Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nghiên cứu lý thuyết cung – cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.79 KB, 11 trang )

Nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế hỗn hợp, đó là nền kinh tế
thị trường có sự điều tiết của chính phủ. Chính phủ trực tiếp tham gia vào
việc giải quyết các vấn đề cơ bản của thị trường. Chúng ta nghiên cứu nền
kinh tế qua những mô hình kinh tế đơn giản. Trong bài tiểu luận này, chúng
ta sẽ nghiên cứu về mô hình cung cầu và cơ chế hình thành giá và sản lượng
cân bằng. Qua đó, phân tích việc chính phủ can thiệp vào nền kinh tế bằng
cách đặt giá trần và giá sàn đối với hàng hóa và dịch vụ. Cụ thề qua việc
minh họa bằng chính sách giá xăng dầu trong thời gian qua.
Để có thể bắt đầu đi vào nghiên cứu và phân tích những vấn đề nêu
trên, chúng ta đi vào nghiên cứu lý thuyết cung – cầu:
*Cầu: là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua
và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất
định với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi.
*Lượng cầu: là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua mua tại
một mức giá xác định. Quy luật cầu cho biêt số lượng hàng hóa và dịch vụ
được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá hàng hóa hoặc dịch
vụ đó giảm xuống gây ra sự vận động dọc theo đường cầu.
Cầu biểu diễn ý muốn và khả năng của người mua, cầu phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như thu nhập, thị hiếu, số lượng người tiêu dùng…. Chúng ta có
thể biểu diễn mối quan hệ đó dưới dạng phương trình như sau:
Qdx = f (Px, Py, I, Nt, T, E…)
*Cung: là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng
và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với
điều kiện các nhân tố khác không thay đổi.
*Lượng cung: là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán bán tại
một mức giá xác định. Quy luật cung cho biết khi giá cả của hàng hóa và dịch
vụ tăng lên thì lượng cung có xu hướng tăng lên gây ra sự vận động dọc theo

1



đường cung. Chúng ta biểu diễn mối quan hệ giữa cung và các yếu tố khác
như sau:
Qsx = f (Px, t, Ns, CN…)

1. Cơ chế hình thành giá và ượng cân bằng:
a. Khái niệm: Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó không có
sức ép làm cho giá và sản lượng thay đổi. Cân bằng thị trường xuất hiện tại
các mức giá, tại đó lượng cung và lượng cầu bằng nhau. Mức giá đó gọi là
giá cân bằng; sản lượng đó gọi là lượng cân bằng.
Đồ thị cân bằng cung cầu:
P

PE

S

E
D

O

Q
QE

Sự vận động tới điểm cân bằng có thể được minh họa bằng việc xem
xét các tình huống cầu thừa hoặc cung thừa. Đó là các tình huống trong đó
tồn tại sức ép làm thay đổi giá. Khi giá thay đổi, lượng cung và lượng cầu
cũng điều chỉnh cho tới khi đạt cân bằng.
2



b. Xác định điểm cân bằng: Chúng ta có thể tìm điểm cân bằng qua
việc ghép các biểu cung cầu lại với nhau, hoặc giải các phương trình cung
cầu. Khi có được giá và sản lượng cân bằng chúng ta có thể thấy điểm cân
bằng đó sẽ thay đổi như thế nào khi các yếu tố khác nhau thay đổi.
c.Sự thay đổi của trạng thái cân bằng: Trạng thái cân bằng không
phải là vĩnh viễn. Nó thay đổi mỗi khi đường cầu dịch chuyển, đường cung
dịch chuyển hoặc cả hai đường dịch chuyển. Chúng ta đã biết khi các nhân tố
khác của bản thân hàng hóa thay đổi sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường
cung và đường cầu. Kết quả của nó là sự hình thành giá cân bằng mới và sản
lượng cân bằng mới.
d.Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường:
Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng ( P E ) sẽ xuất hiện trạng
thái dư thừa hoặc thiếu hụt thị trường.
Nếu giá thị trường P1>PE xuất hiện dư thừa hàng hóa, xuất hiện sức ép
làm cho giảm giá.
Nếu giá thị trường P2làm cho giá tăng.
Trong cả 2 trường hợp trên, giá cả có xu hướng quay trở về trạng thái
cân bằng. Trong hai trường hợp đó, lượng giao dịch trên thị trường đều nhỏ
hơn lượng cân bằng.
2. Kiểm soát của chính phủ.
Nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế hỗn hợp, sự vận động của
cơ chế thị trường có sự điều tiết của chính phủ. Đôi khi chúng ta thấy chính
phủ thường cố gắng điều tiết và kiểm soát giá cả thị trường qua việc đặt giá

3


trần ( cao nhất) và giá sàn (thấp nhất) đối với hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.

Tuy nhiên việc can thiệp này thường làm giảm tính hiệu quả của thị trường.
a.Giá trần: là mức giá cao nhất do chính phủ quy định đối với hàng
hóa hoặc dịch vụ nào đó . Mục đích đặt giá trần là đảm bảo quyền lợi của
người mua. Hậu quả của giá trần làm xảy ra tình trạng thiếu hụt. giá thấp tác
động tiêu cực tới động cơ kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này thể
hiện rõ ở chất lượng giảm sút của hàng hóa.
Đồ thị ảnh hưởng của giá trần:
P
S
PE

E

PC

D

O

Q
Q1 QE Q2

b.Giá sàn: là mức giá thấp nhất đối với hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó
do chính phủ quy định. Mục đích đặt giá sàn là đảm bảo quyền lợi người bán.
Hậu quả của giá sàn làm xảy ra tình trạng dư thừa. Trong thị trường lao động,
sự dư thừa lao động là thất nghiệp.
Đồ thị ảnh hưởng của giá trần:
P
S
4



Pf

E

PE
D
O

Q

c.Tại sao chính phủ lại can thiệp bằng cách đặt giá trần và giá sàn
đối với hàng hóa dịch vụ nào đó?
Khi chính phủ áp đặt một trần giá ràng buộc trong thị trường cạnh
tranh, tỡnh trạng thiếu hụt hàng hóa sẽ phát sinh và người bán phải
phân phối lượng hàng hóa khan hiếm này cho một số lớn người mua
tiềm tàng. Các cơ chế phân phối phát sinh dưới tác động của trần giá
này hiếm khi đáng mong muốn. Việc xếp hàng dài là không có hiệu
quả, vỡ nó làm mất thời gian của người mua. Sự phân biệt đối xử theo
thiên kiến của người bán vừa không hiệu quả (vỡ hàng hóa không đến
được người mua đánh giá nó cao nhất), vừa có khả năng không công
bằng. Ngược lại, cơ chế phân phối trong thị trường cạnh tranh tự do
vừa có hiệu quả, vừa khách quan. Khi thị trường hàng hóa đó đạt trạng
thái cân bằng, bất kỳ ai muốn trả theo giá thị trường đều mua được
hàng hóa mà họ muốn. Thị trường tự do phân phối hàng hóa thông qua
giá cả.
Trong một số trường hợp, chính phủ có thể thiết lập một sàn giá.
Sàn giá, cũng như trần giá, là một cố gắng của chính phủ nhằm duy trỡ
giá cả ở một mức khác với mức giá cân bằng. Trong khi trần giá áp đặt

mức tối đa cho giá cả, thỡ sàn giá lại áp đặt mức tối thiểu.
Nếu trần giá và sự thiếu hụt có thể dẫn đến các cơ chế phân phối
không mong muốn, thỡ sàn giá và sự thặng dư cũng vậy. Trong trường
hợp áp dụng sàn giá, một số người bán không thể bán hết lượng hàng
5


hóa mà họ muốn bán với giá thị trường. Những người bán biết chiều
theo khuynh hướng cá nhân của người mua, có thể do mối liên hệ gia
đỡnh hay chủng tộc, sẽ bán được nhiều hàng hơn so với những người
không có điều kiện này. Ngược lại trong thị trường tự do, giá đóng vai
trũ là cơ chế phân phối và người bán có thể bán được tất cả lượng hàng
họ muốn bán tại mức giá cân bằng.
Một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học nói rằng thị trường
thường là cách tốt để tổ chức hoạt động kinh tế. Nguyên lý này lý giải tại
sao hầu hết các nhà kinh tế luôn phản đối các chính sách quy định trần giá
và sàn giá. Đối với các nhà kinh tế, giá cả không phải là kết quả của một
quá trỡnh lộn xộn, tự phát nào đó. Họ cho rằng, giá cả là kết quả của
hàng triệu quyết định do các doanh nghiệp và người tiêu dùng ẩn sau
đường cung và đường cầu đưa ra. Giá cả có nhiệm vụ quan trọng là cân
bằng cung và cầu, qua đó điều phối hoạt động kinh tế. Khi các nhà hoạch
định chính sách định giá bằng pháp luật, họ làm mờ các tín hiệu mà
thông thường có tác dụng định hướng quá trỡnh phân phối nguồn lực xó
hội.
Một nguyên lý khác trong Mười Nguyên lý của kinh tế học là đôi
khi chính phủ có thể cải thiện kết cục thị trường. Trên thực tế, các nhà
hoạch định chính sách kiểm soát giá vỡ họ cho rằng kết quả hoạt động
của thị trường không công bằng. Chính sách kiểm soát giá thường nhằm
giúp đỡ người nghèo. Ví dụ, luật về kiểm soát tiền thuê nhà cố gắng làm
cho ai cũng có nhà ở và luật về tiền lương tối thiểu thỡ tỡm cách giúp mọi

người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Thế nhưng chính sách kiểm soát giá
thường gây tổn hại cho những người cần được trợ giúp. Chính sách kiểm
soát tiền thuê nhà có thể giữ cho tiền thuê nhà thấp, nhưng nó không
khuyến khích chủ nhà duy tu nhà và làm cho việc tỡm kiếm nhà ở trở
6


nên khó khăn. Luật tiền lương tối thiểu có thể làm tăng thu nhập của một
số người lao động, nhưng nó cũng làm cho những người khác thất
nghiệp.
Việc giúp đỡ những đối tượng cần trợ giúp có thể được thực hiện
bằng những cách khác, chứ không nhất thiết phải thông qua chính sách
kiểm soát giá. Ví dụ, chính phủ có thể làm cho nhà ở rẻ hơn bằng cách trả
một phần tiền thuê nhà cho các gia đỡnh nghèo. Không như chính sách
kiểm soát tiền thuê nhà, việc trợ cấp tiền thuê nhà không làm giảm lượng
cung về nhà ở, do đó không dẫn đến tỡnh trạng thiếu hụt nhà ở. Tương tự
như vậy, biện pháp trợ cấp tiền lương có thể nâng cao mức sống của
người lao động nghèo mà không gây khó khăn cho các doanh nghiệp
trong việc tuyển dụng họ. Một ví dụ về trợ cấp tiền lương là miễn
thuế thu nhập. Chương trỡnh này của chính phủ hỗ trợ thu nhập cho
những công nhân có tiền lương thấp.
Mặc dù các chính sách thay thế này thường tốt hơn chính sách kiểm
soát giá, nhưng chúng cũng không hoàn thiện. Biện pháp trợ cấp tiền
lương và tiền thuê nhà làm tăng số tiền mà chính phủ phải chi ra và
chính phủ phải tăng thuế.
3. Phân tích chính sách can thiệp vào giá xăng trên thị trường của
chính phủ Việt Nam trong thời gian qua.
Việt Nam là nước phải nhập khẩu 100% sản phẩm xăng dầu; dĩ nhiên
sự gia tăng giá xăng dầu trên thị trường thế giới cũng kéo theo sự gia tăng
liên tục của giá xăng dầu tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ nhiều biện

pháp can thiệp kịp thời của Chính phủ nên biến động giá xăng dầu ở nước ta
chưa đến mức cao như mức bình quân trên thị trường thế giới, nhưng giá

7


xăng dầu cũng đã khá cao này nếu duy trì trong một thời gian dài cũng đặt ra
nhiều vấn đề kinh tế đáng để các nhà hoạch định chính sách xem xét.
Qua sự phân tích tình hình biến động giá xăng dầu trên thế giới, từ đó
thấy chính sách can thiệp vào giá xăng dầu trong những năm qua một số tác
động sau:
Việc quy định một mức giá trần thấp hơn so với mức giá thị trường của
Chính phủ có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh đối với thị trường trong nước
vì một số ngành của chúng ta hiện nay đang sử dụng xăng dầu là nguyên liệu
đầu vào, nếu giá xăng dầu tăng có thể làm tăng thêm chi phí của doanh
nghiệp. Do vậy, có có thể sẽ dẫn đến việc giảm khả năng cạnh tranh. Mặt
khác, một tác động tích cực do định mức giá trần thấp như vậy Chính phủ
nhằm duy trì lạm phát ở mức thấp vì giá xăng dầu tăng có thể sẽ kéo theo giá
cả của một số mặt hàng có liên quan tăng theo. Bên cạnh đó, giá xăng dầu
được sử dụng để tính chỉ số lạm phát và nếu giá của mặt hàng này giữ được
sự ổn định có ý nghĩa là đã kiềm chế được lạm phát. Tác động tích cực thứ ba
của chính sách Chính phủ là đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân. Nếu
giá bán của xăng dầu được bán theo quy luật cung - cầu trên thị trường với
mức giá dầu, xăng trên thế giới cao như vậy có rất ít người tiêu dùng Việt
Nam có khả năng thanh toán nhưng chúng ta cũng phải thấy rằng hầu hết các
gia đình Việt Nam đều có xe máy, thậm chí có hộ gia đình nhiều hơn 1 chiếc
xe máy. Cho nên nhu cầu về xăng cho xe đi lại là rất lớn..
Bên cạnh tác động tích cực của chính sách ngày cũng tạo ra một số ảnh
hưởng tiêu cực:
Thứ nhất, phải kể đến sự thâm hụt của Ngân sách Nhà nước. Vì việc

quy định mức giá trần thấp hơn mức giá của thị trường thì phần lỗ của doanh
nghiệp nhập khẩu và bán xăng dầu được Nhà nước bù đắp.

8


Theo tính toán của Bộ Tài chính, kể từ đầu 1/1 đến 1/7/05, ngân sách Nhà
nước phải bù lỗ khoảng 6.450 tỷ đồng cho xăng dầu do giá trên thị trường thế
giới liên tục tăng cao. Đó còn chưa kể giảm thu ngân sách do việc đưa thuế
nhập khẩu xăng dầu về 0% từ nhiều tháng nay mà chưa khôi phục được. Thứ
hai, Khi mức giá bán được quy định thấp sẽ xảy đến hiện tượng cầu lớn hơn
cung. Tại mức giá PE của xăng được hình thành theo quy luật cung - cầu thì
mức sản lượng được cân bằng cung - cầu trên thị trường Q E. Khi chính phủ
quy định mức giá trần Ps, lượng cung là Q1, lượng cầu là Q2, một lượng thiếu
hụt là Q2 - Q1. Xét về lý thuyết, khi mức giá bán trên thị trường thấp hơn mức
giá bán được định ra, nhưng lượng thiếu hụt thực tế của Việt nam không phải
xuất phát từ cầu tiêu dùng trong thực tế mà phần thiếu hụt này được cộng
thêm cầu từ các nước láng giềng như: Trung Quốc, Campuchia, Lào. Nguyên
nhân là do các với mức giá trần của Chính phủ thấp hơn so với mức giá bán
tại các quốc gia đó dẫn đến tình trạng là có 1 dòng xuất khẩu lậu sản phẩm
này sang các quốc gia đó để hưởng phần chênh lệch. Đường cầu mới của sản
phẩm xăng là D', lượng cầu là Q3 và lượng thiếu hụt bây giờ là : Q3 - Q1 = (Q3
- Q2)+ (Q2 - Q1)
Đồ thị minh họa:
P

PE

S


E

PS

D’
D

9


O

Q
Q1 QE Q2

Q3

Thứ ba, Khi chính phủ đặt ra mức giá trần, người cung cấp hàng hoá
xăng dầu không muốn bán vì hoạt động kinh doanh của họ luôn bị lỗ. Trong
khi đó Nhà nước can thiệp vào các doanh nghiệp xăng dầu bắt buộc họ phải
bán xăng dầu ra thị trường dẫn đến tình trạng họ tìm cách gian lận trong việc
bán xăng (ngoại trừ các doanh nghiệp cung cấp xăng ra thị trường thế giới).
Thực tế qua các cuộc kiểm tra của các cơ quan hữu quan 90% doanh nghiệp
bán xăng dầu đều vi phạm như điều chỉnh đồng hồ bán xăng để bán ra với
lượng ít hơn, chất lượng xăng cũng không tốt vì bị pha trộn thêm 1 số chất
khác, chủng loại xăng bán ra không đúng tiêu chuẩn
Thứ tư, Với việc các doanh nghiệp có những hành vi gian lận trong bán
xăng dầu ngày càng nhiều như hiện nay khiến cho Nhà nước phải bỏ một
khoản chi phí nhất định phục vụ cho công tác tăng cường kiểm tra, giám sát
lực lượng nhằm ngăn chặn những hành vi gian lận cũng như việc ngăn chặn

tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới.
Qua phân tích trên những ưu điểm tích cực cũng như những hạn chế
trong chính sách quy định mức giá trần đối với sản phẩm xăng dầu của Chính
phủ, có thể thấy rằng tùy theo từng mục tiệu của từng giai đoạn mà chính phủ
nên lựa chọn giải pháp đặt giá trần hoặc để giá cả được hình thành theo quy
luật cung - cầu thị trường. Qua phân tích diễn biến giá xăng dầu trên thị
trường thế giới có thể thấy rằng, đây là một loại hàng hóa mà giá cả luôn biến
động lớn do sự tác động của các yếu tố cung- cầu và các yếu tố phi kinh tế,
xu hướng giá tăng lên và tăng ở mức cao là điều không thể tránh khỏi. Sự can
thiệp của Chính phủ để điều tiết giá cả xăng dầu trên thị trường Việt Nam là
hết sức đúng đắn, tuy nhiên trong quá trình can thiệp này, Chính phủ cần phải
10


nắm rõ những tác động tiêu cực để từ đó có những biện pháp chiến lược
nhằm phòng tránh rủi ro và mang lại hiệu quả.

11



×