Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Phương pháp chỉ số vận dụng phương pháp chỉ số trong phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố đến biến động hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.3 KB, 32 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................3
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ TRONG THỐNG KÊ.......3
I. Khái niệm, ý nghĩa, phân loại chỉ số..............................................................3
1.Khái niệm:....................................................................................................3
2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số:.........................................................3
3. Tác dụng của chỉ số:...................................................................................4
4. Các loại chỉ số:............................................................................................5
II. Phương pháp tính chỉ số:..............................................................................6
1.Chỉ số đơn:..................................................................................................6
2. Chỉ số tổng hợp:......................................................................................6
3.Chỉ số không gian:......................................................................................14
III. Hệ thống chỉ số:.........................................................................................15
1.Khái niệm và cấu thành của hệ thống chỉ số: ...................................15
2.Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số:.................................................16
3.Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động của chỉ tiêu
bình quân và tổng lượng biến tiêu thức....................................................18
PHẦN II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ TRONG PHÂN TÍCH CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI BIẾN ĐỘNG HIỆU QUẢ KINH TẾ NỀN SẢN
XUẤT XÃ HỘI........................................................................................................20
I.Bản chất hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội.........................................20
II. Chọn chỉ tiêu kết quả kinh tế để xác định hiệu quả kinh tế nguồn lực
của nền sản xuất xã hội...................................................................................21
III.Năng suất lao động bình quân một lao động...........................................21
IV.Hiệu suất sử dụng tài sản cố định............................................................22
V.Phương pháp phân tích thống kê hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội
.............................................................................................................................22
VI. Vận dụng cụ thể:.......................................................................................23


KẾT LUẬN.............................................................................................................30

PHẦN MỞ ĐẦU


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
Các hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại trong những điều kiện thời gian và địa điểm
nhất định. Mỗi đặc điểm cơ bản của hiện tượng có thể được biểu hiện bằng các mức độ
khác nhau. Nghiên cứu các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội là một trong những
vấn đề quan trọng của phân tích thống kê, nhằm biểu hiện mặt lượng trong mối quan
hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa
điểm cụ thể. Thống kê dùng các phương pháp của mình để biểu hiện các mức độ đó.
Mức độ đầu tiên được biểu hiện trong thống kê là số tuyện đối, số tuyệt đối thu
được trực tiếp sau điều tra và tổng hợp tài liệu, trên cơ sở các số tuyệt đối có thể tính
số tương đối. Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ
của hiện tượng nghiên cứu, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong khi các số tuyệt
đối chỉ khái quát được về quy mô khối lượng của hiện tượng thì số tương đối cho phép
phân tích đặc điểm của hiện tượng, nghiên cứu các hiện tượng trong mối quan hệ so
sánh với nhau.
Và chỉ số trong thống kê là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mực
độ của một hiện tượng kinh tế một cách đầy đủ nhất. Để hiểu rõ hơn về phương pháp
chỉ số và sự vận dụng của nó trong thực tế nhóm 12 sẽ thảo luận về đề tài : “Phương
pháp chỉ số trong thống kê, vận dụng phương pháp chỉ số trong phân tích các nhân
tố ảnh hưởng tới biến động kinh tế xã hội” cụ thể là hiện tượng hiệu quả kinh tế
nền sản xuất xã hội. Đề tài này đi sâu nghiên cứu về phương pháp chỉ số và phân tích
biến động của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội thông qua các hệ thống
chỉ số có thể.

Đại học Thương Mại


Page 2


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
NỘI DUNG
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ TRONG THỐNG KÊ
I. Khái niệm, ý nghĩa, phân loại chỉ số
1.Khái niệm:
Trong thống kê chỉ số là một số tương đối biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai
mức độ của một hiện tượng kinh tế.
Chỉ số được tính bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian khác
nhau nhằm nêu lên biến động của hiện tượng theo thời gian. Chỉ số nay được biểu hiện
bằng số tương đối giống như số tương đối động thái. Trong những mục đích so sánh
khác, các chỉ số tính được cũng là số tương đối, có thể là số tương đối kế hoạch, số
tương đối so sánh.
Như vậy, trong thống kê khái niệm chỉ số tương đối rộng rãi, nó là phương pháp
biểu hiện các quan hệ so sánh khác nhau. Trong thực tế, đối tượng chủ yếu của phương
pháp chỉ số thường là các hiện tượng kinh tế phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, nhiều
phần tử có tính chất khác nhau (khác nhau về tên gọi, về giá trị sử dụng, về đơn vị
tính…). Muốn so sánh các mức độ của hiện tượng kinh tế phức tạp này, ta thường phải
tìm cách trước hết biến đổi các đơn vị hoặc phần tử có tính chất khác nhau trở thành
một dạng đồng nhất.
2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số:
Xuất phát từ yêu cầu so sánh các mức độ của hiện tượng kinh tế phức tạp, phương
pháp chỉ số có đặc điểm là khi muốn so sánh các mức độ của hiện tượng kinh tế phức
tạp, trước hết phải chuyển các đơn vị hoặc phần tử có tính chất khác nhau thành dạng
giống nhau để có thể trực tiếp cộng chúng lại với nhau. Như khối lượng các sản phẩm
trong một xí nghiệp thường phức tạp, do có các đơn vị không thể trực tiếp cộng được
với nhau. Chúng có thể được chuyển về dạng giống nhau, ví dụ về dạng giá trị. Như
vậy, sau khi chuyển các sản phẩm khác nhau sang giá trị, ta dễ dàng so sánh hai chỉ

tiêu giá trị để tính ra chỉ số giá trị tổng sản lượng công nghiệp.
Mặt khác, phương pháp chỉ số có đặc điểm nữa là: Khi có nhiều nhân tố cùng tham
gia vào việc tính toán số, phải giả định chỉ có một nhân tố thay đổi, còn các nhân tố
khác không thay đổi. Như khi tính chỉ số tổng sản lượng công nghiệp, có hai nhân tố
tham gia vào quá trình tính toán, đó là: sản lượng và giá cả. Lúc này, ta phải giả định
Đại học Thương Mại

Page 3


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
giá cả không thay đổi, có nghĩa là sản lượng của hai kỳ so sánh đều tính theo một giá
nào đó (giá kỳ gốc, giá kỳ nghiên cứu, giá cố định…). Việc giả định như vậy tạo khả
năng loại trừ ảnh hưởng biến động của nhân tố không nghiên cứu đối với kết quả so
sánh.
3. Tác dụng của chỉ số:
Chỉ số là một phương pháp không những có khả năng nêu lên biến động tổng hợp
của hiện tượng phức tạp mà còn có thể phân tích sự biến động này. Trong thống kê chỉ
số có tác dụng:
Biểu hiện biến động của hiện tượng qua thời gian. Các chỉ số tính theo mục đích
này thường được gọi là chỉ số phát triển tính được bằng cách so sánh mức độ của hiện
tượng ở hai thời gian khác nhau( kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc).
Biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau:
giữa hai xí nghiệp, giữa hai địa phương…Các chỉ số loại này thường được gọi là chỉ số
không gian hoặc chỉ số địa phương.
Biểu hiện các nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình hoàn thành kế hoạch về các chỉ tiêu
kinh tế . Các chỉ số này thường được gọi là chỉ số kế hoạch.
Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với biến động của
toàn bộ hiện tượng kinh tế phức tạp. Thực chất đây cũng là việc phân tích mối liên hệ,
nhằm nêu lên các nguyên nhân quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp, tính

toán cụ thể ảnh hưởng của mỗi nguyên nhân này.
Qua các tác dụng nói trên ta thấy chỉ số là một phương pháp không những có khả
năng nêu lên biến động tổng hợp của hiện tượng phức tạp, mà còn có thể phân tích sự
biến động này. Như chỉ số khối lượng sản phẩm là chỉ tiêu có tính chất tổng hợp, biểu
hiện biến động của một tổng thể sản phẩm công nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau.
Còn chỉ số năng suất lao động lại là chỉ tiêu có tính chất phân tích sự biến động của
một trong các nhân tố quyết định biến động sản phẩm. Có chỉ số lại bao gồm được cả
hai tính chất tổng hợp và phân tích: như chỉ số giá cả của toàn bộ hay từng nhóm hàng
là chỉ tiêu có tính chất tổng hợp( khác với chỉ số giá cả của từng mặt hàng riêng biệt),
chỉ số này còn có ý nghĩa phân tích vì nó phản ánh biến động của riêng nhân tố giá cả
trong mức tiêu thụ hàng hoá chung.

Đại học Thương Mại

Page 4


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
4. Các loại chỉ số:
Các chỉ số trong thống kê được chia thành nhiều loại, tuỳ theo mục đích ngiên cứu:
Căn cứ theo phạm vi tính toán thường phân biệt hai loại chỉ số:
Chỉ số đơn: nói lên biến động của từng phần tử, từng đơn vị cá biệt của hiện tượng
phức tạp. Ví dụ: chỉ số giá cả tưng mặt hàng, chỉ số khối lượng của từng sản phẩm.
Chỉ số đơn có tác dụng quan trọng đối với việc nghiên cứu sự phát triển của những sản
phẩm chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân. Chỉ số này còn có thể được dùng làm cơ sở
để tính các chỉ số chung.
Chỉ số tổng hợp: nói lên biến động của tất cả các đơn vị, các phần tử của hiện tượng
phức tạp. Ví dụ: chỉ số giá cả của toàn bộ các mặt hàng bản lẻ tại một thị trường, chỉ
số khối lượng toàn bộ các sản phẩm của một xí nghiệp. Chỉ số chung được dùng nhiều
nhất trong phân tích thống kê. Người ta còn có thể dùng khái niệm chỉ số chung để nêu

lên biến động của từng tổ, nhóm đơn vị của hiện tượng phức tạp.
Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu, thường phân biệt hai loại chỉ số:
Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu biểu
hiện quan hệ so sánh, mức độ phổ biến, mối liên hệ của hiện tượng nghiên cứu như:
giá cả, giá thành, năng suất lao động, năng suất thu hoạch, tiền lương…
Chỉ số chỉ tiêu số lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu số lượng là chỉ tiêu biểu hiện
quy mô, số lượng của hiện tượng nghiên cứu như : sản lượng, lượng hàng hoá tiêu thụ,
diện tích gieo trồng, số lượng công nhân viên…
Việc phân biệt hai loại chỉ số chỉ tiêu chất lượng và chỉ số chỉ tiêu khối lượng giúp
cho việc xác định công thức chỉ số của những nhóm chỉ tiêu gần giống nhau về tính
chất. Nhưng chú ý rằng việc phân biệt hai loại chỉ số này cũng chỉ có tính chất quy
ước, bao gồm một số chỉ tiêu kinh tế thường dùng nhất.
Căn cứ vào phương pháp tính toán chia thành:
Chỉ số tổng hợp: được vận dụng để tính chỉ số chung trên cơ sở xác định tổng các
mức độ của từng đơn vị phần tử trong tổng thể như: chỉ số khối lượng sản phẩm công
nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng…
Chỉ số bình quân: được vận dụng để tính chỉ số chung từ các chỉ số đơn theo công
thức số bình quân.

Đại học Thương Mại

Page 5


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
Căn cứ vào việc thiết lập quan hệ so sánh theo thời gian hay không gian chia
thành:
Chỉ số phát triển: là chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh theo thời gian như: chỉ số giá
tiêu dùng qua hai năm…
Chỉ số không gian: là chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh theo không gian như: chỉ số

giá vàng thị trường Việt Nam so với thị trường thế giới…
II. Phương pháp tính chỉ số:
1.Chỉ số đơn:
- Chỉ số đơn về giá: biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức giá của từng mặt hàng ở hai
thời gian khác nhau.
ip =
Trong đó : ip- Chỉ số đơn về giá
p1- giá bán lẻ từng mặt hàng kỳ nghiên cứu
p0 - giá bán lẻ từng mặt hàng kỳ gốc


Phản ánh biến động giá từng mặt hàng trên thị trường.
-Chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ: biểu hiện quan hệ so sánh giữa khối lượng
tiêu thụ của từng mặt hàng ở hai thời gian.
iq =
Trong đó: iq- chỉ số cá thể về lượng hàng hoá
q1- lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ nghiên cứu.
q0 - lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ gốc
2. Chỉ số tổng hợp:
Chỉ số tổng hợp về giá cả : ở đây trước hết phải giải quyết vấn đề tổng hợp giá cả các
mặt hàng ở hai kỳ.Ta không thể tổng hợp đơn thuần, nghĩa là cộng giá đơn vị mỗi mặt
hàng ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Cách tính này bỏ qua tình hình tiêu thụ thực tế về
lượng hàng của mỗi loại có tầm quan trọng khác nhau. Cách tổng hợp đúng nhất là
phải nhân giá cả mỗi mặt hàng với lượng tiêu thụ tương ứng, sau đó mới đem so sánh
giữa hai kỳ.
Do đó có công thức:
Ip =
Đại học Thương Mại

Page 6



Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
Trong đó: Ip – chỉ số chung về giá cả
p1 và p0 – giá cả mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
q – lượng tiêu thụ mỗi mặt hàng.
Trong công thức trên, lượng tiêu thụ mỗi mặt hàng (q) đã tham gia vào công thức tính
chỉ số giá cả, nói lên tầm quan trọng của từng mặt hàng trong sự biến động chung của
giá cả. Lượng hàng hoá tiêu thụ (q) có vai trò là quyền số của chỉ số giá cả. Mặt khác,
muốn nghiên cứu biến động chỉ của nhân tố giá cả, thì giá cả của cả hai kỳ cùng được
tính với cùng một lượng hàng hoá tiêu thụ, nghĩa là cố định ở một kỳ nào đó, trong cả
tử và mẫu của công thức.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà quyền số của chỉ số giá cả có thể chọn kỳ gốc (q 0),
hoặc kỳ nghiên cứu (q1), mỗi loại quyền số mang lại cho chỉ số một ý nghĩa khác nhau
tính chỉ số chung về giá cả, cụ thể là:
* Chỉ số tổng hợp giá cả Laspeyres:
Theo Laspeyres, khi tính chỉ số tổng hợp giá cả, trọng số được chọn là lượng
hàng hoá tiêu thụ ở kỳ gốc. Ta có công thức chỉ số tổng hợp giá cả của Laspeyres:
IpL =
Trong đó: ∑p1q0- tổng hợp giá của kỳ nghiên cứu nhưng theo giả định khối lượng tiêu
thụ của kỳ gốc.
∑p0q0- tổng giá bán mặt hàng tiêu thụ thực tế kỳ gốc.
Trước đây hay dùng công thức Laspeyres để tính chỉ số tổng hợp giá vì nó không
đòi hỏi phải tính ngay ∑p1q1 và thường q0 lóc nào cũng có sẵn, đồng thời loại trừ hoàn
toàn ảnh hưởng biến động của khối lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, phương pháp Laspeyres
có nhược điểm là không phản ánh cập nhật được những sự thay đổi về khuynh hướng
thãi quen của người tiêu dùng. Một số mặt hàng nào đó nhiều năm trước đây được
người tiêu dùng ưa chuông và tiêu dùng với số lượng lớn, nhưng ngày nay có thể
không còn quan trọng đối với họ. Điều này làm cho chỉ số giá tính theo Laspeyres
không còn thích hợp.

* Chỉ số tổng hợp giá cả Paasche:
Theo Paasche, khi tính chỉ số tổng hợp giá cả trọng số được chọn là lượng hàng
hoá tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu.
Đại học Thương Mại

Page 7


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
Ta có công thức chỉ số tổng hợp giá cả của Paasche:
IpP =
Trong đó:
∑p1q1 – phản ánh ý nghĩa thực tế, mức tiêu thụ (tổng giá bán) thực tế các mặt hàng kỳ
nghiên cứu.
∑p0q1 – phản ánh ý nghĩa giả định, tổng hợp giá bán kỳ nghiên cứu với kỳ gốc.
Chỉ số tổng hợp giá cả Paasche đòi hỏi dữ liệu cập nhật, tuy nhiên cách tính chỉ số
giá Paasche đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp Laspeyres.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc thu thập và tổng
hợp quyền số q1 dễ dàng hơn, nên người ta ưa dùng chỉ số Paasche.
Trong thực tế chỉ số giá của Paasche có thể biến đổi như sau:
Ip = = =
Chỉ số trên được gọi là chỉ số trung bình điều hoà vì có dạng giống số trung bình
điều hoà.
Nếu đặt:
d1 =
Từ công thức trên ta viết lại được:
Ip =
Trong đó: Ip là các chỉ số cá thể về giá của các mặt hàng.
Chỉ số giá của Laspeyres cũng có thể biến đổi như sau:
Ip = ==

* Chỉ số tổng hợp giá cả Fisher:
Chỉ số Fisher là trung bình nhân của hai chỉ số Laspeyres và Paasche. Trong nhiều
trường hợp kết quả tính toán của hai chỉ số Laspeyres và Paasche quá chênh lệch, việc
sử dụng chỉ số Fisher là cần thiết.
Công thức:

I p=

Chỉ số này sử dụng kết hợp cả hai quyền số q 0 và q1. ưu điểm của chỉ số này là đo
được sự biến động chung, loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của sự khác biệt về cơ cấu tiêu
thụ, nhưng nó lại không xác định được biến động tuyệt đối của doanh thu về giá.
*Chỉ số tổng hợp giá cả theo công thức bình quân với trọng số:
Đại học Thương Mại

Page 8


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
Được áp dụng trong điều kiện dữ liệu không cập nhật trực tiếp về doanh thu các
mặt hàng trong đó yếu tố trọng số được sử dụng thể hiện sự khác biệt về tầm quan
trọng của từng mặt hàng, nhóm mặt hàng.
Ip =
Trong đó: m là trọng số tương ứng với từng mặt hàng. Trọng số càng lớn, vai trò
của mặt hàng đó càng quan trọng, sự biến động về giá của mặt hàng đó sẽ đóng góp
nhiều vào đánh giá sự biến động chung về giá các mặt hàng.
Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ:
Chỉ số này nêu lên biến động của toàn bộ lượng hàng hoá tiêu thụ giữa hai kỳ.
Muốn tính nó trước hết cũng phải giải quyết vấn đề tổng hợp các lượng hàng hoá.
Không thể tổng hợp đơn thuần bằng cách cộng lượng hàng hoá tiêu thụ mỗi loại, vì
các hàng hoá này khác nhau về giá trị sử dụng và đơn vị đo lường. Để tổng hợp các

phần tử khác nhau này, thông thường người ta sử dụng một nhân tố thông ước chung,
có tác dụng chuyển các phần tử vốn không cộng trực tiếp được với nhau. Các hàng hoá
vốn rất khác nhau có thể được chuyển sang dạng giá trị để có thể cộng chúng với nhau.
Muốn vậy, có thể dùng nhân tố giá cả làm nhân tố thông ước chung. Để tính chỉ số
chung về lượng hàng hoá tiêu thụ, có thể dùng công thức sau:
Ip =
Trong đó: Iq là chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ.
q1 và q0 là lượng hàng hoá tiêu thụ mỗi loại hàng kỳ nghiên cứu, kỳ gốc.
p là giá bán lẻ mỗi mặt hàng.
Trong công thức trên, nhân tố giá cả (p) còng tham gia vào quá trình tính toán, với
tư cách là nhân tố thông ước chung, đồng thời cũng có vai trò là quyền số. Quyền số
giá cả cũng cần được cố định trong cả tử và mẫu số của công thức, nghĩa là tính theo
một giá thống nhất (giá kỳ gốc, giá kỳ nghiên cứu hoặc giá cố định…) để không làm
ảnh hưởng đến biến động của bản thân lượng hàng hoá tiêu thụ.
Tính chỉ số lượng hàng hoá tiêu thụ nếu chọn quyền số là giá cả kỳ gốc ta có chỉ số
tổng hợp khối lượng theo phương pháp Laspeyres:
Iq =
Trong công thức trên, tử số ∑q1p0 là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ kỳ nghiên
cứu với giả định là giá bán vẫn như kỳ gốc, mẫu số là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ
Đại học Thương Mại

Page 9


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
thực tế kỳ gốc. Sự chênh lệch giữa tử và mẫu số của công thức sẽ nêu lên biến động
của bản thân lượng hàng hoá tiêu thụ.
Chỉ số tổng hợp khối lượng theo phương pháp Paasche:
Iq =
Chỉ số tổng hợp khối lượng Fisher:

Iq =
Ngoài việc tính các số tương đối, còn có thể tính các lượng tăng giảm tuyệt đối nêu
lên ảnh hưởng biến động của nhân tố nghiên cứu đối với biến động của hiện tượng
gồm nhiều nhân tố. Nó thể hiện rất rõ sự biến động của nhân tố nghiên cứu.

-

Khi tính toán chỉ số tổng hợp cần chú ý những vấn đề sau:
Khi tính các chỉ số chung trước hết phải chuyển các phần tử khác nhau của

hiện tượng phức tạp thành dạng đồng nhất để có thể cộng chúng được với nhau và so
sánh. Vấn đề này thường được giải quyết trên cơ sở xác định mối quan hệ giữa các
nhân tố cấu thành hiện tượng, để khi nghiên cứu biến động của một nhân tố có thể sử
dụng các nhân tố khác còn lại làm công cụ chuyển.
-

Khi tính các chỉ số chung để nghiên cứu biến động của một nhân tố nào đó

trong các nhân tố tham gia tính toán, phải cố định các nhân tố còn lại. Đây là phương
pháp trừu tượng khoa học thường dùng trong phân tích các hiện tượng bao gồm nhiều
nhân tố. Sau khi xác định được nhân tố có quan hệ với nhau tham gia tính toán, ta có
thể lần lượt cố định nhân tố này hay nhân tố khác để nghiên cứu biến động của riêng
một nhân tố còn lại.
*Vấn đề chọn quyền số cho chỉ số tổng hợp
Quyền số của chỉ số là những đại lượng được dùng trong công thức chỉ số tổng
hợp và được cố định giống nhau ở tử và mẫu số. Quyền số của chỉ số có hai tác dụng:
Biểu hiện vai trò quan trọng của mỗi phần tử hay bộ phận trong toàn bộ tổng thể,
nghĩa là duy trì tỷ trọng của phần tử hay bộ phận đó tương xứng vị trí của nó trong quá
trình tính toán.
Làm cho các phần tử vốn không thể trực tiếp cộng được với nhau được chuyển về

dạng đồng nhất và có thể cộng được.
Trong từng chỉ số cụ thể, quyền số có thể thực hiện được một hoặc cả hai chức
năng nói trên. Ví dụ quyền số của chỉ số tổng hợp về giá cả là lượng hàng hoá tiêu thụ,
Đại học Thương Mại

Page 10


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
đó là công cụ giúp cho việc so sánh giá cả giữa hai kỳ của các loại hàng có tầm quan
trọng khác nhau. Quyền số của chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ là giá cả, có
tác dụng như một nhân tố thông ước để chuyển các lượng hàng hoá vốn không trực
tiếp cộng được với nhau thành dạng đồng nhất (dạng giá trị) và do đó có thể cộng
được với nhau. Mặt khác mỗi hàng hoá có giá cả khác nhau cũng nhờ có quyền số này
mà chiếm vị trí tương xứng trong tổng mức tiêu thụ hàng hoá.
Vấn đề chọn quyền số có ý nghĩa quan trọng đối với việc tính chỉ số tổng hợp, vì
nó quyết định ý nghĩa của mỗi chỉ số. Có thể nói đây là vấn đề chủ chốt trong phương
pháp tính chỉ số tổng hợp. Muốn chọn quyền số cho mỗi chỉ số phải xét mối liên hệ
giữa các nhân tố, đồng thời phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu. Thông thường
người ta căn cứ vào mối liên hệ giữa các nhân tố này có thể lợi dụng các nhân tố khác
còn lại là quyền số. Nhưng mỗi nhân tố được nghiên cứu không chỉ có liên hệ với một
mà có thể với nhiều nhân tố khác nhau. Như khối lượng sản phẩm công nghiệp không
những có liên hệ với giá cả mà còn liên hệ với giá thành với lượng lao động hao phí,
với lượng nguyên vật liệu sử dụng…Mỗi nhân tố có liên hệ đều có thể được chọn làm
quyền số của chỉ số khối lượng sản phẩm, nêu ý nghĩa và kết quả tính toán của mỗi chỉ
số khác nhau. Nói chung là phải tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu để chọn quyền số
cho thích hợp.
Giả sử nghiên cứu biến động của khối lượng sản phẩm trong xí nghiệp công nghiệp
và ảnh hưởng của biến động này đối với biến động của giá trị tổng sản lượng.
Ở đây nhân tố khối lượng sản phẩm (q) có liên hệ với giá cả (p) do đó có công thức chỉ

số:
Ip =
Trong công thức nhân tố giá cả (p) được chọn làm quyền số của chỉ số tổng hợp.
Nếu nghiên cứu biến động của khối lượng sản phẩm và ảnh hưởng của biến động này
đối với biến động của tổng chi phí sản xuất, thì ở đây có mối liên hệ giữa khối lượng
sản phẩm (q) với giá thành đơn vị (z).
Công thức chỉ số khối lượng sản phẩm:
Iq =
Trong công thức nhân tố giá thành đơn vị (z) được chọn làm quyền số của chỉ
số tổng hợp. Cũng với khối lượng sản phẩm trên, có thể nghiên cứu biến động của
Đại học Thương Mại

Page 11


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
chúng và ảnh hưởng biến động này đối với biến động của tổng số thời gian lao động.
Ở đây xuất hiện mối liên hệ giữa khối lượng sản phẩm (q) với thời gian hao phí để sản
xuất một đơn vị sản phẩm (t). Công thức chỉ số:
Iq =
Quyền số trong công thức là thời gian lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản
phẩm (t).
Sau khi chọn nhân tố làm quyền số cho mỗi chỉ số còn phải chọn thời gian hoặc
không gian của quyền số. Thời gian hoặc không gian của quyền số khác nhau thì ý
nghĩa của chỉ số cũng khác nhau. Quyền số được cố định ở tử và mẫu của chỉ số nhằm
loại trừ ảnh hưởng biến động của nó đối với chỉ số nghiên cứu. Nhưng loại trừ được
hoàn toàn hay không tuỳ thuộc vào việc chọn thời gian hoặc không gian của quyền số.
Bởi vậy phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu để chọn thời gian
hoặc không gian của chỉ số. Cụ thể, khi dùng chỉ số tổng hợp để nghiên cứu biến động
của chỉ tiêu chất lượng, thì quyền số thường là chỉ tiêu khối lượng có liên quan và cố

định ở kỳ nghiên cứu. Còn để nghiên cứu biến động của chỉ tiêu khối lượng thì quyền
số thường là chỉ tiêu chất lượng có liên quan và cố định ở kỳ gốc.
- Các chỉ số tổng hợp chỉ tiêu chất lượng:
+ Chỉ số tổng hợp giá cả:
Ip =



I’p=

Trong công thức Ip, quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ gốc (q 0). Chỉ số này nêu
lên biến động riêng biệt của nhân tố giá cả loại trừ hoàn toàn ảnh hưởng của khối
lượng hàng hoá đến biến động của giá cả. Chênh lệch tuyệt đối giữa tử và mẫu là số
tiền người mua hàng phải trả thêm nếu giá cả tăng hoặc giảm bớt được nếu giá cả giảm
để mua cùng khối lượng hàng hoá như kỳ gốc.
Trong công thức I’p, quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ nghiên cứu (q 1). Chỉ số
này nêu lên biến động của nhân tố giá cả, chưa loại trừ được hoàn toàn ảnh hưởng của
khối lượng hàng hoá tới biến động của giá cả. Chênh lệch tuyệt đối giữa tử và mẫu là
số tiền người mua hàng phải trả thêm nếu giá cả tăng hoặc giảm bới được nếu giá cả
giảm thực tế ở kỳ nghiên cứu.
Thông thường khi nghiên cứu biến động của giá cả người ta muốn quan sát ảnh
hưởng của nó đến số tiền thực tế mà người mua hàng phải trả thêm hoặc giảm bới
Đại học Thương Mại

Page 12


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
được, nên chọn quyền số là khối lượng hàng hoá tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu nếu điều
kiện tài liệu cho phép.

Giá cả là một trong những chỉ tiêu chất lượng, việc chọn quyền số cho chỉ số giá cả
được vận dụng cho quyền số của các chỉ số chỉ tiêu chất lượng khác. Nếu chọn quyền
số ở kỳ nghiên cứu, ta có công thức tính chỉ số chỉ tiêu chất lượng như sau:
+ Chỉ số giá thành:
Iz=
Trong đó :
Iz- chỉ số chung về giá thành
z1 và z0 – giá thành đơn vị từng loại sản phẩm kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
q1- sản lượng sản phẩm kỳ nghiên cứu.
+ Chỉ số năng suất lao động:
Iw =
Trong đó:
Iw- chỉ số chung về năng suất lao động.
w1 và w0- năng suất lao động mỗi công nhân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
T1- số công nhân kỳ nghiên cứu.
- Các chỉ số tổng hợp chỉ tiêu khối lượng:
+ Chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm tiêu thụ:
Iq =



I’q=

Công thức Iq có quyền số là giá cả kỳ nghiên cứu (p 1) nêu lên biến động của khối
lượng hàng hoá tiêu thụ, chưa loại trừ được hoàn toàn ảnh hưởng của giá cả tới biến
động của lượng hàng hoá tiêu thụ. Trong công thức I’ p quyền số của chỉ số là giá cả kỳ
gốc. Chỉ số này nêu lên biến động của hàng hoá tiêu thụ, nhưng loại trừ được hoàn
toàn ảnh hưởng của biến động giá cả với biến động của khối lượng hàng hoá tiêu thụ,
có nghĩa là nêu lên biến động riêng biệt của khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Thông
thường khi nghiên cứu biến động của khối lượng hàng hoá tiêu thụ, người ta muốn biết

biến động riêng của nó, nên chọn quyền số là giá cả kỳ gốc (p 0) hoặc giá cả cố định
(pc).
+ Chỉ số khối lượng sản phẩm sản xuất:
Iq =
Đại học Thương Mại

Page 13


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
+ Chỉ số diện tích gieo trồng:
ID =
Trong đó: ID- chỉ số chung về diện tích gieo trồng.
D1 và D0- diện tích gieo trồng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
N0- năng suất thu hoạch kỳ gốc.
+Chỉ số tổng hợp số công nhân:
IT =
Nhìn chung, khi dùng chỉ số tổng hợp để nghiên cứu biến động của chỉ tiêu chất
lượng, thì quyền số là chỉ tiêu khối lượng có liên quan, để nghiên cứu biến động của
chỉ tiêu khối lượng, thì quyền số là chỉ tiêu chất lượng có liên quan, thời gian hoặc
không gian của quyền số tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu và tài liệu cho phép.
3.Chỉ số không gian:
Các chỉ số không gian so sánh mức độ của hiện tượng kinh tế qua điều kiện không
gian khác nhau (so sánh một chỉ tiêu kinh tế giữa hai xí nghiệp, giữa hai địa
phương…). Các chỉ số này cũng được tính theo lý luận tính chỉ số tổng hợp, trong đó
đặc biệt quan trọng là vấn đề chọn quyền số. Giả sử so sánh giá thành sản phẩm giữa
hai xí nghiệp, thì khối lượng sản phẩm của mỗi xí nghiệp đều có khả năng được chọn
làm quyền số chỉ số. Cũng vì vậy kết quả tính toán chỉ số theo hai quyền số này rất
khác nhau.
Khi tính các chỉ số không gian về chỉ tiêu khối lượng, vấn đề chọn quyền số được

giải quyết tương đối dễ dàng. Đối với các chỉ số khối lượng sản phẩm, quyền số
thường là giá cố định. Giả sử so sánh khối lượng sản phẩm của hai xí nghiệp A và B,
ta có công thức:
Iq(A/B)= hoặc Iq(B/A)=
Trong đó: qA và qB- sản lượng từng loại của xí nghiệp A và B
pn – giá cố định
Khi tính chỉ số không gian của chỉ tiêu chất lượng thì quyền số được chọn là chỉ tiêu
số là chỉ tiêu số lượng có liên quan. Công thức tính:
Ip(A/B)=

Đại học Thương Mại

Page 14


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
III. Hệ thống chỉ số:
1.Khái niệm và cấu thành của hệ thống chỉ số:
-

Khái niệm: Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau hợp

thành mét phương trình cân bằng.
Xét các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau thường dùa trên một chỉ tiêu tổng hợp và
trên cơ sở đó tính chỉ số như:
Giá bán lẻ

x

Lượng


đơn vị

hàng =

hoá tiêu thụ

Mức tiêu thụ
hàng hoá

Từ đó có thể lập hệ thống chỉ số:
Chỉ số giá cả

x

Chỉ số lượng hàng = Chỉ số mức tiêu
hoá tiêu thụ

thô hàng hoá

Hay từ các mối liên hệ:
Giá thành đơn vị

x

sản phẩm

Khối lượng sản = Chi phí sản xuất
phẩm


Ta cũng có hệ thống chỉ số:
Chỉ số giá thành

x

Chỉ số khối lượng = Chỉ số chi phí
sản phẩm

-

sản xuất

Cấu thành:
Chỉ số nhân tố: mỗi chỉ số nêu lên biến động của một nhân tố cấu thành hiện tượng

là ảnh hưởng của biến động này đối với biến động của hiện tượng bao gồm nhiều nhân
tố, như chỉ số giá cả, chỉ số lượng hàng hoá tiêu thụ, chỉ số giá thành…
Chỉ số toàn bộ: nêu lên biến động của toàn bộ hiện tượng gồm nhiều nhân tố, như
chỉ số mức tiêu thụ hàng hoá, chỉ số chi phí sản xuất…
-

Tác dụng của hệ thống chỉ số:
Xác định được vai trò và ảnh hưởng biến động của mỗi nhân tố đối với biến động

của hiện tượng gồm nhiều nhân tố, qua đó đánh giá được nhân tố nào có tác dụng chủ
yếu đối với biến động chung, nhằm phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng trong
quá trình biến động, giải thích được một cách đúng đắn các nguyên nhân làm cho hiện
tượng phát triển.
Đại học Thương Mại


Page 15


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
Lợi dụng hệ thống chỉ số, trong nhiều trường hợp ta có thể tính ra một chỉ số chưa
biết, nếu biết các chỉ số còn lại trong hệ thống chỉ số đó.
2.Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số:
* Phương pháp liên hoàn:
Đặc điểm của phương pháp:

-

+ Một chỉ tiêu tổng hợp của hiện tượng phức tạp có bao nhiêu nhân tố cấu thành
thì hệ thống chỉ số có bấy nhiêu chỉ số nhân tố.
+ Trong hệ thống chỉ số, chỉ số toàn bộ bằng tích các chỉ số nhân tố và mẫu số
của chỉ số nhân tố đứng trước tương ứng là tử số của chỉ số nhân tố đứng sau.
+ Chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số toàn bộ bằng tổng các
chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của các chỉ số nhân tố.
+ Phân tích sự biến động của mối liên hệ giữa các chỉ tiêu.
-

Các bước xây dựng hệ thống chỉ số:

+ Phân tích chỉ tiêu tổng hợp ra các nhân tố cấu thành
+ Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự tính chất lượng giảm dần và tính số lượng tăng
dần. Nhân tố đầu tiên là nhân tố có tính chất lượng cao nhất và nhân tố cuối cùng là
nhân tố có tính số lượng cao nhất.
+ Viết hệ thống chỉ số trong đó các chỉ số nhân tố được thiết lập theo nguyên tắc:
Đối với nhân tố chất lượng sử dụng quyền số là nhân tố số lượng kỳ nghiên cứu. Đối
với nhân tố số lượng sử dụng quyền số là nhân tố chất lượng ở kỳ gốc.

-

Hệ thống chỉ số phân tích biến động của tổng doanh thu:
I∑pq=Ip x Iq

Biến động tương đối:

=x

Biến động tuyệt đối:

∆pq=∑p1q1-∑p0q0=∑(p1-p0)q1+∑(q1-q0)p0
(1)

∆ (p)

∆(q)

(2)

(3)

(1) Phản ánh biến động của tổng doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc do ảnh hưởng
của các nhân tố cấu thành.
(2) Phản ánh biến động của giá cùng ảnh hưởng biến động của lượng tiêu thụ đối với
biến động của doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Đại học Thương Mại

Page 16



Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
(3) Phản ánh biến động của lượng tiêu thụ các mặt hàng và tác động của nó đối với
biến động doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
=> Nhược điểm: chưa tách riêng được ảnh hưởng biến động của lượng tiêu thụ.
* Phương pháp biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng biệt:
- Đặc điểm:
+ Phương pháp này nêu lên ảnh hưởng biến động riêng của mỗi nhân tố đối với
sự biến động của hiện tượng phức tạp trong đó các chỉ số phản ánh biến động riêng
của mỗi nhân tố được thiết lập với quyền số kỳ gốc.
+ Trong hệ thống chỉ số nhân tố còn có chỉ số liên hệ biểu hiện ảnh hưởng chung
của các nhân tố cùng biến động cùng tác động lẫn nhau.
-

Các bước xây dựng hệ thống chỉ số:

+ Phân tích chỉ tiêu tổng hợp ra các nhân tố cấu thành.
+ Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự từ chất lượng giảm dần đến số lượng tăng dần.
+ Viết hệ thống chỉ số trong đó mỗi chỉ số nhân tố sử dụng quyền số kỳ gốc, chỉ
số liên hệ là chỉ số đảm bảo cân bằng của hệ thống chỉ số.
-

Hệ thống chỉ số phân tích tổng doanh thu theo phương pháp này:

Biến động tương đối:
=x xk
Trong đó: k=
Biến động tuyệt đối:
∆pq=∑p1q1-∑p0q0=∑(p1-p0)q0+∑(q1-q0)p0+∑(p1-p0)(q1-q0)
(1)


(2)

(3)

(4)

(1) là chỉ số toàn bộ nêu lên biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của tất cả
các nhân tố.
(2) phản ánh biến động riêng của giá bán các mặt hàng ảnh hưởng đến tổng doanh thu
(3) phản ánh biến động riêng của lượng tiêu thụ các mặt hàng ảnh hưởng đến tổng
doanh thu
(4)phản ánh tác động của giá và lượng hàng tiêu thụ cùng ảnh hưởng đến tổng doanh
thu.
=> Ưu điểm: tách được biến động ảnh hưởng của các nhân tố liên quan .
Nhược điểm: không xác định được chi tiết chỉ số ảnh hưởng và chỉ số liên hệ.
Đại học Thương Mại

Page 17


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
3.Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân và
tổng lượng biến tiêu thức
* Phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân:
Chỉ tiêu bình quân chịu ảnh hưởng biến động: tiêu thức nghiên cứu và kết cấu của
tổng thể. Biến động tiền lương bình quân của công nhân trong xí nghiệp là do biến
động của bản thân tiền lương và biến động kết cấu công nhân (kết cấu tổng thể) có
mức lương khác nhau. Biến động giá thành bình quân đơn vị sản phẩm là do biến động
của bản thân giá thành (tiêu thức nghiên cứu) và biến động kết cấu tổng thể sản phẩm

có giá thành khác nhau. Thống kê có thể dùng phương pháp chỉ số để phân tích vai trò
và ảnh hưởng của các nhân tố đối với biến động của chỉ tiêu bình quân. Ta dùng các
ký hiệu sau:
x1 và x0 - lượng biến của tiêu thức kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
x1 và x0 - số bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
f1 và f0 - số đơn vị tổng thể kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
Ta có thể xây dựng các chỉ số sau:
-

Chỉ số cấu thành khả biến: nêu lên biến động của chỉ tiêu bình quân giữa hai

kỳ nghiên cứu. chỉ số này tính được bằng cách so sánh hai số bình quân của kỳ nghiên
cứu và kỳ gốc.
I01==
Chỉ số này bao hàm biến động của cả hai nhân tố: tiêu thức nghiên cứu (biểu hiện
bằng các lượng biến x1 và x0) và kết cấu của tổng thể (biểu hiện bằng các tỷ trọng f 1/∑
và f0/∑). Chỉ số này thường được dùng trong các kế hoạch kinh tế quốc dân, trong các
văn bản phân tích kinh tế ở cơ sở.
-

Chỉ số cấu thành cố định: nêu lên biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh

hưởng của tiêu thức nghiên cứu, trong khi đó kết cấu của tổng thể được coi như cố
định( thường được cố định ở kỳ nghiên cứu).
Ix = =

x
x

1


01

Chỉ số này có ý nghĩa phân tích quan trọng, bởi vì nó nói lên chất lượng của công tác
kinh tế, giúp cho lãnh đạo nắm được đúng đắn bản chất của hiện tượng. Chỉ khi nào

Đại học Thương Mại

Page 18


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
bản thân tiêu thức nghiên cứu có biến động, thì biến động của chỉ tiêu bình quân mới
có đầy đủ ý nghĩa.
-

Chỉ số ảnh hưởng của kết cấu: nêu lên biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh

hưởng biến động của riêng kết cấu tổng thể, còn bản thân tiêu thức nghiên cứu được
coi như không đổi (thường được cố định ở kỳ gốc).

x
x

01

If/∑f = =

0


Có thể kết hợp ba chỉ số nói trên thành hệ thống chỉ số sau:
Chỉ số cấu thành

=

Chỉ số cấu thành

khả biến
Biểu hiện bằng công thức:

x

Chỉ số ảnh hưởng

cố định

kết cấu

= x

x
x

1

=

0

Tăng giảm tuyệt đối:


x
x

1

x

01

x
x

01
0

(x − x ) = (x − x ) + (x
1

0

1

01

01

− x0

)


*Phân tích biến động của tổng lượng biến tiêu thức có sử dụng chỉ tiêu bình quân.
Trong nhiều trường hợp chỉ tiêu bình quân được tính trên cơ sở của tổng lượng
biến tiêu thức. Cho nên chỉ tiêu bình quân có quan hệ với tổng lượng biến tiêu thức.
Nó là một nhân tố cấu thành tổng lượng biến tiêu thức như:
Tổng sản

=

NSLĐ bình quân

lượng
Tổng chi phí

x

Tổng số công

một công nhân
=

nhân

Giá thành BQ đơn

x

Tổng sản

sản xuất

vị sản phẩm
Có thể biểu hiện bằng công thức sau:
=
Ix∑f

lượng

x

Ix

I∑f

∆ = x x
Ix∑f

Ix

Idf

I∑f

(1)

(2)

(3)

(4)


Lượng tăng tuyệt đối:
Đại học Thương Mại

Page 19


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
(x1∑f1-x0∑f0)=(x1∑f1-x01∑f1)+(x01∑f1-x0∑f1)+(x0∑f1-x0∑f0)
(1)- Phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng của các nhân tố
cấu thành.
(2)-Phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng biến động của
lượng biến.
(3)-Phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng biến động của
kết cấu tổng thể theo tiêu thức nghiên cứu.
(4)- Phản ánh biến động tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng biến động quy mô
tổng thể.
PHẦN II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ TRONG PHÂN TÍCH CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI BIẾN ĐỘNG HIỆU QUẢ KINH TẾ NỀN
SẢN XUẤT XÃ HỘI.
I.Bản chất hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội.
Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là phạm trù kính tế quan trọng biểu hiện
quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được
hiệu quả đó. Kết quả đem ra để so sánh có thể là kết quả ban đầu, trung gian hoặc kết
quả cuối cùng. Tương ứng có các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau, có tác dụng khác nhau.
Kết quả được nói ở đây có thể là kết quả trực tiếp, kết quả gián tiếp với các mức độ
khác nhau. Chi phí được chọn để so sánh cũng bao gồm nhiều loại khác nhau: chi phí
thường xuyên, chi phí một lần (nguồn lực của nền sản xuất xã hội). Tương ứng cũng
có các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau, có tác dụng khác nhau.
Hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng cách so sánh tương đối. Chỉ tiêu
hiệu quả tính được từ các loại so sánh trên có tác dụng khác nhau trong đánh giá và

phân tích kinh tế.
Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với
yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của xã hội loài
người nói chung. Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là cơ sở vật chất để
không ngừng nâng cao mức sống dân cư. Như vậy, tăng hiệu quả kinh tế nền sản xuất
xã hội là một trong những yêu cầu khách quan trong tất cả hình thái kinh tế xã hội.
Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số
điều kiện nhất định. Khi khả năng phát triển nền sản suất theo chiều rộng( tăng nguồn
Đại học Thương Mại

Page 20


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn…) bị hạn chế, khi chuyển sang nền kính tế thị
trường. Tăng hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là một trong những yếu tố làm tăng
thêm sức cạnh tranh, cho phép giành lợi thế trong quan hệ kinh tế. Việt Nam nằm
trong điều kiện thiếu vốn trầm trọng để tăng trưởng, đang trong quá trình chuyển sang
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và như vậy cần đặc biệt chú ý vấn đề
này.
II. Chọn chỉ tiêu kết quả kinh tế để xác định hiệu quả kinh tế nguồn lực của nền
sản xuất xã hội.
Trong các chỉ tiêu biểu hiện kết quả kinh tế, chỉ tiêu phù hợp nhất để xác định
hiệu quả kinh tế nguồn lực sản xuất là tổng sản phẩm trong nước hoặc giá trị tăng
thêm. Việc sử dụng giá trị sản xuất để xác định hiệu quả kinh tế nguồn lực dẫn đến vi
phạm nguyên tắc so sánh được vì nguồn lực sản xuất không bao hàm tính trùng chi phí
lao động quá khứ còn giá trị sản xuất thì bao hàm yếu tố này. Mặt khác, việc sử dụng
giá trị sản xuất để xác định hiệu quả kinh tế nguồn lực không phản ánh được ảnh
hưởng của tiết kiệm hao phí lao động quá khứ (IC). Đại lượng này không được phản
ánh cả trong đại lượng kết quả kinh tế và nguồn lực sản xuất. Khác với chỉ tiêu giá trị

sản xuất, chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước và giá trị tăng thêm so sánh được với chỉ
tiêu nguồn lực sản xuất. Cả hai chỉ tiêu kết quả của nguồn lực đều không bao gồm tính
trùng hao phí lao động quá khứ. Hơn thế chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nguồn lực tính từ
tổng sản phẩm trong nước và giá trị tăng thêm phản ánh được ảnh hưởng của tiết kiệm
hao phí lao động quá khứ (IC). Đại lượng này chỉ được tính đến ở chỉ tiêu kết quả (làm
tăng tổng sản phẩm trong nước và giá trị tăng thêm). Do vậy phản ánh được thực tế tiết
kiệm hao phí lao động quá khứ làm tăng hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội.
III.Năng suất lao động bình quân một lao động.
Khác với chi phí lao động sống trong chi phí thường xuyên là chỉ tiêu thời kỳ,
nguồn lực về lao động là chỉ tiêu thời điểm. Vì vậy, để so sánh được với kết quả kinh
tế phải xác định số lao động bình quân theo thời gian.
Cần phải phân biệt ba khái niệm: năng suất lao động, năng suất lao động vật hoá và
năng suất lao động xã hội, biểu hiện tổng hợp hiệu quả cả hai loại lao động nói trên.
Năng suất lao động xã hội được xác định bằng cách so sánh kết quả sản xuất hoặc lưu
thông sản phẩm( tổng sản phẩm trong nước hoặc giá trị tăng thêm) với nguồn lực về
Đại học Thương Mại

Page 21


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
lao động( thường biểu hiện bằng số lao động bình quân). Chỉ tiêu này phù hợp hoàn
toàn với nội dung hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội, nó phản ánh hiệu quả không
chỉ của tiết kiệm lao động vật hoá mà cả tiết kiệm chi phí trung gian. Trong thực tế khi
tính năng suất lao động thường dựa vào chỉ tiêu giá trị sản xuất. Điều này không đảm
bảo tính so sánh được giữa kết quả và nguồn lực, không cho phép phản ánh hiệu quả
tiết kiệm chi phí lao động quá khứ, từ đó không cho phép phản ánh chính xác hiệu quả
kinh tế nền sản xuất xã hội và cần được đặc biệt lưu ý khi sử dụng năng suất lao động
theo giá trị sản xuất để đánh giá hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội. Nó được vận
dụng hợp lý nhất khi muốn đánh giá năng suất lao động sống. Chỉ tiêu biểu hiện năng

suất lao động vật hoá là tiết kiệm chi phí trung gian, nhờ đó với lượng chi phí trung
gian nhất định có thể mang lại nhiều kết quả kinh tế( GDP hoặc giá trị tăng thêm).
Tuỳ thuộc vào việc chọn chỉ tiêu gốc so sánh, năng suất lao động được biểu hiện bằng
hai chỉ tiêu: thuận (W) và nghịch. Cả hai chỉ tiêu này đều biểu hiện mức năng suất lao
động nhưng có tác dụng phân tích khác nhau. Năng suất lao động theo chỉ tiêu thuận
cho phép phân tích ảnh hưởng năng suất lao động đến các chỉ tiêu kết quả kinh tế
tương ứng đạt được. Năng suất lao động theo chỉ tiêu nghịch cho phép phân tích ảnh
hưởng tăng năng suất lao động đến biến động chỉ tiêu chi phí về lao động bỏ ra.
IV.Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Tài sản cố định cũng là chỉ tiêu thời điểm, vì vậy cần so sánh kết quả kinh tế
(GDP và VA) với tài sản cố định bình quân. Để xác định hiệu suất sử dụng tài sản cố
định, TSCĐ cần tính theo giá trị hoàn toàn chưa trừ hao mòn. Trong tài sản cố định
dùng cho sản xuất, bộ phận tài sản cố định trực tiếp tham gia sản xuất (V c-t) có nghĩa
đặc biệt quan trọng. Hiệu suất sử dụng TSCĐ nói chung phụ thuộc vào hiệu suất sử
dụng bộ phận TSCĐ này và tỷ trọng của nó trong TSCĐ nói chung (V c).
H= = x
Hai chỉ tiêu năng suất lao động và hiệu quả sử dụng tài sản cố định có mối liên hệ với
nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện qua biểu thức sau:
W = H x TR
Trong đó: TR- Mức trang bị TSCĐ cho lao động

TR =

V.Phương pháp phân tích thống kê hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội

Đại học Thương Mại

Page 22



Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
Trong các phương pháp phân tích thống kê hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội
phương pháp được vận dụng phổ biến nhất và hiệu quả nhất là phương pháp chỉ số.
Phương pháp này không những nêu lên được biến động của hiệu quả kinh tế qua các
năm mà nó còn chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố tới hiệu quả sản suất, biết được nhân tố nào tác động mạnh nhất từ đó đề ra
được phương hướng cho những năm tiếp theo.
Cụ thể được vận dụng để:
- Phân tích biến động của năng suất lao động bình quân chịu ảnh hưởng năng suất lao
động cá biệt và kết cấu lao động hay sản phẩm.
- Phân tích biến động năng suất lao động và các yếu tố cường độ lao động.
- Phân tích biến động hiệu suất sử dụng TSCĐ nói chung do ảnh hưởng của hiệu suất
sử dụng TSCĐ bộ phận tích cực và tỷ trọng của nó trong toàn bộ TSCĐ…
VI. Vận dụng cụ thể:
Có số liệu của Việt Nam qua hai năm theo giá thực tế như sau:
Bảng 1:
Chỉ tiêu
Ngành
Nông, lâm
Thuỷ sản
Ngành khác
Tổng

Giá trị tăng thêm (tỷ đồng)
2000
2004
93450
127670
14906
27474

333290
557927
441646
713071

Lao động (nghìn người)
2000
2004
23492,1
23026,1
988,9
1404,6
13128,6
17155,6
37609,6
41586,3
(Niên giám thống kê 2004)

Qua bảng trên phân tích được biến động của chỉ tiêu năng suất lao động bình quân
và chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước do ảnh hưởng của một số nhân tố.
Chỉ tiêu
Nông, lâm
Thuỷ sản
Ngành khác
Tổng

VA (tỷ đ)
T (nghìn người)
VA0
VA1

T0
T1
93450 127670 23492,1 23026,1
14906 27474
988,9
1404,6
333290 557927 13128,6 17155,6
441646 713071 37609,6 41586,3

W (triệu đ/người)
W0
W1
3,978
5,545
15,07
19,56
25,387
32,522
11,743
17,147

*Biến động của năng suất lao động bình quân W do ảnh hưởng của hai nhân tố:
-Năng suất lao động cá biệt W.
Đại học Thương Mại

Page 23


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
-Cơ cấu lao động dT.

W 1== = 17,147 (triệu đ/người)
W 0= = =11,746 (triệu đ/người)
W 01===13,184 (triệu đ/người)

IW =

W
W

1
0

=

W xW
W W
1

01

01

0

= IW x IdT

= x
1,46

=


1,3 x 1,123

Biến động tuyệt đối của W :
∆ W = W 1 – W 0 = 17,147 – 11,743 = 5,404 (triệu đ/người)
∆w W = W 1 – W 01 = 17,147 – 13,184 = 3,963 (triệu đ/người)
∆dT W = W 01 – W 0 = 13,184 – 11,743 = 1,441 (triệu đ/người)
Biến động tương đối của W:
∆I W = IW – 1 = 1,46 – 1 = 0,46 = 46%
∆wI W = IW – 1 = 1,3 – 1 = 0,3 = 30%
∆dTI W = IdT – 1 = 1,123 – 1 = 0,123 = 12,3%
Nhận xét:
-

Biến động tuyệt đối của W kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng là 5,404 (triệu

đ/người) do ảnh hưởng của hai nhân tố:
Do biến động của năng suất lao động cá biệt làm cho W tăng 3,963 (triệu đ/người)
Do biến động của kết cấu lao động làm cho W tăng 1,441(triệu đ/người)
-

Biến động tương đối của W kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng là 46% do ảnh

hưởng của hai nhân tố:
Do năng suất lao động cá biệt thay đổi làm cho W tăng 30%
Do kết cấu lao động thay đổi làm cho W tăng 12,3%.
*Biến động của tổng sản phẩm trong nước (GDP) do ảnh hưởng của hai nhân tố:
- Năng suất lao động cá biệt W.
Đại học Thương Mại


Page 24


Bài thảo luận Nguyên lý thống kê nhóm 12
- Số lao động T.
IGDP = = =

x

= I w x IT

= x
1,615
-

1,3

1,241

Biến động tuyệt đối:

∆GDP = GDP1 – GDP0 = 713071- 441646 = 271425 (tỷ đ)
∆wGDP = ∑W1T1 - ∑W0T1 = 713071 – 548294,365 = 164776,635 (tỷ đ)
∆TGDP = ∑W0T1 - ∑W0T0 = 548294,365 – 441646 = 106648,365 (tỷ đ)
-

Biến động tương đối:

∆IGDP = IGDP – 1 = 1,615 – 1 = 0,615 = 61,5%
∆wIGDP = Iw – 1 = 1,3 – 1 = 0,3 = 30%

∆TIGDP = IT – 1 = 1,241 – 1 = 0,241 = 24,1%
Nhận xét:
-Biến động tuyệt đối của GDP kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng là 271425(tỷ đ) do
ảnh hưởng của hai nhân tố:
Do biến động của năng suất lao động cá biệt làm cho GDP tăng 164776,635(tỷ đ).
Do biến động của số lao động làm cho GDP tăng 106648,365 (tỷ đ).
- Biến động tương đối của GDP kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng là 61,5% do ảnh
hưởng của hai nhân tố:
Do năng suất lao động cá biệt thay đổi làm cho GDP tăng 30%.
Do số lao động thay đổi làm cho GDP tăng 24,1%.
*Biến động của tổng sản phẩm trong nước (GDP) do ảnh hưởng của hai nhân tố:
-Năng suất lao động bình quân : W
-Tổng số lao động :∑T
IGDP = =

=

x

= I W x I∑T

= x
1,615

1,46

1,106

-Biến động tuyệt đối:
∆GDP = GDP1 – GDP0 = 713071 – 441646 = 271425(tỷ đ)

∆wGDP = W 1∑T1 – W 0∑T1 = 713071 – 488347,92 = 224723,08 (tỷ đ)
Đại học Thương Mại

Page 25


×