Tải bản đầy đủ (.pdf) (379 trang)

ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY VÀ LỐI SỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 379 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KH & CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KX.03/06-10
“Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam
trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế”

-------------------------------Báo cáo tổng hợp
Đề tài khoa học cấp nhà nước
ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY VÀ LỐI SỐNG
CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Mã số: KX.03.07/06-10
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà
Cơ quan chủ trì: VIỆN TRIẾT HỌC

8241
HÀ NỘI – 2010


NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1
2
3
4
5
6
7

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện Triết học – Chủ nhiệm đề tài
PGS.TS. Phạm Văn Đức, Viện Triết học - Phó chủ nhiệm đề tài


GS.TS. Tô Duy Hợp, Viện Xã hội học
PGS.TS. Lâm Bá Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn Hà Nội
GS.TS. Nguyễn Tài Thư, Viện Triết học
PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc, Viện Triết học
Ths. Vũ Mạnh Toàn, Viện Triết học, thư ký đề tài
CÁC CỘNG TÁC VIÊN
THAM GIA THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

GS.TS. Trần văn Đoàn, Đại học Đài Loan
GS.TS. Nguyễn Thái Hợp, Đại học Italia
PGS.TS. Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Trung tâm đào tạo từ xa, Đại
học Huế
PGS. TS. Đỗ Minh Hợp, Viện Triết học
PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng, Trường Đại học Khoa học xã hội và

nhân văn Hà Nội
PGS.TS Đặng Hữu Toàn, Viện Triết học
PGS.TS. Trần Thành, Viện trưởng Viện Triết học thuộc Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn Hà Nội
PGS. TS Nguyễn Đình Tường, Viện Triết học
PGS.TS. Lương Hồng Quang - Viện Văn hóa thông tin
PGS.TS. Vũ Văn Viên, Viện Triết học
PGS.TS Trần Nguyên Việt , Viện Triết học
PGS.TS. Ngô Đình Xây, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
TS. Nguyễn Hữu Đễ, Viện Triết học


15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

31
32
33
34
35
36
37
38
39

TS Phạm Thanh Hà, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Khu
vực I
TS. Nguyễn Đình Hoà, Viện Triết học
TS Đỗ Lan Hiền, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh
TS. Lê Thị Lan, Viện Triết học
TS. Hoàng Văn Luân, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Hà Nội
TS Lê Thanh Thập, Trường Đại học Luật Hà Nội
TS Hoàng Thị Thơ, Viện Triết học
TS. Nguyễn Gia Thơ, Viện Triết học
TS Chu Văn Tuấn, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
GV Trương Hải Cường, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Hà Nội
CN. Vũ Mạnh Dũng, Viện Triết học
Ths Phạm Văn Dương – Viện Triết học
Ths Phạm Ngọc Hà – Viện Triết học
NCS. Hà Dũng Hải, Ban Tuyên giáo Trung ương
Ths. Cao Thu Hằng, Viện Triết học
CN. Đỗ Thị Kim Hoa, Viện Triết học

Ths. Trần Thị Huyền, Viện Triết học
Ths. Lê Thị Hường, Viện Triết học
Ths. Hoàng Thúc Lân, Đại học Sư phạm I Hà Nội
Tạ Long, Viện Dân tộc học
Ths. Nguyễn Thu Nghĩa, Viện Triết học
Ths. Nguyễn Lan Phương, Học viện Ngân hàng
Ths. Trần Thị Minh Tâm, Viện Triết học
Ths. Trần Anh Thư, Đại học Sư phạm I Hà Nội
Ths. Trần Thuận Vũ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….

tr. 1

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẠN CHUNG VỀ TƯ DUY VÀ LỐI SỐNG

27

1. Tư duy ………………………………………………………………..

27

2. Lối sống ………………………………………………………………

42


3. Quan hệ giữa tư duy và lối sống ………………………………………

57

PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY VÀ LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG CỦA CON
NGƯỜI VIỆT NAM …………………………………………………………………

91

1. Sự hình thành tư duy và lối sống truyền thống của con người Việt
Nam trong lịch sử ……………………………………………………….

91

2. Cái riêng và cái chung trong tư duy và lối sống truyền thống của con
người Việt Nam ………………………………………………………….

99

3. Nội dung và đặc trưng chung, cơ bản trong tư duy và lối sống truyền
thống của con người Việt Nam ………………………………................

104

PHẦN 3: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TƯ DUY VÀ LỐI SỐNG CỦA CON NGƯỜI
VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ………………………………………

141

1. Các phương thức đổi mới tư duy và lối sống …………………………


141

2. Các đặc trưng cơ bản của tư duy mới ………………………………..

161

3. Các thành tố của lối sống mới …………………………………………

183

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biên đổi của tư duy và lối sống trong
thời kỳ đổi mới ………………………………………………………….

197

PHẦN 4: CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ TƯ DUY VÀ LỐI SỐNG CỦA CON
NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI VÀ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ ………………………………………………………………….

206

1. Sự bất cập của tư duy và lối sống truyền thống ………………………

207

2. Sự bất cập của tư duy và lối sống bao cấp …………………………….

217


3. Sự bất cập của tư duy và lối sống hiện nay ……………………………

229


PHẦN 5: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ
BẢN NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA
CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY TRƯỚC YÊU CẦU CỦA ĐỔI MỚI VÀ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ ……………………………………………………………

241

1. Các phương hướng chung và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới
tư duy của con người Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc
tế ………………………………………………………………………..

241

2. Các phương hướng chung và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục xây dựng
lối sống của con người Việt Nam trước yêu cầu đổi mới và hội nhập
quốc tế …………………………………………………………………..

268

KẾT LUẬN ………………………………………………………………………

302

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA
THỰCHIỆN ĐỀ TÀI TỪ SỰ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ………………………..


305

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………….

307


1

MỞ ĐẦU

1. Luận giải sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn
của đề tài
Tư duy và lối sống có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của con
người và qua đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, để có được các chính
sách đúng đắn, những người hoạch định chính sách phải căn cứ vào nhiều yếu
tố trong đó có yếu tố về tư duy và lối sống. Mỗi dân tộc đều có những đặc điểm
xác định về tư duy và lối sống. Mỗi người cần hiểu được chính mình. Tương tự
như vậy, mỗi dân tộc cần phải hiểu được chính dân tộc mình. Dân tộc Việt Nam
có lịch sử hàng ngàn năm, có những đặc điểm tư duy và lối sống của mình. Cho
đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp về tư duy và
lối sống truyền thống của con người Việt Nam. Tuy nhiên, để có hiểu biết có hệ
thống và đầy đủ hơn về tư duy và lối sống truyền thống của con người Việt
Nam và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế thì
chúng ta không thể chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu đã có.
Nhân loại đã đạt những bước tiến nhảy vọt về thành tựu khoa học, công
nghệ. Năng lực sản xuất của con người ngày một nâng cao, hàng hóa sản xuất
ngày một nhiều, đa dạng và phong phú hơn, mức sống dần được cải thiện, giao
lưu giữa các quốc gia ngày một mở rộng. Tất cả những thay đổi đó chính là cơ

sở dẫn tới sự thay đổi về tư duy và lối sống của con người. Việt Nam cũng


2
không nằm ngoài sự biến đổi chung đó. Dấu mốc cơ bản của sự biến đổi đó là
công cuộc đổi mới năm 1986. Trong chặng đường đã đi qua hơn 20 năm đổi
mới vừa qua, đất nước ta có sự phát triển vượt bậc. Từ chỗ lâm vào sự khủng
hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, bị bao vây cấm vận, nước ta đã hội nhập sâu
rộng vào đại gia đình các dân tộc trên thế giới, có nền kinh tế không ngừng phát
triển với tốc độ cao, đời sống vật chât svà tinh thần của nhân dân không ngừng
được cải thiện. Điều đó cũng tạo ra những thay đổi to lớn theo chiều hướng tiến
bộ trong tư duy và lối sống cho con người Việt Nam. Tuy nhiên, trong tư duy
và lối sống của một bộ phận người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc
tế cũng có không ít những biểu hiện tiêu cực do còn rơi rớt từ quá khứ hoặc do
tiếp thu thiếu chọn lọc tư duy và lối sống từ bên ngoài. Những biểu hiện tiêu
cực ấy đang là một cản trở đáng kể trước yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.
Nghiên cứu để có sự hiểu biết đầy đủ hơn các đặc điểm tư duy và lối
sống truyền thống của chính người Việt Nam, sự biến đổi của các đặc điểm ấy
trong giai đoạn hiện nay, sự bất cập của các đặc điểm ấy so với yêu cầu đổi mới
và hội nhập quốc tế không chỉ có ý nghĩa góp phần nâng cao nhận thức của con
người Việt Nam về con người Việt Nam, mà còn có ý nghĩa góp phần cung cấp
căn cứ lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Chủ đề “Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay
và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế” đã được
quan tâm nghiên cứu với những mức độ khác nhau. Dưới đây là tóm tắt nội
dung cơ bản của một số công trình tiêu biểu về chủ đề này.
1. Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm Đổi mới
1986 - 2006 (của Ban chỉ đạo tổng kết lý luận của BCHTW Đảng Cộng sản



3
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005). Báo cáo có một số nhận
định những thành tựu và hạn chế trong 20 năm đổi mới nhận thức về văn hoá và
con người như sau: “Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển
kinh tế – xã hội, là nguồn lực nội sinh quan trọng của phát triển, là nền tảng tinh
thần của xã hội; khẳng định tính chất tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của nền
văn hoá Việt Nam. Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý
tưởng độc lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người… Bản sắc dân tộc bao gồm những giá
trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hun đúc
qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng
nàn, ý chí, tự cường dân tộc, lòng nhân ái, khoan dung, sự tinh tế trong ứng xử,
giản dị trong lối sống… Tính tiên tiến cả về nội dung và hình thức biểu hiện,
phương tiện truyền tải”.
“Nền văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng, các giá trị và sắc thái
văn hoá của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam bổ sung cho nhau, làm
phong phú nền văn hoá Việt Nam; củng cố sự thống nhất trong đa dạng của văn
hoá, là cơ sở để giữ vững bình đẳng và phát huy tính đa dạng của văn hoá”.
“Con người là vốn quý nhất, phát triển con người với tư cách vừa là động
lực vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước; gắn vấn đề
nhân tố con người với tinh thần nhân văn nhằm tạo điều kiện cho con người
phát triển toàn diện, sống trong một xã hội công bằng và nhân ái, với những
quan hệ xã hội lành mạnh. Con người và sự phát triển con người được đặt vào
vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế – xã hội, mở rộng cơ hội, nâng cao điều
kiện cho con người phát triển”.
“Về văn hoá, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ do Nghị quyết hội nghị
TW 5 khoá VIII đề ra đã góp phần củng cố sự thống nhất trong Đảng, sự đồng
thuận trong xã hội đối với đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Tính chủ động,



4
sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân bước đầu được phát huy. Những giá
trị và đặc sắc văn hoá của 54 dân tộc được kế thừa và phát triển, góp phần làm
phong phú thêm nền văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Giao lưu, hợp
tác văn hoá với nước ngoài được mở rộng. Một số nét mới trong chuẩn mực văn
hoá của con người Việt Nam từng bước hình thành. Các tài năng văn hoá - nghệ
thuật được khuyến khích. Nhiều di sản văn hoá - cả vật thể và phi vật thể - được
giữ gìn, tôn tạo. Việc phân phối các sản phẩm văn hoá đã nhanh và đều khắp
hơn. Hệ thống các sản phẩm văn hoá góp phần trực tiếp vào sự phát triển tăng
trưởng của ngành du lịch, của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động giao lưu hợp tác
quốc tế về văn hoá thực sự khởi sắc, góp phần làm cho vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế được nâng cao, văn hoá, con người và cuộc sống Việt Nam được
bạn bè hiểu rõ hơn”.
“So với đổi mới tư duy kinh tế, việc đổi mới tư duy về các vấn đề văn
hoá và xã hội, về cơ chế quản lý văn hoá, xã hội và về hội nhập văn hoá, xã hội
còn chậm; vẫn nặng tư tưởng coi việc giải quyết các vấn đề xã hội là trách
nhiệm của nhà nước, chưa thu hút được tất cả các thành phần kinh tế, các nguồn
lực cho phát triển”.
“Nhận thức về văn hoá và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vấn đề thị
trường trong văn hoá - giáo dục, chăm sóc sức khỏe… cũng còn nhiều ý kiến
khác nhau”. “Việc kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội
còn nhiều hạn chế. Khoảng cách giữa đổi mới chính sách kinh tế và đổi mới
chính sách văn hoá, xã hội bộc lộ rõ nét, nhiều vấn đề xã hội nổi lên. Trong chỉ
đạo, thường chú ý nhiều đến các chỉ tiêu vật chất mà ít chú ý các chỉ tiêu về
phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; đã có nhiều quyết định về thực hiện các
chính sách xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, song kết quả chưa được như ý
muốn. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt. Tốc độ giảm
nghèo có xu hướng chậm lại, tình trạng tái nghèo còn nhiều. Khoảng cách



5
chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn,
miền xuôi và miền núi có xu hướng ngày càng doãng ra”.
“Hiện tượng làm giàu phi pháp do buôn lậu và tham nhũng vẫn chưa
được ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả. Điều đáng chú ý là trong xã hội đã xuất
hiện một số người làm giàu phi pháp, bất chính, làm giàu bằng buôn gian bán
lận, đầu cơ, lừa đảo, tham nhũng, đục khoét tài sản của nhà nước và nhân dân.
Nếu không kiên quyết ngăn chặn các hiện tượng này thì nhiều hoạt động quan
trọng của nền kinh tế sẽ bị thao túng, định hướng XHCN có nguy cơ sẽ không
giữ được”.
“Đảng phải tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, làm tốt công tác tư tưởng
chính trị, nâng cao trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo, chính trị, năng lực cầm
quyền, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng; phát huy dân chủ,
giữ vững kỷ luật, tăng cường đoàn kết thống nhất; làm trong sạch và nâng cao
chất lượng đội ngũ đảng viên; khắc phục có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực,
đặc biệt là tệ quan liêu, tham nhũng, khôi phục và nâng cao lòng tin của nhân
dân đối với Đảng; chấn chỉnh tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, làm cho Đảng
có đủ bản lĩnh chính trị, có kiến thức, năng lực và sức chiến đấu cao trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, môi trường quốc quốc tế rất
phức tạp, có nhiều nguy cơ và thách thức mới”.
2. Những vấn đề lý luận đặt ra từ các văn kiện Đại hội IX của Đảng (do
GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn và PGS.TS Đặng Hữu Toàn đồng chủ biên, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002). Trong cuốn sách này một số tác giả đã bàn
đến chủ đề đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam. GS.TS Phạm
Ngọc Quang (trong bài viết “Đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội ở nước ta –
lược khảo lịch sử” và “Tiếp tục đổi mới công tác lý luận trong tình hình hiện
nay – vấn đề và giải pháp”) đã xem xét một số vấn đề quan trọng như: 1/ Tính
tất yếu của đổi mới tư duy về CNXH ở nước ta; 2/ Đổi mới tư duy về CNXH –



6
những tìm tòi, thử nghiệm ở thời kỳ trước năm 1986; 3/ Đại hội VI của Đảng –
bước ngoặt trong đổi mới tư duy về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước
ta; 4/ Một số bài học kinh nghiệm sau 15 năm đổi mới tư duy về CNXH ở nước
ta; 5/ Tiếp tục đổi mới tư duy về CNXH qua Báo cáo chính trị trình Đại hội IX.
Tác giả đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TƯ của Bộ Chính trị
(28/3/1992) về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay, nhấn mạnh sự đổi mới
liên tục hệ quan điểm lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH qua các kỳ
đại hội Đảng lần thứ VI, VII. VIII và IX. Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi
mới cơ chế, tổ chức, chính sách, v.v. đối với cán bộ làm công tác lý luận.
PGS.TS Lê Văn Quang (trong bài“Đạo đức và văn minh – hành trang của
Đảng ta bước vào thế kỷ XXI”) nhấn mạnh những thuộc tính cơ bản nhất của
một Đảng tiên phong, đó là đạo đức và văn minh, cách mạng và khoa học. Tác
giả cho rằng, muốn Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh thì “từng cán bộ,
đảng viên, đặc biệt là những người có chức, có quyền phải trau dồi đạo đức của
người cộng sản” và “toàn Đảng nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực trí tuệ để
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một Đảng văn minh”.
3. Nửa thế kỷ nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam (do Nguyễn
Trọng Chuẩn chủ biên. Hà Nội, 2001). Trong cuốn sách này một số tác giả đã
bàn đến đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam. TS Đinh Ngọc
Thanh, (trong bài“Muốn phát triển hoàn thiện tư duy lý luận cần đánh giá đúng
tinh hoa tinh thần của các thời đại trước”) nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử và cả ý
nghĩa thời sự của tư tưởng Ph. Ăngghen cho rằng tư duy lý luận chỉ là một đặc
tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có. Năng lực ấy cần phải
được phát triển hoàn thiện và muốn hoàn thiện nó thì cho đến nay, không có
một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước. Tác giả cũng
nhấn mạnh rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gương trong việc học tập, kế
thừa di sản tư tưởng nhân loại, khi đã biết lẩy ra các giá trị nhân loại mà dân tộc



7
Việt Nam cần quý trọng, phát huy; chẳng hạn như: 1/ Chúa Ghê-su dạy: đạo
đức là bác ái; 2/ Phật Thích ca dạy: Đạo đức là từ bi; 3/ Khổng Tử dạy: Đạo đức
là nhân nghĩa. Phạm Văn Dương (trong bài“Một số vấn đề về tư duy và đổi mới
tư duy”) đã tổng quan các hướng nghiên cứu về tư duy, bao gồm nghiên cứu cơ
bản về các mặt nhận thức luận, phương pháp luận, lôgích học và nghiên cứu
ứng dụng, tập trung vào chủ đề thực trạng, nguyên nhân, giải pháp khắc phục
tình trạng lạc hậu của tư duy lý luận ở nước ta, tình trạng chính trị hóa tư duy lý
luận. Theo tác giả, “lôgích học là khoa học về tư duy, do vậy, nó cần phải được
giảng dạy trong tất cả các trường đại học. Có như vậy mới mới góp phần nâng
cao trình độ tư duy khoa học của đội ngũ cán bộ trong tương lai”.
4. Bốn mươi năm Viện Triết học – một số kết quả nghiên cứu (do GS.TS
Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên. Viện Triết học, Hà Nội, 2002). Trong cuốn sách
này, GS.TS.Nguyễn Tài Thư (với bài “Nhân 55 năm thành lập nước, lại bàn về
lịch sử tư tưởng Việt Nam và triển vọng của chuyên ngành này”) đã tổng quan
các hướng tiếp cận và quan điểm khác nhau về bản chất, nội dung và phương
pháp tư tưởng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Theo tác giả, có quan điểm cho
rằng lịch sử tư tưởng Việt Nam chủ yếu lịch sử của chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam, quan điểm này đã thu hẹp phạm vi của lịch sử tư tưởng dân tộc, vì ngoài
chủ nghĩa yêu nước còn có các tư tưởng về thế giới, về xã hội và nhân sinh. Có
người cho rằng lịch sử tư tưởng Việt Nam thực chất là lịch sử triết học. Trần
Văn Giàu đã phản bác lại quan điểm này và cho rằng “triết học thuộc tư tưởng,
nhưng còn có nhiều tư tưởng không phải là tư tưởng triết học”. Lại có người
quan niệm rằng lịch sử tư tưởng Việt Nam là lịch sử du nhập của ba đạo Nho,
Phật, Lão. Theo tác giả Nguyễn Tài Thư thì “lịch sử tư tưởng Việt Nam chỉ có
thể là lịch sử các quan niệm của người Việt Nam về thế giới, xã hội và nhân
sinh”. Về đặc trưng của phương pháp tư duy truyền thống cũng có nhiều quan
niệm khác nhau. Có người cho đó là sáng tạo, có người cho đó là giáo điều, vay



8
mượn, có người cho đó là mềm dẻo, linh hoạt, có người cho đó là ứng dụng,
thực dụng, v.v. Vậy đặc trưng của phương pháp tư duy dân tộc là gì? Tác giả
Nguyễn Tài Thư cho rằng: “Lịch sử dân tộc ta không sản sinh ra được các trào
lưu triết học lớn và các nhà triết học lớn. Đó là một thực tế, mọi người đều thừa
nhận. Nhưng nêu lên nguyên nhân của tình trạng trên thì có nhiều quan điểm
khác nhau. Có người cho đó là do đất nước liên tục có các cuộc chiến tranh, có
người cho là do đất nước nghèo, có người cho là do tâm lý hài lòng với vốn tri
thức chấp nhận được, do chế độ khoa cử, do không có tầng lớp trí thức tự do,
v.v. Vậy, nguyên nhân nào là chủ yếu. Có nêu được đúng nguyên nhân mới có
điều kiện khắc phục những hạn chế trên của lịch sử”. Lê Ngọc Anh (trong bài
“Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”) cho rằng: trong thời kỳ đổi mới, cùng
với xu thế tăng trưởng kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế, có sự gia
tăng lối sống hưởng thụ và tâm lý tiêu dùng, xuất hiện lối sống ích kỷ ngay ở
các vùng nông thôn vốn có truyền thống tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có
nhau; do đó, cần tăng cường giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình,
sao cho mỗi thành viên vừa kế thừa truyền thống tốt đẹp vừa tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại, vừa chống suy đồi đạo đức, vừa xây dựng thành công đạo
đức mới; cần liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo
đức và nếp sống văn hóa gia đình, cũng như trong giáo dục đạo đức và nếp sống
văn hóa xã hội.
5. Nghiên cứu văn hóa, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI (Kỷ
yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội, 27-28/11/2003). Trong cuốn sách này, Hoàng
Ngọc Hiến (với bài“Về quan hệ giữa tình và nghĩa, giữa tình và lý trong triết lý
nhân sinh người Việt”) cho rằng: trong triết lý nhân sinh người Việt, tình và
nghĩa, tình và lý tạo thành các song đề cơ bản; truyền thống nặng về tình, thiên
về tình cảm, nhạy cảm với tình cảm,... là một nét đậm đà bản sắc văn hóa và lối



9
sống người Việt trong lịch sử cũng như hiện tại; tuy nhiên cũng có cả truyền
thống hướng đích vẹn cả đôi đường như “tình sâu nghĩa nặng”, “trọn nghĩa vẹn
tình”, “có lý có tình”, “thấu tình đạt lý”, v.v. Trọng tình hay trọng nghĩa, trọng
tình hay trọng lý vẫn là nan đề (vấn đề nan giải) trong lối sống của con người
Việt Nam ngày nay. Nguyễn Huy Tú (với bài“Về hiện trạng việc tuyển chọn và
đào tạo tài năng trí tuệ ở các nhà trường nước ta hiện nay”) đã xác định rõ
khái niệm “tài năng trí tuệ” và một số quan điểm lý thuyết về đánh giá, lựa
chọn, bồi dưỡng tài năng trí tuệ. Tác giả đưa ra một số nhận xét về hiện trạng
đào tạo học sinh tài năng ở nước ta và đề xuất một số giải pháp quan trọng như
lập một cơ quan chuyên trách trong Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm quản lý công
tác đào tạo tài năng trí tuệ, hình thành hệ thống tổ chức từ cấp trung học đến cấp
đại học chuyên đào tạo tài năng trí tuệ. Trần Kiều và nhóm tác giả cũng phân
tích khái niệm “trí tuệ” và các chỉ số đo trí tuệ như chỉ số thông minh (IQ), chỉ
số trí tuệ cảm xúc (EQ), chỉ số sáng tạo (CQ), chỉ số trí tuệ xã hội (SQ), các
phương pháp đo lường các chỉ số IQ, EQ, CQ; giới thiệu mẫu nghiên cứu,
phương pháp xử lý số liệu và kết quả thử nghiệm. Theo các tác giả, đã có một
số phát hiện quan trọng, chẳng hạn, không có sự khác biệt đáng kể về chỉ số IQ
giữa học sinh lớp 9 và lớp 10, song có sự tăng vọt giữa học sinh lớp 10 và lớp
11; về chỉ số CQ, hầu hết học sinh, sinh viên chỉ đạt trung bình hoặc thấp kém,
không có mức khá. Nguyễn Công Khanh (với bài“Phương pháp luận nghiên
cứu trí tuệ cảm xúc”) phân tích khái niệm trí tuệ cảm xúc (EI), phương pháp đo
lường EI và kết quả Việt hóa các trắc nghiệm đo EI, phát hiện sự khác biệt rõ
nét giữa các độ tuổi, giới tính nam hoặc nữ, giữa học sinh và sinh viên đại học.
6.“Một số vấn đề về tác phong, tư duy công nghiệp của công nhân khu
vực thị xã Thái Bình”(Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 05-08 do PGS.TS
Nguyễn Văn Thân thực hiện). Đề tài giới thiệu khái quát về đánh giá chỉ số
trình độ công nghệ của con người Thái Bình công nghiệp, bao gồm các chỉ số



10
chung T (Techno ware), H (Human ware), I (Info ware), O (Orga ware) và các
chỉ số đặc thù Z%, S1, P2, S3, S4; giới thiệu về kết quả điều tra tại Xí nghiệp cơ
khí Phương Đông và Xí nghiệp cơ khí Đoàn Kết. Theo tác giả, thực trạng công
nghiệp của 2 cơ sở trên có trình độ công nghiệp trung bình và phần lớn còn ở
trình độ công nghệ thấp, thiết bị chưa hiện đại, hiệu suất thấp; điều này đã ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và khả năng tạo ra các sản phẩm mới
đủ sức cạnh tranh với các xí nghiệp khác trong và ngoài nước.
7.“Xây dựng lối sống sinh viên đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc
tế”(Đề tài do Nguyễn Ánh Hồng thực hiện). Các tác giả của đề tài đã định nghĩa
lối sống nói chung, cụ thể hóa khái niệm “lối sống sinh viên”; đã khảo sát, điều
tra chọn mẫu tại các trường đại học ở TP Hồ Chí Minh vào các năm 2000, 2002
theo các chỉ báo: 1/ quan niệm của sinh viên về các yếu tố quan trọng trong
cuộc sống (đó là, sức khỏe, gia đình, học vấn, nghề nghiệp); 2/ những biểu hiện
của lối sống sinh viên qua hoạt động học tập (động cơ học tập là có cơ hội dễ
kiếm việc làm, nâng cao kiến thức và phát triển nhân cách, phục vụ yêu cầu
phát triển đất nước, có nghề chuyên môn cao, không muốn thua kém bạn bè;
phương thức học tập là nghe giảng trên lớp, seminar, thảo luận nhóm, thực hành
và thực tập, tự học, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế); 3/ hoạt
động trong thời gian rỗi của sinh viên (đọc sách báo, giao lưu với bạn bè, xem
tivi, giao tiếp với người thân, đến hiệu sách, tham gia phong trào xã hội, tham
gia các lễ hội truyền thống, tham gia các câu lạc bộ sinh viên, chơi thể thao); 4/
quan niệm của sinh viên về tình bạn, tình yêu, tình dục trước hôn nhân; 5/ các
kiểu sống đặc trưng của sinh viên: 30,05% số sinh viên được khảo sát, điều tra
say mê học tập, đồng thời tích cực tham gia các sinh hoạt tập thể, chính trị – xã
hội, văn hóa tinh thần, thể hiện một lối sống năng động, tích cực hướng tới sự
phát triển nhân cách toàn diện, phong phú, đa dạng; 59,4% số sinh viên được
khảo sát, điều tra sống thiếu năng động, chỉ quan hệ trong phạm vi hẹp gia đình,



11
nhóm bạn bè thân thiết; 10,05% số sinh viên được khảo sát, điều tra chạy theo
lối sống tiêu dùng hiện đại, sành điệu, đam mê vui chơi giải trí, xao lãng hoạt
động học tập, một số rơi vào tệ nạn xã hội. Các tác giả cũng đề xuất các kiến
nghị giáo dục, đào tạo phù hợp với các kiểu loại lối sống sinh viên sao cho phù
hợp với chủ trương của Đảng và nhà nước ta: xây dựng nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc, tăng cường hội nhập quốc tế.
8.“Vấn đề tái tạo tín ngưỡng thành hoàng ở Việt Nam hiện nay”(Đề tài
do Đinh Khắc Thuận thực hiện). Đề tài khẳng định xu thế tái tạo các hoạt động
tín ngưỡng thành hoàng làng là hợp lý và hợp tình xét theo quan điểm đổi mới
văn hóa và phát triển văn hóa dân tộc; tuy nhiên, đã là một tín ngưỡng thì các
hoạt động phải tuân theo các nguyên lý cơ bản vốn có của nó, đồng thời cần
được đặt trong khuôn khổ pháp luật hiện hành của nhà nước. Đề tài chưa đi sâu
phân tích tình trạng lẫn lộn giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan, giữa kế thừa,
phát huy di sản văn hóa làng với tình trạng thương mại hóa lễ hội làng; chưa
bàn luận về phương thức hóa giải vấn đề nổi cộm này.
9.“Truyền thống văn hóa trong xã hội Việt Nam hiện đại” (Đề tài do
Nguyễn Tri Nguyên thực hiện). Đề tài phân biệt một số khái niệm quan trọng
như truyền thống văn hóa và di sản văn hóa, truyền thống văn hóa và ký ức văn
hóa, truyền thống văn hóa và tâm thức văn hóa; thừa nhận quan điểm của Phan
Ngọc về tâm thức Việt Nam truyền thống, bao gồm 4 thành tố (gọi tắt là 4F): 1/
Fatherland = Tổ quốc, 2/ Family = Gia đình, 3/ Fate = Thân phận, và 4/ Face =
Thể diện hay diện mạo. Điều quan trọng hơn, theo đề tài, là cần phải biết đổi
mới tâm thức ấy cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế; trong đổi mới cái khó là
phải biết kết hợp thành công các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản địa và du
nhập, phương Đông và phương Tây; quá trình Đông Nam Á hóa là cánh cửa để
văn hóa Việt Nam hội nhập vào nền văn hóa hiện đại.



12
10.“Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” (của Trần Ngọc Thêm, Nxb TP
Hồ Chí Minh, 1996). Với cách nhìn hệ thống loại hình văn hóa, tác giả đã coi
văn hóa nhận thức (trong đó có thành phần văn hóa tư duy) là một tiểu hệ thống
hợp thành hệ thống văn hóa tổng thể và tiểu hệ thống văn hóa nhận thức lại bao
gồm 2 vi hệ, đó là nhận thức về vũ trụ và nhận thức về con người. Tác giả phân
tích các khuôn mẫu văn hóa nhận thức dựa trên triết lý âm – dương, ngũ hành,
tam tài, tứ tượng, bát quái, lịch pháp, hệ can chi. Tuy không có phần lối sống
được tách riêng, nhưng trong các chương 3 (Văn hóa tổ chức cộng đồng: đời
sống tập thể), chương 4 (Văn hóa tổ chức cộng đồng: đời sống cá nhân),
chương 5 (Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên) và chương 6 (Văn hóa ứng
xử với môi trường xã hội) ta có thể nhận thấy rõ đặc điểm lối sống người Việt
trong lịch sử và phần nào trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Trong phần “Thay lời
kết luận”, mục 27 “Văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại”, có một kết
luận gây tranh cãi lớn, đòi hỏi sự nghiên cứu tiếp tục vấn đề nan giải đang đặt
ra: “Tuy con đường đi lên không đơn giản, dễ dàng, những khó khăn luôn đón
đợi, níu kéo, nhưng một điều rõ ràng là, một khi đã hội đủ những điều kiện cần
thiết, Việt Nam có thể tự điều chỉnh để chuyển từ truyền thống hài hòa thiên về
âm tính sang sự hài hòa thiên về dương tính. Việc thiên về dương tính sẽ hướng
đất nước sang con đường phát triển (chứ không phải ổn định như trước); còn
tính hài hòa sẽ đảm bảo cho sự phát triển diễn ra vững chắc - đó là phát triển
trong dung hợp và tích hợp văn hóa phương Đông với phương Tây, văn hóa dân
tộc với văn hóa thế giới. Đây chính là sợi chỉ đỏ của việc giải bài toán tối ưu về
mối tương quan giữa cái hay và cái dở, cái được và cái mất trong việc du nhập
kinh tế thị trường – bài toán tối ưu giữa hai nhiệm vụ nâng cao đời sống và phát
triển kinh tế đi đôi với bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc”.
11.Cơ sở văn hóa Việt Nam (do Trần Quốc Vượng chủ biên, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1997). Tác giả phân tích các thành tố văn hóa bao gồm: 1/ ngôn



13
ngữ, 2/ tín ngưỡng, 3/ phong tục tập quán, 4/ lễ hội, 5/ nghệ thuật âm thanh, 6/
nghệ thuật trình diễn, 7/ nghệ thuật tạo hình, 8/ sân khấu, tuồng, chèo, kịch, 9/
văn chương, 10/ nhiếp ảnh, 11/ kiến trúc, 12/ nghề thủ công, 13/ thông tin tín
hiệu, 14/ mass media, 15/ lối sống. Trong cuốn sách này, lối sống được coi là
một thành tố của văn hóa, nhưng tác giả không làm rõ vị trí, vai trò của văn hóa
nhận thức nói chung, văn hóa tư duy nói riêng. Trong phân tích chức năng văn
hóa thì tác giả đã coi chức năng nhận thức là chức năng hàng đầu, nhằm thực
hiện chức năng bao trùm của văn hóa là chức năng giáo dục’ tiếp đến là chức
năng thẩm mỹ, chức năng giải trí. Thiết chế văn hóa theo tác giả bao gồm: 1/
văn hóa sản xuất, 2/ văn hóa vũ trang, 3/ văn hóa sinh hoạt ta thấy rõ văn hóa tư
duy và văn hóa lối sống không phải là thiết chế văn hóa, mà chỉ là chức năng và
thành tố văn hóa. Tác giả đã làm rõ một số đặc tính hằng xuyên lịch sử của văn
hóa Việt Nam (cũng có nghĩa là của văn hóa tư duy, và của văn hóa lối sống của
con người Việt Nam), đó là: 1/ “Cởi mở trong việc tiếp nhận văn hóa nước
ngoài, tiếp thu tinh hoa của mọi nền văn hóa làm giàu cho văn hóa của mình”;
2/ “Văn hóa cổ truyền Việt Nam vừa là sự hòa điệu, vừa là sự đấu tranh với
thiên nhiên”; 3/ “Nhìn ở phương diện xã hội, nông dân, nông nghiệp lúa nước
và xóm làng là ba nhân tố cơ bản” của văn hóa Việt Nam truyền thống và 4/
“Không gian văn hóa Việt Nam vừa đa dạng vừa thống nhất”. Không gian văn
hóa Việt Nam được xem xét theo quan điểm vùng văn hóa. Các vùng văn hóa
quan trọng của văn hóa Việt Nam bao gồm: 1/ Vùng Tây Bắc, 2/ vùng Việt Bắc,
3/ vùng châu thổ Bắc bộ, 4/ vùng Trung bộ, 5/ vùng Tây Nguyên và 6/ vùng
Nam bộ. Tác giả khẳng định quan điểm đúng đắn trong nghị quyết đại hội lần
thứ IV của BCHTW khoa VII: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể
hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh
những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người và người, với xã hội và với
thiên nhiên; nó vừa là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vừa là



14
một mục tiêu của đất nước đang đổi mới. Tác giả đưa ra một số luận điểm, nhất
là luận điểm sau đây gây tranh cãi lớn, cần được nghiên cứu sâu hơn để sáng tỏ:
“Hằng số văn hóa cổ truyền Việt Nam về mặt chủ thể là người nông dân Việt
Nam với tất cả những tính chất mạnh, yếu của nó. Trên nền cơ bản là nông dân,
song người nông dân đó lại tùy thuộc vào từng vùng (xứ, miền) văn hóa khác
nhau mà có những đặc tính riêng. Nổi trội lên tất cả là tính chất duy tình, duy
cảm, duy nghĩa của con người Việt Nam trong mối quan hệ với con người, con
người với tự nhiên, con người với xã hội và con người với thần linh. Nổi trội
hơn tất cả là khái niệm phúc đức”. Văn hóa Việt Nam có đặc trưng là thống
nhất trong đa dạng. Vấn đề đặt ra là thực chất của tính thống nhất văn hóa ở
đâu? Duy tình hay trọng tình? Và biểu hiện của tính đa dạng văn hóa là ở chỗ
nào? Liệu có tính duy lý hay không? Hay chỉ có trọng lý đối lập với trọng tình?
Đây có lẽ là điểm then chốt trong việc xem xét bản chất của văn hóa Việt Nam
nói chung, của văn hóa tư duy và văn hóa lối sống con người Việt Nam nói
riêng.
12. Thông báo văn hóa dân gian 2001 (Trung tâm KHXH&NVQG, Viện
Nghiên cứu Văn hóa dân gian, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2002). Trong công trình
này, Tô Duy Hợp (với bài “Giá trị của triết lý dân gian”) cho rằng, giá trị của
triết lý dân gian là lâu bền không chỉ theo ý nghĩa là một hằng số lịch sử mà còn
theo ý nghĩa hướng tới tương lai; sở dĩ như thế là vì triết lý dân gian không ưa
chuộng các lập trường cực đoan, duy vị (không duy vật cũng không duy tâm,
không duy cảm cũng không duy lý, không vị kỷ cũng không vị tha,v..v...) mà ưa
chuộng lập trường khinh – trọng, nghĩa là có phân biệt hoặc/và không phân biệt,
điều chỉnh hoặc/và không điều chỉnh, thay đổi hoặc/và không thay đổi khinh
trọng các giá trị, chuẩn mực văn hóa; chẳng hạn, trọng tình hơn trọng lý, song
cũng có thể ngược lại, trọng lý hơn trọng tình, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể
mà lựa chọn hợp lý, hợp tình. Tác giả Đức Uy (với bài “Đi tìm triết lý kinh



15
doanh truyền thống trong ca dao tục ngữ Việt Nam”) cho rằng kiểu kinh doanh
Việt Nam hiện nay là biến thể của kiểu “kinh doanh hàng xén chợ quê”; qua
sưu tầm ca dao, tục ngữ Việt Nam có thể thấy rõ triết lý kinh doanh truyền
thống Việt Nam thực chất là triết lý tiểu thương, tiểu chủ tương ứng với triết lý
tiểu nông là những nét hằng xuyên của văn hóa tư duy kinh tế Việt Nam trong
lịch sử phản ánh tình trạng tự cung tự cấp là chủ yếu và thị trường rất kém phát
triển, đặc biệt là ở nông thôn. Tác giả Ngô Đức Thịnh (với bài “Tín ngưỡng Bà
Chúa kho và sự biến đổi của xã hội Việt Nam”) cho rằng Bà Chúa kho không
phải là một biểu tượng đơn nghĩa, mà là một phức thể đa biểu tượng, đa lớp
văn hóa. Qua phân tích cấu trúc biểu tượng Bà Chúa kho, tác giả làm rõ tính
hỗn dung văn hóa và trầm tích các lớp văn hóa qua trường kỳ lịch sử biến đổi
xã hội cho tận tới thời kỳ đổi mới ngày nay. Theo tác giả, có ít nhất 3 lớp giá trị
khác nhau tiềm ẩn trong hiện tượng thờ Bà Chúa kho: Bà Chúa kho – Mẹ Lúa,
Bà Chúa kho – Chúa kho lương và Bà Chúa kho – Bà Chúa kho tiền; ba lớp giá
trị đó phản ánh nền tảng và những xu hướng biến đổi xã hội khác nhau của Việt
Nam từ thời xa xưa tới nay là xã hội nông nghiệp, lịch sử chống ngoại xâm và
xu hướng thương mại hóa (cơ chế thị trường)”. Tác giả cũng đưa ra một kết
luận mang tính chất phương pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội – nhân văn
khá quan trọng: “Tính hệ thống của một hiện tượng văn hóa dân gian luôn đòi
hỏi chúng ta có cách tiếp cận phù hợp, mà ở đây là phương pháp tiếp cận sự
kiện xã hội tổng thể”. Thực ra ở đây cần hóa giải tiếp tục song đề lý thuyết giữa
quan điểm toàn thể phương pháp luận (methodological Holism) và quan điểm
cá thể phương pháp luận (methodological individualism). Nguyễn Văn Mạnh
(với bài“Giá trị của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại”) đã tổng kết hệ
giá trị của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại, đó là: 1/ giá trị cộng đồng,
2/ giá trị giáo dục, 3/ giá trị phản ánh hiện thực cuộc sống và bảo tàng văn hóa
truyền thống, 4/ giá trị văn hóa tâm linh, 5/ giá trị kinh tế. Tác giả khẳng định



16
qua giá trị của lễ hội truyền thống ta thấy bộc lộ bản sắc của văn hóa tư duy và
văn hóa lối sống của con người Việt Nam trong các việc làng, việc nước. Tuy
nhiên, tác giả chưa bàn luận về quá trình tổng – tích hợp các giá trị truyền thống
với các giá trị hiện đại trong lễ hội ngày nay.
13. Đổi mới phong cách tư duy (của Phạm Như Cương, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1999). Theo tác giả, cần kiên trì quan điểm cho rằng trong đổi
mới phải phát huy và phát triển phong cách tư duy biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin và của tư tưởng Hồ Chí Minh; trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã có
sự tổng – tích hợp tinh hoa tư tưởng trong văn hóa nhân loại (khi người nhận
định: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Tôn giáo Giê su có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm
là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là
chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê su, Mác, Tôn
Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh
phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội.Tôi cố gắng là người học trò nhỏ
của các vị ấy”); cần kế thừa truyền thống có đổi mới và phát triển (đó là nét đặc
trưng trong phong cách tư duy và lối sống Hồ Chí Minh); ngay từ đầu những
năm 1946, trong cuộc vận động xây dựng Đời sống mới, Hồ Chủ tịch đã vận
dụng sáng tạo các nguyên tắc đạo đức truyền thống, như cần, kiệm, liêm, chính
để giáo dục công dân; cuộc vận động đi vào lòng nhân vì Hồ Chủ tịch đã diễn
ngôn dưới dạng bài thơ: “Cần kiệm liêm chính. Giữ nước vẹn mười. Tức là
những người sống đời sống mới”. Tác giả nhận xét: “Theo tôi, đây là một
phương thức làm cách mạng văn hóa rất hay, trong đó có sự kết hợp giữa các
quan điểm chỉ đạo lớn với sự chỉ dẫn cụ thể, thiết thực về nội dung của đời sống
mới trong sinh hoạt ăn, mặc, ở, đi lại hằng này của từng người, từng nhà, từng
làng, từng cơ quan, từng đơn vị bộ đội, xưởng máy”. Công trình này của Phạm



17
Như Cương thiên về tổng kết lịch sử tư tưởng, thiếu hẳn phần đánh giá thành
tựu đổi mới và dự báo triển vọng tương lai.
14. Ngoài các công trình trên đây, vấn đề lối sống còn được nghiên cứu
trong nhiều công trình khác. Một số tác phẩm tiêu biểu về lối sống của các nhà
nghiên cứu Liên Xô đã được dịch ra tiếng Việt như: Bàn về khái niệm lối sống
(của N.I.Be-lô-va, Viện Xã hội học - Uỷ ban Khoa học xã hội xuất bản - Hà
Nội, 1977); Lối sống Xã hội chủ nghĩa (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982); Lối sống
Xô Viết hôm nay và ngày mai (của V.I.Đô-bru-ni-na, Nxb Tiến Bộ - Matxcova,
1984). Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về
lối sống. Đó là: “Lối sống trong đô thị hiện nay” (do Lê Như Hoa chủ biên,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1993); “Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện
đại” (Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, 2003); “Vấn đề xây dựng lối
sống dân tộc, hiện đại ở nước ta hiện nay” (của Đỗ Huy, Tạp chí Triết học, số
6-1999); “Nhận diện một số tác nhân làm chuyển biến lối sống người Hà Nội
trong nửa thế kỉ qua” (của Đỗ Huy, Tạp chí Xã hội học, số 1 – 2005); “Lối
sống dân tộc – hiện đại, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” (của Đỗ Huy, Nxb
Văn hóa - Thông tin & Viện Văn hóa, Hà Nội, 2008); “Vấn đề lối sống và xây
dựng lối sống đô thị ở Việt Nam” (của Đặng Quang Thành, Chế Anh, Nxb Trẻ,
2000);“Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay”
(Nguyễn Văn Huyên, Tạp chí Triết học, số 12, 2003); “Xây dựng lối sống ở
Việt Nam hiện nay (từ góc độ văn hóa truyền thống dân tộc)” (của Võ Văn
Thắng, Nxb Văn hóa – Thông tin & Viện Văn hóa, Hà Nội, 2006); Nguyễn
Văn Dân: “Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập”
(Nxb Khoa học xã hội, 2009); Đặng Quang Thành: “Xây dựng lối sống có văn
hóa của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định
hướng XHCN” (luận án tiến sĩ, 2005); Người Việt: phẩm chất & thói hư – tật
xấu (Nhiều tác giả, Nxb Thanh niên – Báo Tiền phong, Hà Nội, 2008). V.v..



18
Trong xã hội học, lối sống được hiểu là cách thức mà con người sống.
Chẳng hạn như, các khuôn mẫu về các quan hệ xã hội, tiêu dùng, giải trí và ăn
mặc. Lối sống phản ánh thái độ, sở thích, thói quen, các giá trị và các quan điểm
của các cá nhân và các nhóm xã hội. Mỗi một lối sống cho phép xác định bản
sắc riêng của cá nhân và của nhóm. Nó tạo ra những biểu trưng văn hoá đặc thù
thể hiện mỗi cá nhân thuộc nhóm nào. Trong Từ điển bách khoa Văn hóa học,
lối sống được định nghĩa là tính chất tổng thể của hoạt động sinh sống của cá
nhân, nhóm xã hội, hoặc xã hội nói chung vào một thời điểm nhất định nào đó
trong sự phát triển của lịch sử, trong một hoàn cảnh xã hội nhất định. Nghiên
cứu lối sống tức là nghiên cứu mối quan hệ qua lại, những lĩnh vực chính trong
hoạt động sinh sống của con người: lao động, tập quán, văn hóa, sinh hoạt cộng
đồng, cung cách ứng xử. Lối sống xã hội chủ nghĩa được định nghĩa là toàn bộ
hình thức hoạt động sống của con người trong đời sống và trong điều kiện cuả
chủ nghĩa xã hội. Đó là làm chủ xã hội của người lao động. Lối sống này do các
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa quy định, và phụ thuộc vào trình độ sản xuất
vật chất và tinh thần mà xã hội đã đạt được. Những nét tiêu biểu nhất trong lối
sống xã hội chủ nghĩa là lòng yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ và vinh dự
của mỗi người; thái độ quan tâm đến lợi ích xã hội, không vì lợi ích cá nhân mà
vi phạm lợi ích cộng đồng, sự tôn trọng phẩm giá của con người, bảo vệ tính
người trong quan hệ xã hội. Trong định nghĩa này, lối sống xã hội chủ nghĩa
được nhấn mạnh đặc biệt bởi quan hệ lao động trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sự
làm chủ và sự tham gia tích cực của người lao động vào quá trình lao động, sản
xuất.
Những nghiên cứu về lối sống đô thị trong thời gian gần đây có giá trị cả
lý luận và thực tiễn. Bởi ngoài việc chỉ ra những điểm nổi bật của lối sống đô
thị thì đồng thời, chúng cũng đem lại sự hiểu biết về một bức tranh đa dạng về
lối sống. Tiêu biểu là các tác giả I.X.Turrov (nhà xã hội học người Nga), Trịnh



19
Duy Luân, Trần Ngọc Thêm, Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang. Nghiên cứu về
lối sống, I.X.Turrov, cho rằng lối sống phụ thuộc nhiều vào khung cảnh xã hội
(đó là đặc trưng sinh thái xã hội của môi trường nông thôn/đô thị và đặc trưng
kinh tế xã hội của nông thôn/đô thị). Theo I.X.Turrov, lối sống bị quy định bởi
các quan hệ xã hội, bản chất của lối sống chính là đặc trưng hoạt động sống của
khách thể mang lối sống đó. Đặc trưng của hoạt động sống lại phụ thuộc vào
các mối quan hệ liên kết. Trong khi phân tích về lối sống đô thị với những đặc
trưng sinh thái xã hội và kinh tế xã hội của môi trường đô thị đem lại,
I.X.Turrov cũng đã chỉ ra những hạn chế của lối sống đô thị trong so sánh với
lối sống nông thôn và ngược lại. Điểm thú vị là tác giả đã phê phán cách đặt vấn
đề cứng nhắc trước đây là lựa chọn lối sống nào hay hơn lối sống nào (lối sống
nông thôn hay lối sống thành thị). I.X.Turrov cho rằng mỗi lối sống có giá trị
nhất định và sự mâu thuẫn của đời sống xã hội ở mỗi khu vực nông thôn hay đô
thị có thể được khắc phục bởi sự hình thành các hệ thống liên kết giữa hai khu
vực. Nông thôn và lối sống nông thôn cùng song song tồn tại với đô thị và lối
sống đô thị như một môi trường sinh hoạt đủ đáp ứng yêu cầu của cả hai khu
vực. Nghiên cứu về lối sống đô thị, Trịnh Duy Luân nhấn mạnh đến kiểu lối
sống quá độ, hay lối sống chuyển thể. Tác giả Trịnh Duy Luân cũng nhấn mạnh
rằng khó có thể đề cập đến một lối sống cho toàn bộ dân cư đô thị nói chung bởi
xã hội đô thị bao gồm rất nhiều nhóm xã hội khác nhau. Hơn nữa, các khuôn
mẫu hành vi, các ứng xử còn chưa ổn định, còn đang được sàng lọc. Tác giả
Trịnh Duy Luân còn tập trung xem xét những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình
thành lối sống đô thị, như sự thay đổi của cơ cấu dân cư, sự phân hóa giàu –
nghèo trong xã hội đô thị và sự chuyển đổi của các định hướng giá trị của các
nhóm xã hội khác nhau, những yếu tố này đã tạo nên một diện mạo luôn biến
động của lối sống đô thị.


20

Nếu như các nghiên cứu về lối sống đô thị đem lại một bức tranh đa đạng
về đời sống đô thị thì các nghiên cứu về lối sống nông thôn cũng tập trung vào
xem xét những thay đổi trong đời sống xã hội nông thôn qua từng thời kỳ lịch
sử. Nó thể hiện qua tất cả các hoạt động văn hóa - kinh tế - xã hội của xã hội
nông thôn như lễ hội, tang ma, cưới xin, giỗ chạp, tín ngưỡng,… Việc nhận
diện lối sống nông thôn trong bối cảnh xã hội hiện nay cũng đã được đặc biệt
chú ý. Nghiên cứu lĩnh vực này ở Việt Nam trong những năm gần đây có các
tác giả Trần Ngọc Thêm, Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang. Trong các
nghiên cứu của mình, các tác giả đã phần nào đề cập đến các khía cạnh của đời
sống văn hoá, lối sống ở nông thôn, đồng thời cũng chỉ ra những thay đổi trong
hệ thống giá trị và chuẩn mực lối sống thể hiện qua sự kiện văn hoá lớn như hôn
nhân, tang chế, phong tục tập quán ở khu vực nông thôn. Ngoài ra một số tác
giả khác đã ít nhiều bàn luận đến vấn đề lối sống ở xã hội Việt Nam trong mỗi
thời kỳ. Các nghiên cứu đã tập trung mô tả và lý giải các động thái biến đổi của
lối sống ở nông thôn, cũng như đô thị. Đặc biệt là lối sống đô thị đã được nhiều
công trình nghiên cứu quan tâm, bởi chính những chuyển biến trong lối sống
của xã hội đô thị như là bằng chứng cụ thể của sự thay đổi lối sống của một khu
vực xã hội đặc thù, khu vực đô thị. Một số nghiên cứu cố gắng so sánh những
thay đổi của lối sống đô thị ngày nay với lối sống truyền thống, lối sống vốn
gắn nhiều hơn với đời sống cộng đồng làng – xã, và so sánh với lối sống đô thị
của những thập niên của thế kỷ trước. Trong các nghiên cứu này người ta đã cố
gắng chỉ ra những thay đổi, những chuyển biến của lối sống đô thị trong một
bối cảnh của một xã hội đang chuyển đổi.
Nếu như trước thời kỳ đổi mới các nghiên cứu tập trung vào thảo luận
vấn đề lối sống xã hội chủ nghĩa thì hiện nay vấn đề lối sống được nhìn trong
lát cắt của một xã hội đang chuyển đổi, đang diễn ra những bước quá độ. Các
nghiên cứu tập trung nhiều hơn đến các khuôn mẫu ứng xử, mô hình ứng xử,



×