Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tác phẩm phóng sự phát thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.32 KB, 23 trang )

Khoa Phát thanh –Truyền hình

Bài tập lớn
Môn: Phóng sự Phát thanh
Họ và tên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: Phát thanh K29

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2011

1


Phần I: Phóng sự Phát thanh sưu tầm
1. Dải băng
Những kỳ quan của cuộc sống
***
(Nhạc hiệu)
2 MC: Xin chào quý vị và các bạn đến với chương trình “Nhịp sống trẻ”.
MC nam: Tôi là Hải Quân
MC nữ: Tôi là Thu Hòa.
(Nhạc xen)
MC nam: Rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình “Nhịp
sống trẻ”.
MC nữ: Bây giờ tôi có một câu hỏi dành cho quý vị và các bạn đây ạ. Bạn
biết gì về những kỳ quan thế giới mà chúng ta đang có?
MC nam: Sau đây là những ý kiến mà chúng tôi nhận được từ một số bạn
trẻ.
Khán giả:
- Lúc mà mình đứng trước cái gì to lớn thì đó là kỳ quan.
- Kỳ quan thế giới thì phải thực sự độc đáo và có sức sáng tạo lớn. Qúa trình
xây dựng nó thì phải rất công phu.


- Những công trình kiến trúc nổi tiếng của những nhân vật nổi tiếng, vẻ đẹp
đặc trưng của từng đất nước.
- Em biết về vườn treo Babilon với cả vịnh Hạ Long, Kim tự tháp ở Ai Cập.
- Với cả tháp Effel của Pháp.
- Em thì không quan niệm lắm về cái kỳ quan ở trong danh sách kỳ quan mà
mình vẫn biết. Cái gì đó mà mình cảm thấy choáng ngợp, nó để lại ấn tượng
sâu sắc cho mình thì nó là kỳ quan.
- Theo em, người phụ nữ quá đẹp cũng là một kỳ quan.
2


MC nữ: Vâng rất đúng. Thưa quý vị và các bạn, nhưng mà cuộc sống còn
rất nhiều những kỳ quan khác mà chúng ta không cho rằng đó là kỳ quan.
MC nam: Sẽ có một tình huống được bàn đến trong một lớp học. Và nhân
vật Thu Hương trong câu chuyện của nhóm phóng viên Hằng Nga, Nguyễn
Hằng và Hồng Nhung sẽ nói về điều đó.
(Tiếng trống trường)
MC nam: Trước hết, chúng ta cùng tham gia vào một tiết học về giá trị của
cuộc sống của học sinh lớp 5A4, trường tiểu học Xuân La, một ngôi trường
nằm bên cạnh Hồ Tây nổi tiếng của thủ đô Hà Nội.
Cô giáo: Xin chào các con. Hôm nay thì chúng ta hãy cùng nghe một câu
chuyện. Và trong câu chuyện này sẽ đặt ra tình huống mà chúng ta sẽ thảo
luận. Các con cùng chú ý nghe cô kể nhé. Này, các con chú ý này. Trong
một tiết học, cô giáo cho các bạn học sinh kể theo ý thích của mình về các
kỳ quan trên thế giới. Các em học sinh trong lớp đó ngồi ríu rít bàn luận rằng
là những công trình nào là các kỳ quan trên thế giới. Những công trình được
các bạn kể ra là vườn treo Babilon này, Kim tự tháp Ai Cập này, hải đăng
Alexan Andrea này…đều được lựa chọn. Đến cuối giờ thì có một cô bé cứ…
cứ…cứ băn khoăn và để cái tờ giấy trắng ấy đấy. Cô giáo mới lại gần hỏi:
“Thế tại sao con chưa nộp bài?” Cô bé mới ngập ngừng bảo là: “Thưa cô,

con vẫn chưa liệt kê ra các kỳ quan trên thế giới ạ bởi vì các lỳ quan ấy
nhiều quá.” Thế là cô giáo mới khuyến khích là: “Vậy thì con hãy liệt kê để
cô và các bạn nghe nào.” Cô bé mới kể ra rằng: “Các kỳ quan trên thế giới
là: xúc giác, vị giác, thính giác, thị giác, khả năng đi lại được, nụ cười và
tình yêu thương”. Bây giờ tính huống đặt ra nhé là nếu đặt các con vào vị trí
của cô bé thì con hãy giải thích vì sao các kỳ quan của thế giới lại là: xúc
giác, vị giác, thính giác, thị giác, khả năng đi lại được, nụ cười và tình yêu
thương? Bây giờ nhé, các con hãy hình dung xem là nếu mà tự nhiên các con
3


không nhìn thấy gì cả, tự nhiên các con không nghe thấy gì cả, tự nhiên
không nói được, không nhận được sự yêu thương của mọi người thì các con
sẽ phản ứng như thế nào hoặc là các con sẽ thể hiện điều đó ra như thế nào
nào? Bắt đầu nào!
Học sinh:
- Mẹ ơi con chả nhìn thấy gì nữa ạ.
- Ư…Ư…Ư….
- (Khóc)
- Cậu dắt tớ đi cùng với.
- Đợi tớ với.
- Cậu cho tớ đi chơi cùng với.
- Thực ra là con cũng ở trong những tình huống như thế. À, tại vì là trong
lớp con thấy là con hơi nói to. Thế là các bạn nghĩ là con…Các bạn nghĩ
con…là con…Con mít ướt… Con không giống các bạn khác. Và thế là…
các bạn tẩy chay con ạ… (Khóc nghẹn ngào)
Cô giáo: Thế thì bây giờ cô muốn nói với Đức thế này nhé. Đúng rồi là bây
giờ lớp mình đã yêu thương bạn Đức hơn rồi đúng không nào. Vì bạn đã
ngoan này, trong lớp thì bạn đã không nói to như bạn vừa nhận nữa. Rồi là
bạn đã biết yêu thương, nhường nhịn các bạn rồi. Và các bạn cũng đã yêu

thương bạn Đức hơn rồi. Thế các bạn đã thấy đấy là dạo này bạn Đức học rất
chăm và rất hăng hái phát biểu ý kiến trong buổi học này đúng không? Bây
giờ chúng ta lại tiếp tục cùng đến với một câu hỏi nữa của cô giáo này. Các
con có đồng ý với bạn gái ở trong câu chuyện mà cô vừa kể, khi mà bạn ấy
cho rằng xúc giác, vị giác, thính giác, thị giác, khả năng đi lại được, nụ cười
và tình yêu thương là những kỳ quan của thế giới không nào? Nào, các con
có đồng ý không nào?
Học sinh: “Có ạ”
4


Cô giáo: Vì sao, nào, bây giờ vận dụng khả năng giải thích nào!
Học sinh 1: Thưa cô bởi vì là khi mà bình thường chúng ta sống trong cuộc
sống hằng ngày, chẳng ai nghĩ rằng xúc giác, vị giác, thính giác, thị giác,
khả năng đi lại được, nụ cười và tình yêu thương là những kỳ quan thế giới .
Bởi vì những thứ ấy với chúng ta là những thứ sinh ra đã có nên chúng ta đã
coi rằng cái đấy ai cũng có nên không coi trọng. Nhưng mà đến khi cô bé
này nói như thế thì con mới ngẫm lại và con nghĩ rằng nếu không có những
thứ như cô ấy nói là xúc giác, vị giác, thính giác, thị giác, khả năng đi lại
được, nụ cười và tình yêu thương thì làm sao mà chúng ta có thể cảm nhận
được mọi thứ bình thường trong cuộc sống ạ.
Học sinh 2: Theo con thì là cô ấy biết đặt mình vào vị trí của người khác ạ.
Nếu như mà chúng ta thiếu đi tất cả những thứ như thế này thì chúng ta sẽ
cảm thấy vô cùng sợ hãi và luôn luôn là phải sống cuộc sống phụ thuộc vào
những người xung quanh và cuộc sống sẽ vô cùng khó khăn ạ.
MC nữ: Vâng, nhưng đó mới chỉ là những khó khăn chung chung trong
tưởng tượng của các em học sinh lớp 5A4 của trường tiểu học Xuân La. Còn
với những người khuyết tật thì những khó khăn ấy cụ thể như thế nào.
Chúng ta hãy cùng chia sẻ với họ.
Nhân vật 1: Em tên là Nguyễn Thị Thương Thương. Em bị mắc bệnh xưng

thủy tinh. Nếu như người ngoài nhìn vào thì bảo em bị khuyết tật vận động
bởi vì em không đi, không đứng, không ngồi, chỉ nằm thôi. Ban đầu thì đi
học nghề thủ công thì rất là vất vả. Một tuần thì em chỉ dám đến đấy có một
lần. Cứ đi xong hôm nay thì không biết mai có đi đến đấy để học được
không nên mỗi lần đến em phải cố gắng học, học, học thật nhiều, thật nhiều
càng tốt.

5


Nhân vật 2: Tôi là Vũ Anh Tuấn, phóng viên viết báo tự do đang sống ở Hà
Nội. Tôi bị khuyết tật từ nhỏ. Nhiều cái việc chúng ta muốn làm nhưng mà
luôn phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
Nhân vật 3: Mình là Cẩm Nhung. Khi bố mẹ mình sinh ra mình thì rất là
bình thường. Mình đã không may bị một bệnh hiếm gặp vào năm mình lên 7
tuổi, đã bị bệnh viêm tủy cột sống. Cuộc sống của mình bó hẹp trong chiếc
giường và chiếc xe lăn. Mình nhận thấy rằng càng lớn càng có nhiều khó
khăn hơn. Mình đều phải nhờ sự trợ giúp của bố mẹ.
(Tiếng đàn Oóc –gan)
MC nam: Chúng ta đang nghe tiếng đàn của Đào Thu Hương. Các bạn thích
tiếng đàn này chứ ạ? Và các bạn có hiểu là cô đang muốn nói gì hay không?
À nhưng có lẽ chắc các bạn không biết rằng Thu Hương đang đàn trong
bóng tối. Đôi mắt của Hương bị dị tật bẩm sinh ngay từ khi mới chào đời và
đã không còn nhìn thấy ánh sáng khi vừa 9 tuổi.
(Tiếng đọc tiếng Anh)
MC nữ: Giờ đây chiếc máy tính cài phần mềm hỗ trợ âm thanh đã trở thành
một tài sản bất ly thân với cô gái khiếm thị Đào Thu Hương. Cô gái 28 tuổi
vừa tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ngoại Ngữ Hà Nội này hiện đang là phiên
dịch và biên dịch viên tiếng Anh của Tổ chức phi chính phủ Sound
American Poor.

Đào Thu Hương: Máy tính là một công cụ rất tốt hỗ trợ cho mình trong
công việc và học tập. Khi mà sử dụng máy tính thì đây là một người bạn
thân thiết giúp mình đọc tất cả những thông tin trên màn hình. Đó là một
phần mềm dành cho người khiếm thị. Bên cạnh đó thì phần mềm này cũng
giúp mình học tiếng Anh bằng cách là mình nghe phần mềm đọc và biết
cách phát âm. Đồng thời thì trong quá trình học, mình cũng lên mạng để tìm
các chương trình học tiếng Anh, các diễn đàn để trao đổi với các người bạn
6


nước ngoài. Và thông qua các bài tập được gửi vào email hàng tuần thì mình
cũng có thể rèn luyện được tiếng Anh.
MC nam: Các bạn có biết không, ngày cuối cùng Hương nhìn thấy ánh sáng
là ngày đầu tiên Hương bước vào lớp 4 trên thang 12 lớp của Việt Nam.
Nhưng mà không nản chí, Hương bền bỉ trên hành trình đến với ánh sáng tri
thức.
Đào Thu Hương: Trường tiểu học Quang Trung là một ấn tượng sẽ không
bao giờ phai trong trí nhớ của mình. Đó là ngôi trường đầu tiên khi mà mình
biết đến con chữ. Và lúc đó thì mình vẫn còn nhìn được một chút những cái
ánh nắng xuyên qua đám lá bàng rồi những dòng phấn trắng trên bảng đen.
Đó là những ấn tượng. Mặc dù bây giờ mình không còn nhìn được chữ sáng
nữa nhưng mà mình sẽ không bao giờ quên những nét chữ đó.
MC nữ: Hương này, những ngày đầu làm quen với bóng tối, cuộc sống của
em chắc chắn là có rất nhiều xáo trộn phải không?
Đào Thu Hương: Đúng là đối với một người khiếm thị thì xác định phương
hướng là rất khó mà đối với một người đang nhìn thấy lại trở thành một
người khiếm thị lại càng khó hơn. Đối với mình thì lúc đầu cái môn định
hướng di chuyển ở trong trường một phần của chương trình phục hồi chức
năng là cái mình cảm thấy khó nhất. Đặc biệt trong những tiết học ví dụ như
là cô giáo tung chìa khóa và mình phải định hướng theo âm thanh đó đi tìm

chiếc chìa khóa đó thì thực sự môn này mình rất kém.
MC nam: Và em đã vượt qua khó khăn đó như thế nào nhỉ?
Đào Thu Hương: Vâng, dù sao thì trong cuộc đời của tất cả mọi người đều
gặp những cái khó khăn riêng. Và đấy là khó khăn bước đầu của em khi trở
thành một người, thực sự là một người khiếm thị. Thì không có gì hơn ngoài
sự cố gắng. Trong những lúc mà hơi nản lòng khi mà mình không đọc được

7


chữ nổi bằng tay và vẫn có thói quen cố gắng để nhìn thì lúc đó rất là nhức
mắt. Em tự động viên là mình sẽ phải cố gắng vượt qua cái khó khăn đó.
MC nữ: Thưa các bạn, chữ nổi mà Hương vừa nói đến đấy ạ, chính là loại
chữ mà người khiếm thị có thể đọc được bằng tay. Và bằng cách này, Hương
tiếp tục nhìn thấy ánh sáng của tri thức.
Đào Thu Hương: Một trong những câu nói mà em ưa thích nhất đấy là
“Mất đi ánh nhìn nhưng không bao giờ mất đi tầm nhìn”. Và em luôn tin
rằng tất cả những người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung
đều có những tầm nhìn của riêng mình, đều có những mơ ước, đều có những
thế mạnh. Nhưng để phát huy được những thế mạnh đó thì những người
khuyết tật cần được quan tâm, đào tạo để họ phát triển bản thân, đóng góp
những thế mạnh của mình cho sự phát triển của xã hội.
(Tiếng trao đổi rôm rả trong lớp học)
MC nam: Thưa quý vị, thưa các bạn, trở lại với các em học sinh tại lớp
5A4, trường tiểu học Xuân La. Các em đang tiếp tục thảo luận về những kỳ
quan ngay bên cạnh mình và ngay chính trên cơ thể của mình.
Học sinh 1: Con thưa cô, theo con là thông điệp mà câu chuyện muốn gửi
đến là những kỳ quan thiên nhiên không chỉ là những công trình kiến trúc to
lớn mà nó cũng chỉ nhỏ bé ở bên cạnh chúng ta, là những bộ phận của chúng
ta và những điều chúng ta cảm nhận được.

Học sinh 2: Nếu như không có những kỳ quan như là Vạn lý trường thành,
tháp nghiêng Pizza, tháp Effel hay kim tự tháp Ai Cập thì chúng ta vẫn có
thể sống vui vẻ được. Còn nếu như không có xúc giác, vị giác, thị giác, khả
năng đi lại được, nụ cười và sự yêu thương thì chúng ta cảm thấy như là cả
thế giới tươi đẹp mà chúng ta đang sống đã bị mất đi một phần nào đó. Và
nếu như thế thì bản thân mỗi người bình thường sinh ra đã là một kỳ quan
thế giới rồi.
8


Cô giáo: Đúng rồi đấy, như các con nói. Những điều mà bạn nữ sinh đưa ra
trong câu chuyện nó đơn giản quá đúng không nào, thậm chí nó như điều
hiển nhiên vậy vì hầu hết con người sinh ra đều đã là như thế rồi nên chẳng
mấy ai để ý cả. Và chỉ đến khi cô bé ấy phát hiện ra rằng vị giác, xúc giác,
thị giác, thính giác, khả năng đi lại được, nụ cười và sự yêu thương thì mọi
người mới nhận thấy rằng đó mới thực sự là những điều kỳ diệu mà con
người đang có.
(Nhạc nền)
MC nam: Còn với Đào Thu Hương thì…
MC nữ: Sau khi học xong THPT, Hương được tuyển đặc cách vào khoa
tiếng Anh, Đại học Sư phạm Ngoại Ngữ Hà Nội và trở thành thủ khoa khoa
tiếng Anh của trường này.
MC nam: Và khi học năm thứ 2 Đại học, thì tập đoàn phần mềm hàng đầu
thế giới là Microsoft đã vinh danh Đào Thu Hương là anh hùng thầm lặng vì
sự phấn đấu không ngừng nghỉ trên con đường học tập và những nỗ lực vượt
qua số phận.
MC nữ: Các bạn có biết không, ngay từ khi chưa ra trường thì Thu Hương
đã được tổ chức phi Chính phủ Sound American Poor nhận làm phiên dịch
và biên dịch viên.
MC nam: Không những học giỏi mà Hương còn biết chơi đàn Óoc –gan, vẽ

tranh và có năng khiếu dẫn chương trình. Nhiều bức tranh của Hương đã
được mang triển lãm ở nước ngoài. Nào, bây giờ xin mời quý vị và các bạn
hãy cùng phóng viên Hằng Nga đến thăm nhà của Hương nhé.
(Tiếng xe cộ, đường phố)
MC nữ: Thưa quý vị và các bạn, chúng tôi phải đi vào một con ngõ nhỏ ở
phố Khâm Thiên của quận Đống Đa, Hà Nội và phải rẽ trái, rẽ phải 2,3 lần
thì mới tới được ngôi nhà nhỏ của Đào Thu Hương.
9


(Tiếng gõ bàn phím, đọc tiếng Anh)
MC nữ: Và một chiều chủ nhật, Hương đang dạy thêm tiếng Anh cho một
học sinh tiểu học và em cũng bị khiếm thị.
(Tiếng đọc tiếng Anh)
MC nữ: Không sôi động như những buổi học tiếng Anh ở các Trung tâm
đào tạo. Lớp học của hai cô trò Hương là một không gian nhỏ trong phòng
khách, không có bảng phấn, không bút viết, chỉ là những tập sách tiếng Anh
chữ nổi cùng bộ dụng cụ viết chữ nổi. Không có những ánh mắt nhìn nhau
của cô và trò mà đôi bàn tay chính là đôi mắt. Tay cô cầm tay trò lướt trên
những dòng chữ nổi. Nhẹ nhàng, Thu Hương truyền cho học trò của mình
không chỉ là những kiến thức mình có, mà đó còn là tình yêu, là niềm tin vào
cuộc sống, vào tương lai.
Đào Thu Hương: Em muốn khai thác cái mà mình được học, được biết để
chia sẻ cùng các bạn. Thì đĩa CD là sản phẩm đầu tiên em làm xong và em
gửi lại trường Nguyễn Đình Chiểu. Thì đấy cũng là những niềm vui đối với
em. Vừa rồi em có viết, biên soạn lại từ các tài liệu mà em có. Biên soạn
giáo trình hướng dẫn kỹ năng trực tổng đài để triển khai tại trường Nguyễn
Đình Chiểu. Hy vọng là tương lai, các bạn sẽ tìm được công việc mới.
(Nhạc xen)
(Tiếng ồn ào lớp học)

Cô giáo: Nào các con nào (vỗ tay) chúng ta tiếp tục đặt mình vào vị trí của
bạn học sinh trong câu chuyện nào. Bây giờ các con đã ý thức hơn về giá trị
của mắt này, của tai này, của lưỡi này, của khả năng đi lại được, của nụ cười
và sự yêu thương. Đó là những kỳ quan. Vậy thì các con phải làm hành động
như thế nào nhỉ để bảo vệ bản thân mình và yêu thương những người xung
quanh?

10


Học sinh 1: Đầu tiên con muốn làm đấy là chia sẻ những điều mà mình
đang có với các bạn bị khuyết đi một trong các kỳ quan này ạ. Ví dụ như là
bị mù hay bị điếc ạ. Và ủng hộ các bạn một phần nào đấy.
Học sinh 2: Hành động đầu tiên con muốn làm đó là sẽ yêu thương hơn em
trai của mình ạ.
Học sinh 3: Bình thường con ngồi học thì con cúi rất gần nên là bây giờ sẽ
điều chỉnh lại tư thế ngồi và sẽ học ở nơi có nhiều ánh sáng hơn và không có
kiểu nằm bò ra sàn học nữa ạ.
Học sinh 4: Con rất muốn cảm ơn mẹ con vì đã sinh ra con khỏe mạnh, lành
lặn.
Học sinh 5: Con phải đi ngay ngắn, không được chuệch choạc ra đường để
đỡ bị vấp xong rồi chảy máu, gãy chân.
Học sinh 6: Con thưa cô là mẹ con đang có em bé trong bụng. Con sẽ cố
gắng tự giác học bài, giúp mẹ những công việc mà con có thể làm được để
mẹ con có thời gian nghỉ ngơi, để em bé trong bụng mẹ luôn khỏe mạnh.
Học sinh 7: Con thưa cô là con sẽ, khi con bị đau tai thì con sẽ nhỏ thuốc
vào tai và lấy bông để rửa tai. Nếu mà con thấy đau hơn thì con sẽ nhờ mẹ
đưa đi khám ạ.
Cô giáo: À, đó là những câu chuyện, những hành động rất thiết thực cho bản
thân mỗi người. Các con nói rất là đúng. Các con đang có những kỳ quan rất

quý giá. Những điều kỳ diệu nhất trong cuộc sống đang trong tay các con.
Đúng không nào? Các con có thể nhìn được các sắc màu, tất cả những sắc
màu tuyệt vời nhất của cuộc sống; các con có khả năng nghe tất cả những
âm thanh kỳ diệu của cuộc sống, các con có khả năng cảm nhận tất cả những
cung bậc yêu thương của cuộc sống. Các con có khả năng đi được tất cả
những nơi mà mình muốn để khám phá những điều mới lạ trên thế giới. Vậy
thì làm sao? Ở đây, cô muốn gợi cho các con một suy nghĩ về đánh thức
11


tiềm lực của chính bản thân mình. Nào, câu chuyện của chúng ta từ một
hành động đơn lẻ, bây giờ suy nghĩ sâu hơn một chút về đánh thức tiềm lực
của chính bản thân mình.
Học sinh 1: Có thể thấy là cuộc sống này có rất nhiều thứ để có thể làm. Và
vì mình có những kỳ quan như thế này nên mình có thể làm được mọi việc ạ.
Cô giáo: Ừ, thế còn Linh?
Học sinh 2: Con thưa cô là từ nhỏ con đã mơ ước là nữ luật sư. Và con sẽ
tiếp tục theo đuổi ước mơ và con sẽ đòi lại công lý cho tất cả những người bị
chất độc dioxin ở trên Việt Nam ạ.
Học sinh 3: Con sẽ học thật giỏi và làm công việc đó là chế ra các loại
vacxin cho những trẻ em sẽ không bao giờ bị khuyết tật ạ.
Cô giáo: Xin cảm ơn các con. Đúng là những hành động đơn giản nhưng mà
tuyệt vời. Những hành động tuyệt vời. Và những ước mơ như của các con
thật tuyệt vời. Thực hiện được những hành động đó nhỏ thôi và những ước
mơ như các con vừa thôi thì các con chính là những người sẽ sáng tạo ra
những nhiều kỳ quan khác của cuộc sống và làm cuộc sống của chúng ta
tươi đẹp hơn. Tiết học của chúng ta kết thục tại đây. Xin chào và hẹn gặp lại
các con nhé.
(Tiếng trống trường, tiếng ồn ào)
Cả lớp: Chúng con chào cô ạ

MC nam: Các em học sinh lớp 5A4, trường tiểu học Xuân La vừa tan học
và đang ùa ra cổng trường, nơi có các ông bố, bà mẹ đang chờ đợi để đón
những đứa con vừa tan học để trở về nhà.
MC nữ: Liệu dư âm từ bài học có còn trong suy nghĩ của bọn trẻ không nhỉ?
(Ồn ào)
Học sinh 1: Ơ, đèn đỏ, cậu không nhìn thấy à? Vừa học xong, câu muốn
không muốn đi lại nữa à?
12


Học sinh 2: Ui, tớ nhầm. Thôi, để người ta đi qua rồi hãy đi.
Học sinh 1: Ừ, đợi đèn xanh đã nhé!
Mẹ: Huy ơi.
Học sinh 1: Huy ơi, mẹ kìa.
Mẹ: Huy ơi, mẹ đây cơ mà.
Học sinh 2: Con chào mẹ. Con đi chơi một tý, để xong lúc con về, con tự
tắm rửa mẹ nhé!
Học sinh 1: Cô ơi, hôm nay bạn Huy rất hăng hái phát biểu cô ạ.
Mẹ: Hôm nay con học ở lớp, học cái gì mà vui thế?
Học sinh 2: Dạ, hôm nay ở lớp học, bài về một cô bé bảo kỳ quan trên thế
giới là vị giác, thị giác, thính giác, khả năng đi lại, sự yêu thương và nụ cười
ạ.
Mẹ: À thế à, để tối về con kể cho mẹ nhé. Thôi, bây giờ đi về không muộn
rồi.
(Tiếng chạy xe)
(Nhạc nền)
Đỗ Thu Hương: Một nhà văn nữ vừa khiếm thị vừa khiếm thính. Bà ấy viết
một tác phẩm. Em nhớ một chi tiết ở trong đấy là bà ấy hỏi một người sáng
mắt là sau khi người đấy vào khu rừng chơi thì có gì hay không, người sáng
mắt nói là tôi vào đấy thấy cũng bình thường, chả thấy gì đặc biệt. Thế bà ấy

suy nghĩ về câu nói ấy là mình là người khiếm thị mà mình cảm nhận được
vẻ đẹp của lông chim khi mình vuốt tay lên mình lông chim, khi mình sờ
vào chiếc lá, mình cảm nhận được sự mát lành và tinh khiết của giọt sương
trên lá. Vậy tại sao một người bình thường, nhìn thấy, vào một khu rừng có
rất nhiều cảnh quan như thế lại nói rằng chẳng có gì đặc biệt. Từ đấy bà ấy
suy nghĩ là nếu có 3 ngày có thể nhìn thấy thì bà ấy sẽ đặt kế hoạch cho từng
ngày một là mình sẽ quan sát cái gì, thu nhận cái gì vào trí não. Với em thì
13


khác, em chân trọng tất cả những gì em đang. Em làm được tất cả những gì
mà tất cả những người bình thường làm được thì không nhất thiết em phải
nhìn thấy.
MC nam: À vâng, thưa quý vị và các bạn, cùng với lời cảm ơn quý vị và
các bạn đã theo dõi chương trình, cảm ơn Thu Hương –anh hùng thầm lặng
và xin được cảm ơn cô bé trong câu chuyện.
MC nữ: Cách nhìn nhận kỳ quan của cô bé, nỗ lực vươn lên của Hương đã
giúp chúng tôi nhận thấy rằng mình đang sở hữu biết bao kỳ quan của cuộc
sống.
MC nam: Kết thúc chương trình, chúng tôi lại có câu thêm câu hỏi cho quý
vị và các bạn đây ạ. Các bạn đã làm gì để tự đánh thức những tiềm năng giàu
có ấy của chính mình?
MC nữ: Hãy chia sẻ ý kiến với chúng tôi bằng cách gửi thư đến địa chỉ:

Mc nam: Dạ, vâng. Nơi chúng ta gặp nhau:
MC nữ, MC nam: Thu Hòa và Hải Quân xin chào, xin hẹn gặp lại quý vị và
các bạn trong những chương trình sau.
(Nhạc kết thúc)

14



2. Phân tích tác phẩm
Phóng sự Phát thanh: “Những kỳ quan của cuộc sống” đạt giải
Khuyến khích, Giải thưởng Phát thanh - Truyền hình (ABU Prizes) diễn ra
trong khuôn khổ phiên họp Đại hội đồng Hiệp hội Phát thanh Truyền hình
châu Á – Thái Bình Dương (ABU) tại New Delhi, Ấn Độ ngày 7/11/2011
vừa qua.
Tác phẩm nhận được nhiều phản ứng tốt từ người nghe. Trong giới
phê bình, những người làm Phát thanh cũng đặt nhiều tin tưởng về sự phát
triển, sáng tạo, những làn gió mới của Phát thanh nước nhà.
Phóng sự dự thi đã khai thác nhiều tuyến nhân vật và tổng hợp nhiều
thể loại để nêu bật câu chuyện về Đào Thu Hương, cô gái khiếm thị đã vượt
lên mọi trở ngại, khó khăn để thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Quan trọng hơn, chương trình được Ban Giám khảo đánh giá cao về chủ đề,
cách tiếp cận, tính nhân văn, tính đột phá và cả kết cấu, dàn dựng. Việc ví
các giác quan của con người với các kỳ quan của nhân loại qua con mắt trẻ
thơ được đánh giá là một cách tiếp cận hết sức độc đáo.
Bài phóng sự này cũng thể hiện sự hợp tác nhóm, phân vai của nhóm
thực hiện chương trình khá ăn khớp nhau. Họ cùng nhau hỗ trợ để hoàn
thiện tác phẩm nhuần nhuyễn.
Nhà báo Đồng Mạnh Hùng cho biết, ABU Prizes không yêu cầu một
đề tài cụ thể. Điều đặc biệt là nội dung phản ánh thể hiện được bản sắc văn
hoá của đất nước mình. Từ định hướng đó, nhóm đã tìm tòi và thực hiện đề
tài với nội dung thông điệp thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Đó là tạo hoá cho
con người các giác quan, nụ cười và sự yêu thương, nhưng còn có người có
đầy đủ các “kỳ quan” đó lại chưa ý thức được sự quý giá mà mình có để rồi
15



phát huy nó. Ngược lại, với những người không may, họ khao khát và có
những cách vươn lên để khẳng định mình, mà đại diện là Đào Thu Hươngngười được Tập đoàn phần mềm hàng đầu thế giới Microsoft vinh danh là
“Anh hùng thầm lặng” vì sự phấn đấu không ngừng nghỉ trên con đường học
tập, vượt qua số phận...
Nhà báo Hồng Nhung cho biết thêm, hai tuyến nhân vật Đào Thu
Hương và những em học sinh tiểu học chạy song song, họ không gặp nhau
nhưng đọng lại ở thông điệp chung: “Hãy biết gìn giữ và phát huy những kỳ
quan mà tạo hoá ban tặng cho mỗi người”. Hay nói cách khác, nội dung tác
phẩm muốn hướng đến là “sự kỳ diệu gọi sự kỳ diệu”.
Câu chuyện của cô trò lớp 5A4, trường tiểu học Xuân La đan xen
cùng câu chuyện về nhân vật Đào Thu Hương đem lại hiệu quả giáo dục và
hiệu quả tiếp nhận cho công chúng. Các em học sinh đã được cảm nhận câu
chuyện và trực tiếp đặt mình vào câu chuyện, tự lý giải, tự đưa ra những
chuyển biến, thay đổi cho mình; phần cuối phóng sự, các em đã thực hành
chính bài học của mình vào cuộc sống. Cô giáo đã cung cấp cho các em tri
thức, truyền cho các em tình yêu thương, cảm thông với những số phận kém
may mắn và dạy các em biết tự khai thác các tiềm năng tiềm ẩn trong bản
thân mình. Còn nhân vật Đào Thu Hương lại là nhân chứng làm sáng tỏ vấn
đề, minh chứng cho nghị lực, niềm tin yêu cuộc sống. Hai luồng nhân vật
song hành làm nổi bật vấn đề, nổi bật chân dung “anh hùng thầm lặng” Đào
Thu Hương với nghị lực dai dẳng và bền bỉ; nổi bật sự ý thức về những giá
trị của cuộc sống và khai thác tiềm năng sống trong bản thân mỗi người,
giúp những người bình thường biết nâng niu, giữ gìn và phát triển những
món quà mà tạo hóa đã ban tặng cho mình.

16


Kết cấu sáng tạo đem lại tính thực tế, nhân văn cho tác phẩm. Hiệu
quả của âm thanh, tiếng động đem lại sự sinh động, chân thực cho bài phóng

sự. Phóng sự cũng đã thu nhận nhiều ý kiến của mọi người, tạo sự khách
quan và đa dạng quan điểm cho bài viết về nhận thức “kỳ quan cuộc sống”.
Phần nhạc dạo, nhạc nền, nhạc xen của bài rất phù hợp với bài viết và mạch
cảm xúc của người nghe, tăng hiệu quả cảm nhận về âm thanh cho công
chúng. Những câu từ đơn giản, không hoa mỹ tạo sự dung dị cho bài phát
thanh.
Tuy nhiên phần hội thoại của cô giáo với học sinh còn nhiều hô ngữ
và giọng điệu chưa truyền cảm, đôi lúc “bằng vai phải lứa” với học sinh.
Giọng điệu của MC đôi chỗ chưa tự nhiên nhưng họ tung hứng, cùng dẫn
khiến bài phóng sự không nhàm chán, đơn lẻ. Tất cả vẫn tạo được cảm hứng
cho người nghe và không ảnh hưởng nhiều đến bài viết. Công chúng qua đó
cũng rút ra được nhiều cảm nhận, bài học cho bản thân.
Có thể khẳng định, “Những kỳ quan của cuộc sống” thực sự đã
thành công, cho dù chưa đạt giải thưởng cao mỹ mãn trên trường quốc tế.
Nhưng quan trọng hơn là tác phẩm đã đem lại hiệu ứng tốt tới thính giả
-những người dành tình cảm cho làn sóng phát thanh; thổi làn gió mới cho
phóng sự phát thanh.

17


Phần 2: Tác phẩm Phóng sự Phát thanh cá nhân
Sứ mệnh của ông “Vua xích lô” Hà thành
*****
…Loong koong…loong koong…loong koong…loong koong….
“Tiếng xích lô loong koong gọi hồn phố cổ
Xa lạ quá rồi ba mươi sáu phố phường ơi”…
Người đạp xích lô già hoài niệm trong chiều đông giá. Ông kể cho tôi nghe
về những tháng ngày cơ cực mưu sinh, về ông “Vua xích lô” Hà thành,
người đã hai lần giúp hồi sinh xích lô phố cổ…

Chiếc xích lô chở tôi đến số nhà 50 ngõ Phát Lộc, trong góc phố Hàng
Bạc. Đây chính là văn phòng công ty xích lô “Sans Souci –Không lo âu” nổi
tiếng nhất Hà Nội. Trước khi kết thúc hành trình, chiếc xích lô nọ gặp bạn
nghề. Họ chào nhau niềm nở và không quên chia sẻ: “Ông Thư là người
cứu vớt lại xích lô Hà Nội, kiến tạo cuộc sống của anh em xích lô lao
động. Có ông Thư thì mới có xích lô tồn tại như ngày hôm nay. Tính cách
của ông Thư thì rất điềm đạm, ông không bao giờ có vấn đề gì to tiếng với
ai. Ông ấy là người lúc nào cũng lên cấp trên cầu cứu cho sự tồn tại xích
lô Hà Nội.”
Trong ánh mắt họ là sự yêu quý, cảm phục và biết ơn. Điều đó càng khiến
tôi tò mò về ông “Vua xích lô” Đỗ Anh Thư.
Con hẻm nhỏ dẫn tôi đến căn phòng chỉ vẻn vẹn khoảng chục mét vuông.
Tiếp đón tôi là một người đàn ông giản dị, chân phương và dễ gần. Mái đầu
húi cua ngả bạc, vầng trán cao hằn những nếp nhăn, chiếc áo khoác tối màu
đã cũ sờn… tất cả khiến ông giống một lão nông chất phác hơn một người
Tràng An lịch lãm. Và có lẽ chỉ nhìn qua thôi thì khó có thể nhận ra đây

18


chính là một trong mười người vượt khó thành công nhất Việt Nam, một vị
giám đốc nổi danh với thương hiệu độc nhất vô nhị: “Xích lô không lo âu”.
Ông cũng là chủ sở hữu của nhiều giải thưởng danh giá như các cúp “Sản
phẩm dịch vụ xuất sắc 2008”, “Hào khí Trường Sơn trên mặt trận kinh tế”,
“Trang vàng du lịch Việt Nam 2010”…
Câu chuyện về “hành trình” đến với nghề của ông Đỗ Anh Thư mở đầu
cho cuộc trò chuyện giữa hai thế hệ. Ông là một nhà giáo từng tốt nghiệp
Khoa Sử -Đại học Sư Phạm Hà Nội. Ra trường, ông đã về giảng dạy tại
trường Xuân Đỉnh, rồi sau chuyển về trường cấp III Chu Văn An. Dạy được
30 tiết thì đến 20 tiết được các cây đa cây đề đánh giá loại giỏi. Một kết quả

không dễ có của những sinh viên mới ra trường. Nhưng sau đó, theo tiếng
gọi của Tổ quốc đi xây dựng vùng kinh tế mới, ông đã lên đường vào Lâm
Đồng để tiếp tục sự nghiệp “trồng người”. Những năm sau, khi cuộc sống
trong đó dần ổn định, ông trở lại Hà Nội, cũng lúc đó bắt đầu những chuỗi
khó khăn. Mất 3-4 năm chờ đợi mòn mỏi, ông vẫn chưa được sắp xếp công
tác. Gánh nặng gia đình khiến người thầy giáo yêu nghề buộc phải gác lại
ước mơ đứng trên bục giảng để mưu sinh. Mặc cho mọi ngăn cản từ phía gia
đình, ông đã chọn nghề xích lô. Với ông, lao động chân chính nào cũng đáng
quý. Và ông đã đến với nghề trong trường hợp tiến thoái lưỡng nan ấy.
Công việc tưởng chừng dưới đáy xã hội ấy lại đem lại cho ông nguồn thu
nhập đáng kể. Nhưng đến năm 2001, Hà Nội cấm xích lô. Ngỡ tưởng mình
sẽ buông xuôi với nghề xích lô và trở lại với bục giảng nhưng niềm tin, sứ
mệnh mà anh em đạp xích lô gửi gắm quá lớn. Ông đã cứu xích lô phố cổ
lần thứ nhất.
Giọng ông trầm ấm, chứa chan tình cảm: “Năm 2001, nhà nước cấm xích
lô. Chỉ một đêm thì công an Hà Nội ra quân, đánh một trận sạch không
kình ngạc. Sáng mai ra Hà Nội hụt hẫng, không có một tiếng xe nào.
19


Trong hai năm trời không nghe thấy tiếng loong koong của xích lô. Phố
cổ buồn tênh. Tôi cũng buồn. Anh em đều khẳng định là chỉ có ông mới
cứu được xích lô Hà Nội, có nghĩa họ đã gán cho mình một sự nghiệp.
Lúc đó tôi cũng bàng quang, chưa dám nhận vai trò đó. Nhưng anh em
vào như nước chảy, ngày nào anh em cũng vào. Họ cứ nhắn nhủ, khẳng
định. Tự nhiên trong trái tim mình, đầu óc mình nhận thức dần ra. Tự
nhiên thôi thúc một ngọn lửa, đầu tiên nó âm ỉ, bắt đầu cháy rồi cháy
mãnh liệt. Chính ngọn lửa đó làm cho mình thành danh như bây giờ.”
Niềm tin của những “người cùng khổ” đã giúp ông đảm đương tốt “sứ
mệnh lịch sử” của mình với nghề xích lô. Ông cứu xích lô bằng cách nghiên

cứu các văn bản luật và đưa ra những quyết định táo bạo. Công ty Du lịch
xích lô Sans Souci ra đời. Từ nay ông sẽ làm giám đốc.
Đến đây, ai cũng tò mò vì sao lại là cái tên “Sans Souci” thay vì một cái
tên thuần Việt dạn dĩ? Nhưng đến khi nghe ông giải thích về cái tên, tôi mới
vỡ lẽ. Dường như mọi quyết định của ông đều thấu đáo, có căn nguyên sâu
xa, ý nghĩa sâu sắc như quyết định của người khai hoang, lập bờ cõi mới.
Ông say sưa kể những câu chuyện lịch sử dài từ thuở hồng hoang, từ chiến
tranh Pháp –Đức đến Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX… Dường
như những kiến thức ngày nào chưa hề mai một trong ông, càng kể ông càng
cảm thấy vui, phấn trấn. Với sự đam mê, ông đã vận dụng kiến thức, những
bài học lịch sử vào thương trường. Và cái tên Sans Souci là khẳng định tự
tin nhất về thương hiệu của ông. Hiểu đơn giản từ tiếng Pháp thì Sans Souci
nghĩa là “Không lo âu” –điều mà ai cũng muốn hướng đến. Nhưng nếu ai
biết được rằng đây là 1 trong 2 tòa lâu đài nổi tiếng nhất nước Đức của vua
Phổ Pheredic II, nơi diễn ra Hội nghị Postdam lịch sử thì sẽ phải trầm trồ gật
gù hưởng ứng cái ngụ ý về một triều đại cường thịnh ấy.

20


Và đúng như cái tên, Sans Souci vẫn được tồn tại qua bão táp lần thứ hai.
Tháng 3 năm 2011, các cơ quan chức năng Hà Nội lại quyết định “dẹp” xích
lô phố cổ. Ông “Vua xích lô” bị sốc trước cái tin sét đánh. Còn gì tiếc nuối
và đau xót hơn khi thành quả bao năm gây dựng, cống hiến của mình phút
chốc không còn nữa. Nhưng bản lĩnh của người lính Trường Sơn, niềm tin
về triều đại Sans Souci cường thịnh, đặc biệt là ngọn lửa của tình yêu
thương, trách nhiệm với các anh em đạp xích lô bao năm gắn bó đã giúp ông
bình tĩnh đương đầu. Ông lại cứu xích lô bằng những cánh thư tâm huyết,
những lời khẩn khoản mà chí tình chí lý đến các bộ ban ngành. Xích lô phố
cổ lại một lần nữa được ông tái sinh. Ánh mắt ông rưng rưng xúc động. Ông

vẫn còn trăn trở với nghề lắm. Những cuốn sách chật kín kệ, những đơn thư
vẫn được viết tiếp…
Ông nghẹn ngào: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cho đến lúc
thành lập công ty, có thể nói là không có vấn đề gặp may gì cả mà chỉ
bằng trái tim, khối óc vươn lên. Cảm ơn anh em đã cho tôi động cơ để tôi
dẫn anh em đi tới tương lai. Không nên xóa bỏ bởi chúng tôi là những
người cực nhọc nhất để giữ hồn cho Hà Nội. Nếu Hà Nội không có tiếng
loong koong của xích lô thì phố cổ buồn tênh. Nếu có xích lô, tiếng loong
koong của xích lô làm phố cổ càng đậm đà cổ thêm. Tôi chỉ có mong ước
là xích lô, tiếng loong koong của xích lô ngân nga trong phố cổ muôn
đời.”
Ước mong ấy quá đỗi bình dị nhưng nó ám ảnh tôi cả quãng đường về. Tôi
lại đi xích lô vòng quanh phố cổ.
Bác xích lô tự hào kể chuyện: “Khách đi xe là người Việt kiều, người ta
bảo là hai tay vịn là hai bàn tay ôm ấp. Lòng xe có đệm nâng đỡ mình,
lọng trên che chở cho mình. Đi trên đường như nằm trong nôi để người
ta hoài niệm về thời trước, như nằm trong lòng mẹ, tắm mình giữa trời
21


thu Hà Nội. Đợt đấy là 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Người ta tả, người
ta khoái quá, người ta nói lại với tôi như thế. Có những cụ già ở phố cổ,
những dịp 2/9, cụ đi từng địa danh một, cụ bảo dừng để cụ hoài niệm lại
thời trẻ của cụ đã xông pha dành chính quyền, cảm tử quân. Rồi những
buổi tối, có những người bảo chỉ có đi xích lô mới cảm nhận được mùi
hoa sữa…”
Tôi cũng cảm nhận được phần nào lời bác nói. Cảm nhận được cuộc sống
như chậm lại. Bình yên và nhẹ nhàng giữa bộn bề lo toan. Nhưng bất giác,
tôi tự hỏi, liệu những người Việt trẻ có cảm nhận được như thế hay chỉ có
những người hoài cổ như ông “Vua xích lô”, như bác đạp xích lô này hay

những Việt kiều xa xứ,…
Tôi đã nhận được câu trả lời từ những bạn trẻ ở chính nơi đây: “Phố cổ
chắc chắn phải có xích lô. Thôi thì xã hội đi lên thì cũng là đương nhiên
nếu cấm nhưng nó cũng hơi quá. Nên để một số khu phố có xích lô đi lại,
không thể cấm toàn thành phố được. Chỉ cấm ở một số khu vực xe cộ đi
lại nhiều. Phố cổ đi cùng với giá trị lịch sử, xích lô gắn liền với Việt Nam
khi mới hình thành và phát triển nên xích lô là một phần không thể thiếu
trong xã hội Việt Nam bây giờ nếu nói về văn hóa.”
Bác đạp xích lô nhoẻn cười, tôi nhoẻn cười và nếu nghe được điều này, tôi
chắc chắn là “Vua xích lô” cũng nhoẻn cười. Những người trẻ Việt cũng ý
thức được rất rõ giá trị văn hóa, lịch sử của xích lô.
Và nếu được gặp Nancy Griffith, nhạc sĩ đồng quê Mỹ -người đã viết
những câu ca da diết nỗi nuối tiếc:“Tôi đang tìm Hà Nội xưa, những con
đường cổ kính. Giữa một Hà Nội cổ kính, xích lô đã mọc cánh bay về trời.”
Tôi sẽ nói với cô ấy là xích lô sẽ không bay về trời. Tôi sẽ đưa cô ấy đến gặp
“Vua xích lô” để cô ấy tìm lại được Hà Nội xưa, những con đường cổ kính,
giữa một Hà Nội cổ kính, xích lô sẽ không mọc cánh bay về trời…
22


Mục lục
Mục lục..............................................................................................................................23

23



×