Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

phân tích khái niệm vi phạm hành chính- bài tập cá nhân 2 luật hành chính.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.58 KB, 3 trang )

Bài làm
Vi phạm hành chính là một phạm trù pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong thực
tiễn của hoạt động hành pháp của nước ta, được khoa học luật hành chính nghiên
cứu như một đối tượng, một nội dung cơ bản. Xét về mặt lý luận vi phạm hành
chính là một dạng cụ thể của vi phạm pháp luật, đây là một loại vi phạm trong
lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Tuy không nghiêm trọng như tội phạm
song là vi phạm rất phổ biến xảy ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, và tính
nghiêm trọng đang ngày càng gia tăng, mỗi ngày một “nóng” hơn, với những
hành vi kéo dài như “ giết sông Thị Vải của VEDAN”, “đầu độc sông Hồng của
MIWON”, xả các chất độc hại ra môi trường của nhiều cơ sở khác… gây tác hại
đến trật tự quản lý hành chính.Chính vì thế mà công tác đấu tranh phòng và
chống vi phạm hành chính luôn là vấn đề được xã hội quan tâm.
Việc đưa ra khái niệm vi phạm hành chính, một mặt nêu ra sự khác biệt giữa vi
phạm hành chính với tội phạm và các loại vi phạm pháp luật khác, đồng thời xác
định được những vi phạm hành chính cụ thể. Mặt khác thông qua đó để xác định
trách nhiệm hành chính cho các chủ thể vi phạm hành chính dưới các hình thức
xử phạt, các biện pháp hành chính khác v.v… Hành vi vi phạm hành chính từ
trước tới nay đã được nhà nước quy định ở nhiều văn bản khác nhau. Trong đó có
một số văn bản đáng chú ý như: Điều lệ xử phạt vi cảnh ban hành kèm theo Nghị
định 143/CP ngày 27/5/1977 của Hội đồng Chính phủ. Pháp lệnh xử phạt vi phạm
hành chính ngày 30/11/1989 có hiệu lực từ ngày 1/1/1990 do Hội đồng nhà nước
ban hành. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 do Ủy ban thường vụ
Quốc hội ban hành; có hiệu lực thi hành từ 1/8/1995. Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính ngày 2/7/2002, đã được sửa đổi bổ xung theo pháp lệnh số
31/2007/PL-UBTVQH11ngày 08/3/2007 và pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12
ngày 2/4/2008.
Trước năm 1989, pháp luật về vi phạm hành chính ở nước ta chỉ dừng lại ở mức
thấp, đáng kể nhất là Nghị định phạt vi cảnh số 143 năm 1977 Bước ngoặt cơ bản
là pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 được ban hành. Đây văn bản
đầu tiên có tầm pháp lệnh quy định về trách nhiệm hành chính và quy định đầy đủ
hơn, cụ thể hơn Nghị định 143. Điều 1 pháp lệnh xử phạt hành chính 1989 đã đưa


ra định nghĩa trực tiếp về vi phạm hành chính: “Vi phạm hành chính là hành vi do
cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quy tắc
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt hành chính”. Khái niệm đó phần nào đã chỉ ra được các dấu
hiệu, yếu tố cấu thành vi phạm hành chính. Tuy nhiên pháp lệnh quy định chưa rõ
ràng, cụ thể về các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt.
Hiện nay, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 đang có hiệu lực thi hành.
Nó đã khắc phục được nhiều điểm hạn chế của các quy định trước đó.Tuy nhiên
giống như pháp lênh 1995, pháp lệnh 2002 không có một điều nào, khoản nào xác
đinh trực tiếp khái niệm vi phạm hành chính. Mà tại khoản 2 Điều 1 pháp lệnh
1
2002 chỉ gián tiếp nêu như sau: “ Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối
với cá nhân, cơ quan, tổ chức ( Sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi
cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt, quan niệm về vi phạm hành chính trong
các văn bản pháp luật nêu trên nhưng đều thống nhất về những dấu hiệu pháp lý
cơ bản. Từ đó có thể đưa ra một định nghĩa về vi phạm hành chính: là hành vi do
cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi vô ý hoặc cố ý, vi phạm các quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật bị xử phạt hành chính.
-Trên cơ sở đó thì vi phạm hành chính có các đặc điểm như sau:
Thứ nhất, tính xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: Vi phạm hành
chính là loại vi phạm xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại đến các quan hệ xã hội
hình thành trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Các quan hệ này được nhà nước tác
động, điều chỉnh bằng pháp luật. Mặc dù có nội dung đa dạng nhưng các quan hệ
xã hội trong quản lý nhà nước được xắp xếp, phân loại thành những nhóm nhất
định do các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh, tạo nên trật tự quản lý nhà
nước, được biểu hiện thành các quy tắc quản lý nhà nước. Tính xâm hại các quy
tắc quản lý nhà nước của hành vi vi phạm hành chính là khả năng làm tổn hại đến

các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ. Là sự phá vỡ,
đảo lộn các trật tự quản lý nhà nước. Mặc dù mức độ nguy hiểm ít hơn so với tội
phạm nhưng lại xảy ra thường xuyên, mọi lúc mọi nơi tạo nên một trở lực to lớn
cho việc duy trì, củng cố trật tự kỉ cương nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển
chung của xã hội.
VD: Pháp luật Việt Nam bảo vệ chế độ một vợ một chồng, hành vi vi phạm chế
độ một vợ một chồng là hành vi vi phạm hành chính, phá vỡ các quy tắc mà pháp
luật bảo vệ.
Thứ hai, tính trái pháp luật hành chính của vi phạm hành chính: Thể hiện ở
chỗ, những hành vi do chủ thể thực hiện trái với các quy định của pháp luật hành
chính điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Một người
hoặc một tổ chức khi thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính ngăn cấm,
không thực hiện những hành vi mà pháp luật yêu cầu, hoặc thực hiện những hành
vi vượt quá giới hạn pháp luật hành chính cho phép đều là những hành vi vi phạm
hành chính. Ngược lại những hành vi trái pháp luật nhưng không được ngành luật
hành chính quy định và bảo vệ ( thể hiện trong các văn bản pháp luật quy định về
hành vi vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính ) thì không coi là trái
pháp luật hành chính.Điều này đã được khẳng định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính 2002.
VD: Hành vi vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở
hữu công nghiệp là hành vi vi phạm hành chính đã được quy định cụ thể tại NĐ
số 97/2010/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công
2
nghiệp. Hành vi đó là hành vi trái với pháp luật, bị luật pháp luật hành chính ngăn
cấm.
Thứ ba, tính có lỗi của vi phạm hành chính: Lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc
để xác định hành vi vi phạm hành chính. Sẽ không có đủ cơ sở truy cứu trách
nhiệm pháp lý đối với đối tượng vi phạm pháp luật khi đối tượng thực hiện hành
vi vi phạm không có lỗi. Lỗi là dấu hiệu cơ bản trong mặt chủ quan của vi phạm
hành chính. Lỗi thể hiện thái độ của chủ thể vi phạm đối với hành vi vi phạm

hành chính và hậu quả của hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi của mình.
Hành vi được thực hiện phải là kết quả của sự tự lựa chọn, tự quyết định của chủ
thể trong khi có đầy đủ điều kiện để lựa chọn, quyết định cách xử sự phù hợp với
yêu cầu của trật tự quản lý nhà nước. Lỗi là trạng thái tâm lý, thể hiện sự nhận
thức, do vậy nếu không thể nhận thức được tính xâm hại cho xã hội của hành vi
thì coi như không có lỗi và không có vi phạm hành chính.
VD: Ông Lê Văn A điều khiển xe mô tô tham gia giao thông không có giấy phép
lái xe, không đội mũ bảo hiểm theo luật định. Ông hoàn toàn nhận thức được
hành vi của mình là trái với quy định của Luật giao thông đường bộ. Vì vậy ông
hoàn toàn có lỗi đối với hành vi của mình, nên hành vi của ông A là vi phạm hành
chính.
Thứ tư, tính bị xử phạt hành chính: Là một dấu hiệu của vi phạm hành chính.
Đây là dấu hiệu vừa có tính quy kết kèm theo tính xâm hại và tính trái pháp luật
vừa được xem như thuộc tính của vi phạm hành chính. Tính quy kết thể hiện ở
chỗ, có vi phạm hành chính thì phải bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp
luật. Còn nói đây là thuộc tính của vi phạm hành chính vì hành vi vi phạm phải bị
xử phạt mới được coi là vi phạm hành chính. Thiếu thuộc tính này thì chưa đủ
yếu tố để coi là vi phạm hành chính. Trong vi phạm hành chính, tính bị xử phạt
hành chính phải được biểu hiện ở nguy cơ của chủ thể vi phạm phải gánh chịu
hình thức xử phạt hành chính tương ứng. Nếu không có các hình thức xử phạt
hành chính tương ứng được quy định cụ thể thì không có biểu hiện của tính bị xử
phạt hành chính, do vậy dẫn đến không có vi phạm hành chính.
VD: Hành vi bạo lực gia đình là hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ
thể trong Nghị định 110/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng, chống bạo lực gia đình. Như vậy hành vi bạo lực gia đình sẽ bị xử
phạt hành chính theo pháp luật hình chính.
Các dấu hiệu trên dây của vi phạm hành chính có mối liên hệ hữu cơ với nhau.
Hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện có đầy đủ các dấu hiệu đó mới được
coi là vi phạm hành chính và bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Việc đưa ra khái niệm và phân tích các đặc điểm của vi phạm hành chính không

chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Bởi lẽ, khái niệm vi
phạm hành chính là cơ sở đầu tiên để phân biệt vi phạm hành chính với các loại
vi phạm pháp luật khác, cũng là cơ sở để xác định đúng hành vi vi phạm hành
chính cụ thể, đánh giá đúng được tính chất vi phạm và mức độ xâm hại của hành
3
vi, qua đó nhận thức đúng đắn, thấu đáo về bản chất của vi phạm hành chính.
4

×