BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Tìm hiểu tình hình sản xuất lương thực của nông dân
tại xã Hòa Sơn huyện Krông Bông tỉnh Đăk lăk
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hành:
Lớp:
MSSV:
1
Mục lục
PHẦN THỨ NHẤT 3
MỞ ĐẦU 3
Đặt Vấn Đề 3
Mục Tiêu Nghiên Cứu 4
Phạm Vi Nghiên Cứu 4
PHẦN THỨ HAI 5
Cơ Sở Lý Luận 5
Phương Pháp Nghiên Cứu 8
PHẦN THỨ BA 10
Đặc Điểm Địa Bàn Nghiên Cứu 10
3.1.1.1.Vị trí địa lý 10
3.1.1.2Điều kiện khí hậu 10
3.1.1.3.Địa hình 11
3.1.3.1.Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo 12
3.1.3.2.Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn 13
Kết Quả Nghiên Cứu 17
Những Đề Xuất Giải Pháp Để Phát Triển Sản Xuất Lương Thực Tại Xã Hòa Sơn 24
KIẾN NGHỊ 27
PHẦN THỨ TƯ 29
KẾT LUẬN 29
2
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
Đặt Vấn Đề
Đảm bảo lương thực đang là một vấn đề mang tính toàn cầu. Theo thống kê vào
năm 2050 thế giới sẽ có hơn 9 tỷ người sinh sống, câu hỏi đặt ra là tìm đâu ra sản
lượng lương thực cung cấp để nuôi sống đủ mọi người?
Việt Nam có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời đóng vai trò quan trọng là nền tảng
vững chắc cho công cuộc phát triển của đất nước, 60% dân số làm nông nghiệp đóng
góp 20,6% GDP năm 2010 giá trị xuất nhập khẩu 19,15 tỷ USD.Chiến lược phát triển
nông nghiệp nông thôn Việt Nam 2011-2020 (MARD QĐ số 3310/BNN-KH ngày
12/10/2009) đối với ngành sản xuất lương thưc là “Phát triển sản xuất lúa gạo Việt
Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương
thực.” Trên cơ sở tính toán cân đối giữa nhu cầu tương lai của đất nước và dự báo nhu
cầu chung của thế giới nhằm đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong mọi
tình huống, đảm bảo quyền lợi hợp lý của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo và
xuất khẩu có lợi nhuận cao, đảm bảo sản lượng lúa đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn
lúa trên diện tích canh tác 3,7 triệu ha.
Sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam, không
những đủ cho nhu cầu trong nước mà còn có khối lượng lớn cho xuất khẩu. Tuy nhiên
để đảm bảo được an ninh lương thực ở cấp hộ gia đình trên phạm vi cả nước vẫn đang
còn là một vấn đề lớn, đặc biệt ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.: cần nói rõ vai
trò của lương thực hơn nữa để thấy lương thục và sản xuất ra lương thục đảm bảo an
ninh luong thực là rất cần thiết, và tại sao nó lại là vấn đề quan trọng tại hòa sơn
Xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đak Lak, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa nhưng bị phân hóa do sát dãy núi ChưyangSin. Sản xuất nông nghiệp là hoạt
động chủ yếu của nông dân nhưng mang tính thời vụ và còn manh mún, nhỏ lẻ, sử
dụng công cụ thô sơ chưa có điều kiện đưa máy móc hiện đại vào sản xuất, việc áp
dụng khoa học – kỹ thuật chưa phổ biến nên năng suất cây trồng còn thấp. Đất đai
không thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê,cao
3
su,hồ tiêu, điều…, chỉ thích hợp việc phát triển cây lương thực nhất là trồng cây lúa
nước. Vì thế “Tìm hiểu tình hình sản xuất lương thực của nông dân tại xã Hòa Sơn,
huyện KrôngBông, tỉnh Đăklăk”. là vấn đề cấp thiết nhằm thất được vai trò quan trọng
của việc sản xuất lương thực của hộ nông dân vào việc phát triển kinh tế ở nơi đây.
Mục Tiêu Nghiên Cứu
- Tìm hiểu tình hình sản xuất lương thực của hộ nông dân ở xã Hòa Sơn
huyện Krông Bông tỉnh ĐăkLăk.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn mà hộ nông dân gặp phải.
- Đề xuất giải pháp để phát triển sản xuất lương thực, nâng cao đời sống nhân
dân.
Phạm Vi Nghiên Cứu
1.1.1. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình dân số, lao động và nhân khẩu ăn theo.
- Tình hình sản xuất lương thực:
+ Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lương thực.
+ Tình hình năng suất cây cây lương thực.
+ Tình hình thu nhập từ cây lương thực
+ Chi phí cho sản xuất cây lương thực.
- Tình hình vay vốn.
- Tình hình khuyến nông.
1.1.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu năm: 2011
1.1.3. Không gian nghiên cứu
- Xã Hòa Sơn- Huyện Krông Bông- Tỉnh Đăk Lăk
4
PHẦN THỨ HAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ Sở Lý Luận
Sau 25 năm đổi mới (1986-2010), Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao
trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực. Sản lượng lương thực
Việt Nam không những đủ cho nhu cầu trong nước mà còn có khối lượng lớn cho xuất
khẩu. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000 lên 501 kg năm 2008.
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo và các sản phẩm sắn (tinh bột sắn và sắn
lát) đứng thứ hai trên thế giới sau một thời gian dài thiếu lương thực.
2.1.1. Khái niệm về lương thực và cây lương thực
- Lương thực là những sản phẩm nông nghiệp nuôi sống con người
Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho
người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu
phần thức ăn cho toàn dân số trên thế giới.
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất.
Cây lương thực quan trọng thứ hai là ngô đang có xu hướng tăng ở Đồng bằng
sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.
Cây lương thực quan trọng thứ ba là cây sắn đang có xu hướng tăng ở vùng Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và trung du Bắc Bộ. Cây lương thực quan trọng
thứ tư là khoai lang có xu hướng giảm ở hầu hết các vùng. Những cây lương thực,
thực phẩm lấy củ và lấy hạt khác (như khoai tây, khoai môn, khoai mỡ, dong
riềng, hoàng tinh cao lương, lúa mì, lúa miến, lúa mạch) chiếm tỷ trọng không
nhiều.
2.1.2 Khái niệm Hộ và hộ nông dân
Khái niệm về hộ
Có rất nhiều khái niệm về hộ được đưa ra:
5
Theo Martin (1988) thì hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản
xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác.
Theo Harris, ở viện nghiên cứu phát triển trường Đại học tổng hợp Susex (Lon
Don- Anh) cho rằng: “ Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”
Theo Raul Iturna, giáo sư trường đại học tổng hợp Liôbon khi nghiên cứu
cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số nước châu Á đã chứng minh
“Hộ là một tập hợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau
trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng”
Qua các quan điểm khác nhau về khái niệm hộ trên, có thể rút ra một số đặc
trưng về hộ.
- Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng huyết tộc.
- Hộ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà.
- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.
- Cùng tiến hành sản xuất chung.
Khái niệm về hộ nông dân:
Nghị quyết X của BCT (05/04/1988) ra đời đã khẳng định hộ nông dân là một
đơn vị kinh tế cơ sở là những hộ sống ở nông thôn, có ngành sản xuất chính là
nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu là nghề nông. Các thành viên
trong hộ gắn bó với nhau chặt chẽ bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống ràng buộc
bởi phong tục tập quán về gia dình dòng tộc, truyền thống đạo đức lâu đời. nghoài
ra hộ nông dân là nơi lưu truyền và giữ gìn bản sác văn hóa dân tộc, mang đậm nét
đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
2.1.2. Vì sao phải nghiên cứu về sản xuất lương thực ở nông thôn?
Giải quyết và đảm bảo an toàn lương thực cho nhân dân, khai thác tiềm
năng đất đai và sử dụng hợp lý các nguồn lao động dồi dào ở nông thôn.
Tìm kiến việc làm và nâng cao đời sống cho đa số dân cư đang sống ở nông thôn.
Giải quyết vấn đề nghèo đói, phát triển một nền nông nghiệp mở rộng, coi
đó là một nguồn tăng trưởng kinh tế.
6
Đối tượng sản xuất lương thực là những sinh vật, muốn đạt năng suất và
hiểu quả thì con người phải chăm sóc kỹ lưỡng, đúng lúc, đúng cách, đúng kỹ
thuật …
2.1.3. Nguồn tài nguyên của sản xuất lương thực ở nông thôn.
Đất đai của hộ nông dân nhỏ bé, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông. Quy mô sản xuất
ở phạm vi gia đình là chủ yếu, bình quân đất nông nghiệp cho một nhân khẩu của
một hộ nông dân ở nước ta còn rất thấp.
- Lao động: các hộ nông dân thường sử dụng lao động trong gia đình. Một
lao động cảu hộ thường nuôi từ 3-4 nhân khẩu. Đây là khó khăn của hộ
nông dân trong sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn vốn sản xuất:
+ Vốn là tư liệu sản xuất của quá trình tái sản xuất kinh tế hộ.Đại bộ phận
hộ nông dân có khả năng tích luy tập trung vốn rất thấp.Tích lũy vốn không
phải trên một nền nông nghiệp thặng dư, sự tích lũy còn do sự chắt góp của
nông dân. Tình trạng vay nặng lãi vẫn còn khá phổ biến ở nông thôn.
+ Hệ thống công cụ vẫn còn mang tính truyền thống và là nguồn vốn cố
định của hộ nông dân, nó còn thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất nông nghiệp.
+ Kỹ thuật canh tác: Nhìn chung kỹ thuật canh tác của nông dân vẫn còn
mang nặng tính chất truyền thống.
+ Môi trường sản xuất: Các thị trường vốn, lao động tự nhiên sản xuất chậm
và kém phát triển ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm nông nghiệp.
- Thu nhập: Chủ yếu phụ thuộc vào kết quả sản xuất, nó quy định mức sống,
khả năng tiêu dung, tích lũy, tái sản xuất của hộ nông dân. Cơ cấu sản xuất
quyết định cơ cấu thu nhập của hộ nông dân.
- Cần nói lương thực là gì, cây lương thực là gì, các yếu tố ảnh hưởng đến
sản xuất cây lương thực
7
Phương Pháp Nghiên Cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp bao gồm:
- Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
- Báo cáo về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội
- Báo cáo về tình hình sử dụng đất đai
- Các tài liệu khác có liên quan
Được thu thập từ UBND xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
+ Phỏng vấn trực tiếp nông hộ.
+ Từ số liệu năm băt tổng hợp: là gì cần nói cụ thể hơn
2.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu
Quá trình điều tra và thu thập số liệu được tiến hành trong 4 thôn, buôn trên
tổng số 15 thôn, buôn tại xã. Những thôn được điều tra là: thôn 1, 8, 10 và buôn Ja.
Đây là những thôn tiêu biểu đại diện cho toàn xã, trong đó có 2 thôn phát triển
nhất là thôn 1 và 8, thôn 10 được xếp là thôn trung bình của xã, buôn Ja là buôn
châm phát triển nhất (theo tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo chính thức của xã
Hòa sơn năm 2010, theo chuẩn nghèo 2011-2015).
Phương pháp chọn hộ điều tra:
Theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, chọn đại diện 100 hộ (lấy 15%
xem lại, em và nhóm điều tra bao nhiêu hộ, mâu thuẫn với số liệu phân tich ở
dưới trang 15 trở đi: trong tổng số hộ của 4 thôn) hộ nào cũng có thể được điều
tra. Mỗi thôn chọn ra 25 hộ, việc lựa chọn hộ điều tra bằng cách đi điều tra từng hộ
trong thôn, hộ nào có người ở nhà thì tiến hành điều tra hộ đó. Đây là hình thức
thu thập số liệu 1 cách ngẫu nhiên các hộ trong thôn có xác suất chọn mẫu như
nhau.
Chỉ tiêu phân loại hộ
Thủ tướng vừa ký quyết định ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp
dụng cho giai đoạn 2011-2015. Theo đó, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu
8
nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4,8 triệu đồng/người/năm) trở
xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (6 triệu đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 -
520.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình
quân từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng. Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên
là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội
khác. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2011.
Dựa vào tình hình cụ thể của các hộ trong xã để phân loại nhóm hộ như sau:
Nhóm hộ nghèo: <401000 VNĐ/người/tháng
Nhóm hộ trung bình: Từ 401000 đến 520000 VNĐ/người/tháng
Nhóm hộ khá và giàu: >520000 VNĐ/người/tháng
Số mẫu được chọn là 120 hộ thuộc xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐăkLăk.
2.1.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.
- Phương pháp thống kê mô tả.
2.1.4 Phương pháp phân tích
- Từ số liệu thu thập được nhận xét, đánh giá tình hình.
- So sánh các kết quả đó.
2.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Thu nhập bình quân /hộ = Tổng thu nhập của các hộ/ Tổng số hộ
- Bình quân lao động /hộ = Tổng số lao động của các hộ/ Tổng các hộ
- Tổng diện tích bình quân/hộ = Tổng diện tích của các hộ/ Tông số hộ
- Năng suất (tấn/ha)= Tổng sản lượng/ Tổng diện tích
9
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc Điểm Địa Bàn Nghiên Cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hòa Sơn nằm trên tỉnh lộ 12 và thuộc Huyện Krông Bông cách trung tâm
Huyện Krông Bông khoảng 4 km về phía Đông.
- Phía Đông: giáp thị trấn Krông Kmar.
- Phía Tây: giáp xã Ea Trul.
- Phía Nam: giáp dãy núi Cư Yang Sin
- Phía Bắc: giáp xã Khuê Ngọc Điền, Xã Hòa Tân.
Tổng diện tích toàn xã là 5.369 ha (số liệu kiểm kê ĐĐ 2010).
3.1.1.2 Điều kiện khí hậu
Xã Hòa Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do sự nâng lên
của địa hình ở độ cao trung bình từ 245 - 260 mét (so với mặt nước biển) nên có
đặc điểm rất đặc trưng của chế khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Về đặc điểm
khí hậu thuỷ văn khu vực này có một số khác biệt so với khu vực khác như sau:
*Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình trong năm 25,7
0
C
- Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 28,7
0
C
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 22,3
0
C
10
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38,5
0
C
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 12,6
0
C
*Độ ẩm:
Độ ẩm không khí tương đối ở xã Hòa Sơn nói riêng, vùng cao nguyên nói
chung bình quân năm khoảng 81%. Độ ẩm tương đối trung bình có giá trị số lớn
nhất vào tháng 9 khoảng ( 92%) và thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4 khoảng (70% -
79%) biến trình ẩm của không khí phù hợp với biến trình mưa ở đây và ngược lại
với biến trình của nhiệt độ trung bình năm độ ẩm thấp nhất 25% tháng mùa khô và
dưới 41% trong các tháng mùa mưa
3.1.1.3. Địa hình
Xã có địa hình bị chia cắt thành 2 vùng tương đối rõ rệt, phía Nam là vùng
núi cao, phía Bắc là vùng trũng tương đối thấp, độ cao trung bình 650-690m. Đất
đai khá bằng phẳng ở khu vực trung tâm, Phía đông nam của Xã là dãy núi Chư
Yang Sin chiếm 51,54 % diện tích tự nhiên. Khu vực có địa hình thấp hơi có lượn
sóng, phân bổ ở phía tây bắc. Độ cao trung bình 450 - 470m, chiếm 48,46 %diện
tích tự nhiên. Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông - lâm
nghiệp. Rất thích hợp cho các loại cây Lúa và công nghiệp dài ngày phát triển: cây
điều, cà phê .v.v
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Nguồn nước, thuỷ văn
Hệ thống sông suối, chảy trên địa bàn xã phân bố tương đối đồng đều, mật
độ sông suối là 0,35-055km/m². Có sông chính(sông Krông Ana) là ranh giới tự
nhiên phía Bắc giữa Hòa Sơn và xã Hòa Tân, chảy theo hướng Đông Nam-Tây
Bắc. Lưu lượng nước của các suối đều chịu ảnh hưởng theo mùa.
- Mùa mưa: 450 - 500 m³/s, nước lớn, dâng nhanh, dòng chảy mạnh.
- Mùa khô: 2,7 m³/s, lưu lượng rút nhanh, lượng nước giảm đáng kể, một số
các suối nhỏ hầu như cạn kiệt nước.
3.1.2.2. Tài nguyên đất
Trên địa bàn xã có những nhóm đất chính với diện tích và tỷ lệ từng loại đất
như sau:
11
* Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.465 ha, chiếm tỷ lệ 27,29% diện tích tự nhiên
toàn xã, phân bổ tập trung ở khu vực thung lũng ven sông thuộc phía Bắc của xã.
Đất được bồi đắp hàng năm do bị ngập lụt nên khá phì nhiêu. Hiện nay đất phù sa
đang được sử dụng vào trồng lúa 2 vụ và hoa màu ,cây công nghiệp ngắn ngày.
* Nhóm đất xám rẫy: Diện tích 1.215,5 ha, chiếm tỷ lệ 22,56%. Phân bố ở
khu vực phía Đông Bắc của Xã. Hiên nay đang được khai thác để trồng cà phê,
tiêu, điều, sắn
* Nhóm Đất đỏ vàng trên đấ phiến sét: chiếm 14,17%, phân bố ở khu vực
phía tây của xã.
* Nhóm đất vàng nhạt trên đá granit (Fa,Ha) chiếm 18,52%; phân bổ tập
trung ở khu vực nữa xã, phía Đông. Đất có tầng dày <30cm, thành phần cơ giới từ
thịt nặng đến sét, khả năng giữ ẩm kém, có đá lẫn.
* Nhóm đất khác: Bao gồm các loại đất lầy thụt và đất dốc tụ, phân bổ dưới các
khe suối hợp thủy. Loại đất này có độ phì khá cao, giàu mùn, khả năng giữ ẩm rất
tốt, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ 17,46%.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Về diện tích rừng của xã Hòa Sơn, theo kết quả kiểm kê 01/01/2005:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 2.790ha.
Trong đó:
- Đất rừng sản xuất: 1.598 ha
- Đất rừng đặc dụng: 959 ha
- Đất rừng trồng: 233 ha
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo
Theo báo cáo UBND xã Hòa Sơn toàn xã có 15 thôn, buôn với 2.044 hộ với
9.867 khẩu. Trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ có 243 hộ với 1.255 khẩu chiếm
12,7% dân số toàn xã.
Khi đó, tổng số hộ nghèo tại xã Hòa Sơn: 344 hộ - 1.499 khẩu, chiếm 17.28
%, trong năm đã có 160 hộ nghèo và cận nghèo với sự tín chấp của các đoàn thể,
được ngân hàng chính sách cho vay tổng số tiền là 750 triệu đồng, góp phần cải
thiện vốn đầu tư sản xuất cho nhân dân.
12
Công tác phúc tra hộ nghèo năm 2010, kết quả tại xã: 625 hộ, 2828 khẩu
chiếm tỷ lệ 30.74%, hộ cận nghèo 271 hộ, 1393 khẩu.
Với 11 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn và có 4 tôn giáo chính gồm
có: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Cao Đài. Theo thống kê mới nhất: tổng
số hộ có theo tôn giáo trên địa bàn là 119 hộ chiếm tỷ lệ 5,8% tổng số hộ, và số
khẩu tương ứng là 494 khẩu chiếm tỷ lệ 5,0% tổng số khẩu.
Bảng 3.1.3.1: Tình hình dân số trên địa bàn xã
Stt Thôn, buôn Năm 2008 Năm 2009
Năm 2010
Số hộ Số khẩu Số hộ
Số
khẩu
Số hộ
Số
khẩu
1
Thôn 1 164 794 168 782 178 816
2
Thôn 2 271 1436 121 630 121 622
3
Thôn 3 215 1102 138 711 140 703
4
Thôn 4 133 701 135 709 141 720
5
Thôn 5 75 411 75 386 76 407
6
Thôn 6 146 737 158 711 168 791
7
Thôn 7 169 844 163 821 174 824
8
Thôn 8 185 996 192 857 205 894
9
Thôn 9 121 592 121 613 134 613
10
Thôn 10 260 1235 149 674 161 721
11
Buôn Ja 117 661 124 687 131 725
12 Thôn Thanh Phú
Chưa thành lập 134 681 142 732
13 Thôn Tân Sơn Chưa thành lập 40 166 43 181
14 Thôn Quảng Đông Chưa thành lập 109 573 115 550
15 Thôn Hòa Xuân Chưa thành lập 113 565 115 568
Tổng cộng 1856 9.509 1.940 9.566 2044 9867
(Nguồn: Báo cáo UBND xã)
3.1.3.2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn
Căn cứ vào kết quả điều tra trên địa bàn xã cũng như kế hoạch sử dụng đất
đến 2010, tình hình phân bổ và sử dụng đất như sau:
13
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 4.581,69 ha chiếm 85,04% tổng diện tích
tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 303,02 ha chiếm 5,62%, đất chưa sử dụng là 503,29
chiếm 9,34%.
Bảng 3.1.3.2: Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn xã
Chỉ tiêu Ký hiệu
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích tự nhiên
5388,00 100
1. Đất nông nghiệp
NNP 4581,69 85,04
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
SXN 2179,02 40,44
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm
CHN 1717,98 31,89
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm
CLN 461,04 8,56
1.2 Đất lâm nghiệp
LNP 2376,96 44,12
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS 25,71 0,48
2. Đất phi nông nghiệp
PNN 303,02 5,62
2.1 Đất ở
OTC 72,67 1,35
2.2 Đất chuyên dùng
CDG 185,89 3,45
2.3 Đất sông suối, mặt nước
chuyên dùng
SMN 30,76 0,57
3. Đất chưa sử dụng
CSD 503,29 9,34
(Nguồn: Báo cáo UBND xã năm 2009)
3.1.3.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng xã Hòa Sơn biết
vận dụng những lợi thế sẵn có của xã đã đưa tốc độ phát triển kinh tế liên tục được
gia tăng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị được
giữ vững. Bên cạnh đó được sự chỉ đạo của các cấp và sự nỗ lực của nhân dân địa
phương, cán bộ và nhân dân trong xã đã thu được một số kết quả trên các lĩnh vực
kinh tế, xã hội như sau:
Ngành nông nghiệp: Với diện tích đất canh tác là 2.179,02 ha, ngành nghề chủ
yếu của bà con trong xã là sản xuất nông nghiệp trồng cây nông sản như, lúa nước,
ngô, cà phê, tiêu, điều…Trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá
14
trị sản xuất nông nghiệp của xã. Đặc biệt là trong mấy năm nay do dịch bệnh và
kèm theo đó là giá thịt hơi của gia súc gia cầm giảm (cho đến cuối năm 2006 giá
thịt lợn hơi và thịt gà mới tăng trở lại) nên giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đã
giảm một cách đáng kể. Trồng trọt cho đến nay vẫn là ngành sản xuất chính trong nền
kinh tế của xã, trong ba năm diện tích gieo trồng có tăng 134ha với tốc độ tăng không
đáng kể.
Cây hàng năm: Có thể nói nhóm cây này là thế mạnh của địa phương, luôn
chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích gieo trồng (>60%).
Cây lúa:Trên địa bàn xã phần diện tích gieo trồng lúa chủ yếu là cây lúa
nước, chủ yếu là lúa vụ Mùa còn vụ Đông Xuân là không đáng kể (cả về mặt diện
tích và sản lượng)
Cây ngô: Là yếu tố cơ bản trong việc tăng sản lượng lương thực hàng năm
của xã. Hầu hết diện tích là ngô lai được đầu tư phát triển cả hai vụ hoặc một vụ
trồng ngô, một vụ trồng đậu.
Nhóm cây có củ (khoai, đậu xanh và rau xanh) trong cơ cấu cây trồng của nhóm
cây hàng năm thì tăng lên (2009) tăng 25% đối với khoai, đậu xanh tăng 7,14% và
rau xanh là 12,94% còn giảm xuống 20% (2008) với khoai, đậu xanh là giảm
xuống 12,5% và rau xanh giảm 10,53%. Còn cây lúa, sắn thì diện tích không thay
đổi qua 3 năm.
Cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, mía, DT Trồng cỏ): Có tăng lên năm
2008 nhưng đều giảm xuống vào năm 2009. Do đất trồng màu đã bị thu hẹp dần do
chuyển mục đích sử dụng đất, và một điều quan trọng nữa là các loại cây trồng này
không mang lại hiệu quả kinh tế cao bằng các nhóm cây khác do đất đai ít phù hợp
cho việc trồng màu.
Cây lâu năm: Nhìn chung cây cà phê có tăng lên trong năm 2008, 2009
khoảng 54%, cây điều giảm diện tích xuống để chuyển đổi mục đích sử dụng năm
2009 giảm 55,59%.
15
Bảng 3.1.3.3: Cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã
ĐVT: ha
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
2008/2007 2009/2008
SL % SL %
1. Cây lương thực 1620 1651 1652 31 1.19 1 0.06
Lúa nước đông xuân 228 228 229 0 0.00 1 0.44
Lúa nước vụ mùa 410 419 419 9 2.20 0 0.00
Ngô 490 515 502 25 5.10 -13 -2.52
Khoai lang 90 81 66 -9 -10.0 -15 -18.52
Sắn 402 408 436 6 1.49 28 6.86
2. Cây thực phẩm 184 184 223 0 0.00 39 21.20
Đậu xanh 29 29 29 0 0.00 0 0.00
Đậu các loại 111 111 151 0 0.00 40 36.04
Rau xanh 44 44 43 0 0.00 -1 -2.27
3. Cây CN ngắn ngày 143 150 85 7 4.90 -65 -43.33
Lạc 27 27 27 0 0.00 0 0.00
Mía 60 60 12 0 0.00 -48 -80.00
Cỏ chăn nuôi gia súc 56 63 46 7 12.50 -17 -26.98
4. Cây CN lâu năm 86 141 134 55 63.95 -7 -4.96
Cà phê 23 78 104 55 239.13 26 33.33
Điều 59 59 26 0 0.00 -33 -55.59
Tiêu 4 4 4 0 0.00 0 0.00
(Nguồn: Báo cáo UBND xã)
3.1.3.4. Cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông: Đường tỉnh lộ 12 đi qua địa bàn xã dài 9 km, được
rải nhựa và thuận tiện cho việc đi lại giao thương đi lại với các xã, thuận tiện cho
việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, phần lớn các tuyến giao thông
trong khu dân cư, giao thông nội đồng là đường đất hẹp, gặp khó khăn cho việc đi
lại vận chuyển nông sản, hàng hóa nhất là vào mùa mưa.
* Hệ thống thủy lợi: Năm 2009 Xã Hòa Sơn đã được nhà nước đầu tư đang thi
công bê tông hóa tuyến kênh N1, đã góp phần rất lớn giúp người dân trên địa bàn
Xã Hòa Sơn nói riêng và cả Huyện Krông Bông nói chung cung cấp được lượng
nước cho đồng ruộng vào mùa khô và thoát nước nhanh chóng khi mùa lũ tràn về.
Theo Báo cáo tổng kết UBND Xã Hòa Sơn năm 2008, diện tích được tưới
theo kế hoạch năm 2008là 2.166 ha, đến năm 2009 diện tích được tưới 2.170ha.
16
Kết Quả Nghiên Cứu
3.2.1. Tình hình dân số. lao động và nhân khẩu ăn theo.
Bảng 3.2.1. Tình hình dân số. lao động và nhân khẩu ăn theo.
Mẫu điều tra 135 hộ đã nới rong
pương pháp điều tra
Nhóm hộ Tỉ lệ
Số
khẩu
Tỉ lệ
(%) (%)
Khá 70.37 427 68.21 4.49 289 3.04
31.83
Cận Nghèo 6.67 43 6.87 5.38 26 3.25
80.95
Nghèo 22.96 156 24.92 4.88 98 3.06
32.09
Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua bảng số liệu ta thấy:
Trong tổng số 135 hộ điều tra thì nhóm hộ khá chiếm 70.73%, hộ cận nghèo
chiếm 6.67% và hộ nghèo 22.96%. Tuy tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo tương đối cao
phản ánh mức thu nhập của người dân vần còn thấp nên cần tăng nhóm hộ khá lên
để mức sống của người dân được nâng lên.
Tỏng số nhân khẩu là 626 người, các nhân khẩu cũng làm ảnh hưởng đến chi tiêu
của từng hộ. Lao động chính thấp mà nhân khẩu ăn theo lại đông làm mất cân đối
thu - chi của hộ gia đình. Cụ thể từng nhóm hộ của thôn như sau:
- Nhóm hộ khá: Nhân khẩu bình quân trên hộ tương đối cao 4.49 người, lao
động chính bình quân trên hộ là 3.04 lao động, tỉ lệ phụ thuộc tương đối
thấp chỉ có 31.83% chứng tỏ lao động chính chiếm tỉ lệ lớn 289 người so
với nhân khẩu ăn theo.
- Nhóm hộ cận nghèo: Nhân khẩu bình quân trên hộ là cao nhất 5.38 người,
lao động chính bình quân trên hộ là 3.25 lao động, tỉ lệ phụ thuộc rất cao
80,95% cho thấy số nhân khẩu ăn theo rất nhiều chủ yếu là nuôi con đi học.
17
- Nhóm hộ nghèo: Nhân khẩu bình quân trên hộ thấp hơn nhiều so với nhóm
hộ cận nghèo. Bình quân mỗi một hộ có số nhân khẩu là 4.88 người, lao động
hính bình quân của nhóm hộ này là 3.06 người, tỉ lệ phụ thuộc thấp 32.09%.
Như vậy, nhóm hộ cân nghèo bình quân cứ một người phải nuôi 1.66 người,
hộ nghèo phải nuôi 1.5 người, vì lao động có thu nhập ít trong khi đó phải nuôi
nhiều người thì khó khăn trong đời sống sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Do
đó, trong những lĩnh vực sản xuất lương thực thì cây trồng sẽ bị thiếu các yếu tố
đầu tư cư bản dẫn đến năng suất và kết quả không cao. Còn trong lĩnh vực sinh
hoạt thì đời sống thiếu thốn, hộ không đủ điều kiện cung cấp nguồn dinh dưỡng
cần thiết trong bữa ăn gia đình nhất là các hộ trong buôn.
3.2.2. Tình hình sản xuất lương thực
3.2.2.1. Tình hình sử dụng đất trồng cây lương thực.
Bảng 3.2.2.1: Tình hình sử dụng đất trồng cây lương thực.
Mẫu điều tra 135 hộ
Chỉ tiêu
Khá Cận nghèo Nghèo
DT (ha) Tỉ lệ %
DT
(ha)
Tỉ lệ % DT (ha) Tỉ lệ %
Lúa 28.2 60.71 2.15 48.31 4.91 55.73
Ngô 7.2 15.50 0.9 20.23 1.8 20.43
Sắn 11.05 23.79 1.4 31.46 2.1 23.84
Tổng 46.45 100 4.45 100 8.81 100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua bảng 3.2.2.1. cho ta thấy:
18
Việc phân bổ đất trồng để sản xuất lương thực của các nhóm hộ không đồng
đều, chủ yếu đất được các hộ dùng trồng lúa là nhiều nhất, đất trồng sắn và ngô chỉ
chiếm một lượng nhỏ.
- Nhóm hộ khá: Sử dụng đất để trồng lúa là nhiều nhất 28.2 ha chiếm 60.71%
trong tổng diện tích trồng cây lương thực, đất trồng ngô ít nhất là 7.2 ha chiếm
15.5%, còn đất trồng sắn chỉ 11.05 ha chiếm 23.79%.
- Nhóm hộ cận nghèo: Có tổng diện tích sản xuất lương thực là 4.45 ha, trong
đó đất trồng lúa chiếm 48.31%, đát trồng sắn là 1.4 ha chiếm 31.46%, đất
trồng ngô là 0.9 ha chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 20.23%.
- Nhóm hộ nghèo: Có tổng diện tích sản xuất lương thực là 8.81 ha, đất trồng
lúa là 4.91 ha chiếm 55.73%, đất trồng ngô và trồng sắn 3.9 ha chiếm 44.27%.
Vậy, Ngô là loại cây được các nhóm hộ trồng với diện tích ít nhất khoảng
16.56% tổng diện tích dùng để sản xuất lương thực. Lúa là cây trồng chủ lực nên
được trồng nhiều. Hộ nghèo bình quân một hộ chỉ trồng 0.153 ha lúa, còn sắn và
ngô thì trồng rất ít nên thu nhập của nhóm hộ này từ sản xuất lương thực không
cao, sản xuất chỉ phục vụ cho cuộc sống thậm chí không đủ dẫn đến mức sống
ngày càng giảm sút đây là một trong những nguyên nhân của sự nghèo đói.
3.2.2.2. Tình hình năng suất cây lương thực.
Năng suất cây trồng chính là hiệu quả đạt được trên một đơn vị diện tích.
Năng suất càng cao thì thể hiện canh tác hợp lý, khả năng áp dụng khoa học - kỹ
thuật vào sản xuất của người dân,…Để biết được tình hình sử dụng đất đai và năng
suất cây lương thực của người dân ở đây ta theo dõi bảng sau:
Bảng3.2.2.2. Tình hình năng suất cây lương thực
Mẫu điều tra 135 hộ
Cây
trồng
Diện tích Tỷ lệ
Sản
lượng
Năng suất BQ(tấn/ha)
Hộ
Khá
Hộ Cận
Nghèo
Hộ Nghèo
Lúa 35.26 59.03 252.651 7.94 6.28 3.52
Ngô 9.9 16.56 42.95 3.93 5.00 4.08
19
Sắn 14.6 24.41 187.08 15.19 3.32 6.95
Tổng 59.8 100 482.681
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua nghiên cứu 135 hộ ta thấy cơ cấu sản xuất lương thực của người dân là
không trồng cây khoai lang chỉ trồng ba loại cây lúa, ngô, sắn là chính. Năng suất
lúa của hộ khá là rất cao 7.94 tấn/ha cao hơn rất nhiều so với các năm trước và mặt
bằng chung của toàn xã 6.5 tấn/ha, năng suất lúa của hộ cận nghèo cũng đạt chỉ có
năng suất lúa của hộ nghèo là thấp 3.52 tấn/ha chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc
êđê, m’nông sản xuất lúa rẫy.
Nhìn chung thì năng suất của ngô và sắn còn rất thấp do đất trồng xấu và
vốn đầu tư cho ản xuất chưa cao.Đời sống của người dân phụ thuộc nhiều vào thu
nhập từ sản xuất lương thực, khi năng suất thấp chỉ đủ bù đắp cho chi phí sản xuất,
chưa có dư thừa để tích lũy sản xuất. Mặt khác do điều kiện thời tiết không thuận
lợi và sâu bệnh nên ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng. Vì vậy, cần có những
chính sách hộ trở vốn để tái sản suất, nhất là các nhóm hộ cận ngèo và hộ nghèo
thiếu tư liệu sản suất.
Tất cả các bảng thể hiện là tổng số hô điều tra là q 135 hộ nên không cần
ghi như thế nhìn khoog khoa học
3.2.2.3. Tình hình thu nhập từ trồng cây lương thực.
Sản xuất lương thực là nguồn thu nhập chính của người dân ở đây,
việc canh tác hợp lý sẽ nâng cao được năng suất, nâng cao được thu nhập và
từ đó đời sống kinh tế hộ được nâng lên. Cây lương thực có nhiều loại và kỹ
thuật áp dụng cho từng loại cây khác nhau. Để biết được tình hình thu nhập của
các hộ nông dân ta nghiên cứu bảng số liệu tổng hợp sau:
Bảng 3.2.2.3. Tình hình thu nhập từ trồng cây lương thực.
Mẫu điều tra 135 hộ
Đơn vị tính: 1.000 đồng
20
Nhóm
hộ
Lúa Ngô Sắn Tổng thu Tổng thu/hộ
Khá 1463467 142210 8253336 9859013 103779.1
TB 92340 29860 15045 137245 17155.6
Nghèo 105480 35700 36540 177720 5553.8
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua bảng trên cho ta thấy:
Nguồn thu nhập chính của các hộ trồng cây lương thực của các nhóm hộ
chủ yếu là cây lúa chiếm 97% tổng thu nhập từ cây lương thực, thu nhập từ ngô và
sắn rất nhỏ chỉ chiếm 3%. Điều này cho thấy đất đai ở dây rất thích hợp để trồng
lúa, người nông dân ở đây chưa chú trộng đến sản xuất ngô và sắn nên năng suất
chưa đạt dẫn đến thu nhập vẫn còn thấp. Bình quân tổng thu nhập từ cây lương
thực/hộ là 126,488 triệu đồng.
Các hộ khá có thu nhập từ cây lương thực cao hơn hẳn so với các nhóm hộ
cận nghèo và nghèo. Vì các hộ này có tiền tích lũy từ các nguồn thu khác nên họ
đầu tư vào việc sản suất nên đạt hiểu quả cao hơn nhiều so với các nhóm hộ khác.
Nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ nghèo có thu nhập từ cây lương thực rất
thấp. Cho thấy đời sống của các nhóm hộ này đang gặp phải khó khăn trong sản
xuất, họ không đủ điều kiện, kinh nghiệm và khoa học- kỹ thuật để áp dụng vào
trong sản xuất. Phần lớn là người đồng bào dân tộc canh tác trên đất rẫy, chủ yếu
phụ thuộc vào ưu đãi từ thiên nhiên, họ ít đầu tư hoặc không có vốn để đầu tư tái
sản xuất dẫ đến mức thu nhập thấp.
3.2.2.4. Tình hình chi phí cho sản xuất lương thực.
Bảng 3.2.2.4. Tình hình chi phí cho sản xuất lương thực.
Mẫu điều tra 135 hộ
21
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Từ bảng trên ta thấy tổng chi cho sản xuất lương thực/hộ của nhóm hộ cận
nghèo là 61,54 triệu đồng, chênh lệch nhiều so với nhóm hộ nghèo 24,45 triệu
đồng nhưng thu nhập thấp, nguyên nhân là do các hộ cận nghèo đầu tư nhiều cho
sản xuất lương thực nhưng chưa hiệu quả hoặc gặp rủi ro trong sản xuất như thiên
tai, dịch bệnh …
Nhóm hộ khá họ chi cho sản xuất lương thực không cao lắm, trung bình/hộ
là 54,52 triệu đồng đáp ứng yêu cầu của cây trồng nên đạt hiệu quả cao. Nhóm hộ
nghèo chi cho sản xuất lương thực ít chỉ bằng 50% so với hộ khá nên không đủ
đáp ứng cho yêu cầu của cây trồng nên kết quả sản xuất không cao, dẫn đến thu
nhập sẽ giảm. Điều này là do họ không có đủ vốn để đầu tư cho sản xuất.
3.2.2.5. Tình hình vay vốn của các hộ.
Vốn là yếu tố quan trọng cho sản xuất các các hộ nông dân, phát triển kinh
tế hàng hóa, trong nông nghiệp vốn là yếu quyết định đến hiểu quả sản xuất. Các
hộ nông dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa thường sản xuất theo phương thức tự
cung tự cấp.Trong thực tế ở nông thôn nói chung và ở xã Hòa Sơn nói riêng đang
tồn tại một vấn vấn đề là thiếu vốn. Để biết tình hình vay vốn của các hộ ta theo
dõi bảng sau:
Bảng 3.2.2.5. Tình hình vay vốn của các hộ
Mẫu điều tra 135 hộ
Nhóm hộ Lúa Ngô Sắn Tổng chi
Tổng
chi/hộ
Khá 453870 38454.5 25640 517964.5 5452.3
Cận Ngèo 44798 2730 1710 49238 6154.8
Nghèo 64639 6796.3 6830 78265.3 2445.8
22
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua bảng tình hình vay vốn của các nông hộ ta thấy nhóm hộ khá được tiếp
cận với vố vay nhiều nhất so với các nhóm hộ khác. Bình quân một hộ vay được
14,157 triệu đồng. Lượng vay cũng tương đối nhiều chủ yếu là vay ngân hàng
nông nghiệp về để lấy vốn tích lũy đầu tư tái sản xuất cũng như chi tiêu cho sinh
hoạt…
Nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo được vay với số lượng ít hơn do phần lớn
họ ưu tiên vay được ngân hàng chính sách và vay ngân hàng nông nghiệp nhưng
không được nhiều do các hộ có ít tài sản thế chấp để vay một lượng vốn lớn.
Lượng vốn nhỏ nên không đủ để đầu tư cho sản xuất mặt khác còn bù vào tiêu
Khá 65 67.71 68.42 14157.89
Cận
Nghèo
5 5.21 62.50 7875.00
Nghèo 26 27.08 81.25 7625.00
23
dùng hằng ngày nữa nên hiệu quả sản xuất không cao, việc phát triển kinh tế gặp
rất nhiều khó khăn.
3.2.3. Hoạt động khuyến nông
Chương trình khuyến nông là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết đối với
người dân lao động trong sản xuất nông ngiệp nói chung và sản xuất lương thực tại
xã nói riêng. Thực tế cho thấy tại xã đã mở nhiều lớp tập huấn về chăn nuôi và
trồng trọt cho người dân và nó đã mang lại hiểu quả rất cao trong sản xuất. Tuy
vậy vấn còn hiều bất cập và khó khăn xãy ra là người dân chưa nhận rõ được tầm
quan trọng của các lớp khuyến nông và bận rộn với công việc mùa vụ nên số lượng
tham gia còn ít,mỗi lần tập huấn các thôn buôn phải cử người đại diện đi nên vấn
đề truyền lại những kiến thức tiếp thu được cũng rất khó thực hiện. Để hoạt động
có hiệu quả phải có những chương trình khuyến nông như sau:
- Đưa đội ngũ khuyến nông xuống hướng dẫn trực tiếp cho người dân
để tập huấn kỹ thuật cho nông dân bằng các hình thức như xây dựng mô hình
thử nghiệm các loại giống lúa lai mới trên ruộng đất của nông hộ. Đó cũng là
mong muốn của bà con nông dân ở nơi đây, đặc biệt là đối với những hộ còn
khó khăn nên sản xuất còn lạc hậu và mang tính truyền thống nhiều ên năng
suất không cao.
- Bố trí lại các loại cây trồng cho hợp lý, tập trung nghiên cứu các loại
cây trồng thích hợp với đất đai và khí hậu nơi đây, chuyển đổi sang các loại
gống lai thời gian ngắn nhưng cho năng suất cao và chất lượng nâng cao hiểu
quả sản xuất của người dân nơi đây.
Cần đánh giá những thuận lwoij khó khăn của nông họ trongsanr xuất luuwog
thực chính là xem cá yếu tố anhw hưởng đến sản xuất của nông hộ bị ảnh
huwngr bởi gì, mức đọ ra sao
đáp ứng mục tiêu là phân tích thuận lwoij
khó khăn của các nhóm hộ
giải pháp cho từng nhóm hộ sẽ chính xác
Những Đề Xuất Giải Pháp Để Phát Triển Sản Xuất Lương Thực Tại Xã
Hòa Sơn.
3.3.1. Giải pháp về vốn
24
Qua quá trình tìm hiểu, điều tra và nghiên cứu 135 hộ ở 4 thôn tại xã Hòa
Sơn thì người dân cho biết họ đã được ngân hàng chính sách nhà nước cũng như
ngân hàng nông nghiệp tạo điều kiện cho vay vốn để đầu tư cho sản xuất nông
nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng. Nhưng thưc tế là số lượng
người vay vốn chính sách nhà nước rất ít chủ yếu là hộ nghèo hoặc hộ năm trong
diện chính sách, lượng vốn mỗi hộ vay còn hạn chế không đủ để đầu tư phải vay
các nguồn khác như ngân hàng nông nghiệp và tư nhân ngoài. Vay ngân hàng
nông nghiệp người nông dân phải thế chấp bằng tài sản nên họ không vay được
lượng vốn nhiều bằng các hộ khá giàu, cuối cùng họ thường phải đi vay vốn tư
nhân ở ngoài với lãi suất rất cao với hình thức tiền mặt hoặc lấy đầu tư giống, phân
bón…
Thực tế cho thấy đời sống của người dân nơi đây đang gặp nhiều khó khăn
khi sản xuất, đặc biệt là nguồn vố đầu tư cho sản xuất lương thực trong nông
nghiệp. Như vậy các cấp chính quyền địa phương nơi đây nên có giải pháp thích
hợp để người dân có thể vay vốn dễ dàng, nhanh chóng kịp thời nhằm đáp ứng
được nhu cầu cho sản xuất đúng thời vu. Đây chính là nhu cầu rất cần thiết và cấp
bách đối với người dân đang sản xuất nông nghiệp.
3.3.2. Kỹ thuật canh tác
Sản xuất lương thực của người dân nơi đây vẫn còn lạc hậu. Tuy đã cơ giới
hóa nhiều nhưng phần lớn vẫn sử dụng những phương tiện sản xuất truyền thống,
những hộ sử dụng máy móc trong các khâu sản xuất còn rất ít chủ yếu là dùng
trong khâu làm đất và thu hoạch. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
lương thực còn hạn chế vì vốn nhỏ và các yếu tố khác chi phối, phân bố cây trồng
chưa hợp lý nên cần có giải pháp sau:
- Khuyến khích người dân gieo trồng các loại giống mới, giống lai có năng
suất cao và chất lượng tốt vào sản xuất.
- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ đối với sản xuất lúa, gieo cấy sớm
nhằm tranh thủ nguồn nước lúc đầu vụ từ các kênh mương thủy lợi.
25