Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ gà thịt của công ty TNHH đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công – KCN Lạc Vệ Tiên Du Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.26 KB, 98 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế của đất nước ta nông nghiệp đã
đạt được những thành tựu xuất sắc. Thành tựu của những năm đổi mới vừa
qua đã đưa nông nghiệp Việt Nam lên một vị thế mới và trở thành một nền
tảng vững chắc cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
Cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi của nước ta đã không ngừng
phát triển và đạt được kết quả đáng kể. Đó là sự khởi đầu trong việc triển khai
chương trình phát triển chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất
chính của hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII và nghị
quyết 06/NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong đó ngành chăn nuôi gia cầm đã góp
phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng sản
phẩm. Chăn nuôi gia cầm là một loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình
Việt Nam như một số mô hình trang trại, xí nghiệp, doanh nghiệp. Với những đặc
điểm nổi bật đó chăn nuôi gia cầm là một hình thức phù hợp với điều kiện xã hội,
tự nhiên, điều kiện địa lý của nước ta.
Chăn nuôi gà là một nghề đã có từ lâu trong các hộ gia đình ở nông thôn.
Thực tế đã chứng minh chăn nuôi gà đem lại hiệu quả kinh tế cao, chu kỳ sản xuất
thịt và trứng nhanh hơn nhiều so với nhiều vật nuôi khác. Chi phí thức ăn cho một
kg tăng trọng thấp và tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Ngành
chăn nuôi gà phát triển còn góp phần bổ trợ đáng kể vào việc phát triển ngành
trồng trọt, ngành chăn nuôi và các ngành kinh tế khác, làm tăng nguồn nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu thu ngoại tệ phục vụ cho các
ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
Đối với các xí nghiệp hay công ty cũng hết sức quan tâm đến việc sản
xuất và tiêu thụ gà thịt. Một trong số các công ty đó là công ty TNHH đầu tư
và phát triển chăn nuôi gia công thuộc khu công nghiệp Lạc Vệ - Tiên Du -

1



Bắc Ninh. Tuy mới hình thành từ năm 2006 nhưng công ty đã đi vào hoạt
động rất có hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động ở huyện Tiên Du.
Để góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà thịt của
công ty trong thời gian tới và để trả lời cho một số câu hỏi như: Lý luận và thực
tiễn về sản xuất và tiêu thụ? Tình hình sản xuất và tiêu thụ gà thịt của công ty?
Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ gà thịt? và biện pháp để làm tăng
sản luợng gà thịt, cũng như chất lượng của thịt gà? Nên tôi tiến hành tìm hiểu đề
tài: “Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ gà thịt của Công ty TNHH đầu
tư và phát triển chăn nuôi gia công – khu công nghiệp Lạc Vệ - Tiên Du –
Bắc Ninh’’.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ gà thịt của công ty, từ
đó phân tích những thuận lợi, khó khăn, nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sản
xuất và tiêu thụ gà thịt. Đề xuất phương hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất và tiêu thụ gà thịt của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ.
- Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ gà thịt của công ty.
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ gà thịt
của công ty.
- Đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản
xuất và tiêu thụ gà thịt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề về sản xuất và tiêu thụ gà thịt ở công ty TNHH đầu
tư và phát triển chăn nuôi gia công.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu lý luận, thực trạng tình hình sản xuất
và tiêu thụ gà thịt, những giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ gà thịt của
công ty.


2


- Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại công ty TNHH
đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công trên địa bàn huyện Tiên Du - Bắc
Ninh.
- Phạm vi thời gian:
+Thời gian thu thập số liệu: Lấy số liệu của 3 năm 2007, 2008, 2009.
+ Thời gian thực hiện đề tài: 1/1/2010 – 26/5/2010.

3


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận cơ bản về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.1.1.1 Lý luận về sản xuất
a, Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hoà các yếu tố đầu vào hoặc các
yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Nếu giả thiết sản xuất
sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người
ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất.
Q = f (X1, X2, X3...,Xn)
Trong đó:
Q là lượng một loại sản phẩm nhất định.
X1, X2, X3,...,Xn là lượng của một số yếu tố đầu vào được sử dụng
trong quá trình sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các
tổ chức kinh tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh

tế cơ bản, đó là: sản xuất cải gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào.
Những vấn đề này liên quan đến việc xác định thị trường và phân phối sản
phẩm phù hợp để kích thích sản xuất phát triển.
Ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm
+ Sản phẩm cận biên (MP) của yêu tố đầu vào thay đổi, đây là sự biến đổi
lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị bằng đơn
vị riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng O thì tổng sẩn phẩm là lớn nhất.
+ Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Khi một yếu
tố đầu vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác
không thay đổi thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi.
b, Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất

4


- Vốn sản xuất: Là những tư liệu sản xuất như may moc thiết bị,
phương tiện vận tải, kho hàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá
trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động
không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng
hoá.Tuy nhiên trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hoá còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nữa ví dụ như chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật.
- Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản
xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất
là lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất
lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
- Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với
ngành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp và dịch
vụ. Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta phải đầu
tư thêm vốn lao động trên một diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
đai. Các loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng,

biển và tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất.
- Khoa học công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản
xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo
ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội.
- Các yếu tố khác: Quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất,
mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, giữa các thành
phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản
phẩm... cũng có tác động tới quá trình sản xuất.
2.1.1.2 Lý luận về tiêu thụ sản phẩm
a, Khái niệm về tiêu thụ
- Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của
hàng hóa. Quá trình tiêu thụ thì hàng hóa chuyển từ hình thái hiện vật sang
hình thái giá trị và vòng chu chuyển vốn được hình thành.

5


- Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản
xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp cũng như người sản xuất.
b, Vai trò về tiêu thụ sản phẩm
- Tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu. Đây
là điều rất có ý nghĩa bởi cân đối cung cầu sẽ tác động lớn đối với người sản
xuất và người tiêu dùng.
- Tiêu thụ sản phẩm giúp các đơn vị xác định được phương hướng và
bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo.
- Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
- Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối gắn người sản xuất với người tiêu dùng.

c, Kênh phân phối sản phẩm
- Khái niệm
Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản xuất
kinh doanh độc lập và phục vụ lẫn nhau, tham gia vào quá trình tạo ra dòng
vận chuyển hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Có thể
nói đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động nhằm
thoả mãn nhu cầu của người mua và tiêu dùng hàng hoá của người sản xuất.
Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên
của kênh, các thành viên nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng là
những trung gian thương mại, các thành viên này tham gia nhiều vào kênh
phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau:
+ Nhà bán buôn: Là những trung gian bán hàng hoá, dịch vụ cho các
trung gian khác như các nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công nghiệp.
+ Nhà bán lẻ: Là những trung gian bán hàng hoá và dịch vụ trực tiếp
cho người tiêu dùng cuối cùng.

6


+ Đại lý và môi giới là những trung gian có quyền hợp pháp thay mặt
cho nhà sản xuất cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho các trung gian khác. Trung
gian này có thể đại diện cho nhà sản xuất nhưng không sở hữu sản phẩm mà
họ có nhiệm vụ đưa người mua và người bán đến với nhau.
+ Nhà phân phối: Là chỉ chung những người trung gian thực hiện chức
năng phân phối trên thị trường.
- Vai trò và chức năng của kênh phân phối
+ Vai trò
Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng thiết lập mạng lưới phân phối hàng hóa
đến người tiêu dùng một cách trực tiếp và gián tiếp, thông qua hệ thống trung
gian để thỏa mãn thị trường mục tiêu nhằm đem lại lợi ích hơn, hiệu quả hơn

so với khi họ tự làm. Vai trò chính của các trung gian thương mại là làm cho
cung và cầu phù hợp theo một cách trật tự và hiệu quả. Việc tiêu thụ sản
phẩm qua các bộ phận trung gian biểu hiện quá trình chuyên môn hóa và phân
công lao động xã hội rõ nét, tạo được nhiều lợi thế cho nhà sản xuất:
* Các bộ phận trung gian chịu phần chi phí trong việc bán hàng trực
tiếp đến tay người tiêu dùng.
* Nhà sản xuất có điều kiện tập trung đầu tư vào công việc sản xuất của
mình, đầu tư chuyên môn hóa cao sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất lao
động và nâng cao chất lượng sản phẩm.
* Thông qua trung gian sẽ làm giảm số lượng các mối quan hệ giao
dịch, làm tăng hiệu quả của phân phối trong xã hội.
+ Chức năng
Nhờ có kênh phân phối mà nhà sản xuất khắc phục được những khó
khăn về khoảng cách, thời gian và địa điểm trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Các trung gian thương mại khác nhau thực hiện các chức năng khác
nhau với các mức độ khác nhau. Các thành viên của kênh phân phối phải thực
hiện các chức năng chủ yếu sau:

7


* Nghiên cứu thị trường nhằm thu nhập thông tin cần thiết để thiết lập
chiến lược phân phối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và dịch
vụ.
* Chiêu thị: Soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hóa nhằm
khuếch trương sản phẩm cần tiêu thụ.
* Tiếp xúc: Thiết lập các mối liên hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ
với những người mua tiềm năng.
* Đàm phán: Thỏa thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong
kênh; thỏa thuận với nhau về giá cả và những điều kiện phân phối khác nhằm

thực hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hóa.
* Phân phối vật phẩm: Vận chuyển, bảo quản, dữ trữ hàng hóa.
* Hoàn thiện hàng hóa: Làm cho hàng hóa đáp ứng những yêu cầu của
người mua như đóng gói, bảo hành…
* Tài trợ: Huy động và phân phối nguồn vốn cần thiết để dự trữ và bù
đắp các chi phí của kênh phân phối.
* Chia sẻ rủi ro: Chấp nhận những rủi ro liên quan đến việc điều hành
hoạt động của kênh phân phối.
Các chức năng này nhằm thực hiện những giao dịch trong quá trình phân
phối.
- Cấu trúc kênh phân phối
Các tổ chức và cá nhân tham gia vào kênh phân phối với những cách
thức liên kết khác nhau hình thành nên những cấu trúc kênh khác nhau. Cấu
trúc kênh phân phối được xác định qua chiều dài và bề rộng của hệ thống
kênh.
Chiều dài của kênh phân phối xác định bởi số cấp độ trung gian trong
kênh. Trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng thường có bốn kênh với các
cấp độ trung gian khác nhau.

8


Bề rộng của kênh đó là sự bao phủ thị trường của các kênh phân phối,
nó được biểu hiện số lượng trung gian ở mỗi cấp độ trong kênh phân phối. Số
lượng trung gian nhiều hay ít phụ thuộc vào việc chọn lựa phương thức phân
phối. Thường có ba phương thức phân phối cơ bản:
+ Phương thức phân phối rộng rãi: Thường có số lượng trung gian
nhiều, trong trường hợp này doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm tới càng nhiều
người bán lẻ càng tốt, thực hiện chiến lược bao phủ thị trường.
+ Phương thức phân phối độc quyền là phương thức phân phối ngược

với phân phối rộng rãi, trên mỗi khu vực thị trường chỉ chọn một trung gian
duy nhất. Phương thức phân phối này thường áp dụng cho loại hàng độc
quyền, phương thức này người sản xuất mong muốn người bán tích cực hơn,
đồng thời kiểm soát dễ dàng thay đổi với người trung gian.
+ Phương thức phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối trung gian và
phân phối độc quyền có ý nghĩa là nhà sản xuất chỉ chọn một số trung gian
tiêu biểu trong mỗi cấp độ kênh phân phối ở từng khu vực thị trường, tạo ra
các kênh phân phối có chất lượng và hiệu quả.
- Các loại kênh phân phối sản phẩm
+ Kênh trực tiếp: Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
cuối cùng, không thông qua khâu trung gian. Người sản xuất kiêm luôn bán
hàng. Họ có hệ thống các cửa hàng, siêu thị để bán các sản phẩm sản xuất ra.
Ưu điểm của kênh này là đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, đảm
bảo cho sự giao tiếp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo tín nhiệm
của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh, doanh nghiệp thường thu lợi
nhuận cao hơn. Song cũng có nhiều hạn chế như: chi phí khấu hao bán hàng
tăng, chu chuyển vốn chậm, quản lý phức tạp.
+ Kênh gián tiếp
Người sản xuất bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ
thống trung gian.

9


Gồm 3 kênh chủ yếu
* Kênh một cấp : Một tác nhân trung gian là người bán lẻ.
* Kênh hai cấp: Hai tác nhân trung gian là người bán buôn, và người
bán lẻ. Kênh này có ưu điểm do mua bán theo từng đoạn nên có tổ chức kênh
chặt chẽ, quy mô hàng hóa lớn và quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên có nhiều
rủi ro vì phải qua các khâu trung gian.

* Kênh ba cấp: Ba tác nhân trung gian là đại lý, người bán buôn,và
người bán lẻ. Kênh này dễ phát huy tác dụng tốt nếu người sản xuất kiểm soát
được và các thành phần trong kênh chia sẻ một cách hợp lý.
d, Nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
- Nhóm nhân tố về sản xuất: Muốn tiêu thụ được thuận lợi khâu sản
xuất phải đảm bảo số lượng một cách hợp lý, cơ cấu sản phẩm thích hợp với
người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm cao, giá cả sản phẩm hạ và phải được
cung ứng đúng thời gian.
- Nhóm nhân tố thị trường
+ Nhu cầu của thị trường về nông sản phẩm
Cầu nông sản phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực.
Thu nhập của dân cư tăng lên, đối với sản phẩm nông nghiệp khi thu
nhập dân cư tăng lên cầu nông sản có thể diễn ra theo chiều hướng tăng lên
của sản phẩm có nhu cầu thiết yếu hàng ngày của dân cư và các sản phẩm
cao cấp, giảm đối với sản phẩm kém phẩm chất và thấp cấp.
Khi thu nhập của dân cư tăng lên nhu cầu đối với lương thực, thực
phẩm thấp cấp giảm xuống. Đối với những vùng cư dân nông thôn là chủ yếu,
phần lớn lương thực thực phẩm được tiêu dùng cho chính họ. Ngược lại, vùng
thành thị nhu cầu tiêu dùng nông sản hàng hóa ngày càng có số lượng lớn và
chất lượng cao, việc tổ chức các cửa hàng, các ki ốt, đại lý trở lên cần thiết.
+ Cung sản phẩm nông nghiệp là một yếu tố quan trọng trong cơ chế
thị trường. Các doanh nghiệp phải tìm hiểu khả năng sản xuất loại sản phẩm

10


và nắm bắt các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm nông nghiệp có tính đa dạng cả
về chủng loại, số lượng, về phẩm cấp và đối tượng tiêu dùng. Tính không
hoàn hoàn của thị trường nông sản thể hiện đặc trưng của sản phẩm nông
nghiệp. Khi số lượng cung tăng lên làm cho giá sản phẩm giảm xuống và

ngược lại. Nên doanh nghiệp cần cải tiến và nâng cao chất lượng, mẫu mã và
chủng loại sản phẩm.
+ Giá cả là thước đo sự cân bằng cung, cầu trong nền kinh tế thị trường.
Giá tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại.
+ Hệ số co dãn của cầu: Biểu hiện mối quan hệ giữa thay đổi về giá của
một sản phẩm với lượng cầu của sản phẩm đó.
+ Hệ số co dãn thu nhập của mức cầu: Thể hiện mối quan hệ giữa sự
thay đổi thu nhập của dân cư với sự thay đổi mức cầu của sản phẩm.
+ Tỷ giá: Là quan hệ so sánh giữa giá cả của sản phẩm này với giá cả
của sản phẩm khác. Tỷ giá phụ thuộc vào áp lực của cầu và chi phí. Tỷ giá
cho biết sự hiếm hoi của mặt hàng nào đó ở một thời điểm.
- Nhóm nhân tố về giá cả mặt hàng: Giá cả là sự thể hiện bằng tiền của
giá trị, trong nền kinh tế thị trường giá cả là một tín hiệu phản ánh mối quan
hệ kinh tế giữa người mua và người bán, giữa các nhà sản xuất kinh doanh
với thị trường xã hội. Đối với doanh nghiệp, giá cả được xem là một tín hiệu
đáng tin cậy phản ánh tình hình biến động trên thị trường.
- Nhóm nhân tố về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm phụ
thuộc rất nhiều vào tình hình tiêu thụ, tại vì chất lượng mà tốt thì người tiêu
dùng mới tin dùng và khối lượng tiêu thụ sẽ lớn.
- Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
+ Các nhân tố về cơ sở vật chất - kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ
tầng như đường sá giao thông và phương tiện thiết bị vận tải, hệ thống bến
cảng kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc…các nhân tố này đóng vai trò rất
quan trọng trong việc bảo đảm lưu thông nhanh chóng kịp thời, bảo đảm an
toàn cho việc tiêu thụ sản phâm.

11


+ Các nhân tố về kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới, ảnh hưởng đặc

biệt quan trọng đến việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp. Hệ thống chế biến với những dây chuyền công
nghệ tiên tiến sẽ làm tăng thêm giá trị của sản phẩm. Các sản phẩm nông
nghiệp trước khi vào chế biến theo kỹ thuật tiên tiến cũng cần được qua các
giai đoạn sơ chế bước đầu. Công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch của
sản phẩm nông nghiệp vừa trách được sự hao hụt mất mát, vừa tăng thêm chất
lượng và giá trị sản phẩm. Đổi mới công nghệ chế biến còn tạo nên những sản
phẩm tiêu dùng mới và đổi mới tập quán tiêu dùng truyền thống, kích thích và
mở rộng tính đa dạng trong tiêu dùng nông sản.
- Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô
Nhóm nhân tố này thể hiện vai trò tác động của Nhà nước đến thị
trường nông sản. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp
hoạt động sản xuất kinh doanh bị chi phối bởi các qui luật như cung cầu, giá
cả…Song sự tác động của Nhà Nước với thị trường có ý nghĩa to lớn và giúp
cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Các chính sách vĩ mô của Nhà nước
có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nông nghiệp bao gồm:
+ Chính sách kinh tế nhiều thành phần: Trong nông nghiệp, nông thôn
hiện nay nhiều thành phân kinh tế có thể tham gia như: kinh tế quốc doanh,
kinh tế hợp tác, kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân…Điều
đó cho thấy cung nông sản do nhiều tác nhân tham gia, nó thể hiện tính không
hoàn toàn của thị trường nông nghiệp, nghĩa là cũng một loại sản phẩm có
nhiều người bán trên thị trường. Việc quy định vị trí vai trò của các thành
phần kinh tế trong nền kinh tế là quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định của
sản xuất.
+ Chính sách tiêu dùng: Chính sách tiêu dùng nông sản hướng vào việc
khuyến khích tiêu dùng các nông sản trong nước, tạo nên những thói quen và
tập quán mới trong việc tiêu dùng sản phẩm mới và qua chế biến. Mặc khác,

12



chính sách tiêu dùng cũng có liên quan đến việc tăng thu nhập cho các tầng
lớp dân cư, kể cả dân cư nông nghiệp và phi nông nghiệp, thành thị. Chính
sách tiêu dùng nhằm vào việc nâng cao đời sống của nhân dân, tăng thu nhập
cho các tầng lớp dân cư, trên cơ sở đó tăng sức mua của nông dân.
+ Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp.
Đầu tư trước hết vào việc xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng như hệ thống
điện, đường giao thông và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực
hiện việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất
hàng hóa.
+ Chính sách giá cả, bảo trợ sản xuất và tiêu thụ.
Trình độ của cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ marketing trong
doanh nghiệp nông nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khả năng
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ và năng lực tổ
chức của cán bộ quản lý doanh nghiệp, nghệ thuật và khả năng tiếp thị,
marketing, tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm đến người tiêu dùng. Vì vậy,
việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản trị, trước
hết là những cán bộ làm công tác tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2 Khái niệm và đặc trưng của chăn nuôi công nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm về chăn nuôi công nghiệp
Chăn nuôi là một nghề truyền thông của người dân có từ rất xa xưa.
Trước đây chăn nuôi trong mỗi gia đình ở nước ta chủ yếu là chăn nuôi thả
đơn thuần, chỉ đảm bảo một phần nào đó nhu cầu của gia đình, hoàn toàn
chưa có ý thức trở thành nhu cầu trao đổi hàng hóa.
Chăn nuôi truyền thống là hình thức chăn thả tự nhiên và hiện nay nó
vẫn tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn của các nước đang phát triển và các
nước chậm phát triên. Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 89% dân số
sống ở vùng nông thôn, việc chăn nuôi theo phương thức này vẫn là chủ yếu.

13



Đặc điểm của phương thức này là: Đầu tư vốn ít, thời gian nuôi kéo
dài. Do chăn thả tự do tận dùng cùng với môi trường không đảm bảo vệ sinh
nên vật nuôi tăng trưởng kém, dễ bị mắc bệnh, hiệu quả chăn nuôi không cao.
Gần một thế kỷ qua, sự gia tăng về dân số, sự phát triển mạnh mẽ về khoa học
và kỹ thuật trên thế giới và trong mọi lĩnh vực, ngành chăn nuôi nói chung và
chăn nuôi gà nói riêng cũng không ngừng phát triển. Từ chăn nuôi theo
phương thức quảng canh, chăn thả tự nhiên đã chuyển sang phương thức chăn
nuôi theo hướng hàng hóa theo quy mô lớn, nhằm đáp ứng được nhu cầu đòi
hỏi của toàn xã hội. Những đột phá về mặt công nghệ tạo con giống, thức ăn,
thiết bị, chuồng trại cũng như kĩ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đã tạo đà cho
ngành chăn nuôi phát triển. Phương thức sản xuất cũ đã không còn phù hợp
nữa và dần dần được thay thế bằng phương thức chăn nuôi mới cho năng suất,
hiệu quả cao hơn.
Chăn nuôi công nghiệp có thể hiểu là: phương thức chăn nuôi dựa trên
cơ sở thâm canh, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích chuồng trại, sử dụng
các giống cao sản để tạo ra năng suất, hiệu quả cao trong một thời gian ngắn nhất,
cùng với sự đầu tư về trang thiết bị chuồng trại hiện đại, tự động hóa một số khâu
của quá trình chăn nuôi. Thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi công nghiệp là
thức ăn được chế biến theo phương pháp công nghiệp, điều kiện môi trường chăn
nuôi được chủ động điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
2.1.2.2 Một số đặc trưng cơ bản của chăn nuôi công nghiệp
Với ưu thế cho ra sản phẩm nhanh, năng suất cao, phương thức chăn
nuôi theo hướng công nghiệp đã được người chăn nuôi sớm chấp nhận. Các
nhà khoa học đã tạo ra một bước đột phá trong công nghệ sản xuất con giống
và thức ăn phù hợp với phương thức chăn nuôi này. Kết quả là rút ngắn được
thời gian chăn nuôi, sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn cùng với việc giảm
thiểu các chi phí trong quá trình sản xuất, từ đó làm tăng lợi nhuận cho người
chăn nuôi. Cùng với thời gian, các thành tựu về khoa học kĩ thuật phục vụ cho


14


ngành chăn nuôi đã không ngừng phát triển và cho đến nay kết quả đã vượt xa
so với mức khởi đầu.
Việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong quá trình
chăn nuôi, cùng với việc đầu tư đồng bộ về trang thiết bị trong sản xuất và
tính chuyên môn hóa cao trong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả nhất trong
chăn nuôi, cụ thể:
- Về chuồng trại: chuồng trại được thiết kế xây dựng theo quy mô lớn,
hiện đại và đáp ứng tốt cho việc sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Các
điều kiện sống cho vật nuôi như chế độ ánh sáng, nhiệt độ, nước được cung
cấp chủ động, khoa học phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
Nhìn chung về chuồng trại trong chăn nuôi công nghiệp có vai trò hết sức
quan trọng vì nó thường xuyên được tập trung ở mật độ cao, các con vật nuôi
trong một không gian hẹp, do đó chuồng trại phải được bố trí một cách khoa
học nhằm tạo ra một môi trường sống phù hợp từng giai đoạn tăng trưởng của
vật nuôi.
- Thức ăn trong chăn nuôi công nghiệp: thức ăn có vai trò vô cùng quan
trọng quyết định đến sự thành bại của việc chăn nuôi. Trong chăn nuôi thức
ăn chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm. Nguồn thức ăn được lựa chọn rất
kĩ, được xử lý và chế biến một cách khoa học với hàm lượng dinh dưỡng cân
đối và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi cũng như với mục
đích của quá trình chăn nuôi. Các loại thức ăn sạch không có mầm bệnh, chủ
yếu dưới dạng thức ăn đã được pha trộn hoàn chỉnh.
- Về con giống: Là những loại con giống cao sản, cho năng suất cao.
Hiện nay, việc tạo ra con giống chủ yếu là áp dụng các tiến bộ khoa học tiên
tiến, tận dụng tối đa ưu thế lai nhằm tạo ra các con giống có chất lượng và
phẩm chất tốt tùy theo hướng sản xuất đã được xác định.


15


- Về vốn đầu tư: có một lượng vốn đầu tư nhất định, ngoài xây dựng hệ
thống chuồng trại hoàn chỉnh, đầy đủ, còn cần một nguồn vốn khá lớn để mua
con giống và thức ăn.
- Về tình hình thú y phòng bệnh: người chăn nuôi phải có kiến thức cơ
bản về thú y, phòng bệnh nhất định, cũng như việc phải tuân thủ hoàn toàn
những quy định về phòng dịch bệnh cho trang trại của mình và luôn có
phương án chủ động đối phó ngay mỗi khi dịch bệnh xảy ra tránh những rủi
ro mà chăn nuôi mang lại.
2.1.3 Vai trò của ngành chăn nuôi
Trong ngành nông nghiệp có hai ngành chính đó là trồng trọt và chăn
nuôi. Ngày nay theo sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của nhân dân ngày
một tăng dó đó trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân cũng dần có sự
thay đổi. Càng ngày tỷ trọng về lượng thực trong bữa ăn càng có xu hướng
giảm xuống nhường chỗ cho các sản phẩm từ chăn nuôi có tỷ lệ đạm cao. Do
dó vai trò của ngành chăn nuôi càng không ngừng tăng lên.
- Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục
vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người. Trong cuộc sống hàng ngày con
người cần các chất dinh dưỡng để tồn tại và phát triển. Trong đó có hai nguồn
chính cung cấp chất dinh dưỡng đó là từ thực vật và động vật. Chăn nuôi cung
cấp cho xã hội nguồn protein có nguồn gốc động vật. Đây là nguồn thức ăn có
giá trị dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với nhu cầu cuộc sống hàng ngày
của con người. Chăn nuôi các sản phẩm như: thịt, trứng, sữa cho nhu cầu
hàng ngày. Theo FAO, mỗi ngày một người cần nhận được bình quân là
3000kcal thịt, ở các nước phát triển như: Mỹ, Nhật,…trong khẩu phần ăn
hàng ngày đạt 90g protein, trong đó 2/3 là protein có nguồn gốc động vật do
chăn nuôi mang lại. Điều này cũng phần nào nói lên tầm quan trọng của chăn

nuôi đối với cuộc sống hàng ngày của con người.

16


- Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến
và các ngành công nghiệp khác phát triển. Chăn nuôi cung cấp xương, da,
lông, sừng…cho các ngành công nghiệp nhẹ và cung cấp đầu vào khác như
thịt, trứng, sữa cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Do vậy khi
chăn nuôi phát triển kéo theo các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Một
cách khác, có thể nói sự phát triển của ngành chăn nuôi sẽ kích thích một số
ngành công nghiệp phát triển.
- Chăn nuôi cung cấp cho nền kinh tế quốc dân một khối lượng sản
phẩm xuất khẩu góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Tùy theo lợi thế so sánh
của mỗi quốc gia, các nước trên thế giới đều cho xuất khẩu những sản phẩm
có ưu thế trên thị trường thế giới nhằm thu ngoại tệ về cho đất nước hoặc có
thể trao đổi lấy các sản phẩm công nghiệp khác đầu tư lại cho ngành nông
nghiệp. Ở nước ta từ trước đến nay chủ yếu vẫn là xuất khẩu những sản phẩm
từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, vấn đề xuất khẩu thịt gia cầm nói chung và
thịt gà nói riêng hầu như chưa có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế
do chăn nuôi gia cầm ở nước ta còn nhỏ lẻ, năng suất thấp, giá thành cao cùng
với chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Phát triển chăn nuôi giúp tận dụng tốt những sản phẩm từ trồng trọt,
tận dụng được các phế phụ phẩm trong sinh hoạt hàng ngày để tạo ra các sản
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ cho đời sống con người. Khi chăn
nuôi phát triển, các sản phẩm phụ của ngành trồng trọt có giá trị kinh tế thấp
sẽ được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi. Điều này làm tăng giá trị sản xuất
cho ngành trồng trọt và hơn nữa là tạo ra cho xã hội một lượng sản phẩm chăn
nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, rất cần cho con người .
- Chăn nuôi cung cấp một lượng phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt.

Trong sản xuất nông nghiệp thì hai ngành chính cấu thành nên nó là ngành
trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm vừa qua, do sự tăng nhanh của dân
số, vấn đề đảm bảo an toàn lương thực đã gây nên một sức ép rất lớn cho

17


ngành trồng trọt. Điều này dẫn đến việc sử dụng một cách ồ ạt các chất hoá
học nhằm làm tăng năng suất cây trồng đã làm cho tài nguyên đất bị bóc lột
một cách quá mức dẫn đến cạn kiệt. Phân hữu cơ từ phân gia súc, vật nuôi đã
giúp bù đắp một phần chất mùn rất lớn bị con người khai thác thông qua quá
trình sản xuất, làm góp phần làm tăng độ mùn cho đất, cải tạo đất. Như vậy để
có một ngành nông phát triển bền vững thì không thể xem nhẹ vai trò của
ngành chăn nuôi trong tổng thể phát triển của ngành nông nghiệp nói chung.
- Chăn nuôi phát triển giúp tạo ra những thay đổi về cơ cấu lao động
trong xã hội, trong nội bộ ngành nông nghiệp. Khi chăn nuôi phát triển giúp
tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho người lao động. Nước ta là một nước nông
nghiệp, do đó lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm một tỷ trọng rất
lớn trong cơ cấu lao động. Lực lượng lao động này chịu ảnh hưởng rất nhiều
về tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Sau khi hết mùa vụ, trong nông
thôn có một lượng lao động rất lớn hết việc làm. Một phần trong số đó đã đi
ra thành phố làm thuê để kiếm thêm thu nhập, phần còn lại sẽ bị lâm vào tình
trạng hết việc tạm thời và gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho xã hội. Khi
chăn nuôi phát triển giúp tạo ra công ăn việc làm cho các lao động ngay trong
nội bộ vùng. Việc phát triển ngành chăn nuôi sẽ kéo theo các hoạt động dịch
vụ hỗ trợ khác cũng phát triển. Điều này sẽ có tác động tích cực làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn, giúp cho
người dân giàu trên chính quê hương của họ.
- Chăn nuôi đem lại nguồn lợi và tạo ra nguồn thu nhập bằng tiền cho
nông dân. Hiện nay chăn nuôi của các hộ gia đình ở nước ta tuy chưa có lãi

cao nhưng đã là nguồn thu nhập bằng tiền và góp phần làm tăng nguồn lợi
cho các hộ nông dân ở vùng nông thôn.
Số liệu điều tra của Viện kinh tế nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và
PTNT đối với 240 hộ của 8 xã vùng đồng bằng Sông Hồng năm 2001 cho
thấy: Trong tổng thu nhập hàng năm của hộ thì thu nhập từ nông nghiệp

18


chiếm 52.6% trong đó thu nhập từ chăn nuôi chiếm 83.8% từ trồng trọt là
16.2%. Như vậy chăn nuôi đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân.
2.1.4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của chăn nuôi gà thịt theo hướng công nghiệp
Nếu nói đơn thuần chăn nuôi gà thả vườn, chúng ta đều hiểu đó là hình
thức chăn nuôi quảng canh, giống gà được nuôi là gà giống địa phương,
chuồng trại đơn giản và hiệu quả chăn nuôi thấp.
Chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp là một phương pháp chăn nuôi
tiên tiến nhất hiện nay. Tất cả các khâu trong quá trình chăn nuôi đều được
thực hiện với tính chuyên môn hóa cao, cùng với kỹ thuật phải đảm bảo hết
sức nghiêm ngặt theo đúng tiêu chuẩn đã đặt ra.
- Con giống: Con giống được coi là bước đột phá, là yếu tố quan trọng
đem lại hiệu quả chăn nuôi cao của hình thức chăn nuôi này. Qua lai tạo, chọn
lọc các giống gà địa phương, các nhà khoa học đã tạo ra các giống gà mới có
sức chống chịu cao với môi trường, dễ thích nghi với các vùng tiểu khí hậu
khắc nghiệt, nóng và ẩm, dễ nuôi, ít bệnh tật, cho năng suất thịt, trứng cao,
phù hợp với các phương thức chăn nuôi khác nhau (nuôi công nghiệp, nuôi
bán công nghiệp, nuôi chăn thả tự nhiên).
Các giống gà Sasso, ISA( Pháp), Kabir( Irael), gà Tam Hoàng, Lương
Phượng Hoa( Trung Quốc),… các giống này gọi tên chung là giống gà vườn
có màu lông nâu vàng, da vàng, chân vàng( gần giống như gà địa phương), rất
dễ nuôi, có năng suất hơn hẳn gà địa phương: Một gà mái sản xuất ra từ 155210quả/năm, gà thương phẩm nuôi đến 63-70 ngày đạt khối lượng từ 2,0-2,3

kg/ con, tiêu tốn 2,3-2,7kg thức ăn/ 1kg tăng trọng, chất lượng thịt thơm ngon
hiện đang được nhiều nước trên thế giới ưa dùng.
-Về thức ăn: Có thể nói thức ăn chính là yếu tố quan trọng nhất cho
việc hình thành và phát triển của phương thức chăn nuôi này. Việc áp dụng
các tiến bộ khoa học vào trong quá trình sản xuất thức ăn, đã cho phép những
công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi cho ra những sản phẩm với chất lượng
cao, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

19


- Công tác thú y, phòng bệnh: Tiêm vacxin, uống thuốc phòng bệnh
đúng quy trình thú y được áp dụng cho phương thức chăn nuôi này cũng góp
phần không nhỏ vào kết quả thu được trong chăn nuôi. Theo tài liệu về hiện
trạng chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam và định hướng phát triển của cục KNKLBộ NN và PTNT, chăn nuôi gà theo phương thức truyền thống khi không có
áp dụng tiêm phòng và uống thuốc phòng tỷ lệ hao hụt của đàn gà từ 55-60%.
Thực hiện đúng lịch tiêm phòng vacxin, nhỏ Lasota, phòng bệnh cầu trùng,
tẩy giun, sán… đảm bảo cho con gà sống khỏe mạnh có sức chống chịu tốt.
Đồng bộ với các TBKT trên, hệ thống các trạm thú y, các cửa hàng
dịch vụ phục vụ vật tư, thuốc thú y chăn nuôi phải được phát triển thành một
hệ thống hoàn chỉnh để đáp ứng được yêu cầu phòng và chống dịch bệnh cho
hình thức chăn nuôi này.
- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng: Do mục đích chăn nuôi là sản xuất
hàng hóa nên hộ nông dân đã tổ chức chăn nuôi gà theo lứa, xuất gà theo lứa,
theo ngày đủ tuổi giết thịt. Giai đoạn gà con từ 1 ngày tuổi đến 21-30 ngày
tuổi, gà được nuôi úm, nhân dân ta còn gọi là gột gà. Giai đoạn này cần phải
nuôi trong nhà có điện, để chiếu sáng cho gà ăn suốt ngày đêm và còn có tác
dụng sưởi ấm. Tùy theo từng mùa chăn nuôi mà mức độ sử dụng điện chiếu
sáng cũng như điện sưởi khác nhau, có thể dùng than đốt lò để sưởi.
Quy trình chăn nuôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và trở thành TBKT

chuyển giao cho người nông dân trong những năm gần đây. Quy trình chăn
nuôi được phân tách cho từng lứa tuổi, từng mục đích chăn nuôi: Như nuôi
lấy thịt hay sinh sản, nuôi gà con, gà giò hậu bị.
2.1.5 Quá trình phát triển của gà thịt
Quá trình phát triển của gà thịt được chia làm ba giai đoạn theo tác phẩm:
“ Kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản hướng thịt’’, nhà nông.net, 2008 đã viết.
* Giai đoạn từ 1 ngày đến 4 tuần tuổi

20


Úm gà con: Đây là một trong các giai đoạn cực kỳ quan trọng, do khả
năng điều tiết của cơ thể gà còn hạn chế và sức đề kháng chưa cao. Vì vậy,
chúng ta cần chú ý nhiệt độ chuồng úm bằng cách quan sát mức độ phân tán
của đàn gà quanh chụp úm hay đèn úm.
* Giai đoạn 5 đến 8 tuần tuổi: Gà ăn nhiều, lớn nhanh và bắt đầu hoàn
thiện dần bộ lông. Đây cũng là giai đoạn thả gà ra vườn (nên thả gà lúc trời
vẫn nắng) để cho gà tự tìm thêm nguồn thức ăn trong vườn, nhằm tạo ra
hương vị cho sản phẩm, đồng thời trong khẩu phần thức ăn chúng ta có thể
giảm lượng bột cá và tăng cường thức ăn hạt.
* Giai đoạn 9 tuần tuổi đến giết thịt: Giai đoạn này chúng ta cũng cần
cho gà ăn tự do với mức ME khoảng 3050 – 3100 Kcal / kg thức ăn và mức
protein khoảng 16 – 17%. Trong khẩu phần chúng ta cần tăng cường bắp
vàng, đậu nành và giảm lượng bột cá (dưới 3%) để chất lượng thịt được thơm
ngon, không có mùn tanh của bột cá.
2.1.6 Vai trò của tiêu thụ gà thịt
- Tiêu thụ gà thịt là mục đích và động lực cho sản xuất chăn nuôi gà phát
triển.
- Đáp ứng tiêu dùng hàng ngày cho con người. Đảm bảo lợi ích của
người sản xuất và các tác nhân tham gia vào quá trình tiêu thụ. Người tiêu

dùng khi tiêu dùng thịt gà sẽ có những lợi ích sau:
+ Theo các nhà dinh dưỡng học thì thịt gà ngoài những chất anbumin,
chất béo ra còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit niken, canxi, được cơ thể
con người hấp thu nhanh để tiêu hóa. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao.
+ Theo đông y thì thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, làm
mạnh phổi, chữa băng huyết, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ
khí, bổ huyết và bổ thận.
Các nhà dinh dưỡng xếp thịt gà vào nhóm thịt trắng chứa ít cholesterol
và ít có hại cho sức khoẻ như thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt dê…)

21


Thịt gà là nguồn protein rất tốt, ngoài ra nó còn có chứa nhiều calcium
kẽm, phosphore va potassium. Trong thịt gà còn chứa một lượng lớn
Trytophan, có tác dụng hơn khi bụng đói.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1.1 Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới và ở
Việt Nam có xu hướng phát triển mạnh mẽ nhờ những tiến bộ về di truyền
chọn lọc giống và các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn. Theo số liệu
của FAO, tốc độ tăng sản lượng thịt gia cầm là nhanh nhất, trong 3 năm
(1998 – 2000) tăng 7% / năm, trong đó 85,6% là thịt gà, còn lại là 14,4% là
các gia cầm khác. Giá thịt gà trên thế giới có xu thế giảm qua các năm: tính
đến năm 1999 giá thịt gà trên thế giới chỉ bằng 71,4% giá thịt gà năm 1997
và thấp hơn so với các loại thịt khác. Năm 1999 giá thịt gà chỉ bằng 29,21%
so với thịt lợn và bằng 31,76% so với thịt đại gia súc.
Mức tiêu thụ gà thịt trên thế giới dự kiến sẽ tăng hơn trong những năm
tới, nhất là khu vực các nước đang phát triển và các nước nghèo do sản phẩm

thịt có giá thành rẻ. Mặt khác, do nhiều nước đang có sự tăng trưởng về kinh
tế nhanh, tăng thu nhập trên một đầu người, kết hợp với chủ trương tăng
cường chăm sóc sức khỏe của con người thì nhu cầu về dinh dưỡng, về
protein tăng hơn nên nhu cầu về thịt gà trong những năm tới sẽ tăng nhanh,
phù hợp với những người dân có thu nhập không cao.
Do đặc điểm địa lý, khí hậu, truyền thống dân tộc, khả năng đầu tư và
trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong chăn nuôi cùng thói quen tiêu
dùng, mà đàn gia cầm được phân bổ không đồng đều. Trên 50% gà thế giới
được nuôi ở châu Mỹ, rồi đến một số nước Tây Âu. Trong khi đó gà lông màu
nuôi theo hình thức trang trại công nghiệp, nuôi thả vườn có áp dụng TBKT
và gà địa phương được nuôi tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc và một số
nước châu Á.

22


Tình hình sản xuất thịt gà của một số nước lớn trên thế giới được thể
hiện thông qua bảng:
Bảng 2.1: Sản lượng thịt gia cầm của một số nước đứng đầu thể giới năm 2006
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9


Tên nước

Sản lượng thịt (ngàn tấn)
Cơ cấu( %)
Mỹ
16.471
24,77
Trung Quốc
11.660
17,53
Châu Âu
8.832
13,28
Brazil
5.860
3,65
Trung Cận Đông
2.429
8,81
Mêhicô
2.036
3,06
Thái Lan
1.220
1,83
Nam Phi
1.150
1,73
Các nước khác
16.842

25,34
Tổng cộng
66.500
100
Nguồn: www.fao.org.com kết hợp với tính toán của tác giả
Số liệu trong bảng cho thấy: Trong 10 năm qua, châu Á mà chủ yếu là

Trung Quốc và Thái Lan đã trở thành hai nước xuất khẩu chính về thịt gà,
trứng. Tuy nhiên, châu Á là nơi tiêu thụ trứng và thịt gà thấp nhất, lượng tiêu
dùng trứng trung bình của thế giới là 6kg/người/năm, của châu Âu và Bắc Mỹ
là 12kg/người/năm. Tương tự như vậy, mức tiêu dùng thịt gà trung bình của
châu Á dưới 4kg/người/năm, trong khi tiêu dùng bình quân thế giới là 8kg;
của châu Âu là 15kg và của Bắc và Trung Mỹ là 31kg. Điều này cho thấy
châu Á có nhiều lợi thế trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm trên quy mô
lớn để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngay tại châu lục mình.
Một số thành tựu khoa học công nghệ của thế giới đã đạt được trong
chăn nuôi gia cầm:
+ Có thể nói hơn nửa thập kỷ qua, không có ngành chăn nuôi nào lại
đạt tốc độ phát triển nhanh cả về số lượng cũng như chất lượng như ngành
chăn nuôi gia cầm, trong đó thành tựu khoa học và công nghệ đã giữ vai trò
quyết định. Trước hết phải nói về công tác giống đối với gia cầm, đối tượng
vật nuôi đã và đang được áp dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất các tiến bộ
của di truyền trong công tác chọn lọc, lai tạo giống mới và sử dụng ưu thế lai

23


để tạo ra các tổ hợp lai tối ưu đối với các gia cầm chuyên trứng, chuyên thịt,
cũng như để cải tạo các giống gia cầm địa phương.
+ Công nghệ sản xuất thức ăn gia cầm ngày nay đã phát triển đến mức

hoàn chỉnh, cung cấp thức ăn cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi gia cầm, đảm
bảo nhu cầu dinh dưỡng cân đối, hợp lý và góp phần quyết định tới việc tăng
hiệu quả chăn nuôi và nâng cao chất lượng thịt, trứng.
Việc cải tiến điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đưa ra các quy trình kỹ
thuật chăn nuôi phù hợp đã góp phần làm tăng tỷ lệ nuôi sống, tăng năng suất và
hiệu quả trong chăn nuôi. Ngày nay chăn nuôi gia cầm đã có sự đảm bảo bởi
việc sử dụng hợp lý các loại vacxin và kháng sinh để khống chế các bệnh và bảo
đảm yêu cầu an toàn sinh học cho chăn nuôi. Công nghệ sinh học đã góp phần
cải thiện đáng kể thành quả công tác ấp trứng nhân tạo, nuôi dưỡng gia cầm.
Việc hiện đại hóa, tự động hóa khâu giết mổ và chế biến sản phẩm gia
cầm cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành gia cầm phát triển.
2.2.1.2 Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam
- Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam
Trong quá trình đổi mới vừa của nước ta qua ngành chăn nuôi, đặc biệt
là chăn nuôi gia cầm đã phát triển rất mạnh. Chăn nuôi gà nói riêng và chăn
nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí
quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta.
Tăng trưởng giai đọan 2001-2005 đạt 2,74% về số lượng đầu con, trong đó
giai đọan trước dịch cúm tăng 9,02% và giảm trong dịch cúm gia cầm 6,67%.
Sản lượng đầu con đã tăng từ 158,03 triệu con năm 2001 và đạt cao nhất vào
năm 2003: 185,22 triệu con. Do dịch cúm gia cầm, năm 2004, đàn gà giảm
còn 159,23 triệu con, bằng 86,2% năm 2003; năm 2005, đàn gà đạt 159,89
triệu con, tăng 0,9% so với năm 2004.

24


Bảng 2.2 : Sản lượng sản phẩm gia cầm phân theo địa phương
ĐVT: Nghìn con
Chỉ tiêu

CẢ NƯỚC

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007 Sơ bộ 2008

196188 218102 233287 254610 218153 219911 214565 226027

247320

Đồng bằng sông Hồng

54742 58952 61994 67951 61251 64465 61151 64303

68640

Trung du và miền núi phía Bắc


34514 40387 43116 47591 45218 47835 48026 51693

55447

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

40385 44870 49279 57005 53300 54392 48335 49889

52509

Tây Nguyên

6102

7415

8440 10059

8682

8729

7807

8159

9552

Đông Nam Bộ


16434 19761 20467 20541 14142 13143 12868 12118

13645

Đồng bằng sông Cửu Long

44011 46717 49991 51463 35561 31347 36378 39867

47527

Nguồn: Tổng cục thống kê

25


×