Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Quí Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.12 KB, 94 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................7
4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................8
6. Cấu trúc của luận văn....................................................................................8
Chương 1
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ......................................................................8
1.1. Tiểu thuyết lịch sử ......................................................................................9
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết .............................................................................9
1.1.2. Tiểu thuyết lịch sử .................................................................................11
1.2. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử .......................................16
1.2.1. Các lớp ngôn ngữ trong tiểu thuyết .....................................................16
1.2.2. Nhân vật trần thuật trong tiểu thuyết ..................................................19
1.2.3. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết..................................................22
1.2.4. Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử...................25
1.3. Tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh trong bức tranh chung
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ..........................................................................27
1.3.1. Vài nét về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh............................................27
1.3.2. Tác phẩm "Hồ Quý Ly" trong bức tranh chung tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam............................................................................................................29
Tiểu kết chương 1............................................................................................33
Chương 2
CÁC KIỂU LỜI TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
HỒ QUÝ LY........................................................................................................34
2.1. Các điểm nhìn trần thuật và các vai trần thuật .................................34
2.1.1. Khái niệm điểm nhìn trần thuật và vai trần thuật ............................34


2.1.2. Vai trần thuật và sự chi phối của chúng đối với cách lựa chọn ngôn
ngữ......................................................................................................................38
2.2. Các kiểu lời trần thuật trongt tiểu thuyết Hồ Quý Ly...........................41
2.2.1. Lời trần thuật của ngôi thứ ba toàn tri.................................................41
2.2.2. Lời trần thuật của ngôi thứ nhất...........................................................46
2.2.3. Hiệu quả của sự luân phiên kiểu lời trần thuật trong tiểu thuyết
Hồ Quý Ly.........................................................................................................50
Tiểu kết chương 2............................................................................................53
Chương 3


2
CÁC BÌNH DIỆN NGÔN NGỮ TRONG LỜI TRẦN THUẬT
CỦA TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY....................................................................55
3.1. Đặc điểm từ ngữ trong lời trần thuật của tiểu thuyết Hồ Quý Ly......55
3.1.1. Lớp từ ngữ thi ca.....................................................................................61
3.1.2. Lớp từ ngữ hội thoại..............................................................................66
3.1.3. Một số nét dặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ ở Hồ Quý Ly...........68
3.2. Câu văn trong lời trần thuật của tiểu thuyết Hồ Quý Ly......................72
3.2.1. Vấn đề câu trong văn xuôi nghệ thuật................................................72
3.2.2. Đặc điểm cấu tạo câu văn trong lời trần thuật tiểu thuyết Hồ Quí
Ly........................................................................................................................74
3.2.3. Chức năng và tính nghệ thuật của câu văn trong lời trần thuật.......79
Tiểu kết chương 3............................................................................................86
KẾT LUẬN.........................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................91


3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tiểu thuyết lịch sử là thể loại văn học đã có bề dày nhất định trong
văn học Việt Nam. Với đặc trưng viết về đề tài lịch sử (nhân vật, sự kiện, thời
kỳ hay tiến trình lịch sử), tiểu thuyết lịch sử có những quy ước riêng, đó là mối
liên quan chặt chẽ với quá khứ, cái đã xảy ra, đã tồn tại trong kinh nghiệm của
cộng đồng. Những tranh cãi về quan niệm thế nào là tiểu thuyết lịch sử, có thể
hư cấu ra… vẫn chưa có lời kết. Chính vì vậy, ngôn ngữ là một vấn đề đáng
quan tâm đối với bất kỳ tác giả nào khi cầm bút viết tiểu thuyết lịch sử. Câu
hỏi đặt ra là: nhà văn đã lựa chọn ngôn ngữ nào để trần thuật và sử dụng ngôn
ngữ nào cho nhân vật lịch sử? Với một thời đại đã cách xa ta hàng trăm năm,
hàng ngàn năm, thì các nhân vật sẽ nói với nhau như thề nào? Để tái dựng lại
không khí lịch sử cho tác phẩm, nhà văn phải viết ra sao? Đây là những thử
thách không nhỏ đối với nhà văn, bởi nó đòi hỏi sự từng trải, vốn sống, vốn văn
hóa cũng như khả năng sáng tạo và hư cấu tưởng tưởng của ông ta.
Lucacs cho rằng: tiểu thuyết lịch sử kể lại những sự kiện của quá khứ,
và về mặt ngôn ngữ, nó tạo ta mối liên hệ với hiện tại, bởi vì, người kể
chuyện của hôm nay nói cho người nghe của hôm nay. Chúng ta đều biết
rằng, ngôn ngữ là một sinh thể có đời sống riêng phong phú và nó in đậm dấu
ấn thời đại lịch sử. Đằng sau cái hồn cốt mang tính hằng thể, lớp ngôn ngữ bề
mặt luôn có sự cải biến và làm mới mình với sự thích nghi vô cùng đa dạng
trong từng thời kỳ. Ngôn ngữ của người Việt cách chúng ta hàng trăm năm
chắc chắn khác xa với ngôn ngữ thời hiện đại. Điều đó có thể được kiểm
nghiệm khi khảo sát ngôn ngữ trong các tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương
đại như Vằng vặc sao khuê (Hoàng Công Khánh), Bão táp cung đình, Thăng
long sụp đổ, Vương triều sụp đổ (Hoàng Quốc Hải) Giàn thiêu (Võ Thị Hảo)
và Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh)...
1.2. Khảo sát Hồ Quý Ly và tiếp cận hệ thống cấu trúc văn bản, chúng



4
tôi nhận thấy trong đó một tinh thần tôn trọng lịch sử và ý thức khám phá lịch
sử từ những chiều kích mới đã tạo ra ngôn ngữ trần thuật phù hợp với bối
cảnh thời đại trong quá khứ nhưng không quá cách biệt với đối tượng tiếp
nhận hôm nay và vẫn thể hiện được ý đồ của mình. Vì vậy, Nguyễn Xuân
Khánh đã tạo nên những nét độc đáo mới,cuốn chúng ta đi theo từng chương
của cuốn sách.
Qua quá trình tìm hiểu về Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm Hồ Quý Ly
của ông, chúng tôi được biết, dù tác phẩm được dư luận rất quan tâm, nhưng
mới chỉ có một số bài viết, hoặc một vài cuộc trò chuyện trao đổi, một ít luận
văn khoa học đánh giá về một số phương diện của cuốn tiểu thuyết. Chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu rộng đặc điểm ngôn ngữ
trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Chúng tôi cho rằng, tìm hiểu ngôn ngữ
trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly là một việc làm cần thiết để tiếp cận và
đánh giá một tác giả đang được khẳng định về vị trí và tài năng trên văn đàn
văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi
chọn vấn đề Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn
Xuân Khánh làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ
Ngôn ngữ học.
2. Lịch sử vấn đề
Sinh năm 1933, với bút danh Đào Nguyễn, Nguyễn Xuân Khánh gần
như đã dành trọn cuộc đời cho nghiệp cầm bút. Mặc dù những tác phẩm ông
để lại cho đương thời không nhiều: chỉ một số truyện ngắn và vài cuốn tiểu
thuyết, thế nhưng, tác phẩm của ông được dư luận đặc biệt quan tâm. Ở
phương diện nào, ông cũng được đánh giá rất cao ở năng lực cầm bút, ở sức
sáng tạo vượt trội và kiểu viết mới mẻ, nhất là những cuốn cuốn tiểu
thuyết gần đây như Hồ Quý Ly và Mẫu tượng ngàn, Đội gạo lên chùa. Điều
đó đã được khẳng định qua hai giải thưởng ở cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn



5
Việt Nam và giải thưởng hàng năm Hội Nhà văn Hà Nội.
Tiểu thuyết Hồ Quý Ly xuất bản lần đầu vào năm 2000, dày gần 850
trang, được chia làm 13 chương, mở đầu bằng Hội thể Đồng Cổ và kết thúc
bởi Hội thề Đốn Sơn. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh “đã thổi vào tác phẩm
một luồng gió tươi mới” và gây được tiếng vang lớn trong dư luận, để lại
nhiều ấn tượng trong lòng độc giả.
Khi tái bản cuồn sách đến lần thứ 7, tác giả bài viết Vể tiều thuyết Hồ
Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh (http:// Văn học quê nhà) đã khẳng định:
“Người đọc hãy đọc tác phẩm bằng một tâm thế của người thưởng lãm vườn
văn học, chứ không phải là một cuốn sử. Chỉ khi đó chúng ta mới cảm nhận
được một cách thấu đáo sự tinh tế, sâu sắc, mới mẻ và đa chiều của cây bút
Nguyễn Xuân Khánh, với những kiến giải lịch sử theo một cách rất riêng".
Tác giả bài viết cũng đánh giá cao tâm lực của Nguyễn Xuân Khánh trong
việc thu gom tài liệu, dựng lại đầy sức thuyết phục một thời kỳ để lại những
tranh cãi trong lịch sử.
Về nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, tác giả Đỗ Hải Ninh
trong bài viết Vấn đề ngôn ngữ trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại
cho rằng, những đổi mới trong ngôn ngữ trần thuật của Hồ Quý Ly “chính là
sự đan xen ngôi thứ ba với ngôi thứ nhất, với cách tiếp cận nhân vật từ thế
giới nội quan, tác phẩm đã tạo được một cái nhìn độc đáo về lịch sử. Nếu đặt
trong hệ thống các tiểu thuyết lịch sử trước đó, rõ ràng cách thức trần thuật
này là sự đột phá khi cùng đưa nhân vật thoát ra khỏi cái khung lịch sử đã
khép kín để đối thoại với hiện tại, các nhân vật lịch sử khác đều được kéo gần
lại, họ là những người cùng thời với người kể chuyện” [36]. Bài viết cũng đã
chỉ ra: với bút pháp hiện đại, đầy sáng tạo, “Nguyễn Xuân Khánh đã lựa chọn
ngôn ngữ phù hợp với thời đại, từng đối tượng, từng mối quan hệ. Đó là cách
để nhà văn soi chiếu nhân vật Hồ Quý Ly từ nhiều góc độ, một kẻ loạn thần
tặc tử, một nhà cải cách quyết liệt, một người cha nghiêm khắc, một người



6
chồng rất mực yêu vợ và một người ông rất đỗi yêu cháu”.
Trong bài Sự đan cài các lớp ngôn ngữ trong tiểu thuyết lịch sử sau
1975 (Hội nhà văn Việt Nam. vn), Ths Ngô Thị Quỳnh Nga nêu lên cảm nhận
khi đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh: “Những nhân vật
trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly thường sống trong độc thoại nội tâm. Đó chính
là lúc họ đối diện với chính mình, bầy tỏ những suy nghĩ thật của mình về
cuộc đời và con người… Nhà văn còn sử dụng nhiều câu hỏi tự vấn vừa để
nhân vật tự phơi bày dòng ý thức của mình, vừa tạo điều kiện cho người đọc
tự suy ngẫm, kiến giải” [34]. Ngô Thị Quỳnh Nga đặc biệt tâm đắc với cách
sử dụng linh hoạt vai trần thuật và sự biến hoá kì diệu của ngôn ngữ trong Hồ
Quý Ly. Trong một bài báo của mình, Đỗ Hải Ninh cũng cho rằng “Sự thành
công nổi bật trong sáng tạo ngôn ngữ của tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly là đã
kết hợp được những yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo trong một hệ thống ngôn
ngữ tiểu thuyết thống nhất và đa dạng… [34]. Nguyễn Xuân Khánh với tinh
thần tôn trọng lịch sử và ý thức khám phá lịch sử từ những chiều kích mới đã
tạo ra ngôn ngữ trần thuật phù hợp” đem đến cho Nguyễn Xuân Khánh một
cái chất riêng mà không phải nhà văn nào củng có được.
Như vậy, bằng sự bền bỉ và dẻo dai, Nguyễn Xuân Khánh đã có được
lối đi riêng của mình, và chính điều đó tạo nên những ấn tượng khó phai trong
lòng người đọc. Ông đã thực sự lao động cật lực trên từng con chữ để có được
một ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân rất riêng của mình.
Trong guồng quay của văn học thời kỳ đổi mới, đặt bút viết về đề tài
lịch sử mà lại lựa chọn thể loại tiểu thuyết cũng có nghĩa là dám đối mặt với
nhiều thách thức. Thế nhưng Hồ Quý Ly ra đời, sự đánh giá của độc giả, của
các nhà phê bình đủ thấy Nguyễn Xuân Khánh đã khá thành công.
Viết Hồ Quý Ly Nguyễn Xuân Khánh chọn thời cuối Trần sang Hồ:
một thời kỳ phải cứu tử, phải đổi mới, thậm chí phải thoát xác - đau thương
nhưng sôi động hoàng tráng với những nhân vật vô cùng hấp dẫn, nhất là Hồ



7
Quý Ly, một con người có tư tưởng cải cách quyết liệt, số phận cá nhân ông
gắn liền với số phận của đất nước, của Thăng Long - Đông Đô và Tây Đô.
Với quan niệm tiểu thuyết lịch sử trước hết phải là tiểu thuyết, Nguyễn
Xuân Khánh đã rất chú trọng khâu xử lý ngôn ngữ. Ông thể hiện sự kết hợp
khéo léo tiếng nói của thời đại đã qua và tâm lý người đọc thời hiện tại. Mỗi
trang viết của ông thực sự tạo nên sức hút mạnh mẽ bỡi sự biến ảo kỳ diệu
của ngôn ngữ. Đọc Hồ Quý Ly, độc giả như vừa được sống lại không khí của
từng sự kiện lịch sử xa xưa, vừa cảm thấy gần gũi, thân quen như chính cuộc
sống này.
Mặc dù Hồ Quý Ly xuất hiện trong sự đón nhận nồng nhiệt của dư luận,
nhưng những bài viết về nó chưa phải đã nhiều. Nhìn chung, các bài viết mới
chỉ dừng lại ở vấn đề xây dựng nhân vật, cách lựa chọn thời đại, lựa chọn tình
tiết trong lịch sử… chứ chưa thật sự có cái nhìn hề thống, toàn diện cuốn tiểu
thuyết, đặc biệt là phương diện ngôn ngữ trần thuật thì hầu như chưa có bài
viết nào đặt ra.
Trên thực tế đó, đề tài mà chúng tôi lựa chọn triển khai rõ ràng là một
vấn đề mới. Khó khăn mà chúng tôi gặp phải khi triển khai đề tài này là
không được kế thừa thành quả của những người đi trước, tuy nhiên, chính
điều đó tạo cho chúng tôi một sự an tâm khi biết chắc chắn rằng, những kết
quả khảo sát, tìm hiểu của mình về vấn đề này sẽ không trung lặp với công
trình của bất cứ ai khác.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ trần thuật trong tiểu
thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh với những phương diện căn bản:
điểm nhìn trần thuật, sự đan cài các lớp ngôn ngữ và đặc điểm ngôn ngữ trần
thuật thể hiện trên các cấp độ ngôn từ tác phầm. Những kết quả khảo sát cụ
thể ấy sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định giá trị đích thực của tiểu



8
thuyết Hồ Quý Ly, đồng thời cũng khảo nghiệm một cách tiếp cận tác phẩm
viết về đề tài lịch sử.
4. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đi sâu khảo sát tiểu thuyết Hồ Quý
Ly (Nxb Phụ nữ - 2005).
Ngoài ra, nhằm mục đích đối sánh để làm rõ ngôn ngữ trần thuật trong
tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi cũng tìm hiểu
thêm tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của ông cũng như tiểu thuyết lịch sử của
một số tác giả khác trong văn học Việt Nam hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thông kê ngôn ngữ học;
- Phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp đối chiếu, so sánh;
- Phương pháp loại hình.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Tiểu thuyết lịch sử và ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết
lịch sử.
Chương 2. Các kiểu lời trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly.
Chương 3. Các bình diện ngôn ngữ ở lời trần thuật trong tiểu thuyết
Hồ Quý Ly.
Chương 1
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ



9

1.1. Tiểu thuyết lịch sử
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật,
hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề
của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện
bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ để xác đinh.
Belinski nhận định: “Tiểu thuyết là sử thi của đời tư” do chỗ nó “miêu
tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời
sống nội tâm con người” [dẫn theo 3, tr.18]. Belinski đã chỉ ra khái quát nhất
về một dạng thức tự sự, trong đó, sự trần thuật tập trung vào số phận của cá
nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được
triển khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt
cơ cấu của nhân vật.
M. Bakhtin cho rằng, trong tiểu thuyết “con người không hoá thân đến
cùng vào các thân xác xã hội lịch sử thực tồn. Một trong những vấn đề nội tại
căn bản của tiểu thuyết chính là việc nhân vật không tương hợp với số phận
và vị thế của nó. Con người hoặc là cao lớn hơn số phận của mình, hoặc là
nhỏ bé hơn tính người của mình” [3, tr.22].
Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân viết: “Tiểu thuyết trình
bày đời sống cá nhân và đời sống xã hội như những tố chất có tính độc lập
tương đối, không làm cạn kiệt được nhau, không ngốn nuốt được nhau; đây là
đặc điểm quyết định nội dung thể loại của tiểu thuyết" [1, tr.327].
Trong văn học phương Đông, danh từ tiểu thuyết xuất hiện khá sớm
nhằm phân biệt với hai thể loại cơ bản khác là đại thuyết và trung thuyết. Đại
thuyết là kinh sách của các thánh nhân như Kinh thư, Kinh Thi của Khổng
Tử… Đó là loại sách mang nặng tính triết học, gần như chân lý, kiểu khuôn
vàng thước ngọc và rất khó đọc. Trung thuyết do các hiền sư, sử gia thực

hiện, chẳng hạn Sử ký của Tư Mã Thiên… Còn tiểu thuyết, vốn chỉ những


10
chuyện vụt vặt, đời thường. Những chuyện ấy cùng với cỏ tích, ngụ ngôn là
những mầm mống của tiểu thuyết phương Đông. Thuỷ Hử, Hồng Lâu Mộng…
là một trong những số đó.
Theo quan niệm trước đây, đặc biệt quan niệm của Trung Quốc và Nhật
Bản, tiểu thuyết có hai loại chính là tiểu thuyết đoản thiên hay truyện ngắn,
thậm chí là “vi hình tiểu thuyết” (truyện cực ngắn, truyện siêu ngắn) hay
“truyện trong lòng bàn tay”, và tiểu thuyết trường thiên (truyện dài). Tuy
nhiên hiện nay, ở Việt Nam, khi nói đến tiểu thuyết, độc giả thường hiểu đó là
tác phẩm truyện dài.
Ở một số ngôn ngữ phương Tây, từ tiểu thuyết có nguồn gốc từ tiếng
La- tinh, mang nghĩa chuyện mới (novel).
Thực tế phát triển của sáng tác tiểu thuyết ở các nền văn học châu Âu
cho thấy có hai hướng cấu trúc được triển khai. Thứ nhất là kiểu tiểu thuyết
“mở” miêu tả xã hội một cách đa dạng, tạo các căn do thật chi tiết cho sự tiết
triển của nhân vật chính, cho nhân vật này can dự vào thật nhiểu biết cố, và
những biến cố ấy lại là nơi “cư trú” cho vô số nhân vật phụ; kiểu tiểu thuyết
này cũng đặc trưng ở sự miêu tả rộng rãi hoàn cảnh ngoại giới khánh quan,
trước hết là ngoại cảnh xã hội. Thứ hại là kiểu tiểu thuyết “đóng” hết sức tập
trung vào vào cuộc đời con người, đôi khi chỉ vào một xung đột một tình
huống, do đó, xét về kết cấu, nó mang tính hướng tâm, đồng tâm. Và kiểu tiểu
thuyết này rất sớm trở thành tiểu thuyết tâm lí.
Từ điển thuật ngữ văn học giải thích “Tiểu thuyết là truyện truyện dài
bằng văn xuôi có dung lượng lớn, với nhiều nhân vật hoạt động trong phạm vi
lịch sử xã hội rộng lớn" [17, tr.228].
Cách hiểu khái niệm tiểu thuyết ngày nay, cả phương Tây lẫn phương
Đông, điều tỏ ra thống nhất, mặc dù lịch sử hình thành và vận động của thể

loại cùng quá trình ý thức về nó rất khác nhau. Theo cách hiểu phổ biến nhất,
tiểu thuyết là các tác phẩm văn học (hoặc thể loại văn) tự sự cỡ lớn, có khả
năng phản ánh, thể hiện sâu sắc đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời


11
gian. Tiểu thuyết thường phản ánh số phận của nhiều người, nhiều cuộc đời,
nhiều bức tranh phong cảnh, phong tục, luân lí xã hội, lịch sử, diễn tả đời
sống sinh hoạt của các giai tầng xã hội khác nhau, tái hiện nhiều tính cách
khác nhau, đặt ra nhiều vấn đề lớn của con người và thời đại. Tiểu thuyết thực
ra là một thể truyện, và tác phẩm của nó có dung lượng lớn, có khả năng phản
ánh đời sống một cách bao quát và sinh động cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
1.1.2. Tiểu thuyết lịch sử
Khái niệm tiểu thuyết lịch sử phải đến đầu thế kỷ XX mới xuất hiện ở
nước ta, nhưng trước đó, vào khoảng thế kỷ XVII, các bộ tiểu thuyết chương
hồi bằng chữ Hán đều viết về các vấn đề lịch sử. Tuy số lượng không nhiều,
nhưng đủ khẳng định bước đi ban đầu của thể loại như: Nam triều công
nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí...
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, cùng với quá trình hiện đại hoá văn
học, tiểu thuyết lịch sử cũng phát triển mạnh mẽ với một số lượng tác phẩm
khá lớn. Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu; Tiếng sấm đêm đông, Hai
bà đánh giặc, Vua bà Triệu Ân, Đinh Tiên Hoàng của Nguyễn Tử Siêu; Bà
chúa Chè, Loạn kiều binh, Chúa Trịnh Khải của Nguyễn Triệu Luật; An Tư,
Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng; Vua Quang Trung của Phan Trần
Trúc… Sự góp mặt của đội ngũ tiểu thuyết gia này đã làm phong phú thêm
cho tiểu thuyết hiện đại, khẳng định vị trí của tiểu thuyết lịch sử trong tiến
trình vận động, phát triển của nền văn học.
Thập kỷ đầu sau 1945, hiện thực đời sống kháng chiến trở thành đối
tượng chính của văn học. Vì vậy tiểu thuyết lịch sử ít được các nhà văn chú ý
tới. Hơn nữa, tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi ở nhà văn nhiều công phu, khảo cứu,

thái độ lao động tỉ mỉ, nghiêm túc trong khi các thể loại khác như truyện
ngắn, truyện vừa ký sự nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu bám sát các sự
kiện và diễn biến của cuộc kháng chiến.
Phải đến những năm 60 - 70, tiểu thuyết lịch sử mới lác đác xuất hiện


12
trở lại với các tác phẩm: Quân He khởi nghĩa, Tổ quốc kêu gọi của Hà Ân;
Bóng nước Hồ Gươm của Chu Thiên… Bên cạnh đó, xu hướng truyện lịch sử
viết cho thiếu nhi nhằm giáo dục tinh thần yêu nước cũng hình thành: Lá cờ
thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung của Nguyênc Huy Tưởng, Trên
sông truyền hịch của Hà Ân,… Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử ở thời điểm này
tuy đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng thưa thớt hẳn so với sự phát
triển rầm rộ của nó ở nữa thế kỷ đầu.
Sau 1975, đất nước hoàn thành thống nhất, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
nói chung có những chuyển biến mạnh mẽ cả về nội dung và nghệ thuật. Ngô
Văn Phúc lần lượt cho ra mắt các cuốn tiiêủ thuyết: Ngôi vua và những
chuyện tình, Người đẹp ngậm oan, Tuyên phi họ Đặng... làm sống lại không
khí một thời của lịch sử dân tộc.
Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải là một bộ tiểu thuyết lịch sử
đồ sộ gồm 6 tập với khoảng ba nghìn trang sách được khởi nguồn từ cảm
hứng mãnh liệt về một triều đại đã làm nên những trang vẻ vang nhất trong
lịch sử dân tộc. Hoàng Công Khanh với Vằng vặc sao Khuê (giải thưởng của
Hội nhà văn năm 1999), bằng những trang viết giàu cảm xúc và sự hư cấu
hợp lý đã soi tỏ một số uẩn khúc trong cuộc đời và nhân cách của Nguyễn
Trãi cùng vụ án Lệ Chi Viên thảm khốc.
Cũng trong thập kỷ này, người đọc còn biết đến bản dịch cuốn
tiểu thuyết lịch sử Vạn Xuân của nữ sĩ Pháp Xveline Feray, viết về người anh
hùng kiệt xuất Nguyễn Trãi. Từ điểm nhìn của người phương Tây và một
cách viết khá mới lạ, tác phẩm đã để lại một dấu ấn đậm nét trong bức tranh

tiểu thuyết lịch sử.
Cuốn sách khép lại sân khấu tiểu thuyết lịch sử thế kỷ XX là tiểu thuyết
Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Khi tiểu thuyết này xuất hiện rồi nhận
giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn thì những ý kiến về nó và tiểu thuyết
lịch sử trở nên đặc biệt sôi nổi.


13
Thành công của những tác phẩm này đã khẳng định được sự phát triển
của tiểu thuyết vào những năm cuối thế kỷ XX.
Bước sang thế kỷ XXI, xuất hiện của các tác phẩm như Khúc Khải
hoàn dang dở (Hà Ân), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Mẫu Thượng ngân của
Nguyễn Xuân Khánh, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh, Mạc Đăng
Dung của Lưu Văn Khuê, Con ngựa Mãn Châu và Hội thề của Nguyễn
Quang Thân, Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thuỳ… Gần đây nhất, nhà văn
Hoàng Quốc Hải cho ra mắt tiểu thuyết lịch sử đồ sộ Tám triều vua Lý gồm 4
tập… Điều đó được xem là sự tiếp tục khẳng định hướng đi mới của tiểu
thuyết lịch sử với những đột phá mới mẻ.
Trong chặng đường phát triển chung của văn học dân tộc, tiểu thuyết
lịch sử đã hình thành và phát triển như thế. Từ đó những cách hiểu về tiểu
thuyết lịch sử cũng được hình thành. Mặc dù mỗi nhà văn có thể khai thác đề
tài lịch sử theo những hướng khác nhau, nói chung, các tác giả đều coi trọng
việc tái hiện chính xác lịch sử làm mục đích chính hoặc coi lịch sử là một cái
cớ để chuyển tải những thông điệp nghệ thuật của mình. Sử dụng chất liệu
lịch sử, bao giờ người viết cũng thể hiện riêng những quan niệm của mình về
thể loại. Quan niệm đó sẽ chi phối cách xây dựng nhân vật kết cấu tác phẩm,
ngôn ngữ và cách trần thuật của nhà văn
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên lí giải: tiểu thuyết lịch sử là “Tác phẩm viết về các đề tài
lịch sử và nhân vật lịch sử. Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa

đựng các nhân vật và chi tiết hư cấu, tuy nhiên, các nhân vật chính và sự kiện
chính thì được sáng tạo trên sự xác thực trong lịch sử, lời ăn tiếng nói, phong
tục tập quán phù hợp với giai độan lịch sử ấy. Tác phẩm văn học sử thường
mượn chuyện xưa để nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học quá khứ, bày
tỏ sự đồng cảm với những con người trong thời đại đã qua, song không vì thế
mà hiện đại hoá người xưa phá vỡ hình chân thực của thể loại" [17, tr.336].


14
Khái niệm trên đã khái quát được khá đầy đủ những điểm cơ bản nhất
của tiểu thuyết lịch sử.
Như chúng ta đã biết, tiểu thuyết lịch sử hiểu theo chung nhất là tiểu
thuyết về đề tài lịch sử. Đó là một thuật ngữ dùng để phân biệt các tác phẩm
lịch sử biên niên thông thường do nhà sử học hoặc người khác viết để kể về
các biến cố lịch sử, nhân vật lịch sử, với các tác phẩm văn học nghệ thuật
sáng tác về đề tài và nhân vật lịch sử.
Trong thực tế sáng tác về đề tài này, từ trước đến nay, việc nên quan
niệm lịch sử trong tiểu thuyết như thế nào vẫn còn nhiều ý kiến bàn luận. Lịch
sử, vốn được xem là là những gì thuộc về quá khứ, là những gì đã qua, đã
hoàn tất, đã sãy ra, đã đóng khung lại và mặc nhiên cũng không thể thay đổi.
Vậy khi cái quá khú đó dù xuất hiện ở dưới hình thức nào cũng được tôn
trọng, được kính cẩn.
Hiểu như vậy, chất liệu lịch sử có thể sẽ là tấm gương soi chiếu tính
chính xác và độ tin cậy của sự kiện lịch sử được nói đến trong tác phẩm. Điều
đó tưởng như ngịch lý với bản chất của nghệ thuật là sáng tạo. Tuy nhiên sẽ
không còn mâu thuẫn nếu hiểu rằng, lịch sử tồn tại trong một tiểu thuyết được
tôn trọng ở mức độ tinh thần của lịch sử. Cũng có nghĩa là “những sự thật chân lý, dưới dạng hình thức tư tưởng về thực hiện về đời sống về lịch sử, toát
ra toàn bộ cấu trúc của bức tranh” (Phan Quý Bích). Do vậy, một nhà tiểu
thuyết “không phải đóng vai trò một người bê nguyên xi những gì đã diễn ra
vào trong tác phẩm, làm như vậy thì tiểu thuyết đó sẽ chẳng khác nào bộ

xương khô, và người đọc sẽ tìm đến những bộ sử đồ sộ của các sử gia hơn là
mất thời gian đi tìm rải rác trong một tác phẩm văn học vốn lệch chuyên
ngành” [17, tr.337]. Nhà tiểu thuyết chỉ mượn lịch sử, viết về một nhân vật
lịch sử để thông qua đó gửi gắm bức thông điệp của mình. Có thể là một lời
nhắn gửi, dự báo, bày tỏ thái độ với quá khứ, hiện tại hoặc tương lai của con
người. Và hơn hết, nhà tiểu thuyết “có quyền và có khả năng thổi linh hồn vào


15
lịch sử, là người sang tạo ra “lịch sử thi hai” theo ý đồ nghệ thật của mình”.
Cũng đứng trên quan niệm chung về tiểu thuyết lịch sử, Hoàng Quốc
Hải phát biểu “Nếu tiểu thuyết được coi là tiểu thuyết lịch sử mà không trung
thành với sự kiện lịch sử thì sẽ phá vỡ niềm tin của người đọc và như vậy nó
sẽ không còn là tiểu thuyết lịch sử nữa”. Điều đó có nghĩa là Hoàng Quốc Hải
đã quan niệm tiểu thuyết lịch sử phải đảm bảo yêu cầu chính xác về mặt sự
kiện. Theo tác giả: “Tiểu thuyết lịch sử trước hết phải giúp người đọc nhận
biết được gương mặt lịch sử của thời đại mà tác giả phản ánh nhưng những gì
mà tác phẩm đó tái tạo đều không được trái với lịch sử. Có thể có những quan
điểm của tác giả văn học độc lập thậm chí trái ngược với quan điểm của tác
giả, song nó phải đạt tới tính chân thực lịch sử mà người đọc đương đại chấp
nhận”. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh tôn trong không có nghĩa là phụ thuộc
hoàn toàn vào lịch sử.
Với tư cách là người viết tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh phát
biểu “Đã gọi là tiểu thuyết thì phải hư cấu, khi hư cấu, người viết vận dụng
toàn bộ văn hoá tinh thần của mình, toàn bộ kinh nghiệm sống của mình. Đó
là sự tổng hợp hoà hợp, sự hòa trộn giữa thực và hư, giữa lịch sử và hiện tại,
giữa tri thức và cảm thức”.
Nhà Văn Hoàng Quốc Hải cũng nhấn mạnh “Nếu người viết tiểu thuyết
lịch sử coi tác phẩm của mình như là truyện viét về người thật việc thật thì
anh ta thất bại hoàn toàn, làm như vậy tác phẩm của anh ta chỉ là một phiên

bản vụng về của chính sử”. Điều quan trọng nhất với nhà tiểu thuyết là phải
làm sao thổi hồn vào lịch sử. Khác với quan niệm của nhà văn Trần Vũ trong
bài Tiểu thuyết lịch sử - một sự tùy tiện có ý thức cho rằng “Viết tiểu thuyết
lịch sử là viết lịch sử chứ không phải là viết tiểu thuyết”, hoặc coi lịch sử chỉ
là phương tiện, là “cái vỏ” của tiểu thuyết, các nhà viết tiểu thuyết lịch sử
chân chính quan niệm tiểu thuyết lịch sử là lịch sử được viết lại bằng nghệ
thuật tiểu thuyết.


16
Thực tế sang tác là sự ra đời của các bộ tiểu thuyết lịch sử đã thể hiện
rõ quan điểm trên. Các nhà viết tiểu thuyết lịch sử đã bám sát những ghi chép
trong chính sử kết hợp với việc sử dụng có chọn lọc những tư liệu sưu tầm
được, làm công việc văn chương hoá những trang sử cũ vốn ngắn gọn và khô
khan để mang lại những kiến thức lịch sử và cảm hứng tìm hiểu cho người
đọc dựng lại cách thuyết phục diện mạo các thời kỳ lịch sử trong quá khứ.
Bằng ưu thế riêng của văn chương kết hợp với việc chọn miêu tả những
sự kiện mang tính bản lề, lý giải lịch sử từ góc nhìn văn hoá đã giúp các nhà
văn khắc phục được hạn chế của những ghi chép lịch sử, bổ sung cho người
đọc những nhận thức cần thiết về quá khứ. Thành công trong việc phục dựng
không gian cung đình, không gian chiến trận, miêu tả bức tranh thiên nhiên
đất nước... Các nhà viết tiểu thuyết lịch sử đã thiết kế lại quá khứ, làm cho
bức tranh lịch sử trở nên đầy đặn, sống động, đưa người đọc trở về với không
gian văn hoá của các thời kỳ lịch sử đã qua.
Với vai trò và ý nghĩa như vậy, tiểu thuyết lịch sử - trải qua bao sự
thăng trầm của thời gian, trong dòng chảy văn chương bất tận của văn học
Việt Nam đã có một tiếng nói riêng. Với tinh thần tôn trọng lịch sử mặc dù có
sự hư cấu, sáng tạo của nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử vẫn luôn giương cao
ngọn cờ lí giải lịch sử và là bài học soi sáng cho cuộc sống đương đại.
1.2. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử

1.2.1. Các lớp ngôn ngữ trong tiểu thuyết
Ngôn từ là chất liệu của văn học, mọi sự sáng tạo của tác phẩm đều bắt
đầu từ sự sáng tạo ngôn ngữ. Nói đến thành công của tiểu thuyết đương đại,
đương nhiên không thể quên vai trò quan trọng của yếu tố ngôn ngữ.
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu thông qua nhân vật, hoàn
cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc
sống con người, biểu hiện tích chất tường thuật kể chuyện bằng ngôn ngữ văn


17
xuôi theo những chủ đề xác định.
Ngôn ngữ văn học luôn mang dấu ấn thời đại lịch sử của nó. Đồng thời,
thông qua ngôn ngữ tác phẩm, người đọc có thể đánh giá được khả năng sáng
tạo và phong cách sáng tác của người nghệ sĩ. Hoà chung với bối cảnh mới,
ngôn ngữ tiểu thuyết đã có sự cách tân, đổi mới mang tính đột phá bởi các nhà
viết tiểu thuyết không chịu núp mình dưới lớp vỏ ngôn ngữ cũ kĩ, khuôn sáo
như trước.
M.Bakhtin quan niệm: “tiểu thuyết - đó là những tiếng nói xã hội khác
nhau, đôi khi là những ngôn ngữ xã hội khác nhau và những tiếng nói cá nhân
khác nhau và được tổ chức lại một cách nghệ thuật”, và “bằng những tiếng
nói của xã hội khác nhau và những tiếng nói cá nhân khác nhau, nảy sinh trên
cơ sở ấy, tiểu thuyết phối khí tất cả mọi chủ đề của nó, toàn bộ cái thế giới đối
tượng và hàm nghĩa mà nó miêu tả và biểu hiện” [3, tr.116].
M.Bakhtin cũng chỉ ra, trong tiểu thuyết có sự đan xen nhiều lớp ngôn
ngữ khác nhau. Trước hết là ngôn ngữ kể chuyện (do tác giả sáng tạo ra).
Ngôn ngữ ở đây mang tính khách quan và trung tính. Người kể chuyện được
chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách
riêng của mình. Ngôn ngữ này còn có nhiệm vụ tái hiện và phân tích, lý giải
thế giới khách quan, tái hiện và phân tích, lý giải lời nói của người khác. Theo
Bakhtin: “Ngôn ngữ người kể chuyện (tức lời văn trần thuật gián tiếp này,

khác với lời văn trực tiếp của nhân vật) có thể chia làm hai loại loại: loại thứ
nhất là gián tiếp một giọng, là lời trần thuật tái hiện, thẩm bình các hiện tượng
của thế giới trong ý nghĩa khách quan vốn có của chúng. Loại thứ hai là lời
gián tiếp hai giọng, là lời trần thuật có hấp thu lời nhân vật, tức là trong ngôn
ngữ người trần thuật cùng lúc có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp
của nhân vật, nó thể hiện sự đối thoại với ý thức khác của cùng một đối tượng
miêu tả. Loại thứ hai này cho phép tác giả di chuyển “điểm nhìn” trần thuật,
tạo nên tính chất đa thanh trong ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ tiểu thuyết.


18
Một hình thức nữa đưa vào tổ chức những tiếng nói khác nhau trong
tiểu thuyết, hình thức tồn tại trong bất kỳ tác phẩm nào, đó là ngôn ngữ đối
thoại của nhân vật.
“Lời nói của những nhân vật chính trong tiểu thuyết - những nhân vật ít
nhiều có tính độc lập về mặt tư tưởng - ngôn từ, có nhãn quan của mình - vốn
là tiếng nói của người khác bằng ngôn ngữ khác đồng thời có thể khúc xạ
những ý chí của tác giả” (3, tr.123).
Cũng đứng trên quan điểm của M.Bakhtin, Trần Đình Sử, Phương Lưu,
Nguyễn Xuân Nam trong cuốn Lý luận văn học, cho rằng ngôn ngữ tự sự nói
chung và tiểu thuyết nói riêng gồm hai thành phần chính: lời trực tiếp và lời
gián tiếp. Lời trực tiếp là lời do nhân vật hoặc do tác giả - những con người
trực tiếp nói lên trong tác phẩm. Còn lời gián tiếp là lời văn giúp cho các sự
vật, hiện tượng như ngoại hình, tình trạng, môi trường, phong cảnh, sự kiện…
vốn không biết nói được hiện lên trong tác phẩm.
Khác với sự phân chia này, một số tác giả cho rằng tiểu thuyết là sự đan
xem của các lớp ngôn ngữ mang mầu sắc đời thường, đầy sức sống dân gian,
lớp ngôn ngữ mang mầu sắc triết luận, và lớp ngôn ngữ trang trọng lịch sự.
Đây cũng là cách nhìn riêng khi tìm hiểu về ngôn ngữ tiểu thuyết. Nhưng dù
sao các quan điểm này cũng chỉ là đứng trên bình diện nghiên cứu về lớp từ

ngữ mà thôi.
Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cũng đưa ra quan điểm
cho rằng ngôn ngữ tiểu thuyết bao gồm ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ
nhân vật “nó bao gồm việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố thời
gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động. Tả ngoại cảnh, nội thất… bàn
luận; lời nói bán trực tiếp của nhân vật và lời nói của nhân vật” (1, tr.338).
Mai Hải Oanh trong bài viết Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn tiểu thuyết
Việt Nam thời kỳ đổi mới quan niệm: trong thời đại mà cái nhìn của người kể
chuyện là cái nhìn tối thượng thì điểm nhìn nhân vật luôn luôn bị giới hạn.


19
Tất cả các sinh mệnh của nhân vật và sự phát triển của câu chuyện đều do
người kể chuyện kiểm soát và nắm giữ. Vì vậy ngôn ngữ người kể chuyện
chiếm vị trí quan trọng trong tác phẩm. Tiểu thuyết hiện đại với tinh thần gia
tăng tính đối thoại, đã thực sự thay đổi tương quan khá lớn: vai trò của nhân
vật ngang hang và bình đẳng với vai trò người kể chuyện. Nói khác đi tác giả
đã tin cậy trao cho nhân vật quyền phát ngôn với những phát ngôn ấy hàm
chứa cái nhìn bình đẳng với chủ thể trần thuật. Chính nhận xét của Hải Oanh
giúp cho chúng ta nhận ra mối tương tác giữa ngôn ngữ người kể chuyện với
ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm.
Từ cái nhìn chung về ngôn ngữ tiểu thuyết, tác giả Trương Thuận trong
bài viết Một số khía cạnh trần thuật trong tiểu thuyết cũng đồng tình về cách
xử lý rất sáng tạo của một số nhà viết tiểu thuyết về ngôn ngữ. Việc đan xen
lớp ngôn ngữ kể chuyện (ngôn ngữ người kể chuyện ở ngôi thứ ba và ngôn
ngữ người kể chuyện ở ngôi thứ nhất) với ngôn ngữ nhân vật (trong đó là sự
kết hợp hiệu quả giữa ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại) đã tạo
những bước đột phá mới cho tiểu thuyết hiện đại và khẳng định sự thành công
của một số tiểu thuyết gia trong việc xử lý ngôn ngữ.
Có thể thấy, quan điểm của các nhà nghiên cứu về các lớp ngôn ngữ

tiểu thuyết về cơ bản là thống nhất. Ngôn ngữ tiểu thuyết là một lĩnh vực rất
rộng, đã được xác định về mặt nội dung và tính chất, được nhìn từ góc độ, vai
trò và biểu hiện của nó. Sự thống nhất này giúp ta có cái nhìn đầy đủ, cụ thể
về lớp ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết.
1.2.2. Nhân vật trần thuật trong tiểu thuyết
Theo Từ điển thuật ngữ văn học trần thuật là phương diện cơ bản của
phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với
nhân vật, sự việc, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật. Trần
thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích
hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả…


20
Trong tiểu thuyết, trần thuật tập trung vào số phận hoặc miêu tả nhân vật
trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được triển
khai trong không gian và thời gian nghệ thuật.
Trần thuật bao giờ cũng được tiến hành từ phía một người nào đó, gọi
là người trần thuật hay nhân vật trần thuật. Nhân vật trần thuật “tham dự vào
cốt chuyện như là một nhân vật” hoặc là người chứng kiến câu chuyện. Người
trần thuật không chỉ tổ chức ngôn ngữ mà còn đóng vai trò quan trọng về mặt
kết cấu, chi phối ngôn ngữ của nhân vật.
Với quan điểm này, nhân vật trần thuật thường xuất hiện trong tác
phẩm ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” (hoặc sử dụng đại từ tương tự như “chúng
tôi”). Mọi diễn biến, mọi sự kiện và mọi kiến giải đều thông qua quan điểm
của nhân vật này.
Trong trường hợp tác phẩm có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ thất xưng
“tôi” thường có dáng dấp tự truyện. Theo nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn,
việc sử dụng ngôi thứ nhất trong tự truyện ở các tác phẩm văn học thế kỷ
XVIII ở phương Tây không phải là sự sử dụng tùy hứng hay ngẫu nhiên mà
nó mang tính lịch sử, gắn liền với nhu cầu khách quan của thời đại. Đó là yêu

cầu các truyện phải là truyện kể về sự thật. Tiểu thuyết trở thành bản anh
hùng ca đầy tính chủ quan thu hút sự chú ý của mọi người. Đó chính là câu
chuyện được viết bởi chính những người đã từng sống trong cuộc đời ấy. Đây
là điều kiện để hồi ức phát triển mạnh, dẫn đến sự xuất hiện của thể loại tự
truyện hay dấu ấn tự truyện trong tiểu thuyết.
Ở Việt Nam, tiểu thuyết có nhân vật trần thuật ở ngôi thứ nhất xuất
hiện vào cuối thế kỷ XIX. Đó là tiểu thuyết Truyện Thầy Lazaro Phiền (1887)
của Nguyễn Trọng Quản. Tác phẩm có hình thức “truyện trong truyện”. Thấy
Lazaro Phiền đã thú nhận tội lỗi giết vợ, giết bạn của mình cho một người bạn
đồng hành và nhân vật này lại trở thành người trần thuật.
Trong văn học Việt Nam hiện đại, từ sau đổi mới (1986), có nhiều tác


21
giả xây dựng nhân vật trần thuật ở ngôi thứ nhất trong tác phẩm của mình như
Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng… Trong một số tiểu
thuyết lịch sử, chẳng hạn Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh cũng xuất hiện
kiểu nhân vật trần thuật này.
Với hình thức trần thuật từ ngôi kể chuyện thứ nhất, tính chủ quan và
sắc thái cảm xúc của người trần thuật được bộ lộ cao độ. Người đọc gián tiếp
nhận ra qua hệ thống sự kiện và cách trình bày những biến cố theo cách mà
anh ta thâu nhận. Đặc biệt, việc xây dựng nhân vật trần thuật trên quan điểm
này đã tạo nên được độ tin cậy cao ở người đọc và nhà văn đã tạo điều kiện để
người kể chuyện không ngừng di chuyển điểm nhìn vào nhân vật của mình.
Chính vì vậy bức tranh đời sống, thể giới tâm hồn nhân vật trở nên sinh động,
chân thực, đa dạng hơn. Người kể không chỉ kể mà còn phải đóng vai nhân
vật, do vậy, tất yếu phải biểu lộ những cung bậc tình cảm sâu kín cũng như
những sắc thái ngôn ngữ, giọng điệu phong phú. Vì thế câu chuyện trở nên lôi
cuốn và hấp dẫn đối với người đọc. Bản thân câu chuyện dù được kể từ vị trí
chủ quan nhưng vẫn mang được tính khách quan cần thiết. Nhân vật trần thuật

không chỉ giữ chức năng kể chuyện mà còn tham gia vào truyện, thâm nhập
vào từng cảnh ngộ để nói tiếng của người nếm trải, người trong cuộc.
Sử dụng nhân vật trần thuật ở ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn được đặt vào
nhân vật “tôi” nên qua cách nhìn nhận đánh giá của nhân vật đó, người đọc sẽ
hiểu thêm về tính cách, tâm hồn nhân vật một cách chân thực giống như được
chứng kiến trong cuộc đời thực, trực tiếp nghe giãi bày cảm xúc. Trong tác
phẩm Nữ hoàng của Sơn Táp, tác giả để cho nhân vật Võ tắc Thiên trần thuật
ở ngôi thứ nhất với dòng suy tưởng và tâm trạng từ lúc nằm trong bụng mẹ tới
lúc đứng ở vị trí tột đỉnh vinh quang, nắm giữ trong tay cả một đế chế lớn
nhất thiên hạ. Còn Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh lại có sự đan xen
giữa ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất. Nhà văn dành nhiều trang viết để cho nhân
vật Hồ Nguyên Trừng xưng “tôi” kể chuyện. Với cách tiếp cận nhân vật từ thế


22
giới nội tâm, hai tác phẩm này đã thể hiện được cách nhìn độc đáo về lịch sử,
đưa nhân vật thoát ra khỏi cái khung lịch sử đã khép kín để đối thoại với hiện
tại, trong khi các nhân vật lịch sử khác đều được kéo gần lại, trở thành những
người cùng thời với với người kể chuyện.
Nhân vật trần thuật không chỉ là nhân vật “tôi” trực tiếp kể chuyện mà
còn “ẩn sau nhân vật” để phản ánh hiện thực và miêu tả tâm lý một cách sắc
sảo, sinh động. Trong tiểu thuyết, nếu nhân vật trần thuật ở ngôi thứ ba, điểm
nhìn nghệ thuật được đặt khách quan bên ngoài nhân vật, câu chuyện được tả
và kể lại với thái độ “điềm nhiên” thì ở nhân vật trần thuật sử dụng ngôi kể
thứ nhất, điểm nhìn trần thuật được di chuyển vào bên trong nhân vật để tái
hiện sinh động thế giới tâm hồn họ. Điều đó có nghĩa là nhân vật trần thuật
qua những cuộc đối thoại hoặc những lời độc thoại nội tâm đã khéo léo dẫn
dắt người đọc đi sâu vào đời sống tinh thần của bản thân mình, qua đó bộc lộ
sự khám phá, chiêm nghiệm về cuộc sống và con người một cách đa diện và
có chiều sâu hơn. Tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải là một ví dụ

tiêu biểu. Thông qua đối thoại, nhà văn để cho các nhân vật thuộc nhiều tầng
lớp khác nhau nhân một buổi gặp gỡ đêm giao thừa, kể về cuộc đời của mình,
phát biểu những suy nghĩ, những trải nghiệm trong cuộc đời mình. Điều này
làm nên yếu tố tự truyện của tác phẩm.
Việc vận dụng quan điểm của nhân vật trần thuật thể hiện sự tìm tòi,
thể nghiệm của các tiểu thuyết gia trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Điều
này đã góp phần thổi một luồng gió mới cho thể loại tiểu thuyết, đồng thời
giúp người đọc có thêm một cái nhìn toàn diện, tích cực khi đi sâu khám phá
thế giới của tiểu thuyết.
1.2.3. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết
Trong tác phẩm tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng, ngôn ngữ trần
thuật thường bao gồm mạch kể và mạch tả, mạch bình luận, triết lí trữ tình
ngoại đề hay phân tích cắt nghĩa… Các tác giả của cuốn Từ điển thuật ngữ


23
văn học cũng đã khẳng định: “Thành phần trần thuật không chỉ là lời trần
thuật và chức năng của nó không chỉ là kể việc. Nó bao gồm cả việc miêu tả
đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ
tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả” [17, tr.307]. Ngôn ngữ trần thuật do vậy
là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, thể hiện quan
điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện đối với cuộc sống được
miêu tả.
Ngôn ngữ trần thuật có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa
chọn các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc,
quan điểm của các tiểu thuyết gia. Vì vậy, ngôn ngữ trần thuật là yếu tố cơ
bản thể hiện phong cách, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu cá tính của họ.
Theo tác giả Trần Minh Đức, ngôn ngữ trần thuật mang tính chính xác,
cá thể hoá. Mỗi câu mỗi chữ trong tác phẩm có thể chứa đựng nhiều tầng ý
nghĩa, nhiều cách giải thích. Nhưng mỗi từ lại phải mang tính chính xác và cá

thể hóa. Ngôn ngữ trần thuật còn là ngôn ngữ đa thanh vì đặc trưng của ngôn
ngữ tiểu thuyết là sự tác động qua lại rất phức tạp giữa tiếng nói tác giả, người
kể chuyện và nhân vật, giữa ngôn ngữ miêu tả ngôn ngữ được miêu tả (Bàn
về khía cạnh trần thuật của tiểu thuyết, eVan.com.vn).
Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết tồn tại dưới nhiều dạng thức. Với
mong muốn tái tạo và làm phong phú hiện thực đời sống, các nhà viết tiểu
thuyết trong thời kỳ đổi mới đã rất dụng công trong việc sử dụng ngôn ngữ
trần thuật. Một loạt các tiểu thuyết của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu,
Khuất Quang Thuỵ, Hoàng Quốc Hải, Võ Thị Thảo, Nguyễn Xuân Khánh…
đã thật sự thành công trong việc lựa chọn ngôn ngữ trần thuật ở dạng ngôn
ngữ của người trần thuật và ngôn ngữ trần thuật của nhân vật một cách phong
phú, linh hoạt, đa dạng, tạo nên nét đặc sắc riêng về phong cách của các nhà
viết tiểu thuyết.
Với ngôn ngữ trần thuật, tác giả có thể lựa chọn ngôi kể thứ nhất hoặc


24
ngôi thứ ba. Nếu lựa chọn ở ngôi thứ nhất, tác giả thường viết về những gì đã
trải qua, đã chứng kiến và nếm trải, chiêm nghiệm. Và tất nhiên, với tính chất
hư cấu của tiểu thuyết, “tôi” không hẳn là tác giả mà chỉ là một nhân vật trong
truyện. Lời trần thuật ở đây vừa là ngôn ngữ trần thuật của tác giả vừa là ngôn
ngữ trần thuật của nhân vật, tức là vừa lời trực tiếp vừa là lời gián tiếp.
Ngoài ra, có không ít tiểu thuyết trần thuật ở ngôi thứ ba. Ngôn ngữ
trần thuật ở đây mang tính khách quan hoá và trung tính, nó có nhiệm vụ tái
hiện và phân tích lý giải thế giới khách quan, chủ quan, đời sống vật chất và
tinh thần của con người. Theo M.Bakhtin, ngôn ngữ trần thuật ở ngôi thứ ba
chia làm hai loại: loại gián tiếp một giọng là lời trần thuật tái hiện, thẩm bình
các hiện tượng của thế giới trong ý nghĩa khách quan vốn có của chúng và
loại lời gián tiếp hai giọng cho phép tác giả di chuyển “điểm nhìn” trần thuật,
tạo nên tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật của tiểu thuyết.

Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật là lời trực tiếp của nhân vật trong tác
phẩm, là thứ ngôn ngữ được miêu tả. “Đó cũng là thực chất ngôn ngữ của tác
giả, nhưng tác giả để cho nhân vật tự giãi bày về mình” (Trần Minh Đức, Bàn
về khía cạnh trần thuật của tiểu thuyết).
Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật có thể là đối thoại hoặc độc thoại.
Ngôn ngữ đối thoại thường hướng đến người khác và tác động qua lại giữa
người với người; còn độc thoại thường hướng về chính bản thân người nói.
Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật có nhiều vai trò khác nhau như góp phần
phản ánh hiện thực, giúp nhân vật tự bộc lộ, là đối tượng miêu tả của tác giả...
Thông qua ngôn ngữ trần thuật, nhân vật kể lại cuộc đời mình, bộc lộ tâm tư,
suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời, lẽ sống, giúp người đọc lĩnh hội được tư
tưởng, quan niệm của nhà văn. Cùng với ngôn ngữ trần thuật tác giả, ngôn
ngữ trần thuật của nhân vật góp phần hoàn thiện bức tranh đời sống trong tác
phẩm. Theo M. Bakhtin:“Lời nói của những nhân vật chính trong tiểu thuyết,
những nhân vật ít nhiều có tính độc lập về mặt tư tưởng, ngôn từ, có nhãn


25
quan của mình - còn là tiếng nói của người khác bằng ngôn ngữ khác, đồng
thời có thể khúc xạ những ý nghĩ của những tác giả và do đó, đến một mức độ
nhất định có thể được coi là ngôn ngữ thứ hai của tác giả” [2]. Mỗi nhân vật
đều có ngôn ngữ trần thuật của mình, góp phần phân hoá ngôn ngữ tiểu
thuyết, đưa vào tiểu thuyết nhiều tiếng nói khác nhau, tạo thành một thứ âm
thanh đa giọng điệu.
Viết tiểu thuyết, nếu các nhà văn khéo léo và sáng tạo trong việc lựa
chọn ngôn ngữ trần thuật, tác phẩm sẽ gặt hái được những thành công không
nhỏ về phương diện thi pháp thể loại.
1.2.4. Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết lịch sử là thể loại văn học truyền thống lâu đời của văn học
Việt Nam. Đặc trưng của dạng tiểu thuyết này là viết về đề tài lịch sử (nhân

vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến trình lịch sử). Tiểu thuyết lịch sử có những có
những quy ước riêng, biểu hiện ở mối liên hệ chặt chẽ với quá khứ, cái đã xảy
ra, đã tồn tại trong kinh nghiệm của cộng đồng.
Vì vậy, có thể nói ngôn ngữ là một vấn đề đáng quan tâm đối với bất
kỳ tác giả nào khi cầm bút viết tiểu thuyết lịch sử. Câu hỏi đặt ra là nhà văn
lựa chọn ngôn ngữ nào để trần thuật và tái hiện lại không gian văn hóa lịch
sử của một thời? Đây là thử thách đối với các cây bút bởi nó đòi hỏi sự trải
nghiệm, vốn sống, phông văn hoá rộng cùng với khả năng sáng tạo, tưởng
tượng, hư cấu.
Trong dòng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại, đã có không ít tác
phẩm gây được sự chú ý với người đọc như Vằng vặc sao Khuê (Hoàng Công
Khanh), Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Vương triều sụp đổ (Hoàng
Quốc Hải), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn
Mộng Giác) Giàn thiêu (Võ Thị Hảo)... Sự ra đời của hàng loại cuốn tiểu
thuyết trên không chỉ cho thấy sức sáng tạo của nhà văn mà còn cho thấy khả
năng lựa chọn và xử lý ngôn ngữ xuất sắc, đặc biệt là trên phương diện ngôn


×