Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORMING VÀ PHÁT TRIỂN CÁC Ý TƯỞNG ĐỂ PHÁT TRIỂN MỘT SẢN PHẨM MỚI CÓ TÍNH ĐỘT PHÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.1 KB, 24 trang )


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
 Nhận xét chung:

PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

2


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

2

MỤC LỤC

3

LỜI MỞ ĐẦU

5

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORMING

6

1.1.1 Khái niệm

6



1.1.2 Lịch sử

7

1.1.3 Các hình thức của phương pháp Brainstorming

7

1.1.4 Lĩnh vực áp dụng

8

1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORMING

8

1.3 CÁC KỸ THUẬT CỦA PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORMING

9

1.3.1 Khám phá con đường chưa được khám phá

9

1.3.2 Nhìn vào sự hiển nhiên

9

1.3.3 Đặt ra giới hạn và điều kiện, luật lệ


10

1.3.4 Kết hợp các ý tưởng tạo ra ý tưởng mới

10

1.3.5 “ Siêu” đối lập

11

1.3.6 “ Siêu: phóng đại

11

1.3.7 Liên kết và quan hệ

11

1.4 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

11

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỰA TRÊN
PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING
2.1 Kế hoạch thực hiện

13

2.2 Xây dựng chiến lược


13

PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

3


2.2.1 Giới thiệu

13

2.2.2 Tình hình hiện tại của công ty

14

2.2.2.1 Điểm mạnh

14

2.2.2.2 Điểm yếu

14

2.2.2.3 Cơ hội

14

2.2.2.4 Nguy cơ


14

2.2.3 Chiến lược

15

2.3 Phát triển và sang lọc các ý tưởng

15

2.3.1 Các ý tưởng phát triển sản phẩm

15

2.3.2 Phân tích sự chênh lệch

17

2.4 Phát triển sản phẩm nguyên mẫu trong phòng thí nghiệm

18

2.4.1 Giới thiệu chung về nguyên liệu

18

2.4.1.1 Giới thiệu chung về Atiso

18


2.4.1.2 Giới thiệu chung về mật ong

20

2.5 Quy trình dự kiến

21

2.6 Bao bì sản phẩm

22

2.7 Quảng cáo sản phẩm

22

KẾT LUẬN

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

24

PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

4


LỜI MỞ ĐẦU

Nhu cầu và mức sống của ngày nay của xã hội ngày càng được nâng cao. Các sản
phẩm mang tính đa dạng và chất lượng ngày càng được cũng cố và phát triển.
Trong những điều kiện đó, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và tự hoàn
thiện mình trên tất cả phương diện: các nguồn lực sản xuất , quản lý sản xuất kinh
doanh, sự ứng xử nhanh nhạy với những biến động của môi trường kinh doanh ...có
thể nói phát triển sản phẩm là một lĩnh vực manh tính sống còn với mỗi công ty. Kết
quả cuối cùng của việc phát triển sản phẩm thực phẩm là mang đến cho người tiêu
dùng các loại thực phẩm mà họ mong muốn.
Trong lãnh vực phát triển sản phẩm có nhiều phương pháp nhưng vì khả năng còn
hạn chế nên nhóm chúng tôi xin giới thiệu với các bạn phương pháp Brainstorming .
Ngoài giới thiệu tổng quan về phương pháp Brainstorming, nhóm chúng tôi còn đưa ra
ví dụ nhằm minh họa cho phương pháp trên rất mong nhận được sự ủng hộ của quý
thầy cô và các bạn.
Nhóm xin chân thành cám ơn giảng viên Nguyễn Phú Đức đã tạo điều kiện cho
nhóm chúng tôi thực hiện đề tài. Trong quá trình hoàn thành đề tài, nhóm chúng tôi
khó tránh khỏi những sai xót do những yếu tố khách quan và chủ quan, mong các bạn
thông cảm. Mọi ý kiến đóng góp của các bạn sẽ được ghi nhận với lòng biết ơn chân
thành!

PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

5


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORMING
1.3.1

Khái niệm:


Brainstorming (hay kỹ thuật động
não) là một phương pháp đặc sắc, dùng
bản đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ để
phát triển nhiều giải pháp sáng tạo cho
một vấn đề. Phương pháp này hoạt động
bằng cách nêu ra tất cả các ý tưởng xung
quanh một vấn đề, để từ đó rút ra được
những giải pháp mình cho là có khả thi
nhất.
Theo Hilbert Meyer: “Động não (công não) là một kỹ thuật dạy học tích cực, thông
qua thảo luận, nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề, của mọi
thành viên tham gia thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực,
không hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng”.
Có thể hiểu một cách đơn giản là các quan niệm về vấn đề cần tìm hiểu sẽ được
nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng
đủ càng tốt. Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía
cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới.Trong động não thì
vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các
ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.
Để thực hiện brainstorming, bạn phải có
một tâm trạng thật thoải mái, khi đó đầu óc
bạn mới có thể nghĩ ra được nhiều cái hay
ho. Bạn đừng tự gò ép chính mình, hãy để tất
cả những ý nghĩ, hình ảnh được tuôn ra một
cách phóng khoáng và ngẫu nhiên, càng nhiều càng tốt. Bạn đừng quan tâm ý kiến đó
có ngớ ngẩn hay ngu ngốc đến thế nào, biết đâu chính cái mà bạn cho là ngớ ngẩn đó
lại giúp bạn có được một ý tưởng cực kỳ sáng tạo và độc đáo mà chưa ai nghĩ tới.
PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING


6


1.3.2

Hình thành và phát triển

Brainstorming được đề cập đầu tiên bởi Alex Faickney Osborn năm 1939. Ông đã
miêu tả động não như là “Một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời
giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh
trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định”. Kỹ thuật này tiếp tục
được Charles Hutchison Clark phát triển. Và Hilbert Meyer áp dụng kỹ thuật này trong
lý luận về phương pháp giảng dạy.
Ngày nay phương pháp này đã được sử dụng rất phổ biến trong các lớp học hay các
hãng xưởng. Ngoài việc tiến hành kiểu thông thường, người ta còn tận dụng khả năng
của máy tính và các phần mềm hỗ trợ cho việc động não được hữu hiệu hơn.
1.3.3

Các hình thức của Brainstorming

Động não, hay động não công khai, là hình thức thông thường của động não, các
thành viên công khai phát biểu (bằng miệng) suy nghĩ giải quyết của mình về vấn đề
đã được đưa ra, cùng với sự tham khảo và phát triển những ý tưởng của thành viên
phát biểu trước đó.
Động não viết là một hình thức
biến đổi của động não. Trong động
não viết thì những ý tưởng không
được trình bày miệng mà được từng
thành viên tham gia trình bày ý kiến
bằng cách viết chung vào giấy,

bảng,..., bằng các từ khóa thành
một bản đồ tư duy, hay một bài viết
hoàn chỉnh về một chủ đề.
Động não không công khai là
một hình thức của động não viết.
Mỗi một thành viên viết riêng ra
giấy, nhưng chưa công khai, những
ý đồ giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình, mà không có sự tham khảo ý kiến hay
bị tác động của người khác. Sau đó nhóm mới tập hợp các ý tưởng riêng đó và thảo
luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển các ý tưởng tốt.
PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

7


1.3.4

Lĩnh vực áp dụng:

Động não có nhiều áp dụng nhưng thường nhất là vào các lĩnh vực:


Quảng cáo - Phát triển các ý kiến dành cho các kỳ quảng cáo.



Giải quyết các vấn đề - các khó khăn, những phương hướng giải quyết mới,

phân tích ảnh hưởng, và các đánh giá của vấn đề.



Quản lý các quá trình - Tìm phương cách nâng cao hiệu quả công việc và xử

lý sản phẩm.


Quản trị các đề tài - nhận diện đối tượng, độ nguy hại, các phân phối, các tiến

độ công việc, tài nguyên, vai trò và trách nhiệm, thủ thuật, các vấn đề.


Xây dựng đội ngũ - Tạo sự chia sẻ và bàn thảo về các ý kiến trong khi khuyến

khích người trong đội ngũ tư duy.
1.2 Đặc điểm và yêu cầu của phương pháp Brainstorming
Phương pháp này có thể tiến hành bởi một
hay nhiều người. Số lượng người tham gia nhiều
sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được
nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc
nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác
nhau của mỗi người.
Dụng cụ: Tốt nhất là thể hiện bằng một bảng
viết cho mọi thành viên đều đọc rõ tình trạng của
hoạt động động não. Nếu tiến hành cá nhân hay
vài người thì có thể thay thế bằng giấy viết. Ngày nay, người ta có thể tiến hành bằng
cách nối các máy tính cá nhân vào chung một mạng làm cùng tiến hành việc động não.
Bằng cách này những người ở xa nhau cùng có thể tham gia và việc động còn được
giúp đỡ bởi các phương tiện mạnh của tin học như là các kho dữ liệu, các từ điển trực
tuyến, và các máy truy tìm.
Định nghĩa vấn đề: Vấn đề muốn giải quyết phải được xác định thật rõ ràng phải

đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được của một lời giải đáp. Trong bước này thì vấn
đề sẽ được cô lập hóa với môi trường và các nhiễu loạn. Nói theo cách chuyên môn
đây là bưóc đầu tiên xác định nội hàm của vấn đề và xác định các khả năng, các điều
kiện cần hay đủ của một lời giải.
PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

8


Tập trung vào vấn đề -- Đây là bước động. Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên
ngoài có thể làm lạc hướng buổi làm việc. Trong giai đoạn này người ta thu thập tất cả
các ý niệm, ý kiến và ngay cả các từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần
giải quyết (thường có thể viết lên giấy hoặc bảng tất cả). Những ý kiến này đều được
xem là có vai trò ngang nhau không phân biệt chi tiết lớn nhỏ. Việc ghi chép ra bảng
cũng không nhất thiết phải liệt kê hay sắp xếp theo trình tự nào hết.
Không được phép đưa bất kỳ một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý
niệm trong lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến
hay phê bình sẽ dễ bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự tổng quan của buổi động não.
Khuyến khích tinh thần tích cực. Mỗi thành viên đều cố gắng dóng góp và phát
triển các ý kiến tùy theo trình độ, khía cạnh nhìn thấy riêng và không giới hạn cách
nhìn của mỗi thành viên.
Đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề kể cả những ý kiến không thực
tiễn, ý kiến hoàn toàn lạ lẫm hay sáng tạo.
1.3 Các kỹ thuật của phương pháp Brainstorming
1.3.1

Khám phá con đường chưa được khai phá (Explore Uncharted

Path)
Khi bạn trải nghiệm những điều mới lạ, quan sát những cái mà bạn chưa từng quan

sát bao giờ sẽ cho bạn có được cách nhìn khác về sự vật, sự việc đó. Cũng giống như
mình đã nói trước đó, hàng ngày bạn đi đi về về trên một con đường cố định, hình ảnh
xung quanh con đường đó đã trở nên quá quen thuộc với bạn, đến lúc nào đó bạn đi
trên con đường khác, quang cảnh mới lạ hoàn toàn, bạn sẽ dễ dàng kiếm được những
điều thú vị mà lâu nay bạn không để ý tới. Đường lạ thì bạn dễ đi lạc, khi bạn đang
trong trạng thái không biết đường nào để về nhà, bạn phải tự tìm kiếm để về được, khi
đó vô tình bạn lại biết được một đường đi khác nữa.
Trong việc tìm kiếm ý tưởng cũng vậy, bạn cứ đặt mình vào một trường hợp mới
mẻ hoàn toàn, suy nghĩ khác đi, dẫn dắt mình đi xa hơn với những gì mình đã từng
nghĩ, bạn sẽ tìm được một “con đường” mới lạ có thể dẫn bạn tới mục tiêu một cách
tốt hơn.
1.3.2

Nhìn vào sự hiển nhiên (Looking at the Obvious)

Trái ngược với kỹ thuật ở trên, với kỹ thuật này, bạn cần phải quan sát kỹ những
thứ bạn nhìn thấy hàng ngày. Mình lấy ví dụ, khi bạn nhận được một hộp quà, có bao
PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

9


giờ bạn nhìn kỹ từng chi tiết bên ngoài của nó như là hộp đứng, giấy gói, nơ, màu sắc
và chất liệu của giấy gói hay ko?
Ngoài ra, bạn cũng nên quan sát từ cách nhìn của người khác. Bạn thử đặt mình
trường hợp của người khác xem nếu là người ta thì sẽ nhìn nhận vấn đề này như thế
nào. Hoặc bạn có thể nhìn sự vật, sự việc theo một hướng khác, trong quán cafe ở Mỹ,
có một nơi không gian rất tuyệt vời. Họ đã lấy ý tưởng là cái thư viện được nhìn theo
một chiều hướng khác, khi ta bước vào quán cafe đó, ta sẽ có cảm giác như mình đang
đi vào một cái thư viện bị lật ngược vậy.

1.3.3

Đặt ra giới hạn và điều kiện, luật lệ (Set Parameters & Constraints)

Khi tìm hiểu ý tưởng cho một sự vật, sự việc nào đó mà liệt kê một cách tràn lan
thì đó không phải là cách hữu hiệu, nó sẽ dẫn dắt bạn đi quá xa. Do đó, bạn nên đặt ra
giới hạn và điều kiện khi brainstorming. Mình lấy ví dụ, bạn muốn brainstorming về
cái máy vi tính, tại sao bạn không chia nhỏ nó ra, đặt giới hạn là chỉ tìm hiểu về kiểu
dáng của nó, về chức năng của nó, về cấu hình của nó, v.v… giới hạn ở một mức nào
đó lại, hoặc đặt ra điều kiện là nó được sử dụng dành cho giới tuổi nào, sử dụng trong
trường hợp nào. Triển khai từng cái ý nhỏ đó sẽ cho bạn có thật nhiều ý tưởng cụ thể,
để qua đó tổng hợp lại thành những ý chính cho sản phẩm của mình.
1.3.4

Kết hợp các ý tưởng để tạo ra ý tưởng mới (Combine Ideas to make

a New One)
Đây là một kỹ thuật rất quan trọng khi tìm kiếm ý tưởng. Ví dụ bạn đang có cây
viết và con mèo, hai cái tưởng chừng như
không liên quan gì với nhau hết. Vậy bạn có
thử kết hợp chúng lại với nhau chưa? Nếu
thử kết hợp lại thì chúng ta sẽ được gì nhỉ?
Cây viết hình con mèo? Cây viết có thể
sáng như mắt mèo trong bóng đêm? Hình
ảnh con mèo ngậm cây viết? Cây viết đặt
trên lưng con mèo? Màu sắc của cây viết là
màu lông con mèo? … Có rất rất nhiều ý tưởng xung quanh con mèo và cây viết. Do
đó, khi kết hợp hai hay nhiều thứ khác nhau theo chức năng, cấu tạo, màu sắc, kiểu
dáng, bạn sẽ bất ngờ khi có được những ý tưởng nghe thoáng qua thì thấy ngớ ngẩn,
nhưng có thể nó sẽ giúp bạn cho ra những sản phẩm độc đáo.

PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

10


1.3.5

“Siêu” đối lập (Extreme Opposites)

Khai thác những ý tưởng mang tính đối nghịch với vấn đề ta muốn tìm hiểu, cũng
là một cách để tìm kiếm ý tưởng theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ như tại sao không
làm một chiếc máy tính nhỏ gọn có thể bỏ vào túi mà lại phải lắp ráp chiếc máy tính
kích thước lớn? Tại sao ko đặt chiếc xuống chạy được trên cạn mà lại đặt cho nó chạy
dưới nước? …
1.3.6

“Siêu” phóng đại (Extreme Conditions)

Bên cạnh những ý tưởng mang tính đối nghịch như thế, ta lại triển khai theo hướng
phóng đại nó lên, nâng giá trị của nó lên gấp nhiều lần, giống như một quả bong bóng
phóng đại lên thì nó là một chiếc khinh khí cầu vậy đó. Ta thử phóng đại những thứ
xung quanh ta lên rồi hình dung xem nó thế nào. Một cây viết khổng lồ sẽ như thế
nào? Cái xẻng có thể nâng cấp đủ để đào một đường hầm xuyên qua núi đá một cách
dễ dàng hay không? … Thật vĩ đại phải không nào?
1.3.7

Liên kết và quan hệ (Associations & Relations)

Với kỹ thuật này, các bạn tạo những liên kết tới chủ đề của mình theo một mối
quan hệ nào đó. Các bạn liệt kê suy nghĩ đầu tiên khi nghe nói đến chủ đề của bạn.

Mình lấy ví dụ, khi nghe đến con gái, có thể bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu là thời trang vì
con gái rất đam mê thời trang. Tiếp theo, khi nghe tới thời trang thì bạn lại nghĩ ngay
trong đầu là quần áo, rồi từ quần áo bạn lại liên kết tới một cái gì khác nữa. Cứ tiếp
diễn như thế, bạn sẽ có được nhiều thứ liên quan với chủ đề để kết hợp tạo nên những
ý tưởng mới lạ.
1.4 Các bước tiến hành phương pháp
Liệt kê tất cả các ý kiến thu nhận về từ các thành viên tham gia động não
Bước 1: Trong nhóm lựa ra một người
đầu nhóm (để điều khiển) và 1 người thư
ký để ghi lại tất cả ý kiến (cả hai công việc
có thể do cùng một người thực hiện nếu
tiện).
Bước 2: Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ
được động. Phải làm cho mọi thành viên
hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.
PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

11


Bước 3: Thiết lập các "luật chơi" cho buổi động não. Chúng nên bao gồm


Người đầu nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc.



Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình hay

thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của thành viên khác.



Cần xác định rằng không có câu trả lời nào là sai!



Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều sẽ được

thu thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu cho mỗi ý riêng
rẽ).


Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.

Bước 4: Bắt đầu động não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viện chia
sẻ ý kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư ký phải viết xuống tất cả các
câu trả lời, nếu có thể công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn).
Không cho phép bất kỳ một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kỳ câu trả lời nào
cho đến khi chấm dứt buổi động.
Bước 5: Sau khi kết thúc động, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả
lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:


Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại.



Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lí.




Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp.



Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời

chung.

PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

12


CHƯƠNG 2:
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỰA TRÊN
PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING
Hiện nay thị trường sản phẩm nước giải khát khá sôi động, đặc biệt là thế giới nước
uống tốt cho sức khỏe, chống ung thư, không chứa chất bảo quản được người tiêu
dùng lựa chọn hàng đầu, trong đó có các loại nước uống chiếc xuất từ trà.
Theo đánh giá chung, thị trường ngành nước uống đóng chai gần đây có sự chuyển
biến rất rõ Nước ngọt có gas giảm 5% thị phần. Nước giải khát có nguồn gốc từ thiên
nhiên uống liền tăng 12%. Người tiêu dùng đã và đang nhận thức cao hơn về các loại
thức uống tiện dụng này. Gần 50% người tiêu dùng đang chuyển sang các loại nước
uống có chứa vitamin, ít ngọt, mùi vị tự nhiên.
Đứng trước những nhu cầu thị trường như vậy Công ty TNHH PHÁT HƯNG
THỊNH phải theo xu hướng chung của người tiêu dùng, nghiên cứu và phát triển sản
phẩm đồ uống có lợi cho sức khỏe.
2.1 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Tuần


Kế hoạch

1

Xây dựng chiến lược phát triển chung của công ty

2

Đưa ra 10 ý tưởng

3

Sàng lọc thuộc tính chọn ý tưởng chủ đạo.

4

Xây dựng qui trình sản xuất dự kiến, thiết kế để lựa chọn qui trinh tối ưu.

5

Thiết kế bao bì, định giá sản phẩm. Kế hoặch tung sản phẩm ra thị trường

2.2 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM.
2.2.1

Giới thiệu:

PHÁT HƯNG THỊNH là công ty mới thành lập sẽ sản xuất và kinh doanh mảng
thực phẩm đồ uống. Nhóm R&D gồm 5 thành viên trẻ có lòng nhiệt tình, cống hiến hết

mình cho công việc của công ty:
1. Nguyễn Vũ Khánh Trang
2. Tống Thị Thùy Vinh
3. Nguyễn Thị Cẩm Hằng
4. Hoàng Thanh Hải
5. Phan Hưng Thịnh
PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

13


Do là công ty mới thành lập non trẻ chưa có chổ đứng trên thị trường cho nên công
ty phải lập ra mục tiêu rỏ ràng trong chiền lược phát triển để thâm nhập vào thị
trường, công ty phải xác định kế hoạch, những chương trình họat động, dự án phát
triển, các nhiệm vụ cần làm.
Mục tiêu trước mắt của công ty là tung ra thị trường sản phẩm nước giải khát mới
của công ty. Sản phẩm đó phải đạt các tiêu chí như sau: sản phẩm mang đậm dấu ấn
của công ty, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, được người tiêu dùng chấp
nhận, có khả năng cạnh tranh cao với các sản phẩm của các công ty đi trước, đồng thời
khả năng thu lợi nhuận là khả thi.
2.2.2

Tình hình hiện tại của công ty:( phân tích Swop)

2.2.2.1

Điểm mạnh( strengths):

Là một công ty mới thành lập tất cả mọi người đang rất tràn đầy nhiệt huyết để
khẳng định và phát triển công ty. Với hệ thống thiết bị hiện đại nâng cao sản lượng và

giảm chi phí, hao hụt từ đó giảm giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh
2.2.2.2

Điểm yếu( weekneses):

Công ty mới thành lập và mới bắt đầu tham gia vào thị trường đồ uống nên còn
thiếu kinh nghiệm về quản lý, maketting, tiếp thị. Vẫn chưa có sức hút đối với nhân tài
đến làm việc cho công ty. Do nguồn vốn còn hạn hẹp nên việc đầu tư trang thiết bị,
máy móc hiện đại còn hạn chế.
2.2.2.3

Cơ hội( opportunities):

Việt nam là một nước đông dân số, thị trường đồ uống vẫn đang còn rất lớn. Thị
trường đồ uống đang có xu hướng chuyển từ các loại nước giải khát có gas, hương liệu
tổng hợp sang các loại có nguồn gốc từ thiên nhiên, có lợi cho sức khỏe. Với sự phát
triển của khoa hoc kĩ thuật thiết bị máy móc ngày càng hiện đại giúp tự động hóa quy
trình, nâng cao chất lựơng sản phẩm.
Nhà nước ta hiện nay cũng có những chính sách ủng hộ kinh tế để các công ty mới
thành lập. các ngân hàng cũng thoáng hơn trong việc vay vốn kinh doanh và sản xuât.
2.2.2.4

Nguy cơ( threats):

Công ty mới thành lập nên việc tung ra sản phẩm mới và tạo dựng lòng tin ở khách
hàng bước đầu sẻ rất khó khăn. Để đứng vững trên thị trường cần phải có thời gian dài.
Cần có một chính sách kinh doanh hợp lý. Tốn nhiều chi phí trong việc quãng cáo.
PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

14



Hiện nay trên thị trường đã có nhiều công ty và sản phẩm nước giải khát tên tuổi đã
tạo được lòng tin nơi khách hàng nên việc cạnh tranh sẽ rất khó khăn.
Chiến lược:

2.2.3

Dựa trên tình hình của công ty chiến lược công ty đưa ra tiêu chí cho sản phẩm mới
-

Tính chất của sản phẩm: Sản phẩm phải hài hòa giữa tính chất cảm quan (màu,

mùi, vị …) và giá trị dinh dưỡng.
-

Nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất phải đủ

lớn để sản xuất qui mô công

nghiệp, dễ dàng thu mua, tìm kiếm. giá cả hợp lý.
-

Sản phẩm phải chưa có trên thị trường hoặc đã có ở dạng khác mang tính kém

ưu việt hơn.
-

So sánh với sản phẩm đã có trên thị trường: phải nổi bật hơn về tính chất hoặc


giá cả.
-

Giá cả: phải phù hợp với đối tượng khách hàng đã chọn.

-

Thiết bị: công nghệ, thiết bị đơn giản, có thể đáp ứng.

-

Khả năng sản xuất qui mô lớn: có khả năng sản xuất qui mô công nghiệp.

2.3 PHÁT TRIỂN VÀ SÀNG LỌC CÁC Ý TƯỞNG
Các ý tưởng phát triển sản phẩm:

2.3.1

Tên nhóm: Công Ty TNHH Phát Hưng Thịnh
STT

1

2

Ý tưởng

Mô tả

(Idiea)


Sản phẩm

Ưu điểm

Nhược điểm

Tên TV

Trang

Rượu mùi

Rượu

Bổ sung hương cam

Sản phẩm cần có

cam

Đường

dễ uống đối với một

thời gian để

Hương

số người không quen


người tiêu dùng

sử dụng sản phẩm có

bết đến, một số

cồn, sản phẩm phù

người quen sử

hợp cho giới trẻ năng

dụng các sản

động. nguồn nguyên

phẩm rượu

liệu dễ tìm.

truyền thống

Trà atiso

Nước

Sản phẩm mới, có lợi

Có mặt trên thị


mật ong

Atiso

cho sức khỏe,sản xuất

trường ở dạng túi

đóng chai

Mật ong

đơn giản, có vị ngọt

lọc

PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

Hằng

15


Đường

và mùi mật ong hấp

Hương


dẫn

Nước,

Nguyên liệu dễ kiếm,

trà xanh,

rẽ tiền, sản xuất đơn

Trà xanh

me, đường,

giản, bổ sung hương

me

hương, màu, me hấp dẫn. phù hợp

3

4

chất bảo

khẩu vị người việt

quản.


nam

Nước giải

Sản phẩm mới, mùi

Trên thị trường
đã có nhiều sản
phẩm trà xanh
được ngừơi tiêu
dùng ưa thích
Nguyên liệu chỉ

khát lên

Nước, chôm vị hấp dẫn, nguyên

có theo mùa, trái

men chôm

chôm,hương

liệu rẽ tiền khi vào

mùa, ít giá thành

mùa thu hoạch

đắt


chôm
5

Nước, trà

Nguyên liệu dễ kiếm,

Trà xanh

xanh, xâm

mùi thơm hấp dẫn

xâm dứa

dứa, dường,

của xâm dứa, sản

hương

xuất đơn giản.

Trên thị trường

Nước, trà,
Trà gừng

gừng,

đường,
hương.

Sản phẩm có lợi cho
sức khỏe,nguyên liệu
dể tìm, dể sản xuất

Vinh

Hải

đã có nhiều sản
phẩm trà xanh
được ngừơi tiêu
dùng ưa thích
Chủ yếu phù hợp

6

Thịnh

Hằng

với người trung
niên và cao tuổi,
ít hợp khẩu vị với
thanh niên, trẻ
nhỏ.

7


8

9

Nước sắn

Nước, sắn

dây hương

dây, hương

cam

cam, đường

Trà xanh

sản phẩm

rau má

bột, túi

dạng túi

lọc,mui

lọc


thơm,

Necta

nước uống

Có lợi cho sức khỏe,
nguyên liệu có sẳn

Mùi sắn dây khó
uống với một số
người

Nguyên liệu rẻ, dẽ

Công thức và

kiếm, sản phẩm giàu

công nghệ phức

dinh dưỡng

tạp

Dinh dưỡng, phù hợp

Nguyên liệu có


PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

Thịnh

Vinh

Trang
16


mãng cầu

10

có thịt

với nhiều người

quả.thơm,

hỏng, bảo quản

vị chua nhẹ

khó

sản phẩm
Trà hà thủ
ô tâm sen


theo mùa, dẽ hư

Hải

lỏng, màu
trá đậm, vị

rất tốt cho sức khỏe

ngot nhẹ,
hơi dấng

2.3.2 Phân tích sự chênh lệch giữa các ý tưởng:

Hiện nay các sản phẩm nước giải khát rất đa dạng: các sản phẩm trà xanh các loại,
nước giải khát có gas, nước trái cây…các sản phẩm này ngày càng đa dạng, với các
sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như: Tân Hiệp Phát, pepsi, cocacola, Urc,
Tribico,…

PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

17


Sức mua sản phẩm nước giải khát của người tiêu dùng rất lớn và người tiêu dùng
đã và đang nhận thức cao hơn về các loại thức uống tiện dụng này. Gần 50% người
tiêu dùng đang chuyển sang các loại nước uống có chứa vitamin, ít ngọt, mùi vị tự
nhiên. Đứng trước những thực trạng như vậy Công ty TNHH PHÁT HƯNG THỊNH
phải theo xu hướng chung của người tiêu dùng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm đồ
uống có lợi cho sức khỏe, có nguồn gốc thiên nhiên và hạn chế sử dụng những phụ gia

có hại cho sức khỏe. Theo nghiên cứu của công ty cho thấy sản phẩm làm từ trà được
người tiêu dùng ưa chuộng nhiều nhất, nhưng trên thị trường hiện này các sản phẩm
thường giống nhau nên công ty TNHH PHÁT HƯNG THỊNH muốn đem lại cho
người tiêu dùng một sản phẩm nước giải khát mới lạ , có tính đột phá và tốt cho sức
khỏe.
Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty đã đưa ra 10 ý tưởng về
các sản phẩm mới. Nhưng xét về mặt thị hiếu của người tiêu dùng, cũng như khả năng
tiến hành của công ty như nguồn vốn, kỷ thuật, sự cạnh tranh với các công ty khác…
thì công ty chọn ra sản phẩm “ trà atiso mật ong đóng chai “ để làm sản phẩm nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm, rồi sau đó tiến hành tung ra thị trường để kiểm tra sự ưa
chuộng của người tiêu dùng đối với sản phẩm này. Từ đó đưa ra chiến lược để tiến
hành sản xuất đại trà.
2.4 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NGUYÊN MẪU TRONG PHÒNG THÍ
NGHIỆM
2.4.1

Giới thiệu chung về nguyên liệu

2.4.1.1

Giới thiệu chung về Atiso

Atisô có tên khoa học là Cynara
Scolynus Lour do người Pháp đưa vào
Việt Nam và được trồng nhiều nhất tại
Đà Lạt, rồi đến Sa Pa, Tam Đảo (những
nơi có khí hậu ôn đới). Hoạt chất chính
của atisô là cynarine có vị đắng, có tác
dụng nhuận gan, mật, thông tiểu tiện,
kích thích tiêu hóa... Atisô được dùng

dưới các dạng: Trà atisô gồm các bộ
PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

18


phận: thân, rễ, hoa, lá - là loại thuốc uống có tác dụng tốt cho gan và lợi tiểu. Hoa atisô
là một loại rau cao cấp. Nên chọn những bông atisô mập, chưa nở (không nhất thiết
phải chọn hoa to, vì loại này đã già, ít cơm). Người ta thường dùng atisô nấu với thịt,
xương, chân giò... được coi là một món ăn bổ dưỡng, cao cấp. Hiện ngành y tế đã sản
xuất atisô thành những viên nang hoặc cao lỏng là loại thuốc có tác dụng nhuận gan,
mật, lợi tiểu. Nói chung, những người bị các bệnh về gan mật (viêm gan, thiểu năng
gan, xơ gan...) nên dùng atisô lâu dài
 Công dụng của Atiso
+. Giàu vitamin và chất khoáng
Một lượng Atiso trung bình đáp ứng 20% nhu cầu vitamin C của cơ thể trong 1
ngày, cung cấp khoảng 60calo đồng thời giàu kali và magiê nên rất tốt cho tim mạch.
Khả năng chống lại quá trình ôxy hoá của Atisô giúp cơ thể chống lại các bệnh tật.
+ Tốt cho hệ tiêu hoá
Gan yếu, hoạt động kém sẽ không kịp tiêu hoá lượng thức ăn cơ thể đưa vào gây
đau dạ dày, đầy bụng, đau bụng sau khi ăn và khó tiêu, Atisô kích thích gan tiết mật
giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra những tiến triển rõ rệt khi điều trị
chứng khó tiêu bằng chiết xuất astisô.
+ Giảm Cholesterol và bệnh tim
Astiso hạn chế cholesterol từ các chất béo cơ thể hấp thu, gan không tiết đủ mật
gây tăng cholesterol cho cơ thể nên những người mắc các bệnh về gan thường có chỉ
số cholesterol cao.
Astisô kích thích gan tiết mật nên giúp giảm Cholesterol. Nghiên cứu ở Đức đã chỉ
ra rằng dùng chiết xuất Astisô trong thời gian 6 tuần giảm lượng cholesterol xấu LDL

xuống còn hơn 22 %.
Astisiô ngừa việc hình thành những cholesterol mới ở vùng gan.
+ Giảm lượng đường trong máu
Gan tiết ra mật để tiêu hoá thực phẩm và chất béo cơ thể đưa vào đồng thời giữ
lượng đường dư dưới dạng glycogen rồi biến đổi lại thành glucose cung cấp cho
máu.Đây là 1 hệ thống hoạt động hoàn hảo trong cơ thể. Tuy nhiên ở một số người,
gan làm việc liên tục tạo ra quá nhiều glucose mà máu không cần tới, lượng glucose
thừa này gây ra bệnh tiểu đường và các vấn đề sức khoẻ khác.Qua nghiên cứu trên
PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

19


động vật, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng trong Astiso có chứa chất có khả năng ngăn
chặn quá trình tạo ra quá nhiều glucose trong gan.
2.4.1.2

Giới thiệu chung về mật ong

Mật ong là một loại mật tự nhiên rất phổ biến ở nước ta. Đã từ lâu nó đã được coi
là một nguồn thức ăn bổ dưỡng và là một vị thuốc quý

Mật ong là một loại mật ở dạng thể lỏng đặc do loài ong mật tạo ra từ các phấn
hoa. Về mặt dinh dưỡng, mật ong chứa khoảng 75%-80% đường, còn lại là hỗn hợp
nước và chất khoáng như photpho, can-xi, ma-giê, một số loại axít và enzim. Như vậy
mật ong không chỉ cung cấp cho cơ thể chúng ta các chất khoáng mà còn là một nguồn
năng lượng dồi dào với khoảng 300-320 calo/100(ml). Nói một cách đơn giản, một
thìa mật ong có thể cung cấp cho chúng ta khoảng 15 đến 16 calo.
Các enzim có trong mật ong hỗ trợ quá trình tiêu hoá thức ăn rất tốt, đặc biệt là quá
trình tiêu hoá đường và tinh bột. Giữa đường thông thường và đường trong mật ong có

sự khác nhau. Cơ thể chúng ta có thể hấp thụ đường trong mật ong một cách trực tiếp
nhưng với đường thông thường thì lại không, nó đòi hỏi một quá trình biến đổi thành
những dạng khác dễ hấp thụ hơn.
2.4.2

Mục tiêu của sản phẩm

Sản phẩm phải ngon rẻ,tốt cho sức
khỏe mà còn đỏi hỏi giá cả phải hợp lý.
Và sản phẩm trà Atiso bổ sung hương
mật ong hội tụ đầy đủ các yếu tố trên
và bắt kịp với xu hướng thị trường hiện
nay và trong tương lai.
PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

20


2.5 QUY TRÌNH DỰ KIẾN

Nước
tinh khiết

Bông Atiso

Xử lý

Sấy

Đường, mật

ong, NaCl,
Sodium
benzoat, acid
asorbic,
hương atiso,
màu tổng hợp

Trích lý

Lọc

Nấu, phối chế

Chiết chai

Thanh trùng

Sẩn phẩm

PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

21


2.6 BAO BÌ SẢN PHẨM
Sử dụng bao bì chai nhựa.
Nhãn bằng giấy được bọc nilông.
2.7 QUẢNG CÁO SẢN PHẨM
Trà atiso đóng chai hương mật ong vừa là nước giải khát
thanh nhiệt cho cái nắng gắt như hiện nay và tốt cho sức khoẻ

nên dùng cho mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
Trên thị trường hiện đang lưu hành các loại sản phẩm từ
trà xanh như : trà xanh O độ, C2 cool and clear, trà bí đao, trà

Ảnh minh họa

thảo mộc Mr Thanh….tốt cho sức khỏe
Sở thích thì khó có thể thay đổi nhưng nếu có sản phẩm khác thực sự tốt cho sức
khỏe thì bạn cũng nên điều chỉnh chút ít đúng không ?
Một sản phẩm tốt, thanh nhiệt cơ thể,tạo cảm giác mát lạnh,sảng khoái trong những
ngày hè nóng bức đồng thời giá cả hợp lý đặc biệt là tốt cho sức khỏe.
Các sản phẩm trà hiện nay rất đa dạng và phổ biến , nhưng vẫn chưa đáp ứng được
như cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Với sản phẩm trà Atiso hương mật ong vừa giải tỏa cơn khát, vừa tốt cho sức khỏe
mà giá cả lại hợp lý.
Con người đang có xu hướng thay thế các sản phẩm chế biến từ các nguyên liệu
tổng hợp bằng các thành phần thiên nhiên.
Sản phẩm phải ngon rẻ,tốt cho sức khỏe mà còn đỏi hỏi giá cả phải hợp lý. Và sản
phẩm trà Atiso bổ sung hương mật ong hội tụ đầy đủ các yếu tố trên và bắt kịp với xu
hướng thị trường hiện nay và trong tương lai.
Thức uống vượt trội so với các loại nước giải khát thông thường khác ở chỗ có lợi
cho sức khỏe.
Sản phẩm với các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, đánh thẳng vào tâm lý của
người tiêu dùng.
Trà atiso hương mât ong nhắm vào phân khúc nước giải khát không gas là sản
phẩm thích hợp cho mọi lứa tuổi và mọi thành phần xã hội.

PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

22



KẾT LUẬN
Trên đây là những thông tin cơ bản của kỹ thuật brainstorming. Ý tưởng sáng tạo là
thứ đóng vai trò rất quan trọng trong bất cứ lĩnh vực nào và giới hạn của bộ não bạn là
vô cùng. Kết hợp và sử dụng brainstorming đúng lúc để khai thác nó một cách hiệu
quả nhất. Chính nhờ phương pháp này, công ty chúng tôi, công ty PHÁT HƯNG
THỊNH đã phát triển được một sản phẩm mới là TRÀ ATISO MẬT ONG, hi vọng với
sản phẩm mới này, người tiêu dùng sẽ có được một loại nước giải khát mới, không
những tốt cho sức khỏe mà còn ngon và hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đây là sản
phẩm thiên nhiên có lợi cho sức khỏe, vốn là xu hướng mạnh mẽ của thời hiện đại.
Trong tương lai không xa, công ty chúng tôi sẽ phát triển thêm nhiều sản phẩm mới.
Mong rằng mọi người sẽ đón nhận các sản phẩm mới của PHÁT HƯNG THỊNH.

PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. www.Google.com.vn
2. vi.wikipedia.org
3. www.hieuhoc.com

PHƯƠNG PHÁP BRAIN-STORMING

24




×