Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề cương ôn tập thi công chức ngành Y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.31 KB, 8 trang )

Đề cương ôn tập thi công chức/ viên chức ngành y tế
1. Nghị quyết Của Bộ Chính trị số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 về
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới.
I.

Điều kiện văn hóa xã hội khi ban hành nghị quyết
1. Thành tựu
- Mạng lưới y tế,
o đặc biệt y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển (gồm y tế thôn,
bản, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã là tuyến y tế trực tiếp gần
dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với
chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội). Trong những năm
qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đầu tư phát triển mạng lưới y tế
tuyến này, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai rộng
khắp và hiệu quả: công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được tăng cường;
nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; chất lượng dịch vụ
y tế tuyến cơ sở từng bước được cải thiện góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc sức khỏe nhân dân.
o Nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế đẩy lùi
o Các dịch vụ y tế ngày một đa dạng: phát triển hệ thống y tế công lập và tư
lập, chuyên khoa và đa khoa, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và
ứng dụng
o Việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước
- Bảo hiểm y tế được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng
- Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, phần
lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe của nước ta đều vượt các nước có cùng
mức thu nhập bình quân đầu người.
 Nhờ sự phấn đấu nỗ lực của đại đa số cán bộ, nhân viên ngành y tế
 Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền



 Sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các ban, ngành, Mặt trận tổ
quốc, đoàn thể, tổ chức xã hội và đông đảo nhân dân
2. Hạn chế
- Hệ thống y tế chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật.
- Chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân
dân.
- Điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số còn nhiều khó khăn
 Đó là mạng lưới y tế cơ sở không ổn định về tổ chức; cơ sở vật chất
xuống cấp, trang thiết bị y tế thiếu, lạc hậu và không đồng bộ ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế; chưa tạo được niềm tin với người
dân là nguyên nhân gây nên tình trạng vượt tuyến quá tải ở bệnh viện
tuyến trên.
- Năng lực sản xuất và cung ứng thuốc còn yếu, giá thuốc chưa bệnh còn cao so
với thu nhập của nhân dân
- Tổ chức và hoạt động của y tế dự phòng còn nhiều bất cập
- Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe
- Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ.
- Những việc làm vi phạm đạo đức nghề nghiệp của 1 số CBYT chậm được khắc
phục
3. Nguyên nhân
- Do quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập, một số chính sách
về y tế không còn phù hợp nhưng chậm được sử đổi hoặc bổ sung
- Việc quản lý hoạt động khám, chữa bệnh và hành nghề y dược tư nhân chưa
chặt chẽ,
- Đầu tư của Nhà nước cho y tế còn thấp, phân bổ và sử dụng nguồn lực chưa
hợp lý, kém hiệu quả

- Chưa có những giải pháp hữu hiệu để huy động các nguồn lực từ cộng đồng và
xã hội cho công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe


- Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu và yếu, cơ cấu chưa hợp lý (lượng bác sỹ/ điều
dưỡng, bác sĩ, điều dưỡng/ giường bệnh) chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng
- Một số cấp ủy đảng và chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhiều nơi còn trông
chờ vào bao cấp của nhà nước  không có sử chủ động của địa phương.
4. Thách thức
- Nhiều vấn đề xã hội mới phát sinh như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội đnag
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân dân; chênh lệch về thu nhập trong nhân
dân đang đặt ra những thách thức lớn về đảm bảo công bằng trong khám chữa
bệnh; mặt trái của kinh tế thị trường có nguy cơ làm pham mờ giá trị đạo đức
cao quý của người thầy thuốc
- Quy mô dân số tăng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao
và đa dạng, trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống y tế còn rất hạn chế.
- Chi phí cho chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn, trong khi về cơ bản nước ta vẫn
là một nước nghèo, đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe còn thấp
- Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vừa đem lại những cơ hội thuận lợi,
nhưng đồng thời cũng đặt nước ta trước những nguy cơ bị lây truyền các bệnh
dịch nguy hiểm và những thách thức trong lĩnh vực sản xuất thuôc và ứng dụng
công nghệ cao trong y tế
II.
Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu
1. Quan điểm chỉ đạo
1.1. Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp
bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một
trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư

cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.
o Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội: Như chủ
tịch Hồ Chí Minh từng nói: Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu
ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe". "Dân
cường thì quốc thịnh".


o Hay áp dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khỏe không chỉ là tài
sản cá nhân mà còn là tài sản chung; tạo nguồn sức khỏe không chỉ là
trách nhiệm cá nhân mà còn là trách nhiệm của cộng đồng.
1.2. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và
phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân,
nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện
sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giầu với người nghèo,
người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công bằng trong đãi ngộ
đối với cán bộ y tế.
o Công bằng trong chăm sóc sức khỏe là một trong những nội dung quan
trọng phản ánh công bằng xã hội.
 Công bằng trong CSSK có nhiều đặc trưng khác biệt so với
công bằng trong các lĩnh vực dịch vụ xã hội khác (giáo dục, văn
hóa nghệ thuật… ) do vậy không thể xem xét mối tương quan
giữa lợi nhuận (thị trường) với tính nhân văn, nhân đạo (XHCN)
trong dịch vụ CSSK giống như các dịch vụ xã hội khác, không
thể thương mại hóa các dịch vụ y tế.
 Công bằng trong CSSK là một khái niệm có nội hàm khá phong
phú phản ánh các mối quan hệ đa chiều của lĩnh vực hoạt động
này như: công bằng giữa các thành phần kinh tế, các nhóm xã
hội cùng tham gia cung cấp dịch vụ CSSK; công bằng trong mối

quan hệ mật thiết giữa cộng đồng và mỗi cá thể trong CSSK,
công bằng trong hưởng thụ.
 Công bằng trong CSSK ở nước ta trước mắt là đảm bảo cho mọi
người dân đều được tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ CSSK thiết


yếu và tiến tới lâu dài sao cho mọi người có bệnh như nhau được
chăm sóc y tế như nhau.
 Tiêu chí đánh giá tính công bằng của hệ thống y tế hiện nay
• Khả năng tiếp cận dễ dàng của ngườidân đối với các dịch
vụ CSSK (không có sự khác biệt giữa các nhóm dân cư về
mức sống, khu vực địa lý, hình thức chi trả khi sử dụng


dịch vụ…)
Những dịch vụ y tế thiết yếu được cung cấp cho tất cả mọi

người
o Để đánh giá hiệu quả chung của toàn hệ thống y tế của một quốc gia, yếu
tố công bằng trong CSSK thường được đồng hành với tiêu chí như hiệu
quả về chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
o Hiệu quả trong CSSK không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là mang lại nhiều
lợi nhuận cho cơ sở cung cấp dịch vụ y tế. Hiệu quả còn phải gắn chặt với
công bằng trong CSSK.
 Các dịch vụ CSSK được triển khai có hiệu quả đồng nghĩa với
việc sẽ được gia tăng thêm nguồn lực để thực hiện công bằng
trong y tế. Ngược lại, nếu thực hiện được công bằng trong CSSK
sẽ góp phần cải thiện và nâng cao sức khỏe cộng đồng, nâng cao
hiệu quả của nền y tế.
 Giữa công bằng và hiệu quả trong CSSK tại từng thời điểm cụ

thể, có thể xuất hiện những mâu thuẫn cần phải cân đối sao cho
hợp lý. Ví dụ: với nguồn đầu tư hạn chế, nếu chỉ vì mục tiêu công
bằng mà xây dựng 1 bệnh viện ở vùng hẻo lánh, mật độ dân cư
thưa thớt thì tính hiệu quả của đầu tư sẽ bị ảnh hưởng bởi số
lượt người tiếp cận và sử dụng dịch vụ ít hơn nhiều lần so với
vùng tập trung đông dân cư.
o Trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống y tế VN đang
ngày càng được phát triển, hoàn thiện theo định hướng là hệ thống y tế


của dân, do dân và vì dân đảm bảo không có sự phân biệt về dân tộc, mức
sống, địa bàn cư trú đều có thể tiếp cận các dịch vụ CSSK, các lĩnh vực
trong CSSK.
 Sự phát triển thể hiện ở các chỉ số sức khỏe con người
 Sự phát triển thể hiện ở những trình độ của hệ thống y tế
 Sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe thể hiện ở những tiêu chí cụ
thể:
- Cam kết chính trị về đảm bảo công bằng trong CSSK giữa các
khu vực: thể hiện tại các nghị quyết, chỉ thị, luật BHYT, luật
KCB, văn bản quy phạm pháp luật của ngành (Quyết định số
47, 930, 1816..)
- Mạng lưới các cơ sở cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh
- Nhân lực y tế
- Khả năng tiếp cận của người dân đối với các cơ sở cung cấp
dịch vụ khám chữa bệnh
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
 Tuy nhiên, sự công bằng tuyệt đối trong chăm sóc sức khỏe vẫn chưa
thực hiện được bởi nhiều lý do
 Nhóm người nghèo, nhóm dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu
vùng xa, miền núi, hải đảo vẫn đang là nhóm yếu thế trong CSSK

dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với các
nhóm đối tượng này.
 Thực tế này phản ánh sự phân tầng trong CSSK hiện nay ở nước
ta: liên hệ với thực trạng cung ứng dịch vụ nước ta hiện nay. (cơ
sở y tế tập trung chủ yếu ở tuyến dưới, và ít dần khi lên đến tuyến
TW, nhưng hiện nay bệnh nhân lại tập trung chủ yếu ở tuyến TW
và thưa thớt ở các tuyến cơ sở, tuy nhiên tình hình này đang dần
được cải thiện nhờ đường lối chính sách của Đảng cũng như của
ngành y tế: bằng đề án giảm tải bệnh viện, đề án bệnh viện vệ


tinh, Đề án 47/930 nhằm nâng cao năng lực cho CBYT tuyến cơ
sở).
1.3. Thực hiện chăm sóc sức khoẻ toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh,
phục hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ. Phát
triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; kết hợp đông y và tây y.
o Tiếp túc phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng. Phát triển các
phong trào vệ sinh, phòng bệnh và thể dục thể thao. Triển khai mạnh mẽ
các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm
o Đẩy mạnh việc nghiên cứu, kế thừa , bảo tồn và phát triển y dược học cổ
chuyền thành một chuyên ngành khoa học
1.4. Xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư
của Nhà nước; thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và
người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng
đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế
giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. Khuyến khích các thành
phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
o Đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm y tế, chú ý các loại hình dựa vào

cộng đồng
o Đổi mới và tăng cường hiệu quả phối hợp liên nagfnh trong công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
o Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư, có chính sách khuyến khích về
thuế, đất đai để phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập.
o Các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là ở cơ sở, phải xác định việc
lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng


o Quy định rõ trách nhiệm và kiểm tra hoạt động của các ban ngành, đoàn
thể tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân ở địa phương
o Triển khai rộng rãi phong trào xây dựng làng văn hóa – sức khỏe ở mọi
thôn bản
1.5. Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và
đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao
đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và
tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người
thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”.
o Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ y tế ở địa phương và cơ sở. Chú trọng
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ
luật lao động và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên y tế, chấn
chỉnh và khắc phục những biểu hiện tiêu cực tại các cơ sở y tế
o Bản thân cán bộ y tế phải tự rèn luyện, học tập nâng cao trình độ, kỹ
năng chuyên môn
2. Mục tiêu
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện
chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng
nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung

ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
o Tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tuổi thọ, chất lượng nguồn nhân lực, chất
lượng cuộc sống là những chỉ số của một hệ thống y tế phát triển



×