Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Đảm bảo nhu cầu năng lượng dầu khí cho sự tăng trưởng kinh tế việt nam trong tiến trình hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 211 trang )

i

MỤC LỤC
Mục lục

i

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng, hình, biểu đồ

viii

MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1

2. Mục đích nghiên cứu của luận án

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

4


4. Những điểm mới và ý nghĩa của luận án

4

5. Kết cấu của luận án

5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

7

1.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

17

1.2.1 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

17

1.2.2 Nguồn số liệu

21

1.2.3 Phương pháp thu thập số liệu


22

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẢM BẢO NĂNG LƯỢNG
DẦU KHÍ CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

26

2.1 Các khái niệm và một số vấn đề cơ bản về năng lượng, dầu khí và tăng trưởng 26
2.1.1 Các khái niệm về năng lượng

27

2.1.2 Tăng trưởng kinh tế

33


ii
2.1.3 Vai trò của dầu khí đối với tăng trưởng kinh tế

36

2.1.4 Hội nhập kinh tế

40

2.2 Lý thuyết về cung và cầu dầu khí - Những ảnh hưởng từ sự can thiệp của
Chính phủ đến thị trường dầu khí
2.2.1 Lý thuyết về cung và cầu dầu khí


41
41

2.2.2 Những ảnh hưởng từ sự can thiệp của Chính phủ đến thị trường
dầu khí

46

2.3 Kinh nghiệm của một số nước về đảm bảo năng lượng dầu khí cho tăng
trưởng kinh tế

48

2.3.1 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

48

2.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

51

2.3.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc

53

2.3.4 Kinh nghiệm của Indonesia

55


2.3.5 Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

57

2.4 Xây dựng và lựa chọn mô hình lượng hóa mối quan hệ giữa năng lượng
dầu khí sử dụng và tăng trưởng kinh tế

60

2.4.1 Mô hình lượng hóa theo cơ sở lý thuyết cầu

60

2.4.2 Mô hình lượng hóa theo cơ sở lý thuyết tăng trưởng kinh tế

65

2.4.3 Mô hình lượng hóa mối quan hệ giữa năng lượng dầu khí sử dụng
và tăng trưởng kinh tế xanh dầu khí

67

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO NHU CẦU NĂNG LƯỢNG
DẦU KHÍ CHO SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN QUA

75


iii

3.1 Tình hình sử dụng năng lượng ở Việt Nam

75

3.1.1 Khái quát về cường độ năng lượng của Việt Nam từ 1980 – 2010

75

3.1.2 Thực trạng sử dụng năng lượng ở Việt Nam

76

3.1.3 Tình hình sử dụng dầu khí ở Việt Nam

78

3.2 Kiểm định mô hình & dự báo nhu cầu sử dụng năng lượng dầu khí ở Việt Nam 80
3.2.1 Kiểm định mô hình lượng hóa mối quan hệ giữa năng lượng
dầu khí sử dụng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

81

3.2.2 Kiểm định mô hình lượng hóa mối quan hệ giữa một số sản phẩm
dầu khí thông dụng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
3.3 Cung năng lượng dầu khí ở Việt Nam

94
101

3.3.1 Phân tích tình hình cung năng lượng dầu khí ở Việt Nam


101

3.3.2 Đánh giá trữ lượng tài nguyên dầu khí ở Việt Nam

103

3.3.3 Ước lượng hệ số co giãn cung dầu khí ở Việt Nam

108

3.4 Thị trường xăng dầu và khí ở Việt Nam

111

3.4.1 Thị trường khí ở Việt Nam

114

3.4.2 Thị trường xăng dầu ở Việt Nam

115

3.5 Những ảnh hưởng do sự can thiệp của Chính phủ đến thị trường xăng dầu
ở Việt Nam

118

3.5.1 Kiểm soát và điều tiết giá bán lẻ xăng dầu


118

3.5.2 Trợ cấp đối với xăng dầu ở Việt Nam

122

3.5.3 Thuế và phí đối với xăng dầu ở Việt Nam

125

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO NHU CẦU NĂNG LƯỢNG DẦU KHÍ
CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

131


iv
4.1 Dự báo và định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam

131

4.1.1 Dự báo khả năng sản xuất dầu khí của Việt Nam đến năm 2030

131

4.1.2 Định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam

134

4.2 Quan điểm đảm bảo nhu cầu năng lượng dầu khí ở Việt Nam


135

4.3 Những mục tiêu cần thực hiện để đảm bảo nhu cầu năng lượng dầu
khí cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế

139

4.4 Giải pháp để đảm bảo nhu cầu năng lượng dầu khí cho tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam đến năm 2030
4.4.1 Nhóm giải pháp phát triển thị trường xăng dầu và khí trong nước

142
142

4.4.1.1 Tái cấu trúc thị trường kinh doanh xăng dầu

143

4.4.1.2 Tăng cường kiểm soát độc quyền trong kinh doanh xăng dầu

146

4.4.1.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật để tăng cường cạnh tranh và
chống gian lận trong kinh doanh xăng dầu

149

4.4.1.4 Đẩy mạnh phát triển thị trường kinh doanh khí trong nước


152

4.4.1.5 Phát triển các giao dịch phái sinh trong thương mại xăng dầu

153

4.4.2 Nhóm giải pháp liên quan đến trợ cấp và thuế xăng dầu

155

4.4.2.1 Giảm mạnh và tiến đến xoá bỏ trợ cấp xăng dầu

155

4.4.2.2 Quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu

156

4.4.2.3 Tăng thuế khai thác và xuất khẩu dầu thô

157

4.4.2.4 Giảm mức thu điều tiết của các nhà máy lọc hoá dầu

158

4.4.3 Nhóm giải pháp nâng cao khả năng cung xăng dầu, khí từ trong nước 160
4.4.3.1 Gia tăng trữ lượng dầu khí

160


4.4.3.2 Tăng tốc phát triển ngành sản xuất dầu khí

161


v
4.4.3.3 Phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu
4.4.4 Nhóm giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

162
163

4.4.4.1 Thay đổi công nghệ, phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.

164

4.4.4.2 Hợp lý hoá cơ cấu năng lượng sử dụng

164

4.4.4.3 Nhanh chóng xoá bỏ cơ chế trợ cấp các loại năng lượng

165

4.4.5 Nhóm giải pháp phát triển các loại nhiên liệu sinh học

166


4.4.5.1 Đẩy mạnh chính sách khuyến khích sử dụng
và kinh doanh các loại nhiên liệu sinh học

166

4.4.5.2 Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng sản xuất
các loại nhiên liệu sinh học

167

4.4.6 Nhóm giải pháp kiểm soát và hạn chế ô nhiễm môi trường
do sử dụng dầu khí

167

4.4.6.1 Tiêu chuẩn môi trường

167

4.4.6.2 Tăng cường kiểm soát công nghệ sản xuất

168

4.4.6.3 Phát triển hệ thống giao thông và phương tiện
vận chuyển công cộng

168

4.4.6.4 Phát triển sử dụng các loại năng lượng: hạt nhân, gió
sinh khối, mặt trời và tăng cường nghiên cứu ứng dụng

công nghệ than sạch

169

KẾT LUẬN

172

Danh mục công trình nghiên cứu

175

Tài liệu tham khảo

176


vi
Phụ lục 1: So sánh hệ số co giãn cầu xăng dầu giữa Việt Nam, Thái Lan và
Philippines

184

Phụ lục 2: Ô nhiễm môi trường do sử dụng năng lượng hoá thạch ở Việt Nam

188

Phụ lục 3: Định mức thù đại lý xăng dầu

194


Phụ lục 4: Một số kiến nghị góp phần xây dựng khung pháp lý cho phép
doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các giao dịch phái sinh

195

Phụ lục 5: Khái quát quá trình tăng trưởng và hội nhập kinh tế của Việt Nam

198

Phụ lục 6: Bản đồ phân bố các mỏ dầu khí của Việt Nam

201


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank)
AEC: Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community)
ASEAN:Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asia National)
CES: Hệ số co giãn thay thế cố định (Constant Elasticity of Substitution)
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)
EIA (US):

Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ (Energy Information
Administration – United State)

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)
GNP: Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products)

IEA: Cơ quan năng lượng quốc tế (International Energy Agency)
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Co –
Operation and Development)
OPEC: Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (Organization of Petroleum Exporting
Countries)
PCI: Thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income)
PPP: Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity)
TFC: Tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp (Total Final Consumption)
TPES: Tổng cung năng lượng sơ cấp (Total Primary Energy Supply)
WTI: Nguồn dầu mỏ vùng Texas – Hoa Kỳ, là cơ sở định giá giao ngay cho thị trường
dầu mỏ thế giới (West Texas Intermediate)
WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1: Các đơn vị đo năng lượng

28

Bảng 2.2: Bảng chuyển đổi một số đơn vị năng lượng

29

Bảng 2.3.A: Tỉ lệ năng lượng sơ cấp thế giới sử dụng năm 1973 và 2012

39


Bảng 2.3.B: Tỉ lệ dầu sử dụng theo ngành của thế giới năm 1973 và 2012

39

Bảng 2.4: Hệ số co giãn cầu đối với xăng

45

Bảng 3.1: Cường độ năng lượng và PCI một số quốc gia năm 2010

77

Bảng 3.2: Tỉ lệ năng lượng sơ cấp Việt Nam tiêu thụ năm 2010

78

Bảng 3.3: Tổng năng lượng sơ cấp Việt Nam tiêu thụ theo lĩnh vực năm 2010

79

Bảng 3.4: Dữ liệu phân tích nhu cầu sử dụng năng lượng dầu khí ở Việt Nam

82

Bảng 3.5: Kết quả phân tích nhu cầu sử dụng dầu khí ở Việt Nam - Mô hình tĩnh 83
Bảng 3.6: Kết quả phân tích nhu cầu sử dụng dầu khí ở Việt Nam - Mô hình động 84
Bảng 3.7: Dữ liệu phân tích tăng trưởng ở Việt Nam theo các nhân tố K, L, E

87


Bảng 3.8: Kết quả phân tích tăng trưởng ở Việt Nam theo các nhân tố K, L, E

89

Bảng 3.9: Dữ liệu GDP xanh dầu khí của Việt Nam 1990 - 2012

91

Bảng 3.10: Kết quả phân tích nhu cầu sử dụng dầu khí ở Việt Nam – Mô hình
tăng trưởng xanh dầu khí của Việt Nam

92

Bảng 3.11: Dữ liệu phân tích nhu cầu sử dụng xăng, DO, FO ở Việt Nam

94

Bảng 3.12: Kết quả phân tích nhu cầu sử dụng xăng, DO, FO ở Việt Nam

96

Bảng 3.13: Số liệu cung cầu các loại xăng dầu khí ở Việt Nam 1990 – 2010

102

Bảng 3.14: Trữ lượng dầu thô và khí thiên nhiên của Việt Nam 1991 – 2012

104


Bảng 3.15: Dữ liệu phân tích cung dầu khí của Việt Nam 1991 – 2010

108

Bảng 3.16: Hệ số co giãn cung dầu khí Việt Nam theo giá giai
đoạn 1991 – 2010

111

Bảng 3.17: Cân đối năng lượng dầu khí của Việt Nam năm 2010

112

Bảng 3.18: Kết cấu giá cơ sở các loại xăng dầu

119

Bảng 3.19: Giá bán lẻ dầu Diesel ở một số quốc gia giai đoạn 1995 – 2012

123


ix
Bảng 3.20: Giá bán lẻ xăng ở một số quốc gia giai đoạn 1995 – 2012

124

Bảng 3.21: Cơ sở xác định thuế suất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam

127


Bảng 4.1: Dự báo nhu cầu và khả năng sản xuất
dầu khí Việt Nam 2015 – 2030

132

Bảng PL1.1: Dữ liệu phân tích nhu cầu sử dụng xăng dầu
ở Việt Nam 1990 – 2010

184

Bảng PL1.2: Dữ liệu phân tích nhu cầu sử dụng xăng dầu
ở Thái Lan 1990 – 2010

185

Bảng PL1.3: Dữ liệu phân tích nhu cầu sử dụng xăng dầu
ở Philippines 1990 – 2010

186

Bảng PL1.4: So sánh hệ số co giãn cầu xăng dầu (ngắn hạn và dài hạn) giữa
Việt Nam, Thái Lan và Philippines 1991 - 2010

187

Bảng PL2.1: Lượng xả thải khí CO2 của một số quốc gia

190


Bảng PL2.1A: Lượng xả thải khí CO2 từ than của một số quốc gia

190

Bảng PL2.1B: Lượng xả thải khí CO2 từ dầu của một số quốc gia

190

Bảng PL2.1C: Lượng xả thải khí CO2 từ khí của một số quốc gia

191

Bảng PL2.2: Tỉ lệ khí CO2/ TPES của một số quốc gia

191

Bảng PL2.3: Tỉ lệ khí CO2/ GDP theo tỉ giá chuyển đổi

192

Bảng PL2.4: Tỉ lệ khí CO2/ GDP theo sức mua tương đương

192

Bảng PL2.5: Tỉ lệ khí CO2/ dân số của một số quốc gia

193

Bảng PL3: Doanh thu và chi phí hoạt động trong tháng của đại lý xăng dầu


194

Bảng PL5: Một số chỉ tiêu tài khoản quốc gia của Việt Nam 2002 – 2011

198

HÌNH
Hình 2.1: Cung và Cầu

43

Hình PL6: Bản đồ phân bố các mỏ dầu khí của Việt Nam

201


x
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cường độ năng lượng của Hoa Kỳ giai đoạn 1980 – 2011

32

Biểu đồ 2.2: Lượng tiêu thụ dầu mỏ của Hoa Kỳ 1980 – 2011

50

Biểu đồ 2.3: Lượng tiêu thụ và sản xuất dầu mỏ của Nhật Bản 2000 – 2011

51


Biểu đồ 2.4: Lượng tiêu thụ và sản xuất dầu mỏ của Trung Quốc 1990 – 2013

53

Biểu đồ 2.5: Lượng tiêu thụ và sản xuất dầu mỏ của Indonesia 1990 – 2011

56

Biểu đồ 3.1: Cường độ năng lượng của Việt Nam giai đoạn 1980 – 2010

75

Biểu đồ 3.2: Tiêu thụ dầu mỏ của Việt Nam giai đoạn 1980 – 2012

79

Biểu đồ 3.3: Tiêu thụ khí thiên nhiên của Việt Nam giai đoạn 1980 – 2011

80

Biểu đồ 3.4: So sánh lượng khai thác và sử dụng dầu mỏ
tại Việt Nam 1990 – 2011

107

Biểu đồ 3.5: Tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn 1971 – 2011

116

Biểu đồ 3.6: Thị phần các công ty đầu mối xăng dầu Việt Nam năm 2013


117

Biểu đồ 3.7: Diễn biến giá xăng RON 92 trên thế giới
và Việt Nam 01 – 07/2012

121

Biểu đồ 3.8: Diễn biến giá DO 0,05 S trên thế giới
và Việt Nam 01 – 07/2012

121


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Năng lượng nói chung và năng lượng dầu khí nói riêng là nhân tố rất quan trọng
đóng góp cho sự phát triển bền vững đối với mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam. Hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển
và sinh hoạt của con người đều cần đến dầu khí. Ngày nay để đảm bảo cung cầu của bất
kỳ một loại hàng hóa nào đó kể cả năng lượng, hầu hết các quốc gia đều thông qua hoạt
động của thị trường. Vì tính quan trọng và thiết yếu của dầu khí, nên vấn đề cung cầu
của nó luôn được sự quan tâm và chịu tác động rất lớn của các chính phủ trên thế giới.
Sau hơn hai thập niên song hành cùng tăng trưởng kinh tế, lượng dầu khí được
sử dụng ở Việt Nam không ngừng tăng nhanh và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục
trong nhiều năm tới. Do vậy, đảm bảo nhu cầu dầu khí là vấn đề vô cùng hệ trọng đối
với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong tương lai. Vì thế ngay từ khi bắt đầu
chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản

lý của nhà nước, Việt Nam đã xây dựng thị trường xăng dầu (các sản phẩm chủ yếu của
dầu khí) nhằm đảm bảo cung cầu trong nước ổn định và hiệu quả. Thị trường xăng dầu
trong nước hiện nay tuy phát triển về mặt số lượng các doanh nghiệp (đầu mối nhập
khẩu và đại lý phân phối) tham gia, nhưng tính cạnh tranh của thị trường không cao vì
tình trạng độc quyền nhóm của các doanh nghiệp đầu mối. Trong khi đó sự can thiệp
của chính phủ thường kém hiệu quả và có nhiều bất ổn. Dẫn chứng, việc kiểm soát giá
xăng dầu để hạn chế sức mạnh độc quyền, thường được thực hiện kém minh bạch và
không theo xu hướng giá thế giới, khiến cho giá bán trong nước bị bóp méo, dẫn đến
thiệt hại cho người tiêu dùng và cả nền kinh tế. Vấn đề trợ cấp và thuế xăng dầu cũng
thế, rất nhiều bất ổn. Khi thì trợ cấp quá nhiều, tạo gánh nặng chi ngân sách nhưng
khiến việc sử dụng xăng dầu trong nước lãng phí và kém hiệu quả, ngoài ra còn dẫn đến
tình trạng xuất lậu qua các nước láng giềng. Khi thì đánh thuế phí vào xăng dầu quá
cao, khiến người tiêu dùng bị thiệt hại và gây khó khăn cho các hoạt động kinh tế trong
nước. Trong lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG – Liquified Petroleum
Gas) cũng thế, cho đến nay chính phủ vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu để giảm tình
trạng hàng giả, sang chiết nạp trái phép tràn lan gây ra nhiều vụ cháy nổ làm thiệt hại


2
cho người tiêu dùng và bảo vệ các nhà sản xuất kinh doanh chân chính. Vì vậy, phát
triển thị trường xăng dầu và khí trong nước theo hướng tăng tính cạnh tranh và tăng
tính hiệu quả đối với những can thiệp của chính phủ là hai nhiệm vụ trọng tâm, xuyên
suốt để đảm bảo nhu cầu năng lượng dầu khí cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Đây
cũng là những nội dung chính yếu mà tác giả sẽ đề cập trong luận án.
Theo thống kê năm 2012 của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) trong tất cả các
loại năng lượng sơ cấp thì dầu khí là năng lượng quan trọng nhất, được nhân loại sử
dụng nhiều nhất chiếm khoảng 56,2% (riêng các sản phẩm xăng dầu là 41,2%). Kinh tế
và tốc độ dân số tăng nhanh đã khiến cho nhu cầu dầu khí của thế giới không ngừng
tăng lên. Theo dự báo của IEA, nhu cầu về dầu của thế giới tăng từ mức 87,4 triệu
thùng/ngày của năm 2011 sẽ tăng lên mức 99,7 triệu thùng/ngày vào năm 2035. Nguồn

cung dầu khí thế giới ngày nay thường xuyên bị đe dọa vì những nguyên nhân chính
sau: tài nguyên này đang dần cạn kiệt; chi phí khai thác và sản xuất không ngừng tăng
cao; sự độc quyền của khối OPEC và các công ty dầu khí đa quốc gia; bất ổn về địa
chính trị tại những nơi có trữ lượng dầu khí nhiều v.v… Nhu cầu không ngừng tăng,
trong khi nguồn cung thường xuyên bị đe doạ, bên cạnh đó là sự tác động của giới đầu
cơ khiến cho giá dầu khí trong thế kỷ 21 luôn có xu hướng biến động tăng cao, trừ giai
đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 2008 – 2009. Theo IEA giá dầu thô bình
quân trong năm 2011 là 125 USD/ thùng và dự báo sẽ tăng lên 215 USD/ thùng vào
năm 2035.
Từ khi chuyển đổi mô hình kinh tế vào đầu thập niên 90, Việt Nam luôn giữ
được mức tăng trưởng kinh tế cao, nhưng không mang tính bền vững. Do đó trong bối
cảnh hội nhập sâu vào kinh tế thế giới thì những khó khăn mang tính toàn cầu sẽ tác
động càng mạnh mẽ đến kinh tế trong nước đặc biệt là ngành dầu khí, lĩnh vực mà hàng
năm Việt Nam phải xuất khẩu hầu hết lượng dầu thô khai thác được và nhập khẩu
khoảng 2/3 lượng xăng dầu và khí sử dụng (trước năm 2009 là gần 100%). Theo số liệu
thống kê năm 2013 của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng - Hoa Kỳ (EIA) thì trữ
lượng dầu khí Việt Nam ở mức khá, nếu tính quy đổi thì tổng trữ lượng dầu khí khoảng
8,78 tỉ thùng dầu (riêng dầu là 4,4 tỉ thùng). Tuy nhiên các mỏ có trữ lượng lớn khai
thác mạnh trước đây nay dần cạn kiệt, trong khi các mỏ mới phát hiện thì lại khó khai
thác vì vấn đề tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, hiện nay khả năng cung ứng xăng


3
dầu và khí từ nguồn sản xuất trong nước còn hạn hẹp chỉ đáp ứng khoảng 1/3 so với
nhu cầu. Trong khi nhu cầu dầu khí không ngừng tăng lên, thì việc sử dụng năng lượng
nói chung và dầu khí nói riêng ở Việt Nam còn rất lãng phí, thể hiện qua: cơ cấu sử
dụng năng lượng của nền kinh tế không hợp lý (phát triển quá nhiều các ngành sản xuất
hao tốn nhiên liệu như: xi măng, sắt thép); sử dụng phổ biến các công nghệ, máy móc
thiết bị lạc hậu; phương tiện giao thông công cộng thì chậm phát triển, nhưng phương
tiên cá nhân lại tăng nhanh quá mức v.v… Nếu thực trạng cung cầu dầu khí nêu trên

vẫn tiếp diễn, thì nguy cơ thiếu hụt năng lượng dầu khí để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam sẽ sớm thành hiện thực ! Vì những lý do nêu trên, tác giả chọn đề
tài “Đảm bảo nhu cầu năng lượng dầu khí cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trong
tiến trình hội nhập quốc tế ” làm luận án tiến sĩ.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Từ cách đặt vấn đề, mục đích và các câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm:
Thứ nhất, xây dựng và lựa chọn mô hình để nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lượng
dầu khí sử dụng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Thứ hai, phân tích cung và cầu dầu khí ở Việt Nam và những tác động của Chính phủ
vào thị trường xăng dầu, cụ thể là các vấn đề: kiểm soát độc quyền; điều tiết giá bán,
thuế phí và trợ cấp xăng dầu.
Thứ ba, vận dụng các quan điểm và phương pháp luận của kinh tế học, kết hợp với
nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, kiến nghị giải pháp thực hiện nhằm đảm bảo nhu
cầu năng lượng dầu khí cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trong tiến trình hội nhập.
Trong luận án sẽ tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi chính sau:
1. Ước lượng hệ số co giãn cầu dầu khí nói chung và một số sản phẩm quan trọng
(xăng, dầu DO và dầu FO) ở Việt Nam theo thu nhập bình quân đầu người và giá
dầu khí thế giới ? Dự báo nhu cầu sử dụng dầu khí ở Việt Nam đến năm 2030 ?
Ước lượng hệ số co giãn cung dầu khí ở Việt Nam theo giá dầu khí thế giới ?
2. Thực trạng cung cầu dầu khí ở Việt Nam hiện nay ? Khả năng sản xuất dầu khí của
Việt Nam có đảm bảo cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế từ nay đến năm 2030 ?
3. Những mục tiêu và giải pháp cần thực hiện để đảm bảo cung cầu năng lượng dầu khí
cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ?


4
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Đối tượng nghiên cứu là cung, cầu dầu khí và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận án
Năng lượng nói chung hay năng lượng dầu khí nói riêng, là đề tài rất rộng lớn,

liên quan đến nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng v.v... Trong luận án,
tác giả không có tham vọng trình bày tất cả những vấn đề liên quan, phạm vi không
gian nghiên cứu của luận án là toàn bộ nền kinh tế Việt Nam và phạm vi thời gian
nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước đến năm 2013. Thời gian nghiên cứu chủ
yếu từ khi Việt Nam bắt đầu chuyển đổi mô hình kinh tế và hội nhập vào thế giới cho
đến nay.
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu đến dầu khí và một phần về nhiên liệu sinh học
(trong vai trò nhiên liệu thay thế dầu khí), mà không nghiên cứu sâu vào các nguồn
năng lượng khác. Trong lĩnh vực dầu khí, tác giả cũng không đề cập sâu những vấn đề
về công nghệ và kỹ thuật trong các lĩnh vực khai thác, sản xuất chế biến dầu khí.
4. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
Nhìn chung cho đến nay những nghiên cứu về đề tài năng lượng của Việt Nam
chưa nhiều, đặc biệt là của các tác giả trong nước. So với các nghiên cứu trước, luận án
sẽ có điểm khác biệt cơ bản là về cách tiếp cận, phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu. Nếu luận án này được bảo vệ thành công, những đóng góp mới:
Về mặt lý luận, lượng hóa mối quan hệ giữa năng lượng dầu khí sử dụng và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam, theo khung lý thuyết cầu và tăng trưởng kinh tế. Các kết
quả ước lượng là cơ sở cho những nghiên cứu về năng lượng dầu khí ở Việt Nam. Cụ
thể:
Thứ nhất, ước lượng hệ số co giãn cầu dầu khí theo GDP bình quân đầu người ở
Việt Nam và giá dầu khí thế giới. Tương tự thực hiện ước lượng hệ số co giãn cầu đối
với các sản phẩm dầu khí được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam như: xăng, dầu Diesel
(Diesel Oil - DO), dầu nhiên liệu đốt (Fuel Oil - FO).


5
Thứ hai, ước lượng hệ số co giãn cầu dầu khí theo GDP xanh dầu khí/người ở
Việt Nam và giá dầu khí thế giới. GDP xanh dầu khí là GDP có loại trừ các chi phí ô
nhiễm môi trường khi sử dụng và khai thác tài nguyên dầu khí.
Thứ ba, phân tích cung cầu và thị trường xăng dầu khí Việt Nam và những tác

động từ sự can thiệp của Chính phủ đối với thị trường này.
Về mặt thực tiễn, đóng góp của luận án là hỗ trợ cho các nhà hoạch định, có cơ
sở khoa học để xem xét và ban hành các chính sách liên quan đến vấn đề đảm bảo nhu
cầu năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng ở Việt Nam.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án bao gồm :
Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu;
Mục đích nghiên cứu của luận án;
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án;
Những điểm mới và ý nghĩa của luận án.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài
– Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
– Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
 Nguồn số liệu.
 Phương pháp thu thập số liệu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đảm bảo năng lượng dầu khí cho tăng trưởng kinh tế
– Các khái niệm về năng lượng, dầu khí, tăng trưởng và hội nhập kinh tế.
– Lý thuyết cung và cầu dầu khí – Những ảnh hưởng từ sự can thiệp của Chính
phủ đến thị trường dầu khí.
– Kinh nghiệm của một số nước (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia)
về đảm bảo năng lượng dầu khí cho tăng trưởng kinh tế.


6
– Xây dựng và lựa chọn mô hình lượng hóa mối quan hệ giữa năng lượng dầu
khí sử dụng và tăng trưởng kinh tế
 Mô hình lượng hóa theo cơ sở của lý thuyết cầu.
 Mô hình lượng hóa theo cơ sở của lý thuyết tăng trưởng kinh tế

 Mô hình lượng hóa mối quan hệ giữa năng lượng dầu khí sử dụng và tăng
trưởng kinh tế xanh dầu khí.
Chương 3: Thực trạng đảm bảo nhu cầu năng lượng dầu khí cho sự tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam trong thời gian qua.
– Tình hình sử dụng năng lượng và dầu khí ở Việt Nam.
– Kiểm định mô hình và dự báo nhu cầu sử dụng năng lượng dầu khí ở Việt
Nam.
– Cung ứng năng lượng dầu khí ở Việt Nam.
– Thị trường dầu khí (xăng dầu và LPG) ở Việt Nam.
– Những ảnh hưởng do sự can thiệp của Chính phủ đến thị trường xăng dầu ở
Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp đảm bảo nhu cầu năng lượng dầu khí cho tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam đến năm 2030.
– Dự báo và định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam.
– Quan điểm đảm bảo nhu cầu dầu khí ở Việt Nam.
– Những mục tiêu cần thực hiện để đảm bảo nhu cầu năng lượng dầu khí cho
sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
– Đề xuất các nhóm giải pháp thực hiện.
Kết luận


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu của luận án gồm 2 phần chính: (i) xây dựng và lựa chọn mô hình
dự báo nhu cầu sử dụng dầu khí ở Việt Nam trong tương lai; (ii) phân tích cung cầu dầu
khí ở Việt Nam trong những năm qua kết hợp với các kết quả dự báo, đưa ra các giải
pháp thực hiện để đảm bảo nhu cầu dầu khí cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Lý

thuyết để tác giả sử dụng làm cơ sở nghiên cứu tương ứng gồm: (i) lý thuyết về mối
quan hệ giữa năng lượng sử dụng và tăng trưởng kinh tế; (ii) lý thuyết phân tích cung
cầu đối với hàng hoá thiết yếu (năng lượng dầu khí). Khung lý thuyết về mối quan hệ
giữa năng lượng sử dụng và tăng trưởng kinh tế là cơ sở rất quan trọng, có liên quan
đến lý thuyết cầu năng lượng và lý thuyết tăng trưởng kinh tế. Từ khung lý thuyết về
mối quan hệ giữa năng lượng sử dụng và tăng trưởng, tác giả xác định dạng hàm cầu và
xây dựng mô hình dự báo nhu cầu năng lượng dầu khí ở Việt Nam. Việc xây dựng các
mô hình dự báo rất quan trọng, vì từ mô hình dự báo những kết quả thu được là cơ sở
để phân tích và kiến nghị các chính sách đảm bảo nhu cầu năng lượng dầu khí cho tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Vào đầu thập niên 70 thế kỷ trước, trên thế giới đã bắt đầu có các công trình nghiên
cứu về lý thuyết xác định dạng hàm cầu và dự báo nhu cầu năng lượng. Trãi qua 4 thập
kỷ, các nghiên cứu trong lĩnh vực này đã có những bước phát triển đa dạng, vượt bực cả
về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên nếu phân loại theo phương pháp tiếp cận, thì các
nghiên cứu này có thể chia thành hai nhóm: (i) tiếp cận theo mô hình kinh tế lượng và
(ii) tiếp cận theo các yếu tố kinh tế kỹ thuật. Với cách tiếp cận thứ nhất, người ta giả
thiết là quan hệ giữa năng lượng và các yếu tố kinh tế quan trọng khác (GDP, giá năng
lượng, thu nhập, dân số ...) đã được xác lập trong quá khứ cũng sẽ được duy trì trong
tương lai. Với cách tiếp cận kinh tế kỹ thuật, người ta xem xét phân tích xác định nhu
cầu năng lượng dựa trên việc xem xét ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế kỹ thuật công
nghệ, cách tiếp cận này nhấn mạnh hơn yếu tố thực nghiệm. Trong luận án để dự báo


8
nhu cầu năng lượng dầu khí, phương pháp tiếp cận theo mô hình kinh tế lượng sẽ được
lựa chọn.
Việc xác định dạng hàm cầu và xây dựng mô hình dự báo nhu cầu năng lượng theo
mô hình kinh tế lượng, có sức hút rất mạnh đối với các kinh tế gia, vì phương pháp này
dựa trên nền tảng của lý thuyết cầu và lý thuyết tăng trưởng. Sau đây là một số công
trình nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng và lựa chọn mô hình kinh tế lượng để dự

báo nhu cầu năng lượng.
Công trình nghiên cứu của Subhes C. Bhattacharyya và Govinda R. Timilsina
(2009) “ Energy Demand Models for Policy Formulation – A Comparative Study of
Energy Demand Models ”. Tài liệu này được thực hiện theo yêu cầu của The World
Bank, trong đó các tác giả có trình bày tổng kết những dạng mô hình dự báo nhu cầu
năng lượng, được sử dụng trên thế giới từ đầu thập niên 70 thế kỷ trước đến năm 2009.
Để dự báo nhu cầu năng lượng, nhiều chuyên gia xây dựng và sử dụng mô hình kinh tế
lượng, những mô hình này rất đa dạng và phổ biến khắp toàn cầu. Các biến thông dụng
được sử dụng trong các mô hình là: tổng năng lượng sử dụng; năng lượng sử dụng theo
đầu người; GDP; GDP/ người; giá năng lượng; cường độ năng lượng, dân số, lực lượng
lao động, cơ cấu nền kinh tế … [82, pp. 43 – 45]. Mô hình dự báo có thể sử dụng để xác
định tổng cầu năng lượng của nền kinh tế hoặc nhu cầu năng lượng của từng lĩnh vực
riêng biệt như: giao thông, công nghiệp, tiêu thụ ở hộ gia đình v.v… hoặc tổng cầu của
một loại năng lượng sơ cấp (dầu, khí, than, thuỷ điện, năng lượng hạt nhân v.v…). Theo
Bhattacharyya và Timilsina, cơ sở để các chuyên gia xây dựng mô hình dự báo nhu cầu
năng lượng chủ yếu là lý thuyết cầu. Về dạng hàm và kỹ thuật tính toán, nhiều chuyên
gia sử dụng dạng hàm và kỹ thuật tuyến tính log, vì khả năng linh hoạt của dạng hàm
này, tiêu biểu có: Berndt & Wood (1975), Pindyck (1979), Uri (1979), Siddayao (1987),
Paga & Birol (1994), Christopoulos (2000), Dahl & Erdogan (2000), Buranakunaporn
& Oczkowsky (2007), Pokharel (2007) v.v… Các chuyên gia cho rằng, khi sử dụng mô
hình dự báo nhu cầu năng lượng với kỹ thuật log tuyến tính sẽ cho trực tiếp kết quả của
hệ số co giãn cầu tốt hơn so với kỹ thuật tuyến tính thông thường. Vì lý do quan trọng
này, trong luận án tác giả lựa chọn mô hình dự báo nhu cầu năng lượng dầu khí của
Việt Nam theo dạng : ln Etc  a  b ln Yt c  c ln Pt  et ( I ) với Ect : là lượng dầu khí sử
dụng tính theo đầu người trong năm t; Yct : tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người


9
trong năm t ; Pt : giá bình quân của các sản phẩm dầu khí chủ yếu trong năm t; et :
phần dư . Các hệ số được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất thông

thường (Ordinary Least Squares – OLS) với a là hệ số tự do, b là hệ số co giãn theo thu
nhập, c là hệ số co giãn theo giá.
Mô hình kinh tế lượng nêu trên cũng được Dermot Gately và Hillard G. Huntington
(2001) sử dụng trong công trình “ The Asymetric Effects of Changes of Price and
Income on Energy and Oil Demand ” để nghiên cứu mối liên hệ giữa năng lượng dầu
khí sử dụng với thu nhập bình quân đầu người và giá dầu thế giới, của 96 quốc gia trên
thế giới trong giai đoạn 1971 – 1997. Kết quả nghiên cứu của công trình về hệ số co
giãn cầu dầu khí theo thu nhập của (i) một số quốc gia phát triển (khối OECD); (ii) một
số quốc gia khối OPEC; (iii) một số quốc gia có kinh tế phát triển nhanh ( trong đó có
Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan …); (iv) một số quốc gia đang phát triển khác, lần lượt có
các giá trị: 0,55 ; 0,91 ; 0,95 ; 0,24. Tương tự hệ số co giãn cầu dầu khí theo giá lần
lượt có các giá trị: - 0,6 ; không có kết quả ; - 0,12 ; - 0,25. Nhận xét chung là cầu dầu
khí theo thu nhập và giá đều ít co giãn, đặc biệt đối với nhóm các quốc gia đang phát
triển, rất ít co giãn.
Năm 2009, Subhes C. Bhattacharyya và Andon Blake đã thực hiện công trình
nghiên cứu về cầu xăng dầu tại một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ vùng Trung Đông và
Bắc Phi trong giai đoạn 1982 – 2005 “Domestic demand for petroleum products in
MENA countries” . Tương tự như Dermot Gately, các tác giả của công trình này cũng
sử dụng mô hình kinh tế lượng ln Etc  a  b ln Yt c  c ln Pt  et ( I ), đồng thời kết hợp với
mô hình động có biến trễ ln( Etc )  ln a  b ln(Yt c )  c ln( Pt )  d ln( Etc1 )  et ( II ) , để ước
lượng hệ số co giãn cầu trong dài hạn và ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu hệ số co giãn
cầu về xăng theo thu nhập của các quốc gia này trong khoảng từ 0,136 đến 0,652; hệ số
co giãn cầu theo giá trong khoảng từ - 0,188 đến -0,081, trừ trường hợp Algeria và Arab
Saudi là 0,082 và 0,002. Lý giải hệ số co giãn cầu xăng theo giá của 2 quốc gia có giá
trị dương (không phù hợp lý thuyết cầu), Bhattacharyya và Blake cho rằng vì chính phủ
đã trợ giá xăng rất mạnh, nên nhu cầu nội địa vẫn gia tăng mặc dù giá thế giới đã tăng
cao. Thực tế hiện nay cho thấy, vẫn còn nhiều quốc gia OPEC có chính sách trợ giá rất
mạnh cho nhiên liệu sử dụng nội địa. Trước đây nhiều quốc gia ở châu Á ( trong đó có
Việt Nam ) cũng áp dụng chính sách này, theo nghiên cứu của McRae (1994), giai đoạn



10
1973 – 1987 hệ số co giãn cầu xăng theo giá của Đài Loan cũng có giá trị dương là
0,02. [69, p. 169]
Công trình “ Energy Demand in Five Major Asian Countries ” của Masayasu
Ishiguro và Takamasa Akiyama (1995) cũng sử dụng mô hình kinh tế lượng ( I ) để
nghiên cứu về cầu các loại xăng dầu cụ thể, trong từng lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải, hộ gia đình và dịch vụ thương mại, giai đoạn 1970 - 1992 tại
5 quốc gia châu Á là: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan. Hệ số co
giãn cầu các loại xăng dầu theo giá trong khoảng từ - 2,0 đến – 0,3.
Hai mô hình ( I ) và ( II ) cũng được nhiều tác giả khác lựa chọn để nghiên cứu về
cầu đối với các loại xăng, dầu kerosene, dầu Diesel, nhiên liệu đốt lò, trong từng lĩnh
vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thương mại, cụ thể trong các công trình:
 Ruth A. Judson, Richard Schmalensee and Thomas M. Stoker (1998), Economic
Development and the Structure of the Demand for Commercial Energy, Meeting of
the American Economic Association, April 1998.
 Dermot Gately and Shane S. Streifel (1997), The Demand for Oil Products in
Developing Countries, World Bank Discussion Paper No. 359, February. 1997
Nhìn chung, 2 mô hình ( I ) và ( II ) tuy đơn giản nhưng được nhiều chuyên gia kinh
tế chọn lựa, vì tính hữu dụng khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lượng sử dụng
và tăng trưởng kinh tế. Hai mô hình phổ biến rộng rãi đến mức, Subhes C.
Bhattacharyya đã trình bày việc ứng dụng các mô hình này trong giáo trình kinh tế năng
lượng của mình (đang được nhiều trường đại học trên thế giới chọn lựa làm tài liệu
giảng dạy) “ Energy Economics: Concepts, Issues, Markets and Governance ” (2011).
Tóm lại các tài liệu vừa nêu trên chủ yếu sử dụng mô hình kinh tế lượng (I) và (II)
để nghiên cứu những vấn đề cụ thể về nhu cầu năng lượng và dầu khí tại nhiều quốc
gia. Kinh nghiệm sử dụng mô hình và kết quả nghiên cứu của các tài liệu nêu trên rất
quan trọng, vì đây là cơ sở để tác giả luận án kế thừa và so sánh với các kết quả thu
được từ mô hình dự báo nhu cầu năng lượng dầu khí ở Việt Nam.
Về kỹ thuật tính toán, từ thập niên 90 để dự báo nhu cầu năng lượng một số chuyên

gia kinh tế sử dụng kỹ thuật hồi quy đồng tích hợp (cointegration) và ước lượng theo


11
mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model – ECM). Một số tài liệu đáng chú ý
nghiên cứu theo hướng này:
 Phung Thanh Binh (2011), “Energy Consumption and Economic Growth in
Vietnam: Threshold Cointegration and Causality Analysis”, International Journal of
Energy Economics and Policy, Vol.1, No. 1, 1 – 17.
 Muhittin Kaplan, Ilhan Ozturk, Huseyin Kalyoncu (2011), “Energy Consumption
and Economic Growth in Turkey: Cointegration and Causality Analysis”, Romanian
Journal of Economic Forecasting, February 2011, 31 – 41.
 Anjum Aqueel and Mohammmad Sabihuddin Butt (2001), “The relationship
between energy consumption and economic growth in Pakistan”, Asia – Pacific
Development Journal, Vol.8, No.2, 101 – 110.
Trào lưu nghiên cứu kỹ thuật và mô hình nêu trên khá phổ biến trên thế giới, nhưng
theo một số chuyên gia, tiêu biểu là Harvey (1997) cho rằng việc quá tin cậy vào kỹ
thuật hồi quy đồng tích hợp là “không cần thiết hoặc lạc lối hoặc cả hai”. Harvey phát
biểu, có sự hạn chế mang tính hệ thống đối với phương pháp này và đề nghị thay thế
bằng mô hình chuỗi thời gian có cấu trúc (Structural Time Series) [64, p.9], [ 82, p.31].
Mô hình này sau đó được Hunt (2003) và Rabbaie (2006) áp dụng để dự báo nhu cầu
năng lượng của nhiều quốc gia, cụ thể là hai công trình nghiên cứu sau đây:
 Lester C. Hunt, Guy Judge and Yasushi Ninomiya (2003), Modelling Underlying
Energy Demand Trends, Department Economics University of Surrey, January
2003.
 Arquam Al. Rabbaie and Lester C. Hunt (2006), OECD EnergyDemand: Modelling
Underlying Energy Demand Trends using the Structural Time Series Model,
Department Economics University of Surrey, October 2006.
Theo nhiều chuyên gia mặc dù các kỹ thuật tính toán ngày càng nâng cao hơn,
nhưng dường như các kết quả dự báo vẫn phụ thuộc nhiều vào cách thức lựa chọn mô

hình và phương pháp thu thập phân tích số liệu. Đặc biệt trong trường hợp kích cỡ mẫu
dữ liệu nhỏ, thì việc sử dụng các phương pháp tính toán phức tạp có thể cho các kết
quả không phù hợp. Vì thế dù vẫn còn khiếm khuyết (chủ yếu liên quan đến yếu tố
động), nhưng phương pháp OLS vẫn được sử dụng, đặc biệt khi nghiên cứu mẫu có


12
kích cỡ nhỏ, vì các kết quả nhận được thường rất phù hợp với thực nghiệm [82, p. 32].
Kế thừa quan điểm này, trong luận án phương pháp OLS được sử dụng để dự báo nhu
cầu năng lượng dầu khí ở Việt Nam, vì số liệu thống kê liên quan đến năng lượng ở
Việt Nam rất thiếu thốn, nên mẫu thu thập để nghiên cứu khó có kích cỡ lớn.
Trở lại với tài liệu nghiên cứu của tác giả Phùng Thanh Bình về mối quan hệ giữa
năng lượng sử dụng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Điểm nổi bật của tài liệu là
trình bày khá chi tiết về việc ứng dụng kỹ thuật hồi quy đồng tích hợp và mô hình hiệu
chỉnh sai số vào trường hợp của Việt Nam. Kết quả thu được là tác giả xác định có mối
quan hệ nhân quả giữa thu nhập bình quân theo đầu người và mức sử dụng năng lượng
theo đầu người ở Việt Nam trong giai đoạn 1976 – 2010. Kết quả nghiên cứu cũng
khẳng định quan điểm cho rằng, năng lượng sử dụng là nhân tố không giới hạn đối với
sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Các kết luận này sẽ được tham khảo và kế thừa
trong luận án. Tuy nhiên liên quan đến nghiên cứu này, có một số ý kiến như trao đổi
như sau: (i) tài liệu chỉ nghiên cứu năng lượng nói chung, vậy khi thu nhập tăng thì
từng loại năng lượng sơ cấp riêng biệt (dầu, khí, than, điện) sẽ tăng (giảm) như thế nào?
(ii) mô hình nghiên cứu khá đơn giản chỉ có 2 biến (thu nhập theo đầu người và năng
lượng sử dụng theo đầu người), mô hình thiếu một biến rất quan trọng là giá năng
lượng; (iii) số liệu nghiên cứu giai đoạn 1976 – 2010, nhưng từ 1978 đến 1989 việc sử
dụng năng lượng của Việt Nam không hoàn toàn cho tăng trưởng kinh tế, mà một lượng
không nhỏ phải cung cấp cho các hoạt động quân sự tại Campuchia và biên giới phía
Bắc.
Một vấn đề khác liên quan đến việc xác định dạng hàm cầu năng lượng, để làm cơ
sở cho mô hình dự báo. Thông thường hàm được xác định theo lý thuyết cầu có dạng:

E (t )  f (Y (t ), P(t )) với E là lượng năng lượng sử dụng, Y là thu nhập và P là giá năng

lượng. Hiện nay rất nhiều kinh tế gia có quan điểm cho rằng năng lượng là một nhân tố
đầu vào đối với tăng trưởng, quan trọng không kém so với các nhân tố vốn, lao động.
Thực tế cũng cho thấy giữa tăng trưởng kinh tế (Y) và các nhân tố vốn (K), lao động (L)
và năng lượng (E) đều có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Nghĩa là từ dạng hàm sản
xuất của lý thuyết tăng trưởng Y (t )  F ( K (t ), L(t ), E (t )) chúng ta có thể chuyển sang hàm
cầu năng lượng có dạng E (t )  f ( K (t ), L(t ), Y (t )) . Như vậy để xác định dạng hàm cầu


13
làm cơ sở cho mô hình dự báo, người ta có thể đi trực tiếp từ lý thuyết cầu hoặc từ lý
thuyết tăng trưởng, thông qua các hàm sản xuất như: Cobb – Douglas, KLEM (K: vốn,
L: lao động; E: năng lượng; M: nguyên vật liệu), CES (Constant Elasticity of
Substitution). Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu đã xây dựng mô hình dự báo nhu
cầu năng lượng từ các hàm sản xuất:
 Muhittin Kaplan, Ilhan Ozturk, Huseyin Kalyoncu (2011), Energy Consumption and
Economic Growth in Turkey: Cointegration and Causality Analysis, Romanian
Journal of Economic Forecasting – 2/2011, pp 31 – 41.
 Qian Liao et al. (2010), A new production function with technological innovation
factor and its application to the analysis of energy-saving effect in LSD, World
Journal of Modelling and Simulation, Vol.6 (2010) No.4, pp. 257 – 266, England,
UK
 Badi H. Baltagi (2008), Econometrics, Published Springer, Fourth Edition, Leipzig.
 Phạm Thị Thu Hà (chủ biên) và các tác giả khác (2006), Giáo trình kinh tế năng
lượng, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
 Dietmar Lindenberger, Reiner Kummel (2002), “Energy-Dependent Production
Functions and the Optimization Model “PRISE” of Price-Induced Sectoral
Evolution”, Int. J. Applied Thermodynamics, Vol.5 (No.3), pp. 101 – 107,
September 2002.

Kế thừa quan điểm của các tác giả kể trên, trong luận án ngoài mô hình dự báo nhu
cầu năng lượng theo lý thuyết cầu, mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas mở rộng
ln(Yt )  ln a  b ln( Kt )  c ln( Lt )  d ln( Et )  et được bổ sung nghiên cứu. Mục đích của việc

bổ sung, nhằm phân tích thêm nhiều yếu tố có tác động đến năng lượng sử dụng cho
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Ngoài khung lý thuyết về mối quan hệ giữa năng lượng sử dụng và tăng trưởng kinh
tế, trong luận án còn sử dụng lý thuyết phân tích cung cầu và lý thuyết kinh tế các
nguồn tài nguyên không tái tạo (Harold Hotelling trình bày vào năm 1931) để làm cơ sở
nghiên cứu về tình hình khai thác, sản xuất, phân phối và sử dụng dầu khí ở Việt Nam.
Các lý thuyết nêu trên đã được trình bày chi tiết trong nhiều giáo trình kinh tế học của
thế giới và Việt Nam.


14
Theo lý thuyết kinh tế học hiện đại, phương thức tốt nhất để đảm bảo cung cầu đối
với một loại hàng hoá là thông qua hoạt động của thị trường. Tuy nhiên thị trường cũng
có những thất bại như vấn đề độc quyền, ngoại tác v.v… vì vậy cần có sự tham gia của
chính phủ để hạn chế những thất bại này. Thị trường xăng dầu Việt Nam được xây
dựng hơn hai thập niên đã có những bước phát triển đáng kể, rất nhiều công ty nhập
khẩu kinh doanh với hàng ngàn trạm xăng dầu phủ rộng khắp quốc gia luôn cung ứng
đầy đủ nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của nền kinh tế, ngay cả những thời điểm
nguồn cung thế giới bị đe dọa vì giá dầu khí thế giới tăng vọt. Mặc dù vậy các vấn đề
như: độc quyền nhóm, trợ cấp và thuế đánh vào xăng dầu ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất
hợp lý. Thời gian qua để hạn chế khả năng độc quyền của các doanh nghiệp xăng dầu,
Chính phủ Việt Nam thường áp đặt giá bán lẻ cho thị trường. Việc áp đặt giá này có
nhiều giai đoạn không theo các biến động giá dầu khí trên thế giới, dẫn đến chẳng
những không hạn chế được tình trạng độc quyền mà còn khiến cho nền kinh tế chịu
nhiều thiệt hại, vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể trong chương 3 của luận án.
Để phân tích thực trạng cung cầu dầu khí và tác động của Chính phủ vào thị trường

như: kiểm soát giá, thuế và trợ cấp đối với xăng dầu ở Việt Nam, các công cụ cơ bản
của kinh tế học như: hệ số co giãn cầu; hệ số co giãn cung; thặng dư của người tiêu
dùng (Consumer Supplus); thặng dư của người sản xuất (Producer Supplus); tổn thất vô
ích (Deadweight Loss) sẽ được sử dụng.
Những nghiên cứu đã được trình bày ở phần đầu chương là những tài liệu có đề cập
cụ thể khung lý thuyết cơ sở và mô hình dự báo nhu cầu năng lượng, trong quá trình
chuẩn bị và viết luận án, tác giả còn tìm được các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm
những vấn đề về sử dụng và cung cấp năng lượng ở Việt Nam. So với những tài liệu đã
nêu ở phần trước, điểm khác biệt cơ bản của những tài liệu sau đây là không trình bày
cụ thể phần khung lý thuyết cơ sở áp dụng để nghiên cứu các vấn đề đặt ra. Mặc dù vậy,
những kết quả nghiên cứu và giải pháp đề xuất rất có giá trị để tham khảo và kế thừa.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Thỏa (2014), “Tiếp tục đổi mới cơ chế kinh
doanh xăng dầu theo hướng thị trường” cho rằng trong những năm qua Chính phủ Việt
Nam đã chuyển đổi hoạt động cung ứng xăng dầu từ mô hình kế hoạch hóa tập trung,
từng bước sang cơ chế thị trường. Việc đổi mới cơ chế kinh doanh xăng dầu theo hướng
thị trường đã có những đóng góp tích cực để đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước. Tuy


15
nhiên cơ chế hiện nay vẫn còn nhiều bất cập có thể xem đó là những “lực cản”, cụ thể:
(i) môi trường pháp lý để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Việt Nam tự do kinh
doanh, tự do cạnh tranh (trong khuôn khổ pháp luật) vẫn còn nhiều hạn chế; (ii) Giá bán
xăng dầu trong nước theo cơ chế thị trường, nhưng mức độ cạnh tranh về giá bán lẻ là
rất thấp; (iii) tính công khai, minh bạch các thông tin về kinh doanh xăng dầu rất thấp,
nên không tạo được sự đồng thuận chung trong xã hội. Từ những phân tích trên tác giả
Nguyễn Tiến Thỏa đã đề xuất hai giải pháp để tiếp tục đổi mới cơ chế kinh doanh xăng
dầu: (i) thực hiện tái cấu trúc thị trường xăng dầu theo hướng cạnh tranh hơn trong kinh
doanh; (ii) đổi mới các quy định về tính giá, để đảm bảo có cạnh tranh về giá.
Công trình nghiên cứu của Tien Minh Do và Deepak Sharma (2011), “ Vietnam’s
energy sector: A review of current energy policies and strategies ” dự báo đến năm

2025 nhu cầu về xăng dầu của Việt Nam là 43,7 triệu tấn (bình quân 877.939
thùng/ngày) khả năng sản xuất trong nước 19,9 triệu tấn (bình quân 399.794
thùng/ngày). Như vậy theo dự báo này đến năm 2025, Việt Nam vẫn tiếp tục phụ thuộc
vào nhập khẩu xăng dầu, tỉ lệ lượng nhập để đảm bảo nhu cầu chiếm khoảng 54,46%.
Theo ước tính của các tác giả để đầu tư cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng ở Việt Nam
trong giai đoạn 2008 – 2025 cần số vốn rất lớn khoảng 137 tỉ USD, trong đó 80% - 90%
đầu tư cho xây dựng và phát triển các nhà máy điện, 7% đầu tư cho phát triển các dự án
than, dầu khí và 10% đầu tư cho các dự án năng lượng khác.
Tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2011) Viện Năng lượng – Bộ Công Thương Việt Nam
trong tài liệu nghiên cứu “ Một số giải pháp về an ninh năng lượng Việt Nam ” dự báo
khả năng sản xuất dầu khí của Việt Nam vào năm 2020 là 32,486 triệu tấn (bình quân
652.648 thùng/ngày). Để đảm bảo an ninh năng lượng Nguyễn Anh Tuấn đã đề xuất các
biện pháp tập trung vào giải quyết những vấn đề sau: (i) sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả; (ii) hình thành và phát triển các thị trường năng lượng (dầu khí, điện, than)
trong nước cạnh tranh; (iii) tăng cường công tác tìm kiếm thăm dò để tăng trữ lượng
dầu khí; tăng cường năng lực sản xuất năng lượng trong nước; (iv) đa dạng hoá sử dụng
các loại năng lượng; (v) phát triển các loại nhiên liệu tái tạo, thân thiện với môi trường
và có khả năng thay thế nhiên liệu hoá thạch.
Công trình nghiên cứu của Asia Pacific Energy Research Centre (2009), “ APEC
Energy Demand and Supply ” dự báo trong giai đoạn 2005 – 2030 ở Việt Nam (i) tỉ lệ


×