Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

TIỂU LUẬN: Thực trạng nguồn lực cong ngừơi Việt Nam và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.08 KB, 31 trang )




z













TIỂU LUẬN:

Thực trạng nguồn lực cong ngừơi Việt
Nam và những vấn đề đặt ra trước yêu
cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá






Lời nói đầu

Trong thời đại ngày nay, vai trò quyết định của nguồn lực con người không


chỉ có sức mạnh cơ bắp mà chủ yếu là ở sức mạnh trí tuệ. Xét đến cùng có thể nói
rằng con người là nguồn lực của mọi nguồn lực. Tuy nhiên để thực hiện thành
công vai trò quyết định đó của nguồn lực con người, người lao động phải có
những năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp
háo hiện đại hoá đặt ra. Trong nhẽng điều kiện cách mạng khoa học công nghệ
kinh tế thị trường hội nhập quốc tế hiện nay, phẩm chất đạo đức năng lực trí tuệ,
sức khoẻ văn hoá lao động công nghệ, văn hoá tinh thần những giá trị nhân văn….
trong đó năng lực trí tuệ là yếu tố quan trọng nhất.

Từ vị trí đặc điểm của nguồn lực con người và những năng lực phẩm chất
cần có ở người lao động, như vậy vấn đề đặt ra là phải xem xét đánh giá 1 cách
toàn diện thực trạng và đặc điểm của nguồn lực con người ở nước ta hiện nay để
từ đó có hướng khai thác và phát triển hợp lý có hiệu quả nguồn lực con người
đảm bảo cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Bài viết này xin làm sáng tỏ những vấn đề trên.Bài viết gồm.

Chương I: cơ sở khẳng định vai trò của nguồn lực con người, nguồn nhân
lực trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa.

Chương II: Thực trạng nguồn lực cong ngừơi Việt Nam và những vấn đề
đặt ra trước yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Chương III: giải pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển có hiệu quả
nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam





chương I: cơ sở khẳng định vai trò của nguồn lực con người trong quá trình

công nghiệp hoá hiện đại hoá(CNH-HĐH)
I. khái niệm cơ bản nguồn lực con ngừơi, quá trình công nghiệp hoá hiện đại
hoá.
1 khái niệm cơ bản về nguồn lực con người.

Đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về nguồn lực con người nhưng đều
đặc điểm chung về nguồn lực con người đó là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số
và nhất là chất lượng con người với các đặc điểm và sức mạnhcủa nó trong sự phát
triển của xã hội. Với cách hiểu như vậy khái niệm “ nguồn lực con người” cso nội
dung lớn nó bao gòm những mặt cơ bản sau:

Lịch sử loài người trước hết là lịch sử lao động sản xuất, khái niệm “nguồn
lực con người” trước hết cũng được biểu hiện ra là người lao động lực lượng lao
động là nguồn lao động đồng thời khái niệm “ nguồn lực con người” cũng phản
ánh quy mô dân số thông qua số lượng dân cư và tốc độ tăng dân số của một nước
trong một thời kỳ.

Khái niệm “ nguồn lực con người” cũng được phản ánh ở khía cạnh cơ cấu
dân cư và cơ cấu lao động trong các ngành các vùng, cơ cấu lao động qua đào tạo
trong các lĩnh vực và khu vực kinh tế, cơ cấu trình độ tuổi trong lực lượng lao
động cơ cấu nguồn lao động dự trữ.

Khái niệm “nguồn lực con người” chủ yếu phản ánh phương diện chất
lượng dân số đặc biệt là chất lượng của lực lượng lao động trong hiện tại và trong
tương lai gần thể hiện qua hàng loạt yếu tố: sức khoẻ cơ thể, sức khoẻ tâm thần,
mức sống, tuổi thọ, trình độ giáo dục… trong đó trí lực và thể lực, đạo đức là
những yếu tố quan trọng nhất quýêt định chất lượng và sức mạnh của nguồn lực
con người.





Khái niệm “nguồn lực con người” hàm chứa cả sự liên hệ tác động lẫn nhau
giữa các yếu tố nội tại trong nó, sự ảnh hưởng qua laị giữa nguồn lực con người
với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, giữa nguồn lực con người với các
nguồn lực khác.

Khái niệm “nguồn lực con người” còn chỉ ra rằng con người được xem xét
với tư cách là một nguồn lực, nguồn lực nội tại cơ bản trong hệ thống các nguồn
lực của sự phát triển xã hội. Nguồn lực con người khác các nguồnlực khác ở chỗ
có nó các nguồn lực khác mới phát huy được tác dụng và có ý nghĩa tích cực với
sự phát triển xã hội vì thế nó là nguồn lực của mọi nguồn lực.

Sức mạnh của nguồn lực con người được biểu hiện qua sức mạnh của thể
lực, trí lực, đạo đức niềm tin, ý trí….Sự thống nhất biện chứng giữa sức mạnh vật
chất và sức mạnh tinh thần của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng xã hội không chỉ
trong thực tế mà còn ở dạng tiềm năng.

Bên cạnh khái niệm “nguồn lực con người” ta còn bất gặp khái niệm “khái niệm
nguồn nhân lực”. Khái niệm nguồn nhân lực ngoài nghĩa rộng được hiểu như khái
niệm nguồn lực con người nó còn được hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn lao động
thậm chí còn được hiểu là lực lượng lao động …

2. Khái niệm về quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá( CNH-HĐH)

Hội nghị ban chấp hành TW khoá 7 cho rằng: quá trình công nghiệp hóa là
quá trình cải biến căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ,
quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng sức
lao động cùng với công nghệ phương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại nhằm tạo
ra năng suốt lao động xã hội cao.





II. Cơ sở khẳng định vai trò của nguồn lực con người trong quá trình CNH-
HĐH .

1. Cơ sở triết học

Chúng ta có các loại nguồn lực thúc đẩy quá trình CNH-HĐH là nguồn lực
con người,vốn tài nguyên thiên nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực nứơc
ngoài. Các nguồn lực có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng tham gia vào quá trình
CNH-HĐH nhưng mức độ tác động lẫn nhau và vai trò của chúng đối với toàn bộ
quá trình không giống nhau trong đó nguồn lực con người giữ vai trò quýêt định.

Vai trò quyết định của nguồn lực con người đã được C.Mác đặc biệt chú ý
và luận giải một cách khoa học: con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà
còn là chủ thể cải biến tích cực cải biến tự nhiên và xã hội con người là điểm khởi
đầu và cũng là điểm kết thúc của mọi quá trình biến đổi lịch sử cách mạng sự biến
đổi xã hội tập chung và sâu sắc là sự nghiệp của quần chúng lao động con người là
yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất là lực lượng sản xuất hàng đầu của
toàn nhân loại.




2. Cơ sở thực tiễn.

Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình CNH-HĐH được thể hiện
qua các kỳ đại hội Đảng toàn quốc.





Đại hội lần thứ 4 ban chấp hành TW khoá VII của Đảng ta khẳng định: con
người chủ thể của mọi sáng tạo mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá của mọi nền
văn minh của các quốc gia.

Đại hội lần thứ 8 của Đảng tiếp tục khẳng định: nâng ca dân trí bồi dưỡng
và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định sự
thắng lợi của công cuộc CNH-HĐH.

Đại hội khoá IX vẫn tiếp tục khẳng định: nguồn nhân lực con người là yếu
tố cơ bản để phát triển xã hộităn trưởng kinh tế nhanh và bền vững, con người và
nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH-
HĐH.

Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã chứng minh: nguồn lực con người là
nguồn lực duy nhất mà nhờ nó các nguồn lực khác mới phát huy được tác dụng và
có ý nghĩa tích cực đối với quá trình CNH-HĐHvới ý nghĩa đó là nguồn lực cong
người là yếu tố tất yếu không thể thay thế được.





















chương III: thực trạng nguồn lực con ngừơi ở Việt Nam hiện nay và vấn đề đặt
ra trước yêu cầu CNH-HĐH

I.thực trạng nguồn lực con người.

Nguồn lực con người ở nước ta hiện nay là vấn đề lớn và bức xúc đã và
đang thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Song cho đến nay, việc
phân tích và đánh giá thật đầy đủ chính xác, khách quan và toàn diện về vấn đề
này còn là điều nan giải. ở đây em xin trình bày một những nét cơ bản xung quanh
thực trạng nguồn lực con người ở nước ta hiện nay.

Nguồn lực con người của mỗi nước luôn vận động biển đổi cả về số lượng
và chất lượng lẫn cơ cấu. Vì thế, việc xem xét đánh giá nguồn lực người ở mỗi
quốc gia cũng có tình lịch sử, tương ứng với trình độ phát triển kinh tế xã hộ trong
từng giai đoạn nhất định.

1.Về số lượng nguồn lực con người.

Số lượng nguồn lưc con ngừơi được phản ánh qua quy mô dân số và tốc độ

gia tăng dân số trong một thời kỳ nhất định.Theo số liệu thống kê những năm gần
đây tốc độ tăng dân số và lực lượng lao động của nước ta khá cao và liên tục nên
nguồn bổ sung vào đội ngũ lao đông là rất lớn. Tốc độ tăng dân số thực tế qua các
năm trở lại đây 2001-2005 tăng bình quân khoảng 2,8%/ năm. Nghĩa là trong suốt
thời kỳ chúng ta tiến hành CNH-HĐH nguồn lao động rất dồi dào. Đây là thuận



lợi của quá trình CNH_HĐH ở nước xét từ góc độ cung ứng số lượng lao động,
đồng thời cũng là khó khăn nếu nền sản xuấ xã hội không đáp ứng đủ việc làm cho
người lao động.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong nhiều thập kỷ nước ta có tốc độ
tăng dân só cao, trongkhi đó nền sản xủât xã hội lạikém phát triển không đáp ứng
được phân công lao động xã hội. Mặt khác ngoài số lao động gia tăng tự nhiên
hàng năm, những người ngoài lực lượng lao động như người về hưu, trẻ em, học
sinh đang học tại các trường chuyên nghiệp cũng có nhu cầu việclàm khá lớn.
Ngoài ra, cần thấy rằng cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta về cơ bản vẫn là thuần
nông(80% lao động nông nghiệp, 20% lao động phi nông nghiệp) mà đất canh tác
bình quân lại thấp nên hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động bình quân cho một lao
động nông thôn rất thấp. hiện tại lực lượng lao động tăng thêm hàng năm trên 1
triệu lao độngcộng với trên 2 triệu lao động chưa có việc làm ở nông thôn, tận
dụng hết quỹ thời gian lao động cần có thêm xấp xỉ 8 triệu chỗ làm việc. Trên thực
tế 3 năm 2001-2003 chỉ mới tạo được 4,3 triệu việc làm. Do đó sức ép về việc làm
nước ta hiện nay là rất lớn.

Tóm lại, quy mô dân số và lực lượng lao động ở nước ta gia tăng ở mực cao
mặc dù những năm gần đây tốc độ tăng dân số có chậm laị. Quy mô dân số đông
lực lượng dồi dào, đó là sức mạnh quốc gia là yếu tố cơ bản để mở rộng và phát
triển sản xuất. Nhưng đối với các nước chậm phát triển, trong đó có nước ta, khả

năng mở rộngvà phát triển sản xuất rất hạn chế, nguồn vốn, trang thiểt bị, nguyên
nhiên vật liệu thiếu thốn, cơ sở hạ tầng yếu kém…. thì nguồn lao động đông, thiếu
việc làm là bài toàn nan giải mà nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục giải quyết trong
những thập kỷ tới.

2.Về cơ cấu nguồn lực con ngừời.




Cơ cấu nguồn lực con người phản ánh qua cơ cấu dân cư , cơ cấu lao động
trong các ngành, cơ cấu lao động đã qua đào tạo trong các lĩnh vực và các khu
kinh tế , cơ cấu lao động trình độ lao độn, cơ cấu độ tuổi trong lực lượng lao động,
cơ cấu nguồn lao động dự trữ trong các trường đại học cao đẳng trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề.

Theo số liệu thống kê những năm gần đây cơ cấu dân cư và lao động ở
nước ta đã có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng lao động trong các ngành nông –
lâm-ngư nghiệp có xu hướng giảm dần lao động trong công nghiệp, xây dựng và
dịch vụ tăng mặc dù tốc độ còn chậm. Tuy nhiên so với chỉ tiêu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra: nông – lâm- ngư nghiệp 20-21%
công nghiệp và xây dựng38-39% các ngành dịch vụ41-42%thì tốc độ chuyển dịch
cơ cấu còn quá chậm, dẫn đến khoảng cách khá xa giữa cơ cấu lao động và cơ cấu
kinh tế. Nhưng điều đáng chú ý hơn là cơ cấu lao động được đào tạo giữa các
ngành các vùng các khu vực sản xuất các dạng lao động và giữa các trình độ còn
bất hợp lý. Nông thôn chiếm gần 70% dân số và lao động nhưng chỉ chiếm
47,38% lực lượng lao động đựơc đào tạo cả nước, đặc biệt trong gần 60% lao
động làm việc ở lĩnh vực nông,lâm,ngư nghiệp số đào tạo mới chỉ chiếm 7%. Đây
thực sự là trở ngại lớn khi tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn.


Trong khu vực sản xuất số lao động được đào tạo chỉ chiếm 34,35% tổng số
lao động được đào tạo, còn 65.56% thuộc khu vực phi sản xuất. Số cán bộ có trình
độ cao đẳng, đại học và trên đại học làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh
chỉ chiếm 32,7% còn lại 67,3% ở khối cơ quan hành chính sự nghiệp. Số lao động
có trình độ cao được phân bố không hợp lý, chủ yếu tập trung ở Hà Nội sau đó là
Thành Phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác. Lực lượng lao động chủ yếu là
lao động cơ bắp, lao động trí tuệ chiếm mộ tỷ lệ khá nhỏ. Đến năm 2003, lao động
trí tuệ mới đạt 18%, lao động chân tay 82% trong khi ở các nứơc phát triển tỷ lệ



đó tương ứng 72% và 28%. Tỷ lệ này phản ánh sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ
của nền sản xuất và trình độ thấp của nền lao động.

Về cơ cấu trình độ của lực lượng lao động, đến cuối năm 2003 tỷ lệ lao
động qua đào tạo nghề trong lực lượng lao động là 17,5%. Cụ thể có khoảng 4.9
triệu lao động có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề 1,47 triệu lao động có
trình độ trung học chuyên nghiệp , khoảng 1,3 triệu lao động có trình độ cao đẳng,
đại học hơn 10 nghìn thạc sĩ. Riêng tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư đến tháng 5
năm 2002 cso khoảng 13500 người. Nghĩa là tỷ lệ đại học- trung học chuyên
nghiệp- công nhân kỹ thuậtlà 1-1,75-2,3. Tỷ lệ này nói lên sự mất cân đối nghiêm
trọng trong cơ cấu trình độ lao động. Đáng lưu ý là sự mất cân đối này chẳng
những chưa được khắc phục mà còngia tăng trong thời gian tới bởi số học sinh
được đào tạo bậc công nhân kỹ thuật và trunghọc chuyên nghiệp được đào tạo
ngày càng giảm so với sự gia tăng học sinh bậc đại học cao đẳng. Điều này làm
cho nguồn lao động được đào tạo vốn đang rất thiếu ở nước ta lại bị ế thừa, tình
trạng thừa thầy thiếu thợ hơn nữa người thiết kế nhiều hơn người thi công về mặt
tỷ lệ so với yêu cầu của thị trường lao động trong lực lượng lao động ở nước ta
trong những năm tơi là một thực tế. được đào tạo không chỉ quá thấp mà còn bất

hợp lý. Chúng ta có cả cán bộ trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp và
công nhân kỹ thuật lành nghề nhưng thiếu hụt nghiêm trọng hơn cả là chuyê gia
đầu ngành và công nhân kỹ thuật lành nghề- kỹ thuật viên.

Về cơ cấu độ tuổi của lực lượng lao động, nói chung lực lượng lao động
nước ta xếp vào loại trẻ 54% số người lao động là thanh niên (16-35 tuổi) hàng
năm có thêm 1,2 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Lực lượng lao động trẻ cí
thuận lợi về sức khoẻ, tính năng động, sáng tạo ,có trình độ văn hoá khá cao, khả
năng tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến nhanh. Tuy nhiên đội ngũ lao động có
trình độ cao lại đang bị già hoá rất nhanh và có hẫng hụt lớn giữa thế hệ Số công
nhân bậc cao đa phần xấp xỉ tuổi 50 trong số trên 10000cán bộ khoa học bậc cao



thì bình quân của tiến sĩ là 52,8% giáo sư ở độ tuổi 51-70 chiếm 96% dưới 50 tuổi
chỉ chiếm 4%, phó giáo sư độ tuổi 51-70 chiếm 82% dưới 50 chỉ có 18%.




3. Về chất lượng nguồn lực con người.

Chất lượng con người quyết định sức mạnh của nguồn lực con người, nó
bao gồm các yếu tố như: sức khỏe,mức sống, trình độ giáo dục, đào tạo về văn hoá
và chuyên môn nghề nghiệp,trình độ học vấn, năng lực sáng tạo, khả năng thích
ứng, kỹ năng lao động, văn hoá lao động,đạo đức, tâm lý,tư tưởng , tình cảm,tính
cách, lối sống,…song khái quát lại, gồm: thể lực,trí lực và những phẩm chất đạo
đức- tinh thần của con người.

Về thể lực.


Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tầm vóc và thể lực của con người Việt
Nam đang được cải thiện về chiều cao, cân nặng, tỷ lệ suy dinh dưỡngvà tuổi thọ.
Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam đã tăng từ 1,56m năm 1994 lên
1,58m năm 2000. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng từ 65 tuổi năm
1989 lên 68,5 tuổi năm 2000. tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ
44,9% năm 1995 xuống còn 33,1% năm 2000 và 30,1% năm 2002, nhưng tỷ lệ
như thế này là vẫn còn rất cao. Thể lực của người việt nam vẫn còn kém hơn nhiều
so với một số nước trong khu vực và so với yêu cầu nguồn lực con người cần có ở
nước ta. Hiện tại nước ta nằm trong số các nước có mức sống thấp nhất thế giới(
GDP tính theo đầu ngừời là 410 USD vào năm 2001) và thấp hơn 12 lần thu nhập
bình quân đầu người của thế giới (5150 USD). Đến cuối năm 2003, Việt Nam vẫn
còn 29% dân số sống dưới mức thu nhập 1USD / ngày và 50% dân số sống dưới



thu nhập 2 USD/ngày, 12 % hộ nghèo và chỉ có 55% dân số nông thôn có nước
sạch. Mức thu nhập thấp như vậy mà tôc độ tăng dân số vẫn còn cao, trình độ hiểu
biết về dinh dưỡng và sức khoẻ của nhân dân lại thấp, nên đã ảnh hưởng trực tiếp
đên vịêc nâng cao chất lượng sống, trong đó có vấn đề giáo dục và chăm sóc, bảo
vệ sức khoẻ . Điều kiện lao động trong nhiều cơ sở và cácc ngành sản xuất cũng
như trong một số ngành cơ quan hành chính sự nghiệp của nước ta còn rất khắc
nghiệt, môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng, các yếu tố nguy hiểm và
độc hại vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép nhiều lần; tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp có chiều hướng tăng, nhất là khu vực kinh tế tư nhân va hợp tác xã:
tất cả những điều này cho thấy chất lượng dân số nói chung và người lao động nói
riêng về mặt thể lực, sức khỏe cũng như điều kiện lao động không bảo đảm, cần
phải được cải thiện căn bản. Nói cách khác thu nhập thấp, đời sống khó khăn, dinh
dưỡng thiếu, thể lực hạn chế, đó là trạng thái chung cuả nguồn lực con người nước
ta hiện nay về phương diện mức sống và sức khoẻ.



Về trí lực.

Chất lượng nguồn lực con người được phản ánh qua sức mạnh trí tuệ đây là
yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của nguồn lao động, đặc biệt trong
điều kiện trí tuệ hoá lao động hiện nay. Trình độ trí tuệ biểu hiện ở năng lực sáng
tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao động
thông qua các chỉ số: trình độ văn hoá, dân trí, học vấn trung bình của một người
dân; số lao động đã qua đào tạo, trình độ và chất lượng đào tạo; mức độ lành nghề
(kỹ năng,kỹ xảo…)của lao động; trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh;
năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động;…

Nói chung, người Việt Nam có tư chất thông minh, sáng tạo , có khả năng
vận dụng và thích ứng nhanh, đó là ưu thế nổi trội của nguồn lực nước ta. Những



phẩm chất này khẳng định năng lực trí tuệ củangười Việt Nam có thể theo kịp tốc
độ phát triển của công nghệ hiện đại . Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lý, người
lao động nước ta có khả năng làm chủ được các loại hình công nghệ từ đơn giản
đến phức tạp và hiện đại. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhiều nhà đầu tư
nước ngoài, ngừơi lao động Việt Nam nhanh nhạy hơn nhiều so với các nước khác
trong khu vực.

Tuy nhiên, phải khách quan thừa nhận rằng năng lực chuyên môn, trình độ
tay nghề, khả năng biến trí thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao
động nước ta còn hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu của quá trình CNH-
HĐH. Nguyên nhân chính là do mặt bằng dân trí ở nứơc ta còn thấp, tốc độ nâng
cao dân trí trong nhiều năm qua hết sức chậm chạp. đáng lo ngại hơn là, mặc dù

trong suốt mấy chục năm qua chúng ta đã cố gắng nhiều để đạt được tỷ lệ hơn
90% dân số biết chữ, nhưng hiện nay lại diễn ra quá trình tái mù chữ nghiêm
trọng, nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa( có xã số người mù chữ lên tới
70% trong số trẻ em ở độ tuổi đi học chỉ có hơn 50% trẻ em học cấp I). Tình trạng
hiện tồn này sẽ đẻ ra những hậu quả lớn nhường nào sau 10- 15 năm nữa! Bởi lẽ
chính thế hệ trẻ hiện nay sẽ là chủ nhân của công cuộc CNH-HĐH trong những
năm tới.

Mặt khác,cho đến nay đại bộ phận lao động nước ta chưa được đào tạo đầy
đủ, đến cuối năm 2003 số người được đào tạo mới chỉ chiếm 17,5% tổng số lao
động cả nước và hiện vẫn còn 3,74% lao động không biết chữ. Trong cơ cấu đội
ngũ lao động ở các cơ sở sản xuất của nước ta đội ngũ công nhân và lao động giản
đơn chiếm 82%, đội ngũ các nhà kỹ thuật quản lý, phát minh và đổi mới công
nghệ chỉ chiếm 18%, trong khi tỷ lệ tương ứng ở các nước phát triển là 28% và
72%.




Như vậy chưa nói đến chất lượng đào tạo và sự phù hợp giữa kiến thức đào
tạo trước đây với việc làm hiện nay ra sao, mà chỉ riêng những chỉ số trên đã cho
thấy tỷ lệ lao động được đào tạo ở nứơc ta là quá thấp vì vậy chất lượng lao động
nói trên rất hạn chế. Đáng chú ý là số lao động được đào tạo đã thấp mà hiện tại
vẫn còn 2,2% trong tổng số lao động có trình độchuyên môn kỹ thuật chưa có vịêc
làm. Thêm vào đó, chỉ khoảng 70% số ngừời có trình độ đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp làm việc đúng ngành nghề đào tạo. Chẳng hạn trong số học
sinh tốt nghiệp các ngành nông, lâm ngư nghiệp ở các trường trung học chuyên
nghiệp chỉ trên 40% làm việc đúng ngành nghề, còn trong số sinh viêc tốt nghiệp
đại học ở các khoa này thì chỉ khoảng 20% làm việc đúng ngành đào tao. Trong số
lao động chuyển ngành nghề so với ngành nghề đào tạo chỉ có 42,5% được đào tạo

lại, số còn lại 57,5% làm trái nghề, coi như chưa đào tạo. ở khu vực hành chính sự
nghiệp và bộ máy sản xuất kinh doanh khu vực nhà nứơc hiện có khoảng 30% cán
bộ,nhân viên không đủ trình độ chuyên môn hoặc làm không đúng nghề, họ làm
việc chủ yếu bằng kinh nghiệm…Tình hình này làm cho chất lượng nguồn lao
động càng thêm hạn chế.

Trong thành phần nguồn lực con người trong quá trình CNH-HĐH, đội ngũ
công chức hành chính nhà nước là bộ phận rất quan trọng, chịu trách nhiệm vận
hành bộ máy nhà nước về mọi mặt. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ công chưc
những năm qua đã được củng cố và nâng lên một bước, song so với yêu cầu quản
lý của nhà nước trong thời kỳ CNH-HĐH thì thật là bất cập. Hiện tại có 10%công
chức chưa tốt nghiệp phổ thông; 60,5% công chức tốt nghiệp,đại học cao đẳng;
4,41% công chức có trình độ trên đại học; 4,28% có trình độ lý luận chính trị cao
cấp; 28,26% có trình độ lý luận trung cấp; 37,07% có trình độ tiếng Anh (A,B,C);
14,47% đã qua đào tạo quản lý hành chính nhà nước; 4,43% đã qua đào tạo quản
lý kinh tế; 27,19% được đào tạo về tin học.




Như vậy chât lượng đội ngũ công chức nước ta còn thấp so với yêu cầ, điều
này không chỉ thể hiện ở tỷ lệ số công chức được đào tạo trong môi trường và điều
kiện làm việc theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, nên chịu ảnh hưởng
nặng của cơ chế và cách làm việc kiểu công chức cũ, “ sớm vác ô đi, tối vác về” số
được đào tạo theo quan điểm nhà nước pháp quyền, cơ chế thị trường và hội nhập
quốc tế trong điều kiện định hướng XHCN còn ít,vì thế tính năng độn, khả năng
thích ứng của công chức nói chung bị hạn chế.

Trong quá trình CNH-HĐH, đội ngũ công nhân công nghiệp là lực lượng
trụ cột, vậy mà đội ngũ này ở nước ta hiện nay vừa nhỏ bé về số lượng lại vừa yếu

về chất lượng. Hiện tại, đội ngũ công nhân nứơc ta có khoảng 1,76 triệu người làm
việc trong khu vựckinh tế quốc hoanh và khoảng 3,64 triệu ngừơi làm việc ngoài
khu vực quốc doanh; trongđó có khoảng 2 triệu công nhân kỹ thuật. Đây là lực
lượng quan trọng trực tiếp vận hành thiết bị, máy móc, các công nghệ hiện đại của
các ngành kinh tế kỹ thuật trong sự nghiệp CNH-HĐH. Tuy vậy trong số công
nhân ở khu vực quốc doanh chỉ có khoảng 50% được đào tạo tại các trường dạy
nghề, số còn lại được tuyển dụngbằng nhiều con đường khác nhau, không qua thử
tay nghề tuổi đời bình quân của công nhân tăng lên do những năm gần đay sơ
lượng công nhân trẻ được nhận vào làm việc ít. Đi đôi với hiện tượng đó là sự già
hóa , đứt đoạn và giảm đi đội ngũ công nhânlành nghề, thợ bậc cao, thợ giỏi nhất
là khu vực kinh tế quốc doanh( công nhân bậc 5, bậc 6, bậc 7 chỉ chiếm 3,9% tổng
số công nhân). Tuy nhiên hiện nay nước ta có gần 70% công nhân khu vực kinh tế
quốc doanh có trình độ từ phổ thông cơ sở trở lên, nhưng nội dung kiến thức mà
nhà trường trang bị cho họ còn thiếu hụt và lạc hậu, chưa bảo đảm đủ điều kiện để
tiếp cận công nghệ hiện đại. Đội ngũ công nhân nước ta nói chung chưa có văn
hoá lao động công nghiệ, hạn chếvề trình độ, thiếu tính kỷ luật và trách nhiệm
nghề nghiệp… đó chính là thực trạng đáng lo ngại.




Đội ngũ trí thức- lực lượng nòng cốt trong CNH-HĐH tuy chưa nhiều
nhưng những năm gần đây phát triển khá nhanh. Lao động có trình độ cao đẳng
trở lên từ 800000 năm 1995 len 1,3 triệu người năm 2000; số tiến sĩ chuyên ngành
và tiễn sĩ khoa học tăng từ 9300 năm 1995 lên 135000 người năm 2000. Còn theo
số liệu thống kê của hội đồng chức danh nhà nước thì đến cuối năm 2002 cả nước
có hơn 1000 giáo sư và khoảng 4000 phó giáo sư trong đó có một số người là
chuyên gia đầu ngành về khoa học kỹ thuật công nghệ trình độ quốc tế. Còn theo
thống kê của bộ nội vụ thì đến năm 2004 cả nước đã có khoảng 5497 giáo sư, phó
giáo sư trong đó đang làm việc là 3075 chiếm 56,1%. Đó là những con số đáng

mừng là nguồn vốn quý giá của đất nước mà không phải nước đang phát triển nào
cũng có được khi bước vào CNH-HĐH. Tuy vậy so với một số nước trong khu
vực và so với yêu cầu cấp bách của sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện ngày
nay thì những con số đó còn quá nhỏ nhoi.



Về những phẩm chất đạo đức- tinh thần của người Việt Nam.

Xem xét chất lượng nguồn lực con người không thể không nói đến đạo đức
tư tưởng văn ho, tâm lý, tính cách… của con người. Đấy là những phẩm chất đạo
đức tinh thần có vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
nguồn lực con người nó thúc đẩy tích cực và làm gia tăng hiệu quả hoạt động của
con người. Những phẩm chất đạo đức tinh thần trên không chỉ do tồn tại xã hội
đương thời chi phối mà nó chịu ảnh hưởng dai dẳng của xã hội trước, nhất là khi
đã trở thành truyền thống. Con người là sản phẩm của lịch sử, nên cho dù có ý
thức hay không đều mang trong mình một di sản truyền thống nhất định mà truyền
thống thì bao gồm cả những yếu tố giá trị tích cực lẫn yếu tố giá trị tiêu cực. Vì
vậy trong tư tưởng, đạo đức, văn hoá, tâm lý, tính cách của con người Việt Nam



hôm nay bên cạnh những giá trị truyền thống tốt đẹp có cả những di sản không tốt
từ truyền thống cần được khắc phục trong quá trình phát triển

II. Những đòi hỏi về nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.

Quá trình công nghieeph hoá, hiện đại hoá tự bản thân nó đặt ra những đòi
hỏi khách quan về số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn lực con người với những

năng lực và phẩm chất cần thiết, thích ứng với bối cảnh ngày nay. Đó là thời kỳ
hoà bình xây dung đất nước, thời kỳ cách mạng khoa học – công nghiệp phát triển
nhanh chóng và mạnh mẽ, là thời kỳ công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá, với xu
thế trí tuệ hoá lao động; là thời kỳ mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế,
hội nhập quốc tế. Thời kỳ hiện nay cũng là thời kỳ phát triển con người công nghệ
- nhân văn, đi đôi với xu thhes dân chủ hoá, nhân văn hoá đời sống xã hội, đặc biệt
là kết hợp khai thác các giá trị truyền thống và hiện đại phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong điều kiện mới với những đặc điểm như vậy, quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở nước ta giờ đây đòi hỏi người lao động phải có những năng lực
và phẩm chất nhất định, khác với thời kỳ trước.

Trước hết, người lao động Việt Nam phải có lòng yêu nước thiết tha, có
phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần tự cường dân tộc, có lòng tự trọng dân tộc cao,
quyết chí đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thành công công
nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh, để “sánh vai cùng các cường quốc năm châu khác”.Lòng yêu nước đó phải
thấm sâu vào con tim, khối óc và phải được biểu hiện bằng nhưng tình cảm, hành
động, việc làm cụ thể, chứ không phải một tình yêu trừu tượng hoặc mơ hồ nào
đó. Nhà văn lớn của nước Nga Êrenbua có một đoạn văn đại ý: Như dòng suối



chảy vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vônga, sông Vonga đi ra bể, lòng
yêu nước bắt nguồn từ tình yêu nhà, yêu quê hương, những tình yêu cụ thể thành
tình yêu lớn, tình yêu tổ quốc,… Lòng yêu nước là phẩm chất quý báu, hết sức cần
thiết của người lao động Việt Nam cũng như của nhân dân lao động các nước khác
trên thế giới, bởi nếu không có những công dân yêu nước, có lòng tự trọng, tự tôn,
tự cường dân tộc cao, có sự hợp tác, cố kết dân tộc chặt chẽ … thì sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá khó mà gặt hái được thành công. Không phải ngẫu nhiên
mà Nhật Bản và các nước công nghiệp mới châu á rất coi trọng việc giáo dục nhân
dân về đạo lý, văn hoá, trách nhiệm công dân, ý thức dân tộc và truyên thống. Có
thể nói đó là một trong những nhân tố quyết định sự thành công trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá của họ. Chẳng thế mà trong cuốn Chuẩn bị cho thế
kỷ XXI, nhà sử học Mỹ Paul Kennedy đã đánh giá Nhật Bản là “Một trong những
lòi giống đồng nhất và có ý thức về bản ngã nhất trên thế giới”, là “Một xã hội
công dân cố kết, tự trọng và có ý thức cộng đồng”.

Tuy nhiên, tinh thần yêu nước được biểu hiện ở các dân tộc không hoàn
toàn giống nhau và trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, mỗi quốc gia - dân tộc
cũng có những nét khác nhau. ở nước ta, tinh thần yêu nước trong thời kỳ kháng
chiến chống đế quốc xâm lược của con người Việt Nam biểu hiện trước hết ở tinh
thần dũng cảm, dám chiến đấu hi sinh, “Cảm tử cho tổ quốc quyết sinh” để dành
láy độc lập tự do cho Tổ quốc. Và trong thực tế, con người Việt Nam, dân tộc Việt
Nam đã suy nghĩ và hành động như vậy, nên đã “đánh thắng hai đế quốc to là
Pháp và Mỹ”. Còn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, tinh
thần yêu nước của người Việt Nam bên cạnh những giá trị truyền thống, còn biểu
hiện ở những nội dung mới. Đó là sự dũng cảm vựơt qua những tính toán vị kỷ,
đầu óc hẹp hòi, trì tuệ, bảo thủ, yếu kém về trí tuệ, không chụi học hỏi, không chụi
đổi mới. Đó là tinh thần hợp tác, cố kết cộng đồng chặt chẽ trong hoạt động khoa
học và thực tiễn, vì trong điều kiện ngày nay, lao động của mỗi người, dù tài giỏi,
cũng rất khó thành công nếu thiếu sự hợp tác với cộng đồng. Đó là thái độ không



cam chụi đói nghèo, lạc hậu, dám nghĩ, dám làm, dám hội nhập quốc tế; là tinh
thần sáng tạo, táo bạo trong tư duy, hăng say học tập, không ngừng nâng cao hiểu
biết, trình độ chuyên môn, nỗ lực tiến quân vào khoa học -công nghệ vì sự phát
triển của đất nước; là tinh thần lao động chăm chỉ, có kỹ thuật, sáng tạo và có hiệu

quả cao, quyết chí làm giàu cho bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Tinh thần
yêu nước ngày nay còn biểu hiện ở bản lĩnh chính trị vững vàng trước những cám
dỗ đời thường, trước lối sống phương Tây xa lạ không phù hợp với điều kiện Việt
Nam; ở phẩm chất đạo đức trong sáng với lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh,
cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng đạo lý,…

Nói một cách khái quát, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự tôn, tự hào dân
tộc trong thời kỳ kháng chiến phải được chuyển sang thời kỳ hoà bình xây dung
đất nước với quan niệm và ý thức coi nghèo nàn , lạc hậu cũng là nỗi nhục không
kém gì nỗi nhục mất nước , ý thức đó phải được thấm nhuần vào từng người và
toàn dân tộc để trở thành sức mạnh tinh thần to lớn , một động lực nôi sinh của sự
phát triển kinh tế xã hội đất nước , động lực cho sự cố gắng , kiên trì vượt khó ,
vươn lên sánh kịp các nước trong khu vực và trên thế giới .Nghĩa là , lòng yêu
nước và ý thức dân tộc phải được kế thừa và phát huy với những nội dung mới ,
biểu hiện mới .

Qúa trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở nước ta diễn ra trong bối cảnh
quốc tế còn “ diễn biến hết sức phức tạp , chứa đựng những yếu tố khó lường” ,
khi các thế lực thù địch vẫn luôn mưu toan thực hiện “ diễn biến hoà bình” . Vì
vậy , nó còn đòi hỏi ở người lao động Việt Nam , trước hết là ở cán bộ quản lý các
cấp một đức tính trung thành với lợi ích quốc gia và dân tộc , một phẩm chất chính
trị kiên định , một tinh thần cảnh giác cao và thái độ then trọng trong hợp tác làm
ăn với nước ngoài , để không những không làm tổn hại lợi ích quốc gia dân tộc ,
mà còn góp phần đem lại phồn vinh cho đất nước , nâng cao vị thế quốc gia lên



tầng cao hơn trên trường quốc tế . Hay nói như Bác Hồ “việc gì có lợi cho dân, ta
phải hết sức làm,việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”.


Tuy nhiên, rõ ràng là nếu chỉ có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị
vững vàng, tinh thần cảnh giác, thái độ then trọng không thôi là hoàn toàn chưa
đủ. Có tất cả những phẩm chất đạo đức và chính trị đó mà thiếu tri thức, kiến thức
khoa học, tức có đức mà không có tài, thì nói như Hồ Chí Minh , cũng chẳng khác
gì ông Bụt ngồi trên toà sen , không làm điều gì xấu nhưng cũng chẳng làm được
việc gì có ích cho đời . Tri thức , trí tuệ thực sự là yếu tố thiết yếu của mỗi con
người , bởi vì “ tất cả cái gì thúc đảy con người hành động đều tất nhiên phải
thông qua đầu óc họ” , tức là phải thông qua trí tuệ .Sự yếu kếm về trí tuệ sẽ là lực
cản nguy hại nhất dẫn đến sự thất bại trong hoạt động của con người . Nói về sự
ngu dốt, C. Mác đã khẳng định
:“ Sự ngu dốt là sức mạnh của ma quỷ và chúng ta lo rằng , nó sẽ còn là nguyên
nhân của nhiều bi kich khác nữa” .

Qúa trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong thời đại cách mạng khoa học
công nghệ đòi hỏi khá cao về phẩm chất trí tuệ ở người lao động một phẩm chất
được coi là quan trọng nhất hiện nay . Đó là , người lao động phải có năng lực
sáng tạo , phải có khả năng áp dụng những thành tựu khoa học để sáng chế những
kỹ thuật , công nghệ tiên tiến ; có năng lực thu nhập và xử lý thông tin trong điều
kiện bùng nổ thông tin; có sự nhạy bén , thích nghi nhanh và thứcj sự làm chủ
khoa học , kỹ thuật , công nghệ hiện đại chứ không như những rôbốt đơn thuần .
Đồng thời , người lao động phải có khả năng biến tri thức thành kĩ năng lao động
nghề nghiệp , nghĩa là , phải có kĩ năng lao động giỏi thể hiên qua trình độ tay
nghề , mức độ thành thạo chuyên môn nghề nghiệp … Nếu như ngày trước ông
cha ta đã khẳng định , “ một nghề nghiệp cho chín , hơn chín mười nghề” thì sinh
thời , chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi ngừơi lao động ở chức trách nào cũng
phải tinh thông nghiệp vụ của mình người đầu bếp phải nấu ăn ngon, thầy thuốc



phải giỏi chữa bệnh cứu người công nhân phải giỏi nghề, giám đốc phải giỏi kinh

doanh và quản lý,…

Tóm lại, quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện ngày nay
đòi hỏi người lao động phải có năng lực khả năng thích nghi nhanh và kỹ năng lao
động giỏi đó là những yêu cầu chung. Tuy nhiên, các thành phần lao động khác
nhau thì mức độ yêu cầu chuyên sâu của mỗi loại năng lực cũng khác nhau. Điều
này đòi hỏi phải có một cơ cấu đội ngũ lao động theo hướng chuyên sâu.



















chương III: giải pháp phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp CNH-
HĐH




1.Giáo dục và đào tạo là phương tiện chủ yếu để phát triển
nguồn lực con người.

Có thể nói nếu như nguồn lực con người quyết định sự phát triển của mỗi
quốc gia thì giáo dục và đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng con
ngừơi là nền tảng của chiến lược con người. Với tính cách là động lực phát triển
kinh tế xã hội giáo dục và đào tạo chuẩn bị con người cho phát trỉên bền vững trên
tất cả các lĩnh vực, cho lợi ích hiện tại và cho lợi ích tương lai của đất nước.

1.1 Nhận thức đúng vị trí của giáo dục và đào tạo:

Điều đầu tiên cần chú ý, đó là phải làm cho toàn Đảng toàn dân nhận
thứcsâu sắc rằng giáo dục và đào tạo là nền tảng của chiến lược con người; rằng
mọi chiến lược phát triển kinh tế xã hộ sẽ không thành công nếu không thực hiện
tốt chiến lược giáo dục và đào tạo. Quan niệm tích cực này càng trở nên cấp thiết
trong điều kiện hiện nay, khi tỷ lệ lao động cơ bắp ngày một giảm, tỷ lệ lao động
trí óc ngày một tăng; khi lợi thế so sánh dựa trên lao động đông và giá công nhân
rẻ cũng sẽ nhanh chóng mất tác dụng do những thành tựu của cuộc cách mạng
khoa họ- công nghệ hiện đại mang lại. Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết đinh
trong việc gây dựng nguồn lực con người- nguồn lực quý giá nhất trong các nguồn
lực. Ngoài ra, theo một ý nghĩa rộng hơn, giáo dụ và đào toạ còn có tác dụng thuc
đẩy hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới quanh ta về bản sắc từng dân tộc cũng như sự
tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hoá- văn minh, các giai cấp các quốc
gia… nghĩa là giáo dục có vai trò mở rộng tầm nhìn nâng cao trình độ tri thức cho
ngừoi lao đọng để hốcc thể tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá của nhân loại
trong khi vẫn bảo tồn được bản sắc văn hoá dân tộc.

1.2 Tiếp tục đổi mới hệ thống giáo dục





Con người là sản phẩm của giáo dục và đào tạo có đủ năng lực và phẩm
chất cần thiết thích ứng không chỉ trong điều kiện hiện nay mà cả trong tương lai
thì nội dung giáo dục đào tạo phải được định hướng đầy đủ theo các mục tiêu:
kinh tế, xã hội, kỹ thuật, nhân văn, chính trị và phát triển. Những định hướng giá
trị cơ bản cần được giáo dục cho con người Việt Nam hiện nay là yêu nước trung
thành tuyệt đối với lợi ích quốc gia dân tộc, có tinh thần đoàn kết các cộng đồng,
có niềm tin vững chắc có quyết tâm cao thực hiện nhiệm vụ lịch sử CNH-HĐH.
Cần lưu ý rằng phải gắn nội dung giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, tri
thức hàn lâm với tri thức chuyên môn, tạo ra sự kết hợp phối hợp chặt chẽ giữa
khoa học, kỹ thuật và công nghệ, phục vụ thiết thực cho CNH-HĐH.
Phương pháp giáo dục cũng cần sự đổi mới thật sự. Phương pháp giáo dục
bao gồm nhiều con đường cách thức, biện pháp, nhưng phương pháp chung có
hiệu quả cao đang trở thành xu hướng có tính phổ biến là biến quá trình đào tạo
thành tự đào tạo.Phương pháp này có tác dụng kích thích, phát huy chủ động tích
cực thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và khai thác khả năng sáng tạo của người học và
giúp học hình thành năng lực và phương pháp tư duy khoa học thì không theer cso
sự phát trỉên tri tuệ thật sự và do đó, nhân cách sẽ bị thiếu hụt một thành tố tối
quan trọng làm cho người ta dễ dao động và không có sức mạnh tự thân

1.3 thực hiện giáo dục và đào tạo trên những nguyên tắc mới:xã hội hoá dân chủ
hoá và nhân văn hoá

Xã hội hoá giáo dục và đào tạo là huy động toàn xã hội làm giáo dục động
viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản
lý nhà nứơc. Đây là một tư tưởng chiến lược coi sức mạnh của toàn xã hội là điều
kiện tiên quyết để phát triển hiệu quả sự nghiệp giáo dục và đào tạo một cách lâu
dài chứ hoàn toàn không phải là giải pháp tình thế có tính chất sách lược. Xã hội

hoá giáo dục sẽ lạm cho giáo dục và đào tạo đáp ứng được những nhu cầu đa dạng,
phong phú của xã hội,của từng ngành, từng địa phương, biến nhà trường từ một



thể chế nhà nước sang thể chế xã hội nhà nước, một hệ thống mở, mềm dẻo gắn
liền với các quá trình kinh tế- xã hội. Nhờ vậy nhà trường có thể phục vụ cho mọi
thành phần kinh tế, mọi thành viên trong xã hội, đồng thời thu hút mọi nguồn lực
khác nhau tham gai xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Dân chủ hoá giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy tính năng động, năng
lực sáng tạo, tính tích cực xã hội của chủ thể và khách thể giáo dục do đó chât
lượng giáo dục được nâng cao. Ngày nay người ta coi sự binh đẳng là một trong
những mục tiêu quan trọngcủa dân chủ hoá giáo dục. Nghĩa là nhà nước đảm bảo
cho mỗi người có cơ hội học tập thích đáng để có môt nghề nghiệp xứng đáng.

Nhân văn hoá giáo dục nhằm hướng tới việc hình thành và phát triển toàn
diện nhân cách cho học sinh. Nó đòi hỏi quá trình giáo dục đem đến cho học sinh
không chỉ kíên thức khoa học, trình độ học vấn mà còn hàng loạt phẩm chất cần
thíêt ở con người.Đó là niềm tin trên cơ sở hiểu biết, là tinh thần phê phán, tôn
trọng sự thật và chân lý, thái độ trong thực tiễn và hiệu quả là những quan niệm
đúng đắn về lẽ sống các chuẩn mực đạo đức, các giá trị thẩm mỹ thể chất về cội
nguồn văn hoá dân tộc, phương pháp tư duy lịch sử , sự kết hợp truyền thống và
hiện đại về những hướng gía trị trong con người Việt Nam cần vươn tới.


1.4 Mở rộng quy mô đi đôi với chất lượng và hiệu quả giáodục và đào tạo

Mở rộng quy mô với việc tăng số lượng người học phổ thông, đa dạng hoá
các loại hình đào tạo để các tầng lớp dân cư có điều kiện nâng cao dân trí, nhanh

chóng giải quyết chất lượng nguồn lao động. Tuy nhiên, việc mở quy mô không
chỉ dựa trên nhu cầu nâng cao mặt bằng dân trí mà quan trọng hơn là phải căn cứ
vào yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNH-HĐH. Mặt khác
mở rộng thêm các trường đào tạo thêm các ngành, các công ty doanh nghiệp lớn



có thể thành lập cơ sở đào ttạo công nhân kỹ thuật riêng…Cần phân luồng học
sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển nhanh đào tạo nghề. Việc phân luồng này
phải bằng cơ chế chính sách vĩ mô của nhà nứơc trên tinh thần làm cho mọi người
nhận thức đúng giá trị xã hội của từng loại lao động khuyến khích vật chất cho học
sinh vào học các trường dạy nghề và mở ra khả năng cho họ phát triển tọng tương
lai. Mặt khác nhà nước cần công bố rộng rãi các ngành các bậc đào tạo đang thiếu
đang thừa sẽ thiếu và sẽ thừa trong tương lai gần để trên cơ sở đó người học có
điều kiện lựa chọn ngành nghề và bậc đào tạo phù hợp.

Nâng cao chất lượng trên cơ sở tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ
hiện đại cả về nội dung kiến thức phương pháp giáo dục đào tạo. Vấn đ này phụ
thuộc nhiều yếu tố, từ nội dung chương trình đến người thầy phương pháp phương
tiện vật chất kỹ thuật… trong đó khâu thanh tra giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vì
vậy cần thường xuyên kiểm tra thanh tra, đánh giá xác minh dư luận xã hội về chất
lượng đao tạo nhất là các trường đại học dân lập, đại học mở và các hệ đào tạo
không chính quy để lập lại trật tự kỷ cương trong giáo dục đào tạo.

Nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo bằng cách gắn đào tạo với sử dụng.
Cần khắc phục tình trạng bất cập giữa đào tạo với thị trường lao động dẫn đến sản
phẩm đào tạo ra lại vưa thừa vừa thiếu như hiện nay.

1.5 Phát hiện và đào tạo nhân tài có hiệu quả.


Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục và đào tạo
là phát hiện bồi dưỡng và nâgn đỡ tài năng để tạo ra đội ngũ chuyên gia giỏi các
nhân tài trong các lĩnh vực. Thiếu đội ngũ này không thể nói đến văn minh, hiện
đại và do đó xã hội không thể phát triển. Họ thực sự là tài sản quý giá của mỗi
quốc gia và ngày càng trở nên quý giá trong thơi đại ngày nay khi sức mạnh của

×