Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế người nghèo và chi của bảo hiểm y tế cho người nghèo năm 2007 tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM VĂN BẮC

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
NGƯỜI NGHÈO VÀ CHI CỦA BẢO HIỂM Y TẾ CHO
NGƯỜI NGHÈO NĂM 2007 TẠI TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM VĂN BẮC

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
NGƯỜI NGHÈO VÀ CHI CỦA BẢO HIỂM Y TẾ CHO
NGƯỜI NGHÈO NĂM 2007 TẠI TP HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: DỊCH TỄ HỌC
MÃ SỐ: 62.72.70.01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TSKH. PHẠM MẠNH HÙNG
2. PGS.TS. NGUYỄN ĐỖ NGUYÊN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.

Ký tên,

Phạm Văn Bắc


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
ĐẶT VẤN ĐỀ – MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
1.1. Khái niệm về chuẩn nghèo ................................................................................... 4
1.2. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ..................................................................... 6

1.3. Tổ chức BHYT chăm lo sức khoẻ cho người nghèo ở một số nước ...................... 9
1.3.1. Ở Đức........................................................................................................ 9
1.3.2. Ở Pháp..................................................................................................... 11
1.3.3. Ở Canada ................................................................................................ 11
1.3.4. Ở Mỹ....................................................................................................... 12
1.3.5. Ở Nhật Bản.............................................................................................. 13
1.3.6. Ở Hàn Quốc ............................................................................................ 14
1.3.7. Ở Thái Lan ............................................................................................. 15
1.3.8. Ở Singapore............................................................................................. 16
1.3.9. Ở Trung Quốc.......................................................................................... 17
1.3.10. Ở Philippine ............................................................................................ 19
1.3.11. Ở Việt Nam ............................................................................................ 20
1.4. Các văn bản về chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo ở Việt Nam ...................... 22
1.4.1. Các bộ luật liên quan ................................................................................. 22
1.4.2. Các văn bản của Đảng về chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo .................. 23
1.4.3. Các văn bản của TP.Hồ Chí Minh về CSSK người nghèo .......................... 24
1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................. 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 31
2.2.1. Áp dụng cho mục tiêu 1,2,3 ............................................................................ 31
2.2.2. Áp dụng cho mục tiêu 4................................................................................... 33
2.2.2.1. Giai đoạn 1: NC định tính ....................................................................... 33
2.2.2.2. Giai đoạn 2: NC cắt ngang ..................................................................... 35
2.2.3. Áp dụng cho mục tiêu 5................................................................................... 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................... 40
3.1. Tỉ lệ đặc điểm dân số học của người nghèo được cấp BHYT .............................. 40
3.2. Tỉ lệ người nghèo có thẻ BHYT đã sử dụng khi bị bệnh ..................................... 42
3.3. Tỉ lệ các nhóm bệnh người nghèo đã sử dụng BHYT.......................................... 45
3.4.Những yếu tố liên quan đến khả năng không sử dụng BHYT người nghèo. ......... 47

3.5.Số tiền chi trung bình của BHYT cho một lượt người nghèo KCB
tại TP.Hồ Chí Minh trong năm 2007. ................................................................. 62
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................................. 70
4.1. Đặc điểm dân số học của người nghèo được cấp BHYT ..................................... 70
4.2. Tỉ lệ sử dụng BHYT người nghèo....................................................................... 71
4.3. Các nhóm bệnh người nghèo đã sử dụng BHYT ................................................. 73
4.4.Những yếu tố liên quan đến khả năng không sử dụng BHYT người nghèo .......... 75
4.5. Số tiền BHYT chi cho người nghèo khám chữa bệnh trong năm 2007 ................ 87
4.6. Những điểm mạnh và hạn chế của đề tài............................................................. 90


KẾT LUẬN .............................................................................................................. 93
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 95
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC
1. Bộ hướng dẫn phỏng vấn trong nghiên cứu định tính
2. Bộ câu hỏi phỏng vấn trong nghiên cứu cắt ngang
3. Danh sách 1067 người được chọn vào mẫu nghiên cứu
4. Danh sách những người tham gia thảo luận nhóm
5. Danh sách những người trả lời phỏng vấn sâu
6. Danh sách 509 người trả lời phỏng vấn nghiên cứu cắt ngang


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:


Bảo hiểm y tế

CSSK:

Chăm sóc sức khỏe

HĐBT:

Hội đồng Bộ trưởng

NC cắt ngang: Nghiên cứu cắt ngang
KCB:

Khám chữa bệnh

QKCBCNN: Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo
TYT:

Trạm y tế

TTYT:

Trung tâm y tế

TTB:

Trang thiết bị



DANH MỤC CÁC BẢNG
TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 3.1 Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo giới

40

Bảng 3.2 Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo tuổi

40

Bảng 3.3 Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo dân tộc

41

Bảng 3.4 Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo trình độ học vấn

41

Bảng 3.5 Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo tình trạng lao động

41

Bảng 3.6 Người nghèo được cấp BHYT phân bố theo tình trạng sức khỏe

42

Bảng 3.7 Số người nghèo sử dụng thẻ BHYT phân bố theo giới


42

Bảng 3.8 Số người nghèo sử dụng thẻ BHYT phân bố theo học vấn

43

Số người nghèo sử dụng thẻ BHYT phân bố theo tuổi

43

Bảng 3.10 Số người nghèo sử dụng BHYT phân bố theo tình trạng sức khỏe

44

Bảng 3.11 Số người nghèo sử dụng BHYT phân bố theo tình trạng lao động

44

Bảng 3.12 Số người đã sử dụng BHYT để điều trị bệnh (nội và ngọai trú)

45

Bảng 3.13 Bình quân số lượt sử dụng thẻ BHYT/thẻ/ trong năm 2007

45

Bảng 3.14 Phân loại theo tuyến điều trị

46


Bảng 3.15 Phân loại theo nhóm bệnh

46

Bảng 3.16 Mẫu NC cắt ngang phân bố theo giới

55

Bảng 3.17 Mẫu NC cắt ngang phân bố theo tuổi

56

Bảng 3.18 Mẫu NC cắt ngang phân bố theo địa phương

56

Bảng 3.19 Mẫu NC cắt ngang phân bố theo trình độ học vấn

56

Bảng 3.20 Mẫu NC cắt ngang phân bố theo tình trạng việc làm

57

Bảng 3.21 Tỉ lệ sử dụng thẻ BHYT trong những người có bệnh năm 2007

57

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa yếu tố thủ tục rườm rà với không sử dụng BHYT


57

Bảng 3.9

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa yếu tố thời gian chờ đợi với không sử dụng BHYT 58
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa yếu tố ảnh hưởng công việc
với không sử dụng BHYT

58

Bảng 3.25 Mối liên quan giữa yếu tố tình trạng việc làm
với không sử dụng BHYT

58

Bảng 3.26 Mối liên quan giữa thái độ không niềm nở
với không sử dụng BHYT

59

Bảng 3.27 Mối liên quan giữa yếu tố không đầy đủ thuốc
với không sử dụng BHYT

59


Bảng 3.28 Mối liên quan giữa yếu tố thuốc không tốt với không sử dụng BHYT

59


Bảng 3.29 Mối liên quan giữa yếu tố phân biệt đối xử với không sử dụng BHYT

60

Bảng 3.30 Mối liên quan giữa yếu tố bác sĩ không tận tình
với không sử dụng BHYT

60

Bảng 3.31 Những yếu tố liên quan đến khả năng không sử dụng BHYT,
phân tích đa biến với hồi qui logistic

60

Bảng 3.32 Chi của BHYT cho người nghèo điều trị ngọai trú năm 2007
tại các bệnh viện tuyến quận huyện

62

Bảng 3.33 Chi của BHYT cho người nghèo điều trị ngọai trú năm 2007
tại các bệnh viện tuyến thành phố

64

Bảng 3.34 Chi của BHYT cho người nghèo điều trị ngọai trú năm 2007
tại các bệnh viện tuyến trung ương

65


Bảng 3.35 Chi của BHYT cho người nghèo điều trị nội trú năm 2007
tại các bệnh viện tuyến quận huyện

65

Bảng 3.36 Chi của BHYT cho người nghèo điều trị nội trú năm 2007
tại các bệnh viện tuyến thành phố

66

Bảng 3.37 Chi của BHYT cho người nghèo điều trị nội trú năm 2007
tại các bệnh viện tuyến trung ương

68

Bảng 3.38 Tóm tắt số tiền BHYT đã chi cho người nghèo điều trị ngọai trú

68

Bảng 3.39 Tóm tắt số tiền BHYT đã chi cho người nghèo điều trị nội trú

69


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh (TP.Hồ
Chí Minh) kết thúc giai đoạn 1 (1992-2003) đã đạt những thành tựu to lớn
trên nhiều mặt[8]. Từ đầu năm 2004, thành phố đã khởi động thực hiện
chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2 (2004-2010), nâng mức chuẩn
nghèo theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người trong hộ dưới 6 triệu đồng

năm, với mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2010 thành phố cơ bản không còn
hộ nghèo theo mức chuẩn nghèo này [71]. Để thực hiện đựợc mục tiêu trên
đây đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia
thực hiện.
Chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm là một chương
trình tổng hợp có tính chất liên ngành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Mục đích là tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ
người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận
các dịch vụ xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc
sống người dân.
Được sự chỉ đạo xuyên suốt của Thành Ủy [26],[27],[28],[29],[30]
ngay từ năm 1992 Ủy ban nhân dân thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo
chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố để tổ chức thực hiện và thúc
đẩy chương trình xóa đói giảm nghèo ở TP. Hồ Chí Minh [68]. Hàng lọat
các giải pháp đã được thực hiện để hỗ trợ người nghèo như: vay vốn để lao
động sản xuất, tạo công ăn việc làm, giáo dục dạy nghề…[4],[5],[6].
Song song các giải pháp về kinh tế xã hội, từ năm 1992 thành phố đã
có chủ trương cấp sổ khám chữa bệnh miễn phí, sau đó là thẻ khám chữa
bệnh miễn phí cho người nghèo [43],[44][70] và thực hiện hỗ trợ một phần
viện phí cho các trường hợp gặp khó khăn đột xuất nhưng không thuộc đối
tượng được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo do mắc các
bệnh nặng, chi phí cao khi điều trị ở bệnh viện nhà nước, người lang thang,
cơ nhỡ. Đến năm 2001, thành phố chuyển sang thực hiện mua thẻ bảo
1


hiểm y tế cho người nghèo, hộ nghèo và kể cả người già yếu, neo đơn
hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng nguồn ngân sách thành phố và nguồn
vận động xã hội hóa. Bình quân cấp khoảng 250.000 sổ, thẻ/năm, mỗi năm
thành phố đều dành khoảng 2 tỷ đồng cho các trung tâm y tế quận - huyện

và trạm y tế (TYT) phường - xã cấp phát thuốc và thực hiện các xét nghiệm
cơ bản miễn phí cho dân nghèo; đồng thời, tại các bệnh viện chuyên khoa
của thành phố đều dành 20% số giường để khám chữa bệnh và thực hiện
miễn, giảm viện phí cho bệnh nhân nghèo. Riêng năm 2007, thành phố đã
mua 244.565 thẻ bảo hiểm y tế

cho người nghèo với tổng số tiền là

19.565.200.000 đồng.[8]
Đây là những chủ trương và việc làm hết sức phù hợp với quan điểm
của đảng ta về chăm sóc sức khoẻ là xây dựng hệ thống y tế theo hướng
công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi ngươì
dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng
cao…[33],[42],[60]. Tuy nhiên, qua nhiều năm thực hiện, hiệu quả của việc
sử dụng thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo chưa được đánh giá bằng những
đề tài khoa học thực sự. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời câu
hỏi: Ở người nghèo tại TP Hồ Chí Minh được cấp thẻ bảo hiểm y tế năm
2007 có những đặc điểm dân số học gì, tỉ lệ sử dụng là bao nhiêu, những
loại bệnh tật nào người nghèo hay mắc, những yếu tố nào ảnh hưởng đến
việc không sử dụng thẻ và số tiền chi trung bình của BHYT cho một lượt
người nghèo đi khám chữa bệnh năm 2007 là bao nhiêu?

2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỉ lệ đặc điểm dân số học của người nghèo được cấp thẻ bảo
hiểm y tế nghèo: giới, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng
lao động.
2. Xác định tỉ lệ người nghèo có thẻ bảo hiểm y tế đã sử dụng khi bị

bệnh.
3. Xác định tỉ lệ các nhóm bệnh người nghèo mắc phải đã sử dụng
BHYT.
4. Xác định những yếu tố có liên quan đến khả năng người nghèo không
sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi bị bệnh.
5. Xác định số tiền chi trung bình của BHYT cho một lượt người nghèo
khám chữa bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2007.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về chuẩn nghèo
Là một khái niệm động , nó biến động theo không gian và thời gian
Về không gian, nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội của từng
vùng hay từng quốc gia. Ví dụ như ở Việt Nam, chuẩn nghèo biến động theo
3 vùng sinh thái khác nhau, đó là vùng đô thị, vùng nông thôn đồng bằng và
vùng nông thôn miền núi.
Về thời gian, chuẩn nghèo cũng có sự biến động lớn và nó được thay đổi
theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu của con người theo từng
giai đoạn lịch sử, kinh tế-xã hội phát triển thì đời sống của con người cũng
được cải thiện tốt hơn và chuẩn nghèo cũng được điều chỉnh theo.
1.1.1. Chuẩn nghèo quốc gia
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã 3 lần công bố chuẩn nghèo tính
theo thu nhập bình quân đầu người cho các giai đoạn cụ thể khác nhau: giai
đoạn 1993-1995, giai đoạn 1996-2000 và giai đoạn 2001-2005.
Giai đoạn 2001-2005: Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 về
chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2001-2005 [61]:
Vùng đô thị : 150.000 đồng/tháng/người (1,8 triệu/năm/người)
Vùng nông thôn đồng bằng:100.000 đồng/tháng/người (1,2triệu/năm/người)

Vùng nông thôn miền núi: 80.000 đồng/tháng/người (0,96triệu/năm/người)
Giai đoạn 2006-2010: Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 về
chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 như sau: [62]
Khu vực nông thôn, những hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng
từ 200.000 đồng trở xuống (2.400.000 đ/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị, những hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng từ
260.000 đồng trở xuống (3.120.000 đ/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
1.1.2. Chuẩn nghèo và hộ nghèo TP.Hồ Chí Minh
Xây dựng chuẩn nghèo dựa trên 2 tiêu chí [7]: Tiêu chí mức thu nhập bình
quân đầu người dựa vào trình độ phát triển kinh tế và mức sống trung bình
4


của người dân được chấp nhận trong từng thời điểm để tính chuẩn nghèo
(thông thường đó là những người có mức thu nhập dưới 1/3 mức thu nhập
trung bình của xã hội) và khả năng tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ xã hội,
cụ thể như sau:
Trong giai đoạn 1 (1992-2003) thành phố đã 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo:
Vào đầu tháng 2 năm 1992, chương trình xóa đói giảm nghèo mới triển khai
thí điểm ở các huyện ngoại thành và các phường có nông nghiệp của 4 quận:
quận 8, Bình Thạnh, Gò Vấp, và Tân Bình, đã xác định ngay diện hộ nghèo
đói là những hộ thiếu đói (thường bị đứt bữa ăn nhiều tháng) có trong danh
sách trợ cấp xã hội hàng năm ở nông thôn ngoại thành. Số hộ này thực sự có
mức thu nhập bình quân đầu người dưới 500.000 đ/năm (40.000đ/tháng,
tương đương 13 kg gạo)
Vào tháng 10/1992, chương trình được sơ kết và mở rộng ra toàn thành phố,
chuẩn nghèo được điều chỉnh và có phân loại riêng ra chuẩn nghèo ở các
huyện nông thôn ngoại thành và ở các quận nội thành do điều kiện và mức
sống của 2 khu vực này có chênh lệch nhau, cụ thể là mức thu nhập bình
quân hàng năm của hộ nghèo đói ở ngoại thành là 700.000đ/người và ở nội

thành là 1 triệu đ/người.
Năm 1995, tiếp tục điều chỉnh chuẩn nghèo là 1 triệu/người/năm ở ngoại
thành và 1,5 triệu/người/năm ở nội thành
Năm 1996 chuẩn nghèo là 2 triệu/người/năm ở ngoại thành và 2,5
triệu/người/năm ở nội thành.
Năm 1997 đến 2003 chuẩn nghèo là 3 triệu/người/năm đối với các quận nội
thành gồm quận 1,3,4,5,6,8,10,11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò vấp, Tân
Bình; 2,5 triệu/người/năm đối với các huyện ngoại thành và quận mới gồm
quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè,
Cần Giờ.
Bắt đầu giai đoạn 2 (2004-2010), chương trình xóa đói giảm nghèo thành
phố đã điều chỉnh nâng chuẩn nghèo theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu
5


người 6 triệu đồng/người/năm trở xuống (không phân biệt quận nội thành và
huyện ngoại thành); được phân kỳ thực hiện như sau:
Bước 1: trong thời gian 2 năm 2004-2005: phấn đấu thực hiện cơ bản không
còn hộ nghèo có mức thu nhập 4 triệu đồng/người/năm trở xuống.
Bước 2: trong thời gian 5 năm từ 2006-2010; phấn đấu thực hiện đạt mục
tiêu cơ bản không còn hộ nghèo có mức thu nhập 6 triệu đồng/người/năm
trở xuống.
1.2. Công bằng trong chăm sóc sức khỏe (CSSK).
Luật Bảo Vệ Sức Khỏe Nhân Dân [54] ghi rõ: “Sức khoẻ là vốn quý nhất
của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống hạnh
phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, tất cả mọi công dân đều “có
quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được
bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường
sống và được phục vụ về chuyên môn y tế”. Công bằng trong CSSK là một

loại công bằng xã hội. Công bằng trong CSSK có những điểm không giống
như công bằng trong các dịch vụ xã hội khác (giáo dục, du lịch, thể dục thể
thao...). Tính phổ biến của nhu cầu CSSK cao hơn nhiều so với công bằng
trong các dịch vụ xã hội khác. Bởi vì tất cả mọi người đều có nhu cầu
CSSK, trong khi đối với các dịch vụ khác chỉ có một số người có nhu cầu.
So với các loại hình dịch vụ văn hoá xã hội khác, nhu cầu về CSSK có tính
phổ biến rộng nhất trong xã hội [42].
Xét về tính đối xử theo nhu cầu, để có công bằng trong CSSK cần thực hiện
sự chia sẻ từ người khoẻ cho người ốm, từ người đang ở độ tuổi lao động
(tức là người tạo của cải vật chất nhiều hơn) cho trẻ em và người già (tức là
người tạo ra của cải vật chất ít hơn), từ người giàu cho người nghèo nhằm
tạo ra cách đối xử theo nhu cầu (chứ không phải là đối xử ngang nhau) về
sức khoẻ. Đó là những công việc xã hội mang đầy tính phức tạp, không chỉ
giải quyết bằng luật pháp mà còn cần các giải pháp thuộc phạm trù đạo đức,
6


tinh thần. Công bằng trong CSSK đôi khi không thể áp dụng khái niệm công
bằng giữa cống hiến và hưởng thụ như trong các loại hình dịch vụ khác.
Những người bị bệnh bẩm sinh, khả năng lao động kém không thể cống hiến
cho xã hội như những người bình thường, nhưng xã hội vẫn phải dành một
khoản kinh phí lớn để CSSK cho họ. Những người mắc bệnh xã hội, bệnh
mạn tính không có nhiều cống hiến cho xã hội, nhưng xã hội vẫn phải dành
một nguồn tài chính đáng kể để chăm sóc cho họ.
Tuỳ thuộc vào trình độ kinh tế, người ta chọn tiêu chí cho công bằng trong
CSSK một cách khác nhau. Có hai loại tiêu chí: Tiêu chí ‘tiếp cận” và tiêu
chí ‘sàn”[42].
Tiêu chí "tiếp cận" lấy khả năng đáp ứng nhu cầu tiếp cận của dân với hệ
thống y tế là tiêu chí đánh giá công bằng trong CSSK. Theo tiêu chí này,
một hệ thống y tế mà người dân càng dễ tiếp cận bao nhiêu (không phân biệt

giữa giàu nghèo, sự xa cách về địa lý....) thì tính chất công bằng càng được
thể hiện bấy nhiêu. Trái lại nếu người dân càng không dễ tiếp cận với hệ
thống y tế khi họ có nhu cầu về CSSK thì tính chất công bằng càng hạn chế
bấy nhiêu.
Tiêu chí "sàn" quy định những dịch vụ thiết yếu và công bằng được đánh
giá ở chỗ không một người dân nào được đáp ứng thấp hơn những dịch vụ
thiết yếu đó.
Tuy chúng ta chưa quan tâm nhiều việc nghiên cứu về tiêu chí của công
bằng trong CSSK, nhưng trên thực tế chúng ta theo đuổi cách áp dụng tiêu
chí "tiếp cận". Điều này thể hiện rõ nhất ở chỗ chúng ta phấn đấu xây dựng
một nền y tế sao cho mọi người dân, không phân biệt giàu nghèo, không
phân biệt dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số, không phân biệt sống ở nông
thôn hay thành thị, miền xuôi hay miền ngược, đều được tiếp cận với các
dịch vụ CSSK kể cả phòng bệnh lẫn chữa bệnh và phục hồi chức năng. Khi
xác định mục tiêu của nền y tế Việt Nam từ 2001 đến 2010, Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ (số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2001) đã
7


chỉ rõ: "Mục tiêu chung: Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch
vụ CSSK ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất
lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về
thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ
và phát triển giống nòi" [60]. Khi đề cập đến công tác CSSK, văn kiện đại
hội IX đã nhấn mạnh:" Nâng cao tính công bằng và hiệu quả trong tiếp cận
và sử dụng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân"[32]. Nghị
quyết số 46/NQ-TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 về "Công tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới" đã nêu rõ một trong
năm quan điểm của đảng ta về CSSK là:"Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y
tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi

cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất
lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Phát triển BHYT toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong
CSSK, thực hiện việc chia sẻ giữa người khoẻ với người ốm, người giàu
với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công
bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế."[33]
Bảo hiểm y tế (BHYT) chính là biện pháp thực hiện công bằng trong CSSK
nhằm xoá đi sự bất công giữa người giàu và người nghèo, để mọi người có
bệnh đều được điều trị với điều kiện họ có tham gia BHYT. Với BHYT,
mọi người sẽ được bình đẳng hơn, được điều trị theo bệnh, đây là một đặc
trưng ưu việt của BHYT. BHYT mang tính nhân đạo cao cả và được xã hội
hoá theo nguyên tắc “Số đông bù số ít”. Số đông người tham gia để hình
thành quỹ và quỹ này được dùng để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho một
số ít người không may gặp phải rủi ro bệnh tật. Tham gia BHYT vừa có lợi
cho mình, vừa có lợi cho xã hội. Sự đóng góp của mọi người chỉ là đóng
góp phần nhỏ so với chi phí khám chữa bệnh khi họ gặp phải rủi ro ốm đau,
thậm chí sự đóng góp của cả một đời người cũng không đủ cho một lần chi
phí khi mắc bệnh hiểm nghèo. Do vậy sự đóng góp của cộng đồng xã hội để
8


hình thành nên quỹ BHYT là tối cần thiết và được thực hiện theo phương
châm: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, khi khoẻ thì để hỗ trợ
người ốm đau, khi không may ốm đau thì ta lại nhận được sự đóng góp của
cộng đồng, điều này đã thực sự mang lại sự công bằng trong khám chữa
bệnh.

BHYT giúp cho người tham gia khắc phục khó khăn cũng như ổn

định về mặt tài chính khi không may gặp phải rủi ro ốm đau [1],[58],[73].

Nhờ có BHYT, người dân sẽ an tâm được phần nào về sức khoẻ cũng như
kinh tế, bởi vì họ đã có một phần như là quỹ dự phòng của mình giành riêng
cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ [50],[57],[59],[89],[91], đặc biệt với những
người nghèo chẳng may mắc bệnh.
Vì những lý do trên đây, BHYT được xem là một bộ phận của chính sách xã
hội đã được chính phủ các nước quan tâm và người dân nhiệt tình hưởng
ứng [50],[58] Cho đến nay hàng trăm nước trên thế giới đã thực hiện BHYT
với nhiều hình thức, mức độ, phạm vi hoạt động khác nhau. Mặc dù ở mỗi
nước khác nhau thì sẽ có các hình thức tổ chức khác nhau, có nước tổ chức
độc lập với loại hình bảo hiểm khác, có nước lại coi đây là một trong những
chế độ của bảo hiểm xã hội (BHXH) [1],[50],[76]. Nhưng mục đích triển
khai, BHYT là tương đối thống nhất, đó là: nhằm chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ ban đầu cho mọi người dân trong cộng đồng và giảm bớt phần nào khó
khăn đối với những gia đình nghèo khó, thu nhập thấp trên cơ sở tham gia
BHYT cộng đồng đóng góp [50].
1.3. Tổ chức BHYT chăm lo sức khỏe cho người nghèo ở một số quốc
gia trên thế giới.
1.3.1 Ở Đức
Trước khi có hệ thống BHYT theo luật định (còn gọi là BHYT công), ở
Đức tồn tại nhiều nhóm tương trợ lẫn nhau mang tính chất tự nguyện, họ
đóng góp một khoản tiền nào đó để hỗ trợ nhau khi gặp rủi ro, ốm đau. Đặc
biệt, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp, số lượng người lao động làm
công ăn lương tăng nhanh, nguồn sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu
9


nhập do nghề nghiệp mang lại và vào sự đối xử của các ông chủ. Những rủi
ro, tai nạn trong hoạt động công nghiệp xảy ra đã làm thu nhập của họ bị
giảm hoặc mất hẳn. Vì vậy, bên cạnh sự giúp đỡ lẫn nhau, giai cấp công
nhân còn đấu tranh, buộc giới chủ phải có biện pháp bảo đảm thu nhập cho

họ trong những trường hợp ốm đau, tai nạn, tuổi già...v.v.. [58].
Năm 1883, nước Đức dưới thời Thủ tướng Bismark đã ban hành đạo luật
BHYT. Đạo luật này phát triển dần theo đà phát triển của xã hội.
Theo quy định của luật pháp, hai loại hình BHYT công và BHYT tư nhân
đang tồn tại và phát triển. BHYT công, là hình thức bảo hiểm mang tính
chất nghĩa vụ bắt buộc, hoạt động theo nguyên tắc tương trợ cộng đồng:
người giàu hỗ trợ tài chính cho người nghèo, người không có con hoặc ít
con hỗ trợ tài chính cho người có con, nhiều con. BHYT tư nhân, là bảo
hiểm thương mại, bảo hiểm căn cứ vào rủi ro của cá nhân. Nếu tính cả
BHYT công và BHYT tư nhân gần 100% người dân Đức đã được
BHYT[48].
Đối tượng chủ yếu của BHYT công là người làm công ăn lương và thân
nhân của họ. Trước hết là những người làm công ăn lương với ngưỡng thu
nhập nhất định (năm 2005 có ngưỡng quy định là 3.900 Euro/tháng). Người
có thu nhập trên 3.900 Euro/tháng được tự lựa chọn tham gia hoặc không
tham gia. Thân nhân của người làm công ăn lương gồm con, vợ hoặc chồng,
bạn đời không có nguồn thu nhập, được tham gia BHYT kèm theo với
người lao động (được miễn đóng phí BHYT). Người về hưu là đối tượng
thực hiện BHYT công theo luật định. Những đối tượng khác tham gia
BHYT tự nguyện. Người tham gia BHYT tự nguyện có mức đóng tối thiểu
bằng ngưỡng quy định là 3.900 Euro/ tháng nhân với tỷ lệ mức thu do quỹ
BHYT quy định. Những người có thu nhập vượt ngưỡng quy định không có
nghĩa vụ bắt buộc tham gia BHYT công, được nhà nước đài thọ 50% chi phí
khám chữa bệnh, được lựa chọn tham gia loại hình bảo hiểm bổ sung của
BHYT tư nhân để được khám chữa bệnh theo nhu cầu và khả năng tài chính
10


của mình [50],[48].
1.3.2. Ở Pháp

Từ giữa thế kỷ 19, phát triển các công ty hỗ trợ tương hỗ, tiền thân của các
công ty “tương hỗ”. Vào thời kỳ này đây chính là một hình thức tổ chức
không chính thống của nghiệp đoàn, một hình thái tổ chức đoàn kết giữa các
thành viên để đối mặt với rủi ro về bệnh tật.
Những năm 1945 – 1946, hệ thống an sinh xã hội của Pháp được xây dựng
ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc. Mục đích của hệ thống
này là bảo đảm cho người dân trong mọi hoàn cảnh đều có thể có những
phương tiện cần thiết để tồn tại trong những điều kiện chấp nhận được. Hệ
thống an sinh xã hội của Pháp bao gồm các quỹ BHYT (bệnh tật thông
thường, bệnh nghề nghiệp và cả trường hợp tai nạn lao động), quỹ dành cho
người già, quỹ dành cho trợ cấp gia đình và quỹ cho trợ cấp thất nghiệp.
Nghĩa là xã hội đặt ra một mức sống tối thiểu nào đó, nếu khả năng của
người dân không đạt được mức đó thì Nhà nước sẽ hỗ trợ để họ có quyền
được sống với đúng phẩm giá con người và không phải quá lo sợ về một
tương lai bấp bênh, mờ mịt [50]. BHYT tế toàn dân ra đời năm 1999, quy
định quyền được hưởng BHYT cho toàn bộ cá nhân thường trú tại đất
nước[76]. Luật mang tính đoàn kết phổ cập giữa người ốm đau và người
khoẻ mạnh, thể hiện ở chỗ các khoản đóng góp chỉ phụ thuộc vào thu nhập
mà không phụ thuộc vào số người được bảo hiểm (hoặc độ tuổi hay giới
tính…). Hệ thống này mang tính gia đình: chồng/vợ và con cái của người
lao động có quyền đầy đủ và trọn vẹn mặc dù mức đóng góp thu nhập của
cá nhân này bằng mức đóng góp của một người sống độc thân và không có
con cái [76],[89].
1.3.3. Ở Canada
Canada là một nước lớn ở Bắc Mỹ, với diện tích 9,98 triệu km2 (lớn thứ hai
thế giới sau Nga) và dân số hơn 32 triệu người. Canada là nước rất giàu tài
nguyên thiên nhiên, 90% dân số sống tập trung ở ven biển Thái Bình
11



Dương, Đại Tây Dương và trong phạm vi 200 km dọc biên giới với Mỹ.
Canada là quốc gia liên bang với 10 tỉnh và 3 vùng lãnh thổ. Mỗi tỉnh có
nghị viện, chính phủ và toà án riêng. Về pháp luật, có luật liên bang và luật
tỉnh (ở Canada không gọi là bang mà gọi là tỉnh). Về mặt an sinh xã hội,
Canada thực hiện đầy đủ các chế độ về BHXH, bảo trợ xã hội và phúc lợi xã
hội mà Tổ chức Lao động quốc tế khuyến nghị. Các chế độ BHXH thực
hiện theo nguyên tắc có đóng có hưởng, các chế độ bảo trợ xã hội và phúc
lợi xã hội cũng rất cao [65],[77]. Do đặc thù là chi phí khám chữa bệnh hoàn
toàn do ngân sách nhà nước cấp hàng năm nên không có quỹ BHYT, do đó
cũng không có bộ phận làm nhiệm vụ quản lý quỹ.
Về điều kiện tham gia Chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, tất cả
người dân có quốc tịch Canada đều là đối tượng được BHYT. Các tỉnh ở
Canada đều có luật BHYT khác nhau, nhưng đối tượng đi khám chữa bệnh
ở tỉnh khác trong những trường hợp theo pháp luật quy định thì cũng được
thanh toán, thậm chí khám chữa bệnh ở nước ngoài nếu đủ điều kiện cũng
được thanh toán. Người dân Canada được hưởng nhiều chế độ BHYT mà ít
nơi có, như chữa bệnh tâm thần, chữa răng, vật lý trị liệu… Mọi người dân
được hưởng miễn phí các dịch vụ khám chữa bệnh và các chi phí về thuốc.
Nhìn toàn cảnh bức tranh về BHYT của Canada, ta thấy rằng chế độ BHYT
ở Canada là rất hoàn hảo. Như vậy là Canada đã đạt đến đỉnh cao của
BHYT, đó cũng là cái đích mà nhiều nước khác mơ ước tới [50],[65].
1.3.4. Ở Mỹ
Bảo hiểm tai nạn lần đầu tiên được cung cấp tại Hoa Kỳ do Công ty Bảo
hiểm Y tế Franklin của tiểu bang Massachusetts thành lập năm 1850, bảo
hiểm thương tật phát sinh từ tai nạn đường sắt và tàu hơi nước. Đến khoảng
năm 1950 và 1960 các chương trình BHYT của Chính phủ mới bắt đầu mở
rộng. Năm 1965, Tổng thống Lyndon Johnson ký ban hành chương trình
Medicare và Medicaid[94]. Theo trang web Centers for Medicare and
Medicaid Services [78], Medicare là một chương trình BHYT, tài trợ hoàn
12



toàn ở cấp liên bang và tập trung chủ yếu vào số dân 65 tuổi trở lên, những
người tàn tật và những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Medicaid là một
chương trình không chỉ được tài trợ ở cấp liên bang mà còn nhận được đóng
góp kinh phí từ các tiểu bang. Medicaid là một chương trình bảo trợ xã hội
đúng hơn là một chương trình BHXH. Điều kiện được hưởng chủ yếu dựa
trên thu nhập. Chương trình cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho một số cá
nhân có thu nhập thấp, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai… để họ có thể "trả
tiền cho một số hoặc tất cả các hóa đơn y tế của họ". Mỗi tiểu bang có thể
có tên riêng của mình cho chương trình Medicaid. Ví dụ như " Medi-Cal "ở
California," MassHealth "tại Massachusetts," Oregon Health Plan "ở
Oregon… [78],[94].
BHYT ở Mỹ chủ yếu là do các công ty tư nhân đảm trách và tất cả các hãng
bảo hiểm ở Mỹ đều thuộc loại doanh nghiệp có mục đích kiếm lời, mục tiêu
của các hãng bảo hiểm là lợi nhuận, chứ không phải vì sức khoẻ của người
dân, Mỹ không có chương trình BHYT toàn dân [75],[90],[94], [95]. Theo
số liệu báo cáo của US Census Bureau 2007, ít nhất 15,3% dân số là hoàn
toàn không có bảo hiểm và 35% có BHYT không hoàn toàn hoặc không có
khả năng trang trải các chi phí cho nhu cầu y tế của họ [95]. tiền phải trả
thêm của người dân cho chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ lớn hơn bất kỳ quốc
gia nào khác trên thế giới [87],[97].
1.3.5. Ở Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có hệ thống pháp luật về BHYT từ rất sớm và có bề
dày phát triển. Luật BHYT được ban hành lần đầu tiên vào năm 1922, sau
đó lần lượt các Luật BHYT quy định riêng cho từng đối tượng được hình
thành như: Luật BHYT cộng đồng năm 1938, Luật BHYT cho người lao
động, Luật BHYT cho ngư dân năm 1939. Đến năm 1961, Nhật Bản hoàn
thành việc thực hiện BHYT toàn dân [45],[46].
Đối tượng tham gia BHYT theo quy định của pháp luật Nhật Bản rất rộng,

bao gồm những người làm công ăn lương, lao động tự do, nông dân và
13


người không có nghề nghiệp. Luật BHYT Nhật Bản xác định riêng hai loại
quỹ cho các đối tượng để có sự hỗ trợ cho những đối tượng có thu nhập
thấp. Quỹ BHYT cộng đồng, áp dụng cho lao động tự do, nông dân và
người không có nghề nghiệp. Nhà nước bảo trợ nhiều hơn cho loại quỹ này,
vì đối tượng của quỹ thường có thu nhập thấp và không ổn định. Quỹ BHYT
của người làm công ăn lương, đây là đối tượng có thu nhập thường xuyên và
ổn định [46].
Đối với BHYT cộng đồng, Chính phủ tài trợ 50% chi phí dịch vụ y tế cho
quỹ BHYT của chính quyền địa phương, 47% quỹ BHYT của hiệp hội. Số
tiền giảm phí đóng góp cho một số đối tượng của quỹ BHYT cộng đồng
được hỗ trợ 50% từ ngân sách nhà nước, 25% từ ngân sách địa phương và
25% từ ngân sách của thành phố.
Người tham gia BHYT và người phụ thuộc được hưởng tại các dịch vụ y tế
bao gồm: khám bệnh, cung cấp thuốc và vật tư y tế, điều trị trong các trường
hợp cấp cứu, phẫu thuật và các điều trị y khoa khác, chăm sóc y tế tại nhà,
nằm viện và điều dưỡng. Người tham gia BHYT được tự do lựa chọn nơi
khám chữa bệnh và phải thực hiện cùng chi trả chi phí cho các dịch vụ y tế
nhận được. Mức cùng chi trả hiện nay là 30% và có áp dụng mức thấp hơn
cho một số đối tượng như: 20% đối với trẻ em dưới 3 tuổi, với hộ gia đình
có mức thu nhập nhất định theo quy định, 10% đối với người già từ 70 tuổi
trở lên [46],[88].
1.3.6. ÔÛ Hàn Quốc

Tháng 12/1963, Luật BHYT có hiệu lực và bắt đầu được thực thi tại Hàn
Quốc, đến tháng 12 năm 1976 Luật BHYT đã được sửa đổi gần như hoàn
toàn. Đầu tiên thí điểm BHYT cho những người lao động tự do ở khu vực

nông thôn, sau đó đến năm 1989, triển khai đến tất cả người lao động tự do
ở khu vực thành thị. Quá trình mở rộng đối tượng tham gia BHYT cũng bị
tác động bởi các yếu tố về chính trị và kinh tế. Năm 1963, quân đội Hàn
Quốc lên nắm chính quyền, Luật BHYT đã nhanh chóng được xây dựng và
14


đưa vào thực thi ngay trong năm đó[38]. Năm 1987 là năm mở rộng BHYT
đến người lao động tự do thì cũng là lúc Hàn Quốc bầu cử Tổng thống mới.
Về khía cạnh kinh tế, năm 1977 là năm đầu tiên thực hiện Luật BHYT sửa
đổi cũng là thời điểm mà kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh thông qua
chính sách xuất khẩu công nghiệp, lúc này các phúc lợi xã hội như là phần
thặng dư của phát triển kinh tế. Từ năm 1986 - 1988 là thời gian mở rộng
BHYT đến người lao động tự do, tại thời điểm này Hàn Quốc bùng nổ về
kinh tế, tăng trưởng hàng năm đạt đến 12%. Bên cạnh đó, các vấn đề về
công bằng đã nảy sinh. Trước khi triển khai BHYT toàn dân, khoảng cách
giữa chi phí chăm sóc y tế theo quy định cho người có BHYT với những
người không có BHYT tăng cao. Tuy nhiên, có chương trình trợ giúp y tế
cho người nghèo. Trong đó tài chính được cấp từ thu thuế hàng năm của
Chính phủ và do cơ quan BHYT quốc gia Hàn Quốc (NHI) quản lý. Có sự
chia sẻ đóng góp giữa chính quyền Trung ương và địa phương theo tỷ lệ
(80:20) không kể ở Seoul. Người được hưởng lợi không phải đóng tiền.
Chương trình này BHYT cho khoảng 3 - 4 % dân số và không áp dụng đồng
chi trả hoặc nếu đồng chi trả thì có sự miễn giảm. Quỹ trợ giúp y tế nhằm
giúp ngăn ngừa sự bần cùng hoá của một số gia đình do bị ốm đau [38],[53].
1.3.7. Ở Thái Lan
Từ năm 1975, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện BHYT cho nhóm người
nghèo và nhóm người bị thiệt thòi. Đến năm 1981, Chính phủ triển khai
chương trình cấp thẻ cho người có thu nhập thấp. Năm 1983, chương trình
mở rộng đến những người già trên 60 tuổi. Vào năm 1993, được mở rộng

đến trẻ em dưới 12 tuổi và các lãnh đạo tôn giáo. Thái Lan bắt đầu triển khai
BHYT toàn dân từ năm 1996, đến năm 2001 chương trình BHYT toàn dân
được thực hiện thành công. Hệ thống BHYT Thái Lan được coi là một trong
những hệ thống BHYT phức tạp trong khu vực. Để quản lý BHYT có sự
tham gia của bốn Bộ. Bộ Tài chính thực hiện BHYT cho công chức, viên
chức và công nhân làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước. Bộ Lao động
15


và Phúc lợi Xã hội thực hiện BHYT thông qua cơ quan bảo hiểm xã hội
(BHXH) cho công nhân làm việc trong các đơn vị ngoài quốc doanh. Bộ Y
tế thực hiện BHYT toàn dân và BHYT cho người nghèo. Bộ Thương mại
thực hiện bảo hiểm tai nạn giao thông [1],[74]. BHYT toàn dân được thực
hiện theo nguyên tắc mỗi người được cấp một thẻ BHYT. Người có thẻ mỗi
lần đi khám bệnh hoặc vào nằm viện thì nộp 30 baht (khoảng 0,7 USD)
trước khi khám hoặc trước khi vào nằm viện (ngoại trừ bệnh nhân có thẻ thu
nhập thấp được miễn), chi phí còn lại của lần điều trị đó được cơ quan
BHYT thanh toán toàn bộ (theo quy định của danh mục kỹ thuật và danh
mục thuốc). Thẻ BHYT có màu vàng nên được gọi là "Thẻ vàng 30 baht",
chương trình BHYT này cũng được gọi là "Chương trình 30 baht" hay
chương trình BHYT toàn dân[66],[86].
1.3.8. Ở Singapore
Hệ thống y tế của Singapore là sự kết hợp giữa sự trợ giá của chính phủ và
trách nhiệm của cá nhân. Nhà nước đảm bảo các dịch vụ y tế thiết yếu, cá
nhân đóng góp chi phí dịch vụ y tế cao. Để giúp cho người dân có thể chi trả
cho chi phí y tế cá nhân, chính phủ sử dụng hệ thống “3M” bao gồm 3 công
cụ Medisave, Medishield and Medifund, qua đó kết hợp trách nhiệm của cá
nhân và chính phủ để hỗ trợ cho nhu cầu CSSK của những người thu nhập
thấp[91]. Medisave, Singapore áp dụng chương trình tiết kiệm y tế bắt buộc
từ năm 1984, nhằm giúp cá nhân tiết kiệm tiền cho chi phí y tế. Tuy nhiên,

tài khoản y tế cá nhân không thể đủ trang trải chi phí y tế lớn do không có
sự san sẻ rủi ro theo nguyên lý bảo hiểm. Do đó 1990, Chính phủ Singapore
triển khai chương trình BHYT mang tên Medishield, là chương trình bảo
hiểm quốc gia để sử dụng trong trường hợp các bệnh hiểm nghèo. Nó sẽ chi
trả cho phần lớn các chi phí trị liệu của các bệnh kéo dài hoặc nghiêm trọng
mà quỹ Medisave không chi trả. Như vậy, chương trình BHYT bán tự
nguyện Medishield là sự bổ sung không thể thiếu cho chương trình tiết kiệm
y tế Medisave. Bên cạnh đó Medifund là quỹ được chính phủ thành lập từ
16


năm 1993 để hỗ trợ hỗ trợ cuối cùng cho những bệnh nhân nghèo trong
trường hợp họ không đủ tiền thanh toán các chi phí y tế mặc dù họ đã sử
dụng quỹ Medisave và Medishield [50],[64],[91].
1.3.9. Ở Trung Quốc
Trung Quốc là nước đất rộng (hơn 9,6 triệu km vuông) người đông (1,36 tỷ
người, 60% sống ở nông thôn), đa sắc tộc, đa văn hóa, có sự khác biệt rất
lớn giữa các vùng, giữa các tỉnh, thành phố. Có tỉnh, thành phố rất phát triển
nhưng cũng có vùng còn rất nghèo nàn, lạc hậu; sự rất khác biệt giữa thành
phố và nông thôn là rất lớn, mức chênh lệch giàu nghèo là rất cao. Năm
2002, chênh lệnh thu nhập giữa thành phố và nông thôn là 13 lần và đã giảm
còn 3,2 lần năm 2005 [79]. Về phát triển kinh tế, hiện Trung quốc vừa song
song tồn tại những thành phố công nghiệp rất hiện đại với những vùng nông
nghiệp truyền thống.
Đây là một đặc thù mà rất ít nước có. Đặc điểm này làm cho Trung quốc
khó có thể xây dựng được một hệ thống an sinh xã hội thống nhất, phù hợp
chung với tất cả các vùng. Vì vậy, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương hay khu tự trị với tính chất phân cấp, phân quyền cao đều được
khuyến khích hình thành hệ thống an sinh xã hội phù hợp với điều kiện từng
địa phương. Ngay từ những ngày đầu Trung Quốc giành độc lập, các chính

sách, chế độ về an sinh xã hội đã được ban hành. Năm 1951, chính sách, chế
độ bảo hiểm về hưu trí, tàn tật, tử tuất, ốm đau, chăm sóc y tế, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thai sản đã được đưa ra. Sau đó Trung Quốc đã ban
hành một loạt các chính sách, chế độ về an sinh xã hội bao gồm cả cứu tế xã
hội, chế độ đối xử và chăm sóc đặc biệt nhằm không ngừng đẩy mạnh và
điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu nâng cao của xã hội. Trung Quốc hiện
có 2 chương trình BHYT khác nhau: BHYT cho khu vực thành thị và
BHYT cho khu vực nông thôn. BHYT thành thị gồm 2 chương trình: BHYT
cho cán bộ, nhân viên nhà nước và BHYT cho người lao động, được tổ chức
thực hiện ở Trung quốc từ những năm 50. BHYT cho cán bộ, nhân viên nhà
17


×