Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.55 KB, 23 trang )

Đề tài:
“ Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết tồn dân ”
I. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí minh, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng cộng sản Việt nam. Toàn bộ cuộc đời của
Người dành cho sự nghiệp cách mạng Việt nam. Trong số các di sản Người để lại
cho dân tộc ta có đại đoàn kết - một tư tưởng nổi bật, bao trùm, xuyên suốt, nhất
quán cả trong tư duy lý luận và thực tiễn của Người
Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tư
tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực lượng đấu
tranh với kẻ thù dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng
của Người. Người đã sử dụng khoảng 2.000 lần cụm từ "đoàn kết", "đại đoàn kết"
trong các văn bản viết. Người ln ln nhận thức đại đồn kết tồn dân tộc là vấn
đề sống cịn, quyết định sự thành cơng của cách mạng.
Sau khi giành được độc lập dân tộc, tại nhiều hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ln ln nhấn mạnh sức mạnh của đoàn kết: "Đoàn kết là sức mạnh, đoàn
kết là thắng lợi".
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đồn kết,
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng!"
Năm 1951, Hồ Chí Minh thay mặt Đảng tun bố trước tồn thể dân tộc nhân
buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam: "Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có
thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc". Như vậy, đoàn kết
toàn dân là một đường lối lãnh đạo của Đảng. Không dừng lại ở việc xác định đại
đoàn kết là mục tiêu, Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn khẳng định nhiệm vụ của tồn
Đảng là giữ gìn sự đồn kết. Trong Di chúc, Người dặn lại chúng ta "Đoàn kết là
một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung
ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đồn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con
ngươi của mắt mình".
Với Hồ Chí Minh, đồn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta,đại
đồn kết dân tộc ln ln được Người nhân thức là vấn đề sống còn của cách
mạng.



1


- Đồn kết khơng phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà tư tưởng đoàn kết là
tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
- Đồn kết quyết định thành cơng cách mạng vì: đoàn kết tạo nên sức mạnh,
là then chốt của thành cơng. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng
đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào một mối thống nhất.Giữa
đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mơ, mức độ của thành cơng.
- Đồn kết phải ln được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng.
Trong những cống hiến to lớn của to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với
cách mạng Việt Nam, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối đạn
đoàn kết dân tộc của Người là một cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị
thực tiễn hết sức quan trọng. Đây là một tư tưởng mang giá trị thời đại không
những với dân tộc Việt Nam mà còn với nhân loại thế giới.
Tư tưởng Đại đồn kết đã trở thành tình cảm, suy nghĩ của mọi người Việt
nam yêu nước, là sợi dây liên kết cả dân tộc và tạo nên sức mạnh to lớn, đưa tới
thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam độc lập
hoàn toàn, đất nước Việt Nam thống nhất trọn vẹn năm 1975.
Tư tưởng Đại đồn kết Hồ Chí Minh, minh chứng rõ rằng : khi nào Đảng ta,
dân tộc ta đoàn kết một lịng, thực hiện triệt để tư tưởng Đại đồn kết của Người,
thì cách mạng lúc đó thuận lợi, thu được nhiều thắng lợi. Ngược lại lúc nào, nơi
nào dân ta vi phạm đoàn kết, xa rời tư tưởng đại đồn kết Hồ Chí Minh, thì lúc đó
nơi đó cách mạng gặp nhiều khó khăn, thậm chí tổn thất.
Trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Cách
mạng nước ta đang trên đường đổi mới , với nhiều thách thức đặt ra. Chỉ có thể huy
động sức mạnh đại đồn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta mới đưa đất nước
tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng văn

minh, dân chủ. Vì vậy, việc hiểu rõ nội dung và vận dụng tư tưởng đại đồn kết Hồ
Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng, có ý
nghĩa hết sức to lớn. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Nội dung tư tưởng Đại
đồn kết dân tộc của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong công cuộc xây dựng đất
nước hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình. Nội dung tư tưởng đại đồn kết dân
tộc của Hồ Chí Minh hay cụ thể là “ Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân”.
II. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1. Mục tiêu:
2


- Tập trung nghiên cứu nội dung tư tưởng Đại đồn kết dân tộc của Hồ Chí
Minh: “ Đại đồn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân”
- Từ đó vận dụng nội dung xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay
2. Nội dung nghiên cứu
2.1 Cơ sở hình thành:
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đại đồn kết dân tộc là một trong những
nhân tố quan trọng nhất đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đồn kết dân tộc được hình thành trên những cơ sở tư tưởng - lý
luận và thực tiễn rất phong phú.
Trước hết đó là tinh thần yêu nước gắn với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết
dân tộc, đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm lịch
sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bền
vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi con người Việt Nam.Tinh
thần, ý thức ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch của cả dân tộc để chiến thắng mọi
thiên tai dịch họa, làm cho đất nước trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân,của khối đại đoàn kết toàn dân tộc của
Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong
trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới. Cơ
sở lý luận quan trọng nhất đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sức

mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc là những quan điểm cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người
sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng trở thành dân tộc, liên minh
công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, đoàn kết dân tộc
phải gắn với đoàn kết quốc tế.
Từ cơ sở sự hình thành của tư tưởng đại đồn kết dân tộc ở Hồ Chí Minh,ta
cùng đi sâu tìm hiểu nội dung “ Đại đồn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân”.
2.2 Nội dung quan điểm “ Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết tồn
dân”
2.2.1 Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân có nội hàm rất rộng, khái niệm
đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết tồn
dân trong suốt tiến trình cách mạng, bao gồm mọi giai cấp, dân tộc, tôn giáo.
3


Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và quan điềm quần chúng,
HCM đã đề cập vấn đề DÂN và NHÂN DÂN một cách rõ ràng, tồn diện, có sức
thuyết phục, thu phục lòng người. Các khái niệm này có một biên độ rất rộng lớn.
HCM thường dùng khái niệm này để chỉ “mọi con dân nước Việt”, “mỗi một người
con rồng cháu tiên”, không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, có tín ngưỡng hay
khơng tín ngưỡng, không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu ngèo. Như vậy, dân và
nhân dân trong TTHCM vừa được hiểu với tư cách là mỗi con người Việt Nam cụ
thể, vừa là tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, với những mối liên hệ cả quá
khứ lẫn hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc
thực chất là đại đoàn kết toàn dân.
Mối con người Việt Nam mang trong tim mình dịng máu u nước đồng thời
tiếp thu và thừa hưởng truyền thống đoàn kết lâu đời của cha ông nhất thiết cần
đoàn kết, liên kết lại với nhau để tạo nên được sức mạnh to lớn của cả một dân tộc.
Với người vấn đề đồn kết khơng chỉ cần thể hiện rõ khi nhin bao quát sức mạnh
của cả quần chúng mà ngay bên trong từng cá nhân cũng cần phải được xây dựng

một cách vững chắc. Cũng như một toà nhà vững chãi thi những viên gạch tạo ra
nó cũng phải hết sức vững bền. Như cha ông ta có câu:
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hịn núi cao”
Hồ Chí Minh thực sự là một con người vĩ đại, có tấm lịng bao la rộng lớn, lo lắng
cho cả dân tộc, trong tim người độc lập, tự do, hạnh phúc, ấm no của nhân dân ln
là nỗi khắc khoải, ln chiếm vị trí quan trọng nhất. Như đã nói ở trên, theo Người,
DÂN là chỉ mỗi người dân Việt Nam cụ thể, từng cá nhân trong xã hội. Ta sẽ đi
làm rõ tư tưởng đoàn kết của Người trên phương diện cá nhân cụ thể này.
Truyền thống yêu nước và đoàn kết thực sự là một truyền thống lâu đời của dân
tộc ta, có lịch sử hàng ngàn năm, được kế thừa và phát huy ngày một lớn mạnh,sâu
sắc, nó thấm vào máu mỗi con dân Việt Nam và tồn tại như một thứ bản năng.
Lịng u nước và tình đồn kết đi song song và hiện hữu trong mỗi người dân
nước Việt, nồng cháy và chan chứa không phân biệt cá nhân đó là ai, thuộc độ tuổi,
giới tính hay giai cấp nào. Nhận thức được điều đó, Người đã khơi dậy tình đồn
kết trong từng cá nhân, chú trọng đẩy mạnh và phát huy tình đồn kết trong mỗi cá
thể bởi một mục tiêu chung là : độc lập, tự do, hạnh phúc cho toàn dân tộc trên cơ
sở tiền đề là lòng yêu nước nồng nàn và khát vọng được tự do,được giải phóng.
Với Người, mỗi con dân Việt Nam đều là con cháu Hồng Lạc, đều là nòi giống
Rồng Tiên, là “ con cháu Hai Bà Trưng, con cháu Lý Thường Kiệt, Trần Hưng
4


Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Nùng Trí Cao” ( Lời kêu gọi đầu năm mới, 1947). Mang
trong mình dịng máu anh hùng với tinh thần đoàn kết bền chặt.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Người đánh thức tình đồn kết trong mỗi người khơng phân biệt độ tuổi.
Người quan tâm, dạy dỗ từ thiếu nhi :
“ Đây là Hồ Chí Minh nói chuyện với các em. Hôm nay các em vui chơi, vui

chơi một cách có đồn kết, có tổ chức. Như thế là tốt lắm. Hôm nay Tết Trung thu
là của các em. Mà cũng là một cuộc biểu tình của các em để tỏ lòng yêu nước và
để ủng hộ nền độc lập” ( Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm trung thu đầu tiên của
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà).
Với thiếu nhi – tương lai của cả nước nhà, tình đồn kết mới chỉ là bước đầu cịn
non nớt và giản đơn nhưng lại là yếu tố hết sức quan trọng, được Người quan tâm,
ưu ái.
Hồ Chí Minh ni dưỡng tinh thần đoàn kết ngay từ thế hệ học sinh :
“Đối riêng với các em lớn , tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh
đuổi bọn thực dân, chúng ta đã dành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le
quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị
bại, vì tất cả quốc dân ta đồn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn
Tổ quốc” ( Thư gửi các học sinh).
Cho đến hôm nay, trong bất kì phịng học của bất kì ngơi trường nào, 5 điều Bác
dạy vẫn còn sáng mãi và đồng hành cùng các em học sinh qua mỗi cấp học và tất
nhiên, trong 5 điều dạy của Bác đoàn kết vẫn là điều khơng thể thiếu.
Người hết sức kì vọng vào Thanh niên, những con người mang trong mình sức trẻ,
sức khoẻ, là hi vọng của cả nước nhà, nắm trong tay chìa khố của cơng cuộc đấu
tranh và xây dựng.
“Các bạn phải thống nhất mặt trận thanh niên, đoàn kết, nêu cao tinh thần tin
tưởng ở sức mạnh dân tộc ” (Lời kêu gọi Thanh niên Nam Bộ).
Cho đến nay, người thanh niên Nguyễn Tất Thành vẫn là tấm gương sáng cho tâng
lớp thanh niên, và một trong những tư tưởng lớn của Ngưịi, tư tưởng đại đồn kết
vẫn được thanh niên chú trọng và tiếp nối không chỉ trong quá trình kháng chiến
5


dành độc lập tự do trong quả khứ mà hiện tại là trong công cuộc xây dựng nước nhà
ngày càng phát triển, hiện đại.
Người động viên tới cả những bô lão tuy đã có tuổi nhưng ý chí chiến đấu thì

vẫn tràn đầy :
“ Hiện nay, nước ta mới tranh lại quyền độc lập tự do, nhưng còn phải qua
nhiều bước khó khăn, để củng cố quyền tự do độc lập đó. Vậy nên quốc dân ta, bất
kì già trẻ, đều phải ra sức gánh một vai ” ( Thư gửi các cụ phụ lão).
Người chú trọng ni dưỡng tình đoàn kết bất kể giai cấp, tầng lớp.
Đối với sinh viên, Người như một người anh, một người chú lớn tận tình quan tâm,
chỉ dạy :
“ Phải chăm lo học hành và gắng thực hiện 5 điều : HĂNG HÁI, HY SINH, BÁC
ÁI, ĐOÀN KẾT, KỶ LUẬT ” ( Lời khuyên sinh viên trường Quân Y).
“ Anh em có nhiều giai cấp, tư tưởng khác nhau, trước hết phải đoàn kết, đồn kết
thật thà. Phải có kỷ luật cả về tinh thần lẫn vật chất. Phải noi gương anh dũng của
anh em binh sĩ hồi khởi nghĩa để làm gương cho các lớp về sau” ( Lời căn dặn học
viên trong lễ khai giảng Trường Võ bị Trần Quốc Toản).
Chiến sĩ – những con người ngày đem vượt khó khăn nguy hiểm, chiến đấu hết
mình bất chấp cả sự sống chết vì tự do, vì sự giải phóng cho tồn dân tộc, những
con người mang trong mình ngọn lửa hừng hực chiến đấu, yêu nước nồng nàn, vốn
dĩ đoàn kết, kỷ luật đã là yếu tố bắt buộc. Nhưng bên cạnh đó họ cịn được hậu
phương ủng hộ và u thương, được cả nước bao bọc, đó là tình đồn kết của toàn
dân tộc theo từng cá thể.
“Các bạn ở tiền tuyến khơng bao giờ cơ độc, vì đã có cả một khối toàn dân
đoàn kết làm hậu thuẫn cho mình. Thắng lợi cuối cùng nhất định về ta … Tơi càng
tin chắc rằng: với một nước đã có những người con hy sinh như thế, anh hùng như
thế, đã có một khối tồn dân đồn kết như thế, nước ta nhất định không bị mất lại
một lần ” ( Gửi các chiến sĩ Nam Bộ và nam phần Trung bộ).
“ Chúng ta người tuy đông, cơ quan tuy nhiều, song từ trên xuống dưới đều
đoàn kết chặt chẽ, đồng cam cộng khổ, như trong một nhà” (Thư gửi các nhân viên
cơ quan chính phủ). “ Anh em viên chức, cũng như tồn thể quốc dân, muốn qua
được bước khó khăn hiện tại, phải biết hy sinh một chút về tinh thần để tham dự
vào công cuộc kiến quốc” (Lời khuyên anh em viên chức). “ Anh em văn hóa với
tri thức là lớp tiên tri tiên giác, càng phải quyết tâm khơng chịu làm nơ lệ. Ngịi bút

6


của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phị chính trừ tà, mà
anh em văn hóa và trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong
công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”
( Gửi anh em văn hoá và tri thức Nam bộ).
Người khơng qn kêu gọi đồn kết ngay cà trong từng người cơng nhân
viên, trí thức,những cá nhân này cùng cần hết sức đoàn kết, là một bộ phận của
toàn dân tộc.
Nước ta là nước thuần nông, người nông nhân chiếm đa số. Vậy nên việc hun
đúc trong mỗi người nông dân tình đồn kết là cơng việc có tầm quan trọng vô
cùng lớn. Với người nông dân, Bác như một người bạn hiền, được mọi người hết
mực tôn trọng và tin tưởng, Bác coi trọng cũng như hết sức ân cần và thương yêu
những người nông dân chân lấm tay bùn, bị áp bức bóc lột nặng nề, Bác kêu gọi
mỗi người dân hay mạnh mẽ hãy đứng lên đấu tranh dành độc lập, mà việc đấu
tranh này là phải đồng tâm đồng lịng, đồn kết giữa mỗi người với nhau và nhất là
đối với những người chiến sĩ.
“ Vì cứu quốc, các chiến sĩ đấu tranh ở ngoài mặt trận, vì kiến quốc, nhà nơng
phấn đấu ngồi đồng ruộng. Chiến sĩ ra sức giữ gìn nước non. Nhà nơng ra sức
giúp đỡ chiến sĩ. Hai bên công việc khác nhau, nhưng thật ra là hợp tác. Cho nên
hai bên đều có cơng với dân tộc, đều là anh hùng” ( Gửi nơng gia Việt Nam).
Với người, việc đồn kết là của mọi con dân Việt Nam, dù cho là có tín ngưỡng.
tơn giáo hay thuộc các dân tộc khác nhau.
Người khá chú trọng và quan tâm tới những dồng bào công giáo, người cho rằng
cuộc cách mạng và đấu tranh của dân tộc ta cũng là theo công cuộc giải phóng con
ngưịi của Chúa. Nếu đã cùng chí hướng, cùng con đường thi đoàn kết trong mỗi
con chiêm và với toàn dân tộc là điều tất yếu được củng cố.
“Hiện nay tồn quốc đồng bào ta, cơng giáo và ngoại cơng giáo, đều đồn kết
chặt chẽ, nhất trí đồng tâm như con một nhà, ra sức tranh đấu để giữ gìn nền độc

lập của Tổ quốc! Ngồi sa trường thì xương máu của chiến sĩ cơng giáo và ngoại
cơng giáo đã xây nên một bức thành kiên cố vĩ đại để cản lại kẻ thù chung là bọn
thực dân Tây. Ở khắp nước, thì đồng bào cơng giáo và ngoại công giáo đương đem
cả lực lượng giúp vào cuộc kháng chiến và kiến quốc!” ( Thư gửi các vị linh mục
và đồng bào công giáo Việt Nam).
Thêm nữa, việc cổ động sự tham gia vào khối đại đoàn kết của bộ phận các dân
tộc thiểu số cũng được ngưòi chú trọng.
“ Tôi chắc đồng bào Thượng du đều ra sức đoàn kết chuẩn bị tham gia giết
giặc cứu nước để giữ vững quyền thống nhất độc lập của Tổ quốc. Việc dìu dắt
7


đồng bào Thượng du, tơi trơng cậy lịng ái quốc và cự hăng hái của các vị lang
đạo” ( Thư gửi đồng bào thiểu số Thanh Hố).
Hồ Chí Minh khơng coi “dân”, “nhân dân” là một khối đồng nhất, mà là một
cộng đồng, bao gồm nhiều dân tộc, giai cấp, tầng lớp. Các nhóm xã hội ấy có lợi
ích chung và lợi ích riêng, có vai trị và thái độ khác nhau đối với sự phát triển xã
hội và cách mạng. Cơng nhân, nơng dân và trí thức ln ln được Hồ Chí Minh
coi là lực lượng cách mạng to lớn nhất, là nền tảng của khối đoàn kết dân tộc, đoàn
kết toàn dân. Điều này được thể hiện rõ trong các bài nói và viết của Người, trong
Chính cương, Điều lệ, trong các văn kiện của Đảng do Người chỉ đạo xây dựng
nên, như trong Chính cương của Đảng lao động Việt Nam (tháng 2-1951) đã ghi rõ:
“Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa là chính quyền dân chủ
nhân dân nghĩa là công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức,
tư sản dân tộc và các thân sĩ (địa chủ) yêu nước tiến bộ; những tầng lớp nhân dân
ấy chuyên chính với đế quốc xâm lược và bọn phản quốc, cho nên nội dung chính
quyền đó là nhân dân dân chủ chun chính. Chính quyền đó dựa vào mặt trận dân
tộc thống nhất, lấy liên minh công nhân, nông dân lao động, trí thức làm nền tảng,
do giai cấp cơng nhân lãnh đạo”
Qua phân tích, ta dễ dàng nhận thấy, Hồ Chủ Tịch hết sức coi trọng và nhấn

mạnh tình đồn kết tên phương diện mỗi cá nhân, mỗi con dân Việt Nam cụ thể.
Người kêu gọi lòng yêu nước từ mỗi cá nhân, không kể tuổi tác, tầng lớp, giai cấp,
dân tộc về cùng một khối thống nhất tạo nên sức mạnh để chiến thắng, giành độc
lập tự do cho dân tộc.

Sớm nhận ra nguyên nhân sâu xa thất bại từ những cuộc đấu tranh cứu nước
của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là cả nước đã khơng đồn kết được
thành một khối thơng nhất. Người thấy rằng, muốn đưa cách mạng đến thành công
phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành
công xã hội mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết
toàn dân tộc, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc.
Nói đại đồn kết dân tộc cũng có nghĩa là phải tập hợp được tất cả mọi người
dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Theo ý nghĩa đó, nội hàm khái niệm
đại đồn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, nó bao gồm nhiều tầng,
nấc, nhiều cấp độ các quan hệ liên kết qua lại giữa các thành viên, các bộ phận, các
lực lượng xã hội của dân tộc từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài, từ
trên xuống dưới…Người mong muốn các lực lượng như cơng nhân, nơng dân, trí
thức, tiểu tư sản; mọi thành phần bao gồm già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo; mọi bộ
phận các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi người “DÂN”,
8


“NHÂN DÂN” Việt Nam phải cùng được tập hợp, đoàn kết lại trong khối đại đồn
kết tồn dân.
Hồ Chí Minh cho rằng: Đại đồn kết dân tộc khơng chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ
hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì,
đại đồn kết dân tộc chính là sự nghiệp của quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức
tỉnh, tập hợp đồn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vơ địch trong cuộc đấu tranh
vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.
Người đã nhiều lần nói:

“ Đồn kết của ta khơng những rộng rãi mà cịn đồn kết lâu dài …Ta đồn kết
để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta cịn phải đồn kết để xây
dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có lịng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân
thì ta đồn kết với họ ”.
Từ “ Ta ” ở đây là chủ thể, vừa là Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, vừa là
mọi người dân Việt Nam nói chung.
Trong bài thơ “Hãy yêu thương nhau cùng nhau đoàn kết” , được viết ngày
23/08/1925 tại Quảng Châu, Người kêu gọi tinh thần đại đoàn kết mọi tầng lớp
nhân dân nhằm tuyên truyền vận động cách mạng :
“ Hãy yêu thương nhau cùng nhau đồn kết
Hãy lắng nghe câu hát đáy lịng tơi
Kẻ khơng đồn kết cũng như chim lạc đàn
Chóng hoặc chày rồi sẽ trúng tên
Vì đơn độc sẽ làm mồi cho hiểm hoạ
Từ kết đồn hạnh phúc sẽ sinh sơi”…
Trong bài thơ “ Mười chính sách của Việt Minh”, sau khi tuyên truyền nội
dung đánh Tây, đánh Nhật, xây dựng đất nước tự do độc lập, các chính sách
quyền lợi cho dân cày, công nhân, thương nhân, thanh niên phụ nữ, trẻ em …
Cuối bài Người đã tổng kết thành một bài học bằng 2 câu lục bát:
“ Xin ai nên nhớ chữ đồng
Đồng tình, đồng sức đồng lịng, đồng minh”
Nội dung kêu gọi đồn kết được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết liền mạch. Khi có dịp
thuận tiện là Người tuyên truyền ngay. Từ kêu gọi tuyên truyền trực tiếp đến
những ví von về sức mạnh của đồn kết, Bác mong muốn mọi người dân thấm
nhuần tư tưởng đoàn kết một cách sâu sắc và thường xuyên ; để từ đó, biến thành
sức mạnh lực lượng vật chất trong hành động nhằm chiến thắng kẻ thù, giải phóng
dân tộc. Trong bài “Thơ đề tranh cổ động Báo Việt Nam Độc Lập” – đăng báo
“Việt Nam Độc Lập” số 103, ngày 21/08/1941, Bác viết :
9



“ Việt Nam ĐộcLập” thổi kèn loa
Kêu gọi dân ta trẻ lẫn già
Đoàn kết vững bền như khối sắt
Để cùng nhau cứu nước Nam ta”
Cùng nhau đoàn kết để mà đấu tranh”
Đặc biệt trong bài thơ “ Lịch sử nước ta ” Người đã ra sức diễn đạt thất tốt thật
nhiều những nội dung đoàn kết, để ai cũng biết, cũng hiểu và tổ chức hành động.
Khi nhân dân ta bước vào trận chiến với Pháp – Nhật, Bác kêu gọi :
Người chúng ít, người mình đơng
dân ta chỉ cốt đồng lòng là nên !
hỡi ai con cháu Rồng Tiên
Mau mau đoàn kết vững bề cùng nhau
Bất kỳ nam nữ nghèo giàu
Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn”
Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, trong q trình xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa
mối quan hệ giai cấp-dân tộc để tập hợp lực lượng, khơng được phép bỏ sót một
lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lịng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ
quốc, không là việt gian, không phản bội lại quyền lợi của dân chúng là được. Với
tinh thần đồn kết rộng rãi như vậy, Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc xây
dựng khối đại đoàn kết tồn dân trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, từ
cách mạng giải phóng dân tộc tới cách mạng dân chủ nhân dân và từ cách mạng
dân chủ nhân dân tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta có thể thấy trong
từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng thực tiễn chỉ đạo chính sách đại đồn kết tồn
dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giữa năm 1929 đến đầu năm 1930 ở Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản.
Tuy cùng mục tiêu hoạt động nhưng họ lại công kích lẫn nhau gây mất đồn kết
nghiêm trọng, cản đường phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam. Trong lúc
đó chính Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đứng ra thống nhất ba tổ chức này và thành

lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò là hạt nhân quy tụ sức mạnh đại đồn
kết dân tộc.
Hồ Chí Minh cho rằng đoàn kết đoàn kết toàn dân tộc phải trở thành sức mạnh
vật chất, một lực lượng mạnh có tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhấtmột sáng tạo, cống hiến lớn của Người. Trải qua nhiều giai đoạn, thời kỳ Mặt trận
lại có những thay đổi cho phù hợp với nhiệm vụ giai đoạn:
10


Ngày 28/1/1941 ngay sau khi ở nước ngoài về tới Cao Bằng Người cùng Đảng
ta tiến hành thực hiện đoàn kết toàn dân, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất vào
ngày 19/5/1941, Hội Việt nam độc lập đồng minh (gọi tắt là mặt trận Việt minh )
được thành lập. Về thành phần, Mặt trận Việt Minh bao gồm những người yêu
nước trong công nhân, nông dân và những người yêu nước trong các tầng lớp nhân
dân lao động khác; mặt trận này do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo. Trong tun ngơn
của mình Việt Minh tun bố rõ ràng: "Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các
giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, khơng phân
biệt tơn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng
và sinh tồn".
Tiếp đến trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc 1945 - 1954, mặt trận dân tộc
thống nhất tiếp tục được củng cố và mở rộng. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam đã
ra đời, thực hiện sự đoàn kết quốc dân để làm cho nước Việt Nam được độc lập,
thống nhất, dân chủ, phú cường. Hội ra đời tạo điều kiện mới để đoàn kết và tranh
thủ những ai có thể tranh thủ được nhằm thống nhất lực lượng quốc gia dân tộc,
chống chia rẽ.
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 nước Việt nam
mới ra đời, với cương vị Chủ tịch nước chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ
ngày 03/09/1945, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ đại đồn kết tồn dân, trong đó có đoàn
kết Lương - Giáo là một trong 6 vấn đề cấp bách mà Chính phủ cách mạng phải tập
trung thực hiện nhằm giữ vững thành quả cách mạng, phát triển chế độ dân chủ
nhân dân.

Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, Hồ Chí Minh đã giương cao
ngọn cờ “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” và chiến lược đại đoàn kết dân tộc
để đẩy mạnh cuộc cách mạng ở miền Nam, thống nhất đất nước. Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam đã ra đời, kế tục sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Liên Việt.
Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã được thành lập nhằm
tạo điều kiện để mở rộng khối đoàn kết dân tộc dưới ngọn cờ của Mặt trận. Đầu
năm 1968, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hịa bình miền Nam Việt
Nam ra đời. Đây là một tổ chức thích hợp để thu hút các tầng lớp trung gian và
thượng lưu ở thành thị miền Nam vào khối đại đoàn kết dân tộc chống Mỹ cứu
nước.
Trải qua hơn 20 năm chiến đấu, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã
thắng lợi hồn tồn. Non sơng đã thu về một mối. Năm 1976, các tổ chức Mặt trận
trong cả nước đã được thống nhất lại thành một mặt trận chung lấy tên là Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, thực hiện sứ mạng đại đoàn kết dân tộc, cùng nhau xây dựng lại
đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, làm cho Việt Nam thành một quốc
gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Sau khi cách mạng thành công, nhà nước của dân, do dân tộc và vì dân tộc
được thành lập, chiến lược đại đoàn kết quốc gia dân tộc không chỉ được thực thi
11


bằng cách tập hợp lực lượng quần chúng rộng rãi, phong phú về nội dung và hình
thức tổ chức, mà còn phải liên hiệp quốc dân ở trong Quốc hội, cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân, cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Hồ Chí Minh đề xuất và tổ
chức thành cơng Quốc dân đại hội Tân Trào, lập ra Ủy ban Giải phóng Dân tộc
tháng 8 năm 1945 trong đêm trước cuộc Tổng khởi nghĩa, đặc biệt là tổ chức cuộc
Tổng tuyển cử toàn dân vào tháng 1 năm 1946, để bầu ra quốc hội đầu tiên của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội của độc lập dân tộc, thống nhất đất
nước và của đại đoàn kết toàn dân, và Quốc hội đã lập chính phủ nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hịa là một chính phủ chung của cả dân tộc chứ khơng phải là chính
phủ riêng của một đảng phái, một giai cấp nào. Đây cũng là một điển hình thành
cơng sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong tổ chức nhà nước
pháp quyền của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc, là một bài học vô cùng quý báu
của việc thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực
xây dựng, tổ chức nhà nước
Có thể nói Hồ Chí Minh đã thực thi thắng lợi chiến lược đại đoàn kết dân
tộc do Đảng Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất chính vì Người đã thành công
trong việc sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một đảng đạo đức
và văn minh, một “Đảng hiện thân cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc,
một đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động,
của dân tộc Việt Nam”.
2.2.2 Muốn thực hiện đại đồn kết tồn dân thì phải kế thừa truyền
thống u nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lịng khoan
dung, độ lượng với con người. Xác định khối đại đồn kết là liên minh cơng
nơng, trí thức. Tin vào nhân dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân .
Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân
nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này đã được hình thành, củng cố và
phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cả dân
tộc.
Nhân dân ta từ ngàn xưa đã có câu “ Lá lành đùm lá rách”. Câu tục ngữ là một
bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau mà ông cha ta
vẫn luôn căn dặn nhắc nhở con cháu phải biết đoàn đùm bọc lẫn nhau, tương thân
tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn họa nạn. Tiếp nối truyền thống ấy ở thời phong
kiến chúng ta có tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong Cáo Bình Ngơ đã viết:
“Lấy đại nghĩa thắng hung tàn. Lấy chí nhân thay cường bạo”
Và tư tưởng này cũng đã trở thành tư tưởng nhân nghĩa tiêu biểu của dân tộc. Nó là
sự hội tụ những tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc truyền lại, rồi tiếp tục lưu chảy
trong truyền thống nhân nghĩa của người Việt Nam sau này.


12


Trong kho tàng dân gian Việt Nam chúng ta có câu chuyện vẫn luôn được nhắc đến
như một bài học về tình đồn kết “Câu chuyện bó đũa”. Câu chuyện đã chỉ ra bài
học: “Một chiếc đũa có thể bị bẻ gẫy một cách dễ dàng. Nhưng một bó đũa khó mà
tay khơng bẻ gãy được” , ám chỉ rằng đoàn kết mang lại sức mạnh.
Lật giở lại những trang lịch sử hào hùng của dân tộc ta cũng sẽ thấy trong đó
nhân dân ta đã cùng đồn kết hợp lực đánh đuổi quân Nam Hán, ba lần đánh bại
quân Ngun Mơng, đồn kết bên nhau chống phong kiến phương Bắc hàng nghìn
năm. Đó chính là bằng chứng hùng hồn về sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết “ Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào nhân dân ta
đồn kết mn người như một thì đất nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào nhân
dân ta khơng đồn kết thì bị nước ngồi xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết,
đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi...”.
Sở dĩ nhân dân ta có thể cùng nhau đồn kết vượt qua mọi kẻ thù trong suốt hàng
nghìn năm qua là vì chúng ta cùng chung một lịng yêu nước. Từ xưa đến nay ta
vẫn luôn thấy được giá trị to lớn của truyền thống yêu nước qua rất nhiều thời đại
và thế hệ dân tộc Việt Nam. Nó được truyền từ đời này sang đời khác từ thời các
Vua Hùng dựng nước; tới Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung …Với tấm lòng yêu nước của mình các vị anh hùng dân tộc này đã hiệu triệu
được hàng nghìn tấm lịng u nước từ nhân dân để chiến thắng quân xâm lược viết
nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn ra
điều này và Người từng khẳng định rằng :
“ Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sơi
nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn (đồn kết), nó lướt qua mọi
sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ”
Trong những gian lao khó khăn hay khi có ngoại xâm tồn thể nhân dân Việt
Nam ta đã cùng yêu thương, đùm bọc nhau lẫn nhau, cùng đoàn kết giúp đỡ nhau,
cùng nhau chiến đấu vượt qua. Có thể thấy rằng truyền thống u nước - nhân

nghĩa - đồn kết chính là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và
chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân
tộc được giữ vững. Bởi vậy theo như tư tưởng của Hồ Chí Minh muốn xây dựng
đại đoàn kết toàn dân, thực hiện mục tiêu giải phóng sau này ta phải kế thừa truyền
thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết, dùng cội nguồn sức mạnh vô địch ấy để
giành lại độc lập cho đất nước.
Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải có lịng khoan dung, độ lượng với con
người. Người chỉ rõ trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu
điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu. Cho nên vì lợi ích của cuộc cách mạng, cần
13


phải có lịng khoan dung độ lượng , trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con
người. Người viết:
“ Sơng to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và
sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ.
Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn”
Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 3-5-1946 Bác viết:
“ Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam.
Sơng có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lý đó khơng bao giờ thay đổi!
Tơi khun đồng bào đồn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón
ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại ở nơi bàn tay.Trong mấy triệu
người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi
của tổ tiên ta. Vì vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con
Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lịng ái quốc. Đối với những đồng bào
lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành
đồn kết, có đại đồn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang ”
Hình tượng năm ngón tay với ngón dài ngón ngắn nhưng đều cùng thuộc về một
bàn tay được người sử dụng rất khéo léo để nói lên sự cần thiết phải thực hiện đại
đoàn kết. Người nhắc nhở nhân dân đều cùng nguồn gốc con cháu Lạc Hồng đều có

lịng ái quốc dù ít hay nhiều nên cần khoan dung, độ lượng với nhau cùng xây dựng
đại đoàn kết, cùng xây dựng tương lai vẻ vang.
Lịng khoan dung độ lượng ở Hồ Chí Minh không phải là một sách lược nhất
thời , một thủ đoạn chính trị mà chính là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân
ái, bao dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc cách mạng mà Người suốt đời
theo đuổi. Đó là một tư tưởng nhất quán, được thể hiện trong đường lối chính sách
của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ và những người nhất thời
lầm lạc biết hối cải. Người tuyên bố: “ Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hịa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây
giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ ”. Người tha thiết kêu gọi tất cả những ai
có lịng u nước, khơng phân biệt tầng lớp, tín ngưỡng, chính kiến và trước đây đã
từng đứng về phe nào, hãy cùng nhau đoàn kết toàn dân.
Trong thư gửi các linh mục và đồng bào công giáo Việt Nam ngày 25-121945, Hồ Chủ Tịch viết:
“ Trong lịch sử Việt Nam ta, lần này là lần đầu mà đồng bào công giáo ta
làm lễ Nô-en một cách vui vẻ sung sướng trong nước Việt Nam độc lập tự do.
Người tin rằng: “ Đồng bào cơng giáo quyết một lịng với nhân dân tồn quốc để
giữ vững nền tự do độc lập đó ”
14


Gửi thư cho Hội Phật tử Việt Nam ngày 30-8-1947, Người cảm ơn sự đóng
góp của đồng bào phật tử trong cuộc kháng chiến cứu nước và mong đồng bào
đoàn kết, cố gắng thêm, cố gắng mãi cho đến ngày trường kỳ kháng chiến thắng
lợi, thống nhất và độc lập thành công.
Gặp gỡ Việt kiều ở Pháp năm 1946, Bác căn dặn mọi người đoàn kết, giúp
nhau tiến bộ, cố gắng học một nghề gì có ích để phục vụ dân tộc.
Để thực hiện được đoàn kết, Chủ Tịch Hồ Chí Minh cịn căn dặn: Cần xóa bỏ
hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ lẫn nhau tiến bộ để
phục vụ nhân dân. Người cho rằng, trong mỗi con người Việt Nam, “ ai cũng có ít
hay nhiều tấm lịng u nước ” tiềm ẩn bên trong. Tấm lịng u nước đó có khi bị

bụi rậm che mờ, chỉ cần làm thức tỉnh lương tri con người thì lịng u nước đó lại
bộc lộ. Chủ Tịch Hồ Chí Minh mang trong mình phẩm chất khoan dung độ, lượng
với niềm tin vào sự hướng thiện của con người, đã tập hợp được một đội ngũ tri
thức rộng lớn sẵn sàng từ bỏ vinh hoa phú quý cá nhân để đến với cách mạng và
phụng sự dân tộc hết mình như các chí sĩ: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Bùi
Bằng Đồn, Phạm Văn Hịe, những nhà khoa học lớn như Trần Đại Nghĩa, Tôn
Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch, Tạ Quang Bửu và cả một số người
đã từng có thời kỳ giữ những trọng trách của chính quyền đối lập. Và sau này đội
ngũ trí thức, nhà khoa học này đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của cơng cuộc
kháng chiến giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Để thực hành đoàn kết rộng rãi, cần có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ Chí Minh,
yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên
tắc tối cao được tiếp nối truyền thống dân tộc “ nước lấy dân làm gốc” , “chở
thuyền và lật thuyền cũng là dân” và quán triệt sâu sắc nguyên lý mácxít “cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng”.
Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, Bác viết:
“Đồng bào Kinh hay Thổ (hiện nay gọi là Tày - NV), Mường hay Mán (hiện nay
gọi là Dao - NV), Gia Rai hay Ê Đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc khác đều
là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt, chúng ta sống chết có nhau, sướng
khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sơng có thể cạn, núi có thể mịn, nhưng lịng
đồn kết của chúng ta khơng bao giờ giảm bớt”
Trong thư chúc Tết kiều bào 1946 Người viết:

15


"Tổ quốc và Chính phủ cũng ln ln nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ
thương nhớ những người con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa
một nhà".
Ở bất cứ đâu Người ln nhớ và dành tình thương yêu của mình đối với đồng bào

dân tộc thiểu số và các kiều bào nước ngoài.
Theo Hồ Chí Minh dân là chỗ dựa vững chắc, là nguồn sức mạnh vơ địch, là
nền, gốc của khối đại đồn kết dân tộc. DÂN là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là
nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đồn kết. Người từng nói: “ Trong
bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng
đồn kết của nhân dân”. Sự đồn kết của nhân dân là lực lượng vơ địch, dân khí
mạnh thì qn lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi. “Sự đồng tâm của
đồng bào đúc thành một bức tượng đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn
xảo quyệt đến mức nào đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”.
Khối đại đồn kết phải xác định DÂN là nền, gốc và là chủ thể của Mặt trận.Về
điều này Người chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân
dân, mà đại đa số nhân dân công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao
động khác. Đó là nền gốc của đại đồn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của
cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, cịn phải đồn kết phải đoàn kết các tầng lớp
nhân dân khác”.
Người cho rằng: liên minh cơng nơng- lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại
đoàn kết toàn dân, nền tảng được củng cố vững chắc thì khối đại đồn kết dân tộc
càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại
đồn kết dân tộc. Ở vai trò lãnh đạo và lực lượng cách mạng đơng đảo nhất trong
dân cư, Hồ Chí Minh xác định: “Chỉ có giai cấp cơng nhân lãnh đạo thì nơng dân
mới được giải phóng. Cũng chỉ có thắt chặt liên minh với nơng dân thì giai cấp
cơng nhân mới lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi. Cho nên công nhân phải chăm
chú đến vấn đề nông dân, phải củng cố công nông liên minh”. Người cũng chỉ rõ:
“Nông dân, cơng nhân, lao động trí óc đều phải dựa vào nhau. Nơng dân khơng có
sự giúp đỡ của cơng nhân thì khơng được. Cơng nhân khơng có nơng dân cũng
khơng được…Lao động trí óc khơng có cơng nhân, nơng dân cũng không được”.
3. Vận dụng nội dung tư tưởng đại đồn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trong
thời đại ngày nay
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu chính là xây dựng và phát triển nền kinh tế trên

cơ sở khối đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
16


Động lực chính của q trình phát triển kinh tế xã hội được xác định là khối
đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo định nghĩa, động lực là cái thúc đẩy làm cho phát
triển, là tất cả những yếu tố, nhân tố có tác dụng chi phối, thúc đẩy con người suy
nghĩ, hành động một cách tự giác. Vì vậy việc xác định được nguồn động lực chính
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội. Với ý nghĩa đó,
đại đồn kết tồn dân tộc được xem như là một trong những động lực chủ yếu, cơ
bản của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc
trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam,
là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm
thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh nội sinh của dân tộc, là một trong những
nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, bởi nhờ đó mà
huy động, tập hợp, nhân lên được sức dân, trí dân, lịng dân, hình thành sức mạnh to
lớn của toàn dân tộc chiến thắng mọi khó khăn, thử thách. Lịch sử hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc là minh chứng hùng hồn, đầy sức thuyết phục
cho chân lý này.
Nên, trong giai đoạn hiện nay khi công cuộc đổi mới đất nước đã phát triển
đến đỉnh cao thì yêu cầu “ phát huy sức mạnh toàn dân tộc” càng được đặt ra một
cách bức thiết. Vận dụng nội dung tư tưởng đại đồn kết dân tộc của Hồ Chí Minh “
Đại đồn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân ” ta phải:
3.1 Tạo sức mạnh tập hợp đại đoàn kết tồn dân
Nhìn ra thế giới, ta nghiệm thấy rằng tài nguyên lớn nhất cho mọi quốc gia
chính là tài nguyên con người. Nếu quy tụ được sức người, thì nhiều nguồn lực khác

cũng có thể được quy tụ. Con người mà khơng quy tụ thì mọi nguồn lực khác cũng rơi
rụng.
Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa, để
khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao ý chí tự cường dân tộc, trong chính sách
đại đồn kết, phải chú ý phát huy tính năng động. sáng tạo của mỗi người, mỗi bộ
phận để mọi việc từ lãnh đạo, quản lý, đến sản xuất kinh doanh, học tập và lao động
đều có năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Muốn vậy phải chú trọng chăm
lo xây dựng và phát triển nguồn lực con người trên cơ sở xây dựng đội ngũ nhân lực
có trình độ cao, có tinh thần yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế chân chính, có lối
sống đạo đức cách mạng trong sáng. Phải phát huy dân chủ và tạo môi trường thuận
lợi để họ đóng góp sức mình cho Tổ quốc.
17


Mở rộng tập hợp các lực lượng trong xã hội tạo sức mạnh đồn kết. Đó là
đồn kết các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo, các thành phần kinh tế... khác nhau
trong một chỉnh thể chung thống nhất là lợi ích quốc gia.
Về đồn kết giai cấp, cần thực hiện đồn kết giai cấp cơng nhân với giai cấp
nơng dân, đội ngũ trí thức, tầng lớp doanh nhân, tiểu chủ, phụ nữ, thanh niên, cựu
chiến binh, người cao tuổi... trên cơ sở xoá bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt
đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp. Mọi giai cấp, tầng lớp đều được tôn trọng
và tạo điều kiện để phát triển, cống hiến.
Về đoàn kết dân tộc, đó là dù dân tộc đa số hay thiểu số đều phải được tơn
trọng, bình đẳng, đồn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực
hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Về đồn kết tơn giáo, đó chính là việc đồn kết đồng bào theo các tôn giáo
khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào khơng theo tơn giáo. Cần thực hiện
nhất qn chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tơn giáo bình thường theo pháp

luật.
Về đồn kết các thành phần kinh tế, đó là việc đồn kết các thành phần kinh
tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn
đầu tư nước ngồi. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều phải được
coi là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh
lành mạnh.
Về đoàn kết đồng bào trong nước với đồng bào định cư ở nước ngoài, xác
định đồng bào định cư ở nước ngồi là bộ phận khơng tách rời và là một nguồn lực
của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan
hệ hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Cần tăng cường công
tác thơng tin về tình hình đất nước, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
đến với cộng đồng này. Có chính sách thu hút người Việt Nam, nhất là trí thức Việt
Nam đang học tập, sinh sống ở nước ngồi hướng về q hương, góp phần xây
dựng q hương.
Việc mở rộng tập hợp, đoàn kết các lực lượng xã hội không chỉ đơn thuần là
việc mở rộng về mặt số lượng các giai tầng, thành phần mà quan trọng hơn cả là
18


việc nâng cao tính cố kết nhân tâm, thống nhất trí nguyện, “độ sâu” trong quan hệ
giữa các giai tầng trên cơ sở mục tiêu chung của dân tộc, hay nói cách khác là nâng
cao tính ổn định vững chắc của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các giai cấp, tầng
lớp, dân tộc, thành phần kinh tế... trong xã hội cũng cần nhận thức được rằng đoàn
kết là chiến lược cách mạng vì mục tiêu chung của đất nước chứ khơng nhằm mục
tiêu phục vụ lợi ích cho một giai cấp, tầng lớp, dân tộc, thành phần kinh tế nào. Có
vậy mới khơi dậy được sức mạnh của tồn dân tộc thực hiện thành công công cuộc
đổi mới đất nước.
3.2 Kết hợp với hợp tác quốc tế
3.2.1 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong giai đoạn hiện

nay, đoàn kết dân tộc phải kết hợp hợp tác quốc tế.
Cụ thể là :
- Tiếp thu công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến phát triển kinh tế
- Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm và cách thức quản lý tiên tiến
của các nước trên thế giới
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Bước vào thiên niên kỷ thứ ba, khoa học kỹ thuật đã trở thành yếu tố cốt tử của sự
phát triển, là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu. Điều này phản
ánh rõ trong việc hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển khoa học kỹ
thuật và kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Từ những nước có nền kinh tế hiện
đại đứng hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật, Pháp …cho đến những nước có nền
kinh tế chậm phát triển và lạc hậu như Lào, Campuchia, một số nước Trung
Đơng…đều có quan điểm: “ Sự phát triển khoa học và kỹ thuật là một phương
hướng quan trọng mới, có tính quyết định trong việc phát triển kinh tế quốc gia…”.
Đối với Việt Nam hiện nay khi đang ở trong giai đoạn công nghiệp hóa-hiện đại
hóa thì đây khơng chỉ là q trình mang tính tất yếu mà đó cịn là một địi hỏi bức
thiết. Hơn nữa, vốn là một nước nghèo bị chiến tranh tàn phá nhiều năm, muốn
khôi phục và phát triển nền kinh tế bắt kịp các nước trong khu vực, trên thế giới,
Việt Nam cần áp dụng và phát huy một cách sáng tạo những kỹ thuật, công nghệ
hiện đại hơn nữa vào công cuộc xây dựng đất nước.
So với các nước đã phát triển trong khu vực và trên thế giới thì Việt nam
chúng ta là người đi sau. Vậy nên việc tiếp thu học tập những kinh nghiệm của các
nước đi trước là cần thiết. Điều này sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề một cách
hiệu quả. Chúng ta phải biết ứng dụng những kinh nghiệm thành cơng đã có ở
những nước có giai đoạn phát triển giống ta, trên cơ sở phù hợp với môi trường
19


hoàn cảnh nước ta. Phải biết rút ra kinh nghiệm từ những thất bại của người đi
trước tránh mắc những sai lầm tương tự.

Hiện nay một trong những khó khăn của nước ta là thiếu vốn để xây dựng hạ
tầng phát triển kinh tế. Vì vậy việc thu hút vốn đầu tư là rất có lợi cho ta. Vốn nước
ngồi sẽ bổ sung nguồn vốn trong nước, giúp nền kinh tế trong nước tăng trưởng
nhanh hơn. Qua đó chúng ta có thể tiếp thu được cơng nghệ và bí quyết quản lý
kinh doanh của những cơng ty lớn đã có kinh nghiệm phát triển trong nhiều năm.
Ngồi ra nó cịn làm tăng số lượng việc làm tạo nguồn thu ngân sách lớn (thuế) cho
đất nước.
3.2.2 Phải thực hiện trên cơ sở tự chủ, độc lập, giữ vững niềm tin vào nền độc
lập đất nước
Trong giai đoạn hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một địi hỏi
khơng thể né tránh với các nước. Đây là con đường đi phù hợp với xu thế tồn cầu
hóa, cho phép các nước tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi mà q
trình tồn cầu hóa tạo ra để phát triển. Tuy nhiên tồn cầu hóa cũng gây ra nhiều
khó khăn, thách thức lớn cho tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển trong
đó có Việt Nam ta. Bên cạnh những thuận lợi chúng ta cũng gặp phải khơng ít tác
động tiêu cực của q trình này.Vì vậy nó địi hỏi ở mỗi đất nước phải có sự độc lập
tự chủ trong nền kinh tế. Nền kinh tế tự chủ được hiểu là nền kinh tế có khả năng
thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước
những biến động đó ; trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì
được các hoạt động bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực cho các mục tiêu an
ninh, quốc phòng của đất nước.
Ví dụ như những việc làm cụ thể đã nêu phía trên: tiếp thu khoa học kỹ thuật
tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hay thu hút đầu tư nước ngoài đều phải được thực
hiện trên cơ sở độc lập tự chủ. Tiếp thu khoa học kỹ thuật phải vận dụng sáng tạo,
từ đó phát triển hơn nữa nền khoa hoc trong nước.Học tập theo kinh nghiệm quản lý
của các nước khác phải cân nhắc vận dụng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử
cụ thể tránh sao chép rập khn máy móc. Thu hút vốn đầu tư khơng phải là càng
nhiều càng tốt mà phải có kiểm sốt về chất lượng, có khơng ít bài học về việc nền
kinh tế chính trị bị chi phối, làm khuynh đảo do nguồn vốn từ các tập đồn có thế
lực hùng mạnh.

Vậy nên trong giai đoạn hiện nay việc xây dựng và phát triển kinh tế phải trên cơ sở
độc lập tự chủ, đặc biệt phải luôn giữ vững niềm tin vào nền độc lập của dân tộc ta.

20


III. Kết luận
Qua phân tích có thể thấy nội dung tư tưởng đại đoàn kết dân tộc: “ Đại đoàn
kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân ” là một luận điểm có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ kinh nghiệm đấu tranh trên thế giới, từ
truyền thống dân tộc, sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã
định hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là dùng sức mạnh của khối
đại đoàn kết toàn dân nền tảng là liên minh công-nông-tri thức để chiến đấu chống
lại mọi kẻ thù. Điều này đã được chứng minh tính đúng đắn qua thực tiễn hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chồng Mỹ của dân tộc. Và 65 sau đó, ngày hôm nay giá
trị tư tưởng này của Người vẫn cịn ngun đó. Vân dụng vào cơng cuộc xây dựng
phát triển đất nước hiện nay, bài học về tinh thần đồn kết dân tộc vẫn ln được
tồn Đảng và tồn dân ta khắc ghi và thực hiện, mục tiêu là đưa đất nước Việt Nam
sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới như mong muốn của Hồ Chủ
Tịch vĩ đại thân yêu của chúng ta.

21


22


Mục lục

23




×