Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Cơ sở lý luận về quản lý tài sản doanh nghiệp và thực trạng của quản lý vào công ty cổ phần sông đà thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.02 KB, 37 trang )

MỤC LỤC

1


CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Q UẢN LÝ TÀI SẢN TẠI DOANH
NGHIỆP
NGÀNH XÂY DỰNG
1.1 Khái quát về tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng
1.1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm doanh nghiệp ngành xây dựng
1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp ngành xây dựng
Doanh nghiệp ngành xây dựng là tổ chức kinh tế, hoạt động trong ngành xây
dựng với những mục đích nhất định, thỏa mãn điều kiện của doanh nghiệp (căn cứ vào
luật pháp từng quốc gia như có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật…). Cho đến nay, doanh nghiệp xây dựng
đã phát triển rất đa dạng về hình thức sở hữu (Nhà nước, tư nhân), mô hình tổ chức
quản lý (cá nhân làm chủ, trách nhiệm hữu hạn, hợp danh và cổ phần hoặc công ty đơn
lẻ, tập đoàn), quy mô (lớn, nhỏ, vừa), mục đích hoạt động (lợi nhuận,phi lợi nhuận)…
Cùng với sự gia tăng về số lượng và năng lực hoạt động, tầm quan trọng của doanh
nghiệp xây dựng trong nền kinh tế quốc dân càng được củng cố.
1.1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
Thứ nhất, doanh nghiệp ngành xây dựng đóng vai trò quyết định tạo nên cơ sở
hạ tầng cho quốc gia, làm nền tảng phát triển cả nền kinh tế. Từ những công trình dân
sinh đơn giản đến các đường hầm xuyên đại dương đều có sự tham gia trực tiếp của
doanh nghiệp xây dựng. Đặc biệt, hơn một thế kỷ trở lại đây, những bước tiến đột phá
của trong ngành khoa học công nghệ ứng dụng đã tạo nên nhiều vật liệu mới, kết cấu
xây dựng hiện đại, máy móc tối tân… tạo cơ sở vững chắc, nâng cao năng lực hoạt
động của các doanh nghiệp xây dựng. Hàng loạt giới hạn khẩu độ, độ cao, độ sâu của
công trình bị phá vỡ, cho phép xây dựng ở bất cứ đâu (giữa biển khơi, trong vùng động
đất hoặc trên nền đất yếu
Thứ hai, doanh nghiệp ngành xây dựng đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập


quốc nội của mỗi quốc gia. Đặc biệt, ngày nay, thị trường xây dựng quốc tế phát triển
rộng lớn đã xóa nhòa ranh giới giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ.Ở Việt Nam, hàng

2


năm, số thuế và các khoản khác do doanh nghiệp ngành xây dựng nộp vào ngân sách
Nhà nước khoảng 3,64% tổng mức đóng góp của tất cả các doanh nghiệp trong nước.
Bảng 1.1 Thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp ngành
xây dựng ở Việt Nam
Đơn vị tính: tỷ VND
Năm

Thuế và các khoản nộp ngân Tổng thuế và các khoản
sách Nhà nước của doanhnộp ngân sách của doanh
nghiệp ngành xây dựng
nghiệp cả nước
(2)
(3)
(4) = (2) / (3)
6914
191888
3,60%
12469
219804
5,67%
11863
289182
4,10%


(1)
2010
2011
2012
2013
2014

15014
19001

365986
463187

4,10%
4,10%

Thứ ba, hoạt động của doanh nghiệp ngành xây dựng đem lại công việc cho số
lượng lớn người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt ở khu vực nông
thôn. Theo điều tra của Tổng cục Thống kê Việt Nam, từ năm 2010 đến 2014, số lao
động làm việc trong các doanh nghiệp ngành xây dựng chiếm tỷ lệ bình quân 15,6% số
lao động cả nước.
Bảng 1.2 Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam
Đơn vị tính: người
Năm

(11)
2010
2011
2012
2013

2014

Số lao động làm việc trong
doanh nghiệp ngành xây
dựng

Số lao động
cả nước

(ỤYKGH2)
996720
1079267
1220919

(3)
6715166
7382160
8154850

(4) = (2) / (3)
14,84%
14,62%
14,97%

1358743
1512125

9055819
10056329


15,00%
15,04%

Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp ngành xây dựng, việc
nghiên cứu các vấn đề liên quan tới nhóm đối tượng này có ý nghĩa tích cực với cả nền
kinh tế quốc dân.
3


1.1.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp ngành xây dựng
Khác với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thông thường, doanh nghiệp ngành xây
dựng có một số đặc điểm riêng biệt, ảnh hưởng tới hoạt động quản lý tài sản. Cụ thể:
* Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng thường có kích thước và trọng lượng lớn,
kết cấu phức tạp với yêu cầu khắt khe về kỹ thuật và thẩm mỹ. Vì vậy, để tham gia vào
từng hạng mục, doanh nghiệp xây dựng phải có đầy đủ năng lực thi công, quản lý,
tránh tính trạng phá bỏ, sửa chữa tình thế, gây tổn thất kinh tế và giảm công năng sử
dụng của sản phẩm sau này.
Khác với các hàng hóa thông thường có thể sản xuất hàng loạt, sản phẩm xây
dựng mang tính đơn chiếc, làm theo đơn đặt hàng và gần như không có sản phẩm
nào giống nhau hoàn toàn. Do đó, khi thi công một công trình mới đòi hỏi thực
hiện đầy đủ tất cả các công đoạn khảo sát, thiết kế, lựa chọn phương án thi công, tính
toán giá thành… thay vì sử dụng rập khuôn một phương thức sản xuất nên mất nhiều
thời gian và chi phí.
* Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Do sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng có những đặc thù riêng, việc tổ,chức
sản xuất cũng có một số điểm khác biệt cần lưu ý.
Thời gian để hoàn thành một công trình xây dựng thường kéo dài, ít nhất là 3
tháng đối với nhà ở dân sinh và hàng năm với cao ốc, nhà máy…(tùy thuộc diện tích,
kiến trúc, mục đích sử dụng…), sử dụng nhiều loại nguyên nhiên vật liệu khác nhau,

được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Nên thường xuyên xảy ra
tình trạng số tiền cần chi trả trên thực tế vượt dự toán ban đầu do sự biến động cung
cầu, tỷ giá… nếu không thể điều chỉnh giá quyết toán, doanh nghiệp xây dựng phải
chấp nhận thua lỗ.
1.1.2 Tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng

4


Để lựa chọn cách tiếp cận phù hợp về tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng,
trước tiên phải tìm hiểu khái niệm và phân loại tài sản tại doanh nghiệp nói chung.
* Tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng
Cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, để tiến hành hoạt động sản
xuất – kinh doanh, doanh nghiệp ngành xây dựng cần có những tài sản nhất định (có
khái niệm và phân loại như đã trình bày ở trên). Trong phạm vi nghiên cứu của luận
án, các tài sản được tập trung quản lý dựa trên hình thái tồn tại
của tài sản, bao gồm Tiền, Phải thu, Hàng tồn kho và TSCĐ HH hữu hình. Mỗi
loại tài sản trên có những đặc điểm riêng biệt, đòi hỏi nội dung quản lý khác nhau (sẽ
được trình bày chi tiết tại phần sau).
Thứ nhất, Tiền, bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn,
vàng, bạc, kim khí, đá quý và tiền đang chuyển. Ngoài ra, các khoản đầu tư ngắn hạn
có thời hạn thu hồi (đáo hạn) không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi thành tiền dễ
dàng (như kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc) được xem xét tương đương với tiền.
Thứ hai, khoản phải thu. Khoản mục nay ghi nhận số tiền còn phải thu của
khách hàng và các đối tượng khác có liên quan hoặc tiền ứng trước cho người bán
nhưng chưa nhận sản phẩm. Trong lĩnh vực xây dựng, khoản phải thu thường xuyên
phát sinh do sự chênh lệch giữa doanh thu được ghi nhận theo khối lượng công việc
thực tế hoàn thành với số tiền được chủ đầu tư thanh toán trong cùng thời kỳ. Điều này
dẫn tới sự thiếu hụt tiền để chi trả. Khi khoản phải thu được thu hồi, ngân quỹ của
doanh nghiệp được bổ sung.

Thứ ba, hàng tồn kho. Mặc dù tên gọi là “Hàng tồn kho” song khoản mục này
bao gồm toàn bộ giá trị của các loại hiện vật dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp, gồm Hàng mua đi đường, Nguyên liệu, vật liệu, Công cụ, dụng cụ,
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, Thành phẩm, Hàng hoá, Hàng gửi đi bán, Hàng
hoá kho bảo thuế (hàng hoá được lưu giữ trong kho chưa phải tính và nộp thuế nhập
khẩu và các loại thuế liên quan, thường áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài). Riêng đối với doanh nghiệp ngành xây dựng, công trình xây dựng khi
5


chưa được nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư sẽ được ghi nhận dưới hình thức “Chi
phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc “Thành phẩm” thuộc mục Hàng tồn kho của
doanh nghiệp
Thứ tư, TSCĐ HH hữu hình. Đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng, đây là
tư liệu lao động chủ yếu, thường bao gồm một số loại sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ HH của doanh nghiệp được hình thành sau
quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi,
các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống…
Máy móc, thiếtbị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động
xây lắp của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền
công nghệ…
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải đường
bộ, đường sắt, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, điện,
nước, băng tải…
Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác
quản lý của doanh nghiệp như máy tính, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng…
Đồng thời, TSCĐ HH thường xuyên được vận chuyển, tập hợp và sử dụng tại
nhiều địa điểm thi công khác nhau. Vì vậy, công việc quản lý cần tiến hành chặt chẽ,
khoa học, đảm bảo hiệu quả kinh tế của tài sản.
1.2 Nội dung quản lý tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng

Do các loại tài sản có đặc điểm khác nhau nên việc quản lý tài sản cũng
được phân chia thành Quản lý tiền, Quản lý khoản phải thu, Quản lý hàng tồn kho và
Quản lý TSCĐ HH.
1.2.1 Quản lý tiền tại doanh nghiệp ngành xây dựng
Sự vận động của dòng tiền được ví như “huyết mạch”, gắn liền với các hoạt
động của doanh nghiệp. Đồng thời, lưu chuyển tiền tệ quyết định sự tồn tại của doanh
nghiệp thông qua khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán. Đối với doanh nghiệp
ngành xây dựng, như đã phân tích ở phần trên, do đặc thù thi công theo từng hạng
mục, các dòng tiền không chu chuyển ổn định, phụ thuộc vào tiến độ thi công, điều
6


kiện tự nhiên, khả năng xảy ra các sự cố trong quá trình sản xuất Vì những lý do trên,
việc quản lý tiền có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trên phương diện khoa học, quản lý
tiền có thể hiểu rộng hơn là quản lý ngân quỹ (quỹ tiền) của doanh nghiệp, bao gồm
các công việc cụ thể Dự báo dòng tiền, Xác định ngân quỹ tối ưu, Theo dõi và duy trì
ngân quỹ tối ưu và Đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ.
1.2.1.1. Dự báo dòng tiền
Lưu chuyển tiền tệ trong một thời kỳ của doanh nghiệp được tạo nên bởi sự
vận động và hợp thành của hai dòng tiền vào và ra. Trong đó, dòng tiền vào có tác
dụng bổ sung ngân quỹ, xuất phát từ các khoản thu từ khách hàng, người đi thuê, nhà
đầu tư, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp… Dòng tiền ra làm giảm ngân quỹ nhằm
đáp ứng nhu cầu thanh toán trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Dòng tiền vào ngân quỹ thường được chia làm 3 bộ phận:
- Dòng tiền vào từ hoạt động sản kinh doanh: liên quan trực tiếp tới hoạt động
thi công – xây lắp của doanh nghiệp, phần lớn là tiền thu từ bên A trước, trong và sau
khi nghiệm thu công trình, tiền thu nợ của đối tác…
- Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư: gắn liền với việc hình thành các tài sản dài
hạn của doanh nghiệp như tiền thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán, cho thuê máy
móc, tiền thu lãi cho vay vốn, góp vốn liên doanh liên kết với doanh nghiệp khác, tiền

thu lãi cổ tức, trái tức khi mua chứng khoán của doanh nghiệp khác…
- Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính: xuất phát từ các hình thức tài trợ vốn
cho doanh nghiệp như tiền thu từ vay nợ tổ chức tín dụng và doanh nghiệp khác, từ
phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn theo hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc do Nhà nước
cấp…
1.2.1.2 Xác định ngân quỹ tối ưu
Trong ngành xây dựng, hoạt động đầu cơ chủ yếu diễn ra dưới hình thức dự trữ
nguyên vật liệu khi thị trường giảm giá hoặc tỷ giá biến động thuận lợi (đối với những
chủng loại phải nhập khẩu), giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, đồng thời tránh tình
trạng chi tiêu vượt dự toán hay tổng giá trị đấu thầu. Các khoản dự phòng tuy chiếm tỷ
lệ nhỏ hơn nhưng cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong những tình huống
7


không lường trước như xảy ra tai nạn lao động, gặp sự cố sụt/lún/nứt/vỡ công trình, bị
cộng đồng dân cư phản đối, khai quật được hiện vật văn hóa...
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, mặc dù nắm giữ tiền có nhiều tác dụng,
doanh nghiệp mất đi một lượng vốn để đầu tư vào sản xuất – kinh doanh. Chính vì
vậy, để dung hòa giữa nhu cầu thanh toán với sinh lời, nhà quản lý phải xác
định mức tồn quỹ phù hợp
1.2.1.3 Theo dõi, duy trì ngân quỹ tối ưu
Để đảm bảo cân bằng giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, mức tồn
quỹ tối ưu cần được thiết lập. Mặc dù các thông số như lãi suất, chi phí giao dịch,
phương sai thu chi ngân quỹ đã được dự báo cho dài hạn và ít biến động song vẫn có
thể chịu ảnh hưởng bởi một số sự kiện khó lường trước như ngân hàng Nhà nước thay
đổi lãi suất cơ bản, Bộ Tài chính quy định khung phí giao dịch chứng khoán, thiên
tai/dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
. Tuy nhiên, nếu kết quả dự báo dòng tiền không chính xác hoặc xảy ra sự cố
bất ngờ buộc doanh nghiệp rút tiền trước hạn, tỷ lệ sinh lời của khoản đầu tư chỉ bằng
lãi suất không kỳ hạn (dù thời gian gửi tiền sắp kết thúc). Như thế, quyết định đầu tư

không còn ý nghĩa, thậm chí gây lãng phí nguồn lực. Vì vậy, dù có độ an toàn ổn định,
gửi tiết kiệm tại ngân hàng là biện pháp kém chủ động hơn so với hai hình thức nêu trên.
.Cho vay: trong các hình thức đầu tư thặng dư ngân quỹ, cho cá nhân, tổ chức
khác vay là hình thức kém linh hoạt nhất. Trong quá trình cho vay, doanh nghiệp
không được thu hồi vốn trước hạn, đồng thời, có thể xảy ra tình trạng con nợ chậm trễ
thanh toán lãi và gốc vay nên khi phát sinh nhu cầu đột xuất về tiền, khả năng thanh
toán của doanh nghiệp dễ dàng bị ảnh hưởng xấu.
Như vậy, tổng kết lại, có nhiều cách khác nhau giúp doanh nghiệp ngành
xây dựng duy trì mức tồn quỹ tối ưu nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh tế của tài sản song
mỗi phương án đều cả ưu và nhược điểm. Nhà quản lý cần cân nhắc kĩ lưỡng
và dự báo những hệ quả phát sinh từ quyết định xử lý ngân quỹ.

8


1.2.2 Quản lý khoản phải thu tại doanh nghiệp ngành xây dựng
Theo chế độ kế toán hiện hành, doanh thu của hợp đồng xây dựng được ghi
nhận theo 2 cách tùy thuộc thỏa thuận thanh toán giữa hai bên:
* Nếu doanh nghiệp ngành xây dựng được thanh toán theo tiến độ kế hoạch thi
công, doanh thu của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc
đã hoàn thành do doanh nghiệp tự xác định (thỏa mãn các yêu cầu về độ tin cậy) vào
ngày lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào việc lập hóa đơn thanh toán theo
tiến độ kế hoạch và số tiền ghi trên hóa đơn.
* Trường hợp được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả
thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được chủ đầu tư
xác nhận, doanh thu của hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã
hoàn thành và phản ánh trên hóa đơn đã lập
Như thế, thời điểm để doanh nghiệp ngành xây dựng ghi nhận doanh thu là thời
điểm hoàn thành hạng mục công trình hoặc bên A lập hóa đơn, không phụ thuộc vào
việc thanh toán đã diễn ra hay chưa. Nên khi hạch toán kế toán, đối ứng với giá trị tăng

thêm của khoản mục doanh thu là phát sinh tăng tài khoản “Tiền” hoặc “Phải thu
khách hàng”. Ngoài ra, trong thực thế, chủ đầu tư có thể chậm trễ trả tiền so với thỏa
thuận ban đầu nên đối với doanh nghiệp xây dựng, các khoản “Phải thu” thường xuyên
phát sinh thay cho dòng tiền nhập quỹ.
Vì vậy, để doanh nghiệp được thanh toán đầy đủ, đúng hạn, phù hợp với tiến độ
thi công, giảm bớt áp lực căng thẳng về vốn, quản lý các khoản phải thu kết hợp với
quản lý tiền (đã trình bày ở trên) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Nội dung chính của hoạt động này bao gồm: Lựa chọn chủ đầu tư, thỏa thuận
hình thức thanh toán; Theo dõi/thu hồi công nợ và Đánh giá hiệu quả quản lý khoản
phải thu.
1.2.3 Quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp ngành xây dựng

9


Mặc dù có tên gọi là “Hàng tồn kho” nhưng khoản mục này bao gồm nhiều loại
Hàng mua đi đường, Nguyên liệu, vật liệu, Công cụ, dụng cụ, Chi phí sản xuất, kinh
doanh dở dang, Thành phẩm, Hàng hoá, Hàng gửi đi bán, Hàng hoá kho bảo thuế…
Về bản chất, đây là toàn bộ những vật phẩm được lưu giữ trong kho để sử dụng vào
thời điểm thích hợp trong tương lai, nên còn được gọi chung là “Dự trữ” (inventories).
Đối với doanh nghiệp ngành xây dựng, thành phẩm là công trình nên hàng tồn kho
thực chất là nguyên nhiên vật liệu và công cụ, dụng cụ phục vụ việc xây lắp (gọi
chung là nguyên vật liệu) và giá trị công trình xây dựng dở dang
1.2.4 Quản lý tài sản cố định hữu hình tại doanh nghiệp ngành xây dựng
Nhiều nhà quản lý cho rằng TSCĐ HH chỉ được quản lý khi đã xuất hiện song
nếu đưa ra quyết đầu tư TSCĐ HH sai lầm, mọi công việc quản lý sau này không còn
ý nghĩa, đặc biệt đối với những đơn vị sử dụng nhiều máy móc, thiết bị như doanh
nghiệp xây dựng. TSCĐ HH được quản lý chặt chẽ sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời những
yêu cầu trong sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời, thu hồi (hay bảo
toàn) được giá trị TSCĐ HH tạo cơ sở đổi mới công nghệ.

Chính vì vậy, về lý thuyết, quản lý TSCĐ HH của doanh nghiệp xây dựng là
một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều công việc cụ thể:
-

Quyết định đầu tư TSCĐ HH: Xác định tài sản cần đầu tư; Lựa chọn

cách thức hình thành tài sản; Đánh giá hiệu quả tài chính của quyết định đầu tư.
-

Giám sát sử dụng TSCĐ HH: Tiếp nhận, lắp đặt, vận hành TSCĐ HH;

Lập sổ theo dõi, kiểm kê tài sản; Bảo quản, sửa chữa TSCĐ HH
- Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ HH; Định giá, khấu hao TSCĐ HH
- Thanh lý, thay thế TSCĐ HH
Đây là công việc của nhiều bộ phận khác nhau như Kế hoạch, Quản trị thiết bị,
Thi công, Kế toán… Tuy nhiên, trong phạm vi nội dung luận án này, chỉ đề cập
tới khía cạnh tài chính của các quyết định quản lý nên các vấn đề được tập
trung phân tích gồm Lựa chọn cách thức hình thành TSCĐ HH; Đánh giá hiệu quả tài
chính của quyết định đầu tư; Định giá, khấu hao TSCĐ HH.

10


Đồng thời, mặc dù doanh nghiệp xây dựng có nhiều loại TSCĐ HH khác nhau
như nhà cửa, kho bãi, máy móc, phương tiện vận tải, lợi thế thương mại… song đối
tượng chính được xem xét trong luận án là các máy móc, thiết bị sử dụng để xây dựng,
lắp đặt công trình.
1.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng
Quản lý tài sản là một công việc phức tạp, được thực hiện bởi nhiều bộ phận
quản lý. Do đó, đánh giá mức độ thành công của hoạt động này cũng không dễ dàng.

Mỗi loại tài sản được quản lý chặt chẽ, khoa học sẽ trực tiếp làm thay đổi một số chỉ
tiêu tài chính và từ đó, thay đổi kết quả kinh doanh cũng như nguy cơ phá sản của
doanh nghiệp. Chính vì vậy, dựa vào sự thay đổi tích cực các chỉ tiêu này, nhà quản lý
đánh giá kết quả của hoạt động quản lý tài sản.
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý tiền
Như đã phân tích ở trên, trọng tâm của hoạt động quản lý tiền là đảm bảo số dư
ngân quỹ tối ưu. Nếu M* được xác định chính xác và duy trì liên tục thông qua các
nghiệp vụ phù hợp, cơ cấu và quy mô của tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn được điều
chỉnh hợp lý, làm gia tăng khả năng thanh toán và vòng quay tiền. Đồng thời, kết quả
kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) được thay đổi tích cực nên hệ số sinh lời
tài sản ngắn hạn tăng lên.
Tài sản ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn = --------------------------

(2.25) Nợ ngắn hạn

Vòng quay tiền cho biết số lần tiền được đưa vào sử dụng để tạo nên doanh thu
cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, dòng tiền vào/ra xuất hiện liên tục và
không ổn định nên chỉ tiêu này chỉ phản ánh giá trị bình quân. Vòng quay tiền càng
cao chứng tỏ tiền được dùng càng nhiều lần trong một kỳ hay doanh nghiệp tối
đa hóa hiệu quả sử dụng của tiền.
Doanh thu trong kỳ
Vòng quay tiền trong kỳ = ---------------------------------quân trong kỳ

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý khoản phải thu

11

(2.26) Tiền bình



Không giống doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thông thường, sử dụng chính
sách bán chịu như một công cụ để gia tăng năng lực tiêu thụ sản phẩm nên phải sử
dụng chỉ tiêu NPV để so sánh giữa doanh thu tăng thêm với các chi phí phát sinh khi
bán chịu. Các doanh nghiệp ngành xây dựng trúng thầu (bán được sản phẩm) dựa vào
phương án xây lắp và giá bỏ thầu. Nếu thắng thầu, doanh nghiệp tự ứng trước một
phần kinh phí để thực hiện dự án, khi bàn giao công trình mới thu hồi từ chủ đầu tư.
Chính vì vậy, đối với doanh nghiệp ngành xây dựng, các chỉ tiêu phản ánh quy mô và
thời gian thu hồi công nợ càng thấp càng tốt.
Khoản phải thu bình quân trong kỳ
Kỳ thu tiền bình quân = ---------------------------------------------------

(2.27)

Doanh thu bán chịu bình quân 1 ngày

Khi ứng trước tiền để trang trải các chi phí thực hiện dự án, nhà quản lý doanh
nghiệp ngành xây dựng phải tính toán xác suất xảy ra biến cố chủ đầu tư không thanh
toán (chủ yếu do chủ đầu tư phá sản, bỏ trốn, mất tích… hoặc có những sự kiện đặc
biệt như chiến tranh, thay đổi hoàn toàn quy hoạch xây dựng…).
Tuy tỷ lệ này rất nhỏ nhưng do giá trị công trình lớn nên nhà quản lý cần theo
dõi thường xuyên, chặt chẽ tình hình tài chính của chủ đầu tư để giảm tỷ lệ nợ không
thu hồi được trên tổng doanh thu bán chịu xuống mức thấp nhất.
1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý hàng tồn kho
Khi nhà quản lý xác định mức đặt hàng hiệu quả Q*, từ đó duy trì lượng hàng
tồn kho hợp lý, bộ phận quản lý hàng tồn kho sẽ đáp ứng được đầy đủ, kịp thời nhu
cầu xây lắp của doanh nghiệp với mức chi phí thỏa đáng. Hệ quả là hàng
tồn kho quay vòng nhanh hơn, số ngày tồn kho, chu kỳ luân chuyển tiền rút ngắn.
Vòng quay
hàng tồn kho

trong kỳ

Giá vốn hàng bán (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ
=

(2.30)
---------------------------------------------------------- Hàng
tồn kho bình quân trong kỳ

12


13


Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quay vòng hàng tồn kho, tương đương với số
chu kỳ sản xuất trong năm của doanh nghiệp. Thông qua giá trị này có thể thấy mức
độ khai thác (tận dụng) nguyên vật liệu/hàng hóa để tạo nên sản phẩm, thông qua tiêu
thụ sản phẩm có được doanh thu và lợi nhuận.
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của một loạt công việc trong quá trình quản lý
hàng tồn kho. Nguyên vật liệu dự trữ không đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sử dụng
trong thực tế (thừa hoặc thiếu) có thể do một số nguyên nhân như không dự báo đúng
nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu; Tính toán sai lượng đặt hàng tối ưu nên quyết định
nhập hàng (nhiều hoặc ít hơn nhu cầu thực); Hàng hóa không được bảo quản tốt và
theo dõi chặt chẽ, dẫn tới mất mát, hao hụt, hết hạn sử dụng, tiến hành đặt hàng không
đúng lúc… khiến hoạt động sản xuất – kinh doanh bị gián đoạn, giảm tính chủ động
trong đầu tư và khả năng trúng thầu. Trên thực tế, rất khó để duy trì tỷ lệ này bằng 0
song cần nỗ lực để đạt mức thấp nhấp.
1.3.4 Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý TSLĐ
Như đã trình bày trong phần phân loại tài sản tại doanh nghiệp (mục 2.1.2),

TSLĐ bao gồm 3 loại chính là Tiền, Phải thu và Hàng tồn kho. Mỗi loại tài sản đó
được quản lý chặt chẽ, khoa học sẽ góp phần nâng cao kết quả quản lý TSLĐ nói
chung tại doanh nghiệp.
Hiệu suất sử
dụng TSLĐ
trong kỳ

Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ
=

TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ

(2.35)


Chỉ tiêu này thể hiện từ 1 đồng TSLĐ (bao gồm Tiền, Phải thu và Hàng tồn kho
với tỷ trọng khác nhau), sau 1 kỳ sử dụng đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng
doanh thu (hoặc doanh thu thuần). Tùy thuộc đặc thù về cơ cấu tài sản, đặc điểm hoạt
động sản xuất – kinh doanh, điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, có thể quản lý
từng loại TSLĐ đạt kết quả khác nhau nhưng hướng tới mục tiêu kết quả quản lý
TSLĐ nói chung cao nhất.
1.3.5 Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý TSCĐ HH
Nếu TSCĐ HH được lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng, hình thành bằng
cách thức đạt hiệu quả kinh tế cao, vận hành đúng kỹ thuật, định giá và khấu hao
chính xác, thay thế/thanh lý đúng lúc… có thể khẳng định TSCĐ HH đã được quản lý
đạt mục tiêu. Từ đó, hiệu suất công suất càng gần 1, hiệu suất sử dụng và hệ số
sinh lời TSCĐ HH đều tăng cao.
Hiệu suất công suất
của TSCĐ HH


Công suất thực tế của TSCĐ HH

(1.37)

=
Công suất thiết kế của TSCĐ HH


phương diện kỹ thuật, để đánh giá mức độ khai thác TSCĐ HH, nhà quản lý thường dùng
chỉ tiêu hiệu suất công suất của TSCĐ HH, cho biết công suất thực tế của TSCĐ HH bằng bao
nhiêu phần trăm công suất thiết kế. Chỉ tiêu này càng gần 1 chứng tỏ doanh nghiệp đã khai thác
hiệu quả tính năng kỹ thuật của tài sản.
Tuy nhiên, đối với ngành đặc thù như xây dựng, hoạt động sản xuất – kinh doanh phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên, yêu cầu kỹ thuật của từng hạng mục công trình nên khai thác 100%
công suất sử dụng máy móc là điều khó thực hiện. Nhà
quản lý có thể khắc phục bằng cách cho những đơn vị khác trong ngành thuê lại.

1.3.6 Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý tổng tài sản
Ngoài các chỉ tiêu đánh giá riêng lẻ quản lý tài sản từng loại tài sản, có thể sử
dụng 2 chỉ tiêu để đánh giá quản lý tổng tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng.

Hệ số sinh lời tổng tài sản
trong một kỳ (ROA)

Lợi nhuận sau thuế cộng lãi vay
=
Tổng tài sản sử dụng bình quân trong một kỳ

(1.41)



Chỉ tiêu này phản ánh lãi của chủ nợ và chủ sở hữu thông qua việc đầu tư
vàkhai thác tổng tài sản của doanh nghiệp.
Với cách tính này, ROA thể hiện mối tương quan giữa số lợi nhuận của chủ sở
hữu đạt được với tổng tài sản đã được đưa vào sản xuất – kinh doanh trong kỳ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như vậy, qua chương 1, có thể khẳng định quản lý tài sản tại doanh nghiệp ngành
xây dựng là công việc phức tạp, được tiến hành ngay từ lúc có nhu cầu về tài sản đến
khi tài sản đó bị loại khỏi quá trình sản xuất – kinh doanh, hướng đến mục tiêu cuối
cùng là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. Có 4 loại tài sản chính
cần quản lý trong doanh nghiệp ngành xây dựng là Tiền, Phải thu, Hàng tồn kho và
TSCĐ HH. Dựa trên nội dung quản lý tài sản đã trình bày chi tiết trong chương 2, nhà
quản lý doanh nghiệp ngành xây dựng có thể điều chỉnh phù hợp với đặc điểm riêng
của đơn vị để áp dụng vào thực tiễn.
Đánh giá việc quản lý tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng thường dựa trên
việc xem xét một cách riêng biệt giá trị của các tỷ số tài chính như khả năng thanh
toán ngắn hạn, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng
TSCĐ HH hoặc hiệu suất sử dụng tổng tài sản, hệ số sinh lời tổng tài sản


CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ
PHẦN SÔNG ĐÀ THĂNG LONG
2.1. giới thiệu sơ lược CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ THĂNG LONG
(HAX : STL)
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ - THĂNG LONG
- Tên giao dịch quốc tế: SONG DA - THANG LONG JOINT STOCKS
COMPANY
- Tên viết tắt:

Song Da - Thang Long., JSC


- Vốn điều lệ:

150.000.000.000 VNĐ

(Một trăm năm mươi tỷ đồng VN)
- Mã số thuế : 0102093571
- Địa chỉ:
- Điện thoại:

Khu đô thị mới Văn Khê - Phường La Khê - Hà Đông - Hà Nội
04 2 247 0783

Fax: 04 3 355 2978

Kể từ thời điểm thành lập tháng 12/2006, Công ty CP Sông Đà Thăng Long
(SĐTL) đã nhanh chóng ghi dấu trên thị trường bất động sản và thi công, xây lắp tại
Việt Nam với Dự án KĐT Văn Khê, đặc biệt là tổ hợp chung cư đẳng cấp Usilk City.
Đến nay, các dự án bất động sản của SĐTL đã rất đa dạng, bao gồm các khu đô
thị, khu nhà ở; khách sạn; khu thương mại văn phòng và khu công nghiệp tại hầu khắp
các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Hòa Bình, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, TP
Hồ Chí Minh…
Sở hữu hệ thống máy móc, thiết bị thi công hiện đại bậc nhất của Việt Nam có
xuất xứ từ Đức, Bỉ, Italia, Nhật, Hàn Quốc; cùng đội ngũ tư vấn, giám sát, kỹ sư và
công nhân thi công xây lắp chuyên nghiệp tạo nên năng lực vượt trội của SĐTL. Công
ty đã được lựa chọn là nhà thầu thi công nhiều công trình dân dụng, công nghiệp và
giao thông quan trọng như: Trụ sở mới bộ ngoại giao, Tòa nhà Phong Phú Plaza-Huế,
Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Cầu Trần Thị Lý - Nguyễn Văn Trỗi - Đà
Nẵng; Nhà máy Xi măng tại Tỉnh Thừa Thiên Huế….
Cùng với các công trình xây dựng, nhà máy thép, nhà máy sản xuất cửa nhựa,

nhà máy sản xuất đồ nội thất…hay các công ty quản lý dịch vụ mang thương hiệu của
Sông Đà Thăng Long cũng đã xuất hiện như một minh chứng cho sự phát triển cả về


chiều rộng và chiều sâu của SĐTL, dần khẳng định vị thế vững mạnh của Công ty tại
Việt Nam và vươn tới tầm khu vực.
Lịch sử hình thành
Các cột mốc phát triển
-

Tháng 12/2006: CTCP Sông Đà-Thăng Long được thành lập; Là thành

viên của TCT Sông Đà.
-

Tháng 1/2007: Khởi công xây dựng KĐT Văn Khê- Dự án bất động sản

đầu tiên làm nên tên tuổi của Công ty.
-

Tháng 9/2008: Chính thức niêm yết trên sàn HNX với mã chứng khoán

là STL.
-

Tháng 9/2008: Khởi công tổ hợp chung cư cao cấp Usilk City, gồm 9

khối chung cư với trên 3.000 căn hộ.
-


Tháng 3/2010: Khởi công khách sạn 5 sao U-Hotel tại Huế.
Tháng 3/2010: Đầu tư dây chuyền 100% nhập khẩu Hàn Quốc sản xuất

đồ nội thất.
-

Tháng 4/2010: Đầu tư nhà máy thép Kansai-Thăng Long- Hải Phòng,

công suất 200.000 tấn/năm
-

Tháng 8/2010: Đầu tư dây chuyền sản xuất cửa nhựa lõi thép 100% nhập

khẩu từ Đức, công suất 750.000 m2/năm với sản phẩm mang thương hiệu U-Window
-

Tháng 10/2010: Sản phẩm đồ nội thất đầu tiên thương hiệu U-Funiture

-

Tháng 10/2010: Chính thức sử dụng Logo mới của Công ty. Logo được

ra đời
xây dựng thể hiện định hướng phát triển mới của Công ty- Phát triển đa ngành hoạt
động bất động sản và thi công, xây lắp là cốt lõi.
2.2:Thực trạng quản trị tài sản tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long
2.2.1 Thực trạng quản lý tiền
Hiện nay, việc quản lý tiền tại công ty được giao cho bộ phận tài chính - kế
toán phụ trách, phối hợp với phòng kinh tế kỹ thuật (hoặc kế hoạch kỹ thuật).



Bảng 2.1:Kết cấu khoản mục tiền tại công ty cổ phần sông đà thăng long
Đơn vị:tỷ đồng
DANH MỤC
STT

1
2
3
4
5

NĂM 2010
NĂM 2011
NĂM 2012
NĂM 2013
NĂM 2014

Tiền mặt,
tiền gửi
Tiền
ngân hàng
(1)
(2)
11,19 11,19
50,58 16,58
92,34 24,65
289,88 289,88

Tương

đương
tiền
(3)
0
34,0
67,69
0

100%
33%
27%
100%

0%
67%
73%
0%

32,33

27,2

16%

84%

5,13

(2)/(1)


(3)/(1)

Mức tồn quỹ tối ưu và tối đa không được xác định thành mục tiêu cụ thể, song
với kinh nghiệm quản lý, kế toán trưởng các công ty cổ phần Sông đà thăng long có
thể nhận diện các tình huống dư thừa tiền tạm thời để áp dụng các biện pháp xử lý
thích hợp. Nhìn chung, do nhu cầu chi tiêu thường xuyên phát sinh lớn hơn nguồn thu
của doanh nghiệp nên cán bộ quản lý chủ yếu tập trung điều tiết dòng tiền để đảm bảo
duy trì số dư ngân quỹ tối thiểu, đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
2.2.2. Quản trị về các khoản phải thu
Bảng 2.2: các khoản phải thu ngắn hạn củacông ty cổ phần sông đà thăng long
Đơn vị : Triệu đồng
I. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu khác
4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi

Năm 2012
967.944
245.135
666.524
93.532
(37.248)

Năm 2013
941.558
247.881
565.710
178.974
(51.008)


Năm 2014
948.524
259.687
543.201
226.841
(81.205)

Năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn giảm từ 967.944 triệu đồng xuống còn
941.558 triệu đồng (giảm 2,7%) chứng tỏ công ty đã thu hồi tương đối tốt các khoản
phải thu, phản ánh công tác quản lý các khoản phải thu của công ty hiệu quả. Nhưng
đến năm 2014 con số này lại tăng lên 948.524 triệu đồng (tăng 0,74%), mặc dù con số
tăng không đáng kể nhưng thể hiện được phần nào công tác quản trị trong lĩnh vực
quản trị các khoản phải thu đang có chiều hướng đi xuống. Khoản phải thu khách hàng
tăng qua các năm, năm 2013 (tăng 1,12%), năm 2014 ( tăng 4,76% )trong giai đoạn
này công ty có nhiều hợp đồng xây dựng với các bên liên quan và các khách hàng lớn


nhưng vẫn chưa thu được tiền. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ khoản trả trước cho
khách hàng chiếm hầu hết các khoản phải thu ngắn hạn (năm 2012 là 68,86%, năm
2013 là 60,08%, năm 2014 là 57,27%), cho ta thấy rằng số lượng hợp đồng xây lắp
tăng mạnh, để có được số vật liệu, công cụ - dụng cụ đáp ứng cho các công trình tại
thời điểm đó, doanh nghiệp phải mua và thanh toán một phần cho nhà cung cấp nên
khoản mục trả trước cho người bán chiếm tỉ trọng lớn như vậy. Ngoài ra còn các khoản
phải thu khác yếu tố này chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu các khoản nợ phải thu.
Các khoản phải thu dài hạn giảm từ 106.321 triệu đồng năm 2012 xuống còn
79.521 triệu đồng năm 2013(giảm 25,2%), đến năm 2014 thì con số này là 34.191 triệu
đồng (giảm 57%) con số này thể hiện trong quản lý các khoản phải thu dài hạn của
công ty có hiệu quả.
Các khoản phải thu nói chung, phải thu khách hàng và trả trước cho người bán

nói riêng đều chiếm tỉ trọng tương đối cao, nguyên nhân đặc thù của nghành xây dựng.
Để tránh bi chiếm dụng vốn, thu hồi vốn kịp thời, công ty cần đẩy mạnh thu hồi
công nợ bằng cách cây dựng chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý. Và chú trọng
hơn nữa trong công tác quản lý các khoản phải thu của công ty.
2.2.3 Quản trị hàng tồn kho
Bảng 2.3:Kết cấu Hàng tồn kho tại công ty cổ phần sông đà thăng long

Danh mục

Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014

Nguyên
Chi phí
vật liệu vàsản
xuất
công
cụkinh doanh
Tổng
(2)/(1)
dở dang
Hàng tồndụng cụ
kho
(1)
(2)
(3)
40,56

6,52
27,88
16,1%
47,89
6,24
41,27
13,0%
51,70
8,98
42,72
17,4%
148,07 19,15
127,73
12,9%
176,09 7,84
167,83
4,4%

(3)/(1)

68,7%
86,2%
82,6%
86,3%
95,3%

Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần sông đà thăng long, “hàng tồn kho” chiếm tỷ
trọng khoảng 27,5%. Đối với vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ
số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và

hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Theo bảng trên ta thấy giá trị
vòng quay hàng tồn kho là 53% tương đối cao ở năm 2012 và tăng trong năm 2013,


đến năm 2014 tiếp tục tăng cho thấy công ty bán hàng nhanh và không bị ứ đọng nhiều
hàng tồn kho vì vậy công ty sẽ ít rủi ro hơn. Cùng với chỉ số tổng hàng tông kho tăng
dần từ 2010 là 40,56 đến 2014 là 176,09% cho thấy lượng hàng dự trữ trong kho nhiều
mà chỉ số Vòng quay hàng tồn kho lại cao như vậy công ty bán được nhiều hàng và
lượng hàng trong kho đáp ứng không lo hết hàng.
Để có thể đánh giá tình hình quản trị tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ
tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh
thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô,
điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.
2.2.4 Thực trạng quản lý tài sản cố định hữu hình
Bảng 2.4: Giá trị TSCĐ và TSCĐ HH công ty cổ phần sông đà thăng long
Đơn vị:tỷ đồng
Danh mục
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014

TSCĐ
TSCĐ HH hữu
HH/ tổng TSCĐ HH
hình / TSCĐ HH
tài sản hữu hình

TSCĐ

HH
136,87
229,66
616,99
257,64

45,59%
25,24%
33,91%
12,77%

136,34
217,66
236,14
175,33

99,61%
94,77%
38,27%
68,05%

20,99

7,89%

6,73

32,05%

Mặc dù thuộc lĩnh vực sản xuất song tỷ trọng TSCĐ HH trong tổng tài sản tại

các công ty cp sông đà thăng long chỉ xấp xỉ 17%, trong đó TSCĐ HH hữu hình
thường chiếm tỷ lệ tuyệt đối. Điều đó xuất phát từ đặc thù ngành nghề (đã được phân
tích ở phần trước), do đó quản lý TSCĐ HH tại các đơn vị này có một số điểm khác
biệt so với doanh nghiệp sản xuất thông thường. Công việc này do bộ phận thiết bị vật tư (hoặc vật tư cơ giới) đảm nhiệm, phối hợp chặt chẽ với bộ phận kinh tế - kỹ
thuật (hoặc kế hoạch, dự án).


Bảng 2.5: Kết cấu TSCĐ HH hữu hình tại công ty cổ phần sông đà thăng long
Đơn vị:tỷ đồng
DANH MỤC

TSCĐ
HH hữu Nhà cửa Máy
hình
móc
(1)

(2)

(3)

Phương
tiện vận tải
và thiết bị
văn phòng
(4)

104,3
27,4
119,2

25,0

17,0
0,0
47,2
7,2

55,6
14,6
51,7
14,0

26,0
12,8
20,3
3,5

(2)/
(1)

(3)/
(1)

(4)/
(1)

16%
0%
40%
29%


53%
53%
43%
56%

25%
47%
17%
14%

NĂM 2011
NĂM 2012
NĂM 2013
NĂM 2014

Các tài sản này được hình thành bằng cách mua sắm. Khả năng tự sản xuất rất
thấp, duy nhất có công ty công ty cổ phần SÔNG ĐÀ THĂNG LONG
2.3 Đánh giá thực trạng quản lý tài sản tại các công ty cổ phần SÔNG ĐÀ
THĂNG LONG
Sau khi khảo sát chi tiết thực trạng quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành
xây dựng niêm yết, cần thiết đánh giá, tổng kết những thành công cũng như hạn chế
của hoạt động này.
2.3.1 Kết quả đạt được
Đối chiếu với cơ sở lý luận trình bày ở chương 1 có thể thấy các công ty cổ phần
ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam đã thực hiện quản lý tài sản với đầy đủ các bước
và theo trình tự như lý thuyết chung, phù hợp với khả năng của từng doanh nghiệp.
Xét về khía cạnh tài chính, kết quả của một chuỗi công việc quản lý tài sản tại công ty
cổ phần ngành xây dựng niêm yết (đã trình bày ở trên) được ghi nhận qua một số chỉ
tiêu đánh giá như sau.

Bảng 2.6: Giá trị trung bình một số chỉ tiêu đánh giá quản lý tài sản tại công ty
cổ phần SÔNG ĐÀ THĂNG LONG
Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần)

1,29

1,26

1,19

1,32

Khả năng thanh toán tức nhanh (lần)

0,69

0,69

0,79


0,76

Vòng quay hàng tồn kho (vòng/năm)

3,44

3,01

3,92

3,55

Hệ số sinh lời tổng tài sản - ROA (%)

5,25

4,82

4,77

4,45

1,7

16,2

13,8

Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu – ROE (%) 16,8



So sánh với số liệu năm 2010 của các công ty cổ phần niêm yết thuộc những
ngành nghề kinh doanh khác (theo cách phân loại của công ty chứng khoán
Vndirect), cho phép xác định vị thế của công ty cổ phần sông đà thăng long
BẢNG 2.7: Giá trị trung bình năm 2014 một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản
lý tài sản tại các công ty cổ phần niêm yết thuộc những ngành khác nhau
Tên ngành

Khả năng thanh toán

ROA (%)

ROE (%)

ngắn hạn (lần)
Xây dựng

1,32

4,45

13,8

Công nghiệp

1,25

3,31

11,47


Công nghệ

1,79

6,63

14,44

Dầu khí

0,98

5,63

17,77

Dịch vụ công cộng

2,07

4,17

9,51

Dịch vụ tiêu dùng

1,44

5,62


13,66

Hàng tiêu dùng

1,65

10,35

21,19

Tài chính

2,09

1,92

16,85

Viễn thông

1,57

1,04

1,87

Vật liệu cơ bản

1,42


10,66

23,49

Y tế

1,67

11,51

20,76

Qua các bảng số liệu trên, có thể rút ra một số đánh giá như sau:
Thứ nhất, Khả năng thanh toán ngắn hạn bình quân khá ổn định giữa các năm
và đều xoay quanh giá trị 1, chứng tỏ các công ty nhìn chung có giá trị tài sản ngắn
hạn đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. So với các công ty cổ phần niêm yết
thuộc ngành khác, chỉ tiêu này không quá chênh lệch
Khả năng thanh toán nhanh có giá trị trung bình hàng năm từ 0,7 lần tới 0,8 lần
chứng tỏ năng lực thanh toán của công ty cổ phần xây dựng niêm yết không phụ thuộc
nhiều vào hàng tồn kho. Không bán dự trữ, các doanh nghiệp có thể thanh toán tới
80% tổng số nợ ngắn hạn.Các con số này là kết quả của sự nỗ lực điều tiết dòng tiền,
áp dụng chính sách tín dụng và tồn kho phù hợp để đảm bảo khả năng thanh toán cho c
công ty cổ phần sông đà thăng long
Thứ hai, các công ty cổ phần sông đà thăng long quay vòng hàng tồn kho
khoảng 3 lần trong một năm. Đối với doanh nghiệp sản xuất thông thường, một vòng
quay hàng tồn kho tương đương với một chu kỳ sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, đối với


doanh nghiệp xây dựng có đặc thù sản xuất kéo dài nhiều năm, chia nhỏ thành các

hạng mục khác nhau với nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật
của công trình, số vòng quay hàng tồn kho không phản ánh chính xác chu kỳ sản xuất.
Thứ ba, ROA bình quân bằng 4,67 % chứng tỏ từ 100 đồng vốn đầu tư vào tổng
tài sản nói chung tại công ty cổ phần sông đà thăng long, được khai thác hợp lý, đem
lại 4,67 đồng (lợi nhuận sau thuế và lãi). Xét trong năm 2014, tỷ lệ này cao hơn các
công ty cổ phần niêm yết thuộc ngành công nghiệp, dịch vụ công cộng, tài chính và
viễn thông. Đây là kết quả đáng ghi nhận cho toàn bộ hoạt động quản lý tài sản tại
công ty cổ phần .sông đà thăng long
Thứ tư, ROE trung bình bằng 16,5% (trong 5 năm) nghĩa là nếu chủ sở hữu đầu
tư 100 đồng vào các công ty cổ phần sông đà thăng long, sau 1 năm thu được bình
quân 16,5 đồng lợi nhuận (hoặc cổ tức). Năm 2010, ROE của các công ty cổ phần
sông đà thăng long bằng 13,8%, cao hơn ngành công nghiệp, dịch vụ công cộng, dịch
vụ tiêu dùng và viễn thông. Đồng thời, so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân
trong hệ thống ngân hàng thương mại năm 2010 (12,5%/năm), kết quả này được coi
như phần thưởng cho các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ngành xây dựng.
2.3.2 Hạn chế
Mặc dù được thực hiện theo quy trình tương đối đầy đủ, việc quản lý tài sản tại
công ty cổ phần sông đà thăng long vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của nhà quản
lý, thiếu căn cứ khoa học xác đáng. Các quyết định đưa ra chưa được thực hiện triệt
để, mang nặng tính hình thức, thủ tục, làm giảm tác dụng của hoạt động quản lý tài sản
tại doanh nghiệp.
Những thiếu sót trên biểu hiện trực tiếp qua các chỉ tiêu đánh giá trong bảng số liệu
Bảng 2.8: Giá trị trung bình một số chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý tài sản tại
công ty cổ phần sông đà thăng long
Chỉ tiêu

2011

2012


2013

2014

Khả năng thanh toán tức thời (lần)

0,14

0,14

0,18

0,15

Kỳ thu tiền bình quân (ngày)

166,4

163,9

170,7

187,9

Hiệu suất sử dụng TSCĐ HH (lần)

9,91

8,31


7,13

6,18

Hệ số sinh lời TSCĐ HH (lần)

0,58

0,42

0,41

0,41


×