qua
suốt quá trình phát triển lịch sử của loài người, của nền kinh tế thế giới, hầu hết các
nước đều trải qua nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, trước khi có nền kinh tế phát
triển theo hướng công nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm
năng của đất đã làm bàn đạp cho việc phát triển các ngành khác. Nhấn mạnh vai trò
của con người đối với đất, Các Mác cho rằng không có đất xấu mà chỉ có người
không sử dụng nó hợp lý. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là đất đai sẽ đáp ứng
đủ các yêu cầu sử dụng trên thế giới, thực tế hiện nay là phấn đấu sản xuất ra nhiều
sản phẩm chất lượng và đảm bảo một môi trường sinh thái ổn định. Tuy nhiên,
những tiềm năng đó dường như chưa phát huy đầy đủ.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo sự đòi hỏi ngày càng tăng về
lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người
đã tìm mọi cách đề khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng
đó. Vì vậy đất đai, đặc biệt đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy
cơ suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong
quá trình sản xuất. Do vậy, việc đánh giá chất lượng đất dưới các loại hình sử dụng
đất nông nghiệp đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu, được các nhà khoa
học quan tâm
Những năm gần đây, trồng cây cam ở các huyện vùng Tây Bắc Nghệ An nói
chung và huyện Qùy Hợp nói riêng ngày càng phát triển. Cùng với cây mía, cây
7


cao su thì cây cam đang là cây trồng chủ lực và thực sự là cây làm giàu của bà con

nông dân huyện Quỳ Hợp. Hiện tại huyện đã có gần 1.300ha cam, và phấn đấu đến
2015 đạt 1.500ha, trong đó cam chất lượng cao là 1.000ha. Bên cạnh đó, sự tăng
trưởng về diện tích và sản lượng hiện nay vẫn còn nhỏ lẻ, bấp bênh, chủ yếu vẫn
theo hướng tự phát, do đó Huyện Qùy Hợp đang có chiến lược đầu tư hợp lý để
phát triển nguồn cây đặc sản này một cách bền vững.
Tuy nhiên tình hình thực tế sản xuất tại địa phương chưa có bất kỳ một nghiên
cứu chuyên sâu nào về chất lượng đất hay mức độ thích hợp của cây cam với tài
nguyên đất đai của địa phương. Tất cả các hộ gia đình đều tự ý chuyển đổi từ các
cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang cây cam với mong muốn có thu nhập cao
hơn dựa vào kinh nghiệm và thí điểm với diện tích nhỏ lẻ. Do đó công tác đánh giá
chất lượng đất sản xuất nông nghiệp để có những biện pháp nhằm cải thiện và nâng
cao chất lượng đất trồng cam là rất cần thiết. Tôi tiến hành chọn địa điểm nghiên
cứu tại xã Châu Đình với hơn 30ha cam đặc sản trồng tự phát. Vì lý do đó, tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng đất vùng trồng cam hàng hoá xã
Châu Đình, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An và đề xuất biện pháp nhằm cải
thiện, nâng cao chất lượng đất.”
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất trên diện tích đất trồng cam cảu
vùng, đánh giá mức độ thích hợp đất đai đối với cây cam đặc sản
- Đưa ra biện pháp phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đất phục vụ
cho công tác phát triển và quy hoạch vùng sản xuất cam hàng hoá theo xu hướng
phát triển nông nghiệp bền vững.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Xác định được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất trồng cam của vùng
- Đề xuất giải pháp có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn sản xuất của
địa phương.

8



Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đánh giá chất lượng đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Độ phì nhiêu đất
Để duy trì sản xuất nông nghiệp bền vững cần thiết phải có những nhìn nhận
hiểu biết về độ phì nhiêu đất.
Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là đối tượng lao động vừa là sản phẩm
lao động sản xuất của con người được đặc trưng bằng độ phì nhiêu. Khi được sử
dụng đúng đắn đất sẽ không nhưng không xấu đi mà còn có thể ngày một phì nhiêu
hơn. Đất phải được xem là tư liệu sản xuất tái tạo được (dẫn theo Vũ Hữu Yêm,
2007). Theo V.R.Williams độ phì nhiêu đất là tính chất cơ bản, dấu hiệu của chất
lượng đất (dẫn theo Đỗ ánh và Ctv, 2000). Cũng theo V.R.Williams độ phì của đất là
khả năng của đất có thể cung cấp cho những nhu cầu của thực vật về các chất dinh
dưỡng khoáng, nước và không khí để tạo ra một năng suất sinh học nhất định nào
đó về gỗ, lá, quả, hạt và củ nhằm phuc vụ cho những nhu cầu của cuộc sống con
người (dẫn theo Đỗ Đình Sâm và Ctv, 2006).
A.V. Petecburgski cho rằng đất khác đá mẹ căn bản là ở độ phì nhiêu. Đất phì
nhiêu là đất có các đặc tính vật lý, hóa học, sinh học tốt tạo điều kiện cho cây trồng
cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt (không có các chất độc hại), hiệu suất
lao động cao, người sản xuất có lãi (dẫn theo Trần Văn Chính, 2006).
Dù đất đai có nhiều hay ít thì việc quản lý độ phì nhiêu có hiệu quả là yếu tố
quan trọng của sự phát triển bền vững. Nghiên cứu và quản lí độ phì nhiêu của đất
chủ yếu liên quan đến các chất dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng- số lượng của
chúng, khả năng dễ hấp thụ đối với cây trồng, phản ứng hóa học của chúng trong
đất, các cơ chế thất thoát, các quá trình làm các chất dinh dưỡng khó hoặc không dễ
hấp thụ đối với cây trồng, các phương thức và biện pháp làm giàu dinh dương cho
các loại đất, từ đó có cơ sở quản lý và sử dụng đất có hiệu quả và bền vững (dẫn
theo Rajendra và Ctv, 1997).

9



1.1.2. Chất lượng đất và đánh giá chất lượng đất sản xuất nông nghiệp
*Chất lượng đất.
Brandy (1974) cho rằng đất là vật thể tự nhiên, lớp mặt của vỏ trái đất, mà ở
đấy cây trồng phát triển và rễ cây có thể tìm kiếm nguồn thức ăn.
Đất là nhân tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp. Hệ sinh thái
nông, lâm nghiệp và sản xuất nông nghiệp chỉ bền vững khi duy trì được chất lượng
đất.
Khái niêm vê chất lượng đất (Soil quality) trong sản xuất nông nghiệp không
phải là khái niệm hoàn toàn mới mẻ nhưng vẫn là vấn đề còn nhiều bàn luận. Nhiều
nhà khoa học cho rằng rất khó định nghĩa chính xác và định lượng chất lượng đất
những cũng rất nhiều nhà khoa học lại cho rằng đây chỉ là một khái niệm cơ bản để
mô tả thực trạng, vai trò, chức năng của đất trong hệ sinh thái nông nghiệp và tự
nhiên (dẫn theo Đặng Văn Minh và Ctv, 2001).
Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, hội Khoa học Đất Mỹ đã
cho rằng chất lượng đất được quyết định chủ yếu bởi các thuộc tính cơ bản mang
tính kế thừa của đất như: đá mẹ, quá trình phong hoá, các yếu tố thời tiết khí hậu.
Gregoric (1994) khẳng định chất lượng đất là sự phù hợp của đất cho mục đích sử
dụng nhất định. Chất lượng đất còn là khả năng của đất đáp ứng các nhu cầu sinh
trưởng, phát triển của cây trồng mà không làm thoái hoá đất đai hoặc gây tổn hại
đến hệ sinh thái môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006).
Các nhà tự nhiên học xem xét chất lượng đất trong mối quan hệ hài hoà giữa
cảnh quan và môi trường xung quanh. Theo các nhà môi trường học thì chất lượng
đất phản ánh các chức năng của nó, biểu hiện ở khả năng đa dạng sinh học, nâng
cao chất lượng nước, thúc đẩy quá trình tuần hoàn dinh dưỡng trong một hệ sinh
thái.
Chất lượng đất hay “sức khoẻ” của đất là một chỉ số lành mạnh về môi
trường, nói lên tình hình chung của các tính chất và quá trình. Thuật ngữ “sức khoẻ
của đất” cùng đồng nghĩa với chất lượng đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006) .

*Những thuộc tính cơ bản của chất lượng đất

10


Theo Larson và Pierce (1991) có hai thuộc cơ bản của chất lượng đất là
thuộc tính về bản chất (intrinsic quality) và thuộc tính về động thái (dynamic
quality).
Thuộc tính về bản chất còn gọi là thuộc tính kế thừa thể hiện chức năng kế
thừa của đất từ các yếu tố thổ nhưỡng và các yếu tố hình thành đất khác như đá mẹ,
địa hình, khí hậu, thời gian, sinh vật. Sự khác biệt giữa các loại đất chủ yếu là do
thuộc tính bản chất gây nên. Đây là thuộc tính khá bền vững và ít thay đổi trong
thời gian ngắn. Tuy nhiên thuộc tính bản chất cũng có thể bị thay đổi dưới tác động
của con người và môi trường. Ví dụ: Canh tác không hợp lý trên đất dốc làm tăng
xói mòn đất, kết quả làm thay đổi một số lý tính của đất như thành phần cơ giới, độ
xốp của tầng đất mặt hoặc làm thay đổi độ dày của tầng canh tác (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2006). Theo Carter và cộng sự (1997) các quá trình thay đổi dài hạn
(102 - 103 năm) thường đặc trưng cho thuộc tính bản chất của đất. Ví dụ quá trình
mặn hoá, podzol hoá, glây hoá, kết von hoá xảy ra trong thời gian dài.
Thuộc tính thứ hai là thuộc tính động thái thể hiện sự dễ thay đổi về chất
lượng đất theo thời gian sử dụng. Trong nông nghiệp, thuộc tính động thái phản ánh
kết quả của việc sử dụng và quản lý đất. Các quá trình thay đổi ngắn hạn (từ một vài
giây đến 1 năm) thường đặc trưng cho thuộc tính động thái: quá trình bay hơi, thẩm
thấu, rửa trôi các chất dễ tiêu, trao đổi ion… trong đất và dung dịch đất (dân theo
Đặng Thế Mình và Marie Boehm, 2001).
*Các phương pháp đánh giá chất lượng đất sản xuất nông nghiệp
Có hai phương pháp đánh giá có thể áp dụng đánh giá chất lượng đất là đánh
giá định lượng và định tính.
Phương pháp đánh giá định lượng sử dụng kết quả phân tích các mẫu đất
nghiên cứu theo các phương pháp phân tích thông dụng. Các chỉ tiêu được xác định

định lượng, cụ thể và rõ ràng. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho một số chỉ
tiêu của tính chất hoá học, vật lý và sinh học của đất .
Phương pháp đánh giá định tính thường áp dụng việc mô tả và quan sát sự
thay đổi các tính chất của đất theo thời gian. Kết hợp với kiến thức bản địa, kiến
thức truyền thống và kinh nghiêm của người sử dụng đất giúp cho phương pháp
11


đánh giá đạt hiệu quả cao. Người sử dụng đất có thể đánh giá định tính chất lượng
đất dựa vào các khả năng cảm nhận thông qua thị giác, khứu giác, cảm giác và vị
giác của họ (dẫn theo Nguyễn Thế Đặng và Ctv, 2003).
*Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất.
Chất lượng đất đã được khái quát như bản tóm lược các đặc tính cơ bản cho
mục đích sử dụng nhất định. Việc xác định các đặc tính đó của đất không đơn giản
bởi lẽ đó là kết quả ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động như quản lý sử dung đất,
các yếu tố môi trường ngoại cảnh và các yếu tố về kinh tế xã hội. Larson và Pierce
(1991) cho rằng vấn đề chất lượng có thể xác định được bởi vì con người đã nhận
thức được sự đa dạng của đất trên khía cạnh về chất lượng, quan trọng hơn là chất
lượng đó luôn bị thay đổi trong quá trình quản lý sử dụng. Doran và Parkin (1994)
cũng thừa nhận rằng để có sự phù hợp trong quản lý và duy trì sức sản xuất lâu dài
của đất cần phải có sự hiểu biết rộng rãi về vai trò của chất lượng đất cũng như các
thuộc tính của chúng trong hệ sinh thái nông nghiệp.
Theo Thái Phiên (dẫn theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006) thì chỉ tiêu
về chất lượng đất và những đặc tính, chức năng hoặc điều kiện để biểu thị sức khoẻ
chung của đất. Những yếu tố đó có thể quan hệ trực tiếp tới đất, hoặc liên quan đến
các yếu tố ảnh hưởng tới đất như cây trồng và nước. Một số tiêu chí về chất lượng
đất như : Tính chất hoá học gồm độ chua, khả năng hấp thụ dinh dưỡng (dung tích
hấp thụ), hàm lượng muối; Tính chất vật lý như độ hổng, hạt kết bền trong nước,
sức giữ ẩm; Tính chất sinh học gồm lượng và loại chất hữu cơ, số lượng, loại hình
và chức năng của vi sinh vật, hoạt tính sinh học, hoạt động của enzim; Cây trồng

gồm năng suất, tình hình sinh trưởng của cây, sự phát triển của bộ rễ; Nước như
chất lượng nước mặt và chất lượng nước ngầm.
Xét tổng quát, chất lượng đất được thể hiện một cách tổng hợp thông qua các
đặc tính và tính chất riêng rẽ, do đó đánh giá chất lượng đất thường phải xem xét
theo các chỉ tiêu như hình thái đất, tính chất vật lý đất, tính chất hoá học và các đặc
tính sinh học.
Các chỉ tiêu sau đây thường được xem xét trong đánh giá chất lượng đất:
+ Một số tính chất vật lý
12


Đặc tính vật lý của đất là yếu tố đầu tiên xác định khả năng phát triển nông
lâm nghiệp, đặc tính vật lý của đất là một trong những yếu tố quyết định tiềm năng
năng suất của cây trồng và hiệu quả đầu tư. Do vậy, các chỉ tiêu vật lý đất được
dùng để đánh giá chất lượng đất bao gồm: thành phần cơ giới, kết cấu, dung trọng
đất, tỷ trọng đất, độ xốp đất…(dẫn theo Trần Kông Tấu và Ctv, 2000).
+ Độ chua
Đất có phản ứng chua khi trong đất có chứa nhiều cation H + và Al3+, mức độ
chua phụ thuộc vào nồng độ của các cation H + và Al3+. Nồng độ các cation này
trong đất càng cao thì đất càng chua. Những loại đất có độ phì nhiêu cao đều phải
có một giới hạn pH nhất định không quá chua hoặc quá kiềm (dẫn theo Vũ Hữu
Yêm, 2007).
Một số nghiên cứu đã cho thấy khi pH đất < 3 rất hạn chế đối với nhiều loại
cây trồng pH từ 3 đến 4 hạn chế vừa và nếu pH > 4 ít hạn chế cây trồng (dẫn theo
Đỗ Ánh, 2001).
+ Chất hữu cơ
Dấu hiệu cơ bản làm đất khác đá mẹ là đất có chất hữu cơ. Số lượng và tính
chất của chúng tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành đất, quyết định nhiều
tính chất lý, hoá, sinh và độ phì nhiêu của đất.
Theo Đỗ Ánh và cộng sự (2000) đất đồng bằng đơn giản dựa vào hàm lượng

chất hữu cơ (OM) được phân theo 3 cấp gồm khi OM dưới 1% là đất nghèo hữu cơ,
OM từ 2% là đất có hữu cơ trung bình và OM trên 2% là đất giàu hữu cơ.
+ Hàm lượng đạm tổng số (N%)
Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quyết định năng suất cây trồng, N trong từng
loại đất phụ thuộc vào hàm lượng hữu cơ trong đất, đất giàu mùn thì có nhiều N. Đỗ
Ánh và Ctv (2000) đề nghị phân chia hàm lượng đạm trong đất theo 3 cấp gồm đất
nghèo đạm khi có dưới 0,1% N, đất có hàm lượng đạm trung bình khi chứa từ 0,1
đến 0,2% N và đất giàu đạm khi có trên 0,2%N. Còn theo Euroconsult (1989), Hàm
lượng đạm trong đất được chia thành 5 cấp gồm đất có đạm rất thấp khi chứa dưới
0,050%N, đất có đạm thấp khi chứa từ 0,05 - 0,13%N; đất có đạm trung bình khi
chứa từ 0,13 - 0,23%N, đất có đạm cao khi chứa từ 0,23 - 0,3%N và đất có đạm rất
13


cao khi chứa trên 0,3%N. Cây trồng không phải chỉ đồng hoá NO 3- và NH4+ mà còn
có khả năng đồng hoá chất hữu cơ phân tử lượng nhỏ có chứa N như các axit amin,
amit dễ thuỷ phân. Vì vậy, khi đánh giá khả năng cung cấp đạm dễ tiêu cho cây có
thể dựa vào hàm lượng đạm thuỷ phân trong đất.
+ Hàm lượng P2O5
Lân là một chỉ tiêu của độ phì nhiêu đất, “đất giàu P mới có độ màu mỡ cao
và ngược lại đất có độ màu mỡ cao đều giàu P” (E.Detrunk, 1931). Giữa P trong đất
và năng suất cây trồng thường có mối tương quan. Trong đất, sau nhiều năm chỉ bón
đạm, tỷ lệ N/P trong đất rất mất cân đối nên mối tương quan nói trên không rõ
(Phạm Tiến Hoàng, 1991; Samuel, 1990). Bón P + Zn (5mg Zn + 100mg P 2O5/lít)
cho lúa thì khả năng hút đạm cũng tăng lên (Singh, 1985) như vậy bón lân tiết kiệm
được đạm. Ở đất chua có Fe, Al, ion H2PO4- chiếm phần lớn (99)% dễ xảy ra phản
ứng với các cation này tạo thành photphat sắt nhôm khó hoà tan hơn (dẫn theo Đỗ
Ánh và cộng sự 2000). Năm 1974, Nguyễn Hữu Dụ, Phạm Dương Ưng, Vũ Ngọc
Tuyên, Trần Văn Nam cho rằng giữa lân tổng số và năng suất cây trồng có mối
tương quan thuận.

Đỗ Ánh và Ctv (2000) đề nghị phân đất theo hàm lượng lân dễ tiêu thành 3
cấp gồm đất nghèo lân khi P2O5 dễ tiêu dưới 5 mg/100g đất, đất có lân trung bình
khi P2O5 dễ tiêu trong khoảng 5-10 mg/100g đất và đất giàu lân khi P 2O5 dễ tiêu trên
10g đất.
+ Hàm lượng K2O
Sau đạm và lân thì kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ 3 đối với cây
trồng. Sự phân bố về mức độ tập trung kali tuỳ thuộc nguồn đá mẹ, mức độ phong
hoá, sự hình thành đất và chế độ canh tác (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2003). K
trao đổi, K dễ tiêu là phần chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đỗ Ánh và Ctv
(2000) dựa vào hàm lượng Kali để chia thành 3 nhóm gồm đất nghèo K, đất có K
trung bình và đất giàu K tương ứng với hàm lượng kali dễ tiêu nhỏ hơn 10mg, từ
10mg đến 20mg và lớn hơn 20 mg K2O có trong 100g đất.
+ Dung tích hấp phụ (CEC)

14


Dung tích hấp phụ hay khả năng trao đổi cation của đất được coi là một trong
những yếu tố độ phì quan trọng nhất. Đất có CEC cao, đặc biệt tổng các cation kiềm
và kiềm thổ cao sẽ làm tăng khả năng trao đổi. Các cation dinh dưỡng như K +, Ca2+,
NH4+, Mg2+ sẽ được giải phóng để cung cấp cho cây khi trong dung dịch đất thiếu
các cation này hoặc được giữ lại trên bề mặt keo đất khi dư thừa do mới bón phân
hoặc khi khoáng hoá chất hữu cơ trong đất diễn ra mạnh mẽ. Do đó thông qua CEC
để đánh giá được khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây trồng cũng như
nhu cầu và hiệu lực của phân bón cho cây đối với từng loại đất. Đỗ Ánh và Ctv
(2000) đề nghị phân CEC theo 3 cấp gồm đất hấp thụ thấp, đất có khả năng hấp thụ
trung bình và đất hấp phụ cao tương ứng với CEC nhỏ hơn 10 lđl/100 đất; CEC từ
10 đến 20 lđl/100g đất và CEC lớn hơn 20 lđl/100g đất.
+ Các cation kiềm thổ trao đổi.
Canxi: Về mặt dinh dưỡng lượng Ca 2+ tao đổi thấp là 0,40 1đ1/100 đất.

Mandra (1995) (dẫn theo Vũ Hữu Yêm, 2007) cho rằng khi Ca 2+ < 2 1đ1/100gam
đất đã phải bón vôi để cải tạo đất. Nhu cầu cung cấp vôi cho đất còn ở chỗ phải bảo
đảm cân đối Ca/Mg.
Magiê: Đối với cây trồng, khi lượng Mg2+ trao đổi đạt 0,28 – 0,40
1đ1/100gam đất tuỳ theo loại đất và cây mà cây trồng không phản ứng với việc
phân magiê nữa (Lombin và Fayemi, 1975 – dẫn theo Vũ Hữu Yêm, 2007). Càng
phải bảo đảm đủ magiê cho cây, song lại phải khống chế không để magiê vào cây
quá nhiều sẽ gây ngộ độc cho cây. Do vậy, phải nhận xét mối cân đối Ca/Mg –
K/Mg và (Ca + Mg)/K bảo đảm cho kết cấu đất được bền vững và cây trồng phát
triển tốt (dẫn theo Vũ Hữu Yêm, 2007).
+ Các nguyên tố vi lượng
Ngoài những nguyên tố đa và trung lượng như N, P, K, Ca, Mg... muốn tăng
năng suất và phẩm chất nông sản cần phải bón cho đất những nguyên tố vi lượng
tuỳ theo yêu cầu của từng cáy trồng. Do đó, yêu cầu về phân vi lượng là vô cùng
cấp thiết, cần tìm hiểu hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong một số loại đất để sử
dụng phân vi lượng đạt hiệu suất cao nâng cao độ phì nhiêu của đất một cách toàn
diện (dẫn theo Nguyễn Vy và Ctv, 1978).
15


Các nguyên tố vi lượng là các nguyên tố dinh dưỡng đóng vai trò rất quan
trọng trong hoạt động sống của cây trồng nhưng hàm lượng của chúng trong cây rất
ít, từ 10-3 – 10-5%. Các nguyên tố vi lượng gồm có Molipden (Mo), Bo (B), Kẽm
(Zn), đồng (Cu), Mangan (Mn), Miken (Ni), Coban(Co), Iod (I), Fluor (F),... (dẫn
theo Trần Văn Chính).
Ngoài những chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật lý, hóa học thì một số chỉ tiêu
sinh học đất cũng được quan tâm đánh giá.
+ Vi sinh vật đất (VSVĐ)
Sinh vật sống trong các lớp đất, tham gia vào các chu trình chu chuyển vật
chất gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm tảo và động vật nguyên sinh. Số lượng và khối

lượng sinh vật đất rất lớn, trong 1g đất có hàng trăm triệu đến hàng tỉ cá thể và về
khối lượng trong diện tích 1ha có đến 5 - 7 tấn vi khuẩn, hàng trăm đến hàng triệu
nấm và xạ khuẩn. VSVĐ có vai trò rất quan trọng đối với hệ sinh thái. Chúng tham
gia vào quá trình nitrat hoá, oxi hoá amoni thành nitrit, khử sắt ba (Fe 3+) thành sắt
hai (Fe2+) ở các đầm lầy; cố định nitơ từ khi quyển cung cấp cho cây trồng (vi khuẩn
cố định đạm); phân giải các chất hữu cơ (vi khuẩn dị dưỡng),... VSVĐ là một trong
những chỉ số quan trọng đánh giá độ màu mỡ của đất.
Đất có tác động to lớn đến hệ sinh thái, cuộc sống con người nói chung và
sản xuất nông nghiệp nói riêng. Với các chức năng khác nhau cơ bản như: là môi
trường sống, sản xuất, cân bằng sinh thái, dự trữ và cung cấp nước, dự trữ, không
gian sự sống, bảo tồn, bảo tàng lịch sử, cuối cùng là vật mang sự sống, đất là nguồn
tài nguyên đảm bảo cho khả năng điều chỉnh sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên
trước những thay đổi. Tuy nhiên các tác động của con người đã làm hệ sinh thái bị
biến đổi theo chiều hướng xấu đi nhiều khi vượt quá khả năng điều chỉnh của đất.
Vậy nên, nhằm đảm bảo cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai cần
phải có những chiến lược về sử dụng đất để không chỉ duy trì khả năng hiện tại của
đất mà còn khôi phục những khả năng đã mất của đất. Tìm kiếm các giải pháp sử
dụng đất một cách hiệu quả và bền vững được đặt ra như một vấn đề cấp thiết cho
các nhà khoa học trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Trong điều kiện

16


diện tích đất canh tác bình quân đầu người ngày càng có nguy cơ giảm dần thì vấn
đề này càng phải đặc biệt được chú trọng và có chiến lược sử dụng đúng đắn.
Như vậy, việc xác định đúng khái niệm, bản chất của hiệu quả sử dụng phải
xuất phát từ luận điểm triết học Mác và những nhận thức lý luận của hệ thống, tức
là phải tiết kiệm về thời gian, tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội và
phải bảo vệ được môi trường. Điều đó có nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên
cả ba mặt : hiệu quả về kinh tế, hiệu quả về xã hội và hiệu quả về môi trường (dẫn

theo Trần Danh Thìn và Nguyễn Huy Trí, 2006).
Để có một nền NNBV, trước hết cần quan tâm đến vấn đề môi trường. Môi
trường trong nông nghiệp bao gồm các biện pháp làm đất, bón phân, tưới tiêu nước.
Nếu sự phối hợp những khâu này trong canh tác không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng
ô nhiễm đất bởi các chất hoá học, đất bị hoá chua, hoá mặn hoặc hoá phèn làm giảm
độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng nông sản và làm
suy thoái môi trường.
Tóm lại, đất đai nói chung cũng như đất nông nghiệp nói riêng là tư liệu sản
xuất đặc biệt quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp. Biết sử
dụng nó một cách có hệ thống sẽ thu được giá trị sản phẩm lớn với hiệu quả kinh tế
cao và ngược lại. Do đó muốn sử dụng đất hợp lý hiệu quả cao và bền vững phải
quan tâm tới cả ba hiệu quả nêu trên. Trong đó hiệu quả kinh tế được coi là trọng
tâm, không có hiệu quả kinh tế thì không có điều kiện, nguồn lực để thực thi hiệu
quả xã hội và hiệu quả môi trường và ngược lại không có hiệu quả xã hội và hiệu
quả môi trường thì hiệu quả kinh tế không thể vững chắc (dẫn theo Trần Văn Chính,
2006).
1.2. Cây có múi (Citrus sp.)
1.2.1. Phân bố vùng trồng cây ăn quả có múi
Cây có múi là lớp cây 2 lá mầm Dicotyledones, ngành ngọc lan Lignosea, bộ
Rutales, họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae. Cây có múi được trồng ở các vùng
nằm giữa 400 vĩ Bắc và 400 vĩ nam, với nhiệt độ tối thiểu cao hơn so với nhiệt độ
gây chết cóng cây (âm 60oC - âm 40oC). Các yếu tố ảnh hưởng đến vùng trồng cây
ăn quả có múi bao gồm khí hậu, đất đai, nhiệt độ tối thiểu. Những nơi có nhiệt độ
17


thích hợp nhưng lượng mưa nhiều, nhiều gió, nhiều mây che phủ kèm theo bức xạ
mặt trời yếu hoặc đất đai không phù hợp như tầng canh tác nông, khả năng giữ nước
kém, lũ lụt... sẽ không thuận lợi cho phát triển cây có múi (dẫn theo Đỗ Năng Vịnh,
2008).

Phần lớn cây có múi phân bố trong các vùng cận nhiệt đới giữa 150 và 350 vĩ
Bắc và giữa 150 và 350 vĩ Nam. Các vùng có nhiệt độ mùa đông lạnh vừa phải, đủ
tạo ra giai đoạn ngủ nghỉ đông của cây, tiếp theo sự ra hoa đồng loạt vào mùa xuân
là rất thích hợp với trồng cây có múi chất lượng cao, màu vỏ quả đẹp, năng suất cao
và cây khoẻ. Trong vùng gần xích đạo ở giữa 150 vĩ bắc và 150 vĩ nam, cam quýt
trồng thường có chất lượng thấp và sản phẩm thông thường chỉ đủ dùng cho thị
trường địa phương. Bưởi và chanh thường phát triển khá hơn ở vùng này do chịu
được nhiệt. Khi nhiệt độ cao quanh năm, cây có múi có thể ra hoa vài lần trong
năm. Sự ra hoa ở vùng này được kích thích bởi khô hạn hoặc các yếu tố khắc nghiệt
khác. Quả thường có vỏ màu xanh khi chín và chất lượng thấp hơn. Bù lại, ở các
vùng cao như cao nguyên ở gần xích đạo, người ta vẫn có thể sản xuất được quả có
múi chất lượng cao (dẫn theo Đỗ Năng Vịnh, 2008).
1.2.2. Các giống cây ăn quả có múi trồng phổ biến ở trong nước
Ở nước ta cây ăn quả có múi được trồng tản mạn khắp các vùng trong cả
nước. Mỗi vùng, miền đều có các giống đặc sản địa phương nổi tiếng được chọn lọc
từ lâu đời. Giống cam được trồng phổ biến ở miền Bắc và miền Trung là cam Sành,
cam Xã Đoài, cam Sông Con, cam Vân Du; ở miền Nam lại chủ yếu là cam mật,
cam Sành. Các giống quýt cũng rất phong phú, nổi tiếng có giống Quýt Đường
canh, Quýt sen, Quýt chum (dẫn theo Trần Thế Tục, 1996). Ở nước ta có tập đoàn
giống bưởi rất đa dạng, có nhiều giống với tên gọi khác nhau. Trong số đó rất nhiều
giống đặc sản nổi tiếng như Bưởi Đoan Hùng, Bưởi Diễn, Bưởi Phúc Trạch, Bưởi
Năm roi, Bưởi Biên Hoà. Tuy nhiên sự phân biệt các giống còn nhiều hạn chế.
Giống chanh được ưa chuộng ở nước ta là giống chanh ta, còn được gọi là chanh
giấy, sai trái, có vị rất chua.
Trong số các giống được trồng nhiều hiện nay giống phổ biến và thích nghi
rộng nhất với cả 2 miền Bắc và Nam là giống Cam Sành (Citrus nobilis), có giá trị
18


kinh tế cao, nặng trung bình 3-4 quả/kg, nhiều nước, màu vàng da cam sẫm khi

chín, vị ngọt hơi chua. Mặc dù có hương vị rất được ưa chuộng và năng suất cao
nhưng cam Sành lại là giống nhiều hạt và tính trạng này làm giảm giá trị của giống
rất nhiều và không đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế cũng như yêu cầu
trong công nghiệp chế biến.
Các giống trồng sản xuất phổ biến ở nước ta đa số đều là các giống nhiều
hạt, lạc hậu so với tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy việc tạo giống không hạt chất lượng
cao là vấn đề lớn trong chọn tạo giống cây ăn quả có múi nói chung và giống cam
Sành nói riêng ở nước ta.
1.3. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây
có múi
1.3.1. Nhiệt độ
Theo số liệu của nhiều nhà nghiên cứu, nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây có múi từ 12 oC - 39oC, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 oC - 29oC
(dẫn theo Hà Minh Trung, 2001, Phạm Văn Côn, 2003). Theo Singh (1980), nhiệt
độ thích hợp cho cây có múi sinh trưởng phát triển là 23 oC - 34oC, nhiệt độ tối thấp
là 12,5oC - 13oC và nhiệt độ tối cao là 37 oC - 39oC. Ở nhiệt độ -5oC có một số giống
có thể chịu đựng được trong thời gian ngắn. Ở nhiệt độ 40 oC kéo dài trong nhiều
ngày cây cam quýt ngừng sinh trưởng, rụng lá, cành bị khô héo. Tuy nhiên cũng có
những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên tới 50-57 oC (dẫn theo Hoàng
Ngọc Thuận, 2002).
Nhìn chung, nhiệt độ đất và không khí có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động
của cây cam quýt như phát lộc và sinh cành mới, sự hoạt động của bộ rễ. Nhiệt độ
cho bộ rễ sinh trưởng - phát triển biến động trong khoảng từ 13 oC - 37oC, thích hợp
nhất là 26oC. Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm cho quả
phát triển mạnh, đồng thời còn ảnh hưởng đến khả năng tích lũy, vận chuyển đường
bột và axit trong cây vào quả, tốc độ chín và màu sắc quả. Tuy nhiên nhiệt độ ban
đêm quá thấp làm cho các hoạt động này kém đi. Theo kết quả nghiên cứu của một
số tác giả, sự chín quả cũng có quan hệ chặt với nhiệt độ, nhất là tổng nhiệt độ hữu
hiệu. Sự tích lũy đường trong các nhóm cây cam quýt chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ
19



và cường độ ánh sáng mặt trời (dẫn theo Phạm Hoàng Lâm, Đỗ Minh Hiền, 2002).
Để trải qua tất cả các quá trình sống cần tổng tích ôn trên 4200 oC. Nói chung nhiệt
độ bình quân năm ≥ 15oC mới trồng cây có múi thuận lợi.
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002), ở các vùng đất tốt, có nhiệt độ mùa hè
không nóng quá, mùa đông không lạnh quá, với nhiệt độ bình quân năm trên 15 oC,
tổng tích ôn 2.500-3.500oC đều có thể trồng được cam quýt. Ở các vùng có khí hậu
lục địa xa biển không nên trồng cam quýt ở độ cao 1.700-1.800m so với mặt biển,
những vùng này thường có tuyết rơi và nhiệt độ xuống tới -4 0C, -5oC về mùa đông.
Về phương diện nhiệt độ, cam quýt có thể phát triển tốt ở khắp các miền sinh thái ở
Việt Nam nhưng lý tưởng nhất là khí hậu các tỉnh vùng núi cao phía bắc.
1.3.2. Ánh sáng
Cây cam quýt không ưa ánh sáng mạnh, thích ánh sáng tán xạ có cường độ
10.000- 15.000Lux ≈ 0,6 Cal/cm2, tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4-5 giờ
chiều những ngày quang mây mùa hè. Những ngày này giữa trưa nắng và quang,
cường độ ánh sáng lên đến 100.000Lux (≈ 1,27Cal/cm 2); chỗ râm 10.000 lux
(0,5Cal/cm2). Yêu cầu cường độ ánh sáng khác nhau tùy thuộc vào giống, loài.
Chanh cần ít ánh sáng hơn quýt, cam chanh lại cần nhiều ánh sáng hơn quýt. Cam,
quýt, bưởi thích hợp ánh sáng tán xạ không có nghĩa là trồng dưới cây to có bóng
thì tốt. Theo kinh nghiệm, muốn có ánh sáng tán xạ cần bố trí mật độ dày hợp lý, và
nương cam quýt nhất thiết nên bố trí nơi thoáng và tránh nắng. Ở những nơi này cây
sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh. Ví dụ vùng đồng bằng sông Hồng, trung du
và vùng núi phía bắc Việt Nam.
1.3.3. Nước và ẩm độ
Theo nhiều tài liệu công bố, cây có múi là loại cây yêu cầu ẩm độ khá lớn
nhưng lại không chịu được đất đọng nước. Tuy nhiên cây có múi lại là loại cây có
lượng thoát hơi nước thấp nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố cấu trúc và sinh lý làm
hạn chế quá trình vận chuyển nước trong cây (dẫn theo Rogers, and Bathorlic,
1976). Yêu cầu lượng nước của cây có múi bao gồm sự thoát hơi nước của cây và

lượng nước bốc hơi từ đất. Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002), lượng mưa thích hợp
cho các vùng trồng cam quýt trên dưới 2000mm. Cam cần 1000-1500mm, quýt cần
20


nhiều hơn: 1500-2000mm, chanh cần ít nước hơn quýt. Lượng nước trong đất có
ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ. Lượng nước được coi là đủ khi nước tự
do bằng 1% và độ ẩm đất bằng 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng. Cây có múi có nhu
cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Mặt khác, cây
có múi cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Trong mùa mưa, nếu mực nước
ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết.
Phẩm chất nước tưới cũng cần lưu ý, không dùng nước phèn mặn để tưới. Lượng
muối NaCl trong nước phải dưới 1,5g/ lít và lượng Mg không quá 0,3g/lít ( dẫn theo
Th.S Hà Trí Trực, 2011). Trong mùa khô. Sự thiếu nước có liên quan đến sinh
trưởng và độ héo của lá, có thể gây rụng lá. Khi ẩm độ đất thiếu, sinh trưởng chồi
chậm, lá cũng nhỏ đi. Hạn hán kéo dài có thể làm cành khô, nhánh nhỏ bị khô và
chết. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng cây có múi rất mẫn cảm với sự thiếu nước
lúc nở hoa, trong giai đoạn rụng quả và tăng kích thước quả. Tuy nhiên thiếu nước
trong cuối mùa hè và mưa ít lại làm cho chất lượng nước quả tăng. Theo Phạm Văn
Côn (2003), cam quýt yêu cầu độ ẩm không khí 75%, độ ẩm đất 60%. Độ ẩm này
đảm bảo cho sản lượng cao, phẩm chất quả tốt - quả to, vỏ mỏng và tươi, đẹp mã,
nhiều nước và ngọt. Độ ẩm thấp vỏ thường thô, vách múi dày, hương vị kém.
Nhìn chung lượng mưa ở các vùng sản xuất nông nghiệp Việt Nam đủ thỏa
mãn cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây cam quýt (1.400- 2.500mm), nhưng
lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, do đó ảnh hưởng không
tốt đến năng suất, phẩm chất của quả. Ví dụ, huyện Bắc Quang có tổng lượng mưa
3.000-3.500mm/năm, cá biệt 5.000mm tập trung hầu hết vào các tháng mùa hè,
trong khi ở Nghệ Tĩnh thời kỳ quả chín là thời kỳ mưa bão, lũ lụt, thời kỳ quả đang
phát triển mạnh thường có gió tây nóng hoạt động, nên vừa hạn đất vừa hạn không
khí. Do đó việc đáp ứng nhu cầu nước cho cam quýt là biện pháp thâm canh rất có

hiệu quả (dẫn theo Hoàng Ngọc Thuận, 2002).
1.3.4. Yêu cầu sử dụng đất của cây có múi
Theo Nguyễn Văn Luật (2010), trong các yếu tố tự nhiên quyết định đến
năng suất, sản lượng của cây cam thì yếu tố về thổ nhưỡng là yếu tố tiên quyết mà
không thể bỏ qua. Bộ rễ cây cam cho năng suất cam thường đâm sâu đến 1,2m21


1,5m, mức nước ngầm sâu ít nhất 1,5m. Bộ rễ cây cam rất mẫn cảm với độ ẩm cao
trong đất, ở nơi không thoát nước, mực nước ngầm cao, cam kém phát triển. Sự dao
động của độ ẩm trong đất cũng có ảnh hưởng xấu tới cam làm cho cam bị loạn nhịp
sinh trưởng, dễ làm cho cam ra quả trái vụ không theo ý muốn, lãng phí dinh
dưỡng; khi quả đã lớn dù chưa chín cũng có thể nứt đôi.
1.3.4.1. Tính chất vật lý
* Thành phần cơ giới
Cây có múi có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, từ loại đất cát
được cải tạo ven biển, đất sét trộn mùn pha cát đến đất thịt nặng hoặc thậm chí cả
trên đất bùn ao. Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002), cây cam quýt có thể trồng được
trên đa số các loại đất trồng trọt ở Việt Nam: đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa
châu thổ, đất đồi núi, đất phù xa cổ, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất bạc màu.
Theo Nguyễn Văn Luật (2010), một số tài liệu nghiên cứu cho thấy thành
phần cơ giới của đất trồng cam tốt như sau:
+ Sét : 15-20%
+ Limon: 15-20%
+ Cát mịn: 20-30%
+ Cát thô: 30-50%
* Kết cấu đất
Tùy theo loại đất, điều kiện tồn tại mà hạt kết cấu có nhiều dạng khác nhau.
Các dạng hạt kết phổ biến bao gồm: Kết cấu viên; Kết cấu hạt; Kết cấu cột (trụ);
Kết cấu phiến; Kết cấu tảng.
Đất có kết cấu tốt (cấu trúc viên) phù hợp cho cây trồng nói chung, cây có

múi nói riêng sinh trưởng phát triển, vì:
+ Đất có kết cấu tốt sẽ tơi xốp, bộ rễ cây phát triển tốt.
+ Đất thấm nước nhanh làm cho cây không bị úng khi mưa. Nhưng lượng nước
chứa trong các khe hở lớn nên cây trồng được cung cấp nước thuận lợi
+ Lượng ôxy trong đất cao, các chất khí độc dễ có điều kiện thoát ra ngoài không
gây gại cho bộ rễ.
+ Nhiệt độ đất ổn định không gây tác động xấu tới bộ rễ.
22


+ Trong đất chứa nhiều sinh vật có lợi chuyển hoá các chất thành dinh dưỡng cho
cây hút.
Mặt khác đất có kết cấu tốt thuận lợi cho quá trình canh tác, thể hiện:
+ Dễ làm đất, đỡ tốn công và chi phí cho việc làm đất
+ Việc chăm sóc như làm cỏ, vun, xới, bón phân điều tiết nước đều diễn ra thuận lợi
+ Đất có khả năng giữ phân bón tốt nên có thể giảm số lần bón phân. (dẫn theo Hà
Chí Trực, 2011)
* Độ dày tầng đất
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002), đất trồng cam quýt tốt là những đất bằng
phẳng, có cấu tượng, nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm tốt, khi cần dễ tháo nước và có
tầng đất dày ( hơn 1m càng tốt), mực nước ngầm thấp( tối thiểu phải sâu hơn
80cm). Như vậy, phần lớn đất đai vùng đồi núi phía bắc, phía tây Nghệ An, Hà
Tĩnh, miền Đông Nam Bộ đều thỏa mãn các yêu cầu của cây cam quýt.
1.3.4.2. Tính chất hóa học
* pH đất
Một trong các đặc tính quan trọng của đất có liên quan đến quá trình sinh
trưởng phát triển của cây có múi là phản ứng của đất. Theo Phạm Văn Côn (2003),
cây cam quýt có thể trồng được trên đất có pH từ 4-8, nhưng thích hợp nhất là 5,56,5. Ở độ pH này các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây cam quýt phần lớn ở dạng
dễ tiêu. Thông thường ở những nơi đất chua (pH< 5) người ta phải bón vôi để nâng
cao độ pH nên vẫn có thể canh tác cây có múi được. Phần lớn đất trồng cam quýt ở

Việt Nam đều có độ pH thấp từ 4-5, vì vậy cần chú ý cải tạo đất và bón phân thích
hợp.
Tác hại của đất chua
- Ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây có múi (bộ rễ
kém phát triển, khả năng hút dinh dưỡng kém vv...).
- Ảnh hưởng xấu tới vi sinh vật trong đất. Tạo điều kiện cho một số loại vi
sinh vật gây bệnh cho cây phát triển mạnh.
- Làm xuất hiện một số chất độc hại.

23


- Làm cho lân trong đất bị giữ chặt cây trồng không sử dụng được, khi bón
lân kém hiệu quả.
* Dinh dưỡng khoáng
Để tồn tại, sinh trưởng và phát triển, cây có múi cũng như các loài thực vật
khác cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng N-P-K cũng
như các nguyên tố vi lượng. Nghiên cứu của một số tác giả cho thấy cây hút dinh
dưỡng quanh năm nhưng hút mạnh vào thời kỳ nở hoa cũng như khi cây ra đọt mới
(tương ứng vào tháng 3-4 và tháng 7-9). Theo Chapman (1968), có ít nhất 12
nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cần được bón để cho cây sinh trưởng bình thường
và có năng suất.
Đạm là nguyên tố vô cùng quan trọng đối với sinh trưởng của cam quýt, đặc
biệt trong hình thành bộ lá. Cây cam quýt hấp thụ đạm nhiều nhưng đất lại chứa ít.
Thiếu đạm lá bị mất diệp lục, bị ngả vàng, cành nhỏ, quả nhỏ, vỏ mỏng, năng suất
giảm nhiều. Thiếu đạm đầu tiên xuất hiện trên lá già và sau đó tiến về phía lá trẻ,
đặc trưng bởi màu lá xanh vàng sáng. Nguyên nhân chính của sự thiếu hụt N là
thiếu sẵn N trong đất, có thể được gây ra bởi một số yếu tố. Nitơ có thể bị rửa trôi
thể do lượng mưa lớn mùa hè hay do tưới tiêu trên đất có độ xốp cao hoặc sự kết
hợp của các yếu tố này. Đất bị úng gây mất mát N qua quá trình khử N, do đó dẫn

đến sự thiếu hụt N tạm thời, thuyên giảm khi thời tiết khô ráo.
Tuy nhiên, nhiều đạm quá mức dẫn đến quả lớn, vỏ dày và phẩm chất quả
kém, quả lên mã chậm, hàm lượng vitamin C giảm. Ở điều kiện thời tiết Việt Nam,
cây cam quýt hấp thụ đạm quanh năm và mạnh nhất vào các tháng trời ấm.
Lân rất cần cho cây trong quá trình phân hóa mầm hoa. Thiếu lân cành lá
sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ không phát triển được. Lân có ảnh hưởng rõ rết
đến phẩm chất quả, có tác dụng giảm lượng axit trong quả, cho tỷ lệ đường/axit cao,
hương vị quả ngon hơn, hàm lượng vitamin C giảm. Vỏ quả mỏng trơn, lõi quả
chặt, không rỗng, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển mã nhanh.
Một số loại đất được sử dụng để trồng cam quýt, hàm lượng lân trong đất
thường thấp.Trong tình huống này, phân bón lân nên được áp dụng cho đến khi
kiểm tra đất lân giá trị từ trung bình đến cao là đạt được. Thông tin chẩn đoán từ lá
24


và thử nghiệm đất có thể giúp xác định xem lượng phân bón là cần thiết. Hiệu quả
của việc bón lân cho cam quýt phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau: độ chua của đất,
lượng Ca2+ và Mg2+. Nguyên nhân của tình trạng thiếu phốt pho là một là thiếu sẵn
trong đất. Thiếu phốt pho có thể xảy ra do rửa trôi và xói mòn đất.Trong đất có tính
axit mạnh, phốt pho dễ tiêu có thể giảm do sự cố định của Fe và Al. Phốt pho dễ
tiêu cũng có thể giảm trong đất đá vôi qua sự cố định của Ca. Thiếu phốt pho có thể
được sửa chữa bằng cách áp dụng phân bón với đất hoặc cành lá sau khi xác nhận
thiếu P sử dụng lá và phân tích đất. Để tối đa hóa sự sẵn có của P trong đất, pH đất
cần được theo dõi và duy trì khoảng 6,0-6,5.
Kali rất cần cho cây cam quýt trong thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát
triển mạnh. Kali ảnh hưởng rõ rệt đến cả năng suất và phẩm chất quả. Cây được bón
đủ kali cho quả to, ngọt, nhanh chín, chịu được cất giữ vận chuyển.
Thiếu K có thể dẫn đến năng suất giảm và chất lượng quả thấp. Tác động
tiêu cực của K thấp thường xảy ra trên năng suất quả và chất lượng trước khi các
triệu chứng thiếu hụt lá. Sự giảm năng suất và trái nhỏ đã được quan sát thấy trên

cây có hàm lượng K trong lá khoảng 0,5% -0,8%, trong khi nồng độ K 1,2% hoặc
nhiều hơn đã được gắn liền với năng suất tối đa của cây ăn quả chất lượng cao.
Triệu chứng thiếu kali thường là kết quả từ một nguồn cung cấp không đủ K
trong đất. Thiếu kali có thể xảy ra trên đất cát, đất chua, nơi bị rửa trôi có thể là
đáng kể. Việc cung cấp K cho cây trồng có thể bị giảm do đất có nồng độ cao Ca và
Mg hoặc N. Hấp thu K giảm điển hình trên một số loại đất đá vôi. Thiếu độ ẩm của
đất cũng làm giảm sự hấp thu K và có thể dẫn đến thiếu hụt K. Ngược lại thừa kali
cây sẽ sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây không lớn được.
Bên cạnh các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N-P-K, các nguyên tố trung
lượng (canxi, magiê) và vi lượng (bo-B, sắt-Fe, đồng- Cu, kẽm- Zn, mangan- Mn )
cũng có vai trò rất quan trọng đối với sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất
của cây có múi.
Mg tồn tại trong các hợp chất như rắn trong đất (chủ yếu là kết hợp với
cacbonat và photphat) và ở dạng ion trong các phức hệ trao đổi cation. Các hợp chất
rắn của Mg là ít tan; có thể tồn tại trong đất trong nhiều năm nếu độ pH không quá
25


×