Tải bản đầy đủ (.doc) (202 trang)

Thực hiện đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng bằng sông hồng từ năm 1997 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.77 KB, 202 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(tháng 12 năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan
trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta. Từ đó
đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam luôn không ngừng bổ sung, phát triển và
từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới. Công cuộc đổi mới là một cuộc cách
mạng mới mẻ, mỗi bước đi là một sự tìm kiếm và khám phá, đổi mới là phù
hợp với xu thế của thời đại và yêu cầu tất yếu của đất nước, đáp ứng đúng
nguyện vọng của nhân dân.
Trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh
tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi dân
tộc, quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo đất nước
thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khẳng định phát triển
kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, trong đó trọng điểm phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện
theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững gắn với giải quyết tốt vấn đề nông
dân, nông thôn là vấn đề cốt lõi, là quy luật phát triển của nền kinh tế. Nền
kinh tế nông nghiệp Việt Nam có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cung cấp lương thực, thực
phẩm cho cuộc kháng chiến đánh thắng kẻ thù. Trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH, HĐH tạo ra bước phát triển có tính đột phá trong lĩnh vực sản xuất
hàng hoá, tác động mạnh đến phát triển công nghiệp và dịch vụ, góp phần
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, từng bước giải quyết


2



những vấn đề bức xúc trong xã hội, nhất là giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho dân cư... và môi trường sinh thái. Sản phẩm của kinh tế nông nghiệp
không những đáp ứng yêu cầu sinh hoạt ngày càng cao của đời sống xã hội,
mà còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, tăng hàng hoá nông
sản xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế nông
nghiệp đúng hướng còn là cơ sở cho sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh đất nước và bào vệ môi trường sinh thái.
Thực tế cho thấy, những thành tựu kinh tế nông nghiệp đạt được trong
những năm vừa qua bắt nguồn từ đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn
của Đảng, Nhà nước, sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của các cơ sở địa
phương tỉnh, thành cả nước. Nhờ có đường lối đúng Đảng đã khơi dậy động
lực to lớn làm xuất hiện nhiều nhân tố mới trong nông nghiệp, việc đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng, phát triển giống mới năng suất, chất lượng cao, phát
triển các cụm công nghiệp, khôi phục và phát triển làng, ngành nghề, tiểu thủ
công nghiệp... đã tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm, xoá đói,
giảm nghèo đạt kết quả lớn. Thành tựu đó tiếp tục khẳng định vai trò quan
trọng của kinh tế nông nghiệp, tạo tiền đề bước sang thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước.
Vùng đồng bằng sông Hồng trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc
có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, đất đai và có nhiều địa điểm du
lịch nổi tiếng, hấp dẫn. Đây còn là mảnh đất "địa linh nhân kiệt" có truyền
thống lịch sử, văn hoá nổi tiếng như: Thủ đô Hà Nội, Hải Dương, Nam Định,
Bắc Ninh... Trong sự nghiệp đổi mới, nhất là từ năm 1997 đến năm 2010,
Đảng bộ các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình và thành phố Hải Phòng
đã có nhiều chủ trương đúng đắn, với tư duy năng động, phát huy tiềm năng,
thế mạnh và truyền thống vẻ vang của quê hương, thu hút nguồn vốn trong
nước và ngoài nước, từng bước phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương



3

đang được biết đến như một vùng kinh tế khởi sắc và hứa hẹn phát triển mạnh
mẽ trong tương lai.
Tuy nhiên, do quá trình công nghiệp hóa ồ ạt, đôi khi không tuân theo
quy luật phát triển nội tại của nền kinh tế-xã hội, dẫn đến việc mất ruộng đất
nông nghiệp của nông dân, trong khi lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ
lớn, chất lượng nguồn nhân lực còn có những hạn chế về nhiều mặt; việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp
còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất, chất lượng, giá
trị nhiều mặt hàng còn thấp; các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh của sản xuất hàng hoá, kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, bất cập, tình trạng ô nhiễm môi trường rất
nặng nề; việc bảo đảm điều kiện sống và làm việc cho nông dân càng trở nên
khó khăn. Mặt khác, sự phát triển của khu vực công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, các làng nghề truyền thống ở nông thôn còn yếu, chưa đủ sức thu hút
lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp đã buộc không ít lao động từ nông
thôn phải di chuyển lên thành phố để tìm việc làm. Tất cả những vấn đề trên
đã gây ra những khó khăn về kinh tế, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Nhằm góp phần tìm hiểu quá trình đảng bộ các tỉnh, thành vùng đồng
bằng sông Hồng, nhất là các tỉnh, thành Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình,
Thành phố Hải Phòng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp. Đánh
giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân của mặt mạnh và những hạn chế,
khuyết điểm, từ đó rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
đối với phát triển kinh tế nông nghiệp. Tác giả đã chọn đề tài: "Thực hiện
đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành
đồng bằng sông Hồng từ năm 1997 đến năm 2010" làm luận án tiến sĩ khoa
học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.



4

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế nông
nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 ở nước ta và việc vận dụng ở một số tỉnh,
thành đồng bằng sông Hồng.
- Đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế, thiếu sót cần
khắc phục trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bước đầu rút ra một số kinh
nghiệm lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ
CNH, HĐH đất nước.
2.2. Nhiệm vụ
- Trình bày những yếu tố trong nước, quốc tế, thuận lợi, khó khăn trong
những năm 1997 đến năm 2010 ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn sự lãnh đạo của Đảng về
phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Trình bày một cách có hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng về
phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, thành tựu, hạn chế và bước
đầu rút ra một số kinh nghiệm sự lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế
nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng, (trong đó tập trung ở
bốn tỉnh, thành: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, thành phố Hải Phòng từ
năm 1997 đến năm 2010) .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đường lối, chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh
tế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng từ năm 1997 đến
năm 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và sự vận

dụng đường lối, chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế nông
nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng.
- Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2010.


5

- Về không gian: Trên địa bàn một số tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng
như Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, thành phố Hải Phòng (bốn tỉnh được
lựa chọn có tính đại diện về phát triển kinh tế nông nghiệp và có tính đặc
trưng về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng).
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát
triển kinh tế nông nghiệp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và kết hợp với phương
pháp lôgic.
- Luận án sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, điều tra
xã hội học và phương pháp chuyên gia.
4.3.Nguồn tư liệu
- Những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh đề cập đến vấn đề kinh tế nông nghiệp.
- Văn kiện Đảng toàn tập, các Nghị quyết đại hội đại biểu của Đảng,
các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Chỉ thị của Ban
Bí thư chuyên bàn về vấn đề kinh tế nông nghiệp các khóa từ năm 1976 đến
năm 2010.
- Những bài viết, bài nói của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước có liên quan đến kinh tế nông nghiệp.

- Những số liệu thống kê, các báo cáo về kinh tế nông nghiệp của nước
ta từ năm 1976 đến năm 2010.
- Các Nghị quyết Đại hội đại biểu, Nghị quyết của Ban Chấp hành của
đảng bộ các tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng.


6

- Các báo cáo chuyên đề về kinh tế nông nghiệp các tỉnh, thành vùng
đồng bằng sông Hồng.
- Các công trình nghiên cứu chuyên khảo về kinh tế nông nghiệp của
các nhà khoa học thuộc chuyên ngành kinh tế, các nhà nghiên cứu lịch sử, các
bài viết đăng trên các tạp chí: Tạp chí Cộng sản; Tạp chí Lý luận Chính trị;
Tạp chí Lịch sử Đảng; Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông…
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về
phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
- Rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về phát
triển kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh thành đồng bằng sông Hồng từ năm
1997 đến năm 2010. Góp phần vào quá trình hoàn thiện đường lối, chủ trương
của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án bước đầu rút ra một số kinh nghiệm, góp phần tổng kết thực
tiễn, bổ sung, phát triển lý luận về phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số
tỉnh đồng bằng sông Hồng.
- Luận án cung cấp thêm những luận cứ khoa học và gợi mở một số suy
nghĩ nhằm giúp các cấp ủy ở một số tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng có thể vận
dụng vào chỉ đạo thực tế phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ hiện nay.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh, trường chính trị các tỉnh, thành phố thuộc vùng
đồng bằng sông Hồng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 3 chương, 8 tiết.


7

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
đề ra đường lối đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, lấy đổi
mới kinh tế làm trọng tâm, cùng với đổi mới kinh tế là đổi mới chính trị và
các lĩnh vực khác. Để đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội,
trước hết phải đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế của Đảng là vấn đề cơ
bản, lâu dài, có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng, đã mở ra cách nhìn
khoa học - hiện thực cho toàn dân tộc về vấn đề kinh tế - xã hội được bắt đầu
từ đâu? Phải làm như thế nào. Phát triển kinh tế nông nghiệp luôn được Đảng,
Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm không phải hiện tại, mà còn là quá
trình lâu dài của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Kinh nghiệm của nhiều
quốc gia trên thế giới kể cả nước công nghiệp và các nước đang phát triển cho
thấy vấn đề kinh tế nông nghiệp luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, tạo nền tảng cho sự phát triển công nghiệp và các ngành
kinh tế khác.
Ở Việt Nam, trong những thập kỷ gần đây, Đảng, Nhà nước luôn quan
tâm đối với khu vực này, mở ra bước nghiên cứu của nhiều nhà khoa học,
nhằm tổng kết thấy rõ ưu điểm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp, từ đó có các giải pháp đúng đắn thúc đẩy kinh tế nông

nghiệp phát triển, góp phần thiết thực tiến tới thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do đó đã có nhiều đề tài cấp nhà
nước, các hội nghị, hội thảo khoa học, nhiều luận văn, luận án, bài viết đăng
trên các sách, báo, tạp chí bằng các cách tiếp cận khác nhau với nội dung
phong phú, đa dạng đề cập khá sâu sắc đến vấn đề kinh tế nông nghiệp, là cơ


8

sở quan trọng giúp Đảng, Nhà nước bổ sung, hoàn thiện về chủ trương, chính
sách thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ mới. Tiêu biểu là
các công trình khoa học sau đây.
1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp ở
Việt Nam
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Sinh Cúc với sách Thực trạng nông
nghiệp, nông thôn và nông dân 1976 - 1990, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội,
1991 đã nêu rõ những bước thăng trầm của nông nghiệp, nông thôn nước ta
trước đổi mới và những thành tựu của nông nghiệp nước ta khi thực hiện Nghị
quyết số 10 của Bộ Chính trị (4/1988), nêu ra một số giải pháp nhằm giải
phóng sức sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển.
Các tác giả Chử Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú,
Trần Quốc Toản, Đặng Thọ Xương trong công trình Hợp tác hóa nông
nghiệp Việt Nam lịch sử - vấn đề - triển vọng, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội,
1992 đã phân tích, trình bày những vấn đề về lý luận, thực tiễn của 30 năm
thực hiện hợp tác hóa (HTH) nông nghiệp ở Việt Nam. Những đóng góp và
những hạn chế của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở nước ta qua các thời kỳ;
kinh nghiệm xây dựng HTX ở một số nước trên thế giới. Đồng thời, các tác
giả cũng nêu lên những định hướng và giải pháp phát triển chế độ HTX nước
ta trong thời kỳ đổi mới.
Một tập thể khoa học thuộc Hội Khoa học kinh tế Việt Nam có công

trình Phát triển nông nghiệp và nông dân theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, tập I, II, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, đã nghiên
cứu về cơ chế, vai trò của chính sách nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp
CNH, HĐH, đề xuất những giải pháp khuyến khích đầu tư và khai thác mọi
nguồn lực, tiềm năng to lớn trong nông nghiệp, nông thôn nhằm phát triển sản
xuất. Tuy nhiên, công trình này chưa khái quát có tính hệ thống các chủ


9

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp
từ năm 1997 đến năm 2010.
Các nhà khoa học ở nước ta cũng có nhiều công trình nghiên cứu về
kinh tế nông nghiệp với nhiều góc độ khác nhau như: xã hội học, kinh tế học,
khoa học quản lý kinh tế... nổi bật là các công trình sau: Đổi mới và hoàn
thiện một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn do Phó giáo sư,
Tiến sĩ Lê Đình Thắng và Tiến sĩ Phạm Văn Khôi (chủ biên), Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội, 2001; Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở
Việt Nam của Tiến sĩ Trương Thị Tiến, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1999... trong đó đã đánh giá về thực trạng nông nghiệp, nông thôn ở
nước ta trong thời kỳ 1976 - 1990, đề cập về một số chính sách đổi mới kinh
tế nông nghiệp, những kết quả đạt được và yếu kém, tồn tại trong quá trình
sản xuất, xác định phương hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
những năm 1991 - 1995.
Từ năm 1997 đến năm 2010, trên cơ sở cụ thể hóa đường lối xây dựng,
phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước do Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII, IX và X của Đảng xác định, nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được xuất bản như sách:
Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa,
dân chủ hóa của Vũ Oanh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn của Phó giáo sư,
Tiến sĩ Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001 vv... Những công trình trên đã đề cập tính cấp thiết đổi mới cơ chế,
chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, vai trò tự chủ của các thành
phần kinh tế trong nông nghiệp, khai thác tiềm năng, nguồn vốn to lớn của
nông dân để thúc đẩy sản xuất phát triển; yêu cầu cấp bách đưa nền kinh tế
nông nghiệp nước ta theo con đường CNH, HĐH.


10

Dưới dạng nghiên cứu chuyên sâu về các chuyên đề, tập thể tác giả:
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, Tiến sĩ Đặng
Quốc Tuyến, Nguyễn Ngô Hai... có công trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2002, bao gồm 22 bài viết, đề cập về vai trò của các ngành kinh tế nông nghiệp
và những vấn đề đặt ra trong quá trình CNH, HĐH, xác định phương hướng,
giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu về kinh tế - xã hội 5 năm
2001 - 2005, song chưa khái quát có hệ thống về chủ trương lãnh đạo của
Đảng, những kết quả đạt được của nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
Cuốn sách của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Bích Nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007 đã tổng kết toàn diện lịch sử phát triển
nông nghiệp, nông thôn, nông dân nước ta trong thế kỷ XX, nhất là trong 20
năm đổi mới đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong
nông nghiệp, nông thôn; về quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý. Cuốn sách của
Tiến sĩ Lê Quang Phi về Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ mới; cuốn sách của Tiến sĩ Đặng
Kim Sơn Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, đã nêu thực trạng các vấn đề nông

nghiệp, nông thôn, nông dân và từng bước làm rõ quá trình phát triển tư duy
của Đảng về chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH,
HĐH, sự lãnh đạo, chỉ đạo và những thành tựu đạt được cũng như những khó
khăn, vướng mắc còn tồn tại. Trên cơ sở nghiên cứu, các nhà khoa học đã đề
xuất những định hướng và kiến nghị một số chính sách nhằm đưa nông
nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển.
Các công trình khảo sát thống kê tư liệu nông nghiệp, nông thôn trong
quá trình CNH, HĐH như: Kết quả tổng điều tra nông thôn và nông nghiệp


11

năm 1994 của Tổng cục Thống kê, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1995;
Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
của Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2003... đã đề cập
về kinh nghiệm CNH nông nghiệp, nông thôn của một số nước trên thế giới,
đánh giá kết quả bước đầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta,
trên cơ sở thống kê bằng nhiều số liệu trên các lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp, công nghiệp nông thôn, đồng thời chỉ ra những yếu kém, bất cập của
kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong quá trình CNH, HĐH, song
các công trình đó mới dừng lại ở việc tổng hợp, thống kê các số liệu.
1.2. Các công trình nghiên cứu thực tiễn ở các địa phương
Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông
Hồng trong thời kỳ đổi mới của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khánh, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Ảnh hưởng của đô thị hóa đến
nông thôn ngoại thành Hà Nội thực trạng và giải pháp của Giáo sư, Tiến sĩ
Lê Du Phong, Tiến sĩ Nguyễn Văn áng, Hoàng Văn Hoa, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở
đồng bằng sông Hồng thực trạng và triển vọng của Tiến sĩ Đặng Văn Thắng,
Phạm Ngọc Dũng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003... Các công

trình đã nghiên cứu những mặt cụ thể trong nội dung CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn ở nước ta, trong đó chủ yếu đánh giá và tổng hợp kết quả
phát triển nông nghiệp, nông thôn các địa phương, nhất là về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Thị Minh Ngọc (chủ biên) Việc
làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng
bằng sông Hồng đến năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2010, đã phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành
tựu và hạn chế trong quá trình giải quyết việc làm cho nông dân vùng đồng


12

bằng sông Hồng trong quá trình CNH, HĐH, từ đó đề ra phương hướng, giải
pháp cụ thể về việc làm ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.
Các công trình nghiên cứu, tổng kết về sự phát triển kinh tế nông
nghiệp của các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới gồm có:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực của
Phạm Ích Khiêm, Nguyễn Đình Phan, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1994;
Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận và triển vọng áp dụng ở Việt Nam
của Đặng Kim Sơn (chủ biên), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2001;
Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung
Quốc của Lê Hữu Tầng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, đã đề
cập về xu hướng CNH một số quốc gia trước sự tác động của cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ trên thế giới, tổng kết kinh nghiệm về CNH trong các
nước ASEAN... rút ra một số kinh nghiệm về CNH nông nghiệp, nông thôn
của các nước và triển vọng áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
nước ta.
1.3. Các bài viết đăng trên các tạp chí của các cơ quan Trung ương
và các ngành kinh tế

Phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long của
Phạm Châu Long, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, tháng 11/1998; Hải Dương
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của Trương Kim Sơn, Tạp chí Cộng sản, tháng 3/2002; Một số định
hướng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nước ta
của Tiến sĩ Lưu Bá Hồ, Tạp chí Cộng sản, tháng 4/2002; Tác dụng của tăng
năng suất lao động nông nghiệp trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Lê
Bá Tâm, Tạp chí Lý luận Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
tháng 6/2002; Sự biến đổi chức năng kinh tế gia đình ở Thành phố Hồ Chí
Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Tiến Vững,


13

Tạp chí Lý luận chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tháng
5/2003; An ninh lương thực - Những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc gia của Dương Mộng Huyền, Tạp chí
Cộng sản, tháng 5/2010; Nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ sản xuất
- thị trường của Võ Tòng Xuân, Tạp chí Cộng sản, tháng 6/2010; Phát triển
nông nghiệp ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức của Bùi Chí Bửu, Tạp chí
Cộng sản, tháng 7/2010; Thành tựu phát triền nông nghiệp, nông thôn qua 25
năm thực hiện đường đổi mới của Đảng (1986-2010) của Đặng Kim Oanh,
Tạp chí Lịch sử Đảng tháng 1/2011; Vấn đề tam nông ở nước ta hiện nay:
Thách thức và giải pháp của Phạm Thị Hằng, Tạp chí Lý luận chính trị tháng
9/2011... Những công trình trên chủ yếu trình bày về đặc điểm của các vùng
nông thôn nói chung, sự lãnh đạo của đảng bộ và chính quyền địa phương
trong các vùng dân cư, nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động, khai thác tiềm năng, nguồn lực ở địa phương thúc đẩy nông nghiệp,
nông thôn phát triển. Một số bài viết đã đề cập về thành tựu phát triển nông
nghiệp, nông thôn, vấn đề xóa đói, giảm nghèo trong các vùng, các khu vực

nông thôn; đề cập về những thách thức, yếu kém, bất cập trong công tác tổ
chức, quản lý khai thác tiềm năng, nguồn lực cho phát triển sản xuất, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
1.4. Các luận án, luận văn liên quan đến đề tài
Luận án tiến sĩ Lịch sử của Lê Văn Thai: Quá trình hình thành và phát
triển đường lối đổi mới trong nông nghiệp của Đảng ta từ năm 1975 đến năm
1996, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1997; Luận án tiến
sĩ Kinh tế của Mai Văn Bảo: Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000; Luận án tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Văn Hùng:
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nông dân ngoại thành phát triển


14

sản xuất nông nghiệp xây dựng nông thôn từ năm 1986 - 1996, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001; Luận án tiến sĩ Kinh tế của
Nguyễn Văn Bảy: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
đồng bằng Bắc Bộ và tác động của nó đối với tăng cường sức mạnh phòng
thủ tỉnh, thành phố thuộc khu vực này, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội,
2001; Luận án tiến sĩ Kinh tế của Phạm Ngọc Dũng: Sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng - thực trạng
và giải pháp, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002; Luận
án tiến sĩ Sử học của Lê Quang Phi: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ
1991 đến 2002, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội, 2006... đề cập chủ yếu
dưới góc độ kinh tế chính trị hoặc dưới góc độ lịch sử nhưng phạm vi rộng,
trong đó xác định về yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá
trình CNH, HĐH, xác định nội dung và một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh
tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Đồng thời gắn thực hiện các mục tiêu

kinh tế - xã hội với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
trong thời kỳ mới ở một số vùng đồng bằng và phạm vi cả nước.
1.5. Những vấn đề chưa được giải quyết
Kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, chính
trị, xã hội và môi trường sinh thái. Không ít quốc gia coi đó là vấn đề chiến
lược trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, phát triển kinh tế nông
nghiệp luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, có các chính sách nhằm khai
thác, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần quan trọng ổn định đời sống xã
hội, trước hết là khu vực nông thôn. Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ,
lao động thủ công là chủ yếu; một thời gian ở khu vực này chưa được quan
tâm đúng mức làm cho hiệu quả sản xuất kém, động lực và tiềm năng chưa
được phát huy. Từ Đại hội VI của Đảng (12/1986) với tư duy đổi mới và tổng


15

kết thực tiễn kinh tế nông nghiệp, có cách nhìn đúng đắn tạo bước phát triển
mới về sản xuất khu vực này. Do đó, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về kinh tế nông nghiệp với nội dung phong phú, đã góp phần từng bước làm
rõ vai trò, vị trí của kinh tế nông nghiệp, yêu cầu tất yếu từ sản xuất nhỏ lên
sản xuất lớn; từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, sản xuất nông
nghiệp là nền tảng quan trọng thúc đẩy công nghiệp và các ngành kinh tế
quốc dân phát triển. Không ít công trình đã tổng kết kinh nghiệm, đề xuất
được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp được vận
dụng trong thực tiễn mang lại kết quả đích thực.
Tuy nhiên, các công trình đó với mục đích, nội dung không chỉ nghiên
cứu riêng về kinh tế nông nghiệp mà vấn đề được phản ánh chỉ là một phần
nhỏ nằm trong tổng thể của công trình nghiên cứu, đã cung cấp nhiều tư liệu
và phương pháp tiếp cận phong phú ở mức độ khác nhau dưới sự lãnh đạo của
Đảng, điều hành, quản lý của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở địa phương

về phát triển kinh tế nông nghiệp. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi thấy
cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu, nghiên cứu, tổng kết một cách hệ
thống, toàn diện quá trình lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế nông
nghiệp ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng từ năm 1997 đến năm 2010 dưới
góc độ khoa học Lịch sử Đảng.
2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết
Phát triển kinh tế nông nghiệp là một vấn đề lớn, bao quát nhiều nội
dung nằm trong phạm vi rộng nên trong khuôn khổ luận án tập trung nghiên
cứu giải quyết những vấn đề sau:
- Làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo về đường lối, chủ trương của Đảng,
Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp
từ năm 1997 đến năm 2010.


16

- Quá trình chỉ đạo, thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng
ở một số tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng từ năm 1997 đến năm 2010.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, thuận lợi, khó khăn trong quá trình
thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng bằng sông
Hồng. Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện.
- Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm của Đảng từ thực tiễn lãnh đạo
phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng từ
năm 1997 đến năm 2010.


17

Chương 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000
1.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA VIỆT
NAM TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, chế độ XHCN
ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ khiến CNXH tạm thời lâm vào thoái
trào, cùng với những tác động mạnh mẽ cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ, xu thế toàn cầu hoá kinh tế, chạy đua về kinh tế đã làm thay đổi căn bản
mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Cục diện hai cực đối đầu Mỹ - Xô hình
thành sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã không còn nữa. Nhưng thế giới
vẫn biến đổi phức tạp và sâu sắc, các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn
tại và phát triển có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều
nét mới. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều
hình thức. Quan hệ giữa các nước lớn đang được điều chỉnh, góp phần tạo ra
xu thế hoà dịu trên quy mô toàn cầu, nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị
đẩy lùi. Nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc
tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn
xảy ra ở nhiều nơi. Xu thế hoà bình, hợp tác được thúc đẩy mạnh mẽ bởi cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng
cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội ngày càng
gia tăng trên mọi lĩnh vực khác nhau. Những bất công, bất hợp lý của nền
kinh tế và chính trị thế giới chưa được cải thiện, khoảng cách giàu, nghèo


18

giữa các nước ngày càng gia tăng, các nước đều đứng trước những cơ hội để

phát triển. Đặc biệt do ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường... thuộc về các
nước tư bản công nghiệp phát triển và các công ty đa quốc gia đã chi phối,
những tranh chấp có tính toàn cầu về phương diện kinh tế đang diễn ra rất
quyết liệt giữa các nước tư bản phát triển ở châu Âu với Mỹ và giữa Mỹ với
các nước phát triển và đang phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc,
Ấn Độ, Mỹ đang cố gắng giành ảnh hưởng chính trong phát triển nền kinh tế
thế giới. Do vậy, các nước chậm phát triển và đang phát triển đứng trước
những thách thức to lớn, khoảng cách giàu, nghèo giữa các nước ngày càng
mở rộng thêm, cuộc cạnh tranh kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ
diễn ra gay gắt. Đồng thời, cộng đồng thế giới đứng trước những vấn đề toàn
cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự
hợp tác đa phương như bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, đẩy
lùi dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế... Bối cảnh thế giới mới đã
đem lại thời cơ và thách thức không nhỏ cho tất cả các quốc gia trên con
đường hội nhập và phát triển theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá các mối
quan hệ quốc tế. Vì vậy, các quốc gia phải hết sức tỉnh táo, khôn khéo lựa
chọn con đường phát triển của mình trong thời kỳ mới
1.1.2. Tình hình Việt Nam
1.1.3. Thực trạng về kinh tế nông nghiệp của Việt Nam trước năm 1997
- Từ năm 1976 đến năm 1990.
Sau khi cả nước độc lập, thống nhất, quá độ lên CNXH, trên cơ sở
những kinh nghiệm của cách mạng XHCN ở miền Bắc và từ thực tiễn của nền
kinh tế - xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) đã
đề ra đường lối chung, đường lối kinh tế... và phương hướng tiến hành CNH
trong thời kỳ mới và chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp với nông


19

nghiệp, khẳng định vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc

dân, nhất là đối với sự phát triển của công nghiệp.
Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp trong
quá trình CNH đất nước, trong giai đoạn 1976 - 1980, Nhà nước đã có những
nỗ lực đầu tư nguồn vốn, khoa học - kỹ thuật... cho sản xuất nông nghiệp,
thúc đẩy nông nghiệp phát triển đạt được những kết quả tiến bộ, góp phần
từng bước ổn định đời sống của toàn xã hội, tạo điều kiện để thúc đẩy nền
kinh tế - xã hội phát triển.
Thực tế cho thấy tuy đạt được một số thành tựu, nhưng so với mục tiêu
kinh tế - xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp của kế hoạch 5 năm 1976 - 1980,
nhiều chỉ tiêu không đạt nhất là về sản xuất lương thực, các ngành sản xuất
khác như chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển chậm, khai thác thủy, hải sản
chưa được quan tâm. Đối với kinh tế nông thôn, các ngành công nghiệp, nhất
là công nghiệp chế biến chưa được đầu tư xây dựng, các ngành nghề, làng
nghề truyền thống chưa được khuyến khích phát triển, dẫn đến nhiều mặt
hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống xã hội khan hiếm, chính sách phân phối
bình quân đã kìm hãm sự phát triển của LLSX trong nông thôn. Do sản xuất
không đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của xã hội, hằng năm Nhà nước phải
nhập khẩu lương thực và có xu hướng tăng dần, năm 1976 nhập khẩu 1,2 triệu
tấn, năm 1979 tăng lên 2,2 triệu tấn [105, tr. 53].
Tình hình trên đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đời
sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là các vùng dân cư nông thôn hết sức
khó khăn. Thực trạng đó là do những sai lầm về hình thức, bước đi trong quá
trình CNH đất nước, nóng vội, chủ quan trong cải tạo nền nông nghiệp nhanh
chóng đi lên hiện đại và trong giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp với
nông nghiệp, tài chính, giá cả. Những sai lầm đó biểu hiện trên những vấn đề
cơ bản sau:


20


Một là, nhận thức chưa đúng đắn vai trò, vị trí của kinh tế nông nghiệp
trong quá trình CNH đất nước.
Từ xem nhẹ vai trò, vị trí của nông nghiệp nên đầu tư cho phát triển sản
xuất chưa tương xứng với vị trí mặt trận hàng đầu trong nền kinh tế - xã hội,
dẫn đến cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa đáp
ứng kịp thời, các công trình thủy lợi, nghiên cứu đưa tiến bộ khoa học - kỹ
thuật vào sản xuất, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý chưa được
coi trọng..., làm cho nền nông nghiệp vẫn trong tình trạng độc canh, nhỏ lẻ,
lạc hậu.
Cùng với những vấn đề trên, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, dẫn tới mất cân đối giữa sản xuất với
chế biến, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm; các cơ sở chế biến hình thành chậm
nên hầu hết nông sản mới sử dụng ở dạng thô, giá trị kinh tế thấp; các ngành
nghề trong nông thôn hầu như chưa được đầu tư, tổ chức thiếu chặt chẽ, hiệu
quả kinh tế thấp; hệ thống đường giao thông thiếu đồng bộ, chắp vá, phương
tiện vận chuyển thiếu nghiêm trọng, tình trạng ứ đọng sản phẩm ở nhiều nơi
trở thành phổ biến, gây lãng phí lớn cho sản xuất. Đó là nguyên nhân cơ bản
làm cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong thời kỳ này không ổn định.
Đối với đầu tư cho cơ giới hóa nông nghiệp thì nóng vối, thường tập
trung cho cơ giới lớn, xem nhẹ cơ giới nhỏ và công cụ cầm tay, giữa mua sắm
trang bị máy móc mới cho sản xuất nông nghiệp với xây dựng các cơ sở sửa
chữa, bảo quản, sản xuất phụ tùng... Chủ quan, duy ý chí, tổ chức sản xuất
HTH, tập thể hóa ồ ạt, nên đã kìm hãm đến sự phát triển của LLSX trong
nông thôn, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất. Tình hình trên không
những gây thiệt hại về kinh tế mà còn phá vỡ các cơ sở hạ tầng và các ngành
nghề truyền thống ở nông thôn....


21


Hai là, xây dựng quan hệ sản xuất trong nông nghiệp chưa phù hợp với
trình độ phát triển của LLSX, làm cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp
trì trệ nghiêm trọng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (tháng 12 năm 1976) của Đảng
với chủ trương tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý nông nghiệp, đưa nông
nghiệp tiến lên sản xuất lớn XHCN, sau đó được cụ thể hóa trong các Nghị
quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ hai, năm, sáu khóa IV,
Chỉ thị của Ban Bí thư về xây dựng cấp huyện ngày 24/01/1978, Nghị quyết
của Bộ Chính trị ngày 01/9/1980. Nội dung cơ bản và tư tưởng chỉ đạo của
các văn kiện trên là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung,
chuyên môn hóa và cơ giới hóa trong toàn quốc. Do đó, HTX được mở rộng
về quy mô và thống nhất quản lý trên tất cả các khâu từ sản xuất đến phân
phối, tiêu dùng. Mọi TLSX và đất đai canh tác của hộ nông dân được đưa vào
sở hữu tập thể HTX, thực hiện phân phối lại ruộng đất với quy mô lớn và sản
xuất theo quy hoạch, kế hoạch thống nhất.
Về cải tiến quản lý sản xuất nông nghiệp, thực hiện lao động tập trung,
chuyên môn hóa như trong các xí nghiệp công nghiệp, HTX được tổ chức
thành các đội chuyên, phân công, hợp tác thông qua hợp đồng tập thể, dưới sự
điều hành của ban quản trị trong HTX nông nghiệp. Đồng thời, tổ chức lại sản
xuất nông nghiệp theo từng HTX và quản lý trên phạm vi cơ sở huyện. Thực
hiện chủ trương trên, từ năm 1976 đến năm 1980 ở miền Bắc đã mở rộng quy
mô HTX từ thôn lên xã, hoặc liên xã, đội sản xuất được mở rộng đến quy mô
thôn. Năm 1979 miền Bắc có 4.154 HTX toàn xã, trong đó có 835 HTX có
quy mô trên 500 ha ruộng đất canh tác, 159 HTX có quy mô trên 700 ha và có
một số HTX có quy mô trên 1.000 ha [20, tr. 18]. Trong khi lực lượng sản
xuất hầu như chưa được tăng cường, nhất là cơ sở hạ tầng và tiến bộ kỹ thuật
nên HTH, tập thể hóa quy mô lớn chưa, phát huy được những năng lực sản


22


xuất hàng hóa của các chủ thể kinh tế, làm cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp
càng thấp. Năng suất lúa giảm đến mức thấp nhất (năm 1976 là 22,3 tạ/ha;
năm 1978 chỉ còn 17,5 ta/ha, năm 1980 mới đạt 20,8 tạ/ha) (Phụ lục 1).
Thực tế đó cho thấy, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo quy trình công
nghiệp được ứng dụng ở một số địa phương là không phù hợp, nên không
khơi dậy và phát huy được năng lực của người lao động. Đến giai đoạn này,
HTH, tập thể hóa được phát triển tới mức độ cao, song lại càng bộc lộ những
nhược điểm, hạn chế lớn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Ba là, một số chính sách, kế hoạch của Nhà nước về sản xuất nông
nghiệp chưa phù hợp, nên kìm hãm sự phát triển sản xuất. Yêu cầu phải đổi
mới cơ chế, chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Hằng năm, căn cứ vào khả năng sản xuất của từng vùng, từng địa
phương, Nhà nước giao nghĩa vụ lương thực, thực phẩm… đến từng HTX bao
gồm thuế nông nghiệp và thu mua lương thực theo giá thấp, thu mua lương
thực ngoài nghĩa vụ theo giá khuyến khích, mức huy động không ổn định nên
không khuyến khích được người lao động đầu tư mở rộng diện tích, thâm
canh tăng sản lượng, họ chỉ chú trọng đầu tư và khai thác trên diện tích đất5%
của mình.
Do thực hiện quản lý kinh tế theo từng khu vực, từng địa phương, tạo
ra tình trạng "ngăn sông, cấm chợ", lưu thông ách tắc, cản trở sự phát triển
của sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Những hạn chế trên đã tác động tới
sản xuất nông nghiệp, làm cho sản xuất rơi vào tình trạng trì trệ, đời sống của
các tầng lớp nhân dân gặp khó khăn. Thực tiễn khắc nghiệt của đời sống xã
hội, đòi hỏi kinh tế nông nghiệp phải tìm một hướng đi mới, khai thác nguồn
lực, tiềm năng của các thành phần kinh tế, trước hết là kinh tế hộ gia đình,
thúc đẩy sản xuất phát triển.


23


Đứng trước khủng hoảng của mô hình quản lý kinh tế và sự giảm sút
của sản xuất nông nghiệp, cùng với sự tìm kiếm cách thức tổ chức sản xuất
mới ở các địa phương thuộc tỉnh Vĩnh Phú và thành phố Hải Phòng đã thực
hiện khoán tới hộ nông dân, sau đó lan ra nhiều địa phương với các mức độ
khác nhau đều cho kết quả kinh tế khá hơn so với khoán việc trong những
năm trước đó. Cùng với sự tìm kiếm cách thức tổ chức sản xuất mới ở các địa
phương, Đảng và Nhà nước ta cũng suy nghĩ, tìm tòi, xác định các chủ
trương, giải pháp, nhằm khắc phục tình trạng trì trệ của sản xuất nông nghiệp.
Tháng 8 năm 1979 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IV
đã họp và thông qua Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 20 tháng 9 năm 1979 Về
tình hình và nhiệm vụ cấp bách đã khẳng định nhiều nội dung quan trọng về
kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ trương của Đảng chỉ rõ:
Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là động viên cao độ và tổ chức toàn dân,
toàn quân đẩy mạnh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nhằm bảo đảm vững
chắc lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tăng
nhanh hàng xuất khẩu.
Từ nội dung nhiệm vụ trên, Nghị quyết xác định các chính sách khuyến
khích sản xuất nông nghiệp phát triển như chính sách lưu thông hàng hóa,
khuyến khích các HTX, các hộ gia đình nông dân tích cực khai hoang, phục
hóa đất đai để sản xuất nông nghiệp và thừa nhận sự tồn tại của kinh tế hộ gia
đình nông dân như là một bộ phận hợp thành của kinh tế XHCN. Nghị quyết
thể hiện một số tư tưởng mới tuy chưa cơ bản và toàn diện, nhưng có ý nghĩa
quan trọng, đánh dấu bước đột phá đầu tiên trong tìm tòi, tháo gỡ những khó
khăn của nền kinh tế - xã hội, trước hết là trong nông nghiệp và là sự khởi
đầu cho quá trình đổi mới, trước hết là đổi mới về tư duy kinh tế của Đảng.
Với quan điểm đổi mới đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
Kết quả nổi bật đầu tiên, cả nước tận dụng được thêm 1,1 triệu ha đất hoang



24

hóa đưa vào sản xuất. Cuối năm 1979 sản lượng lương thực đạt gần 14 triệu
tấn, tăng 1.718,500 tấn so với năm 1978. Đây là thành tích lớn nhất sau giải
phóng, tạo cơ sở để Đảng ta tiếp tục tổng kết thực tiễn, đổi mới chủ trương về
phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình CNH đất nước, tạo nền tảng để
Đảng ta tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp theo tinh thần
Chỉ thị của Ban Bí thư số 100-CT/TW (1/1981) Cải tiến công tác khoán, mở
rộng "Khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động" trong hợp tác
xã nông nghiệp.
.Chỉ thị 100 của Ban Bí thư ra đời đã tạo ra động lực mới khuyến khích
lợi ích vật chất đối với người nhận khoán. Do vậy, chỉ sau 01 năm, hầu hết
các HTX, tập đoàn sản xuất trong cả nước đã triển khai thực hiện. Nông dân
phấn khởi đầu tư thêm công sức, tiền vốn, vật tư, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tận dụng đất đai... để phát triển sản xuất mà trước hết là lương
thực. Nhờ đó sản xuất phát triển, số lượng lương thực nhập khẩu giảm; lương
thực, thực phẩm cung cấp cho Nhà nước được tăng lên. Trong 5 năm 1976 1980 mức huy động chỉ đạt 13,3% sản lượng lương thực, thì ở giai đoạn 1981
- 1985 là 22%; sản lượng thịt huy động cũng tăng từ 12 vạn tấn lên 26 vạn tấn
(Phụ lục 7).
Sau hơn một năm thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới trong nông
nghiệp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982) đã khẳng
định vai trò, vị trí quan trọng của nông nghiệp đối với sự nghiệp cách mạng
và cụ thể hóa một bước chủ trương CNH đất nước phù hợp với chặng đường
đầu tiên trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, Đại hội xác định: "Tập
trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,
đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa..., kết hợp nông
nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu
công - nông nghiệp hợp lý" [34, tr. 62].


25


Với chủ trương trên, sức sản xuất ở nông thôn bước đầu được giải
phóng, trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
So sánh với mức bình quân của nông nghiệp những năm 1976 - 1980, sản
xuất nông nghiệp những năm 1981 - 1985 có tốc độ tăng trưởng khá nhanh:
Bình quân sản lượng lương thực hằng năm đạt gần 17 triệu tấn, tăng 3,6 triệu
tấn so với bình quân 5 năm (1976 - 1980), tốc độ tăng sản lượng lương thực
trong 5 năm (1981 - 1985) là 5%, trong khi đó 5 năm trước chỉ đạt 1,65%. Do
vậy, lương thực bình quân đầu người tăng lên hằng năm (Phụ lục 3). Tuy
nhiên, sau một thời gian phục hồi và tăng trưởng, nông nghiệp và kinh tế
nông thôn ở nước ta, trở lại tình trạng trì trệ, đời sống của các tầng lớp nhân
dân, tiếp tục rơi vào khó khăn. Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên:
Về khách quan, sự khủng hoảng về kinh tế - xã hội trong các nước
XHCN, làm cho quá trình giúp đỡ, viện trợ và hợp tác về phát triển kinh tế,
khoa học - kỹ thuật..., nhất là trong lĩnh vực công nghiệp phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp như: phân bón, hóa chất, sản xuất và chế biến chè, điện lực,
đóng tàu biển... giữa nước ta với các nước gặp khó khăn, nhiều hợp đồng kinh
tế ký kết giữa Việt Nam với các nước bị trì hoãn và không được thực hiện.
Đồng thời, các thế lực thù địch bao vây, cấm vận và sự tác động không nhỏ
của thời tiết, khí hậu khắc nghiệt liên tiếp xảy ra trên phạm vi cả nước, gây
thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp trong nhiều vùng, trực tiếp là kinh tế
hộ gia đình và kinh tế HTX.
Về chủ quan, do chưa thống nhất về nhận thức trong toàn Đảng, toàn
dân đối với vai trò, vị trí quan trọng của nông nghiệp trong cơ cấu chung nền
kinh tế quốc dân, "không thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Đại hội lần
thứ V. Nông nghiệp chưa thực sự được coi là mặt trận hàng đầu" [35, tr. 21].
Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự
thật, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã chỉ rõ: "Yêu



×