Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

PHI đại CHÚNG hóa THÔNG TIN đại CHÚNG – cội rễ của TRUYỀN THÔNG CHUYÊN BIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.04 KB, 12 trang )

PHI ĐẠI CHÚNG HÓA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG – CỘI RỄ
CỦA TRUYỀN THÔNG CHUYÊN BIỆT
1.

Đặt vấn đề

Trong xã hội hiện đại, các phương tiện truyền thông đại chúng báo
chí là phương tiện giao tiếp hàng ngày càng quan trọng, mạnh mẽ và đắc
dụng hơn của con người. Nó liên kết con người lại với nhau qua việc chia
sẻ những kinh nghiệm, những hiểu biết, những phát hiện ngày càng nhiều.
Hệ thống báo chí hiện đại trở thành một dòng chảy thông tin to lớn và
không ngừng nghỉ.
Báo chí truyển thông đại chúng có một “sức mạnh có thật” không thể
phủ nhận được. Xin được trích dẫn một ví dụ được nêu trong bài viết của
PGS.TS Tạ Ngọc Tấn in trong cuốn Báo chí – Những điểm nhìn từ thực
tiễn. Số liệu và con số trong bài viết tuy không còn mới nhưng đứng từ góc
độ của những người làm báo chí thì bài học về nghề nghiệp rút ra từ ví dụ
đó có lẽ không hề cũ chút nào. Đó là:
Qua các phương tiện truyền thông, từng giờ, từng phút, nhân dân cả
nước được chứng kiến trận lũ miền Trung tháng 11 năm 1999. Người ta
được thấy cảnh nước nghập trắng trời, ngập lút làng mạc, cây cối, con
người và súc vật ngoi ngóp lặn lội khổ sở trong nước lạnh, trong mưa rét và
trong đói khát. Quan truyền hình, người ta cũng thấy những người phụ nữ ở
chợ Bến Thành – TP Hồ Chí Minh, vừa khóc, vừa đi quyên góp, những
người dân Hà Nội, đội mưa mang những thùng mì ăn liền đến nơi thu nhận
để ủng hộ đồng bào mình đang trong cơn hoạn nạn ở Miền Trung. Những
người dân khắp mọi miền đất nước chăm chú theo dõi những tin tức về trận
lũ. Không ai bảo ai, kẻ góp tiền, người góp của, người già chia xẻ tấm áo,
manh quần, cân gạo, trẻ nhỏ bớt phần tiền ăn sang, đập lợn đất để lấy tiền
tiết kiệm gửi đồng bào mình trong cảnh thiên tại nguy khốn. Chính là các
phương tiện truyền thông đại chúng đã không chỉ mang thông tin đến từng


1


cư dân mà hơn thế nữa, nó đã kích phát vào lòng chắc ẩn, truyền thống
tương thân tương ái của mỗi con người Việt Nam, châm mồi rất nhanh và
thổi bùng lên cả một phong trào rộng khắp toàn xã hội.
Trên đây chỉ là một trong số rất nhiều những ví dụ về sức mạnh to
lớn của các phương tiện truyền thông đại chúng trong xã hội của chúng ta
hiện nay. Có thể nói chắc chắn rằng, xã hội càng phát triển, càng hiện đại
thì các phương tiện truyền thông đại chúng càng có vai trò to lớn. Ngày
nay, cho dù là các nước công nghiệp phát triển giầu có hay ở các nước
nghèo đang phát triển, người ta khó có thể hình dung được xã hội sẽ thế
nào nếu bỗng nhiên các phương tiện truyền thông đại chúng báo chí biến
mất. Báo chí trở thành nhu cầu, một phẩn thói quen, nếp sống, thành một
phần những dữ kiện để tạo nên tương lai của mỗi con người và của toàn xã
hội.
Đúng là, tất cả những dẫn chứng, hình ảnh số liệu được nêu trên đây
đều rất xác thực và có giá trị vĩnh cửu, tuy nhiên nó đã được đề cập cách
đây cả một thập kỷ và là bàn về truyền thông đại chúng. Tuy nhiên truyền
thông hiện đại không chỉ dừng lại ở khái niệm Mass Communication mà
còn đang hiện hữu và phát triển theo một hướng mới đó là Truyền thông
phi

đại

chúng

hay

truyền


thông

giải

đại

chúng:

Non–Mass

Communication. Từ đó mà hình thành nên khái niệm mới gọi là Truyền
thông chuyên biệt.
Trong bài luận này, học viên xin đề cập đến khái niệm và các
dẫn chứng về xu hướng phát triển truyền thông phi đại chúng, thông qua
tìm kiếm, khai thác, đọc và hiểu các tài liệu bàn về quan điểm này.
2.

Quan điểm về Phi đại chúng hóa thông tin đại chúng
Bài viết của Ths.S Trần Bá Dung Trong cuốn Báo chí –

Những điểm nhìn từ thực tiễn đã nêu: Khái niệm “phi đại chúng hóa”
thông tin đại chúng là thuật ngữ được giới nghiên cứu truyền thông thế giới
được đề cập nhiều từ đầu thập niên tám mươi. Tiêu biểu là Alvin Toffer –
2


nhà tương lai học người Mỹ và hai nhà truyền thông học người Pháp là
Philippe Breton và Serger Ploulx.
Trong bộ ba tác phẩm nổi tiếng của mình là: “Thăng trầm

quyền lực “ (Power Shift), “Đợt sóng thứ ba” (Third Wave) và “Cú sốc
tương lai” (Future Shock), khi bàn về xu hướng phát triển của thông tin đại
chúng thế giới, Alvin Toffer đã đưa ra dự báo về “sự chia nhỏ truyền
thông” hay nói cách khác là “Truyền thông đại chúng sẽ dần bị chia nhỏ và
bị phi đại chúng hóa”.
Trong cuốn “Đợt sóng thứ ba”, Alvin Toffer dành hẳn một
chương XIII để nói về “Các phương tiện thông tin giải đại chúng”, ý nghĩa
trong phần nội dung đó là: nếu trước đây người ta truyền thông đồng loạt
những thông tin cùng một chương trình đến với đông đảo công chúng thì
nay xuất hiện nhu cầu đa dạng hóa thông tin và những khả năng đáp ứng
nhu cầu đó.
“Sự chia nhỏ truyền thông cũng chia nhỏ đầu óc chúng ta nữa.
Trong suốt kỷ nguyên đợt sóng thứ hai, việc hệ hình ảnh tiêu chuẩn hóa do
truyền thông bơm ra thường xuyên nêm vào óc chúng ta, đã tạo ra cái mà
các nhà phê bình gọi là “đầu óc đại chúng”. Ngày nay, thay thế tình trạng
mọi quần chúng đều nhận những thông tin như nhau, các nhóm bị chia nhỏ
hơn đang nhận và phát đi cho nhau những lượng lớn hệ hình ảnh của họ.
Trong lúc toàn bộ xã hội chuyển sang đa dạng của đợt sóng thứ ba thì
truyền thông mới đã phản ánh và đẩy nhanh quá trình này”
Điều này cũng đúng với nhận định của hai nhà nghiên cứu
truyền thông người Pháp là Philippe Breton và Serger Ploulx, trong cuốn
“Bùng nổ truyền thông – sự ra đời một ý thức hệ mới”. Hai ông viết…
“Tác động xã hội của các thông điệp không thể bị thu hẹp xuống còn một
cơ chế dẫn dắt công luận một cách thuần túy, cũng không thể thu hẹp
xuống chỉ còn là một hiệu quả tức thời làm thay đổi ý kiến, thái độ cá
nhân”. “Cơ chế dẫn dắt công luận một cách thuần túy” mà hai ông đề cập là
3


cơ chế thông tin được truyền đi một chiều một cách rộng rãi tới mọi đối

tượng. Nghĩa là ngày nay, truyền thông phải mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn,
không phải “một chiều” mà phải “đa chiều”, phải tính đến nghiên cứu từng
nhóm đối tượng.
3.

Thực trạng

Theo nghiên cứu Alvin Toffer cũng được nêu trong cuốn “Đợt sóng
thứ ba”, ở Mỹ từ những năm năm mươi trở đi, khi những triệu chứng của
đợt song thứ 3 bộc lộ, người ta thấy không năm nào không có một tạp chí
lớn của Mỹ bị đóng cửa (Life, Look, Saturday Everning Post…); Số lượng
phát hành giảm đi nhiều (từ 1970 – 1977, tổng lượng phát hành của 25 tạp
chí hàng đầu đã tụt xuống 4 triệu trong khi dân số nước Mỹ tăng 14 triệu
người)
Sở dĩ như vậy là vì các phương tiện thông tin này phải chia
nhỏ thị trường, chia sẻ công chúng với các tờ báo địa phương, báo lá cải,
tạp chí chuyên nghành mọc ra ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của
những nhóm độc giả có mối quan tâm riêng biệt, của một vùng hoặc thậm
chí một địa phương nhỏ. Bạn đọc có thể tìm tờ báo mà họ ưu thích, phù
hợp với nhu cầu của họ. Đồng thời, mỗi tổ chức, mỗi nhóm cộng đồng,
phái chính trị hay giáo phái cũng tự in báo của họ.
Không riêng gì báo và tạp chí mà truyền hình và phát thanh cũng
chịu chung số phận ấy. Nếu trước kia ở Mỹ chỉ có 3 đài truyền hình lớn là
CBS, ABC, NBC thì nay đã có cả gần trăm đài truyền hình, với hang trăm
kênh truyền hình cao cấp với đủ loại chương trình khác nhau, đáp ứng sở
thích, yêu cầu của từng loại khán giả, các lứa tuổi từ mẫu giáo đến giáo sư,
bác sĩ, luật sư…
Còn phát thanh, các trạm cũng tăng gấp đôi, nội dung phát
thanh đa dạng hơn, hướng vào những nhóm thính giả riêng, xuất hiện nhiều
loại đài, đài dành cho người da đen, đài dành cho người nước ngoài, đài

4


dành cho người chuyên nghe nhạc Rock, đài cho bác sĩ, kỹ sư, đài cho
nông dân…
Ở các nước khác thuộc nền văn minh công nghiệp cũng xảy ra tình
trạng tương tự.
Thực trạng chung của báo chí thế giới hiện nay là giảm lượng
phát hành báo ngày và khuynh hướng khu vực hóa, địa phương hóa đang
tăng lên. Ở nhiều nước, báo chí địa phương phát triển mạnh, lấn át các tờ
báo có tính toàn quốc…
Alvin Toffer viết: “Truyền thông đại chúng đang bị công kích.
Truyền thông mới, chia nhỏ người xem đang tăng lên, thách thức và thậm
chí đôi khi còn thay thế cái truyền thông đại chúng thống trị mạnh mẽ trong
mọi xã hội đợt song thứ hai. Thế là đợt song thứ ba bắt đầu một kỷ nguyên
mới mẻ - Thời đại của truyền thông nhóm nhỏ” (Trích: Đợt sóng thứ ba)
Như vậy qua những tư liệu trên đây có thể nói rằng: Phi đại
chúng hóa - Non–Mass Communication là một xu thế, một biểu hiện chủ
yếu trong quá trình phát triển, bùng nổ truyền thông nói chung. Con người
càng sống trong một xã hội văn minh hiện đại thì nhu cầu được thông tin
càng đa dạng, phong phú, nhiều vẻ, nhiều tầng, nhiều chiều. Xã hội càng
phát triển thì nhu cầu đó càng cao. Mặt khác sự đa dạng hóa thông tin cũng
chính là con đường tồn tại của các loại hình truyền thông đại chúng, nhất là
trong xã hội mà cuộc cách mạng công nghệ và tin học phát triển như vũ
bão.
4.

Nguyên nhân
Truyền thông đại chúng bị phi đại chúng hóa là sản phẩm tất


yếu của kinh tế thị trường trong điều kiện cách mạng công nghệ và tin học.
Thứ nhất, do tính chất cạnh tranh và mục đích lợi nhuận của
cơ chế thị trường chi phối làm cho xã hội không những bị phân hóa về mức
độ giàu nghèo, mà còn phân hóa về nghề nghiệp thành những nhóm người
khai thác các nhu cầu xã hội khác nhau, họ có nhu cầu thông tin ở những
5


góc độ khác nhau. Mặt khác, do nhu cầu tồn tại và phát triển và phát triển
của chính các cơ quan truyền thông đại chúng trong việc cạnh tranh thu hút
đối tượng tiêu thụ sản phẩm thông tin của mình, buộc họ phải chủ động
khai thác đáp ứng nhu cầu thông tin của từng nhóm nhỏ trong công chúng.
TT đại chúng muốn đạt được lợi nhuận tất yếu phải phân vùng hóa thị
trường. Nghĩa là phải thích hợp với khẩu vị của quần chúng từng vùng.
Thứ hai, cách mạng công nghệ và tin học tạo điều kiện đẩy tới
sự đa dạng của các phương tiện truyền thông đại chúng. Chẳng hạn kỹ
thuật in ốp – sét, máy photocopy, camera… ngày càng thịnh hành, khiến
cho các tạp chí lưu hành nội bộ cũng như phim ảnh tư nhân ngày càng dễ
xuất hiện.
Báo chí, với tư cách là một bộ phận cốt lõi của các phương
tiện truyền thông đại chúng – Mass media, ở những nước đang phát triển
lại càng chịu ảnh hưởng, chịu sự chi phối mạnh mẽ của các hiện tượng ấy,
của quy luật “chia nhỏ” ấy. Một nền báo chí phát triển trong cơ chế thị
trường với tính chất “phi đại chúng hóa” như trên là nền báo chí phát triển
hợp quy luật. Và chính nó đặt ra cho chúng ta những yêu cầu phải giải
quyết nhiều mặt.
5.

Xu thế “phi đại chúng” truyền thông đại chúng ở Việt


Nam
Có thể khẳng định, xu thế phát triển của báo chí Việt Nam
không thể tách rời xu thế phát triển của báo chí và truyền thông đại chúng
thế giới.
Sau 25 năm đổi mới, báo chí nước ta thực sự đổi mới, phát triển
nhanh, mạnh và cũng chịu ảnh hưởng của “phi đại chúng hóa”. Có thể thấy
rõ sự phát triển này qua những số liệu:
Theo thông tin Cục báo chí Bộ Thông tin- Truyền thông đối với báo
in, cả nước năm 2000 mới có hơn 400 cơ quan, nhưng tính đến nay có 745
6


cơ quan báo chí, với 1003 ấn phẩm, hiện nay rất nhiều cơ quan báo chí có
tới 6-7 ấn phẩm.
Về Phát thanh - Truyền hình, hiện nay cả nước có 67 đài phát thanhtruyền hình, trong đó có 2 đài quốc gia, là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài
Truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Ở 63 tỉnh,
thành phố, có 64 đài, vì TP.HCM tổ chức thành 2 đài riêng, là Đài Tiếng
nói nhân dân TP.HCM và Đài Truyền hình TP.HCM.
Trong hệ thống truyền hình, ngoài hệ thống chính thức, Việt Nam
còn có hệ thống chương trình trả tiền. Hiện, cả nước có gần 200 chương
trình truyền hình trong nước và chúng ta cũng đã phát 67 kênh truyền hình
nước ngoài, trong đó có cả những kênh như BBC, CNN… Việc lựa chọn
truyền hình hiện nay ở Việt Nam tương đối đa dạng. Ngoài phát theo cáp,
qua vệ tinh, rồi truyền hình số mặt đất… với trên 300 kênh chương trình
truyền hình cả trong và ngoài nước, một số lượng rất lớn.
Tuy nhiên theo nhiều thống kê điều tra dư luận xã hội của các đài
phát thanh và truyền hình quốc gia, thì tỉ lệ công chúng tiếp nhận thông tin
ở các kênh chính lại giảm đáng kể. Đó là chưa kể tới các phương tiện như
video, karaoke, trò chơi điện tử, internet, các ấn phẩm văn hóa khác đã lôi
cuốn đông đảo công chúng, chia nhỏ thị trường của các phương tiện truyền

thông đại chúng. Đài truyền hình – phát thanh ngày càng thêm giờ, thêm
kênh, mở thêm nhiều chuyên mục cho từng loại, từng nhóm công chúng.
Báo với tạp chí đều tăng kỳ, tăng trang, ra thêm số phụ, cũng luôn tìm cách,
tìm mọi hình thức để lôi cuốn , để tranh thủ độc giả cho báo mình.
Đó là xu hướng phát triển hợp lý, tất yếu của báo chí nhằm thỏa mãn
nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và chính đáng của công chúng trong
việc tiếp nhận thông tin.
Tuy nhiên truyền thông phi đại chúng xuất hiện vừa có mặt tích cực,
vừa có mặt tiêu cực.
7


Tích cực ở chỗ: Truyền thông phi đại chúng là sự phát triển tất yếu,
khách quan do nhu cầu của đời sống xã hội. Đó là nhu cầu thông tin ở
những góc độ khác nhau, ngày càng phong phú đa dạng, nhiều chiều của
công chúng. Công chúng được tự do lựa chọn nội dung và hình thức thông
tin, việc phi đại chúng hóa thông tin đại chúng sẽ thực sự đáp ứng được
khẩu vị, nhu cầu riêng của công chúng theo nhóm nhỏ. Nhờ đó càng dễ tiếp
cận, chiếm lĩnh, thuyết phục, lôi cuốn từng nhóm, từng bộ phận công
chúng. Các chủ thể sản xuất và truyền bá thông tin càng dễ đạt được mục
đích.
Mặt khác “phi đại chúng hóa”, đang dạng hóa thông tin còn là con
đường tồn tại của các loại hình thông tin đại chúng trong thời đại cách
mạng công nghệ và tin học, để không bị lấn át, không bị cạnh tranh xóa
nhòa, hòa tan… Phân vùng thị trường để cạnh tranh để khẳng định chỗ
đứng riêng, để tồn tại. Muốn cạnh tranh, các phương tiện thông tin đại
chúng phải chăm lo đầu tư kỹ thuật, cải tiến nội dung và hình thức để ngày
một nâng cao chất lượng, nhờ đó, thúc đẩy hệ thống truyền thông đại chúng
ngày một phát triển.
Nhưng mặt tiêu cực là ở chỗ, chính sự bùng nổ thông tin, đa dạng

hóa thông tin sẽ dẫn đến trở ngại trong việc định hướng thông tin. Công
chúng dễ bị phân hóa tư tưởng. Một bộ phận công chúng dễ quên đi truyền
thống văn hóa của dân tộc mình, thờ ơ với chính trị, dễ bị kích động đi vào
con đường cực đoan.
Ở nước ta, xu hướng truyền thông “phi đại chúng hóa” ngoài những
tác hại tự phát, còn bị kẻ địch lợi dụng, khai thác mặt tiêu cực để thực hiện
âm mưu “diễn biến hòa bình”, phá hoại ta trên mặt trận tư tưởng – xã hội,
chia rẽ các dân tộc, chia rẽ Đảng với dân… Các đài phát thanh của kẻ địch
phát bằng tiếng Việt, các ấn phẩm văn hóa đồi trụy, luôn luôn chống phá ta,
cũng lợi dụng yếu tố, xu hướng “phi đại chúng hóa” thông tin đại chúng.
8


Tóm lại, “phi đại chúng hóa” không phải là không có giới hạn. Khi
xã hội còn có giai cấp, thì dù muốn hay không các phương tiện truyền
thông đại chúng vẫn phải là công cụ của giai cấp thống trị. Nó vẫn có vai
trò giữ vững, ổn định chính trị cho một thể chế, bảo tổn tinh hoa văn hóa
dân tộc, làm điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy để khai thác,
phát huy tính tích cực và hạn chế, khắc phục tính tiêu cực của việc phi đại
chúng hóa, “Truyền thông đại chúng phải được Chính phủ đầu tư thích
đáng để nó hoạt động không hoàn toàn chỉ vì lợi nhuận. Đảng và nhà nước
ta không coi lợi nhuận là mục đích duy nhất và cuối cùng của hoạt động
truyền thông đại chúng như quan điểm của Alvin Toffer” ( Trần Bá Dung,
Trích từ: “Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn”)
6.

Bàn về truyền thông chuyên biệt ở Việt Nam
Như đã đề cập ở trên, “phi đại chúng hóa” là xu thế tất yếu của

truyền thông hiện đại. Từ xu thế này, truyền thông hiện đại cần chuyên biệt

hóa các nhóm công chúng để tìm ra ngôn ngữ truyền thông thích hợp với
từng đối tượng công chúng.
Ở Việt Nam hiện nay cũng đã hình thành nhiều nhóm đối
tượng công chúng khác nhau với mục đích, nhu cầu và lợi ích hưởng thụ
truyền thông khác nhau. Có thể dẫn ra đây vài nhóm công chúng cụ thể:
- Nhóm công chúng có lợi ích rộng chiếm một bộ phận đông đảo
trong xã hội (nhóm công chúng có lợi ích về kinh tế, sau này hình thành rất
nhiều những sản phẩm truyền thông phục vụ cho nhóm công chúng này:
như Thời báo kinh tế, Thời báo doanh nhân, kênh truyền hình Invest tivi,
VITV…); Nhóm công chúng có lợi ích về sức khoẻ: O2 tivi, Sức khoẻ đời
sống…
- Nhóm công chúng của truyền thông doanh nghiệp: Ở Việt Nam,
truyền thông doanh nghiệp vài năm gần đây mới bắt đầu xuất hiện và phát
triển,tuy nhiên chưa hình thành hệ thống và trào lưu, ở Việt Nam có
khoảng 20 tập đoàn nhà nước và hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ.
9


Nhóm công chúng này hiện nay đã tự nghiên cứu và trả lời các câu hỏi là:
Truyền thông để làm gì? Truyền thông về cái gì?.. và từ đó tìm ra công cụ
để phục vụ cho mục đích truyền thông của mình. Có kể ra đây một vài
doanh nghiệp lớn ở Việt Nam trong những năm vừa qua đã đầu tư không
nhỏ cho truyền thông và thu được hiệu quả to lớn.’
Chẳng hạn như tập đoàn FPT, cho ra đời ấn phẩm truyền thông nội
bộ tư tờ báo Chúng ta, wwebsite: chungta.vn; Truyền thông cho cộng đồng
có thế lấy ví dụ về tờ báo mạng vnexpress.net… là một trong những tờ báo
mạng lớn hàng đầu Việt Nam.
Hay như Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, đây là một doanh
nghiệp đầu tư khá lớn cho mảng truyền thông. Truyền thông nội bộ có các
trang web như Alonews.vietteltelecom.vn dành cho nhân viên mảng truyền

thông Chăm sóc khác hàng, tạp chí “Người viettel”… kèm theo đó là rất
nhiều trang web khác dành cho côn chúng giới trẻ như Dailyinfo.com.vn…
- Nhóm công chúng của truyền thông dân tộc: Nước ta là một nước
đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Các dân tộc sống đan xen, rải rác và đều
có một ngôn ngữ đặc trưng riêng biệt. Hiện nay thì ở nước ta chưa có một
nghiên cứu chính thức nào về truyền thông dân tộc mặc dù có đã có rất
nhiều công trình về nghiên cứu rất căn bản về dân tộc học, bởi vậy trong
bối cảnh chính trị hiện nay phải nhìn nhận công chúng dân tộc ở một khía
cạnh khác với truyền thống.
- Một nhóm công chúng khác là nhóm công chúng hưởng thụ sản
phẩm truyền thông nhằm nâng cao trí thức tổng hợp. Nhóm công chúng
này sẽ tìm kiếm những thông tin cần thiết mà mình mong muốn thông qua
các công cụ tìm kiếm nhưcgooogle, yahoo…
- Nhóm công chúng khác như nhóm công chúng về thời trang. Hiện
nay có một số kênh truyền hình riêng phục vụ cho nhóm công chúng này
như style tivi, các tạp chí như: Thời trang trẻ, Phong cách…
10


- Ngoài ra còn nhiều nhóm công chúng chuyên biệt khác mà được
cho là nhóm công chúng thiểu số nhưng lại có vị trí rất quan trọng trong
đời sống xã hội như: công chúng là trẻ em, công chúng của truyền thông
tôn giáo.
KẾT LUẬN
Như vậy, ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, kinh tế phát triển mạnh hơn thì đời sống của con người cũng được
nâng lên đáng kể. Người ta từ chỗ mong đáp ứng đủ nhu cầu thì hiện nay
mong muốn đáp ứng đúng và trúng lợi ích của họ. Công chúng của truyền
thông từ chỗ tiếp nhận những thông tin mang tính chất đại chúng, giờ đây
họ mong muốn tiếp nhận những thông tin viết riêng cho họ, mang lại lợi

ích thiết thân cho họ. Từ đó mà dẫn đến hình thành một ngôn ngữ truyền
thông mới đó là Truyền thông chuyên biệt - Truyền thông giải đại chúng
hay truyền thông phi đại chúng - Non–Mass Communication.
Truyền thông chuyên biệt có tính ưu việt nhưng cũng có
những hạn chế riêng của nó như đã đề cập trong phần 5. Điều quan trọng
nhất là truyền thông chuyên biệt chính là một xu thế phát triển tất yếu của
truyền thông hiện đại, và từ góc độ những người làm truyền thông phải làm
sao khắc phục hạn chế, thúc đẩy ưu điểm của truyền thông chuyên biệt
nhằm tìm ra ngôn ngữ truyền thông thích hợp với từng nhóm công chúng.

11


MỤC LỤC

12



×