Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

tài liệu ôn thi môn kỹ thuật tổ chức và điều hành công sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 130 trang )

TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ
Câu 1. Khái niệm về công sở? nhiệm vụ của công sở? Tại nơi anh chị công tác
nhiệm vụ này được thực hiện như thế nào?
I.

Khái niệm:
1. Công sở là 1 tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến
hành 1 công việc chuyên ngành của nhà nước. Xét về hình thức tổ
chức, công sở là 1 tập hợp có cơ cấu tổ chức, có phương tiện vật chất
và con người được nhà nước bảo trợ để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Xét trên ý nghĩa tổ chức nhà nước, khái niệm công sở gần với cơ quan
trong hệ thống bộ máy nunhà nước.
2. Công sở hành chính: là tổ chức đặt dưới sự quản lí của nhà nước, thưc
hiện quản lí chung trên từng công tác, có nhiệm vụ chấp hành pháp
luật và chỉ đạo thực hiện các chủ trương kế hoạch. Ví dụ: UBND các
cấp, các sở, các phòng,…
3. Công sở sự nghiệp: là tổ chức đặt dưới sự quản lí của nhà nước, thực
hiện các hoạt động có tính nghiệp vụ riêng biệt, phục vụ cho sản xuất,
kinh doanh và cho sinh hoạt, nói cách khác đó là những đơn vị cơ bản
để thực hiện nhiệm vụ của ngành. Ví dụ: bệnh viện công, trường học
công lập, Học viện hành chính quốc gia cơ sở TP.Hồ Chí Minh,…

II.
Nhiệm vụ của công sở:
• Quản lý công vụ theo pháp luật (1)
• Tổ chức, phối hợp công việc giữa các bộ phận của cơ quan (2)
• Tổ chức công tác thông tin trong cơ quan và giữa các cơ quan với cơ quan
khác (3)
• Thực hiện việc kiểm tra, theo dõi công việc của cán bộ, công chức thuộc cơ
quan theo cơ chế chung và các quy chế khác do cơ quan, đơn vị ban hành
dựa trên các quy định chung của Nhà nước (4)


• Tổ chức việc giao tiếp với dân, với các cơ quan trong bộ máy nhà nước và
các tổ chức xã hội; làm đại diện cho nhà nước để thực thi công vụ (5)
• Quản lý tài sản của cơ quan để sử dụng vào mục đích quản lý ngân sách (6)
• Tham mưu trong hoạt động chính sách, xây dựng pháp luật, các quy chế,
quyết định cho cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền (7)
III.

Thực hiện nhiệm vụ này tại nơi anh chị đang công tác:
Ví dụ cụ thể (tại công sở sự nghiệp): Học viện hành chính quốc gia cơ sở
thành phố Hồ Chí Minh
(1). Học viện quản lí hoạt động thông qua các văn bản:
1


• Luật Viên chức 2010
• Quyết định số 309/QĐ-ĐUHV của Đảng ủy Học viện Hành chính
thành lập Đảng ủy bộ phận.
• Quyết định số 122/QĐ-HVHC của Giám đốc Học viện, thành lập
Phòng quản trị.
• Quyết định số 103/QĐ của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia.
….
(2). Việc trả học bổng cho sinh viên: có sự kết hợp giữa phòng công tác sinh
viên quản lí học bổng và trợ cấp xã hội với phòng tài vụ kế toán tiến hành chi
trả học bổng, Đảng ủy Học viện thông qua (cô Lê Thị Hồng Hạnh kí ). Hoạt
động của Học viện được phòng quản trị hỗ trợ (thực hiện công tác hậu cần,
phục vụ hoạt động học viện).
(3). Phòng thông tin-tư liệu-thư viện giúp lãnh đạo học viện về công tác
thông tin, tư liệu phuc vụ hoạt động đào tạo, bồi dường và nghiên cứu khoa
học tại Cơ sở TP. Hồ Chí Minh.
(4). Học viện đặt ra nội quy riêng. Sinh viên đi học đầy đủ, đúng giờ, thực

hiện đồng phục vào thứ 2 và thứ 6. Giảng viên thực hiện giảng dạy theo lịch
của Học viện do Phòng đào tạo cung cấp như: dạy đúng giờ, thời lượng, chất
lượng giảng day,…
(5). Giao tiếp với các tổ chức khác: hải quân miền nam,
(6). Phòng tài vụ kế toán theo dõi hoạt động tận dụng cơ sở vật chất, thực
hiện chi tiêu theo quy chế chi tiêu nội bộ; kiểm tra kế toán và quản lí, kiểm
kê tài sản, công tác thủ quỷ của Học viện.
(7). Tham mưu cho hoạt động của Học viện:
• Phòng Tổ chức-Hành chính: Tham mưu công tác tổ chức, cán bộ, hành
chính tổng hợp, thi đua, bảo vệ nội bộ và quản lí cán bộ,nhân viên.
• Phòng Tài vụ-Kế toán: Tham mưu cho lãnh đạo học viện về tài chính.
• Phòng Quản lí khoa học: Tham mưu cho lãnh đạo học viện về hoạt
động khoa học và đào tạo.
• Phòng Công tác sinh viên: Tham mưu công tác chính trị, tư tưởng, đạo
đức, an ninh.
Câu 2: Các nhiệm vụ của công sở được xác lập trên cơ sở nào ? Mối quan hệ
của các nhiệm vụ ? Theo anh ( chị ) nhiệm vụ nào là quan trọng nhất ? Vì sao?
Dẫn chứng?
Như chúng ta đã biết một nhận định đơn giản và dễ hiểu nhất về công sở là gì?
Công sở được ví như là một phần cứng của máy tính, nó chỉ một cơ sở vật chất,
một địa điểm cụ thể, nhất định, hoạt động của một công sở phải ở trên một địa điểm
cố định.
2


Để hiểu rõ hơn ta cùng đi đến một khái niệm về công sở. Công sở là một tổ chức
được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước để tiến hành một công việc
chuyên ngành của Nhà nước.
Nói cách khác : Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành kiểm soát,
hành chính lá nơi soạn thảo và xử lý các văn bản để thực thi công việc đảm bảo

thông tin cho hoạt động quảnlý của bộ máy nhà nước, nơi phù hợp các hoạt động
để thực thi các nhiệm vụ được nhà nước giao, là nơi tiếp nhận đề nghị , yêu cầu,
khiếu nại của nhân dân.
Công sở gồm 2 loại đó là công sở hành chính và công sở sự nghiệp:
• Công sở hành chính là tổ chức được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, quản
lý chung hoặc trên từng mặt công tác, có nhiệm vụ chấp hành pháp luật và
chỉ đạo thực hiện các chủ trương, kế hoạch của Nhà nước.
Ví dụ: UBND tỉnh bình phước thành lập để nhằm quản lý tất cả các mặt, các lĩnh
vực đời sống xã hội của tỉnh BÌnh Phước từ y tế,giáo dục, kinh tế, chính trị - xã hội,
… để cung cấp các dịch vụ công, vì mục đích phục vụ cộng đồng.
• Công sở sự nghiệp là tổ chức đặt dưới sự quản lý cùa Nhà nước, thực hiện
các hoạt động có tính chất nghiệp vụ riêng biệt, phục vụ cho sản xuất, kinh
doanh và cho sinh hoạt, nói cách khác đó là những đơn vị cơ bản để thực
hiện nhiệm vụ của ngành.
Ví dụ: Ngày 31 tháng 8 năm 1989, UBND Thành phố ra quyết định số 502/QĐ-UB
- chính thức thành lập Bệnh viện Nhân dân 115 tại số 520 đường Nguyễn Tri
Phương - Phường 12 - Quận 10 - TP.Hồ Chí Minh nhằm mục đích :
1. Khám bệnh, điều trị cho nhân dân thành phố và các tỉnh lân cận
2. Nghiên cứu khoa học, tiếp cận và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến hiện đại, phát
huy nền y học cổ truyền, không ngừng nâng cao chất lượng công tác chuyên môn
của Bệnh viện
3. Phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế trong công tác đào
tạo, thực tập cho cán bộ, sinh viên, học viên ở các hệ sau đại học, đại học, trung
học của Thành phố.
4. Tổ chức thực hiện công tác tuyến, giúp quận, huyện, phường xã, đào tạo nhân
viên y tế cộng đồng; phối hợp với y tế quận, huyện, phường xã, thực hiện công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, trong đó ưu tiên những người thuộc diện
chính sách, đồng bào vùng sâu, vùng xa.
5. Quản lý, sử dụng tốt lao động,tài sản, kinh phí được giao, nhằm không ngừng
nâng cao hiệu qủa phục vụ; thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất

3


đạo đức cách mạng; bồi dưỡng văn hóa, nghiệp vụ và chăm lo đời sống cán bộ,
công chức, người lao động của Bệnh viện.
Công sở nói chung bao gồm các 7 nhiệm vụ là :
• Quản lý công vụ theo pháp luật.
• Tổ chức nhân sự , phối hợp công việc giữa các bộ phận của cơ quan.
• Tổ chức công tác thông tin trong cơ quan và giữa các cơ quan với nhau.
• Thực hiện việc kiểm tra theo dõi công việc của cán bộ, công chức của cơ
quan, theo cơ chế chung của cơ quan và các cơ chế khác theo quy định của nhà
nước.
• Tổ chức giao tiếp với nhân dân với các cơ quan trong bộ máy nhà nước và
các tổ chức xã hội làm đại diện cho nhà nước để thực thi công vụ.
• Quản lý tài sản của cơ quan để sử dụng vào mục đích chung, quản lý ngân
sách.
• Tham mưu cho các hoạt động chính sách xây dựng pháp luật, các quy chế,
chế định cho cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền.
Đó là những nhiệm vụ chính của công sở trong quá trình hoạt động của mình, đây
là những nhiệm vụ hết sức quan trọng, một công sở không thể tồn tại và phát triển
được khi nó không thực hiện được những nhiệm vụ này. Vậy thì các nhiệm vụ của
công sở được xác lập trên những những cơ sở nào?
• Thứ nhất là cơ sở pháp lý: Công sở được thành lập theo quy định của pháp
luật và đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Mọi tổ chức, hoạt động của công
sở là viêc thực hiện các chức năng theo luật định và đều phải thực hiên
đúng và đầy đủ các chức năng đó theo quy định của pháp luật.
Ví dụ:
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của
bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành

Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá
của nhân dân. Đó là những chức năng của chính phủ được quy định trong luật tổ
chức Chính phủ, CP phải thực hiện đúng và đầy đủ các chức năng đó.
Hay các hoạt động, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ công chức trong công sở cũng
đều được quy định trong luật CBCC năm 2008.
Và tất cả các hoạt động khác liên quan đến công sở đều được pháp luật quy định rõ
ràng để quản lý công sở một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

4


• Thứ hai là cơ sở thực tiễn: Tức là hoạt động của công sở phải phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương, phải phù hợp với kinh tế, chính trị,xã hội
của mỗi địa phương. Ví dụ: một UBND ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số thì phải căn cứ vào đặc điểm thực tế ở địa phương mà tiến hành các
hoạt động. Người dân tộc ở gia lai họ dễ bị lợi dụng để lật đổ chính quyền,
vì vậy các cấp quản lý cần tập trung quan tâm về các vấn đề dân tộc, quản lý
chặt chẽ hơn.
Ví dụ:
Ở tỉnh Gia lai có rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, họ bị bọn phản động lợi
dụng, xúi dục để phá chính quyền nước ta để thành lập quốc gia tự trị,… gây ảnh
hưởng rất nghiêm trọng. Vì vậy nhiệm vụ của công sở ở đây là phải chú trọng hơn,
quan tâm hơn với đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ và cải thiện cuộc
sống cho họ.
Hay ở thành phố Hồ chí Minh, kinh tế phát triển rất cao, nhưng lại có nhiều người
dân ở khắp các tỉnh thành sinh sống dẫn tới sự phức tạp, nhiều tệ nạn xã hội gây
ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy cơ quan, công sở phải đề cao, tập trung quản lý
dân cư một cách chặt chẽ.
Dựa vào mục tiêu, cơ cấu, cách thức thành lập, phạm vi hoạt động của công sở đó

hướng tới, mỗi công sở đều hướng tới những mục tiêu khác nhau.
Ví dụ:
Mục tiêu của UBND tỉnh Bình Phước là năm 2014 sẽ thực hiện xóa đói giảm
nghèo, nâng cao thu nhập người dân lên là 2 triệu/ 1 tháng. Như vậy UBND tỉnh
bình phước phải tăng cường , đề ra các nhiệm vụ, biện pháp để đath được mục tiêu
đó. Và những công sở khác với những mục tiêu khác họ sẽ đề ra những nhiệm vụ
khác nhau
Đội ngũ cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ tùy thuộc vào từng công sở nhất định,
thì sẽ có những yêu cầu riêng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng công
chức trrong công sở. và để thực thi công vụ đội ngũ này phải qua thi tuyển, tuyển
dụng bổ nhiệm, biên chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan công sở
đó. Do đó công sở pảhi thực hiện nhiệm vụ và phối hợ phân công nhiệm vụ cho
họ.
• Nội quy , quy chế của cơ quan, đây cũng là một cơ sở để xác lập nhiệm vụ
cơ quan , tổ chức . cơ quan phải dựa tren những quy định, quy chế này để thực
hiện, giao nhiệm vụ cho cán bộ công chức những nhiệm vụ hợp lý không được trái
với nội quy cơ quan.
Thực hiện các mục tiêu chung của cơ quan hành chính Nhà nước đó là giải quyết
các vấn đề hành chính, liên quan đến nhân dân, tức là sẽ đại diện cho Nhà nước
thực thi công vụ.
5


 Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ:
− Các nhiệm vụ trên có liên quan mật thiết với nhau, thực hiện tốt nhiệm vụ
này là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ khác. Tất cả các nhiệm vụ phải được
quản lý công vụ theo pháp luật. việc thực hiện các nhiệm vụ như tổ chức,
phối hợp giữa các bộ phận cơ quan theo dõi kiểm tra, hoạt động của cán bộ
công chức giao tiếp với nhân dân, với các cơ quan trong bộ máy hành chính
nhà nước và tổ chức xã hội, quản lý tài sản của cơ quan, tham mưu trong

hoạt động chính sách xây dựng pháp luật đều phải tuân theo quy định của
pháp luật. Mọi hoạt động của công sở nhiệm vụ của công sở đều phải tuân
theo pháp luật, dựa vào pháp luật để thực hiện nhiệm vụ mình. Đồng thời
quản lý nhà nước theo công vụ thì mới thực hiện được các nhiệm vụ tiếp
theo của công sở.
Ví dụ:
Như khi nhân dân đi tới UBND phường Phú Thịnh để làm giấy chứng minh nhân
dân. Khi người dân tới thì cán bộ, công chức phải giao tiếp với nhân dân để lấy
thông tin, thực hiện việc cấp giấy CMND theo quy định của pháp luật và người dân
sau khi nhận được CMND phải đóng phí theo quy định. Và qua việc cấp giấy
CMND chúng ta có thể theo dõi được hoạt động của cán bộ, công chức có đúng
hay không ? Có thái độ như thế nào? có quan liêu, hạch sách, cửa quyền hay
không?...
− Nhiệm vụ giao tiếp với công dân, cơ quan trong bộ máy nhà nước, tổ chức xã
hội liên quan đến các nhiệm vụ khác của công sở.

Cơ quan nhà nước , công sở được thành lập để quản lý nhà nước,
phục vụ nhân dân, do đó muốn thự hiện tốt nhiệm vụ của mình thì
công sở phải giao tiếp với nhân dân, với các cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội.

Có giao tiếp mới khai thác được thông tin để quản lý, mới thực hiện
kiểm tra giám sát theo dõi công việc với nhau, muốn quản lý tốt tài
sản công, đồng thời tham mưu xây dựng pháp luật , quy chế quy định
cho cơ quan tổ chức nhà nước.

Mọi nhiệm vụ khác của công sở đều phải giao tiếp với nhân dân, cơ
quan nhà nước khác, tổ chức xã hội mới thực thi được nhiệm vụ.
− Thực kiểm tra kiểm soát theo dõi mớiđảm bảo các hoạt dộng các nhiệm vụ
khác được tiến hành và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. đảm bảo

các nhiệm vụ đó được thực hiện nghiêm chính đúng mục tiêu chức năng của
công sở. Ví dụ như: Ở UBND tỉnh Bình Phước qua quá trình theo dõi, giám
sát hoạt động của ông chủ tịch tỉnh Trương Tấn Thiệu chúng ta mới phát
hiện được ông làm sai quy định và xử lý theo pháp luật. Qua đó chúng ta
6


quản lý được nguồn ngân sách của công sở, thu thập được thông tin cho tổ
chức và có thể quản lý công vụ theo đúng pháp luật.
− Công tác thu thập thông tin và tổ chức thông tin trong cơ quan và với các cơ
quan khác mới thục hiện quản lý công vụ theo pháp luật, tổ chức hoạt động
giữa các bộ phận giữa các cơ quan, kiểm tra, kiểm soát được công viêc, giao
tiếp, quan lý tài sản, tham mưa xây dựng pháp luật.
Ví dụ: Khi trong một công sở có một văn bản quy pham pháp luật từ cấp
trên chuyển xuống thì cán bộ, công chứ nắm bắt được thông tin thì mới thực
hiện được nội dung văn bản theo đúng quy định, thực hiện tốt được các
nhiệm vụ còn lại.
 Như vậy các nhiệm vụ của thông tin có mối liên hệ rất mật thiết với nhau,
cần thực hiện tốt mỗi nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu của công sở.
− Như chúng ta thấy các nhiệm vụ của công sở thì nhiệm vụ nào cũng rất quan
trong nhưng trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là quản lý công vụ theo
pháp luật vì:

Tất cả mọi cơ quan công sở dều phải thực hiện công vụ theo pháp luật
không được làm trái với quy định của pháp luật.

Tùy theo quy định của pháp luật cơ quan, công sở có những chức năng
nhiệm vụ quyền hạn gì từ đó phải thực hiện đúng chức năng thẩm
quyền của mình.


Tất cả các hoạt động khác của công sở phải tuân thủ theo đúng quy
định của pháp luật. đây là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ khác của
công sở.
Ví dụ:

7


Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ 05 xã Bình
Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc huyện Thủ Đức theo
Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ. Và nếu như không có văn
bản pháp luật này thì UBND quận 2 sẽ không được thành lập và như thế nó không
sẽ thực hiện được các nhiệm vụ trên.
Và tất các hoạt động của công sở , tất cả các nhiệm vụ khác cũng phải tuân theo
pháp luật, nếu không sẽ vi phạm và bị xử lý theo pháp luật. Ví dụ như đang trong
giờ hành chính mà do hôm nay là ngày lễ 8/3 theo quy định của Nhà nước là cán
bộ, công chức không được nghỉ, nhưng có 1 công sở ở tỉnh Thanh hóa đã đóng cửa
UBND không làm việc để tổ chức đi chơi. Người dân đã kiến nghị và cán bộ, công
chức UBND này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Như vậy quản lý công vụ theo pháp luật là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong
công sở, cần thực hieemnj nghiêm chỉnh để công sở hoạt động và mang lại hiệu quả
tốt nhất.
Câu 3: Giải thích và chứng minh : “Công sở là một pháp nhân công quyền”.
I. Công sở
1.Khái niệm chung về công sở.
Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước để tiến
hành một công việc chuyên ngành của Nhà nước.
Ví dụ như: Các cơ quan hành chính nhà nước, các viện nghiên cứu, bệnh
viện, trường học….
Công sở được quan niệm là:

Các tổ chức mang tính chất công ích, được Nhà nước công nhận thành lập,
chịu sự điều chỉnh của luật hành chính và các bộ luật khác đều có nghĩa là những
công sở.
Là các tổ chức thực hiện cơ cấu điều hành, kiểm soát công việc hành chính,
là nơi soạn thảo và xử lý các văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho
bộ máy quản lý nhà nước, là nơi phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm vụ được nhà
nước giao. Là nơi tiếp nhận đề nghị, yêu cầu, khiếu nại của công dân.
2.Đặc điểm của công sở.
-Được thành lập bằng luật và đặt dưới sự quản lý của nhà nước.
-Nhân danh quyền lực công để để giải quyết các vấn đề xã hội.
-Có trụ sở và tên gọi thống nhất.
8


-Có nhiệm vụ theo luật định.
-Có biên chế, con dấu, tài khoản để hoạt động.
 Công sở có nhiệm vụ: Quản lí công vụ theo pháp luật; tổ chức hoạt
động phối hợp công việc giữa các bộ phận, các cơ quan, tổ chức thông
tin trong cơ quan; thực hiện kiểm tra theo dõi công việc của cán bộ,
công chức; tổ chức giao tiếp với dân, quản lí tài sản của cơ quan.
II. Pháp nhân công quyền
1. Khái niệm Pháp nhân
Theo Từ điển Bách khoa Việt nam: Pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp
luật dân sự, khác với thể nhân (cá nhân) là một con người, một cá nhân riêng biệt,
pháp nhân là một tổ chức, nhưng không phải là một tổ chức bất kỳ mà chỉ là những
tổ chức có đủ những điều kiện do pháp luật quy định.
Căn cứ điều 84, Bộ luật Dân sự năm 2005, một tổ chức được coi là pháp
nhân khi hội đủ các điều kiện sau:
- Được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập,
đăng kí hoặc công nhận;

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm về tài
sản đó;
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập;
Pháp nhân bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang; tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị xã hội; tổ chức kinh tế; tổ chức xã hội; quỹ xã hội, quỹ từ thiện và
các tổ chức khác có đủ điều kiện là pháp nhân.
2. Khái niệm công quyền
Công quyền là thuật ngữ biểu thị khái niệm chung bao gồm cả quyền lực nhà
nước và quyền lực xã hội. Trong đó:
Quyền lực xã hội được hiểu như sau:
- Là năng lực được một người hay một nhóm người sử dụng để buộc những
người khác có một hành vi nhất định. Bản chất của quyền lực là các quan hệ lãnh
đạo, thống trị và phục tùng.
- Quyền lực là một dạng quan hệ xã hội (theo chiều dọc) biểu hiện ở khả
năng một cá nhân hoặc nhóm điều khiển hành vi, thái độ, quan điểm của các cá
nhân khác, nhóm khác. Chủ thể và khách thể thực hiện quyền lực xã hội có thể là
9


một cá nhân, một nhóm xã hội hay một cộng đồng, một xã hội.
Ví dụ: Các quan điểm về kinh tế-chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam chi phối
toàn bộ các hoạt động của các cơ quan Nhà nước và cả nhân dân Việt Nam.
Yếu tố còn lại của công quyền là quyền lực Nhà nước:
- QLNN bao gồm ba quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
Theo thuyết phân quyền thì ba quyền này có sự phân chia và chế ước lẫn nhau. Nhà
nước Việt Nam thực hiện nguyên tắc tập trung quyền lực, có sự phân công, phân
định giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp
Ví dụ: Quyền lực nhà nước biểu hiện ở việc có thẩm quyền ban hành văn bản quản
lí nhà nước. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa

các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp
- Đặc trưng cơ bản của QLNN là bộ máy nhà nước và các cơ quan cưỡng chế (quân
đội, cảnh sát, toà án, nhà tù...) nhằm đưa ý chí của giai cấp thống trị vào đời sống
xã hội. Nhưng trong xã hội xã hội chủ nghĩa quyền lực Nhà nước thuộc về nhân
dân nên ý chí này là ý chí của nhân dân.
Ví dụ: quyền lực nhà nước biểu hiện ở việc ban hành văn bản quản lí nhà nước như
các luật, Nghị quyết, Nghị định,…
Công quyền nhiều khi được hiểu đồng nghĩa với quyền lực nhà nước. Các cơ
quan công quyền, trong ngữ cảnh nói về nhà nước, được hiểu là các cơ quan quyền
lực nhà nước, tức là nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện việc công.
Từ trước tới nay chỉ biết khái niệm pháp nhân theo nghĩa của luật tư. Vì vậy,
bất kỳ cơ quan nào có dấu hiệu hình thức “con dấu và tài khoản ngân hàng” thì sẽ
coi là pháp nhân. Theo đó, thì sở Y tế, sở Công thương, sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn là ba pháp nhân khác nhau. Điều này đúng trong các quan hệ luật
tư, với tư cách là một người tiêu dùng (các giao dịch không nhân danh công quyền)
và cần thiết trong các quan hệ dân sự, thương mại. Nhưng trong quan hệ quản lý
nhà nước (nhân danh công quyền), các cơ quan nhà nước thuộc một cấp chính
quyền (ví dụ ba sở nêu trên) sẽ không được xem là đủ tư cách pháp nhân công
quyền; mà nên quan niệm là họ đang hành động nhân danh chính quyền thành phố,
chỉ có thành phố mới là pháp nhân công quyền (tức pháp nhân theo luật công).
Như vậy pháp nhân công quyền là một tổ chức vừa mang đầy đủ những đặc điểm
củ một pháp nhân, vừa hội đủ các yếu tố đặ trưng của các cơ quan công quyền
(Được Nhà nước thành lập theo yêu cầu quản lý Nhà nước và trình tự luật định,
thực hiện quản lý Nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công trên phạm vi được giao,
được Nhà nước trao quyền để thực hiện các nhiệm vụ, chịu sự điều chỉnh của pháp
10


luật hành chính và các luật khác, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nhân dnah mình tham

gia vào các quan hệ pháp luật độc lập, có tài sản độc lập với các nhân, tổ chức khác
và chịu trách nhiệm về tài sản đó).
III. Công sở là pháp nhân công quyền:
Nói công sở là một pháp nhân công quyền vì công sở có các đặc điểm sau:
Là bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước, được thành lập theo quy định của
pháp luật và được thành lập chính thức bởi văn bản quyết định thành lập của Chính
phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoạt động của công sở dặt dưới sự quản
lý của nhà nước phù hợp với đặc điểm của công sở và pháp nhân.
Có trụ sở riêng đó là trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức của nhà nước và có
tên gọi thống nhất, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất phù hợp với đặc điểm
của công sở và pháp nhân.
Công sở có tài sản độc lập (trụ sở làm việc, các trang thiết bị phục vụ công
việc, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,….) và chịu trách nhiệm về tài sản của
mình (việc đổi mới, sửa chữa trang thiết bị, tuyển dụng, cắt giảm, sa thải nhân lực,
….). Có nhiệm vụ theo luật định. Đây là đặc điểm thứ ba chứng tỏ công sở là một
pháp nhân.
Công sở cũng có con dấu, tài khoản riêng về nhân danh mình tham gia vào
các quan hệ pháp luật ( trong quản lý Nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công). Được
nhà nước trao cho quyền lực để quản lí xã hội và tự chịu trách nhiệm về các quyết
định mà mình ban hành ra. Sử dụng “tên”, “con dấu” và “tài khoản” của mình trong
các giao dịch. Đây là đặc điểm cuối cùng chứng tỏ công sở là một pháp nhân.
Từ những phân tích ở trên ta có thể thấy công sở có đầy đủ tất cả các điều
kiện để trở thành một pháp nhân.
Như đã nói trên, công sở do các cơ quan Nhà nước thành lập, nhân danh
quyền lực Nhà nước tham gia quản lý Nhà nước hoặc cung cấp các dịch vụ công do
Nhà nước giao. Như vậy công sở là cơ quan công quyền.
Tổng hợp tất cả các đặc điểm trên, ta có thể khẳng mỗi công sở chính là một
pháp nhân công quyền.
Ví dụ: UBND Phường An Phú, Quận 2 được gọi là một công sở hay một
pháp nhân công quyền vì có đặc điểm sau:

• Được thành lập theo Nghị quyết số 03-CP ngày 06 tháng 01 năm
1997 của Chính Phủ về việc thành lập các Quận, Phường mới thược
Tp. Hồ Chí Minh
• Có trụ sở đặt tái số 249, Lương Định Của, Quận 2. Tên gọi “Uỷ ban
11


Nhân dân Phường An Phú”. Mã số thuế 0301480078, có con dấu
riêng.
• UBND Phường An Phú thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên
các lĩnh vực tại địa phương , thực thi các văn bản pháp luật của Quốc
hội, Nghị định của Chính phủ, các quyết định của UBND thành phố và
UBND cấp Huyện.
• UBND phường An Phú thực hiện các nhiệm vụ của UBND cấp
phường quy định tại điều 111- 118 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân
và Uỷ Ban nhân dân năm 2003 phù hợp với điều kiện thực tế (dân cưkinh tế-xã hội) tại phường. UBND phường An Phú co tài sản riêng bao
gồm :trụ sở UBND phường, máy tính và các thiết bị khác phục vụ
công việc ( bàn ghế, tủ,….). UBND phường thực hiện việc thu chi
theo ngân sách, có con dấu riêng, chịu trách nhiệm về các quyết định
của mình.
Ví dụ khác : Trường Học viện Hành chính quốc gia được gọi là một công sở hay
một pháp nhân công quyền vì có đặc điểm sau:







Có quyết định thành lập theo nghị định số 130-CP của Chính phủ quyết định

thành lập trường Hành Chính sau này đổi tên thành Học Viện Hành Chính
Quốc Gia và được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước.
Trụ sở chính đặt tại số 77 đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Cơ
sở tại Tp. Hồ Chí Minh đóng tại số 10a đường 3/2, phường 12, Quận 10,
thành phố Hồ Chí Minh. Có tên gọi thống nhất là trường Học Viện Hành
Chính Quốc Gia và trực thuộc Bộ Nội Vụ.
Trường đại diện quyền lực nhà nước để nghiên cứu khoa học về hành chính
nhà nước để phục vụ hoạt đông giảng dạy bồi dưỡng đào tạo cán bộ công
chức, xây dựng và trình hội đồng bộ trưởng quy chế giảng dạy, thi tốt
nghiệp, nhận các văn bản, tài liệu và các thông tin cần thiết của hội đồng bộ
trưởng,đào tạo đại học và sau đại học về lĩnh vực khoa học hành chính nhà
nước nhằm phục vụ yêu cầu quản lí hành chính nhà nước.
Học Viện có tài sản độc lập bao gồm giảng đường, các thiết bị phục vụ học
tập khác. Có nguồn nhân lực (đội ngũ giảng viên, nhân viên). Tự chịu trách
nhiệm trong việc mua sắm, sửa chữa tài sản, trả lương cho giảng
viên….Thực hiện việc nộp ngân sách, các quy chế, chương trình đào tạo theo
luật định. Ngoài ra Học Viện còn có con dấu riêng.

Từ những ví dụ trên, so sánh với những đặc điểm của pháp nhân. Dễ nhận thấy
rằng UBND phường An Phú, Quận 2 và Học Viện Hành Chính quốc gia đều là các
pháp nhân công quyền.
Từ 2 ví dụ một bên là công sở hành chính (nhân danh quyền lực công để giải
12


quyết các vấn đề xã hội,cung cấp các dịch vụ) và bên kia công sở sự nghiệp(thực
hiện các hoạt động có tính chất nghiệp vụ riêng biệt,phục vụ sản xuất kinh
doanh,sinh hoạt và sản xuất, chú trọng lợi nhuận). Mặc dù mục tiêu khác biệt
nhưng đặc điểm chung của các công sở này đều mang đặc điểm đầy đủ để trở
thành một pháp nhân công quyền.

Công sở cũng là pháp nhân do công sở mang đầy đủ các đặc điểm chung của Pháp
nhân. Nhưng là pháp nhân công quyền vì dưới góc độ công việc, cách thức thành
lập và lĩnh vực hoạt động,công sở cũng mang đầy đủ những đặc trưng của cơ quan
công quyền. Bởi vậy, công sở có đầy đủ điều kiện để là một pháp nhân công quyền.
Câu 4: Nhận thức của anh chị về công sở hành chính ? Phân biệt công sở hành
chính với công sở sự nghiệp và cơ sở tư nhân ? Lấy dẫn chứng minh họa.
Công sở hành chính là tổ chức đặt dưới sự quản lý của nhà nước, thực hiện quản lý
chung hoặc trên từng lĩnh vực công tác, có nhiệm vụ chấp hành pháp luật và chỉ
đạo thực hiện các chủ trương kế hoạch của nhà nước.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân cấp Huyện là một công sở hành chính
Đặc điểm của công sở hành chính
1.
2.
3.
4.
5.

Được thành lập bằng luật và đặt dưới sự quản lý của nhà nước
Nhân danh quyền lực công để giải quyết các vấn đề xã hội
Có trụ sở và tên gọi thống nhất
Có nhiệm vụ theo luật định
Có biên chế, con dấu, tài khoản để hoạt động

Nhiệm vụ của công sở hành chính
Nhiệm vụ chung đối với mọi công sở là quản lý và thực thi công vụ hoặc cung cấp
dịch vụ công. Nhiệm vụ chung này có thể cụ thể hóa thành những nhiệm vụ cơ bản
sau đây:
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.

Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch hoạt động
Xây dựng và vận hành một cơ câu tổ chức hợp lý
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động
Quản lý và phát triển đội ngũ nhân viên
Giám sát và kiểm tra hoạt động của đơn cị và cá nhân
Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin quản lý
Tổ chức hoạt động giao tiếp (trong nội bộ công sở và với bên ngoài, đặc biệt
là hoạt động tiếp dân)
8. Quản lý việc chi tiêu ngân sách
9. Cung cấp điều kiện vật chất cho thực thi
10. Bảo vệ chính trị nội bộ; an toàn và an ninh trật tự trong công sở
13


11. Xây dựng văn hóa công sở tích cực, và xây dựng công sở thành một tổ chức
học tập
12. Tham gia nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính sách công, đặc biệt là các
chính sách liên quan trực tiếp đến ngành, lĩnh vực mà công sở hoạt động
Phân biệt công sở hành chính với công sở sự nghiệp và cơ sở tư nhân
Công sở sự nghiệp là tổ chức đặt dưới sự quản lý của nhà nước thực hiện các hoạt
động có tính nghiệp vụ riêng phục vụ cho sản xuất kinh doanh và cho sinh hoạt
Cơ sở tư nhân là tổ chức được thành lập trên cơ sở pháp luật, thực hiện chức năng
sản xuất kinh doanh nhằm hướng đến lợi ích riêng, có vốn hoạt động riêng
Tiêu chí


Công sở hành chính

1.Cơ sở
thành lập
và căn cứ
pháp lý

Theo luật định, do cơ
quan nhà nước thành
lập. Hoat động chủ
yếu theo luật Hành
chính

Công sở sự nghiệp

Theo qui định của
pháp luật, do cá nhân
hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền
quyết định thành lập.
Và tùy theo từng
Ví dụ: Ủy ban nhân
dân cấp Huyện do hội ngành mà có các văn
bản quy phạm pháp
đồng nhân dân cấp
Huyện thành lập dựa luật quy đinh.
trên luật tổ chức hội
Ví dụ: Đại học Quốc
đồng nhân dân và ủy gia Thành phố Hồ Chí
ban nhân dân

Minh thành lập dựa
trên Nghị định của
Chính phủ và được tổ
chức lại theo Quyết
định của Thủ tướng
Chính phủ, hoạt động
chủ yếu theo

2.Mục tiêu Phục vụ cho lợi ích
các hệ thống cầu ,
chung của cộng đồng. đường, …phục vụ cho
người dân
Ví dụ: Ủy ban nhân
dân cấp xã thực hiện
bảo vệ trật tự an ninh
trên toàn địa bàn xã
đáp ứn

Vừa phục vụ cho lợi
ích của cộng đồng,
vừa vì lợi ích kinh tế.
Ví dụ: Bệnh viện vừa
chăm sóc sức khỏe
14

Cơ sở tư nhân
Luật Giáo dục
Do tư nhân thành
lập. Điều chỉnh
hoạt động dựa vào

Luật doanh
nghiệp, Luật dân
sự, Luật lao
động…
Ví dụ: Tập đoàn
Vingroup-CTCP
do tư nhân thành
lập kinh doanh bất
động sản hoạt
động chủ yếu dựa
trên luật kinh
doanh, luật lao
động, luật doanh
nghiệp…
Hoạt động chủ yếu
vì lợi nhuận
Ví dụ: Công ty Cổ
phần FPT thực
hiện mở rộng thị
trường sang Lào
để tăng doanh thu


cho nhân dân và vì lợi
ích kinh tế là tạo ra
nguồn thu trong hoạt
động khám chữa bệnh.
3.Tính
quyền lực
nhà nước


Mang tính quyền lực
nhà nước, nhân danh
nhà nước để thực hiện
hoạt động

Không mang tính
quyền lực nhà nước

g cung cấp dịch vụ
công, không có
Ví dụ: Bệnh viện hoặc quyền ra quyết
đinh xử phạt
Bưu điện có chức nă
Ví dụ: Chi cục thuế ra
Không mang tính
quyết định xử phạt
quyền lực nhà
hành chính đối với
nước
những cá nhân hoặc
Ví dụ: Tập đoàn
tổ chức không đóng
Xăng dầu Việt
thuế theo qui định của
Nam không có
pháp luật
quyền ra quyết
định xử phạt, chỉ
cung cấp xăng dầu

vì mục đích kinh
doanh

4.Phạm vi
hoạt động

Hoạt động trên tất cả
các lĩnh vực của đời
sống xã hội
Ví dụ: Ủy ban nhân
dân cấp Huyện quản
lý tất cả các mặt của
đời sống xã hội như
kinh tế, chính trị, văn
hóa, giáo dục.. trên
địa bàn Huyện

Hoạt động trên những
ngành, những lĩnh vực
cụ thể do nhà nước qui
định.
Ví dụ: Trường Học
viện Hành chính Quốc
gia hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục theo
qui đinh của nhà nước

Hoạt động theo
ngành lĩnh vực mà
tư nhân lựa chọn

Ví dụ: Công ty cổ
phần thép Pomina
sản xuất và kinh
doanh kim loại
(thép)

5.Nhân sự

Cán bộ, công chức,
viên chức, người lao
động

Công chức, viên chức,
người lao động

Người lao động

6.Nguồn
lực

Mọi hoạt động của
công sở hành chính
đều dựa vào ngân
sách nhà nước.

Hoạt động của công sở
sự nghiệp một phần
dựa vào ngân sách nhà
nước, một phần dựa
vào nguồn thu từ hoạt


Sử dụng nguồn lực
của một người
hoặc là tự huy
động đóng góp.

15


Ví dụ: UBND các
cấp đều phải hoạt
động bằng ngân sách
nhà nước

động cung cấp dịch vụ Ví dụ: Công ty cổ
công của công sở.
phần hoạt động
Ví dụ: Hoạt động của bằng vốn cổ phần
của các cổ đông.
bệnh viện công một
Hoạt động trong
phần dựa vào ngân
phạm vi vốn điều
sách nhà nước, một
lệ của công ty
phần dựa vào nguồn
thu từ hoạt động khám
chữa bệnh cho nhân
dân.


7.Lương

Hưởng lương theo
ngạch, bậc

Hưởng theo ngạch,
bậc và nguồn thu từ
phần thu được giữ lại
khi cung cấp dịch vụ
công.

Người làm việc
trong các cơ sở tư
nhân hưởng lương
theo thỏa thuận
giữa người chủ và
người lao động
nhưng không được
thấp hơn mức theo
quy định của nhà
nước.

8.Hoạt
động

Diễn ra tại địa điểm
mà công sở hành
chính đóng, mọi hoạt
động đều diễn ra tại
trụ sở.


Có thể diễn ra trong
công sở hoặc ngoài
công sở

Tùy vào vào
ngành nghề, lĩnh
vực hoạt động

Ví dụ: Trường ĐH
Mở có cơ sở chính ở
Ví dụ: Công dân
97 Võ Văn Tần, Quận
muốn sao y chứng
3 và 6 cơ sở khác .
thực các loại giấy tờ
Sinh viên tại trường
thì phải đến thực hiện này phải học ở cơ sở
tại UBND xã, phường chính và các cơ sở
của mình .
khác , tùy theo lịch
học của trường.

Ví dụ : ngành dầu
khí thì thường
đóng tại nơi có
nhiều dầu chẳng
hạn tập đoàn dầu
khí Vũng Tàu


Phức tạp, cồng kềnh,
nhiều tầng nấc trung
gian, khả năng thích
ứng chậm và ít thay
đổi. Thủ tục hành
chính được quy định

Cơ cấu tổ chức và thủ
tục hành chính chịu sự
ảnh hưởng của công
sở hành chính quản lý
trực tiếp nhưng thủ tục

Đơn giản, gọn nhẹ,
linh hoạt, dễ thích
ứng với thị trường.
Ví dụ: Công ty
TNHH một thành
viên đôi khi chỉ có

9. Cơ cấu
tổ chức và
thủ tục
hành
chính

16


10. Mối

quan hệ

rõ ràng trong luật

có thể linh động hơn

một giám đốc và
một nhân viên.
Thủ tục đơn giản,
khách hàng được
phục vụ rất nhanh
chóng.

Ví dụ: Đến ủy ban
nhân dân đăng kí
quyền sử dụng đất
phải tuân thủ các qui
định về hồ sơ, các
giấy tờ có liên quan..

Ví dụ: Thủ tục nhập
học ở các trường có
thể rút ngắn bớt các
khâu tùy theo sự quản
lý của trường

Giữa các công sở
hành chính thì có mối
quan hệ quyền lực với
nhau.


Giữa các công sở sự
Giữa các cơ sở tư
nghiệp thì có mối quan nhân thường có
hệ hổ trợ
mối quan hệ cạnh
tranh.
Ví dụ : Trường Học

Ví dụ : Ủy ban nhân
dân cấp Huyện chịu
sự quản lý của ủy ban
nhân dân cấp Tỉnh

viện Hành chính có
thể thuê giáo viên từ
trường Đại học Sư
Phạm về giảng dạy tại
trường đối với một số
môn thiếu giảng viên

Ví dụ : Các hãng
diện thoại di động
hiện nay cạnh
tranh về kiểu dáng,
giá cả, …

Câu6: “Trình bày tóm tắt các nguyên tắc hoạt đông của công sở”
LỜI MỞ ĐẦU
Nhìn chung, công sở có nhiều nhiệm vụ (Vd: quản lý công vụ theo pháp luật, tổ

chức – phối hợp công việc giữa các bộ phận, tổ chức công tác thông tin trong cơ
quan và giữa cơ quan này với cơ quan khác,…) và nhiều mục đích – yêu cầu (Vd:
không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả họat động của công sở, chấp hành đúng
pháp luật, có khả năng phát triển bền vững, hiện đại hóa – hoạt đông khoa học –
nâng cao trình độ lãnh đạo…). Thực tế cho thấy, để đạt được những nhiệm vụ, mục
đích – yêu cầu đó, công sở cần có những nguyên tắc hoạt động cho riêng mình
trước những diễn biến phức tạp của môi trường xung quanh. Đó chính là một định
hướng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của công sở.
Mỗi loại công sở cá biệt sẽ có hệ thống những nguyên tắc khác nhau tùy theo trình
độ phát triển, quy mô, địa bàn hoạt động…
Công sở tổ chức và hoạt động trên những nguyên tắc sau:
• Công khai
• Liên tục
17


• Phân công rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của từng cá nhân,
từng bộ phận trong công sở
• Dân chủ hóa trong công việc
• Tuân thủ pháp luật
I.Nguyên tắc công khai
1. Khái niệm
• Công khai là một trong những nguyên tắc cần thiết và qun trọng hàng đầu bất
kì một tổ chức nào.
• Công khai có nghĩa là cho mọi người biết, không giấu diếm.
VD: Một Giám đốc tại một Sở Y tế nọ thì hằng năm ông ta cần công khai cho
mọi người trong cơ quan biết được tài sản thu nhập được của ông này.
2. Hình thức tổ chức
• Thông qua việc xây dựng kế hoạch: VD: Các trường đại học công khai kế
hoạch tuyển sinh đại học và các kế hoạch có liên quan để giúp cho các sĩ tử

nắm được các thông tin cần thiết.
• Thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả công việc: VD: sau khi
hoàn thành công tác tuyển sinh, các trường đại học tiến hành kiểm tra, đánh
giá kết quả, chất lượng thí sinh để khắc phục những hạn chế cũng như phát
huy những ưu điểm. sau đó công khai để những người có liên quan có thể
nắm rõ được tình hình.
• Địa điểm công sở: VD: một cơ quan mới được thành lập, hoặc chuyển địa
điểm thì phải công khai để những người có nhu cần hợp tác có thể dễ dàng
tìm kiếm được.
• Trách nhiệm của từng bộ phận được công khai rộng rãi nhằm thuận lợi cho
việc giao dịch: VD: trong cơ quan hành chính nhà nước nếu công khai trách
nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thì sẽ tránh được tình trạng đùn đẩy trách
nhiệm, công việc, nhiệm vụ được giao.
3. Vai trò
• Công khai tạo ra sự hiểu biết hợp tác trong công việc: VD: Nếu như mọi
hoạt động của cơ quan đều được công khai cho các nhân viên thì trong công
việc sẽ dễ dàng hoàn thành hơn
• Ngoài ra, công khai trong công sở còn tạo điều kiện cho công sở phản ứng
kịp thời với những thay đổi trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chung.
• Tuân thủ nguyên tắc công khai cũng chính là biện pháp hạn chế tính cục bộ,
quan liêu trong quá trình điều hành trong cống sở đó.
18


II. Nguyên tắc liên tục
1. Khái niệm
• Tính liên tục trong hoạt động của các công sở được hiểu là công sở phải tổ
chức các hoạt động của mình 1 cách liên tục, thường xuyên trên cơ sở các
qui chế đã được xác định . Các công sở phải được thực hiện một cách nhất
quán theo yêu cầu phát triển khách quan của công sở .Đây là một nguyên tắc

quan trọng của hoạt động.
• Dựa theo quan niệm quản lý điều hành là một quá trình phối hợp. Khi thực
hiện các nhiệm vụ, chức năng được giao, sự phối hợp được thực hiện nhờ các
qui chế hoạt động của công sở trong quá trình phát triển của mình, các qui
chế về hoạt động của công sở không được tùy tiện thay đổi . Trong trường
hơp các qui chế cũ không còn thích hợp, đòi hỏi phải có sự thay đổi thì
nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý là phải làm thế nào để công việc không
bị gián đoạn .
Ví dụ: khi thủ trưởng đưa ra một quyết định giải quyết công việc, thì quyết định
đó phải được truyền đạt một cách nhanh chóng xuống tất cả các phòng ban và tất cả
các thành viên trong phòng ban đó, để công việc được giải quyết một cách nhanh
chóng.
2. Biểu hiện
• Liên tục trong quan hệ điều hành.
VD: Nhiệm vụ của giám đốc giao cho nhân viên cấp dưới phải lien tục qua
các khâu từ giám đốc xuống trưởng phòng tới nhân viên. Có như vậy công
việc mới hoàn thành một cách nhanh chóng.
• Liên tục của từng công việc, của công sở và từng bộ phận trong đó.
VD: Các công việc của từng bộ phận phải thực hiện lien tục trong các khâu như
vậy thì công việc sẽ được hoàn thành nhanh chóng
• Liên tục trong kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh mục tiêu sao cho thích hợp
VD: Các khâu kiểm tra của giám đốc phải luôn lien tục, thường xuyên tránh tình
trạng ù lì công việc của nhân viên.
III. Phân công rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của từng cá
nhân, từng bộ phận trong công sở
• Đây cũng là một nguyên tắc khá quan trọng. Phải phân công rõ như thế để
các thành viên nhân thức được, hiểu được công việc của mình và nhằm thúc
đẩy mọi ngừơi hoạt động có hiệu quả hơn.
19



• Phát huy được những năng lực sáng tạo để tìm kiếm những phương thức hoạt
động thích hợp .Góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên trong
công sở ,Ngược lại không phân chia công việc rõ rang sẽ dẫn đến tình trạng
đùn đẫy trách nhiệm người này đỗ lỗi cho người kia làm cho kết quả công
việc trở nên phức tạp mà không biết quy trách nhiệm về cho ai,hay công việc
chòng chéo các cá nhân từng bộ phận không biết mình đảm nhận công việc
gì bên cạnh đó còn gây nhiều hậu quả tiêu cực như nạn quan lieu,lợi dụng
quyền han giải quyết công việc để chuộc lợi cho bản thân .
• Việc phân công đòi hỏi phải khoa học dân chủ,bình đẳng ai cũng được giao
công việc và phải có trách nhiệm giải quyết đúng với quyền han .Tuy nhiên
còn tùy theo đặc thù của mỗi công sở và đặc điểm của mỗi công việc, vị trí
công tác, trình độ chuyên môn. Ví dụ: phân công việc nhận và gửi hồ sơ cho
bộ phận văn thư, việc lưu trữ, xuất tài liệu khi cần cho bộ phận lưu trữ, tránh
việc nhằm lẫn giữa hai nhiệm vụ.
• Vì vậy khi hoạt động công sở cần phải đảm bảo nguyên tắc này góp phần
xây dựng công sở vũng mạnh và đạt được mục tiêu đề ra
IV. Dân chủ hóa trong công việc
• Tính dân chủ hóa trong hoạt động công sở
• Trong quá trình nghiên cứu dự thảo các quyết định cần bàn bạc với các
ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan, tập hợp trí tuệ của tập thể, cá nhân
và tổ chức để mọi thành viên trong công sở tự hiểu, tự giác thực hiện quyết
định, làm cho các quyết định được ban hành đúng đắn, có tính khả thi.
• Dân chủ hóa là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động công sở. Nguyên tắc
này đòi hỏi phải có sự bàn bạc, thông qua các cấp các đơn vị có liên quan
đến với mỗi kế hoạch, quyết định trong công sở, phải phổ biến đến với mỗi
cá nhân – bộ phận trong công sở để mọi người cùng nắm vấn đề, cùng tham
gia bàn luận, cùng tập trung trí tuệ vào và tìm ra hướng giải quyết đúng đắn
nhất, hợp lý nhất và với đa số các bộ phận. Trên cơ sở đó các thành viên, bộ
phận sẽ cùng tự nguyện thực hiện và thúc đẩy nhau cùng thực hiện một cách

tự nguyện đẻ đạt được hiệu quả cao nhất.
• Trường hợp ngược lại, dễ thấy khi nguyên tắc dân chủ không được áp dụng
sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn trong hoạt động công sở, các cá nhân bộ phận
sẽ không nắm được cụ thể chương trình – kế hoạch hoạt động và sẽ khó triển
khai thực hiện nếu như định hướng đó không phù hợp với đặc thù đơn vị
mình, hơn thế cảm giác bất mãn vì thiếu tính dân chủ trong hoạt động cũng
20


khiến nảy sinh nhiều mâu thuẫn dẫn tới giảm hiệu quả hoạt đọng của công sở
nói chung.
• Hiện nay nguyên tắc dân chủ tại các công sở ở Việt Nam đang phát huy ngày
càng cao. Các kế hoạch - quyết định của công sở được đưa ra ở các kỳ họp
giao ban, họp định kỳ và theo chuyên đề để cung bàn luận và đưa ra ý kiến.
Tuy nhiên trong một số vấn đề nhạy cảm của công sở như tài chính, nhân sự
việc dân chủ hóa chỉ được thể hiện ở mức độ vừa đủ để đảm bảo tính hiệu
quả trong hoạt động công sở
V. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
• Việc hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật được áp dụng bắt buộc cho
mọi cá nhân, tổ chức tại Việt Nam, và nguyên tắc này cũng không là một
ngoại lệ đối với công sở.
• Trong môi trường công sở, nguyên tắc tuân thủ pháp luật đưa ra những yêu
cầu cụ thể thông qua việc hoạt động đều phải tuân theo pháp luật được thể
hiện qua các quy định, thể hiện qua các quy chế cụ thể, các hành vi điều hành
tại công sở đều phải đúng với các quy định của nhà nước.
• Nguyên tắc này được xem là nguyên tắc bắt buộc đối với mọi thành viện- bộ
phận trong công sở nói riêng cũng như toàn công sở nói chung, do đó kèm
theo đó là các hình thúc chế tài đối với các hành vi vi phạm các quy chế
được đặt ra
Ví dụ: Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007, quyết định ban hành

quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. nếu tất cả mọi cán
bộ, công chức, viên chức không vi phạm những những điều đã được quy chế văn
hóa công sở có nghĩa là đang tuân thủ pháp luật.
nếu họ vi phạm sẽ bị xử lý tại nghị định 34/2011/NĐ-CP, tai điều 3 khoản 1và điều
9 khoản 1.
điều 37. luật phòng chống, tham nhũng quy định:
Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc được ghi trong khoản
1,2,3,4,5 nếu họ không vi phạm có nghĩa là họ đang thực hiện đúng pháp luật.
nếu vi phạm tùy thuộc vào mức vi phạm và thiệt hại gây ra mà có thể xử lý kỉ luật
hoặc xử lí hình sự.
Mỗi nguyên tắc đều có tầm quan trọng và sự ảnh hưởng nhất định tới hoạt động
của công sở. Nhưng công khai có 1 sự ảnh hưởng, tầm quan trọng rõ ràng nhất
vì nó tác động, có mối quan hệ đến các yếu tố khác.
21


Mối quan hệ với nguyên tắc liên tục: công khai chính là cơ sở để thực hiện sự liên
tục. Trong một công sở, chỉ khi mọi bộ phận – thành viên nắm rõ được vị trí – vai
trò, nắm được những công việc của mình và của các bộ phận khác thì mới giúp
công tác điều hành được thuận lợi, công việc của từng bộ phận mới trôi chảy và
không bị gián đoạn, công tác kiểm tra – đánh giá mới dễ dàng và thúc đẩy các bộ
phận cũng như toàn công sở ngày càng phát triển hơn vì tất cả đang đặt trong một
môi trường thông thoáng, công khai rõ ràng, mọi bộ phận đều có thể biết rõ mình
đang làm gì, cần chuẩn bị những gì và cần sự hỗ trợ như thế nào. Trong một môi
trường công sở không công khai minh bạch, không rõ ràng thì nguyên tắc liên tục
không thể nào áp dụng được vì cần có những khoảng thời gian để tìm hiểu và làm
lại từ đầu, chính đó là thời điểm gián đoạn của công việc từng bộ phận và của sự
phát triển công sở. Liên tục mà không công khai dễ dẫn đến việc xa rời không phù
hợp với thực tiễn và hoàn cảnh tại đơn vị.
Ngược lại, liên tục đảm bảo cho công khai được trọn vẹn. Nếu một công sở áp dụng

được nguyên tắc công khai – tức mọi thành viên và bộ phận đều hiểu được công
việc của mình nhưng lại không có được tính liên tục thì chính tính gián đoạn –
không liên tục của công việc đó sẽ là nguyên nhân phá hỏng tính công khai trong tổ
chức hoạt động công sở. Một công sở không thể xem là có tính công khai được khi
sự công khai đó là nhất thời, theo giai đoạn, lúc thì công khai, lúc lại mập mờ
không phân định rõ, không có sự họat động phát triển thường xuyên đối với từng
bộ phận cũng như không có sự đánh giá – kiểm tra liên tục về sự phát triển của toàn
bộ những hoạt động này. Chính những thời điểm gián đoạn không liên tục đó là
thời điểm công sở không thực hiện nguyên tắc công khai.
Mối quan hệ với nguyên tắc phân công rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của
từng cá nhân, từng bộ phận:
Công khai là cơ sở xác lập rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân,
từng bộ phận. Chỉ khi mọi bộ phận nắm được công việc của nhau và của bản thân,
công sở có cơ chế giúp từng thành viên nắm rõ được những vấn đề này thì việc việc
phân công nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm mới được thực hiện dễ dàng. Khi đã
công khai, việc phân công – phân nhiệm và phân định quyền hạn mới được thực
hiện dễ dàng trên cơ sở phù hợp với công việc mà mỗi bộ phận, mỗi thành viên
trong công sở đã biết từ ban đầu. Nhà quản lý sẽ dễ dàng xác định được phần việc
nào thích hợp với bộ phận nào để phân công và giao quyền. Ngược lại, mỗi bộ
phận cũng xác định trước khả năng phần việc nào thích hợp với mình để chuẩn bị
sẵn tâm thế, do đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động cao hơn và phản hồi khi được
22


phân công đảm nhận phần việc không thích hợp với bộ phận mình.
Song song đó, thực hiện nguyên tắc phân công rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm của từng cá nhân, bộ phận cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên tắc công
khai được thực hiện triệt để. Mỗi bộ phận đều nhận được các đầu việc cụ thể, đều
biết rõ quyền hạn mình giới hạn ở phạm vi nào, còn các phần việc khác được giao
cho bộ phận nào, mình được làm gì và không được làm gì theo sự phân công của

nhà quản lý,… đó chính là đã thực hiện được sự công khai ở một mức độ nhất định
trong khi phân công rõ ràng.
Mối quan hệ với nguyên tắc dân chủ hóa trong quá trình điều hành:
Nguyên tắc công khai có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc dân chủ hóa trong
quá trình điều hành tại công sở. Mối quan hệ này cũng mang tính chất hai chiều tác
động qua lại lẫn nhau, cụ thể:
Chỉ khi có sự công khai, có sự nắm bắt được tình hình công việc của bản thân mình
thì mới có điều kiện thực hành dân chủ vì khi đó, công việc chung mới được mang
ra bàn luận, mới tập trung được trí tuệ của toàn thể mọi thành viên. Không thể xem
một công sở có sự dân chủ trong điều hành khi ở đó không có sự công khai, khi các
thành viên không nắm được công việc của bản thân cũng như của các bộ phận
khác, khi đó, mỗi bộ phận sẽ không thể đóng góp ý kiến vì sự phát triển chung
trong mỗi kế hoạch vì không hề nắm bắt được thông tin cần thiết vì nhau, thiếu căn
cứ xác đáng để quyết định vấn đề. Hơn nữa, bản thân sự không công khai những
điều cần thiết và tối thiểu như công việc của từng bộ phận cũng đã là một hình thức
của sự thiếu dân chủ trong công sở.
Song song đó, dân chủ hóa trong điều hành là phương thức củng cố sự công khai
tại công sở. trong quá trình bàn bạc, đóng góp cho các vấn đề chung của công sở,
các bộ phận và thành viên sẽ nắm được sâu sắc hơn hoạt động của từng thành viên,
của từng bộ phận, nắm rõ hơn chiều hứong diễn biến của đơn vị mình và toàn công
sở. Khi đó, mức độ công
Vd: tập trung bàn bạc về vấn đề thay đổi nhiệm vụ của một thành viên giúp cho
mọi bộ phận nắm được hướng công việc mới cũng chính là hình thức của công khai
Câu 7: Kỹ thuật điều hành công sở trong giai đoạn hiện nay có đặc điểm gì?
Sự cần thiết của đổi mới kỹ thuật điều hành công sở.
I.

Khái niệm chung về kỹ thuật điều hành công sở.
Kỹ thuật điều hành công sở là phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động, là
biện pháp có tính công nghệ vận dụng, của bộ máy quản lý để giải quyết các

23


công việc liên quan đến chức năng của cơ quan, công sở.
Ví dụ:
Kỹ thuật tổ chức một phòng làm việc.
Kỹ thuật soạn thảo một văn bản.
Kỹ thuật điều hành một cuộc họp.
Kỹ thuật chuẩn bị một chương trình làm việc.
Kỹ thuật truyền đạt một quyết định quản lý
Kỹ thuật giao tiếp,…
II.

Đặc điểm kỹ thuật điều hành công sở trong giai đoạn hiện nay.

1. Kỹ thuật điều hành không ngừng được đổi mới hiện đại hóa nhằm đáp
ứng nhu cầu xử lý thông tin.
Thế kỷ XXI, “siêu thông tin” với tốc độ bão táp đang tác động hầu hết các
lĩnh vực đời sống con người.
 Muốn nhận thức đúng và sử dụng được các thông tin đó thì phải biết cách
xử lý thông tin thích hợp.
Sự bùng nổ thông tin tác động mạnh đến nhiều phương diện trong quản lý
nhà nước, đặc biệt là kỹ thuật điều hành.
 Nếu không xử lý kịp khối lượng khổng lồ thông tin thì sẽ gặp khó khăn và
thậm chí mất phương hướng.
Như vậy:
o Sự gia tăng các dòng thông tin và tính đa dạng của chúng đòi hỏi
phải có những thay đổi trong hoạt động của cơ quan, phải thay đổi
công nghệ để kịp thời xử lý mọi thông tin có liên quan đến các
quyết định trong quản lý.

o Đồng thời hoàn thiện không ngừng các kỹ thuật và công nghệ xử
lý.
Ví dụ:
- Hiện nay, mạng thông tin tại Văn phòng Chính phủ đã đóng vai trò trung tâm
trong hệ thống mạng của các cơ quan hành chính nhà nước. Nhiều ứng dụng đã
phục vụ trực tiếp công tác điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Văn
phòng Chính phủ đã xây dựng một số phần mềm dùng chung và dự án đang được
ứng dụng, triển khai rộng rãi như:
24


+ Hệ thống thư tín điện tử;
+ Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành (www.chinhphu.vn);
+ Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc;
+ Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội;
+ Phòng họp trực tuyến.
+ Nhiều dự án khác
- Hệ thống trung tâm điều khiển mạng MetroNet:
Trung tâm điều khiển mạng MetroNet (hệ thống NOC) có chức năng quản lý, giám
sát các thiết bị CNTT, quản lý giám sát kết nối của các sở ngành quận huyện, các
đơn vị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (các đơn vị được kết nối thành một
mạng máy tính thống nhất trong mạng MetroNet), tạo lập môi trường trao đổi
thông tin tin cậy, kịp thời nhằm hỗ trợ công tác lãnh đạo, phát triển CNTT, tiến tới
gia nhập chính phủ điện tử và nâng cao năng lực quản lý về CNTT, BCVT dựa trên
hạ tầng mạng MetroNet và Megawan.
2. Kỹ thật điều hành ngày càng góp phần cung cấp dịch vụ hành chính cho
người dân và phục vụ cho quản lý nhà nước.
- Nền hành chính cai quản đang dần được bổ sung bằng sự phục vụ người dân,
theo yêu cầu người dân.
- Trình độ dân trí ngày càng cao, tầm nhìn người dân đã thay đổi căn bản.

 Các biện pháp nghiệp vụ thay đổi sao cho:
 Vừa hiệu quả.
 Người dân vừa được thấy tôn trọng thực sự.
Thay đổi một hình thức phục vụ thích hợp chính là tìm những biện pháp kỹ
thuật mới để điều hành công việc hữu hiệu.
Ví dụ:
Số lượng website của sở ban ngành, quận huyện đã được xây dựng và tích hợp trên
HCM Cityweb: 78 website. Các trang Web này không chỉ cung cấp thông tin kinh
tế-xã hội, văn hóa trên địa bàn, tình hình hoạt động của các lĩnh vực kinh tế, văn
25


×