Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VỀ BỆNH UNG THƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 31 trang )

PHỤ LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU...........................................................................................3
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................3
II. Mục đích nghiên cứu...................................................................................3
III. Phương pháp thực hiện đề tài.....................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG......................................................................................3
I. NGUYÊN NHÂN: bệnh học ung thư...........................................................3
I.1. Tác nhân vật lý...........................................................................................3
I.1.1. Bức xạ ion hóa........................................................................................3
I.1.2. Bức xạ cực tím........................................................................................4
I.2. Thuốc lá......................................................................................................4
I.3. Dinh dưỡng................................................................................................4
I.4. Những yếu tố nghề nghiệp.........................................................................5
I.5. Một số thuốc và nội tiết..............................................................................5
I.6. Các tác nhân sinh học.................................................................................5
I.6.1. Virút sinh ung thư...................................................................................5
I.6.2. Ký sinh trùng và vi khuẩn có liên quan đến ung thư..............................6
I.7. Yếu tố di truyền và suy giảm miễn dịch....................................................6
I.7.1. Yếu tố di truyền.......................................................................................6
I.7.2. Suy giảm miễn dịch và AIDS..................................................................7
I.

CƠ CHẾ GÂY UNG THƯ.....................................................................7

II.1. Cơ chế gen................................................................................................7
II.2. Cơ chế tế bào............................................................................................9
II.3. Cơ chế khác.............................................................................................11
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHU KÌ TẾ BÀO.....................................11
III.1 KIỂM SOÁT CHU KÌ TẾ BÀO............................................................11

II.



III.1.1 Bằng chứng về các tín hiệu tế bào chất...............................................12
III.1.2 Hệ thống kiểm soát CKTB..................................................................12
III.1.2.1 Đồng hồ chu kì tế bào: Cyclin và các kinase phụ thuộc cyclin........13
Tìm hiểu về ung thư

trang 1


III.1.2 Tín hiệu dừng lại và đi tiếp: các tín hiệu bên trong và bên ngoài tại các
điểm kiểm soát................................................................................................15
III.2 MẤT KIỂM SOÁT CHU KÌ TẾ BÀO TRONG CÁC TẾ BÀO UNG THƯ
........................................................................................................................16
III.3 Gen sinh ung thư (Oncogenes) và gen kháng ung thư (tumor suppressor
genes )
III.3.1 GEN UNG THƯ VÀ GEN TIỀN UNG THƯ.....................................17
III.3.2 GEN ỨC CHẾ KHỐI U......................................................................18
III.4 CÁC CON ĐƯỜNG TRUYỀN TÍN HIỆU BÌNH THƯỜNG CỦA TẾ
BÀO BỊ NHIỄU.............................................................................................19
III.6 KHUYNH HƯỚNG DI TRUYỀN VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC GÓP
PHẦN PHÁT SINH UNG THƯ....................................................................25
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ………………………………27
IV.1 Điều trị phẫu thuật……………………………..……………………….27
IV.2 Điều trị tia xạ……………………………………..……………………..28
IV.3 Điều trị hoá chất………………………..…………………………..28
IV.4 Điều trị nội tiết………………………………………………………29
IV.5 Điều trị miễn dịch……………………………………………………29
III.
1.


CÁC KĨ THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ…………………………….30
Kỹ thuật Intra-arterial Interrention……………………………………..30

2. Kỹ thuật RFA…………………………………………………………….30
3. Kỹ thuật nhiệt động……………………………………………………...30
4. Công nghệ nano………………………………………………………….31
PHẦN 3: KẾT LUẬN………………………………………………………31

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................33

Tìm hiểu về ung thư

trang 2


PHẦN I: MỞ ĐẦU
IV.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô
tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát
triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Hiện có khoảng
200 loại ung thư.
Mỗi năm, 12,7 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và 7,6 triệu người
chết vì căn bệnh này. Trong một so sánh tổng thể, cứ 4 người chết thì có 1 chết vì
bệnh có bướu. Nam giới thường mắc bệnh ung thư phổi và phế quản và ung thư
tuyến tiền liệt, ở nữ giới, ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, tiếp
theo là ung thư phổi và phế quản. Xu hướng này đang ngày càng tăng. Các chuyên
gia ước tính rằng vào năm 2030, mỗi năm có khoảng 26 triệu người được chẩn đoán
mắc bệnh ung thư trên toàn thế giới và 17 triệu người sẽ chết vì nó.

Nguy cơ người bị ung thư tăng lên theo lứa tuổi và tình trạng phát triển công nghiệp
ở mỗi quốc gia (nguy cơ ở người 70 tuổi, cao gấp 10 lần so với người 25 tuổi). Theo
ghi nhận của Bộ Y tế về mô hình bệnh tật ở nước ta, bên cạch các bệnh nhiễm
khuẩn, suy dinh dưỡng ngày càng được khống chế, giảm dần, thì mô hình bệnh
ung thư, bệnh tim mạch, tâm thần đang là nguy cơ giống như ở các nước phát triển.
Các loại ung thư hay gặp ở nước ta được phản ánh qua thống kê ghi nhận ung thư ở
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là ung thư phổi, dạ dày, vú, gan, vòm họng,
đại trực tràng, hạch bạch huyết, tử cung, buồng trứng…
Trong khi ở nhiều nước, chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư rất phát triển,
góp phần bình quân chữa khỏi hơn 50% bệnh nhân ung thư (có loại lên tới trên
90% như bệnh Hodkin, trên 80% đối với ung thư thân tử cung…). Ở nước ta đa số
người bị ung thư khi được chẩn đoán đã ở giai đoạn muộn, tỉ lệ khỏi bệnh còn rất
thấp.
Với mong muốn có những hiểu biết nhất định về căn bệnh nay để từ đó có thể phòng
ngừa đúng cách và sống lành mạnh, tôi chọn nội dung “TÌM HIỂU VỀ BỆNH UNG
THƯ” làm đề tài tiểu luận môn sinh học phát triển
II. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về ung thư

trang 3


- Làm rõ một số nguyên nhân, cơ chế mà chủ yếu là cơ chế phân tử gây ung
thư
- Làm quen dần với phương pháp nghiên cứu đề tài bằng lý thuyết, biết cách
đọc và xử lý số liệu....Tạo tiền đề cho việc nghiên cứu các đề tài sâu hơn.
III. Phương pháp thực hiện đề tài:
Sưu tầm, phân tích, tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn như giáo trình, bài giảng,
tạp chí khoa học, đời sống, internet,… các tài liệu, tranh ảnh sưu tập được tôi đã
tiến hành so sánh, đối chiếu để đảm bảo tính chính xác.

PHẦN II: NỘI DUNG
I. NGUYÊN NHÂN: bệnh học ung thư
Ngày nay người ta biết rõ ung thư không phải do một nguyên nhân gây ra. Có nhiều
yếu tố liên quan đến sinh bệnh ung thư trong đó có 3 nhóm tác nhân chính gây ung
thư: vật lý, hoá học và sinh học.
I.1. Tác nhân vật lý
I.1.1. Bức xạ ion hóa
Bức xạ ion hóa chính là nguồn tia phóng xạ phát ra từ các chất phóng xạ tự
nhiên hoặc từ nguồn xạ nhân tạo được dùng trong khoa học và y học có khả năng
ion hóa vật chất khi bị chiếu xạ. Người ta biết rằng có nhiều cơ quan xuất hiện ung
thư sau khi bị chiếu xạ những loại nguyên nhân này chỉ chiếm 2 đến 3% trong số
các trường hợp ung thư, chủ yếu là ung thư tuyến giáp, ung thư phổi và ung thư
bạch cầu.
I.1.2. Bức xạ cực tím
Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời. Càng gần xích đạo tia cực tím càng
mạnh. Tác nhân này chủ yếu gây ra ung thư ở da. Những người làm việc ngoài trời
như nông dân và thợ xây dựng, công nhân làm đường có tỷ lệ ung thư tế bào đáy và
tế bào vảy ở vùng da hở (đầu, cổ, gáy) cao hơn người làm việc trong nhà. Đối với
những người da trắng sống ở vùng nhiệt đới, tỷ lệ ung thư hắc tố cao hơn hẳn người
da màu.
I.2. Thuốc lá
Tìm hiểu về ung thư

trang 4


Thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 90% ung thư phế quản. Tính chung thuốc
lá gây ra khoảng 30% trong số các trường hợp ung thư chủ yếu là ung thư phế quản
và một số ung thư vùng mũi họng, ung thư tụy, ung thư đường tiết niệu. Trong khói
thuốc lá chứa rất nhiều chất Hydrocarbon thơm. Trong đó phải kể đến chất 3 - 4

Benzopyren là chất gây ung thư trên thực nghiệm.
Qua thống kê cho thấy người hút thuốc lá có nguy cơmắc ung thư phế quản gấp
10 lần người không hút. Nếu nghiện nặng trên 20 điếu/1 ngày có từ 15 đến 20 lần
nguy cơ cao hơn người không hút. Hút thuốc ở tuổi càng trẻ càng có nguy cơ cao.
Hút thuốc lá nâu có nguy cơ cao hơn thuốc lá vàng. Ở Việt Nam, hút thuốc lào, ăn
trầu thuốc cũng có nguy cơ cao hơn, kể cả ung thư khoang miệng.
Với những người không hút thuốc mà sống trong một khoảng không
gian hẹp với người hút thuốc khói thuốc cũng có nguy cơ ung thư. Được gọi là hút
thuốc thụ động.
I.3. Dinh dưỡng
- Dinh dưỡng đóng vai trò khoảng 35 % trong các nguyên nhân gây
bệnh ung thư. Nhiều bệnh ung thư có liên quan đến dinh dưỡng như ung thư thực
quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư vòm mũi họng,
ung thư vú, ung thư nội tiết...
Mối liên quan giữa dinh dưỡng với ung thư được thể hiện ở hai khía cạnh
chính: trước hết là sự có mặt của các chất gây ung thư có trong các thực phẩm, thức
ăn, vấn đề thứ hai có liên quan đến sinh bệnh học ung thư là sự hiện diện của các
chất đóng vai trò làm giảm nguy cơ sinh ung thư (Vitamin, chất xơ...) đồng thời sự
mất cân đối trong khẩu phần ăn cũng là một nguyên nhân sinh bệnh.
- Các chất gây ung thư chứa trong thực phẩm, thức ăn:
+ Nitrosamin và các hợp chất N-Nitroso khác, Các chất Nitrit và Nitrat thường
có tự nhiên trong các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm chế biến, Aflatoxin
sinh ra từ nấm mốc Aspergillus flavus. Đâylà một chất gây ra bệnh ung thư gan,
bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới. Loại nấm mốc này thường có các ngũ cốc bị
mốc nhất là lạc mốc, Sử dụng một số phẩm nhuộm thực phẩm, có thể gây ra
ung thư, như chất Paradimethyl Amino Benzen dùng để nhuộm bơ thành “bơ
Tìm hiểu về ung thư

trang 5



vàng” có khả năng gây ung thư gan. Một số cách nấu thức ăn và bảo quản thực
phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây ung thư.
- Trong hoa quả và rau xanh chứa nhiều vitamin và chất xơ. Các chất xơ làm
hạn chế sinh ung thư do chất xơ thúc đẩy nhanh lưu thông ống tiêu hoá làm giảm
thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư với niêm mạc ruột, mặt khác bản thân
chất xơ có thể gắn và cố định các chất gây ung thư để bài tiết theo phân ra ngoài cơ
thể. Các loại vitamin A, C, E làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô, ung thư dạ dày,
ung thư thực quản, ung thư phổi...thông qua quá trình chống oxy hoá, chống gây đột
biến gen.
I.4. Những yếu tố nghề nghiệp
Khi làm việc trong môi trường nghề nghiệp con người tiếp xúc với cả bức xạ
ion hóa và virut, nhưng những tác nhân sinh ung thư quan trọng nhất trong nghề
nghiệp chính là các hóa chất được sử dụng. ước tính nhóm nguyên nhân này gây ra
khoảng từ 2 đến 8% số ung thư tùy theo mỗi khu vực công nghiệp.
I.5. Một số thuốc và nội tiết
Người ta thấy các kiểu hóa trị ung thư khác nhau rõ ràng đã làm tăng nguy cơ
bệnh bạch cầu ở những bệnh nhân còn sống hơn một năm sau khi được chẩn đoán
I.6. Các tác nhân sinh học
I.6.1. Virút sinh ung thư
Xét trên toàn thế giới virus có liên quan đến sự phát sinh ung thư ở khoảng 15%
số ca ung thư ở người.
Có 4 loại virut liên quan đến cơ chế sinh bệnh ung thư:
- Virut Epstein – Barr: Loại ung thư này đầu tiên thấy có mặt ở bệnh ung
thư hàm dưới của trẻ em vùng Uganda (loại bệnh này do Eptein và Barr phân lập
nên virut này được mang tên virut Eptein - Barr). Về sau người ta còn phân lập
được loại virut này ở trong các khối ung thư vòm mũi họng, bệnh có nhiều ở các
nước ven Thái Bình Dương đặc biệt là ở Quảng Đông - Trung Quốc và một số nước
Đông Nam á, trong đó có Việt Nam.
- Virut viêm gan B gây ung thư gan nguyên phát hay gặpở Châu Phi và Châu

átrong đó có Việt Nam.
Tìm hiểu về ung thư

trang 6


- Virut gây u nhú thường truyền qua đường sinh dục. Loại này được coi là có
liên quan đến các ung thư vùng âm hộ, âm đạo và cổ tử cung, các nghiên cứu đang
tiếp tục.
- Virut HTLV1 là loại virut (rêtrô virut) liên quan đến gây bệnh bạch cầu tế bào
T gặp ở Nhật Bản và vùng Caribê.
I.6.2. Ký sinh trùng và vi khuẩn có liên quan đến ung thư
Chỉ một loại ký sinh trùng được coi là nguyên nhân ung thư, đó là sán
Schistosoma. Loại sán này thường có mặt với ung thư bàng quang và một số ít ung
thư niệu quản ở những người ả Rập vùng Trung Đông, kể cả người ả Rập di cư. Cơ
chế sinh ung thư của loại sán này chưa được giải thích rõ.
Loại vi khuẩn đang được đề cập đến vai trò gây viêmdạ dày mãn tính và ung
thư dạ dày là vi khuẩn Helicobacter Pylori. Các nghiên cứu đang được tiếp tục
nhằm mục đích hạ thấp tác hại Helicobacter Pylori và giảm tần số ung thư dạ dày,
đặc biệt làở các nước Châu á.
I.7. Yếu tố di truyền và suy giảm miễn dịch
I.7.1. Yếu tố di truyền
Nguyên nhân của khoảng 33% ung thư trên người ngày nay đã được biết, và
các yếu tố môi trường được cho là giữ vai trò quan trọng ở phần lớn bệnh ung thư.
Điều này yếu tố di truyền không phải không quan trọng bởi lẽ có nhiều thông tin về
các yếu tố môi trường. Có lẽ phần lớn sự phát triển của ung thư ở cả hai yếu tố môi
trường và yếu tố di truyền đều quan trọng.
I.7.2. Suy giảm miễn dịch và AIDS
Trên động vật thực nghiệm sự gia tăng về mối nguy cơ bị ung thư đi đôi với sự
suy giảm miễn dịch. Người bị suy giảm miễn dịch mang tính di truyền hay mắc

phải thường dễ bị ung thư và thời gian ủ bệnh ngắn hơn, chủ yếu là bệnh limphôm
hệ võng.
V.

CƠ CHẾ GÂY UNG THƯ:

[Nguồn bài giảng Bệnh học ung thư - Đại học y Hà Nội,
/>
Tìm hiểu về ung thư

trang 7


Ung thư là bệnh lý tế bào do mất sự kiểm soát của sự phân bào và người ta đã
xác định là do đột biến của gen. Có nhiều cơ chế cùng tham gia sinh bệnh ung thư.
Để biết được cơ chế sinh bệnh ung thư cần phải đi sâu tìm hiểu về quá trình sinh
học của tế bào ung thư và sinh học phân tử của ung thư.
II.1. Cơ chế gen
Cho đến nay có thể khẳng định ung thư là bệnh của gen, xảy ra là do đột biến .
Các gen đóng vai trò quan trọng trong qua trình phát triển ung thư bao gồm sự phân
chia tế bào, biệt hoá, tạo mạch máu, xâm lấn và chết tế bào. Quá trình này liên quan
chặt chẽ đến tổn thương 2 nhóm gen: gen sinh ung thư (Oncogenes) và gen kháng
ung thư (tumor suppressor genes ), cả Hai loại gen này luôn tồn tại trong mọi tế
bào bình thường và đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát quá trình sinh sản tế
bào, sự biệt hoá tế bào và quá trình chết theo chương trình của tế bào (Apoptose),
đồng thời cả 2 gen này liên kết chặt chẽ trong quá trình sinh ung thư giúp cho sự ổn
định sinh học của cơ thể.
+ Gen sinh ung thư (Oncogenes)
Gen sinh ung thư: tổng hợp ra protein đóng góp vào sinh ung thư. Gen này đã
được phát hiện cách đây hơn 20 năm. các gen sinh ung thư có thể thuộc nhóm các

yếu tố tăng trưởng bị hoạt hoá bất thường , các thụ thể yếu tố tăng trưởng như
HEU/2 neu và FMS. Các phân tử dẫn truyền tín hiệu tế bào c/SRC và cFMS ( hoặc
là các yếu tố sao chép của nhântế bàoc myc. Bất cư đột biến hoạt hoá nào trong các
gen vừa kể trên có thể làm tăng dẫn truyền tín hiệu làm sai lệch thông tin dẫn dến tế
bào đi vào chu ky tế bào bất hợp lý sinh ung thư. Ngoài ra sự hoạt hoá CdK,CdC25,
phosphatase đã cho thấy có sự phối hợp vào hoạt động của gen sinh ung thư và sự
biểu hiện qua mức CdK trong các ung thư điều này đã tìm thấy trong thư vú .
Cho tới nay đã tìm ra trên 50 loại. Có 3 giả thuyết giải thích cho việc hình thành
Oncogen.
- Oncogen là những gen để phát triển tế bào, hoạt hóa nhờ yếu tố tăng trưởng
(growth factor). Do rối loạn cơ chế điều hành, yếu tố tăng trưởng hoạt hóa mạnh
kích thích Oncogen sinh ung thư.

Tìm hiểu về ung thư

trang 8


- Oncogen là những đoạn DNA bị thương tổn bởi tác nhân gây bệnh như: hóa
học, sinh học, vật lý. Cơ thể đã sửa chữa những DNA này nhưng không hoàn hảo,
nên cùng tác nhân ung thư, có người bị ung thư có người không bị ung thư.
- Oncogen là cũng có thể là do các genome của virus bơm vào cơ thể người vì
người ta đã xác định thấy các Oncogen này giống với DNA của virus. Ví dụ:
Human Papilloma Virus/HPV (ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật), Epstein Barr
Virus/EBV (u lympho Burkitt) và Hepatitis B Virus/ HBV (ung thư gan).
+ Gen kháng ung thư (tumor suppressor genes )
Các gen kháng ung thư mã hoá cho những protein kiểm soát phân bào theo
hướng ức chế, làm chu kỳ phân bào bị dừng ở một pha, thường ở pha G 1, các gen
kháng ung thư còn có chức năng làm biệt hoá tế bào, hoặc mã hoá tế bào chết theo
chương trình, khi các gen kháng ung thư bị bất hoạt do đột biến sẽ làm biến đổi tế

bào lành thành tế bào ác tính.
Gen ức chế tạo khối u : khi đột biến chức năng gen này gây nên hội chứng
ung thư gia đình . khi gen nay bình thường có khả năng ức chế sự phát triển khối u
Ví dụ .gen p 53 là gen điều hoà chu kỳ tế bào, và đóng vai trò chết theo
chương trình của tế bào, hơn 50% các trường hợp ung thư có đột biến gen này
Một số loại gen ung thư:
Gen

Vị trí

Sai lạc

Apc

5q

Mcc

5q

Raa
p53
Abl

1p
9q

+ (9; 22)

Myl


6q

+ (6; 14)

Myc

8q

+ (8; 14)

Hạ ras

11p

Loại ung thư
Hội chứng Gadner, ung thư trực
tràng

Khuyết
đoạn

Khuyết
đoạn

Tìm hiểu về ung thư

Đa polip trực tràng
Ung thư đại tràng, hội chứng lýnch
Ung thư đại tràng

Bạch cầu kinh thể tủy
Bạch cầu cấp limphô, ung thư buồng
trứng
U lympho Burkitt, ung thư nguyên
bào thần kinh, bạch cầu cấp
U Wilm, carcinoma
trang 9


Fms
5q
Nhiều loại ung thư
(p: Nhánh ngắn nhiễm sắc thể; q: Nhánh dài nhiễm sắc thể; +: Nối đoạn)
II.2. Cơ chế tế bào
Người trưởng thành bình thường trung bình có khoảng 1 triệu tỷ tế bào xuất
phát từ một trứng được thụ tinh. Số lượng tế bào mới trong cơ thể được tạo ra bằng
số lượng tế bào chết đi và luôn giữ ở mức hằng định (khoảng 10 12 tế bào chết mỗi
ngày và cần được thay thế). Khi ung thư tế bào sinh sản vô hạn độ đã phá vỡ mức
hằng định (tế bào sinh nhiều hơn tế bào chết). Mỗi quần thể tế bào gồm 3 quần thể
nhỏ:
- Tế bào trong chu trình nhóm 1, sinh sản liên tục và đi từ lần gián phân này đến
lần gián phân kế tiếp.
- Tế bào trong chu trình nhóm 2, tế bào cuối cùng được biệt hoá, dời khỏi chu
trình tăng trưởng, chết đi không phân chia nữa (chết theo chương trình)
- Nhóm quần thể thứ 3 là gồm tế bào Go, không tăng sinh, không theo chu
trình, không phân chia. Các tế bào Go có mặt trong hầu hết các mô như đa số tế bào
trong gan, tuỷ, xương ở pha Go. những tế bào Go có thể trở lại chu trình nếu có tác
nhân thúc đẩy thích ứng.

Hình minh họa chu trình tế bào: Tế bào không ngừng phân chia từ lần gián

phân này (M) đến lần gián phân kế tiếp, qua các pha G1, S (tổng hợp DNA), G2.
Một số tế bào tạm thời rời khỏi chu trình tế bào để đi vào trạng thái G0 (thành phần
Tìm hiểu về ung thư

trang 10


không tăng sinh), và có thể thoát khỏi trạng thái G0 nhờ tác nhân thúc đẩy thích ứng
gây phân bào. Một số tế bào khác vĩnh viễn rời khỏi chu trình tế bào, và trở thành
một phần của thành phần đã hoàn thành xong quá trình biệt hóa. Tế bào từ thành
phần đã biệt hóa cũng như thành phần không tăng sinh sẽ đi đến hủy diệt tế bào theo
chu trình sinh học
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào mà tế bào tăng sinh vô hạn độ ngoài sự
kiểm soát của cơ thể. Cơ chế của tăng trưởng số lượng của các quần thể tế bào có
thể do chu trình tế bào được rút ngắn dẫn đến tăng số lượng tế bào được tạo ra trong
một đơn vị thời gian, hoặc do giảm vận tốc tế bào chết đi cũng đưa đến kết quả có
nhiều tế bào được tạo ra hơn. Một cơ chế khác là tế bào Go trở lại chu trình làm
tăng thêm số lượng tế bào trong một đơn vị thời gian. Sự tăng trưởng của tế bào ung
thư có thể có chu trình tế bào đặc trưng bởi thời gian nhân đôi, trong ung thư thời
gian nhân đôi tế bào và thể tích khối u rất khác nhau. Có loại ung thư phát triển
nhanh ví dụ như limphôm Burkitt có thời gian nhân đôi khoảng 3 ngày, trong khi
ung thư đại trực tràng có thời gian nhân đôi trên 600 ngày
Sự tăng sinh vô hạn độ của tế bào ung thư còn liên quan đến cơ chế mất sự ức
chế tiếp xúc: tế bào bình thường khi đang ở quá trình phân chia nếu tiếp xúc với tế
bào bình thường khác cũng đang phân bào thì quá trình phân bào chấm dứt. Trong
ung thư cơ chế này không còn. Các tế bào ung thư giảm hoặc mất tính kết dính. Tế
bào ung thư có thể tiết ra một số enzyn có thể gây tiêu collagen ở cấu trúc nâng đỡ
của các mô.
Có những giả thuyết khác nhau về nguồn gốc tế bào ung thư: Thuyết đơn dòng:
ung thư sinh ra từ một tế bào; Thuyết đa dòng: tổ chức ung thư gồm nhiều loại tế

bào
II.3. Cơ chế khác
Rối loạn quá trình nhân đôi AND như giảm metyl hoá AND; Gen hMSH 2,
hMLH1 là những gen có chức năng kiểm soát sửa chữa AND, khi bị tổn thương các
gen này sẽ làm kém bền vững ADN, thúc đẩy đột biến gen ung thư và gen kháng
ung thư.

Tìm hiểu về ung thư

trang 11


Rối loạn kiểm soát quá trình tăng trưởng cũng có thể góp phần sinh bệnh ung
thư.
Sinh ung thư còn liên quan tới cơ chế suy giảm miễn dịch: ung thư hay gặp ở
bệnh nhân nhiễm HIV hoặc những người dùng thuốc ức chế miễn dịch.
VI.

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHU KÌ TẾ BÀO

[Campbell –Reece,urry—cain- vaslrman, minorsry-jackson, biology, 2008, bản
dịch)
Năm 1858, nhà bệnh học Rudolph Virchow đã đề ra học thuyết tế bào với nội
dung “Tế bào được tạo ra từ tế bào trước đó cũng như động vật được sinh từ động
vật và thực vật được sinh ra từ thực vật”. Học thuyết này được phát biểu dựa trên
các nghiên cứu trên động vật đơn bào, đa bào và cả con người. Theo các nghiên cứu
này, hầu hết các tế bào nhân thực đều trải qua nhiều chu kì sinh trưởng và phân chia
(chu kì tế bào). Chu trình này có các cơ chế điều hòa rất chặt chẽ, sai sót xảy ra ở
các cơ chế này có thể tạo sự phát triển bất thường của tế bào và gây ung thư
III.1 KIỂM SOÁT CHU KÌ TẾ BÀO

Lịch trình và tốc độ phân bào ở các bộ phân khác nhau của thực vật và động
vật là rất quan trong cho sự phát triển và sống bình thường. Tần số phân bào khác
nhau tùy thuộc vào loại tế bào. Các chu kì tế bào khác nhau là do có sự điều chỉnh ở
mức độ phân tử. Những hiểu biết về cơ chế của sự điều chỉnh này không chỉ để hiểu
chu kì sống của tế bào bình thường mà còn để hiểu được tế bào ung thư thoát khỏi
sự kiểm soát bình thường ra sao.
III.1.1 Bằng chứng về các tín hiệu tế bào chất
-

Thí nghiệm của các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Colorado:

Tìm hiểu về ung thư

trang 12


-

-

-

-

-

Dung hợp các tế bào động vật có vú nuôi
cấy ở các kì khác nhau trong chu lì tế
bào.
Khi tế bào ở pha S dung hợp với tế bào ở

pha G1, nhân G1 ngay lập tức bước vào
pha S
Khi tế bào ở pha M dung hợp với tế bào
ở pha G1, nhân G1 ngay lập tức bắt đầu
pha M
Kết luận: Các phân tử trong tế bào chất
trong pha S hoặc pha M kiểm soát sự
diễn tiến vào các pha này.

Các thí nghiệm khác đầu thập niên 1970 được tiến hành đã dẫn đến một kết luận:
rằng chu kì tế bào được điều khiển bằng các phân tử tín hiệu nằm trong tế bào chất.
III.1.2 Hệ thống kiểm soát CKTB
Thí nghiệm trên đã chứng tỏ rằng trình tự các sự kiện của CKTB được điều
khiển bởi hệ thống kiểm soát chu kì tế bào. CKTB được điều khiển bởi các điểm
kiểm soát với cả tín hiệu bên trong và bên ngoài. Điểm kiểm soát của CKTB là nơi
mà tín hiệu dừng lại và đi tiếp có thể điều khiển CKTB.
Các tế bào động vật thường có tín hiệu dùng cài sẵn giữ tế bào tại điểm kiểm
soát cho đến khi bị khuất phục bởi tín hiệu đi tiếp. Nhiều tín hiệu ở điểm kiểm soát
là đi từ cơ chế giám sát bên trong tế bào, các tín hiệu tế bào cho biết rằng các quá
trình quan trọng của tế bào xảy ra ở điểm này đã hoàn toàn chính xác chưa và như
vậy cho phép CKTB dừng lại hay đi tiếp.
Các điểm kiểm soát cũng ghi nhận các tín hiệu từ bên ngoài tế bào.
Đối với nhiều loại tế bào, trong đó có tế bào của động vật có vú thì điểm kiểm
soát G1 gọi là “điểm hạn chế” là quan trọng nhất. Nếu tế bào nhận được tín hiệu đi
tiếp ở điểm kiểm soát G1, thường nó sẽ hoàn thành các pha G1, S, G2, M và phân
chia. Nếu tế bào không nhận được tín hiệu đi tiếp ở điểm kiểm soát này thì tế bào
bước sang một trạng thái không phân chia gọi là pha G0.
III.1.2.1 Đồng hồ chu kì tế bào: Cyclin và các kinase phụ thuộc cyclin

Tìm hiểu về ung thư


trang 13


Sự thay đổi nhịp nhàng về hàm lượng và hoạt tính của các phân tử kiểm soát
CKTB bắt nhịp do trình tự các sự kiện trong CKTB. Các phân tử điều chỉnh đó chủ
yếu là protein gồm 2 loại: các cyclin và các kinase protein.
Các kinase protein đặc biệt có vai trò làm tín hiệu đi tiếp ở các điểm kiểm soát
G1và G2. Paul Nurse bằng thí nghiệm đã chứng minh được chức năng quan trọng
của kinase protein Cdc2 trong kích hoạt nguyên phân ở điểm kiểm soát G2 ở một
loại nấm men, các nghiên cứu của các nhà khoa học khác cho biết enzym này cũng
có vai trò tương tự ở tế bào sao biển và tế bào người nuôi cấy, và giả định rằng chức
năng này là bảo thủ trong tiến hóa nhân thực và có lẽ giống nhau ở các loài.
Nhiều kinase điều khiển CKTB có mặt với nồng độ ổn định trong tế bào đang
tăng trưởng, nhưng đa phần thời gian chúng tồn tại ở trạng thái không có hoạt tính.
Để trở nên có hoạt tính, kinase này phải bám với cyclin nên dược gọi là các kinase
phụ thuộc cyclin hay Cdk. Hoạt tính của Cdk tăng và giảm tỳ theo nồng độ của
cyclin

5

(1) Sự

1

tổng hợp cyclinbắt đầu vào cuối pha S và tiếp tục đi qua G2. Do cyclin được bảo

vệ khỏi phân hủy trong giai đoạn này, nó tích lũy lại.
(2) Các phân tử cyclin tích lũy kết hợp với các phân tử Cdk quay vòng lại tạo nên một
lượng phân tử MPF

2 kiểm soát G2. Và khai mào các sự
4 đủ để tế bào
3 đi qua điểm
kiện phân bào.
(3) MPF kích hoạt pha M qua phosphoryl hóa các protein khác nhau. Hoạt tính MPF
đạt cực đại trong kì giữa.
(4) Trong kì sau thành viên cyclin của MPF bị phân rã kết thúc pha M. Tế bào bước vào
pha G1.
Trong G1, các điều kiện trong tế bào là thuận lợi cho sự phân hủy cyclin, và
thành viên Cdk của MPF được quay vòng lại.
MPF là một phức hệ cyclin-Cdk được phát hiện đầu tiên (trong trứng ếch). Hoạt
tính MPF tương đương với đỉnh nồng độ cyclin. Mức cyclin tăng trong các pha S và
Tìm hiểu về ung thư

trang 14


G và xuống nhanh trong pha M. MPF thoạt đầu là viết tắt của tác nhân kích thích
chính-maturatison promoting factor nhưng chúng ta có thể nghĩ là “tác nhân kích
thích pha M” vì nó khơi mào tế bào đi qua điểm kiểm soát G2 đi vào pha M. Khi
cyclin tích lũy trong G2 liên kết phân tử Cdk, Phức hệ MPF thu được gây phosphol
hóa nhiều loại protein, khai mào cho nguyên phân (M)
MPF tác động cả trực tiếp như kinase và gián tiếp kích hoạt các kinase khác. Ví
dụ MPF phosphoryl hóa các protein khác nhau của phiến màng nhân (hình 6.10)
kích thích sự phân mảnh màng nhân trong kì trước giữa của nguyên phân. MPF
cũng có vai trò trong các sự kiện phân tử cần cho sự co đặc NST và hình thành
thoiphân bào trong kì trước.
Trong kì sau MPF giúp sự ngắt hoạt tính qua sự khởi sự quá trình đưa tới phân
hủy cyclin của chính nó. Phần không cyclin của MPF là Cdk tồn tại trong tế bào ở
trạng thái không hoạt động cho tới khi liên kết được với phân tử cyclin mới tổng

hợp trpong các pha S và G2 của chu kì tiếp theo.
Tế bào động vật ít nhất có ba protein Cdk và một số cyclin khác nhau hoạt động
tại điểm kiểm soát G1. Hoạt tính dao động của cả phức hệ cyclin- Cdk khác nhau là
điều quan trong nhất trong sự kiểm soát tất cả các giai đoạn của CKTB.
III.1.2 Tín hiệu dừng lại và đi tiếp: các tín hiệu bên trong và bên ngoài tại
các điểm kiểm soát.
Các nhà khoa học hiện đang phát hiện ra các con đường liên kết các tín hiệu
xuất xứ trong và ngoài tế bào với sự trả lời tín hiệu qua các kinase protein và các
protein khác.
Các tín hiệu bên trong
Một ví dụ về tín hiệu bên trong xuất hiện trong điểm kiểm soát pha M. Kì sausự phân li các nhiễm sắc tử chị em không bắt đầu cho tới khi tất cả các NST đã bám
chắc chắn với các vi ống thoi phân bào. Các nhà khoa học cũng thấy rằng nếu một
vài thể động còn chưa bám chác với vi ống thoi phân bào , các nhiễm sắc tử chị em
còn dính với nhau thì kì sau sẽ chậm lại. Khi các thể động của NST bám với thoi
phân bào các protein điều chỉnh mới được kích hoạt ( Trong trường hợp này các
protein điều chỉnh không phải là Cdk) Một khi đã kích hoạt protein này sẽ kích hoạt
một loạt các sự kiện phân tử kết quả cuối cùng là cắt cohesin, làm cho các nhiễm

Tìm hiểu về ung thư

trang 15


sắc tử phân ly. Cơ chế này đảm bảo cho tế bào con không thể đi tiếp khi mất hoặc
thừa NST.
Các tín hiệu bên ngoài
Nghiên cứu của cá nhàc khoa học cũng xác định ngay cả khi tất cả các điều
kiện là thuận lợi , đa số các loại tế bào của động vật có vú chỉ phân bào trong nuôi
cấy khi môi trường nuôi cấy được bổ sung những yếu tố tăng trưởng đặc hiệu. yếu
tố tăng trưởng là một protein do một loai tế bào nhất định tiết ra kích thích các tế

bào khác phân chia.
Có hơn 50 các yếu tố tăng trưởng. các loại tế bào khác nhau phản ứng một cách
đặc hiệu với các yếu tố khác nhau hoặc tổ hợp các yếu tố khác nhau.
Ví dụ: PDGF – yếu tố tăng trưởng xuất xứ tiểu cầu, tiết ra do các mảnh tế bào
máu gọi là tiểu cầu. Thí nghiệm minh họa trên hình 12.18 chứng tỏ rằng PDGF cần
cho phân bào các nguyên bào sợi trong nuôi cấy. nguyên bào sợi, một loại tế bào
của mô liên kết, có thụ thể PDGF trên màng sinh chất của chúng ( là thụ thể kinase
tyrosine) kích hoạt con đường truyền tín hiệu cho phép tế bào đi qua điểm kiểm soát
G1 và phân chia. PDGF khích thích nguyên bào sợi phân hia không chỉ trong điều
kiện nuôi cấy nhân tạo mà cả trong cơ thể con vật. Khi xảy ra thưởng tổ các tiểu cầu
giải phóng PDGF tại vùng thương tổn. sự tăng sinh nguyên bào sợi làm lành vết
thương.
Tác động của các yếu tố vật lí lên phân bào thể hiện rõ trong sự ức chế phụ
thuộc mật độ, hiện tượng khi quần tụ tế bào ngừng phân chia. Đa số tế bào động vật
biểu hiện sự phụ thuộc neo bám. Để phân chia chúng cần được bám vào giá thể nhu
mặt trong chai nuôi cấy hoặc khuôn ngoại bào của mô. Các thí nghiệm giả định
rằng: cũng giống như mật độ tế bào, sự neo bám cũng gửi tín hiệu tới hệ thống
kiểm soát CKTB qua con đường có sự tham gia của các protein màng sinh chất và
các yếu tố bộ khung tế bào liên kết với chúng.
Sự ức chế phụ thuộc mật đọ neo bám có lẽ hoạt động cả trong mô sống và trong
nuôi cấy, kiểm soát sự tăng sinh tế bào tới một mật độ và phân bố tối ưu.
III.2 MẤT KIỂM SOÁT CHU KÌ TẾ BÀO TRONG CÁC TẾ BÀO UNG
THƯ
Các tế bào ung thư không phản ứng với các tín hiệu bình thường điều khiển
CKTB . Chúng phân chia quá mạnh và xâm lấn các mô khác. Ngoài mất tính chất
Tìm hiểu về ung thư

trang 16



phụ thuộc mật độ và phụ thuộc neo bám, các tế bào ung thư không ngừng phân chia
khi thiếu các yếu tố tăng trưởng .
Những sai khác giữa tế bào bình thường và tế bào ung thư:
+ Tế bào ung thư không cần các yếu tố tăng trưởng trong môi trường nuôi cấy
để tăng trưởng và phân chia. Chúng có thể tự sản xuất các yếu tố tăng trưởng hoặc
chúng có con đường truyền tín hiệu sai lệch tăng trưởng cho CKTB cả khi không có
các yếu tố này. Có thể có khả năng là hệ thống kiểm soát CKTB cũng không bình
thường. đó là lí do dẫn đến ung thư.
+ Tế bào ung thư dừng CKTB ở các điểm ngẫu nhiên trong chu kì, chứ không
ở các điểm kiểm soát bình thường.
+ Hơn thế các tế bào ung thư có thể phân chia vô hạn trong nuôi cấy nếu được
cung cấp liên tục chất dinh dưỡng; có nghĩa là chung “bất tử”. Điều đó đã được
chứng minh qua dòng tế bào sinh sản ( HeLa) trong nuôi cấy từ năm 1951. Trong
khi đó tất cả các tế bào bình thường của động vật có vú chỉ chia 20 -50 lần trước khi
ngừng phân chia, già và chết.
Khi một tế bào trong mô bị chuyển dạng, quá trình biến tế bào bình thường
thành tế bào ung thư. Hệ thống miễn dịch trong cơ thể bình thường nhận biết tế bào
chuyển dạng và tiêu diệt chúng. Tuy nhiên nếu tế bào nào đó tránh được thì nó sẽ
tăng sinh và hình thành khối u gồm một khối các tế bào bất thường trong một mô
nào đó. Nếu tế bào dị thường nằm yên vị tại vị trí ban đầu, khối u đó gọi là u lành.
Đa số u lành không gây các vấn đề nghiêm trọng và có thể dùng phẫu thuật loại bỏ
đi hoàn toàn. Ngược lại u ác trở nên xâm lấn và cản trở hoạt động của một vài cơ
quan. Cá thể có u ác gọi là mắc ung thư.
Các tế bào của u ác tính có nhiều tính chất dị thường: Tăng sinh quá mạnh
chúng có thể có số NST không bình thường. Sự chuyển hóa của chúng rối loạn, và
chúng có thể ngừng hoạt động theo nhiều cách. Những biến đổi dị thường trên bề
mặt làm tế bào ung thư mất bám dính với các tế bào xung quanh và với chất nền
ngoại bào, điều đó làm chúng phân tán sang các mô bên cạnh. Một số tế bào ung thư
có thể tách khỏi khối u ban đầu, đi vào mạch máu hay bạch huyết và di cư sang các
phần khác của cơ thể. ở đó chúng có thể tăng sinh và hình thành khối u mới. sự phát

tán các tế bào ung thư tới các vị trí ở xa vị trí ban đầu gọi là sự di căn.

Tìm hiểu về ung thư

trang 17


Mặc dù ung thư có nhiều nguyên nhân, sự chuyển dạng tế bào luôn kèm theo sự
biến đổi gen và qua đó tới hệ thống kiểm soát CKTB.
Ung thư hình thành do các biến đổi có tính di truyền anhe hưởng đến sự điều
khiển chu kì tế bào, là một nhóm bệnh trong đó các tế bào thoát khỏi các cơ chế
kiểm soát vốn bình thường hạn chế sự phân chia của chúng.
III.3 Gen sinh ung thư (Oncogenes) và gen kháng ung thư (tumor
suppressor genes )
Các gen bình thường điều hòa sự sinh trưởng và phân chia tế bào trong CKTB
bao gồm các gen mã hóa cho các yếu tố sinh trưởng, các thụ thể của chúng và các
phân tử tham gia vào các con dường truyền tín hiệu vào các tế bào. Các đột biến
làm thay đổi các gen này trong các tế bào sinh dưỡng có thể dẫn đến ung thư.
III.3.1 GEN UNG THƯ VÀ GEN TIỀN UNG THƯ
Các nghiên cứu về các virus khối u đã dần đến việc phát hiện ra các gen phát
sinh ung thư và được gọi tắt là gen ung thư (oncogene) ở một số retrovirus nhất định
sau này những bản sao gần giống với gen ung thư này được tìm thấy trong hệ gen
người và các loài động vật khác. Những bản sao bình thường này có trong hệ gen
của tế bào, được gọi là các gen tiền ung thư (proto- oncogene), mã hóa cho các
protein có vai trò thúc đẩy sự sinh trưởng và phân chia bình thường của tế bào.
Nhìn chung, một gen ung thư thường xuất hiện do một thay đổi di truyền dẫn
đến hoặc làm tăng số lượng sản phẩm protein do gen tiền ung thư mã hóa hoặc là
tăng hoạt tính của mỗi phân tử protein. Các cách biến đổi di truyền dẫn đến việc các
gen tiền ung thư chuyển thành các gen ung thư có thể chia làm ba nhóm chính:
+ Sự di chuyển của DNA trong hệ gen,

+ sự khuyếch đại ( nhân lên nhiều bản sao) của một gen tiền ung thư.
+ Các đột biến điểm xuất hiện trong một trình tự điều hòa hay ngay trong gen
tiền ung thư
Nhiều tế bào ung thư thường được tìm thấy chứa các NST hoặc bị đứt rồi nối
lại không đúng, hoặc mang các chuyển đoạn tự NST này sang NST khác. Nếu một
gen tiền ung thư được chuyển đến gần một promoter hoặc một trình tự điều hòa hoạt
động cực mạnh, thì sự phiên mã của gen được tăng lên, dẫn đến việc nó chuyển
thành gen ung thư.
Nhóm biến đổi di truyền thứ hai là sự khuyếch đại của các gen tiền ung thư dẫn
đến trong tế bào có nhiều bản sao của những gen này. Khả năng thứ ba là đột biến
Tìm hiểu về ung thư

trang 18


điểm xuất hiện hoặc (1) trong một promoter hay một enhancer điều khiển một gen
tiền ung thư làm tăng mức biều hiện của nó, hoặc (2) trong một trình tự mã hóa, làm
biến đổi sản phẩm của gen thành một protein có hoạt tính mạnh hơn hoặc trở nên
bền vững hơn trong các quá trình phân giải so với protein bình thường. tất cả những
cơ chế này đều có thể dẫn đến sự kích thích CKTB không bình thường và đẩy tế bào
vào con đường ác tính.
III.3.2 GEN ỨC CHẾ KHỐI U
Bên cạnh các gen mà sản phẩm của chúng thường thúc đẩy sự phân chia tế bào ,
thì tế bào còn chứa các gen mà sản phẩm bình thường của chúng ức chế tế bào phân
chia. Những gen như vậy gọi là các gen ức chế khối u, bởi vì các protein do chúng
mã hóa giúp ngăn cản sự sinh trưởng vô tổ chức của các tế bào. Mọi đột biến làm
giảm hoạt động bình thường của một protein gây ức chế khối u có thể góp phần gây
ung thư, trong thực tế là kích thích hoạt động sinh trưởng do thiếu hoạt động át chế.
Sản phẩm protein của các gen ức chế khối u có nhiều chức năng khác nhau.
Một số protein gây ức chế khối u có chức năng sửa chữa DNA; chức năng này giúp

tế bào tránh khỏi việc tích lũy các đột biến gây ung thư. Các protein ức chế khối u
khác có vai trò điều chỉnh hoạt động dính kết giữa các tế bào với mạng ngoại
bào( chất nền ngoại bào); sự định vị đúng của các tế bào có ý nghĩa quan
trongjtrong tổ chức các mô bình thường, nhưng thường thiếu ở các mô ung thư. Bên
cạnh đó các protein ức chế khối u còn có thể là thành phần thuộc các con đường
truyền tín hiệu trong tế bào có tác động ức cế sự diễn tiến của CKTB.
III.4 CÁC CON ĐƯỜNG TRUYỀN TÍN HIỆU BÌNH THƯỜNG CỦA TẾ
BÀO BỊ NHIỄU
Nhiều protein được mã hóa bởi các gen tiền ung thư và gen ức chế khối u là
thành phần của các con đường truyền tín hiệu trong tế bào (hình 18,21)

Tìm hiểu về ung thư

trang 19


Hình : Những biến đổi di truyền có thể chuyển các gen tiền ung thư thành gen
ung thư
Qua hình vẽ ta thấy được những gen ung thư có đặc điểm điều khiển hoạt động
làm sản xuất dư thừa quá mức lượng protein thúc đẩy sinh trưởng hoặc làm tăng
hoạt tính, sự bền vững của prortein.
Trong đó chúng ta chỉ tập trung vào sản phẩm của hai gen:
+ Gen tiền ung thư ras
+ Gen ức chế khối u p53
Các đột biến gen ras được tìm thấy trong khoảng 30% trường hợp ung thư ở
người, còn đột biến ở gen p53 được tìm thấy ở nhiều hơn 50% trường hợp.
+ Protein Rasđược mã hóa bởi gen ras ( gen này được đặt tên theo tế bào sacôm
chuột – ras sacoma- một loại ung thư mô liên kết); đây là một G-protein truyền tải
tín hiệu từ một thụ thể của yếu tố sinh trưởng trên màng sinh chất tới một chuỗi các
protein kinase. ở cuối chuỗi truyền tìn hiệu đó , đáp ứng của tế bào là tổng hợp nên

một protein thúc đẩy CKTB.

Tìm hiểu về ung thư

trang 20


Con đường kích thích chu kì tế bào: con đường này được kích thích bởi (1)
một yếu tố sinh trưởng liên kết vào (2) thụ thể đặc hiệu của nó trên màng sinh chất.
Tín hiệu này được truyền tới (3) một G-protein có tên là Ras giống với tất cả các Gprotein, Ras được hoạt hóa khi liên kết với GTP. Ras sau đó đẩy tín hiệu tới (4) một
chuỗi các protein kinase, enzym kinase cuối cùng của chuỗi hoạt hóan (5) một yếu
tố hóa hóa phiên mã có vai trò bật một hoặc nhiều gen mã hóa các protein thúc đẩy
CKTB(làm tăng sự phân bào). Nếu một đột biến làm protein Ras hoăc bất cứ thành
phần nào khác của con đường truyền tin hoạt động quá mức bình thường thì hoạt
động phân bào quá mức và ung thư có thể xảy ra
Thông thường, một con đường truyền tín hiệu như vậy sẽ không hoạt động trừ
khi nó được kích hoạt bởi một yếu tố sinh trưởng đặc thù. Nhưng một số đột biến ở
gen Ras có thể dẫn đến sự hình thành protein Ras hoạt động quá mức và protein này
kích hoạt chuỗi enzym kinase ngay cả khi không có các yếu tố sinh trưởng; kết quả
là sự phân chia tế bào tăng lên. Trong thực tế hoặc khi các dạng hoạt động quá mức
hoặc khi số lượng của mỗi thành phần trong con đường truyền tín hiệu tăng lên quá
mức đều có thể dẫn đến hậu quả tương tự, tức là làm tăng sự phân chia tế bào bình


thường.
Cơ chế 2: con đường truyền tín hiệu sẽ dần đến sự tổng hợp một loại protein có tác
dụng ức chế sự phân chia tế bào.

Tìm hiểu về ung thư


trang 21


Con đường ức chế chu kì tế bào: (1)DNA sai hỏng là một tín hiệu nội bào
được truyền qua (2) các protein kinase và dẫn đến sự hoạt hóa (3) p53. Ở trạng thái
hoạt hóa, p53 thúc đẩy phiên mã của gen mã hóa cho một protein ức chế CKTB. Sự
thúc đẩy CKTB đảm bảo cho DNA sai hỏng không được nhân lên (tái bản). Những
đột biến dẫn đến sự thiếu hụt các thành phần của con đường truyền tin này góp phần
vào sự phát sinh ung thư. Trong trường hợp này tín hiệu là một sai hỏng DNA của
tế bào. Hoạt động của con đường truyền tín hiệu này sẽ làm ngăn cản sự diễn tiến
của CKTB cho đến khi sai hỏng được sửa chữa. Nếu điều này không diễn ra bình
thường thì sai hỏng đó có thể dẫn đến sự phát sinh ung thư bởi vì nó làm tích lũy
các đột biến hoặc dẫn đến các saoi hỏng NST khác. Do vậy các gen mã hóa cho các
thành phần của con đường truyền tín hiệu này hoạt động giống như các gen ức chế
khối u. Gen P53 là một gen ức chế khối u. Protein do gen này mã hóa là một yếu tố
phiên mã đặc biệt; nó thúc đẩy sự sản sinh các protein ức chế CKTB. Vì vậy, nếu
một đột biến làm gen P53 mất chức năng thì đột biến đó có thể dẫn đến sự tăng sinh
bất thường của tế bào và xuất hiện ung thư.

Tìm hiểu về ung thư

trang 22


Gen p53 còn được gọi là “thiên thần bảo vệ gen” mỗi khi được hoạt hóa chẳng
hạn do DNA sai hỏng protein p53 sẽ biểu hiện chức năng như yếu tố hoạt hóa các
gen khác, thông thưoừng nó sẽ hoạt hóa một gen có tên là p21; sản phẩm của gen
này có tác dụng làm dừng sự diễn tiến của CKTB bằng cách nó liên kết vào các
enzym kinase phụ thuộc cyclin; nhờ vậy tế bào sẽ có thời gian để sữa chữa DNA sai
hỏng của nó; ngoài ra protein p53 còn có khả năng trực tiếp “bật” các gen tham gia

vào quá trình sữa chữa DNA. Khi sai hỏng DAN không thể sửa chữa được, protein
p53 hoạt hóa một số gen “tự tử” mà sản phẩm protein của chúng làm tế bào chết
theo chương trình. Như vậy ít nhất bằng ba con đường khác nhau, protein p53 có
thể ngăn cản các tế bào có DNA sai hỏng tiếp tục phân bào. Nếu các đột biến đó
được tích lũy và các tế bào sống sót được qua các lần phân bào mà nhiều khả năng
là do gen ức chế khối u p53 bị mất hoặc bị hỏng, thì ung thư có thể phát sinh.
Khi không có tín hiệu “chết: Bất
cứ khi nào Ced-9, protein nằm trong
màng ngoài ti thể ở trạng thái hoạt
hóa thì chương trình tế bào “tự chết”
bị ức chế và tế bào duy trì trạng thái
sống

Có tín hiệu “chết”. khi tế bào
nhân được tín hiệu “chết”, Ced-9 bị
bất hoạt và mất khả năng ức chjees
Ced-3 và Ced-4. Ced3 là một
pretease, khi đó được hoạt hóa, kích
ứng một chuỗi phản ứng dẫn đến sự
hoạt hóa của các nuclease và các
protease khác. Hoạt động của các
enzym này gây nên những thay đổi ở
các tế bào chết theo chương trình,
cuối cùng dẫn đến sự phân giải của
chúng.
III.5 MÔ HÌNH PHÁT SINH UNG THƯ NHIỀU BƯỚC
Tìm hiểu về ung thư

trang 23



Thường thì phải có nhiều hơn một đột biến trong tế bào soma mới có thể dẫn
đến tất cả những biến đổi đặc thù của một tế bào ung thư thực thụ. Như vậy ung thư
là do tích lũy các đột biến và các đột biến có thể xuất hiện ngẫu nhiên suốt cuộc đời
thì khi tuổi càng cao nguy cơ mắc ung thư càng lớn.
Mô hình về một con đường phát sinh ung thư gồm nhiều bước cũng được cũng
cố bởi các nghiên cứu được tiến hành ở một trong những bệnh ung thư được tìm
hiểu kĩ nhất ở người đó là bệnh ung thư ruột kết. giống như những bệnh ung thư
khác ở người bệnh này tiến triển từ từ. Dấu hiệu đầu tiên là hình thành một khối
polyp nhỏ, lành tính trên lớp tế bào lót ruột kết. các tế bào của khối polyp trong bình
thường mặc dù chúng phân chia nhanh một cách bất thường. Khối u dần dần tăng
trưởng rồi cuối cùng có thể trở thành ác tính và xâm lấn các các vùng mô khác. Sự
phát sinh một khối u ác tính diễn ra đồng thời với sự tích lũy thêm các đột biến làm
chuyển các gen tiền ung thư thành các gen ung thư, đồng thời làm bất hoạt các gen
ức chế khối u. Trong quá trình như vậy các gen ung thư ras và gen ức chế khối u
p53 thường có liên quan.
Ít nhất phải có sá sự thay đổi xuất hiện ở cấp đột DAN mới có thể chuyển một
tế bào sang trạng thái ung thư đầy đủ. Những thay đổi này bao gồm sự xuất hiện của
ít nhất một gen ung thư hoạt động mạnh và các đột biến làm mất chức năng (hoặc
mất gen) của một số gen ức chế khối u. Ngoài ra, do các alen đột biến ở các gen ức
chế khối u thường là lặn, nên trong phần lớn trường hợp cả hai bản sao của gen này
đều phải bị bất hoạt thì mới làm mất khả năng ức chế khối u. Ngược lại phần lớn
các đột biến chuyển gen tiền ung thư thành gen ung thư lại là đột biến trôi. Ở nhiều
khối u ác tính gen mã hóa cho enzym telomerase được hoạt hóa. Enzym này phục
hồi sự ngắn lại của các đầu mút NST trong quá trình tái bản DAN Sự sản sinh
enzym telomerase trong các tế bào ung thư làm mất một cơ chế tự nhiên hạn chế số
làn phân bào của các tế bào soma bình thường.

Tìm hiểu về ung thư


trang 24


III.6 KHUYNH HƯỚNG DI TRUYỀN VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC GÓP
PHẦN PHÁT SINH UNG THƯ
Lập luận cho rằng phải có nhiều biến đổi di truyền đồng thời mới tạo nên một tế
bào ung thư cũng giúp giải thích cho hiện tượng quan sát thấy ở một số dòng họ là
ung thư có biểu hiện di truyền. Một cá thể đã được di truyền một gen ung thư hoặc
một alen ức chế khối u đột biến sẽ tiến một bước gần hơn tới nguy cơ tích lũy
Tìm hiểu về ung thư

trang 25


×