Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Trả lời tình huống sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.86 KB, 7 trang )

3. Trong cuộc họp hội tổ do tt điều khiển nhưng ở dưới mọi người nói chuyện riêng
rất nhiều. Nêu phương án xử lý?
HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Trong tình huống này, với trách nhiệm và quyền hạn của mình, hiệu trưởng có quyền
nghiêm khắc yêu cầu cán bộ giáo viên nghiêm túc khi tham dự cuộc họp. Tuy nhiên, nếu
làm như vậy sẽ làm không khí cuộc họp trở lên nặng nề, có thể làm ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Khi tổ chức các cuộc họp, nhà quản lý cần chuẩn bị kỹ
càng nội dung, chương trình và các điều kiện, phương tiện hỗ trợ. Từ đó điều hành, triển
khai cuộc họp và xử các tình huống nảy sinh trong quá trình họp một cách khoa học, mềm
dẻo và linh hoạt.
Đối với tình huống trên TTCM không nên gây áp lực đối với GV. Cần nhẹ nhàng đề
nghị mọi người tập trung vào cuộc họp. Song tiếp tục cuộc họp bằng một nội dung vui vẻ,
hấp dãn hoặc một vấn đề mọi người đang quan tâm.
Khéo léo dẫn dắt vào nội dung chính của cuộc họp.
Mời một vài cán bộ giáo viên có uy tín phát biểu để thu hút mọi người.
Trong trường hợp này, hiệu trưởng không nên nói dài mà hãy lắng nghe mọi người
nói.
Tình huống 41: Vào đầu năm học, sau khi ổn định tổ chức nhà trường có một số GV tỏ ra không
phục tùng sự chỉ đạo của Tổ trưởng bộ môn trong quá trình tổ chức các hoạt động của tổ. Là HT
đồng chí giải quyết tình huống này như thế nào?
Trả lời :
Trước hết tôi sẽ gặp các GV đó để tìm hiểu xem lý do tại sao lại không phục tùng sự chỉ đạo của Tổ
trưởng bộ môn.
- Nếu vì lý do cá nhân cục bộ của các thành viên đó thì phân tích cho mọi người hiểu rằng : Khi HT
bổ nhiệm đ/c tổ trưởng đã tổ chức họp, xin ý kiển của tổ, có sự tín nhiệm cao, đủ điều kiện đáp ứng
được công việc thì HT mới bổ nhiệm. Và nếu không nhất trí với sự điều hành lãnh đạo của đ/c tổ
trưởng đó về điểm nào thì cần phải mạnh dạn trao đổi để đ/c tổ trưởng rút kinh nghiệm chứ không
được phép tỏ thai độ không hợp tác, không thực hiện các nội dung kế hoạch của tổ vì Theo điểm a,
khoản 2 Điều 16 của Điều lệ trường THCS quy định đối với Tổ chuyên môn là Tổ chuyên môn có
những nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý
kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch. Làm như vậy thì các đ/c đã vi phạm vào Điều lệ trường


THCS bên cạnh đó trong thực tế thì kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn đã được HT xem
xét phê duyệt và được họp triển khai thống nhất trong tổ và là Nghị quyết của tổ. Như vậy GV đó
đã không thực hiện cả ý kiến chỉ đạo của HT và Nghị quyết của tổ. Và qua đó yêu cầu các GV đó
rút kinh nghiệm và thực hiện nghiêm túc kế hoạch chỉ đạo của đ/c tổ trưởng.
- Nếu các GV đó không chấp hành sự chỉ đạo của đ/c Tổ trưởng vì lý do thuộc về đ/c Tổ trưởng thì
tôi sẽ gặp gỡ, trao đổi với đồng chí đó xem trong công tác quản lí và điều hành của tt có điều gì mà
đồng chí thấy khong hài lòng thì đồng chí cứ góp ý thẳng thắn cứ trao đổi thẳng thắn với mình,
đừng e ngại điều gì cả. Đó là quyền lợi chính đáng của các đ/c để tt điều chỉnh phù hợp để xây
dựng tổ tcm
T×nh huèng 24: Sau khi dự một tiết dạy thao giảng của một giáo viên, qua nghe một số ý kiến phản
ánh, HT xác định được tiết dạy đó đã được giáo viên “dạy nháp” trước, do ®ã tiết dạy diễn ra suôn
sẻ, hoạt động của thầy và trò nhịp nhàng, học sinh trả lời đúng các câu hỏi thầy đặt ra. Là Hiệu
trưởng đồng chí xử lý trường hợp này như thế nào?
Trả lời:
- Theo Điều 6. Nội dung và hình thức thi giáo viên dạy giỏi TT Số: 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20
tháng 7 năm 2010 v/v ban hành điều lệ hội thi GV dạy giỏi của Bộ GD&ĐT quy định đối với 1 tiết
thi giảng: Trước khi thi giảng thì GV được phép chuẩn bị cho tiết giảng, nhưng tiết học tham gia
thi giảng là tiết học lần đầu tiên được giảng cho học sinh tại lớp học đó.


- Theo khoản 2 Điều 6 trong quy định về đạo đức nhà Ban hành kèm theo Quyết định số
16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy
định: GV Không được gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
Như vậy trong tình huống này thì giáo viên đó đã vi phạm quy chế thi giảng và vi phạm vào Đạo
đức nhà giáo.
Khi đó tôi sẽ gặp riêng GV đó để trao đổi những sai sót của GV để GV tự mình nhìn nhận ra
khuyết điểm, đồng thời tự giác nhận lỗi trước tập thể SP, tự giác xin huỷ kết quả bài thao giảng đó
và xin giảng lại tiết khác.
Tình huống 7: Là một tổ trưởng vừa được điều chuyển về nhà trường, tình cờ đồng chí nghe được

hai giáo viên đi trước đang nói chuyện và có ý chê cách quản lý, điều hành của mình đồng chí chưa
khoa học, kém hiệu quả…. Trong tình huống đó, đồng chí sẽ xử lý như thế nào?
Trong trường hợp này nếu như người HT “hành động” ngay lập tức bằng cách đi vượt lên trên và
ra tín hiệu cho 2 GV biết là bạn đã nghe thấy, và “yêu cầu” chấm dứt ngay. Điều đó cũng cần thiết
để ngăn chặn việc nói năng của giáo viên không đúng chỗ, nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời mà
thôi. Biết đâu khi bạn đi qua rồi 2 GV còn bàn tán nhiệt tình hơn thì sao! Hay ta sẽ bỏ qua vì cho
rằng đó chỉ là những câu chuyện thường ngày, chẳng có gì lạ của các GV khi có 1 HT mới về
trường. Nếu nghĩ như vậy thì có lẽ mình đã quá chủ quan. Vì biết đâu những lời nói đó lại phản ánh
đúng sự thật, một sự nhận xét rất cần thiết để bạn tiến bộ mà có thể GV đó không bao giờ nói cho
bạn nghe một cách trực tiếp.
Vì thế tôi sẽ thận trọng và bình tĩnh hơn, cố gắng lắng nghe hết những điều mà hai GV đó đang “trò
chuyện” về mình (mặc dù phải nói thẳng rằng “nghe trộm” câu chuyện của người khác là việc làm
hơi xấu, không nên vận dụng nó một cách thường xuyên). Sau đó tôi sẽ chắt lọc thông tin và xem
lại cách QL của mình xem có gì chưa ổn và tìm cách khắc phục. Nhưng điều này đòi hỏi sự điềm
tĩnh, biết lắng nghe và thấu hiểu. Thái độ luôn sẵn sàng tiếp thu để thay đổi rất cần thiết cho người
CBQL muốn cải thiện khả năng lãnh đạo của mình.
Và sau đó tôi phải dành ra một khoảng thời gian để thẩm định lại thông tin. Trong cuộc họp gần
nhất tôi sẽ đưa vấn đề này ra một cách nhẹ nhàng cởi mở: Tôi vừa mới về công tác ở nhà trường
chưa lâu, có thể trong quản lý của mình còn chưa hiểu hết về các đ/c và phong cách quản lý của tôi
có thể các đ/c chưa quen, hoặc trong QL có thể chưa khoa học, chưa hiệu quả. Trước hết tôi mong
các đ/c hiểu và thông cảm cho tôi. Nhưng điều tôi mong muốn đó là các đ/c sẽ góp ý, giúp đỡ tôi để
tôi có thể thay đổi. Nếu các đ/c không cho tôi biết thì có thể ảnh hưởng tới chất lượng dạy – học và
các hoạt động GD của nhà trường. Các đ/c hoàn toàn có quyền phát biểu thẳng thắn những suy nghĩ
của mình vì mục đích xây dựng, tôi rất cảm ơn và trân trọng những ý kiến đó”. Dừng một lát để tập
thể GV có thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này, sau đó tôi thể tiếp tục bằng cách mời các
GV phát biểu. Nhân cơ hội này tôi cũng sẽ “đánh tiếng” cho hai GV hôm qua đã bàn tán sau lưng
mình là mình đã biết các đ/c “nói xấu” về mình, bằng cách “vô tình” gọi một trong hai lên trình bày
ý kiến của mình. Kết thúc buổi họp đó, tôi sẽ chốt lại vấn đề và không quên cảm ơn các GV đã nói
lên những suy nghĩ của mình. Hứa trong công tác sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tế nhà
trường hơn. Khẳng định tinh thần quyết tâm phấn đấu vì tập thể. Nhưng tôi cũng nói rằng lần sau

có vấn đề gì các đ/c hãy cứ trao đổi thẳng thắn với mình, đừng e ngại điều gì cả. Đó là quyền lợi
chính đáng của các đ/c. Tuyệt đối không nên đem những vấn đề đó ra bàn tán bên ngoài, nếu
“chẳng may” người khác biết được sẽ nghĩ không hay về các đ/c, về tập thể SP nhà trường. Sau
những trao đổi vừa chân tình vừa nghiêm khắc ấy, tôi nghĩ chắc chắn GV sẽ cảm phục hơn không
chỉ vì bản lĩnh của một nhà QL mà còn vì sự cởi mở, tinh thần cầu tiến, không tự ái cá nhân, luôn
phấn đấu vì tương lai của tập thể.
T×nh huèng 11: Trường A có giáo viên H do có công việc làm thêm ngoài công việc dạy học
nên có lần bạn phát hiện giáo viên H đã viện dẫn lý do là con ốm để xin nghỉ việc trường
nhưng thực tế là đi làm việc riêng. Là tt đồng chí xử lý tình huống này như thế nào?
Trả lời:


- Khi phát hiện ra giáo viên H đã viện dẫn lý do là con ốm để xin nghỉ việc trường nhưng thực tế là
đi làm việc riêng thì tôi phải có đầy đủ bằng chứng để chứng minh giáo viên H đã nói rối và xin
nghỉ không đúng sự thật.
Khi đã có đầy đủ bằng chứng thì tôi sẽ gặp trực tiếp giáo viên H để trao đổi v/v làm trên của giáo
viên . Thẳng thắn chỉ ra cho giáo viên H thấy rằng việc làm của mình là thiếu trung thực và đã vi
phạm vào Khoản 2 - Điều 6. của QUY ĐỊNH Về đạo đức nhà giáo
(đó là: GV Không gian lận trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục)
Nếu giáo viên H nhận ra khuyết điểm và hứa sẽ rút kinh nghiệm thì tôi sẽ dừng lại ở mức độ nhắc
nhở đối với giáo viên .
- HT cũng nên trao đổi với giáo viên đó rằng việc làm thêm của giáo viên để ổn định kinh tế gia
đình là việc làm rất tốt, nhưng phải bố trí công việc làm thêm 1 cách hợp lý không làm ảnh hưởng
đến công tác giảng dạy của mình. Sau đó trong cuộc họp gần nhất tôi sẽ quán triệt trong hội đồng
nhà trường nếu xin nghỉ phải có lý do chính đáng, đúng sự thật
- Nếu sau đó giáo viên H lại tiếp tục tái phạm thì tôi sẽ yêu cầu giáo viên viết bản kiểm điểm và lập
biên bản đưa ra HĐ kỷ luật nhà trường xem xét, xử lý theo quy chế.

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM 27
Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy, bạn được phân công dạy thay. Sau khi kết

thúc bài giảng, bạn hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Các em trả lời: “Thầy
dạy hay lắm ạ. Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy luôn lớp em đi ạ”. Vào tình
huống này bạn chọn cách xử lý nào trong 3 cách sau:
1. Mỉm cười, im lặng không nói gì.
2. Phê bình các em, tỏ thái độ không thích khi các em nói “xấu” cô giáo A.
3. Giải thích cho các em hiểu mỗi người có một phương pháp dạy riêng, không nên phê phán cô A.
dạy không hay.
Đây là một tình huống rất thường gặp và quả là khó xử đối với giáo viên. Vào một lớp lạ dạy thay
một đồng nghiệp của mình, đa số các thầy cô đều rất ngại vì có thể phương pháp của mình không
giống với thầy cô đang dạy các em khiến các em không quen nên khó tiếp thu bài. Khi kết thúc bài
giảng, các thầy (cô) thường hỏi: “Thầy (cô) dạy thế nào, các em có hiểu bài không?”. Nhưng đến
khi nhận được câu trả lời thì chính thầy cô lại bị rơi vào tình huống khó xử.
Câu trả lời rất hồn nhiên của học sinh: “Thầy dạy hay lắm ạ” có thể chỉ là một lời “xã giao” với thầy
giáo mới, nhưng cũng có thể là một lời nói thật. Với câu nói “vô hại” này bạn có thể mỉm cười và
cám ơn các em đã nhận xét tốt về cách dạy của thầy. Nghề thầy giáo còn gì hạnh phúc hơn khi nghe
học sinh của mình nói như vậy.
Nếu chỉ dừng lại ở đó thì thật tuyệt vời và chẳng có gì đáng bàn. Nhưng khi học sinh có sự so sánh
và ngỏ ý chê bai cô giáo của mình dạy không hay: “Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả” thì vấn
đề lại không còn đơn giản nữa. Người ta vẫn nói “Bụt chùa nhà không thiêng” là vì thế. Chưa chắc
bạn đã dạy hay hơn cô giáo A như các em nói, mà có thể vì các em đã quen với cô nên cảm thấy
cách dạy của cô không còn thú vị. Còn bạn, mới tiếp xúc gặp gỡ các em, nên vì mới lạ nên các em
thấy bạn dạy hay hơn cô A. Điều đó có thể lắm chứ!
Nhưng dù đó là một lời khen thật lòng và nhận xét đúng đi nữa bạn cũng không nên mỉm cười mà
không nói gì. Vì như vậy rất dễ khiến các em hiểu rằng bạn đồng tình với phê phán đó của các em
thì thật là tệ hại, và mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và người đồng nghiệp đó rất có thể sẽ bị ảnh
hưởng.
Bạn cũng không nên phê bình các em. Rõ ràng bạn đã hỏi để biết được nhận xét của các em về bài
giảng của bạn và các em cũng đã trả lời theo đúng những gì chúng nghĩ. Các em hoàn toàn có
quyền được phát biểu những ý kiến chính đáng của mình một cách bình đẳng, dân chủ. Bạn cũng
cần phải hiểu rằng đã đến lúc phải thay đổi quan điểm cho rằng chỉ có thầy cô mới có quyền nhận

xét, phê bình học sinh, còn các em chỉ biết răm rắp nghe theo chứ không được phép đưa ra ý kiến
của mình. Lối tư duy đó sẽ tạo cho học sinh tâm lý ỉ lại, thiếu chủ động và bạn cũng sẽ không bao


giờ biết được hiệu quả thực sự cách dạy của mình.
Vậy chọn cách xử lý 3 là tối ưu. Trước hết, bạn nên mỉm cười cám ơn các em đã chú ý lắng nghe
bài giảng và dành tình cảm cho thầy. Điều đó làm thầy rất hài lòng. Sau đó bạn nhẹ nhàng giải thích
cho các em hiểu mỗi thầy cô giáo đều có một phương pháp dạy riêng nhưng đều có chung một mục
đích là giúp các em hiểu bài, nắm vững được kiến thức. Chính vì vậy các em không nên so sánh để
rồi khen người này, chê bai người kia. Bạn có thể nói: “Các em ạ, các em rất may mắn là đã được
học cô A, đó là một cô giáo có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, đã đào tạo được nhiều
học sinh giỏi, được học sinh nhiều thế hệ yêu quý, ngợi ca. Có thể là các em chưa quen với phương
pháp dạy học của cô nên các em cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng. Cách tốt nhất là
các em nên trao đổi thẳng thắn với cô để cô trò có thể hiểu nhau. Thầy tin rằng, với một giáo viên
luôn có tinh thần trách nhiệm cao như cô A, cô sẽ sẵn sàng điều chỉnh phương pháp dạy để các em
dễ hiểu hơn. Và theo thầy các em nên chăm chú nghe cô giảng và có thể điều chỉnh cách học của
mình để làm sao đạt được kết quả cao nhất”.
Với những lời lẽ thấu tình, đạt lý ấy, chắc chắn bạn sẽ được các em yêu quý, tôn trọng không chỉ vì
bạn dạy hay mà chủ yếu là vì sự tôn trọng học sinh và đồng nghiệp của bạn.

Tình huống 30
Trong lần họp tổ chuyên môn góp ý giờ dạy thao giảng và nhắc nhở một số công việc trong hoạt động dạy học.
Giáo viên Mai trong tổ bị đưa ra góp ý nhiều nhất, khi bị nhắc nhở về các kiến thức chưa chính xác trong bài dạy
và một số hoạt động khác cô Mai thường tìm một lí do khác để biện minh mặc dù đó là lí do không hợp lí và
không thừa nhận các khuyết điểm của mình. Vì vậy mà cuộc họp trở nên căng thẳng, cô Mai đã bức xúc và có
những lời nói khó nghe với đồng nghiệp của mình. Nếu bạn là tổ trưởng tổ chuyên môn đó bạn sẽ giải quyết vấn
đề như thế nào?
- Cách xử lý thực tế của giáo viên:
Tổ trưởng đã thẳng thắn, nhẹ nhàng chỉ ra các khuyết điểm mà cô Mai mắc phải trong quá trình thực hiện giảng
dạy và các hoạt động khác trong tổ. Tổ trưởng còn lưu ý các giáo viên khác phải nhìn nhận lại cách cư xử, phê

bình của mình với đồng nghiệp, cần biết giúp đỡ nhau trong công việc.Cô Mai đã nhận ra khuyết điểm của mình
nhưng vẫn không hài lòng với đồng nghiệp của mình.
- Theo tôi, tổ trưởng làm như vậy là đúng, nhưng tổ trưởng có thể cử một đồng chí trong tổ có chuyên môn vững
vàng, làm tốt công tác của trường lớp kèm cặp, hướng dẫn cho cô Mai hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hoặc có
thể tổ trưởng là người trực tiếp hướng dẫn cho cô Mai.
- Đề xuất cách xử lí khác:
+ Tổ trưởng tìm hiểu nguyên nhân, phân tích những cái được và chưa được để cô Mai dễ dàng nhận ra các điểm
hạn chế của mình. Đồng thời góp ý cho giáo viên nhận xét, phê bình cô Mai trong tiết dạy. Từ đó cả hai đều hiểu
được cách cư xử của mình để nhìn nhận về nhau đúng đắn hơn. Ai cũng có thể vui vẻ hơn, biết quan tâm giúp đỡ
nhau hơn.
+ Tổ trưởng chờ lúc cô Mai bình tĩnh hơn để trực tiếp phân tích các khuyết điểm của cô Mai, không được đổ lỗi
cho người khác nếu lỗi đó do chủ quan của mình. Lúc này cô Mai sẽ dễ dàng tiếp thu ý kiến và sủa chữa lỗi sai
của mình có hiệu quả hơn….
Tình huống 2: Một đồng nghiệp có việc bận đột xuất đã điện thoại nhờ bạn dạy thay giúp một buổi, bạn đã vui vẻ nhận
lời và hoàn thành buổi dạy một cách hoàn mỹ. Nhưng sau đó, hiệu trưởng biết được và đã gọi bạn và đồng nghiệp lên
kiểm điểm, khiển trách một cách nghiêm khắc, yêu cầu không được tái phạm. Đồng nghiệp của bạn rất ấm ức, cho rằng
hiệu trưởng quá nguyên tắc và máy móc, thời đại này cần quản lý “thoáng” một chút thì người dưới quyền sẽ thoải mái
và tự giác làm việc có hiệu quả hơn. Còn bạn? Bạn có phản ứng như thế nào?
Gợi ý: - “Kỷ luật là tự giác”, người tuân thủ kỷ luật là người tự giác và thoải mái nhất. Hiệu trưởng đã thực thi hoàn toàn
đúng chức năng quản lý của mình, nếu không, cả trường sẽ ngày càng không còn tuân thủ theo một kỷ luật, nguyên tắc
nào nữa. Giá như, người đồng nghiệp đã báo cáo hiệu trưởng xin phép và trình bày rõ việc dàn xếp lớp thì mọi việc thật
tốt đẹp.


- Người đồng nghiệp có thái độ phản ứng như vậy là chủ quan, không đúng, vì rằng dù không bỏ lớp, vẫn có thể coi là
đã hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng vi phạm nguyên tắc trong thực hiện nhiệm vụ. Bản thân người dạy thay
không nên có phản ứng gì ngoài việc nhận khuyết điểm (cùngvi phạm nguyêntắc) và hứa khắc phục, đồng thời sẽ có lời
khuyên nhủ đồng nghiệp.
Tình huống 29: Trong một tiết thao giảng của đồng nghiệp - vừa là bạn rất thân của bạn, tiết dạy không được thành
công: còn nhiều thiếu sót về kiến thức, chưa tốt về phương pháp. Tuy vậy, khi đóng góp xây dựng tiết dạy để rút kinh

nghiệm chung thì mọi người “nhìn mặt nhau” và đều góp ý một cách chung chung, qua loa, lấy lệ, không nêu rõ ra
những ưu hay khuyết điểm của tiết dạy. Còn bạn? Bạn sẽ đóng góp ý kiến của mình như thế nào?
Gợi ý: - Đây là một tình huống khó xử vì số đông đã “bằng mặt, không bằng lòng”. Tuy nhiên, cần xác định rằng: tình
cảm đồng nghiệp, bạn bè bền vững phải dựa trên nền tảng của sự thẳng thắn, trung thực và chân thành. Vì vậy trong
trường hợp này, không nên “theo đuôi” với số đông đồng nghiệp.
- Song, cần lưu ý là việc phê bình hay góp ý người khác, hơn nữa là đồng nghiệp, lại là bạn thân là cả một nghệ thuật và
rất cần sự khéo léo, tế nhị. Cần phân tích tiết dạy một cách khách quan cả về ưu điểm và khuyết điểm; không bươi móc,
nhỏ nhặt và đưa ra được hướng giải quyết tốt hơn. Có thể nhất thời đồng nghiệp của bạn sẽ chột dạ, không vừa lòng,
cho rằng bạn có ý “chơi trội”, nhưng nếu bạn thực sự trung thực và chân thành thì sớm muộn gì bạn của bạn cũng sẽ
hiểu.

Tình huống 37: Giả sử có một phụ huynh trực tiếp đến gặp bạn nói những điều không tốt về một đồng nghiệp đang dạy
lớp con của họ. Phụ huynh cho rằng cô giáo nọ thiếu nhiệt tình, dạy học sinh không hiểu và đặc biệt là cô giáo có định
kiến và thiếu quan tâm với con em họ nên con họ học không tiến bộ. Phụ huynh đó có nguyện vọng xin con sang học
lớp của bạn và yêu cầu bạn giữ kín câu chuyện mà họ đã nói với bạn.
Bạn sẽ xử lý như thế nào với tình huống như vậy?
Gợi ý: Đây là tình huống rất tế nhị và có tính nghiêm trọng. Tế nhị là làm sao để bảo vệ uy tín cho đồng nghiệp và
không bị đồng nghiệp hiểu lầm; nghiêm trọng ở chỗ nếu thực sự là có định kiến của giáo viên đối với học sinh thì dứt
khoát phải có biện pháp can thiệp để không ảnh hưởng không tốt đến con đường học vấn của học sinh đó. Trước phụ
huynh, giáo viên nên tìm cách bảo vệ đồng nghiệp và cũng lưu ý họ rằng không nên thổi phồng, nói quá sự việc, đồng
thời cố đo lường cho được mức độ, tính chất sự việc qua lời trình bày của phụ huynh; khéo léo từ chối nguyện vọng xin
chuyển lớp của phụ huynh vì ngoài thẩm quyền giải quyết của giáo viên.
- Cách tốt nhất để xử lý tình huống này là phân tích cho phụ huynh hiểu về trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa phụ
huynh với giáo viên, không đổ hết trách nhiệm lên giáo viên rằng dạy con họ không tiến bộ; phân tích để phụ huynh biết
rằng việc bố trí học sinh theo lớp, phân công giáo viên đứng lớp giảng dạy không thuộc thẩm quyền của mỗi giáo viên.
Từ đó đề nghị phụ huynh trực tiếp làm việc với BGH trường để đề đạt nguyện vọng.

2. Khi đi dự giờ đột xuất một giáo viên mới. Nhưng do thầy giáo mới ra trường kinh
nghiệm sư phạm chưa nhiều nên khi dự giờ đột xuất thầy giáo mất bình tĩnh, đã 25 phút mà
mới đi chưa được 1 nửa kiến thức của bài, thấy thời gian đã đi hết gần nửa giờ thầy lại càng

mất bình tĩnh dẫn đến học sinh trả lời sai mà giáo viên không biết? Trong tình huống này
bạn xử lí thế nào?
HƯỚNG GIẢI QUYẾT
- Bạn nên xin phép ra ngoài và mời thầy giáo ra ngoài nhắc thầy bình tĩnh giảng tiếp
cho học sinh. Bạn lấy lý do là bạn có việc gấp do cấp trên yêu cầu, để ngày khác bạn sẽ dự.
- Đợi thầy giáo dạy xong. Thì yêu cầu thầy giáo xuống gặp bạn lúc này bạn sẽ góp ý
và phân tích những điểm hạn chế, chỉ ra cách khắc phục. Đồng thời phải dạy lại tiết học
trước. Nếu để tái phạm thì cương quyết xử lí theo quy chế chuyên môn.
- Nếu gióa viên còn đang tập sự thì bạn phải giao trách nhiệm hướng dẫn bồi dưỡng
cho người hướng dẫn tập sự. Gaio trách nhiệm bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn.
16. Có một giáo viên giỏi về chuyên môn nhưng khi lên lớp thường không có giáo
án Đồng chí sẽ giải quyết thế nào với cương vị là hiệu trưởng?


* Phân tích:
- Biểu hiện: Thường xuyên không chuẩn bị nội dung bài giảng trước khi lên lớp.
- Về tính chất của sự việc: Coi thường tổ chức, công tác QL của BGH, đặc biệt là coi
nhẹ việc dạy người.
- Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân.
- Hậu quả: Làm ảnh hưởng tới nhà trường, tới hình ảnh của người thầy, gây mất lòng
tin đối với phụ huynh và HS.
- Kết luận: GV đã vi phạm quy chế CM cho dù là GV giỏi.
* Nhiệm vụ đặt ra: Ngăn chặn và chấm dứt hiện tượng xấu nêu trên.
* Cách giải quyết:
- Kiểm tra GA đột suất và phát hiện lần đầu không có GA trước khi lên lớp.
+ HT nhẹ nhàng mời xuống gặp riêng cho trình bày lí do và nhận xét, đánh giá về
việc làm của bản thân.
+ HT bằng trực giác và cảm nhận, căn cứ vào thái độ thành khẩn của người vi phạm
cho tự nhận hình thức kỉ luật.
+ HT phân tích để GV vi phạm thấy được những hậu quả để lại qua việc vi phạm trên

của GV nếu đồng nghiệp, HS, phụ huynh hay ai đó biết được thì hình ảnh một GV giỏi sẽ ra
sao trong mắt họ và đặc biệt hơn là do không chuẩn bị bài nên những kiến thức không đủ
tính chính xác đã theo các HS cả cuộc đời.
+ HT cho GV vi phạm kí BB vi phạm QCCM để làm căn cứ, sự việc kết thúc.
* Nếu lần 2 tái phạm HT cùng TTCM giải quyết SV.
- Cho GV vi phạm viết trường trình.
- HT, TTCM căn cứ vào lời tường trình, nhắc lại vi phạm lần 1, cho kí BB vi phạm
QCCM để làm căn cứ và yêu cầu GV vi phạm về viết BKĐ và đọc trước hội đồng
trong phiên họp tới.
* Nếu vẫn tái phạm.
- BGH và TTCM lập BB vi phạm QCCM để làm căn cứ, ra QĐ đình chỉ công tác
trong phạm vi cho phép, BC PGD và triệu tập hội đồng xét kỉ luật vào thời gian hợp lí.
21. Sau khi dự một tiết dạy thao giảng của một giáo viên, qua nghe một số ý kiến phản ánh,
HT xác định được tiết dạy đó đã được giáo viên “dạy nháp” trước, do đó tiết dạy diễn ra suôn sẻ,
hoạt động của thầy và trò nhịp nhàng, học sinh trả lời đúng các câu hỏi thầy đặt ra. Là Hiệu trưởng
đồng chí xử lý trường hợp này như thế nào?
HƯỚNG GIẢI QUYẾT
- Theo Điều 6. Nội dung và hình thức thi giáo viên dạy giỏi TT Số: 21/2010/TTBGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 v/v ban hành điều lệ hội thi GV dạy giỏi của Bộ
GD&ĐT quy định đối với 1 tiết thi giảng: Trước khi thi giảng thì GV được phép chuẩn bị
cho tiết giảng, nhưng tiết học tham gia thi giảng là tiết học lần đầu tiên được giảng cho học
sinh tại lớp học đó.
- Theo khoản 2 Điều 6 trong quy định về đạo đức nhà Ban hành kèm theo Quyết
định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo có quy định: GV Không được gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa
học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
Như vậy trong tình huống này thì giáo viên đó đã vi phạm quy chế thi giảng và vi
phạm vào Đạo đức nhà giáo.
Khi đó tôi sẽ gặp riêng GV đó để trao đổi những sai sót của GV để GV tự mình nhìn
nhận ra khuyết điểm, đồng thời tự giác nhận lỗi trước tập thể SP, tự giác xin huỷ kết quả bài
thao giảng đó và xin giảng lại tiết khác.

16. "Ở trường bạn, đa số giáo viên là biết mình, biết người. Song có một vài giáo
viên về mặt chuyên môn thì yếu nhưng ở bất kì cuộc họp nào cũng phát biểu dài dòng,


không đúng mục đích. Do đó mọi người rất khó chịu nhưng chỉ biết im lặng. Nếu bạn là
Hiệu trưởng ở trường đó thì bạn sẽ giải quyết thế nào?"
HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Nếu là Hiệu trưởng thì ngay từ đầu phiên họp sau khi thông qua các nội dung đến
phần phát biểu ý kiến của CB,GV, CNV, tôi sẽ thông báo ngắn gọn như thế này" bây giờ
đến phần thảo luận các nội dung tôi vừa trình bày trước hội đồng, xin mời quý thầy cô nào
có ý kiến xin phát biểu một cách thật ngắn gọn, cô đọng đi vào trọng tâm của kỳ họp ngày
hôm nay. Riêng quý thầy cô có ý kiến nào khác ngoài những nội dung kỳ họp ngày hôm nay
xin mời gặp Hiệu trưởng trao đổi sau kỳ họp này nhé!" như vậy có lẽ CB,GV,CNV trường
sẽ ít phát biểu dài dòng, không đúng mục đích phải không bạn?
36. Một giáo viên có việc bận đột xuất đã điện thoại nhờ bạn dạy thay giúp một buổi,
Giáo viên được nhờ đã vui vẻ nhận lời và hoàn thành buổi dạy một cách hoàn mỹ. Nhưng sau
đó, hiệu trưởng biết được và đã gọi cả hai lên kiểm điểm, khiển trách một cách nghiêm khắc,
yêu cầu không được tái phạm. Hai giáo viên này rất ấm ức, cho rằng hiệu trưởng quá nguyên
tắc và máy móc, thời đại này cần quản lý “thoáng” một chút thì người dưới quyền sẽ thoải mái
và tự giác làm việc có hiệu quả hơn. Là một cán bộ quản lý, bạn nghĩ thế nào về câu chuyện
trên?
HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Trước hết tôi không nhất trí với suy nghĩ của hai giáo viên đó việc hai giáo viên đó mắc
phải là vi phạm nội quy của công tác chuyên môn tự ý nhờ người dạy thay mà không báo
cáo Ban giám hiệu. Cần phải được nhắc nhở, uốn nắn kịp thời, nếu quản lý cứ thoáng theo
suy nghĩ của giáo viên mà nghỉ không cần xin phép thì kỷ cương của nhà trường sẽ không
tồn tại. Đã vi phạm là phải xử lý tuy nhiên xử lý như thế nào để hợp tình hợp lý, để giáo
viên tự giác làm việc có hiệu quả hơn thì cách xử lý của Hiệu trưởng trên là còn hơi cứng
nhắc, theo tôi Hiệu trưởng cần phải xem xét lỗi vi phạm của hai giáo viên trên là vô tình hay
cố ý (việc bận không kịp báo cáo xin phép qua tổ chuyên môn hay Ban giám hiệu, hoặc nghĩ

là một tiết học cho nên không cần báo cáo, hay biết là phải báo cáo mà vẫn cố tình vi phạm)
nếu là giáo viên trẻ mới ra trường, hoặc là giáo viên mới từ nơi khác, trường khác chuyển về
mà chưa hiểu rõ về quy chế chuyên môn thì ta giao cho tổ trưởng chuyên môn hoặc hiệu
phó chỉ đạo chuyên môn rút kinh nghiệm cho họ và cho nghiên cứu lại quy chế chuyên
môn, yêu cầu lần sau không tái phạm. Nếu là giáo viên cũ của nhà trường đã có công tác lâu
năm mà vi phạm vào thì tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu cần gặp phân tích để họ hiểu
là đã cố tình vi phạm vào quy chế chuyên môn của nhà trường, gây mất lòng tin của Ban
giám hiệu đồng thời chưa nêu cao được ý thức tổ chức kỷ luật, yêu cầu cần rút kinh nghiệm
và sửa chữa. Thực tế trong quá trình công tác tại trường nhiều khi quản lý hành chính thủ
tục quá rườm rà khi có công việc đột xuất, ốm đau muốn xin nghỉ trong ngày mà phải xin
báo cáo qua rất nhiều nhiều người, Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn cũng rất mất thời
gian, Hiệu trưởng nên giao cho tổ trưởng chuyên môn được phép giải quyết công việc đột
xuất cho nghỉ trong ngày cho các thành viên trong tổ, với điều kiện phải tự bố trí được công
tác chuyên môn và tổ trưởng phải báo lên ban giàm hiệu các trường hợp cho nghỉ, hai ngày
thì phó hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn giải quyết, ba ngày thì Hiệu trưởng giải quyết



×