Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

THUYẾT MINH TỔ CHỨC THI CÔNG ĐƯỜNG DÙNG CHO ĐẤU THẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.27 KB, 61 trang )

LIÊN DANH CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TRÌNH ĐẠI THÀNH CÔNG VÀ CÔNG TY

Độc Lập- Tự Do – Hạnh Phúc

CPĐT THƯƠNG MẠI TRUYỀN THÔNG TOÀN CẦU

------------

------------

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG
CÔNG TRÌNH : XÂY LẮP CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG VÀO KHU CÔNG
NGHIỆP BÌNH MINH
PHẦN I : CĂN CỨ LẬP PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG:


Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 16/06/2014 của Quốc hội nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII;


Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/011/2013 của Quốc hội khóa

XIII;


Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính Phủ về quản lý



dự án đầu tư xây dựng;


Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 23/03/2015 của Chính Phủ về quản lý

chi phí đầu tư xây dựng;


Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính Phủ qui định chi

tiết về hợp đồng xây dựng;


Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính Phủ qui định về

quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;


Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2016 của Chính Phủ qui định chi

tiết một số điều của Luật Đấu Thầu về lựa chọn nhà thầu xây dựng;


Hồ sơ mời thầu của Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao

thông Vĩnh Long.


Hồ sơ thiết kế thiết kế bản vẽ thi công của Công ty TNHH Tư vấn TK xây


dựng Hưng Thịnh lập và được Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công
trình giao thông Vĩnh Long thẩm định.


Kết quả khảo sát hiện trường và năng lực hiện có của Nhà thầu.



Các quy trình, quy phạm hiện hành về công trình xây dựng.


PHẦN II: TÓM TẮT NỘI DUNG THIẾT KẾ
GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Hiện trạng:
a. Hiện trạng tuyến đường


Điểm đầu công trình : tại Km2066+200 QL1A thuộc đường dẫn cầu Cần

Thơ (kể cả nút giao của đường vào cầu Cần Thơ với QL1A phía Vĩnh Long)
chạy song song đường dẫn cầu Cần Thơ (cách tim đường dẫn cầu Cần Thơ
khoảng 143m) rẽ vào phía dưới giữa trụ P13, P14 cầu Cần Thơ phía bờ Vĩnh
Long vào khu công nghiệp Bình Minh.


Điểm cuối công trình: Nút giao với tuyến N1 của khu công nghiệp Bình

Minh.
-


Tuyến đi qua khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ tự nhiên

bình từ 0.50m đến 1.90m Mật độ dân cư tập trung thưa thớt. Dọc theo tuyến có
nhiều mương rạch cắt ngang nên sẽ có biện pháp gia cố mái taluy nền đường
trong quá trình thiết kế tuyến.
-

Bình đồ tim tuyến đi bám theo tim tuyến của hồ sơ thiết kế BVTC do công

ty Xây dựng 621 – Quân khu 9 thức hiện và điều chỉnh đoạn cuối tuyến đi chui
qua gầm cầu giữa trụ P13 và P14 cầu Cần Thơ, phía bờ Vĩnh Long.
b. Hiện trạng các công trình trên tuyến


Tuyến đường đi qua đoạn tuyến đã thi công một phần nên trên tuyến có 2 vị

trí cống hiện hữu, dọc tuyến có một số nhà dân hiện hữu và các kênh rạch ao
mương cắt ngang tuyến.
2. Quy mô của công trình:
a. Xác định cấp hạng kỹ thuật công trình.
- Qui mô thiết kế tổng quát :
+ Tuyến chính (chiều dài 1458.10m) thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp
III đồng bằng.
+ Cấp kỹ thuật: Cấp 40


+ Vận tốc thiết kế: 40km/h.
+ Hai tuyến nhánh (hướng đi vào chiều dài 200.29m và hướng đi ra
chiều dài 175.61m chưa kể phần nút giao) thiết kế theo tiêu chuẩn

đường cấp V đồng bằng.
- Tải trọng thiết kế :
+ Tải trọng trục đơn : 12T.
+ Tải trọng thiết kế cầu cống: HL93, người đi bộ là 3x10-3 MPa.
- Cường độ mặt đường tối thiểu.
+ Chọn tiêu chuẩn thiết kế mặt đường theo tiêu chuẩn đường vào khu
công nghiệp với mô đun đàn hồi yêu cầu tối thiểu của mặt đường: Eyc>=155 Mpa
(Mô đun đàn hồi yêu cầu sau khi nhân thêm hệ số cường độ về độ võng là:
155Mpa*1,1=170,5Mpa).
b. Các tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật của tuyến đường
+ Độ dốc dọc lớn nhất: Idọc=6%.
+ Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn: Rmin-gh = 80 m.
+ Bán kính đường cong nằm tối thiểu thông thường: Rmin-tt = 100 m.
+ Bán kính đường cong nằm không cần siêu cao: Rmin-Kosc = 1000 m.
+ Bán kính đường cong lồi tối thiểu: Rlồi = 800 m.
+ Bán kính đường cong lõm tối thiểu: Rlõm = 700 m.
+ Chiều dài tối thiểu của dường cong đứng: Lcd = 40 m.
+ Chiều dài tối thiểu của đoạn dốc dọc: Ldốc = 80 m.

3. Giải pháp thiết kế:
- Xuất phát từ các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá về mục đích
xây dựng tuyến đường trong vùng dự án.
- Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa hình tuyến trên cơ sở bình đồ hiện trạng tỷ
lệ 1/1000.
- Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất công trình tại các cầu trên tuyến.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật về khảo sát, thiết kế. Việc
nghiên cứu qui hoạch mặt bằng các tuyến đường tại khu vực dự án cần đạt được
những mục tiêu cụ thể như sau:
+ Đảm bảo an toàn, thuận tiện cho quá trình khai thác tuyến đường, đáp ứng
yêu cầu tạo cảnh quan toàn khu vực nhằm khai thác tốt các tiềm năng vốn có trong vùng

dự án đi qua.


+ Giảm thiểu khối lượng đào đắp, đảm bảo tính ổn định của nền đường (chống
sạt lở, xói mòn...), tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng đồng thời hạn chế thấp nhất việc di dời,
giải tỏa các hộ dân đang sinh sống tại khu vực hai bên tuyến đường.
+ Kết hợp với qui hoạch hạ tầng kỹ thuật giao thông khác trong khu vực của
dự án để có phương án tuyến phù hợp với qui hoạch, không làm ảnh hưởng đến môi
trường, đến các quá trình hoạt động của dân và các cơ sở kinh tế, xã hội trong vùng.
- Để đáp ứng các mục tiêu đề ra như trên, giải pháp thiết kế các tuyến như
sau:
a). Mặt cắt ngang đường:
- Đoạn nút giao kết nối Quốc lộ 1A: gồm 2 tuyến theo hướng đi vào và
hướng ra, mặt cắt ngang như sau:
+ Bề rộng mặt đường: = 6,5m.
+ Lề đường: 2x0,5m = 1,0m.
Tổng cộng nền đường: = 7,5m.
- Đoạn tuyến chính kết nối khu công nghiệp:
+ Bề rộng mặt đường: 2x6,5m = 13,0m.
+ Dải phân cách: = 1,0m.
+ Lề đường: 2x0,5m = 1,0m.
Tổng cộng nền đường: = 15,00m.
Độ dốc ngang mặt đường 2%, độ dốc ngang lề đường 4%, độ dốc mái taluy đắp
nền đường 1:1.5.
b). Thiết kế kết cấu mặt đường.
- Sự hợp lý của kết cấu sử dụng về kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo quy mô công
trình, chỉ tiết kết cấu sử dụng: loại vật liệu, chiều dày, mô đun đàn hồi.
- Căn cứ theo hiện trạng tuyến, địa chất và thủy văn dọc tuyến, đơn vị tư
vấn đề xuất phương án kết cấu mặt đường thống nhất cho toàn tuyến như sau:
+ Bê tông nhựa chặt 12,5 dày 5cm, Eyc = 170,5Mpa.

+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,50g/m2.
+ Bê tông nhựa chặt 19 dày 7cm, Ett=161,56Mpa.
+ Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1,0kg/m2 .
+ Cấp phối đá dăm loại I dày 30cm, đầm chặt K98, Ett=153,72Mpa.
+ Cấp phối đá dăm loại II dày 30cm, đầm chặt K98, Ett=91,30Mpa.
+ Trải vải địa kỹ thuật ngăn cách bên dưới cấp phối đá dăm loại II, cường độ
>=25KN/m.
- Kết cấu lề đường, taluy như sau:
+ Đắp đất chọn lọc đầm chặt K90.
c). Nền đường:


- Đoạn tuyến qua nền đường cũ đã thi công (Km0+19.11 đến Km0+859.24):
+ Tận dụng cát đắp trong khuôn đường đến lớp cát đầm chặt K98.
+ Đào đất phía lề đường, thay cát đảm bảo bề rộng bằng khuôn đường.
- Đoạn tuyến thiết kế mới (đoạn còn lại):
+ Nền đường đào đến cao độ thiết kế, đắp bằng cát dày 100cm:
* 50cm trên cùng đầm chặt K98.
* 50cm tiếp theo đầm chặt K95.
+ Trải lớp vải địa kỹ thuật trên nền đường đào, cường độ >=15KN/m.
+ Mô đun đàn hồi trên lớp cát đắp nền đường tối thiểu 40Mpa.

d). Nút giao
- Trên các tuyến thuộc dự án thiết kế nút giao giản đơn như sau:
+ Nút giao số 01: tại Km2066+200 Ql 1A thiết kế nút giao cùng mức dạng ngã
ba, dùng để kết nối QL1A với đường vào khu công nghiệp Bình Minh, nút giao có bán
kính rẽ tại góc ngã ba là R=80m. Loại hình nút giao thông tại vị trí này tương đối đơn
giản, giải quyết rẽ phải từ QL1A vào khu công nghiệp và ngược lại. Giải pháp nút giao
thông “ngã ba kênh hóa” được đưa ra cho phương án nút giao QL1A tại vị trí là giải pháp
phù hợp bởi vì:

* Phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt về yêu cầu giao thông cũng như yêu cầu về
cảnh quan.
* Phù hợp với hình thức nút giao của đường vào khu công nghiệp.
* Đảm bảo năng lực thông xe qua nút giao và chất lượng lưu thông qua nút giao tốt.
* Đảm bảo về mỹ quan, vệ sinh môi trường.
* ….
+ Nút giao số 02: giao giữa tuyến và QL1A tại Km2067+492 chui dưới trụ P13,
p14 cầu Cần Thơ.
e). Bố trí tổ chức giao thông
- Hệ thống an toàn giao thông được bố trí tuân theo “Tiêu chuẩn thiết kế đường
ô tô TVN 4054-2005” và “Quy chuẩn về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT”.
- Biển báo:
+ Bố trí biển báo giao nhau, biển báo tải trọng, biển báo tốc độ cho phép của tuyến
đường.
+ Biển báo khu dân cư, trường học.
+ Biển báo đi vào đường cong.
+ Biển báo hạn chế tốc độ.
f). Cống ngang
- Trên tuyến đường bố trí thêm 3 cống tròn D1500 và D1000, cống bằng bê tông cốt
thép đá 1x2M300 đúc theo công nghệ quay ly tâm. Vị trí cống thiết kế mới như
sau:


+ Cống C3: Km0+931,21 bố trí cống D1500, L=18m.
+ Cống C4: Km1+210,50 bố trí cống D1000, L=20m.
+ Cống C5: Km1+247,95 bố trí cống D1000, L=16m.
- Móng cống bằng bê tông đá 1x2 M300, lớp lót móng cống bằng bê tông đá
4x6M100.
- Tường đầu, tường cách, sân cống, chân khay bằng bê tông cốt thép đá 1x2 M300.
- Toàn bộ móng cống, chân khay, tường đầu, tường cánh gia cố cừ tràm đường kính

ngọn 4-4,5cm, chiều dài 4,0m, mật độ 25 cây/m2.
g). Cống thoát nước dọc
* Bố trí tuyến cống thoát nước dọc:
- Sử dụng cống D800 có chiều dài 1 đốt cống L=4,0m; cống đúc theo công nghệ ly
tâm tại các nhà máy chuyên dụng. Ống cống dùng loại chịu tải trọng H10-X60.
- Gối cống dùng BTCT đá 1x2 M200 đúc sẵn.
- Mối nối cống: dùng loại Joint cao su và trét bên ngoài bằng vữa xi măng M100.
- Gia cố nền móng:
+ Móng cống tại các vị trí gối cống và mối nối: dùng bê tông đá 1x2M200 chèn
giữa hai gối cống, bên dưới là lớp bê tông lót đá 4x6M150 dày 10cm và cát đệm
dày 15cm, đặt trong phạm vi giữa hai gối cống.
+ Dùng cừ tràm đường kính D4-4.5cm, L=4cm để gia cố với mật độ 25 cây/m2
gia cố tại vị trí giữa hai gối cống.
* Hố ga
- Hố ga có thành bằng bê tông đá 1x2 M200, mũ hố ga và nắp đậy hố ga là các
cấu kiện BTCT đúc sẵn, để nâng cao tính thẩm mỹ và độ bền khi khai thác:
+ Thành hố ga: bằng bê tông đá 1x2 M200, bề dày thành hố ga 20cm.
+ Gối ga bằng BTCT đá 1x2 M200 đúc sẵn, để gia cường chống sứt mẻ khi mở
nắp hố ga nạo vét được gia cường bằng thép góc.
+ Nắp ga có 2 loại, loại đặt lộ thiên NM và đan chìm trong đất ĐM.
+ Dầm đỡ bằng BTCT đá 1x2 M200 đúc sẵn có tác dụng gối cho các tấm đan ĐM
để nối thành giếng phía trên và thành giếng phía dưới.
+ Móng hố ga bằng bê tống đá 1x2 M200 đặt trên nền gia cố bằng cừ tràm đường
kính ngọn D4-4.5cm, L=4.0m mật độ 25 cây/m2 và lớp đệm bê tông đá 4x6 M150
dày 10cm, lớp cát đệm đầu cừ dày 15cm.
* Cửa xả, cửa thu

-

Có 1 vị trí cửa xả và 1 vị trí cửa thu bố trí 2 đầu tuyến cống dọc.

- Tường đầu, tường cánh, sân cống và chân khay làm bằng BTCT đá 1x2

M200 đặt trên lớp cát đệm bê tông đá 4x6 M150 dày 10cm, bên dưới là lớp cát
đệm dày 15cm và được gia cố bằng cừ tràm.
h). Phần hệ thống chiếu sáng:
Bố trí chiếu sáng:
- Sử dụng cột thép tròn côn cao 8m mạ kẽm.


- Trên cột lắp 2 đèn chiếu sáng đường phố phân bố ánh sáng bán rộng loại tiết
kiệm điện.
- Cột được bố trí trên dải phân cách giữa với khoảng cách trung bình 30m.
Dây, cáp điện:
- Cáp cấp nguồn từu tủ điện hạ thế trạm biến áp tới tủ điều khiển chiếu sáng sử
dụng cáp ngầm đồng 3 lõi, CXV/DSTA – 3x50mm2, cấp nguồn đến tủ điều khiển chiếu
sáng.
- Đường cáp trục dưới mặt đường bê tông asphant, cáp được luồn trong ống thép
có đường kính D76…
Trạm biến áp (cấp nguồn):
- Hệ thống chiếu sáng được cấp nguồn từ 01 trạm biến áp 1 pha xây dựng mới.
- Vị trí các trạm biến áp xây dựng mới tại vị trí cuối tuyến đường và đầu nối vào
đường dây điện trung thế hiện hữu nằm trong Khu công nghiệp Bình Minh.


PHẦN III : TỔ CHỨC THI CÔNG
1. Bố trí nhân lực:
1.1Sơ đồ tổ chức của nhà thầu thi công gói thầu:

Lãnh đạo của nhà thầu
Trực tiếp điều hành


Chỉ huy trưởng công trường
Ban điều hành công trường

Bộ phận quản lý
kỹ thuật, chất
lượng, tiến độ, thí
nghiệm.

Bộ phận quản lý
hành chính, kế
toán

Mũi số 01

Bộ phận quản lý
kế hoạch, vật tư,
máy móc, thiết
bị.

Bộ phận quản lý
an toàn, an ninh,
môi trường,
PCCC và ATGT

Mũi số 02

1.2Bố trí mũi thi công:



Bố trí 02 mũi thi công:
+ Mũi số 1: Thi công khối lượng phần đường bắt đầu tại điểm đầu công
trình tại Km 2066+200 QL1A .
+ Mũi số 2: Thi công phần hệ thống thoát nước sau đó sẽ triển khai thi


công phần đường bắt đầu từ điểm cuối công trình nút giao N1 của khu công
nghiệp Bình Minh.
1.3Nhân sự chủ chốt
1.3.1 Ban Chỉ huy công trường:


Chỉ huy trưởng công trường: Ông Tô Văn Năm – Chỉ huy trưởng công

trình của Công ty TNHH MTV xây dựng công trình Đại Thành Công. Là người
có nhiều năm kinh nghiệm trong thi công xây dựng. Có chứng chỉ nghiệp vụ
bồi dưỡng giám sát xây dựng trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.


Cán bộ phụ trách hồ sơ KCS: Ông Phạm Hữu Bình và ông Nguyễn Quang

Phương – thuộc Phòng Kĩ thuật –Thi công Công ty TNHH MTV xây dựng
công trình Đại Thành Công, đã từng thi công trực tiếp và có nhiều kinh nghiệm
trong quá trình thi công và làm hồ sơ hoàn công.


Cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công gồm có các ông như sau:

*) Công ty TNHH MTV xây dựng công trình Đại Thành Công gồm các ông:
+ Bùi Tá Pháp: Kỹ sư xây dựng Cầu Đường.

+ Đoàn Ngọc Hùng: Kỹ sư xây dựng Cầu Đường.
+ Phạm Tấn Vũ: Kỹ sư xây dựng Cầu Đường.
+ Trương Quang Minh: Kỹ sư xây dựng Cầu Đường.
*) Công ty CPĐT thương mại truyền thông Toàn Cầu gồm các ông:
+ Văn Bá Bình: Kỹ sư điện và Trần Thái Bình: Kỹ sư thủy lợi.


Cán bộ phụ trách thanh toán: Ông Đặng Văn Phúc – Trưởng phòng Kế

hoạch – Tổng hợp kỹ sư Kinh tế xây dựng trên 5 năm kinh nghiệm, kỹ sư định
giá hạng 2.


Cán bộ phụ trách an toàn lao động: Ông Thân Văn Ngọc – cán bộ kỹ thuật

Công ty TNHH MTV xây dựng công trình Đại Thành Công.


Đội trưởng đội thi công : Ông Lê Hưng Hải, Hồ Tấn Quỳnh và Văn Bá

Duy An. Đây là các kỹ sư xây dựng cầu đường của Công ty CPĐT TM truyền
thông Toàn Cầu và Công ty TNHH MTV xây dựng công trình Đại Thành Công
đã có kinh nghiệp lâu năm và từng làm chỉ huy trưởng các công trình khác.
1.3.2 Bố trí máy móc thiết bị thi công


STT

Loại thiết bị


Số lượng

1

Ô tô tự đổ > 5 tấn

> 04 chiếc

2

Máy đào > 1,25 m3

> 02 chiếc

3

Lu bánh lốp > 16 tấn

> 02 chiếc

4

Lu bánh thép > 10 tấn

> 03 chiếc

5

Lu rung > 25 tấn


> 01 chiếc

6

Máy san > 108CV

> 01 chiếc

7

Máy hàn

8

Máy ủi > 108 CV

> 02 chiếc

9

Máy rải cấp phối đá dăm

> 01 chiếc

10

Máy rải bê tông nhựa nóng > 130 CV

> 01 chiếc


11

Máy tưới nhựa

> 01 cái

12

Máy đầm rung

> 01 cái

13

Máy trộn bê tông > 250 lít

> 04 cái

14

Máy nén khí 600 m3/h

> 01 cái

15

Đầm dùi

> 04 cái


16

Đầm cóc

> 04 cái

17

Máy cắt uốn sắt

> 04 cái

> 04 cái

1.4Chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân.


Chỉ huy trưởng công trường:
- Chỉ đạo mọi hoạt động tại công trường, là người đưa ra định hướng tổ
chức thi công và quyết định kế hoạch sản xuất tại công trường.
- Xin giấy phép thi công và xử lý các văn bản, công văn cần thiết liên quan
đến quá trình thi công công trình.
- Chịu trách nhiệm điều phối vật tư, thiết bị, nhân lực, xử lý các vấn đề


vướng mắc trong quá trình thi công.
- Thường xuyên kiểm tra tiến độ, chất lượng và an toàn thi công tại hiện
trường.
- Thay mặt nhà thầu giải quyết những vấn đề liên quan đến gói thầu tại
công trường và công tác đối ngoại.

- Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Công ty về kết quả thi công
công trình.


Kỹ sư phụ trách kỹ thuật thi công:
- Căn cứ vào phương án tổ chức thi công chi tiết, căn cứ vào giao việc của
chỉ huy trưởng (hoặc người thay thế chỉ huy trưởng khi đi vắng) giao nhiệm
vụ sản xuất cho các đơn vị thi công, kiểm tra đôn đốc nghiệp vụ các bộ
phận được phân công báo cáo Chỉ huy trưởng công trường (hoặc thay
người thế chỉ huy trưởng khi đi vắng) và là đầu mối liên hệ giữa công
trường với các phòng chức năng của Công ty.
- Kiểm tra các phương án thi công, đề xuất hướng giải quyết các vướng
mắc trong quá trình thi công.
- Đưa ra các giải pháp kỹ thuật và xử lý các tình huống kỹ thuật tại hiện
trường, báo các Chỉ huy trưởng công trường, những vướng mắc và hướng
giải quyết.



Đội trưởng đội thi công:
- Căn cứ vào phân công nhiệm vụ giám sát được giao, quản lý chất lượng
được giao trong phạm vi công việc giám sát của mình để theo dõi, đôn đốc
các bộ phận thi công thực hiện đúng kế hoách, tiên độ và chất lượng đề ra.
- Báo cáo các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện cho Chỉ huy
trưởng công trình (hoặc người thay thế khi Chỉ huy trưởng đi vắng) để giải
quyết.
- Kiểm tra công việc thi công thực hiện đảm bảo chất lượng và an toàn,
đúng hồ sơ thiết kế và tuân thủ các quy định hiện hành.



 Cán bộ phụ trách thanh toán và cán bộ phụ trách KCS:
- Căn cứ các yêu cầu cảu ban giám đốc và việc phân bổ chi phí cho hợp lý.
Tính toán nghiệm thu và làm thanh toán để cân đối chi tiêu vốn cho phù
hợp. Phối hợp với tư vấn giám sát hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục pháp lý
về thi công cho phù hợp...
- Phối hợp với phòng thí nghiệm báo cáo chất lượng vật liệu, thiết bị trước
khi đưa vào sử dụng sao cho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của dự án. Phải có
biện pháp và báo cáo ngay cho chỉ huy trưởng hay người có trách nhiệm
của công ty đối với công trình nếu nguồn cấp vật liệu, thiết bị không đạt.
 Cán bộ phụ trách an toàn lao động:
- Đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, công tác phòng chống cháy
nổ...Nhiệm vụ và công việc thực hiện được nêu cụ thể trong phần đảm bảo
an toàn bên dưới.
1.5Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.


Ban điều hành công trường:

-

Ban điều hành công trường gồm các cán bộ phận quản lý chất lượng thi

công, tiến độ thi công, kỹ thuật thi công, kế hoạch thi công ...
-

Đội trưởng thi công: Có trách nhiệm theo dõi giám sát thi công các hạng

mục công việc đảm bảo chất lượng, tiến độ và kết hợp với bộ phận kỹ thuật
tiến hành nghiệm thu các hạng mục công việc đã thi công xong.
- Kiểm tra tiến độ thi công, đôn đốc và nhắc nhở các đơn vị thi công đồng

thời phải báo cáo ngay cho Chỉ huy trưởng công trường hoặc Người thay thế
Chỉ huy trưởng công trường nếu thấy tiến độ thi công bị chậm hoặc ngưng trệ.
-

Bám sát các điểm thi công, trực tiếp thi công và thường xuyên kiểm tra đối

chiếu với hồ sơ thiết kế được duyệt. Làm các báo cáo hàng ngày, hàng tuần,
hàng tháng và ghi chép vào sổ nhật ký thi công để làm cơ sở nghiệm thu các
công việc xây dựng, các hạng mục công trình.
- Lập kế hoạch tiến độ sản xuất theo từng tuần, tháng, quý, năm. Theo dõi


tiến độ thực hiện so với kế hoạch đã đề ra, lập báo cáo tiến độ thi công, lập hồ sơ
thanh quyết toán công trình


Bộ phận quản lý kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, thí nghiệm:
- Để quản lý chất lượng gói thầu này, Nhà thầu lập một bộ phận quản lý kỹ
thuật, chất lượng, tiến độ, thí nghiệm gồm các kỹ sư cầu đường, kỹ sư thí
nghiệm, kỹ sư kinh tế ..., Số lượng phù hợp với yêu cầu và quy mô của gói
thầu; Năng lực và kinh nghiệm đảm bảo quản lý chất lượng thi công công
trình an toàn tuyệt đối, đạt yêu cầu về chất lượng và tiến độ.

- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc quản lý chất lượng từ khi bắt đầu
triển khai đến khi hoàn thành toàn bộ gói thầu. Phân công và quy định rõ
trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc quản lý chất lượng công
trình xây dựng.
- Kiểm tra, tư vấn, giám sát quá trình thực hiện: Lập biện pháp thi công,
biện pháp đảm bảo giao thông, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường...
Đảm bảo chất lượng, tiến độ, khối lượng đúng với thiết kế BVTC và phương án tổ

chức thi công được duyệt.
- Phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng LAS – XD341 của Nhà thầu thuê tiến
hành thực hiện các thí nghiệm phục vụ quá trình thi công công trình gồm: kiểm tra
chất lượng vật tư đầu vào, chất lượng các kết cấu sắt thép, bê tông, độ chặt nền
đường ... theo đúng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ thiết kế.
- Tham gia nghiệm thu nội bộ theo đúng quy định.
- Báo cáo chủ đầu tư về khối lượng theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
- Kiểm tra việc chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu và tổ chức nghiệm
thu.
- Tham gia nghiệm thu; Giải quyết các thủ tục thanh quyết toán công trình.
-

Kiểm tra tiên độ từng hạng mục công việc, tiên độ tổng thể theo tuần, theo

tháng, theo quý. Báo cáo tiến độ định kỳ cho đại diện Chủ đầu tư để theo dõi.


Bộ phận quản lý hành chính, kế toán:
-

Trang bị các dụng cụ làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động, quản lý các

trang thiết bị, phương tiện, nơi làm việc cho ban điều hành công trường.
-

Bố trí, điều động, quản lý lực lượng lao động để thực hiện thực hiện

đáp ứng các công việc ngoài hiện trường.



-

Quản lý tài chính kế toán, thanh toán khối lượng, quyết toán.

-

Bộ phận quản lý kế hoạch vật tư, máy móc thiết bị:

-

Lập và theo dõi tiến độ cung cấp vật tư, chủng loại vật tư theo đúng

tiến độ và kế hoạch đề ra.
-

Đảm bảo vật tư, vật liệu được cung cấp đầy đủ kịp thời, kiểm tra và

bảo quản các loại vật tư vật liệu đưa vào công trình.
-

Quản lý, điều động máy móc thiết bị thi công trong công trường,

thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị để kịp
thời sửa chữa khắc phục khi có sự cố về máy xảy ra.


Bộ phận quản lý an toàn, an ninh, môi trường, PCCC và ATGT:
-

Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở kịp thời các công nhân chưa chấp


hành tốt nội quy an toàn lao động trong công trường. Đảm bảo an ninh trật
tự trong công trường, kiểm tra trông coi và bảo quản các loại vật tư vật liệu,
máy móc thiết bị và các tài sản khác nằm trong phạm vi công trường thi
công.
-

Phổ biến, hướng dẫn các nguyên tắc về an toàn lao động và theo dõi

việc thực hiện các kiến thức về an tòan lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh
môi trường, kiểm tra theo dõi và giám sát về vệ sinh môi trường tại nơi các
đơn vị thi công cũng như trong phạm vi toàn công trường.
-

Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các bộ phận thực hiện các nguyên

tắc đảm bảo PCCC và trang bị các dụng cụ, phương tiện cần thiết trên công
trường.
1.6Quan hệ giữa hiện trường và cơ quan Công ty:
 Các liên hệ với văn phòng Công ty đều thực hiện thông qua ban điều hành
tại công trường, các báo cáo và đề nghị, yêu cầu đều thực hiện bằng văn
bản và có ghi sổ theo dõi đầy đủ tại hiện trường trước khi phát hành.
 Các phòng chức năng Công ty phối hợp công việc với các đơn vị thi công
trực tiếp thông qua ban điều hành tại công trường, có thể phối hợp trực tiếp


với các đơn vị thi công các công việc chi tiết nhưng phải có thông báo cho
ban điều hành tại công trường để theo dõi. Các văn bản được lưu tại ban
điều hành và chuyển bản photo xuống các đơn vị để phối hợp.
1.7Hệ thống quản lý chất lượng:

 Nhà thầu hiện đang tuân thủ các nội dung quản lý chất lượng công trình
xây dựng quy định trong Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ
trong toàn bộ các quá trình thi công xây dựng các công trình trúng thầu.
2.

Biện pháp thi công tổng thể:
Mũi số 01 và mũi số 02:
Mỗi mũi thi công thi công theo đúng phần trách nhiệm đã được phân công
của Ban điều hành như đã nêu trên.
1. Công tác chuẩn bị:


Nhận bàn giao mặt bằng.



Làm thủ tục xin giấy phép thi công.



San lấp mặt bằng, làm lán trại, làm bãi tập kết vật liệu, bãi đúc kết cấu bê

tông đúc sẵn. Nhà thầu lập lán trại, bãi công trường tại các vị trí thích cụ thể
hợp trên bình đồ công trình theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt.


Tập kết nhân lực, máy móc thiết bị và vật tư, vật liệu đến công trường.




Đo đạc cắm mốc chi tiết, di dời những mốc bị ảnh hưởng khi thi công.



Gia công cốt thép, ván khuôn



Tổ chức xây dựng phòng thí nghiệm hiện trường ...

2. Trình tự thi công
2.1. Thi công nền mặt đường:


Khu vực xây dựng công trình đường giao thông hiện tại là một khu vực

tương đối trống trải, các tuyến đường dẫn tới công trình đều rất thuận lợi cho
việc chuyên chở vật liệu (nằm gần QL1A). Vì vậy việc tổ chức trong quá trình
thi công phải được thực hiện sao cho hết sức hợp lý, tránh ảnh hưởng đến mục
tiêu, tiến độ của dự án.
Căn cứ vào điều kiện trên trình tự thi công dự kiến như sau:


Giải phóng mặt bằng thi công và cắm các cọc mốc lộ giới, các mốc công


trình theo lộ giới của các đường trong khu vực dự án trước khi thi công, theo
hệ thống tọa độ các mốc ghi trong bản vẽ.



Trải vải địa kỹ thuật: Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên nền đất

yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu TCVN 9844-2013.


Thi công nền đường: Nền đường được đào đến cao độ thiết kế trải vải địa

kỹ thuật, đắp bằng cát san lấp chiều dày mỗi lớp là 30cm, tiến hành kiểm tra độ
chặt 1 lần cho đến hết chiều cao nền đường. Tham khảo quy trình thi công và
nghiệm thu công tác đất TCVN 4447-2012 .


Thi công hoàn thiện hệ thông thoát nước ngang.



Khâu kín lớp vải địa kỹ thuật sau khi kiểm tra độ chặt của lớp cát hạt trung.



Thi công lớp móng đá dăm dưới theo Qui định kỹ thuật thi công và nghiệm

thu lớp móng cấp phối đá dăm trong két cấu áo đường ô tô TCVN 8859:2011.


Thi công lớp nhựa dính bám và lớp bê tông nhựa mặt đường theo tiêu

chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa TCVN8819-2011.



Thi công trải lớp BT nhựa nóng theo Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

mặt đường bê tông nhựa TCVN8819-2011.


Nhà thầu sẽ chọn thời gian thi công vào mùa khô của vùng để việc thi công

các lớp áo đường được thuận lợi và chất lượng được đảm bảo.
2.2. Thi công cống ngang đường:
- Trình tự và biện pháp thi công như sau:
+ Đào đất bằng móng công bằng máy và nhân công đến cao trình thiết kế.
+ Gia cố bằng cừ tràm mật độ và số lượng theo thiết kế.
+ Tiến hành xây dựng lớp đệm móng và móng cống, khi tiến hành xây dựng
cần kiểm tra kỹ độ dốc ống cống nếu đạt mới được phép đặt ống cống.
+ Làm mối nối ống cống.
+ Đắp cát trên cống bằng thủ công kết hợp cơ giới, chú ý đắp thành từng lớp
có chiều dày <=30cm và đầm chặt mới được thi công lớp tiếp theo.
2.3. Thi công nút giao
- Đào nền đường, vét bùn đến cao độ thiết kế;
- Trải vải địa kỹ thuật;


- San nền đường bằng cát san lấp;
- Thi công cấp phối đá dăm;
- Thi công kết cấu áo đường bê tông nhựa;
- Hoàn thiện dọn dẹp.
2.4. Thi công an toàn giao thông
- Lắp đặt biển báo phản quang
- Thi công vạch sơn kẻ đường ...
2.2.5. Thi công hệ thống chiếu sáng

- Lắp đặt trạm biến áp;
- Thi công trụ đèn chiếu sáng đường phố;
3.
Bố trí máy móc thiết bị thí nghiệm, kiểm tra: (có bảng kê kèm theo)


Phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng LAS – XD538 của nhà thầu thuê đủ

năng lực thực hiện các thí nghiệm phục vụ quá trình thi công công trình: kiểm
tra chất lượng vật tư đầu vào, chất lượng các kết cấu sắt thép, bê tông, độ chặt
nền đường....Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra theo tiêu chuẩn trong hồ sơ
mời thầu và yêu cầu thiết kế.


Các phép thử phòng LAS – XD538 không thực hiện được Nhà thầu sẽ thuê

Phòng thí nghiệm hợp chuẩn được sự chấp thuận của Chủ đầu tư để thực hiện.


Tại công trường Nhà thầu bố trí các cán bộ kỹ thuật chuyên trách để thực

hiện các thí nghiệm hiện trường, lấy mẫu đưa về phòng thí nghiệm và thực hiện
các công tác kiểm tra tại hiện trường.
4.

Cung cấp vật tư phục vụ thi công công trình:



Vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng sử dụng vào công trình đảm


bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật (nêu chi tiết ở mục III - Phần V: Biện pháp đảm
bảo chất lượng gói thầu), phù hợp với yêu cầu thiết kế và hồ sơ mời thầu và
phải được Tư vấn giám sát kiểm tra, chấp thuận mới đưa vào sử dụng.


Vật tư, vật liệu,... phải đảm bảo mới 100%, đủ số lượng, cung cấp đúng tiến

độ và có đủ chứng chỉ chất lượng của nơi sản xuất. Được thí nghiệm đạt yêu
cầu do phòng thí nghiệm thực hiện và được Tư vấn giám sát kiểm tra chấp
thuận.



5.


Các loại vật tư, vật liệu tập kết đến vị trí thi công bằng đường bộ.
Tiến độ thi công: 12 tháng (chi tiết thể hiện ở các biểu đồ tiến độ )
Tiến độ thi công tổng thể toàn bộ gói thầu được lập theo dạng biểu đồ

ngang thể hiện rõ: trình tự thi công, thời gian thi công, biểu đồ nhân lực.
6.


Bảo hành công trình:
Nhà thầu cam kết thực hiện trách nhiệm bảo hành công trình theo Nghị

định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015, cụ thể như sau:
+ Nhà thầu để lại phần kinh phí (chưa thanh toán hoặc bằng thư bảo lãnh

của ngân hàng) có giá trị bằng 5% giá trị hợp đồng để thực hiện nghĩa vụ
bảo hành công trình. Thời gian bảo hành công trình là 12 tháng, kể từ ngày
nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
+ Nhà thầu lập quỹ dự phòng tài chính để có kinh phí sửa chữa những hư
hỏng của công trình (do lỗi của nhà thầu) trong thời gian bảo hành công
trình.
+ Trong thời gian bảo hành công trình, khi nhận được yêu cầu của chủ
đầu tư về việc sửa chữa những hư hỏng của công trình, Nhà thầu tiến hành
ngay việc tổ chức khắc phục những hư hỏng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
+ Khi hết thời hạn bảo hành công trình nhà thầu cùng với Chủ đầu tư tiến
hành các thủ tục xác nhận hoàn thành bảo hành công trình.


PHẦN IV: BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT


Trong phần này trình bày trình tự thực hiện những công việc khi thi công

từng hạng mục công trình, còn quy trình thực hiện từng công việc chủ yếu như:
thi công đào đắp đất; thi công bê tông cốt thép; thi công bê tông toàn khối; thi
công cấp phối đá dăm; thi công mặt đường bê tông xi măng; xây tường,... được
trình bày chi tiết tại Phần V: Quy trình công nghệ và yêu cầu kỹ thuật cho các
công việc chủ yếu.


Thi công bằng cơ giới kết hợp thủ công.

I. Công tác chuẩn bị:
1. Giải quyết các thủ tục để triển khai thi công:



Xin giấy phép thi công.



Nhận bàn giao mặt bằng: Kiểm tra hiện trạng công trình, đo đạc và đóng

các cọc chi tiết …


Đăng ký tạm trú tại địa phương cho số CBCN tham gia thi công công trình.



Liên hệ, giải quyết cấp điện, nước, thông tin liên lạc phục vụ thi công.

2. Lập kế hoạch thi công:


Bố trí nhân lực: Số người, cơ cấu tổ chức và phân công phụ trách, phương

tiện đi lại, thời gian đến công trường, bố trí ăn ở sinh hoạt.


Khi nhà thầu cần huy động thêm nhân lực, nhà thầu liên hệ với Nhà cung

cấp lao động tại địa phương để ký hợp đồng tuyển dụng lao động.





Bố trí máy móc thiết bị: Số lượng, chủng loại, cách tập kết và thời gian tập

kết. Máy móc thiết bị sẽ sử dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.


Dụng cụ (sản xuất và sinh hoạt): Số lượng, chủng loại…



Cung cấp vật tư, vật liệu: Số lượng, chủng loại, thời gian cấp đến công

trường, phương thức vận chuyển vật tư đến công trường.


Lập kế hoạch thi công chi tiết và bảo vệ phương án thi công cho từng hạng

mục thi công.
3. Làm lán trại, văn phòng, nhà kho, bãi chứa vật liệu, bãi đúc cấu kiện đúc
sẵn...:


San lấp mặt bằng để làm lán trại, kho bãi.



Làm nhà ở cho công nhân: nhà bằng kết khung thép, lợp tôn, tường bưng

bằng cót ép, diện tích đảm bảo tiêu chuẩn 4m2/người.



Căn cứ vào bình đồ công trình cũng như quy mô, tính chất của công việc,

Nhà thầu bố trí một văn phòng ban chỉ huy công trường để chỉ đạo chung toàn
công trình. Văn phòng ban chỉ huy công trường: nhà xây cấp 4 diện tích 4 x 6 =
24m2. Thi công bố trí lán trại, kho bãi chữa vật liệu... cụ thể như sau :


Lán trại công nhân: nhà khung thép, lợp tôn, diện tích 6 x 30 =180m2



Nhà bếp: nhà bằng kết khung thép, lợp tôn, tường bưng bằng tôn diện tích

4 x 4 = 16m2.


Kho chứa vật liệu (xi măng, sắt thép…): nhà bằng kết khung thép, lợp tôn

diện tích 4 x 6 = 24m2.


Bãi tập kết vật tư, máy móc thiết bị được san ủi và trải lớp vật liệu hạt rời

sạch sẽ.


Bãi chứa chất thải được bố trí xa khu lán trại và văn phòng, có hàng rào tôn

kín và bạt phủ các vật liệu rời rạc.



Cổng ra vào: được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc lưu thông xe cộ và dễ

dàng quan sát toàn bộ công trường để đảm bảo an ninh cho toàn bộ công
trường.
4. Cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc:


Cung cấp nước: sử dựng hệ thống nước tại địa phương để lấy nước phục vụ


sinh hoạt và thi công. Hệ thống nước được khống chế tại các nguồn vào, các vị
trí chia nhánh van khoá bảo đảm an toàn, dễ điều khiển và quản lý.


Cung cấp điện: nhà thầu hợp đồng với cơ quan quản lý điện tại địa phương

để lắp trạm biến áp, đường điện phục vụ thi công, sinh hoạt. Trong phạm vi
công trường, đường dây điện được đặt trên các cột cao 6m đưa về các vị trí sử
dụng; Khống chế tại các nguồn vào và vị trí chia nhánh bằng attômat để tiện
điều khiển và quản lý; Hệ thống điện chiếu sáng, điện bảo vệ sử dụng các đèn
pha cố định có công suất 1000W. Bố trí nguồn điện dự phòng bằng máy phát
điện có công suất phù hợp để bảo đảm quá trình thi công liên tục không gián
đoạn.


Thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt 24/24 giờ trong suốt quá trình thi

công.

5. Vận chuyển vật tư, máy móc, thiết bị đến công trường:


Máy móc, thiết bị, cấu kiện … được vận chuyển đến công trường bằng ô tô.



Vận chuyển vật liệu: xi măng, cát, đá, sắt thép… đến công trường: bằng ô

tô và thiết bị cơ giới loại nhỏ.


Tập kết vật tư tại công trình:
+ Phụ kiện, sắt thép, xi măng … được xếp trong nhà kho, bảo quản cẩn
thận.
+ Cát, đá đổ bê tông tập kết gọn từng đống tại bãi tập kết đúng nơi quy
định.

6. Gia công, chế tạo những kết cấu tạm phục vụ thi công :


Gia công các kết cấu phụ trợ phục vụ thi công;



Gia công, chế tạo các loại cốt thép, ván khuôn;



Gia công chế tạo các loại tấm đan...


II. Thi công công trình
1. Đảm bảo giao thông thi công:


Làm hàng rào tôn phạm vi thi công.



Lắp đặt các biển chỉ dẫn công trường thi công, biển thông tin công trường.



Ban đêm bố trí hệ thống cảnh báo bằng đèn.




Bố trí người tham gia đảm bảo an toàn thi công khi thi công những phần có

tính chất nguy hiểm...
2. Thi công phần đường.


Xin phép Sở Giao Thông Vĩnh Long cấp giấy phép thi công.



Tổ chức thi công cho mũi thi công đã định sẵn.




Vét bùn, đào bỏ đất hữu cơ;



Trải vải địa kỹ thuật.



Đắp cát theo cao độ thiết kế.



Đắp cấp phối đá dăm.



Thi công kết cấu áo đường.

3. Thi công thoát nước

Gia công ván khuôn, sắt thép;

Thi công gối cống đúc sẵn, hố ga...
4. Thi công hệ thống chiếu sáng


Thi công đường dây điện




Đổ bê tông cột.



Lắp dựng cột đèn.



Đấu nối hệ thống điện.

PHẦN V: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT
CHO CÁC CÔNG VIỆC CHỦ YẾU

I. CÔNG TÁC ĐO ĐẠC, QUAN TRẮC TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG



Bố trí cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm và dùng máy toàn đạc, thuỷ

bình, thước có độ chính xác cần thiết để định vị tim, mốc của mỗi hạng mục
công trình trước thi công (cống, nền đường, mương rãnh…)


Những cọc mốc chính phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe

máy thi công, cố định bằng những cọc mốc phụ được bảo vệ cẩn thận và có thể
dễ dàng khôi phục lại những cọc mốc chính.





Trong suốt quá trình thi công phải thường trực quan trắc, kiểm tra để đảm

bảo xây dựng công trình đúng thiết kế.
II.

THI CÔNG ĐÀO, ĐẮP NỀN ĐƯỜNG:



Áp dụng TCVN 4447 - 2012 : Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm

thu.


Công tác đào, đắp đất thi công chủ yếu bằng máy, những chỗ máy không

hoạt động được hoặc làm việc kém hiệu quả mới dùng thủ công.


Trắc ngang nền đào, đắp đảm bảo kích thước, cao độ và độ chặt đúng thiết

kế .
1. Định vị, dựng khuôn công trình:


Sau khi nhận bàn giao mặt bằng, cọc mốc, đơn vị thi công đo đạc đóng


thêm những cọc phụ cần thiết cho việc thi công, nhất là ở những chỗ đặc biệt
như thay đổi độ dốc, chỗ đường vòng, nơi tiếp giáp đào và đắp vv... những cọc
mốc chính được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công, cố định
bằng những cọc, mốc phụ và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi
phục lại những cọc mốc chính đúng vị trí thiết kế phục vụ kiểm tra thi công.


Yêu cầu của công tác định vị, dựng khuôn là xác định được các vị trí, tim,

trục công trình, chân mái đất đắp, mép - đỉnh mái đất đào, chân đống đất đổ,
đường biên hố móng, mép mỏ vật liệu, chiều rộng các rãnh biên, rãnh đỉnh, các
mặt cắt ngang của phần đào hoặc đắp vv... Đối với những công trình nhỏ,
khuôn có thể dựng ngay tại thực địa theo hình cắt ngang tại những cọc mốc đã
đóng.


Sử dụng máy trắc đạc để định vị công trình và phải có bộ phận trắc đạc

công trình thường trực ở công trường để theo dõi kiểm tra tim cọc mốc công
trình trong quá trình thi công.


Khi định vị và dựng khuôn phải tính thêm chiều cao phòng lún của công

trình theo tỉ lệ quy định trong thiết kế.
2. Đắp nền :


Trình tự thực hiện :



+ Đắp từng lớp, đầm chặt bằng máy, chiều dày mỗi lớp và số lượt đầm
lèn theo kết quả thí nghiệm. Nền đắp sau khi hoàn thiện phải bằng phẳng,
không có vật liệu rời rạc, không có đá cục, rác thải …
+ Đắp từng lớp cát và lớp đất theo tiêu chuẩn sao cho công tác lu lèn,
đầm nén đạt hiểu quả tốt nhất.
+ Chú ý khi đắp đất trên nền đất ướt hoặc có nước, trước khi tiến hành
đắp phải tiêu thoát nước, vét bùn. Không dùng đất khô nhào lẫn đất ướt để
đầm nén.
+ Trước khi đắp cát hoặc đất phải tiến hành đầm thí nghiệm tại hiện
trường với từng loại cát, loại đất và từng loại máy đem sử dụng để: Hiệu
chỉnh bề dày lớp đất rải để đầm; Xác định số lượng đầm theo điều kiện
thực tế; Xác định độ ẩm tốt nhất của đất khi đầm nén.
+ Cần phải đắp bằng loại cát, đất đồng nhất.
+ Khi rải cát, đất đầm cần rải từ mép biên tiến dần vào giữa.
+ Chỉ được rải lớp tiếp theo khi lớp dưới đã đạt khối lượng thể tích khô
thiết kế.


Đầm nén cát và đất:
+ Trước khi đầm chính thức, đối với từng loại cát và đất cần tổ chức đầm
thí nghiệm (thi công rải thử) bằng các máy đầm, xe lu có tại hiện trường để
xác định phương pháp đầm hợp lý nhất.
+ Việc đầm nén cát và đất phải tiến hành từng lớp với trình tự đổ, san và
đầm. Chiều dày của lớp cát và đất đắp tuỳ thuộc vào loại cát và đất, loại
máy đầm và độ chặt yêu cầu (đã được xác định theo kết quả đầm thí
nghiệm).
+ Trong trường hợp phải tưới nước, chỉ tiến hành đầm nén khi có độ ẩm
đồng đều trên suốt chiều dày lớp cát và đất rải.
+ Đường đi của máy đầm phải theo hướng dọc trục của công trình đắp, và

đi từ mép vào tim công trình. Khoảng cách vệt đầm cuối cùng của máy đến
mép công trình không nhỏ hơn 0,5m. Khi đầm các vết đầm kề nhau phải


chồng lên nhau từ 25 – 50cm. Khi đầm trên mái dốc phải đầm từ dưới lên
trên.
+ Trong quá trình đắp cát và đất phải lấy mẫu, kiểm tra chất lượng đầm
nén theo quy định.
+ Mỗi lớp đầm xong phải kiểm tra khối lượng thể tích khô. Chỉ được đắp
tiếp lớp sau nếu lớp trước đã đạt yêu cầu về độ chặt thiết kế.
3. Đào nền:


Trình tự thực hiện :
+ Trước khi thi công, phải kiểm tra đối chiếu, hiệu chỉnh chính xác lại địa
hình, địa chất thuỷ văn của công trình và của khu vực làm việc để đề ra các
biện pháp kĩ thuật hợp lý.
+ Chọn khoang đào đầu tiên và đường di chuyển của xe máy hợp lý nhất
cho từng giai đoạn.
+ Trước khi thi công phải dọn sạch những vật chướng ngại có ảnh hưởng
đến thi công cơ giới nằm trên mặt bằng: chặt cây lớn, phá dỡ công trình cũ,
di chuyển những tảng đá lớn vv... phải xác định rõ khu vực thi công, định
vị ranh giới công trình, di chuyển những cọc mốc theo dõi thi công ra ngoài
phạm vi ảnh hưởng của máy làm việc.
+ Đào bỏ lớp đất thừa và vét bùn đến đúng cao đọ thiết kế, đào hết gốc
cây, san gọt tạo phẳng.
+ Đất thừa đổ đúng nơi quy định.

III. THI CÔNG HỐ GA


1. Đào móng
Công tác thi công hố ga được tiến hành song song với công tác thi công cống tròn,
cống thi công đến đâu, tiến hành thi công hố ga đến đấy.
- Trước khi đào móng, dùng máy kinh vĩ xác định chính xác vị trí cao toạ độ
của hố ga, từ đó định vị bề rộng mặt hố đào, đáy hố đào để máy xúc dễ thao
tác khi đào đất.
- Trong trường hợp cần thiết, các vị trí móng cột điện hoặc các công trình liền
kề trong phạm vi trượt đất khi đào hố móng chúng tôi cho tiến hành xử lý cừ


×