Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc tại CÔNG TY CRYSTAL SWEATER VIỆT NAM GIAI đoạn 2012 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.26 KB, 52 trang )

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH CRYSTAL SWEATER
VIỆT NAM
Thông tin doanh nghiệp
-

Tên công ty: CÔNG TY TNHH Crystal Sweater Việt Nam

-

Tên giao dịch: CRYSTAL SWEATER VIETNAM LIMITED

-

Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH một thành viên.

-

Trụ sở và nhà xưởng sản xuất tại: Nhà xưởng E6, E7, E8, E9 (thuộc lô E), khu
CN7, khu công nghiệp Tràng Duệ, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt
Nam.

-

Điện thoại : 00852 2261 8888

-

Fax : 00852 2195 9845

-


Giấy phép đầu tư số: 022 043 000121 ngày 27 tháng 12 năm 2010 - do Ủy ban
nhân dân thành phố Hải Phòng cấp.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

 Lịch sử hình thành

Ngày 02 tháng 12 năm 2010,Công ty TNHH Crystal Sweater Việt Nam được
thành lập.Công ty TNHH Crystal Sweater Việt Nam hoạt động dựa trên 100% vốn
nước ngoài.
- Đầu tiên, công ty có 4 nhà xưởng. Vốn đầu tư là: 2.000.000 USD.
- Ngày 25 tháng 12 năm 2012, công ty đã thực hiện tăng vốn đầu tư là :
4.000.000 USD.
- Năm 2013, công ty tăng vốn đầu tư là 5.000.000 USD
- Đến năm 2012, công ty đưa vào hoạt động thêm hai nhà xưởng thuộc khu E
vào hoạt động.
- Hiện nay, công ty có một nhà xưởng với 16 chuyền may cùng với các
phòng dành cho bộ phận cắt, kho, mẫu, đóng gói sản phẩm với vốn đầu tư là
2.000.000 USD.

1


 Phạm vi hoạt động

Công ty TNHH Crystal sweater Việt Nam chuyên về gia công các sản phẩm
may mặc theo hợp đồng gia công.Thực hiện xuất khẩu hàng gia công thành phẩm
theo chỉ định của bên giao gia công.
1.3 Cơ cấu tổ chức
Đội ngũ nhân sự của công ty bao gồm 4000 cán bộ và công nhân viên.
-


Nhân viên văn phòng: 50 người

-

Công nhân trong nhà máy: 3950 người
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Crystal Sweater Việt Nam
TỔNG GIÁM ĐỐC

G.Đ TÀI CHÍNH

P.
Hành
chính
nhân
sự

P.
Tài
chính
kế toán

P.
Kiểm
tra chất
lượng
(KCS)

G.Đ SẢN XUẤT


P.
Xuất
nhập
khẩu

Trung
tâm
may
mặc

Gia công sản phẩm

Quản lý đơn hàng

P.
Kế
hoạch

P.
Kỹ
thuật

Đóng gói hàng hóa

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự )
Nhận xét:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được phân chia theo chức năng, phân
công trách nhiệm từ cao xuống thấp. Ưu điểm của cơ cấu tổ chức này là:
-


Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban

-

Dễ dàng trong việc quản lý các bộ phận
Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức ta thấy, công ty được chia thành 2 mảng riêng

2


biệt về Tài chính và Sản xuất nên thiếu sự liên kết đồng bộ giữa các phòng ban
trong cùng công ty.
Giám đốc Tài chính quản lý các phòng: Hành chính nhân sự, Tài chính kế
toán, Kiểm tra chất lượng (KCS), Xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, sự liên kết giữa các
bộ phận này thì không chặt chẽ, mỗi phòng có một vai trò và trách nhiệm khác
nhau. Giám đốc tài chính có liên hệ gần nhất với phòng Tài chính kế toán để giải
quyết trực tiếp các công việc thuộc chuyên môn, còn đối với những phòng khác
thường là trưởng phòng có vai trò chuyên môn nhiều hơn, Giám đốc chỉ thực hiện
trách nhiệm quản lý trên cơ sở tiếp thu từ các trưởng phòng.
Giám đốc Sản xuất quản lý: Trung tâm may mặc, phòng Kế hoạch và
phòng Kỹ thuật. Các phòng này có sự liên kết chặt chẽ với nhau vì các kế hoạch sản
xuất được phòng Kế hoạch lên lịch sản xuất, Trung tâm may mặc sẽ làm việc theo
lịch sản xuất đã đề ra, còn phòng Kỹ thuật thì chịu trách nhiệm đảm bảo các máy
móc, thiết bị trong Trung tâm may mặc hoạt động tốt. Như thế, Giám đốc Sản xuất
nắm rõ hoạt động của các phòng mình quản lý, nên có vai trò và trách nhiệm gần
nhất đối với tất cả các phòng.
 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban


Tổng giám đốc:Quản lý và là người đại diện cho toàn Công ty.




Giám đốc tài chính:Thực hiện các chức năng kiểm soát sau khi có quyết định (bằng
văn bản) của tổng giám đốc
- Kiểm soát hoạt động quản lý, điều hành Công ty.
- Kiểm soát hoạt động tài chính và ghi chép sổ sách.



Giám đốc sản xuất:
- Quản lý và kiểm soát việc kinh doanh và sản xuất của Công ty.
- Lập kế hoạch và quản lý mọi hoạt động sản xuất của Công ty.



Phòng Hành chính nhân sự:
- Kiểm soát các vấn đề thuộc về hành chính
- Tuyển dụng nhân sự cho các vị trí, bộ phận
- Kiểm soát văn thư và các giấy tờ gửi tới Công ty

3




Phòng Tài chính - Kế toán:
Thực hiện mọi chế độ hạch toán kế toán, thống kê theo quy định nhà nước,
kiểm tra lập chứng từ sổ sách kế toán, tổng kết tài sản năm tình hình tài chính của
Công ty. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12

dương lịch hàng năm.



Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS):
- Kiểm tra vật tư, nguyên vật liệu đầu vào
- Kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra cũng như toàn bộ quá trình
sản xuất



Phòng Xuất - Nhập khẩu:

-

Quản lý, theo dõi toàn bộ hoạt động xuất – nhập khẩu của Công ty.

-

Liên hệ với Ngân hàng trong và ngoài nước nhằm tiến hành thu hồi tiền hàng
xuất khẩu và thanh toán tiền hàng nhập khẩu cho đối tác.



Phòng Kế hoạch
- Xây dựng chính sách và mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ theo chiến
lược chung, nghiên cứu, đề xuất các phương án xúc tiến thương mại và mở rộng thị
trường tìm kiếm khách hàng, đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại, chăm
sóc và lo dịch vụ hậu mãi cho khách hàng.
- Trên cơ sở các hợp đồng thương mại được ký kết, phòng kế hoạch lên

lịch làm việc cho các phòng ban. Xác định thời điểm nhập hàng, xuất hàng, tham
gia tư vấn cho phòng kinh doanh về thời hạn của các hợp đồng.



Trung tâm May mặc:
Quản lý đội may mẫu và xưởng may. Đưa ra các sản phẩm mẫu cho đối
tác lựa chọn và cho ý kiến. Đóng góp ý kiến cho phòng kinh doanh mua nguyên vật
liệu may các sản phẩm. Chịu trách nhiệm cung cấp hàng may mặc xuất khẩu theo
hợp đồng đã ký đảm bảo số lượng và chất lượng.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về máy móc, thiết bị trong khu văn phòng
và toàn bộ xưởng may.

4


1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Công ty chuyên sản xuất các loại sản phẩm áo bằng các chất liệu bông, len và
sợi để xuất khẩu với quy mô lớn.
 Mặt hàng sản xuất kinh doanh.

Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là gia công hàng may mặc cho nước
ngoài. Gia công hàng may mặc chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất sau đó là hàng da
và thảm len. Ngoài ra công ty còn tự sản xuất để bán cho thị trường nội địa.
* Đặc điểm của các sản phẩm chủ yếu: 3 loại mặt hàng.
- Hàng may mặc, hàng da: là những loại sản phẩm đòi hỏi tính chính xác về
quy cách, mẫu ,mã, đảm bảo về chất lượng, mà chi phí gia công ít hơn so với sản
phẩm nước ngoài.
- Hàng thảm len: chủ yếu là những sản phẩm truyền thống độc đáo của
nước ta, ngoài ra còn có một số mặt hàng được gia công theo yêu cầu của khách

hàng có tính chất tương tự với các sản phẩm mà các nước khác có thể sản xuất.
Hiện nay công ty đang tìm cho mình hướng đi mới, tập trung vào mặt hàng
chủ lực. Từng bước tự đáp ứng nhu cầu về nguyên phụ liệu đầu vào bằng cách thu
mua ở thị trường trong nước, đem lại lợi nhuận cao hơn gia công thuần túy, tiến tới
công tác kinh doanh mua nguyên liệu bán thành phẩm. Vấn đề hiện nay của công ty
là nghiên cứu thị trường đầu ra và đầu vào hợp lý. Đảm bảo sản phẩm của công ty
được thị trường chấp nhận và tiếp nhận ngày càng nhiều, có khả năng cạnh tranh
với các nước xuất khẩu hàng dệt may.
 Địa bàn kinh doanh.

Công ty Crystal Sweater Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước và ở
nước ngoài. Trong nước các bạn hàng của công ty là các đơn vị sản xuất kinh doanh
cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công ty ( các nhà cung ứng nội địa ).
Ở nước ngoài công ty có quan hệ làm ăn với bạn hàng các nước Đông Âu,
các nước Châu Á như: Hàn quốc, Đài loan, Hồng Kông…
 Phương thức sản xuất kinh doanh.

5


Hiện nay, công ty chủ yếu xuất khẩu sản phẩm theo hình thức xuất khẩu
trực tiếp, dưới hai dạng:
- Dạng thứ nhất: xuất khẩu sau khi gia công xong (đây là phương thức kinh
doanh chủ yếu của công ty).
Công ty ký hợp đồng với khách nước ngoài sau đó nhận nguyên liệu phụ, tổ
chức gia công và xuất hàng theo hợp đồng gia công. Tuy hình thức này mang lại lợi
nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công và chi phí bao bì, phụ liệu khác) nhưng nó
giúp cho công ty làm quen với từng bước thâm nhập vào thị trường nước ngoài, làm
quen với công nghệ máy móc thiết bị mới, hiện đại.
- Dạng thứ hai: xuất khẩu trực tiếp dưới dạng bán FOB (mua nguyên liệu

bán thành phẩm).
Theo phương thức này khách hàng nước ngoài đặt hàng tại công ty.Dựa trên
quy cách mẫu mã mà khách hàng đã đặt hàng, công ty tự mua nguyên phụ liệu và
sản xuất, sau đó bán thành phẩm cho khách hàng nước ngoài. Xuất khẩu theo dạng
này đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Song, do khâu tiếp thị còn hạn chế và không
thường xuyên, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch của công ty.
Phương hướng phát triển trong những năm tới: Công ty sẽ từng bước cố
gắng để nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo hình thức bán với giá FOB
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mình.
- Ngoài phương thức kinh doanh nói trên, công ty còn có một số hoạt động
kinh doanh khác như bán thành phẩm cho thị trường trong nước, sản xuất theo hiệp
định của nhà nước, ủy thác, bán thành phẩm trực tiếp cho bạn hàng… Tuy nhiên các
hoạt động này chiếm tỷ trọng nhỏ.
1.5 Tình hình tài chính của công ty
-

Cơ sở vật chất
Công ty là doanh nghiệp may đi đầu hiện đại hoá công nghệ sản xuất và ứng
dụng thành công các tiến bộ kĩ thuật về may mặc của các nước Châu Âu. Hiện nay,
số lượng máy móc thiết bị chuyên dùng của công ty chủ yếu do các nước thuộc EU,

6


Nhật Bản, Mỹ chế tạo, có các dây chuyền cắt may, giặt hoàn thiện, hệ thống là hơi,
là thổi gấp áo tự động… vào loại hiện đại nhất tại thời điểm này trên thế giới.
Bảng 1: Tình hình máy móc trang thiết bị của công ty
Đơn vị: Chiếc

Chỉ tiêu


2012

2013

2014

Máy móc thiết bị may mặc
Nhà xưởng, vật kiến trúc
Phương tiện vận tải
Thiết bị quản lý
Tổng

967
15
8
115
1105

1015
15
8
134
1172

1032
15
9
149
1205


1.
2.
3.
4.

2013/2012
+/%
48
4.96
0
0
0
0
19
16.52
67
6.06

2014/2013
+/%
17
1.67
0
0
1
12.5
15
11.19
33

2.82

( Nguồn: Phòng kế toán – tài chính của công ty)
Qua bảng trên cho thấy, trong 3 năm công ty đã không ngừng đầu tư đổi mới
trang thiết bị máy móc, biểu hiện ở số lượng thiết bị may mặc tăng dần từ 976 chiếc
năm 2012lên 1015 chiếc năm 2013 và 1032 chiếc năm 2014. Máy móc trong công
ty một phần là do đối tác gia công bàn giao, phần còn lại là đầu tư mới. Việc đầu tư
máy móc giúp cho công ty hoàn thiện được một số sản phẩm, tránh tình trạng đi
thuê ngoài. Bên cạnh đó, việc các đối tác gia công bàn giao máy móc sẽ giúp cho
công ty tích luỹ được kinh nghiệm trong việc tiếp cận công nghệ mới. Nhà xưởng
không có gì biến động trong ba năm qua, số lượng phương tiện vận tải biến động
cũng không nhiều nhưng số thiết bị quản lý tăng nhanh. Năm 2012, số lượng thiết bị
này là 115 chiếc thì năm 2013 đã tăng lên 19 chiếc, tương ứng với 24,36% và năm
2014 tăng lên so với năm 2013 là 15 chiếc, tương ứng với 15,46%. Số thiết bị này
đa phần là các phần mềm, máy vi tính, máy photocopy, máy in… để giúp cho việc
quản lý thông tin trong công ty nhanh chóng và thông suốt. Có sự đầu tư này là do
công ty đầu tư máy móc thiết bị để đồng bộ quản lý, giúp cho hiệu quả quản lý của
công ty tăng lên một cách nhanh chóng.

7


Nhìn chung, máy móc thiết bị của công ty khá đầy đủ, phục vụ tốt cho việc
quản lý cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ của công ty. Hệ thống máy móc
được đầu tư nhiều hơn, dây chuyền sản xuất hiện đại đã hỗ trợ rất
nhiều cho việc tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm. Hệ thống thiết bị
văn phòng được quan tâm đầu tư giúp cho việc quản lý được nhanh chóng và thông
suốt. Để đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước và yêu
cầu của khách hàng thì việc đầu tư trang thiết bị là hoàn toàn hợp lý.
-


Vốn sản xuất kinh doanh
Bảng 2: Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Crystal
Sweater Việt Nam
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Tổng nguồn vốn
1. Theo tính chất
Vốn lưu động
Vốn cố định
2. Theo nguồn hình thành
Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả

2013/2012
+/%
210.015 246.608 228.683 36.593
17.42

2014/2013
+/%
-17.925
-7.27

127.778 167.346 150.148 39.568
82.237 79.262 78.535 -2.975

30.97
-3.62


-17.198
-0.727

-10.28
-0.92

60.684 65.64
71.297 4.956
149.331 180.698 157.386 31.367

8.17
21.00

5.657
-23.312

8.62
-12.90

2012

2013

2014

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính của công ty)
Năm 2014, tổng nguồn vốn giảm so với năm 2013 là 17,925 tỷ đồng, tương
ứng với giảm 7,3%.. Biến động tổng nguồn vốn do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu
là do sự thay đổi về nguồn vồn lưu động, vốn cố định, cũng như thay đổi về nguồn
hình thành.

Theo tính chất nguồn vốn: qua 3 năm, số vốn lưu động của công ty liên tục
biến động. Năm 2012, lượng vốn lưu động là 127,778 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên
39,568 tỷ đồng, tương ứng với 31% nhưng tới năm 2014, lượng vốn lưu động giảm
so với năm 2013 là 17,198 tỷ đồng, tương ứng với giảm 10,3%. Vốn lưu động năm
2013 tăng mạnh so với năm 2012 là do công ty mới chuyển sang hình thức cổ phần
nên tăng nhiều để đưa vào sản xuất kinh doanh với quy mô lớn. Vốn lưu động giảm
8


trong năm 2014 là do lượng hàng tồn kho giảm mạnh. Đây là một chiều hướng tốt
giúp cho công ty tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Vốn cố định của công ty giảm liên tục trong 3 năm với số lượng không nhiều.
Năm 2013 giảm so với năm 2012 là 2,975 tỷ đồng, tương đương với 3,6%. Năm
2014 giảm so với năm 2013 là 0,727 tỷ đồng, tương ứng với 0,9%.Lượng vốn cố
định giảm là do khấu hao tài sản cố định và một số máy móc thiết bị đã khấu hao
hết đưa vào thanh lý.
Theo nguồn hình thành: theo bảng số liệu thì nguồn vốn chủ sở hữu của công
ty gia tăng không ngừng trong 3 năm. Năm 2012 là 60,684 tỷ đồng, năm 2013 tăng
thêm là 4,556 tỷ, tương ứng với 8,2%. Năm 2014 tăng so với năm 2013 là 5,657 tỷ
đồng, tương ứng với 8,6%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty mới
chuyển sang hình thức công ty cổ phần nên thu hút được nhiều vốn góp cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đây là tín hiệu đáng mừng vì công ty ngày càng tự chủ
về vốn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn vay của công ty có xu hướng chung là giảm dần. Năm 2012 là 149331
triệu đồng, sang năm 2013 tăng thêm 31637, tương ứng với 21,2%. Sự gia tăng này
là do gia tăng vốn đầu tư dài hạn để sản xuất kinh doanh. Đến năm 2014, lượng vốn
vay lại giảm mạnh, giảm 23582 triệu đồng, tương ứng với 13,03% so với năm 2013.
Nhân lực
Lao động là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của xã hội, là chủ thể trong quá trình sản xuất, là lực lượng tạo ra của

cải vật chất trong xã hội. Chính vì vậy, đối với bất kì một doanh nghiệp nào, đặc
biệt là doanh nghiệp sản xuất, lực lượng lao động là rất cần thiết. Riêng đối với các
doanh nghiệp trong ngành may mặc đòi hỏi tỉ mỉ và khéo tay thì lực lượng lao động
rất quan trọng. Hiện tại công ty đang cố gắng bồi dưỡng, nâng cao trình độ lao động
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

9


1.6Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặt của công ty từ
năm2012 đến 2014
Bảng 3 : Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty từ năm 20122014
ĐVT: USD
Năm
2012

Chi

2013

2014

2013/ 2012

2014 /2013

+/-

+/-


(USD)

tiêu

(%)

(USD)

(%)

Doanh
thu

1.380.714 2.164.805 1.790.117 784.091

56,79

-374.688

-17,31

1.656.075 2.208.262 1.959.872 552.187

33,34

-248.390

-11,25

-275.361


84,22

-126.298

Chi
phí
Lợi nhuận
trước
thuế

-43.457

-169.755

231.904

(Nguồn: phòng kế toán)
Nhận xét:
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ năm 2011, trong hai năm đầu tiên
hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối tạm ổn.
Năm 2012, hoạt động kinh doanh không ổn định với mức doanh thu:
1.380.714 USD. Tuy nhiên, mức chi phí tăng lên vượt trội: 1.656.075 USD, do đó
trong năm 2012 lợi nhuận trước thuế thâm hụt: -275.361USD. Đây là giai đoạn mà
công ty đã gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính.
Đến năm 2013, doanh thu Công ty tăng lên vượt trội ở mức: 2.164.805 USD
đạt giá trị tuyệt đối: 784.091USD so với năm 2012, tuơng đuơng tăng 56,79%. Song
10

290,6

3


song đó, chi phí cũng tăng lên 2.208.262 USD, lợi nhuận vẫn tiếp tục ở con số âm: 43.457 nhưng thấp hơn so với năm 2012: 231.904 USD. Trước tình thế này, công ty
đã cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên, đến năm 2014, doanh thu cũng không mấy khả
quan: 1.790.117 USD, giảm rất nhiều so với năm 2013: 374.688 USD tương đương
giảm 17,31%. Năm 2014, Công ty vẫn tiếp tục thua lỗ vì mức chi phí quá cao so với
doanh thu: 1.959.872 USD, so với 2013 thì trị số tuyệt đối giảm 248.390 USD
tương đương 11,25%. Như thế, lợi nhuận trước thuế bị thiếu hụt cao hơn so với năm
2013 là 169.755 nhưng vẫn thấp hơn năm 2012.
Trong ba năm hoạt động gần đây, Công ty liên tục thua lỗ và đang trong
thời gian khó khăn nhất và cũng là thâm hụt nhiều nhất là năm 2012. Mặc dù doanh
thu tăng cao nhất trong ba năm là năm 2013 nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn bị thiếu
hụt. Hiện tại công ty cũng đang rất cố gắng để khắc phục tình trạng này vào năm
2015.

11


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU
HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CRYSTAL SWEATER VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2012 – 2014
2.1 Một số vấn đề lý thuyết về hoạt động gia công xuất khẩu may mặc.
2.1.1 Khái niệm hoạt động gia công xuất khẩu
Gia công xuất khẩu (còn gọi là gia công quốc tế) là một hoạt động kinh
doanh thương mại. Trong đó, bên đặt gia công sẽ cung cấp nguyên liệu, định mức,
tiêu chuẩn kỹ thuật cho bên nhận gia công tiến hành sản xuất, sau đó giao lại sản
phẩm và nhận khoản tiền phí gia công đã thỏa thuận truớc đó.

Bên Đ ặt Gia Công

(Bên A)

Thành Phẩm
4 Khẩu

1

5

3 khẩu

Nguyên phụ liệu, sản phẩm chưa hoàn chỉnh
Bên Nh ận Gia Công
(Bên B)

2

Hình 1: Sơ đồ hoạt động gia công xuất khẩu
Giải Thích:
1. Bên A cung cấp nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh cho bên B thông

qua xuất khẩu.
2. Bên B nhập khẩu Nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh vào để tiến hành

sản xuất.
3. Khi đã hoàn chỉnh sản phẩm (thành phẩm), bên B tiến hành giao hàng cho bên A

thông qua xuất khẩu.
12



4. Bên A nhập khẩu hàng thành phẩm.
5. Bên A chi trả phí gia công cho bên B.

Bên đặt gia công có thể giao toàn bộ nguyên vật liệu hoặc chỉ nguyên vật liệu
chính hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh, có khi gồm cả máy móc thiết bị, chuyên gia
cho bên nhận gia công. Trong trường hợp không giao nhận nguyên vật liệu chính thì
bên đặt gia công có thể chỉ định cho bên kia mua nguyên vật liệu ở một địa điểm
nào đó với giá cả được ấn định từ trước hoặc thanh toán thực tế trên hóa đơn.
Còn bên nhận gia công có nghĩa vụ tiếp nhận hoặc mua nguyên vật liệu, sau
đó tiến hành gia công, sản xuất theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công cả về số
lượng chủng loại, mẫu mã, thời gian. Sau khi hoàn thành quá trình gia công thì giao
lại sản phẩm cho bên đặt gia công và nhận một khoản phí gia công theo thỏa thuận
từ trước.
2.1.2 Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc
- Trong gia công quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động
sản xuất.
- Hoạt động gia công được hưởng ưu đãi về thuế, về thủ tục xuất nhập khẩu.
- Quyền sở hữu hàng hóa không thay đổi từ bên đặt gia công sang bên nhận
gia công. Có nghĩa là, tuy hàng hóa đã giao cho bên nhận gia công nhưng bên đặt
gia công vẫn có quyền sở hữu hàng hóa đó.
- Mối quan hệ giữa bên đặt gia công với bên nhận gia công được xác định
trong hợp đồng gia công. Trong quan hệ hợp đồng gia công, bên nhận gia công sẽ
chịu mọi chi phí và rủi ro trong quá trình sản xuất gia công.
- Trong hợp đồng gia công người ta quy định cụ thể các điều kiện thương mại
như về thành phẩm, về nguyên liệu, về giá cả gia công, về nghiệm thu, về thanh
toán, về việc giao hàng.
- Trong quan hệ gia công bên nhận gia công sẽ thu được một khoản tiền gọi
là phí gia công, còn bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm được sản xuất
trong quá trình gia công.


13


- Về thực chất, gia công quốc tế là một hình thức xuất khẩu lao động gián
tiếp.
Hàng hóa sản xuất ra không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu
thu ngoại tệ chênh lệch giá phụ liệu cung cấp, tiền công và chi phí khác đem lại.
2.1.3 Vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc
Ngày nay gia công quốc tếlà một phương thức khá phổ biến trong buôn bán
ngoại thương của nhiều nước trên thế giới. Nhiều nước đang phát triển nhờ vận
dụng phương thức gia công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại,
chẳng hạn như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo, Trung Quốc...
Đối với bên đặt gia công



- Giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên phụ liệu và nhân công của nước
nhận gia công.
- Có cơ hội chuyển giao công nghệ để kiếm lời.
Đối với bên nhận gia công



- Phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong
nước .
- Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú của đất nước.
- Đặc biệt, gia công quốc tế không những cho phép chuyên môn hóa với từng
sản phẩm nhất định mà còn chuyên môn hóa trong từng công đoạn, từng chi tiết sản
phẩm.

- Tạo điều kiện để từng bước thiết lập nền công nghiệp hiện đại và quốc tế
hóa:
+ Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
+ Nâng cao tay nghề người lao động và tạo dựng đội ngũ quản lý có kiến
thức và kinh nghiệm trong việc tham gia kinh doanh trên trị trường quốc tế và quản
lý nền công nghiệp hiện đại.
+ Góp phần tạo nguồn tích lũy với khối lượng lớn.
+ Tiếp thu những công nghệ quản lý và công nghệ sản xuất hiện đại thông
qua chuyển giao công nghệ.

14


Đối với Việt Nam nhờ vận dụng được phương thức này đã khai thác được
mặt lợi thế rất lớn về lao động và đã thu hút được thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên
tiến phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và giải quyết
được công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao tay nghề và kiến thức
cho người lao động. Tiếp cận và học hỏi các kiểu quản lý mới, mở rộng thị trường
tiêu thụ, tăng cường các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước, góp phần thúc
đẩy nhanh công việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.1.4 Các hình thức gia công xuất khẩu
Có nhiều cách để phân loại gia công quốc tế như phân loại theo quyền sở
hữu nguyên vật liệu trong quá trình gia công, phân loại theo giá cả gia công hoặc
phân loại theo công đoạn sản xuất.
2.1.4.1 Xét về quyền sở hữu nguyên liệu
o Phương thứcnhận nguyên vật liệu, giao thành phẩm

Bên đặt gia công giao cho bên nhận gia công nguyên phụ liệu, có khi
cả các thiết bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho quá trình gia công. Bên nhận gia công
tiến hành sản xuất gia công theo yêu cầu và giao thành phẩm, nhận phí gia công.

Trong quá trình sản xuất gia công, bên đặt gia công vẫn có quyền sở hữu
nguyên phụ liệu của mình.

Bên đặt gia công

- Nguyên phụ liệu
- Máy móc thiết bị

Bên nhận gia công

Thuộc quyền sở hữu
Không thuộc quyền sở hữu
Ở nước ta, hầu hết đang áp dụng phương thức này. Do trình độ kỹ thuật máy
móc trang thiết bị của ta còn lạc hậu, chưa đủ điều kiện để cung cấp nguyên phụ
liệu, thiết kế mẫu mã... nên việc phụ thuộc vào nước ngoài là điều không thể trách
khỏi trong hoạt động gia công xuất khẩu. Tuy nhiên trong thực tế, bên đặt gia công

15


có thể chỉ giao một phần nguyên phụ liệu, còn lại họ giao cho phía nhận gia công tự
đặt mua tại các nhà cung cấp mà họ đã chỉ định sẳn trong hợp đồng.
o

Phương thứcmua đứt, bán đoạn
Bên đặt gia công dựa trên hợp đồng mua bán, bán nguyên phụ liệu cho bên
nhận gia công với điều kiện sau khi sản xuất bên nhận gia công phải bán lại toàn bộ
sản phẩm cho bên đặt gia công. Như vậy, ở phương thức này có sự chuyển giao
quyền sở hữu về nguyên phụ liệu từ phía đặt gia công sang phía nhận gia công.


Bên đặt gia công

- Nguyên phụ liệu
- Máy móc thiết bị

Bên nhận gia công

Thuộc quyền sở hữu
Không thuộc quyền sở hữu
Sự chuyển đổi này làm tăng quyền chủ động cho phía nhận gia công
trong quá trình sản xuất và định giá sản phẩm gia công. Ngoài ra, việc tự cung cấp
một phần nguyên liệu phụ của bên nhận gia công đã làm tăng giá trị xuất khẩu trong
hàng hóa hóa xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động gia công.
o

Phương thứckết hợp
Đây là phương thức phát triển cao nhất của hoạt động gia công xuất
khẩu, được áp dụng khi trình độ kỹ thuật, thiết kế mẫu mã của ta đã phát triển cao.
Khi đó bên đặt gia công chỉ giao mẫu mã và các thông số kỹ thuật của sản phẩm.
Còn bên nhận gia công tự lo nguyên vật liệu, tự tổ chức quá trình sản xuất gia công
theo yêu cầu của bên đặt gia công.
Trong phương thức này, bên nhận gia công hầu như chủ động hoàn toàn
trong quá trình gia công sản phẩm, phát huy được lợi thế về nhân công cũng như
công nghệ sản xuất nguyên phụ liệu trong nước.

16


2.1.4.2 Xét về mặt giá cả gia công
o


Hợp đồngthực chi, thực thanh
Trong phương thức này người ta quy định, bên nhận gia công chi bao
nhiêu cho việc gia công, thì bên đặt gia công thanh toán bấy nhiêu cộng thêm tiền
thù lao gia công.
Đây là phương thức gia công mà người nhận gia công được quyền chủ động
trong việc tìm các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho mình.

o

Hợp đồngkhoángọn
Trong phương thức này, người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản
phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù chi phí thực tế của bên
nhận gia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định
mức đó.Đây là phương thức gia công mà bên nhận phải tính toán một cách chi tiết
các chi phí sản xuất về nguyên phụ liệu nếu không sẽ dẫn đến thua thiệt.
2.1.4.3 Xét về số bên tham gia quan hệ gia công

o

Gia cônghai bên
Hoạt động gia công chỉ bao gồm một bên đặt gia công và một bên nhận
gia công.

o

Gia côngnhiều bên: còn gọi là gia công chuyển tiếp
Trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp, mà sản phẩm gia
công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau, và bên đặt gia công có
thể chỉ có một và có thể nhiều hơn một.

Phương thức này chỉ thích hợp với trường hợp gia công mà sản phẩm gia
công phải sản xuất qua nhiều công đoạn.
Đây là phương thức gia công tương đối phức tạp mà các bên nhận gia
công cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau thì mới bảo đảm được tiến độ mà
các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
2.1. 5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công xuất khẩu.
2. 1.5.1 Các nhân tố khách quan.



Xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại.

17


Xu hướng này tạo ra sư thâm nhập thị trường thuận lợi hơn cho các nước
đang phát triển. Sự nhạy bén của các chính phủ và sức mạnh của các quy tắc song
phương có tác dụng chế ngự khả năng quay trở lại của các biện pháp buôn bán
nghiêm ngặt.


Nhân tố Pháp luật.
Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ gia công quốc tế bao gồm hệ thống
pháp luật thương mại quốc gia, luật quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế.



Nhân tố công nghệ.
Hiện nay khoa học công nghệ trong các lĩnh vực của ngành kinh tế rất được
chú trọng bởi các lợi ích mà nó đem lại. Yếu tố công nghệ có tác động làm tăng

hiệu quả của công tác xuất khẩu. Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ còn tác động đến
quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, khoa học công nghệ còn tác
động đến các lĩnh vực như vận tải, dịch vụ ngân hàng… đó cũng là yếu tố tác động
đến công tác xuất khẩu.



Nhân tố khác.
- Giá cả: vấn đề về giá cả hàng hóa trong cơ chế thị trường rất phức tạp vì
mỗi thị trường có một mức giá khác nhau với cùng một loại hàng hóa.
- Dịch vụ: thương mại rất cần thiết đối với sự phát triển của sản xuất hàng
hóa ngày càng đa dạng và phong phú. Dịch vụ xuất hiện ở mọi giai đoạn của hoạt
động bán hàng. Nó hỗ trợ trước, trong và sau khi bán hàng.
2.1.5.2 Những nhân tố chủ quan.



Chủ trương, chính sách của Việt Nam.
Để phát triển nền kinh tế cần thay thế chính sách thay thế nhập khẩu bằng
việc hướng vào xuất khẩu, nội dung của chính sách này bao gồm:
- Hội nhập nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước
ngoài.
- Cải tiến các thủ tục hải quan và hiện đại hóa ngành hải quan nhằm nâng
cao trình độ của các cán bộ hải quan đồng đều tại các nơi.

18





Nhân tố về con người.
Vấn đề về con người trong hoạt động kinh doanh là rất quan trọng. Về
phương pháp tổ chức con người thì lãnh đạo quản lý cần có những biện pháp kỷ luật
khen thưởng rõ rang để giữ vững kỷ cương, ngăn chặn kịp thời những khuynh
hướng xấu, phải luôn luôn bồi dưỡng đào tại để nâng cao trình độ quản lý, nâng cao
trình độ tay nghề cho từng cán bộ công nhân viên của mình, tuyển dụng, bố trí sử
dụng và đào thải người lao động có hiệu quả.
Đào tạo chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề quan trọng trong hoạt
động kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự thành công của kinh
doanh, để tạo ra hiệu quả cao nhất.



Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty.
Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định quy mô sản
xuất gia công và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường. Năng lực sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô vốn, máy móc thiết bị, chất lượng đội
ngũ công nhân và trình độ quản lý của doanh nghiệp.



Nhân tố Marketing.
Nhân tố Marketing ảnh hưởng rất lớn đến triển vọng phát triển và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp làm hàng gia công. Các nhân tố Marketing bao gồm
khả năng nắm bắt thông tin thị trường, mạng lưới bán hàng và các hoạt động quảng
cáo khuếch trương của doanh nghiệp.
2.2 Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu may mặc tại công ty.
2.2.1 Giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Crystal Sweater Việt
Nam.

Bảng 4: Giá trị gia công của công ty TNHH Crystal Sweater Việt Nam
giai đoạn 2012 - 2014
Năm 2012

Năm 2013

Giá trị gia

Năm 2014

3.495.156
4.094.200
4.532.304
công(USD)
Nguồn: Báo cáo từ phòng xuất nhập khẩu của công ty.

19


Qua phân tích ta thấy giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty
luôn ổn định và đạt kim ngạch xuất khẩu trên dưới 4 triệu USD một năm. Năm
2014 giá trị lớn nhất với kim ngạch đạt 4.532.340 USD.Với sự phát triển này, dự
đoán rằng năm 2015 giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty sẽ đạt
kim ngạch trên 4,5 triệu USD, do tình hình kinh tế có dấu hiệu phát triển trở lại và
yếu tố rất quan trọng là một số nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển như:
Indonexia, Philipin, Ấn độ, Pakistan… có tình hình chính trị không ổn định nên
khách hàng đặt gia công sẽ chuyển dần các đơn vị đặt hàng sang các thị trường khác
trong đó có Việt Nam.
Giá trị gia công của công ty luôn luôn lớn hơn rất nhiều so với giá trị xuất
khẩu trực tiếp. Do khâu tiếp thị còn kém mặt khác công ty chưa có một phòng

Marketing với trang bị hiện đại nên việc quảng bá sản phẩm chưa được hiệu quả
dẫn đến việc xuất khẩu trực tiếp còn kém và giá trị không đáng kể.
2.2.2 Mặt hàng gia công.
Bảng 5: Một số sản phẩm chính may gia công của công ty.
ĐVT: cái
Tên

sản 2012

phẩm
Áo len cổ 805.635
dài
Áo sơ mi
117.479
QA
thể 8.804
thao
Áo jacket

186.175

2013

2014

876.228

931.634

111.781


122.270
47.660

196.325

187.232

Nguồn: Phòng xuất khẩu của công ty TNHH Crystal Sweater Việt Nam
Qua số liệu về mặt hàng gia công của công ty ta thấy mặt hàng áo len cổ dài
luôn đạt số lượng lớn và giá trị gia công cao, đây là sản phẩm may gia công chính
của công ty. Trong năm 2012, số lượng sản phẩm áo len cổ dài may gia công đạt giá
trị lớn với 805.632 chiếc.Trong những năm tiếp theo, số lượng áo len cổ dài may

20


gia công của công ty có tăng lên và giá trị kim ngạch tăng lên, trong ba năm 2012,
2013, 2014 thì năm 2014 đạt giá trị gia công cao nhất.
Sản phẩm may gia công có giá trị lớn thứ hai là áo jacket,mặt hàng gia công
này không có nhiều biến đổi qua các năm,số lượng lớn nhất vào năm 2013 là
196.325 chiếc.
2.2.3 Thị trường và khách hàng gia công.
Trong những năm qua, thị trường may gia công của công ty chủ yếu là thị
trường Nhật Bản, Mỹ,EU.Đây là những thị trường rất quan trọng và chiếm tỷ trọng
rất lớn.Các thị trướng may gia công chủ yếu mặt hàng áo Jacket,áo len cổ dài, áo sơ
mi, đây là những mặt hàng có giá trị gia công cao.Sau đây là bảng tổng hợp số liệu
về thị trường may gia công của công ty.
Bảng 6: Thị trường may gia công của công ty TNHH Crystal Sweater
Việt Nam

ĐVT: USD
Thị trường 2012
2013
2014
Mỹ
1.365.183
1.171.127
1.358.617
Nhật
233.853
127.348
423.293
EU
166.846
231.310
162.204
Đức
15.167
Nguồn: Báo cáo từ phòng xuất nhập khẩu của công ty.
Qua bảng trên khi phân tích ta thấy Mỹlà thị trường may gia công chủ yếu
của công ty, hàng năm thị trường này chiếm tới hơn một phần tư trị giá gia công của
công ty. Đây là thị trường chủ lực chiếm vị trí rất quan trọng đối với hoạt động gia
công xuất khẩu của công ty. Thị trường lớn thứ hai của công ty là thị trường Nhật,
cũng như thị trường Mỹ, Nhật là thị trường có giá trị gia công lớn và luôn ổn định
qua các năm. Còn các thị trường còn lại cũng đóng vai trò quan trọng vì nó là bạn
hàng lớn và cung cấp nguồn hàng gia công cho công ty.
2.2.4 Hình thức gia công.
Hiện nay hình thức gia công chủ yếu của công ty là gia công đơn thuần
“nhận nguyên vật liệu và giao lại thành phẩm”. Khi thực hiện gia công, bên đặt gia
công giao đầy đủ nguyên vật liệu như vải, cúc, khóa, túi PE… cho công ty, cũng có

21


khi công ty phải lo nguyên vật liệu phụ và bên đặt gia công lo nguyên vật liệu chính
nhưng trường hợp này là không đáng kể.
Trong những năm gần đây công ty vẫn chủ trương thực hiện cả hai hình
thức: gia công đơn thuần và gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn (FOB).
Mặc dù gia công đơn thuần là hoạt động gia công còn mang lại nhiều điểm hạn chế
nhưng nó vẫn rất cần thiết đối với công ty trong giai đoạn hiện nay. Điều này thể
hiện rõ qua bảng dưới đây.
Bảng 7: Hình thức gia công hàng may mặc ở công ty TNHH Crystal
Sweater Việt Nam.
ĐVT: USD
Hình

thức 2012

gia công
Gia công 3.487.596

2013

2014

3.808.541

3.932.304

đơn thuần
FOB

7.560
285.659
600.000
Tổng
3.495.156
4.094.200
4.532.304
Tỷ trọng
99.78
93.02
86.76
Nguồn: phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH Crystal Sweater Việt Nam.
Qua bảng trên ta có thể khẳng định được vai trò và vị trí của gia công đơn
thuần tại công ty. Năm 2012, kim ngạch đạt được từ gia công đơn thuần chiếm tới
99.78% trị giá gia công nhưng đến năm 2014 tỷ trọng giảm xuống còn 86.76%. Tuy
tỷ trọng của phương thức gia công đơn thuần có giảm nhưng nó vẫn chiếm tỷ lệ rất
lớn trong trị giá gia công của công ty. Điều này giúp chúng ta có thể khẳng định
rằng trong tương lai gần thì gia công đơn thuần vẫn là hoạt động chủ yếu của công
ty.
2.2.5 Các hoạt động tìm kiếm hợp đồng và thực hiện hợp đồng.
2.2.5.1 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu
Hình 2: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu
(1) NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRONG VÀ NGÒAI NƯỚC

LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
22


(2) GIAO DỊCH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XK HÀNG HÓA


(3)THỦ TỤC GIẤY PHÉP XK HÀNG HÓA
(4) YÊU CẦU BÊN MUA MỞ L/C (NẾU CÓ) – CHUẨN BỊ HÀNG HÓA
(5) KIỂM TRA GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XK
(6) THỦ TỤC THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN

(7) THỦ TỤCMUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA

(8) THỦ TỤC HẢI QUAN XK HÀNG HÓA
(9) LÀM THỦ TỤC GIAO HÀNG
(GIÁM SÁT GIAO HÀNG – NHẬN B/L – THÔNG BÁO GIAO HÀNG)
(10) HOÀN TẤT BỘ CHỨNG TỪ, LÀM THỦ TỤC THANH TOÁN
ĐÒI TIỀN QUA NGÂN HÀNG
(11) GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP
(12) THEO DÕI THANH TOÁN
2.2.5.2 Nghiên cứu thị truờng và lập phương án kinh doanh
(13) THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Đối với đơn vị kinh doanh xuất khẩu, việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa
rất quan trọng. Những nội dung mà công ty cần tập trung nắm vững là: điều kiện
chính trị, thương mại nói chung; luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền
tệ, tín dụng, vận tải và giá cước trên thị trường đó; nhu cầu về hàng hoá bao gồm thị

23


hiếu và khối luợng cầu; tình hình cung ở thị trường đó như các hãng cung cấp, tình
hình cạnh tranh…
Đặc thù của gia công hàng may mặc là thực hiện hợp đồng kéo dài do vậy
nghiên cứu điều kiện chính trị, thuơng mại phải có dự đoán truớc dựa trên cơ sở
thực tế. Nếu điều kiện chính trị ở nước đó không ổn định thì có thể không thu được
phí gia công hay hợp đồng bị huỷ bỏ bất cứ lúc nào.

Mỗi nước đều có chính sách thương mại áp dụng cho từng quốc gia, vì thế
việc nghiên cứu chính sách buôn bán cũng như hệ thống pháp luật của mỗi thị
trường là rất quan trọng. Nó không những quyết định đến hiệu quả của hoạt động
sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng.
Một vấn đề khác tác động đến gia công xuất khẩu mà công ty cần quan tâm
nghiên cứu là: các tập quán liên quan đến lĩnh vực giao nhận, thủ tục tại mỗi cảng
giao hàng và kiểm tra hàng hoá lúc nhập hàng.
Sau khi nghiên cứu chính sách buôn bán và hệ thống pháp luật thì công ty
thường nghiên cứu phí dự toán gia công, điều kiện tiền tệ tín dụng ở thị trường đó ra
sao. Thường thì các công ty thanh toán với nhau bằng một đồng tiền mạnh có giá trị
trao đổi quốc tế.
2.2.5.3 Hợp đồng gia công xuất khẩu
Hợp đồng gia công xuất khẩu là hợp đồng được ký kết giữa người bán và
người mua ở hai nước khác nhau. Trong đó quy định về các điều khoản như nguyên
phụ liệu, số lượng hàng hóa, cách thức thanh toán, vận chuyển, thời gian giao
hàng…Nhằm sản xuất ra thành phẩm theo đúng mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật do
bên đặt gia công quy định, trên cơ sở nguyên phụ liệu do bên đặt gia công giao
trước.


Hợp đồng gia công xuất khẩu cần phải có các điều khoản sau:
1. Tên, địa chỉ các bên.
2. Điều khoản về sản phẩm.

24


3. Nguyên liệu.
4. Định mức.
5. Về máy móc thiết bị.

6. Cách giải quyết đối với thiết bị và nguyên liệu thừa hay máy móc thiết bị
gia công sau khi chấm dứt hợp đồng.
7. Thời gian và địa điểm giao hàng.
8. Giao gia công.
9. Nhãn hiệu kiểu dáng sản phẩm.
10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Cần lưu ý:
- Về thành phẩm: Phải xác định cụ thể tên hàng, số lượng, phẩm chất quy
cách đóng gói đối với sản phẩm được sản xuất ra.
- Về nguyên liệu: Phải xác định.
+ Nguyên liệu chính: (fabric material) Là nguyên liệu chủ yếu để làm nên
sản phẩm. Nguyên liệu này thường do bên đặt gia công cung cấp.
+ Nguyên liệu phụ: (accessory material) có chức năng bổ sung làm hoàn
chỉnh thành phẩm, thường do bên nhận gia công lo liệu.
- Về giá cả gia công: Xác định các yếu tố tạo thành giá như: tiền thù lao gia
công, chi phí nguyên liệu phụ, chi phí mà bên nhận gia công phải ứng trước trong
quá trình tiếp nhận nguyên liệu.

25


×