Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Hệ thống QLCL trong ngành ô tô nhu cầu thay đổi và cải tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.28 KB, 5 trang )

Hệ thống QLCL trong ngành ô tô nhu cầu thay đổi và cải tiến
Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 1000 doanh nghiệp là nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng cho các hãng
sản xuất ô tô và xe máy. Các doanh nghiệp này đã và đang duy trì các hệ thống quản lý chất lượng như
QS 9000, ISO 9001: 2000… Để đáp ứng những đòi hỏi của các hãng sản xuất ô tô và xe máy như: Ford,
General Motor, Daimler Crisler hay BMW, Mecedes và Nissan, Toyota… các nhà cung cấp sẽ phải chuyển
đổi hệ thống quản lý chất lượng hiện có của mình để được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mới.
Vậy ISO/TS 16949: 2000 là gì và doanh nghiệp có lợi ích như thế nào khi áp dụng và xin
chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mới này?
Làm thế nào các hãng sản xuất ô tô - xe máy đảm bảo được rằng hàng loạt các phụ tùng, linh kiện mà họ
nhận được từ nhà cung cấp có được chất lượng cao? Làm thế nào các hãng sản xuất ô tô - xe máy đảm
bảo được rằng các nhà cung cấp sẽ cung cấp những sản phẩm mà hãng của họ phải chịu trách nhiệm
trước khách hàng? và những linh kiện nhập vào xứng đáng với thương hiệu của họ? Các hãng sản xuất ô
tô xe máy đảm bảo chất lượng bằng cách yêu cầu các nhà cung cấp đăng ký chứng nhận phù hợp với các
tiêu chuẩn chất lượng của ngành công nghiệp ô tô. Những tiêu chuẩn này cung cấp sự đảm bảo về chất
lượng. ISO/TS 16949:2002 là tiêu chuẩn quản lý chất lượng mới nhất của ngành công nghiệp ô tô và là
tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi nhất đối với các nhà cung cấp của ngành công nghiệp này. Tiêu
chuẩn ISO/TS 16949:2002 được ban hành hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn về quản lý chất lượng được
nhiều người biết đến là ISO 9001: 2000. Mục đích của việc đưa ra ISO/TS 16949: 2002 là nhằm chuẩn
hoá các tiêu chuẩn quản lý chất lượng đối với các nhà cung cấp của ngành công nghiệp ô tô trên toàn
cầu. ISO/TS 16949: 2002 là cách tiếp cận tiêu chuẩn chất lượng theo quá trình, nó đưa ra các yêu cầu
nhằm đảm bảo sự ổn định của chất lượng trong toàn bộ tổ chức là nhà cung cấp của các hãng sản xuất ô
tô xe máy. Bằng cách yêu cầu chứng nhận phù hợp ISO/TS 16949: 2002, các hãng sản xuất ô tô xe máy
có thể tin tưởng rằng tất cả nhà cung cấp của họ đều cùng thực hiện bộ tiêu chuẩn chất lượng phù hợp
một cách nghiêm túc trong toàn bộ tổ chức của nhà cung cấp.
Lịch sử hình thành
ISO/TS 16949: 2002 được ban hành vào tháng 3 năm 2002 và nó thay thế cho phiên bản trước đó là tiêu
chuẩn ISO/TS 16949: 1999.
ISO/TS 16949: 2002 được phát triển bởi một nhóm các hãng sản xuất ô tô và các tổ chức kinh doanh của
họ. Nhóm phát triển tiêu chuẩn bao gồm IATF (Hiệp hội ô tô thế giới), Hiệp hội ô tô Nhật Bản (JAMA) và
có sự hỗ trợ của Ban kỹ thuật của Tổ Chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO/TC 176). Mục đích của việc
phát triển tiêu chuẩn là nhằm có được sự chấp nhận toàn cầu về tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho


ngành công nghiệp ô tô, thay thế cho việc phải chứng nhận phù hợp nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đáp
ứng các yêu cầu của các hãng khác nhau ở châu Âu, Châu á và Mỹ. Sơ đồ dưới đây cho thấy rõ nét quá
trình hình thành và phát triển của tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2002 .


Tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2002 là sự thống nhất của các yêu cầu quản lý chất lượng quốc tế, bao gồm
các chính sách và các thủ tục nhằm đảm bảo sự ổn định toàn cầu với các nhà cung cấp linh kiện, nguyên
vật liệu hay dịch vụ cuối cùng. ISO/TS 16949:2002 là sự kết hợp và phù hợp với các tiêu chuẩn QS-9000,
Tiêu chuẩn EAQF của Pháp, tiêu chuẩn VDA6 của Đức và tiêu chuẩn AVSQ của Italia. Vì không có kế
hoạch cập nhật QS-9000, VDA6, EAQF hay AVSQ nên các nhà cung cấp trong ngành công nghiệp ô tô
được yêu cầu và khuyến khích áp dụng theo ISO/TS 16040: 2002. ISO/TS 16949:2002 mở rộng hơn QS9000 ở chỗ tiêu chuẩn này tập trung vào các quá trình của nhà cung cấp hơn là tập trung vào kết quả, và
đưa ra các yêu cầu bắt buộc phải thực hiện cải tiến chất lượng, trong khi QS chỉ đưa ra khuyến nghị thực
hiện việc này. QS-9000 đã không còn được các nhà sản xuất và các nhà cung cấp hỗ trợ nữa và các
chứng chỉ phù hợp QS 9000 đã hết hạn vào 15 tháng 12 năm 2003.
Ford, GM, và DaimlerChrysler – Big Three- hiện đã thừa nhận ISO/TS 16949: 2002 và đã thông báo yêu
cầu các nhà cung cấp của họ chuyển đổi việc tuân thủ các yêu cầu của QS9000 sang ISO/TS 16949: 2002
Mục đích của ISO/TS 16949:2002 là liên tục cải tiến, phòng ngừa sai lỗi, giảm biến động và giảm lãng phí
trong chuỗi cung cấp. Tiêu chuẩn yêu cầu các nhà cung cấp tập trung vào cải tiến liên tục trong toàn bộ
tổ chức. ISO/TS 16949:2002 có điều khoản yêu cầu việc thường xuyên giám sát và cải tiến sự thỏa mãn
khách hàng và yêu cầu việc trao đổi thông tin giữa nhà cung cấp và khách hàng để đảm bảo chất lượng.
ISO/TS 16949:2002 cũng yêu cầu các quá trình thực hiện hành động phòng ngừa, cải tiến việc đào tạo
người lao động, và tăng cường trách nhiệm về chất lượng của người lao động. ISO/TS 16949:2002 đưa ra
các yêu cầu cụ thể về năng lực của người lao động, đào tạo và nhận thức, thiết kế và phát triển, sản xuất
và cung cấp dịch vụ, kiểm soát các phương tiện theo dõi và đo lường và đo lường, phân tích và cải tiến.
ISO/TS 16949:2002 đem lại lợi ích trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp, cải tiến chất lượng
quá trình, nâng cao sự tin tưởng toàn cầu và cách tiếp cận hệ thống chất lượng một cách chắc chắn.
Lợi ích của việc chứng nhận ISO/TS 16949:2002
Chứng chỉ ISO/TS 16949:2002 là yêu cầu có lợi cho các nhà cung cấp của các hãng sản xuất ô tô xe máy.
Việc đạt được chứng chỉ ISO/TS 16949: 2002 cho phép các nhà cung cấp không chỉ cung cấp linh kiện
phụ tùng cho hãng sản xuất của một quốc gia nào, mà còn cho cho phép các nhà cung cấp có khả năng

cung cấp cho các hãng ô tô trên toàn cầu. Khi đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp
ISO/TS 16949: 2002, nhà cung cấp không cần phải chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn quản lý chất


lượng khác, trừ khi khách hàng yêu cầu. Đây là lợi ích rất lớn đối với những doanh nghiệp có khách hàng
nằm ngoài lĩnh vực ô tô xe máy, vì chứng chỉ phù hợp ISO/TS 16949: 2002 đã bao gồm cả chứng nhận
phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Việc áp dụng và đăng ký chứng nhận phù hợp với ISO/TS
16949:2002 có lợi ích nữa là chỉ cần duy nhất một chứng chỉ mà được các hãng sản xuất ô tô trên toàn
cầu công nhận. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho Doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi chí chứng
nhận, mà còn giúp Doanh nghiệp hợp lý hoá hệ thống quản lý chất lượng của họ.
Việc đăng ký chứng nhận ISO/TS 16949: 2002 không chỉ cung cấp lợi ích trong việc thừa nhận các nhà
cung cấp, mà còn cung cấp lợi ích trong việc cải tiến trong toàn tổ chức thông qua việc tuân thủ một cách
kỹ lưỡng các chương trình cải tiến.
Những cơ hội và thách thức mới:
Có lẽ ở Việt nam còn ít doanh nghiệp đã từng nghe đến tên của ISO/TS 16949: 2002, nên thực tế đã có
một số người có tâm trạng lo lắng khi nghe những lời giới thiệu về tiêu chuẩn mới như: “Sự thay đổi đáng
kể”; Sự thay đổi triết lý”… Không có nghi ngờ gì về điều đó. Phiên bản 2002 của ISO/TS 16949 thực ra có
nhiều thay đổi (Xem phụ lục 1), nhưng có gì đáng để doanh nghiệp phải quá lo lắng không? Câu trả lời là:
KHÔNG. Tất nhiên ISO/TS 16949 đưa ra một loạt những thách thức đối với tất cả các bên tham gia vào
việc áp dụng tiêu chuẩn: Các nhà cung cấp, các tổ chức chứng nhận, các tổ chức giám sát, hiệp hội ô tô
quốc tế và những hãng sản xuất ô tô lớn - những cơ quan bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn. Nhưng quan
trọng hơn cả, phiên bản thứ hai của tiêu chuẩn là một cơ hội đối với những nhà cung cấp, những doanh
nghiệp thực sự muốn cải tiến các quá trình, chất lượng sản phẩm, sự thỏa mãn của khách hàng và lợi
nhuận của họ. Và các nhà chứng nhận cũng có cơ hội mới để thực sự hỗ trợ khách hàng của họ trong
việc cải tiến liên tục.
Nói một cách thành thực, tất cả chúng ta đều hơi ngại thay đổi một chút! Con người thường yên tâm hơn
với những gì họ biết, điều này bao gồm cả các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý. ở Việt nam chúng ta đã
quá quen thuộc với tiêu chuẩn quản lý như ISO 9001, ISO 9002, và ISO 9000: 2000, thậm chí tại nhiều
doanh nghiệp có người còn nhớ rõ tên các điều khoản của tiêu chuẩn và nội dung các yêu cầu. Các nhà
cung cấp của ngành công nghiệp ô tô phải đối mặt với những áp lực to lớn trong việc nâng cao chất

lượng, giảm chi phí và rút ngắn thời gian giao hàng. Hơn nữa, những doanh nghiệp này thường được yêu
cầu đảm nhận trách nhiệm thiết kế và phát triển sản phẩm hay một phần của sản phẩm thay cho khách
hàng của họ . Và cuối cùng, điều mà nhà cung cấp cần làm là xây dựng lại hệ thống quản lý chất lượng.
Mặc dù vậy, điều này giải quyết được đáng kể ý nghĩa của việc tiến tới sự phù hợp với ISO/TS
16949:2000, thậm chí khi nó chưa phải là yêu cầu bắt buộc của một số khách hàng. Phiên bản thứ 2 của
TS dựa trên các yêu cầu của ISO 9001:2000, một mô hình rất thực tế để thực hiện quá trình sản xuất
kinh doanh hiện đại. Các tiêu chuẩn trước đây cũng đã giúp cho doanh nghiệp thiết lập lại trật tự trong
công tác quản lý của họ (ở những doanh nghiệp có những bất cập trong công tác điều hành). Nhưng trên
thực tế ở nhiều doanh nghiệp, hệ thống quản lý chất lượng được coi như một công việc khác so với thực
tế điều hành sản xuất kinh doanh. Đôi khi việc tạo ra hàng chồng các quy trình trở nên dư thừa và lãng
phí rất nhiều nguồn lực. Hệ thống quản lý chất lượng được xem như là trách nhiệm của bộ phận quản lý
chất lượng nhiều hơn là trách nhiệm của mọi bộ phận và cá nhân trong tổ chức. Lãnh đạo cao nhất
thường trao việc điều hành hệ thống quản lý chất lượng cho một người đại diện ở cấp thấp hơn và chẳng
quan tâm gì đến hệ thống chất lượng, cũng giống như những chứng chỉ được treo trên tường vậy! Ngược
lại, những doanh nghiệp nào áp dụng tiêu chuẩn một cách nghiêm túc, có được cam kết mạnh mẽ của
lãnh đạo và lựa chọn đúng tổ chức tư vấn hay chứng nhận sẽ thực sự quản lý các quá trình rất hiệu quả.
Trên thực tế còn rất nhiều ví dụ về việc áp dụng không hiệu quả, phải thường xuyên dừng sản xuất hoặc
khách hàng khiếu nại và trả lại hàng cho nhà cung cấp trong ngành công nghiệp ô tô, vì đã cung cấp cho
họ những sản phẩm kém chất lượng. Và đây là cơ hội để chúng ta nghĩ đến việc áp dụng tiêu chuẩn mới
ISO/TS 16949: 2002.
Vậy tiêu chuẩn mới này có gì khác so với những phiên bản trước nó như QS 9000 hay ISO/TS 16949:
1999?


Để hiểu được các yêu cầu của tiêu chuẩn mới, chúng ta cần xem đến phần giới thiệu của tiêu chuẩn đã
rất quen thuộc với các doanh nghiệp Việt Nam là ISO 9000: 2000 - phần cốt lõi của ISO/TS 16949: 2002.
Các doanh nghiệp được chứng nhận phải:
• Xác định chính xác những gì khách hàng mong muốn ở sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung
cấp.
• Xác định cách thức để đáp ứng và thỏa mãn những mong muốn đó.

• Giám sát chặt chẽ hiệu quả và hiệu lực của các quá trình của doanh nghiệp.
• Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng.
Không có gì phải tranh luận về những yêu cầu này. Đó là những yêu cầu giúp doanh nghiệp điều hành
sản xuất và kinh doanh tốt hơn. Mọi doanh nghiệp muốn tồn tại trên thương trường đều cũng đã phần
nào thực hiện các yêu cầu này. Nhưng thực tế là không phải doanh nghiệp nào cũng giỏi trong việc tìm ra
chính xác những gì khách hàng mong muốn. Một điểm yếu khác của doanh nghiệp là không muốn đầu tư
thời gian và nguồn lực để tìm ra nguyên nhân cội rễ của những vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất
hay sự thỏa mãn của khách hàng.
Tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 là sự đúc kết kinh nghiệm của các tổ chức tư vấn, chứng nhận và khách hàng
của những tổ chức này qua hàng thập kỷ thực hiện quản lý chất lượng. ISO 9000: 2000 đưa ra cách thức
thực hiện quản lý chất lượng hiệu quả để đạt được những mục tiêu thỏa mãn những mong muốn và kỳ
vọng của khách hàng.
ISO/TS 16949: 2000 tiến xa hơn một bước nữa là đã đưa ra cho các nhà cung cấp trong ngành công
nghiệp ô tô những công cụ cụ thể để đạt được mục đích của tiêu chuẩn. Ví dụ, một số những phương
pháp cụ thể để đo lường sự thỏa mãn của khách hàng được đưa ra trực tiếp trong các yêu cầu của
ISO/TS 16949: 2002 như: Chất lượng thực hiện của bộ phận giao hàng, thống kê số lượng khách hàng bỏ
đi, tình hình thực hiện kế hoạch giao hàng, … rất nhiều những công cụ này tương tự như công cụ được
nêu trong QS 9000 hay ISO/TS 16949: 1999 mà những tổ chức đã được chứng nhận đang thực hiện.
Những thách thức đối với nhà cung cấp:
Những nhà cung cấp muốn được chứng nhận phù hợp ISO/TS 16949: 2000 có ba thách thức cơ bản:
• Xác định các quá trình chính và các quá trình hỗ trợ của hệ thống quản lý chất lượng và mối quan hệ
tương tác giữa các quá trình này.
• Có được sự cam kết mạnh mẽ và toàn diện của lãnh đạo cao nhất.
• Sử dụng hiệu quả các công cụ như: FMEA, QFD, CAD….
Thách thức đối với việc xác định các quá trình là ở chỗ phải xác đinh được tất cả mong muốn hay kỳ vọng
của cả khách hàng nội bộ cũng như khách hàng bên ngoài và liên hệ với từng quá trình riêng lẻ để đảm
bảo tính hiệu quả của việc điều hành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn và phức tạp thì thách
thức này càng lớn.
Đối với thách thức thứ hai: Chúng ta đều biết rằng không đạt được gì cả nếu không có sự cam kết toàn
diện của lãnh đạo. Các chuyên gia đánh giá sẽ đánh giá lãnh đạo cao nhất trong quá trình đánh giá,

không có ngoại trừ! Họ sẽ đưa ra những câu hỏi nhằm xem những người quản lý cấp cao có thực hiện
đầy đủ chức năng của các quá trình lãnh đạo không? Họ cũng sẽ yêu cầu lãnh đạo thể hiện cách thức


phân tích các dữ liệu liên quan đến việc thực hiện các quá trình và các nguồn lực được huy động như thế
nào để giải quyết vấn đề và thực hiện cải tiến.
Đối với thách thức thứ 3, doanh nghiệp phải huấn luyện cho đội ngũ kỹ thuật về khái niệm và phương
pháp sử dụng các công cụ để kiểm soát và phòng ngừa những sai lỗi có thể xảy ra trong quá trình sản
xuất như PPAP, QFD, APQP, CAD, FMEA…Những khái niệm này dường như còn khá mới mẻ với các doanh
nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, cùng với sự ra đời của tiêu chuẩn mới, những thách thức mới cũng được đặt ra với các tổ chức
chứng nhận, các tổ chức giám sát và các hãng sản xuất ô tô. Hiệp hội ô tô quốc tế đưa ra những quy
định khá ngặt nghèo trong việc đào tạo và chứng nhận năng lực của các chuyên gia đánh giá và năng lực
của các tổ chức chứng nhận. Chuyên gia đánh giá ISO/TS 16949: 2002 phải là những người làm trong
ngành công nghiệp ô tô tối thiểu 5 năm và phải có những kiến thức nhất định về ngành côpng nghiệp
này. Các tổ chức chứng nhận, ngoài việc được các tổ chức quốc tế công nhận theo ISO/IEC Guide 61,
phải ký hợp đồng với IATF…
Kết luận
Nếu tất cả các bên liên quan (Hãng sản xuất, nhà cung cấp, cơ quan chứng nhận, và các tổ chức quốc tế
như IATF và các hiệp hội giám sát) tạo ra những thách thức đối với toàn thể cán bộ công nhân viên trong
tổ chức và cùng nhau làm việc để nâng cao văn hóa hợp tác hơn là đổ lỗi cho nhau khi có những sai lỗi
để cải tiến chất lượng của các nhà cung cấp và chất lượng của những chiếc xe, thì hiện nay, tiêu chuẩn
ISO/TS 16949: 2002 hơn bao giờ hết là cơ sở nền tảng để thực hiện quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn này cho chúng ta một cơ hội rất lớn trong việc tiến thêm một bước về chất lượng sản phẩm
và khả năng tạo lợi nhuận.
Các nhà cung cấp của Việt Nam hiện nay được đánh giá thấp hơn các nhà cung cấp ở châu Âu từ 3 – 5
năm. Việc áp dụng một cách hiệu lực và hiệu quả tiêu chuẩn mới sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt nam
vươn lên ngang tầm với các nhà cung cấp nước ngoài. Hơn nữa, trong bối cảnh của xu thế hội nhập hiện
nay, việc áp dụng tiêu chuẩn mới là hoàn toàn thiết thực đối với các doanh nghiệp là nhà cung cấp trong
ngành công nghiệp ô tô – xe máy. Hãy đừng bỏ qua những cơ hội và thách thức vô cùng quý giá này!


Cao Hoàng Long
Nguồn: Bài đăng trong kỷ yếu diễn đàn năng suất chất lượng



×