Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.05 KB, 40 trang )

Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ
phần May Lê Trực
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY LÊ TRỰC.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần May Lê Trực được thành lập ngày 01/01/2000.Trước
đây công ty là một trong ba cơ sở may của Công ty May Chiến Thắng.
- Cơ sở may số 8B Lê Trực - Ba Đình - Hà Nội.
- Cơ sở may số 22 Thành Công - Ba Đình - Hà Nội.
- Cơ sở dệt thảm len số 115 Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà Nội.
Chính vì vậy lịch sử hình thành của công ty gắn liền với sự hình thành và
phát triển của Công ty May Chiến Thắng có trụ sở đặt tại 22 Thành Công - Ba
Đình - Hà Nội.
Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Tổng công ty Dệt May Việt Nam, được thành lập từ năm 1968 tiền thân của nó
là Xí nghiệp May Chiến Thắng (Trụ sở số 8B Lê Trực - Ba Đình - Hà Nội). Tháng
8/1992, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên Xí nghiệp thành Công ty May
Chiến Thắng. Đây là sự kiện đánh dấu một bước trưởng thành về chất của Xí
nghiệp, tính tự chủ sản xuất kinh
doanh được thực hiện đầy đủ trong chức năng hoạt động mới của công ty.
Ngay sau đó, tháng 3/1994 Xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc Tổng
công ty Dệt May Việt Nam được sáp nhập vào Công ty May Chiến Thắng, từ đây
chức năng nhiệm vụ của công ty được nâng lên.
Ngày 01/01/2000 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của Công ty
May Chiến Thắng đó là sự kiện cơ sở may số 8B Lê Trực tách ra thành lập Công
ty cổ phần May Lê Trực. Công ty được thành lập dưới hình thức chuyển từ
doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo luật Công ty (do Quốc hội
thông qua ngày 20/12/1990 và một số điều luật được Quốc hội khoá IX kỳ họp
thứ 5 thông qua ngày 22/06/1994). Hiện nay, Công ty cổ phần May Lê Trực là
một công ty hoạt động độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam,
thành lập theo quyết định 68/1999 QĐ-BCN do Bộ Công nghiệp cấp ngày
20/10/1999.


Công ty có tên giao dịch quốc tế: LETRUC GARMENT STOCK
COMPANY(Viết tắt là LEGATCO)
Trụ sở chính: 8B lê Trực - Ba Đình - Hà Nội.
Công ty cổ phần May Lê Trực là pháp nhân theo luật pháp Việt Nam kể
từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập, có tài
khoản riêng và con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ công ty và Luật công ty.
Công ty có vốn điều lệ ban đầu là 4,2 tỷ VNĐ (Từ ba nguồn chính: Nhà Nước,
cán bộ công nhân viên trong công ty và các nguồn khác).
Sau năm năm hoạt động mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty
đã vượt qua, không ngừng vươn lên và tự khẳng định mình. Sự phát triển của
công ty đã được thể hiện rõ qua kết quả hoạt động kinh doanh trong những
năm gần đây.
2.1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May Lê
Trực.
Là một công ty may nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất kinh doanh
các mặt hàng may mặc, chủ yếu là nhận gia công các mặt hàng may mặc của
khách hàng nước ngoài, xuất nhập khẩu hàng may mặc. Bên cạnh đó công ty
còn kinh doanh các ngành nghề tổng hợp mà Nhà nước cho phép.
Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ ở nước ngoài như các nước Đài
Loan, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu…do vậy hàng năm Công ty cổ phần
May Lê Trực cũng đóng góp một phần vào kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
ở nước ta.
Mục tiêu của công ty hướng tới trong hoạt động là huy động vốn có hiệu
quả cho việc phát triển sản xuất kinh doanh hàng may mặc và các lĩnh vực
khác nhằm thu lợi nhuận tối đa tạo việc làm ổn định cho người lao động, tăng
cổ tức cho các cổ đông đóng góp vào ngân sách Nhà nước và công ty. Bên cạnh
đó công ty còn chăm lo cải thiện đời sống, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Với mục tiêu hoạt động
như vậy Công ty cổ phần May Lê Trực đã và đang tham gia tích cực vào chủ
trương phát triển đất nước đưa đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh của

Đảng và Nhà nước.
2.1.3. Phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty.
Hiện nay, công ty chủ yếu xuất khẩu sản phẩm theo hình thức xuất khẩu
trực tiếp dưới hai dạng:
- Dạng thứ nhất: Xuất khẩu sau khi gia công xong. Công ty ký hợp đồng
gia công với khách hàng nước ngoài sau đó nhận nguyên liệu phụ, tổ chức gia
công và xuất hàng theo hợp đồng gia công. Tuy hình thức này mang lại lợi
nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công và chi phí bao bì, phụ liệu khác) nhưng
nó giúp cho công ty làm quen và từng bước thâm nhập vào thị trường nước
ngoài, làm quen với máy móc, thiết bị mới hiện đại.
- Dạng thứ hai: xuất khẩu trực tiếp dưới dạng bán FOB (mua nguyên
liệu bán thành phẩm). Đây là phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty.
Công ty ký hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài sau. Theo phương
thức này khách hàng nước ngoài đặt gia công tại công ty. Dựa trên qui cách
mẫu mã mà khách hàng đã đặt hàng, công ty tự mua nguyên phụ liệu và sản
xuất, sau đó bán thành phẩm lại cho khách hàng nước ngoài. Xuất khẩu loại
này đem lại hiệu quả cao nhất song do khâu tiếp thị còn hạn chế, chất lượng
sản phẩm chưa cao nên xuất khẩu dưới dạng này vẫn còn hạn chế và không
thường xuyên.
Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới công ty sẽ
từng bước cố gắng để nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo hình thức
bán với giá FOB trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mình.
Ngoài phương thức sản xuất kinh doanh nói trên, công ty còn có một số
hoạt động kinh doanh khác như bán sản phẩm cho thị trường trong nước, bán
sản phẩm trực tiếp cho bạn hàng.
2.1.4. Tổ chức bộ máy sản xuất và bộ máy quản lý trong công ty.
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy sản xuất.
Công ty cổ phần May Lê Trực trước đây là một trong những xưởng may
của Công ty May Chiến Thắng. Hiện nay khi tách ra thành công ty cổ phần công
ty có trụ sở duy nhất tại phố Lê Trực - Hà Nội với mặt bằng diện tích hơn

6000 m2. Công ty hiện có ba phân xưởng sản xuất với diện tích mặt bằng gần
4000 m2 còn lại là hệ thống kho bãi, cửa hàng giới thiệu sản phẩm và tòa nhà
văn phòng công ty. Hiện tại công ty có hệ thống cửa hàng đại lý và giới thiệu
sản phẩm trên toàn miền Bắc. Trong nước công ty có quan hệ bạn hàng với các
đơn vị sản xuất kinh doanh cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công ty (các nhà
cung ứng nội địa). Tại nước ngoài công ty có quan hệ làm ăn với các nước
Châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Châu âu như Nga, Đức…
Người mua
Khách hàng gia công nước ngoài
Công ty cổ phần May Lê Trực
Thị trường nội địa
Các nhà cung ứng vật tư nội địa
Sơ đồ2: Mô hình gia công của Công ty cổ phần May Lê Trực
2.2.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban.
Mô hình tổ chức quản lý của công ty được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
CHỦ TỊCH HĐQT
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC 1
P. GIÁM ĐỐC 2
Phòng xuất nhâp khẩu
Phòng kinh doanh
Phòng hành chính
Phòng bảo vệ quân sự
Phân xưởng may 1
Phân xưởng may 2
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế toán tài vụ

Phòng kế toán tài vụ
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần May Lê Trực
Công tác quản lý của công ty được tổ chức thành các phòng ban, các bộ
phận, các phân xưởng thực hiện chức năng nhiệm vụ nhất định.
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty
quyết định những vấn đề chung cho toàn công ty, quyết định phương hướng
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của năm tài chính.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quyết định cao nhất gồm 5 thành viên
(1 Chủ tịch HĐQT, 1 phó HĐQT và 3 uỷ viên). Hội đồng quản trị do đại hội đồng
cổ đông bầu ra.
- Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. Giám đốc là người
quản lý điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là người
đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch và chịu trách nhiệm trước
HĐQT và Đại hội cổ đông. Phó giám đốc ngoài việc giúp đỡ cho giám đốc còn
quản lý một phân xưởng sản xuất chính.
- Phòng kế toán tài vụ: phụ trách công tác hạch toán kế toán, tổ chức
hạch toán kinh doanh của toàn công ty, phân tích hoạt động kinh tế, tổ chức
các biện pháp quản lý tài chính, lập các dự án đầu tư.
- Phòng xuất nhập khẩu (XNK): có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh
ngắn hạn, dài hạn theo hợp đồng kinh tế. Điều chỉnh, tổ chức lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh của công ty. Tiếp cận và mở rộng thị trường cho công ty bằng
cách tìm thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước. Quan hệ giao dịch quốc
tế, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty, thực hiện các hợp đồng
kinh tế.
- Phòng kinh doanh tiếp thị (KDTT): có nhiệm vụ xây dựng và thực
hiện các chiến dịch quảng cáo, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và
ngoài nước. Ngoài ra đây còn là bộ phận phụ trách việc chào bán FOB nghĩa là
các sản phẩm được chế thử rồi đem đến các hãng để chào bán, nếu được chấp
nhận công ty sẽ sản xuất loại hàng đó.
- Phòng hành chính: có nhiệm vụ giúp việc giám đốc về công tác hành

chính pháp chế, thực hiện các công cụ quản lý toàn công ty.
- Phòng kỹ thuật: phụ trách kỹ thuật sản xuất, nắm bắt các thông tin
khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực may mặc, ứng dụng công nghệ mới vào sản
xuất. Phòng kỹ thuật còn có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, kiểm tra
quy cách mẫu hàng, có nhiệm vụ kết hợp với ban quản lý phân xưởng để sửa
chữa hàng bị hỏng lỗi.
- Trung tâm mốt: phụ trách việc thiết kế mẫu dáng sản phẩm, giới
thiệu sản phẩm làm cho thị trường biết đến sản phẩm của công ty.
- Phân xưởng: là nơi chuyên sản xuất, gia công các loại sản phẩm của
công ty. Hiện nay công ty có ba phân xưởng: PX1, PX2, PXCKT. Trong đó PX1 và
PX 2 chuyên sản xuất gia công hàng may mặc. PX CKT chuyên sản xuất các loại
mũ, quần áo bơi. Mỗi phân xưởng đều được tổ chức quản lý theo tổ, ngoài các
tổ tham gia trực tiếp sản xuất gia công sản phẩm còn có tổ văn phòng.
- Phòng cơ điện: có nhiệm vụ bảo quản và duy trì nguồn điện, cơ khí
máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục.
- Phòng bảo vệ quân sự: có nhiệm vụ xây dựng các nội quy, quy định
về chật an toàn cho công ty, bảo vệ và quản lý tài sản.
2.1.5. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần May Lê Trực.
2.1.5.1. Đặc điểm sản phẩm.
Công ty cổ phần May Lê Trực là công ty được Nhà nước cho phép sản
xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc và dịch vụ.
Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là là gia công hàng may mặc cho nước
ngoài. Ngoài ra công ty còn tự sản xuất để bán cho thị trường nội địa. Cơ cấu
sản xuất mặt hàng của công ty rất đa dạng và phong phú. Ngoài các mặt hàng
truyền thống của công ty như áo sơ mi, Jacket, đồng phục cho cơ quan thì công
ty còn sản xuất quần áo bơi, quần áo thể thao, áo mưa, váy bầu…Tuy nhiên
mặt hàng áo Jacket và áo sơ mi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các mặt
hàng sản xuất. Bên cạnh đó công ty còn chú trọng vào các lĩnh vực kinh doanh
phụ nhằm tăng thêm lợi nhuận như ký kết hợp đồng mua bán áo và đồng phục

trẻ em.
Với tính chất sản xuất đa dạng như vậy, trong cơ chế thị trường công ty
còn biết vận dụng tiềm năng về lao động, về máy móc thiết bị, trình độ cán bộ
công nhân vào những nhiệm vụ sản xuất đa dạng với mục đích thực hiện quá
trình sản xuất kinh doanh, tạo lợi nhuận cao nhất.
2.1.5.2. Đặc điểm về qui trình công nghệ.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, để đảm bảo việc sản xuất
ra sản phẩm với khối lượng lớn, đạt năng xuất cao và chất lượng tốt cần phải
sản xuất hợp lý. Đó là sự kết hợp hợp lý giữa các yếu tố của quá trình sản xuất
ra sản phẩm sao cho có thể sản xuất ra với khối lượng lớn và chất lượng cao
từ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận tiệu thụ của doanh
nghiệp.
Công ty cổ phần May Lê Trực là một doanh nghiệp sản xuất, đối tượng
chế biến là vải, được cắt may thành các loại hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất
với mẫu mã vải của mỗi chủng loại mặt hàng có sự phức tạp khác nhau, phụ
thuộc vào chi tiết các loại mặt hàng đó.
Do mỗi mặt hàng, kể cả các cỡ vóc cho từng mặt hàng có yêu cầu sản
xuất kỹ thuật riêng về loại vải cắt, về công thức pha cắt cho từng cỡ vóc (quần,
áo...), cả về thời gian hoàn thành cho nên các loại chủng loại mặt hàng khác
nhau được sản xuất trên cùng một loại dây chuyền (cắt, may) nhưng không
được tiến hành cùng một thời gian. Mỗi mặt hàng được may trên cùng một
loại vải. Do đó cơ cấu chi phí chế biến và mức độ của mỗi loại chi phí cấu thành
sản lượng sản phẩm từng mặt hàng khác nhau.
Sản xuất ở công ty là kiểu sản xuất băng chuyền, kiểu liên tục, sản phẩm
phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Các mặt hàng mà công ty
sản xuất có vô số kiểu cách, chủng loại, thường trải qua công đoạn như cắt,
may, là, đóng gói…Riêng đối với mặt hàng có yêu cầu tẩy, mài hoặc thêu thì
trước khi đưa vào dây chuyền là, đóng gói còn phải mài hoặc thêu. Các phân
xưởng sản xuất được tổ chức theo dây chuyền khép kín, mỗi phân xưởng có ba
dây chuyền may bộ phận và quy trình sản xuất sản phẩm may được bố trí như

sau:
Đơn đặt hàng
Chuẩn bị vật liệu
Sản xuất mẫu thử
Duyệt mẫu và các thông số kỹ thuật
Phân xưởng
Tổ cắt
Tổ may
Tổ là
KCS
Hoàn chỉnh
Đóng gói
Nhập kho
Sơ đồ 4: Sơ đồ biểu diễn quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may
Quy trình sản xuất sản phẩm may của công ty được làm như sau:
- Khi có đơn đặt hàng phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ làm thủ tục,
nhập nguyên phụ liệu do bạn hàng gửi đến theo từng chủng loại.
- Phòng kỹ thuật sẽ tiến hành chuẩn bị nguyên vật liệu chế thử mẫu mã
để giao cho khách hàng duyệt mẫu mã và thông số kỹ thuật.
- Sau khi được duyệt mẫu và thông số kỹ thuật, sản phẩm được đưa
xuống phân xưởng và sản xuất hàng loạt.
- Giai đoạn cắt: Dựa trên lệnh sản xuất nguyên vật liệu được đưa vào
giai đoạn đầu của quá trình cắt tạo ra bán thành phẩm cắt. Nếu khách hàng có
yêu cầu thêu, in thêm thì số bán thành phẩm sẽ được đem đi thêu, in.
- Giai đoạn may: Nhận bán thành phẩm từ giai đoạn cắt chuyển sang
tiếp tục gia công hoàn chỉnh sản phẩm. Kết thúc giai đoạn này thì được sản
phẩm gần như hoàn chỉnh.
- Giai đoạn là: Nhận sản phẩm từ giai đoạn may chuyển sang rồi là
phẳng.
- Khâu KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện ở nhiều khâu

trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, nó có thể được thực hiện ngay khi sản
phẩm đang còn ở trong dây chuyền sản xuất và chưa phải là một sản phẩm
hoàn chỉnh.
- Giai đoạn gấp, đóng gói: Sản phẩm sau khi hoàn thành được gấp, đóng
túi hộp theo yêu cầu của khách hàng, sau đó thành phẩm được nhập kho và
chờ giao cho khách hàng.
2.1.5.3. Đặc điểm về lao động.
• Chỉ tiêu • Tổng
số
• Nam • Nữ
• 1. Trình độ • 501
• •
• Trên Đại học và Đại học • 17 • 8 9
• Cao đẳng và trung cấp • 6 • 2 • 4
• Công nhân • 478 • 95 • 383
• 2. Độ tuổi • 501
• •
• Trên 50 tuổi • 125 • 49 • 76
• Từ 30-40 tuổi • 219 • 18 • 201
• Dưới 30 tuổi • 157 • 38 • 119
• 3. Cơ cấu lao động • 501
• •
• Lao động gián tiếp • 23 • 10 • 13
• Lao động trực tiếp • 478 • 95 • 383
(Nguồn: Phòng hành chính Công ty cổ phần May Lê Trực)
Bảng 1: Cơ cấu lao động Công ty cổ phần May Lê Trực
Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần May Lê Trực là
501 người trong đó nhân viên quản lý từ tổ trưởng trở lên là 23 người, trong
đó 70% có trình độ đại học còn lại là trung cấp và cao đẳng. Công nhân sản
xuất trực tiếp trong phân xưởng là 478 người, đặc thù là ngành may mặc nên

số cán bộ công nhân viên nữ trong công ty chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng số
nhân viên (chiếm tỷ 85%).
Trong những năm gần đây, công ty đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ
giàu kinh nghiệm. Thời gian tới cùng với xu hướng tinh giảm bộ máy quản lý
công ty cũng đang tiếp tục chiêu mộ những cán bộ có phẩm chất và năng lực
để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đạt được hiệu quả cao.
Công ty cũng đã đào tạo được một đội ngũ công nhân viên có trình độ kỹ thuật
và tay nghề khá về chuyên môn để thưc hiện các đơn hàng đòi hỏi yêu cầu cao
về chất lượng sản phẩm.
2.1.5.4. Đặc điểm về nguyên liệu chế biến sản phẩm.
Do tính chất về sản phẩm của công ty là các sản phẩm may mặc nên
nguyên liệu chính là vải các loại. Bên cạnh đó là các loại khuy, chỉ, khoá…Phần
lớn các loại nguyên liệu của công ty được nhập từ trong nước bởi các loại
nguyên vật liệu này ở trong nước đó dần đáp ứng được nhu cầu về chất lượng
và giá cả của công ty chính vì vậy nó đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh trong công ty, giúp công ty ngày càng củng cố thị trường của mình
và tăng lợi nhuận.
Hiện nay công ty đang tìm cho mình hướng đi mới, tập trung vào mặt
hàng chủ lực, từng bước tự đáp ứng nhu cầu về nguyên phụ liệu đầu vào bằng
cách thu mua ở thị trường trong nước, đem lại lợi nhuận cao hơn gia công
thuần tuý, tiến tới công tác kinh doanh mua nguyên liệu bán thành phẩm. Vấn
đề của công ty hiện nay là nghiên cứu thị trường đầu ra và đầu vào hợp lý,
đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm để có đủ sức cạnh tranh các nước
xuất khẩu hàng dệt may khác.
2.1.5.5. Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Vì công ty mới đi vào hoạt động từ năm 2000 nên phần lớn máy móc
thiết bị còn khá mới và hiện đại có loại máy chuyên dụng, có loại máy thông
dụng.
• Loại máy • Số
lượng

• Công
suất
• Máy may các loại • 195 • 85
• Máy vắt sổ • 65 • 80
• Máy ép cổ • 40 • 80
• Máy là các loại (cầu là, là form, là
hơi)
• 15 • 85
• Máy cắt các loại (cắt vòng, cắt tay) • 4 • 85
• Máy thêu in • 45 • 75
• Máy dập khuyết • 71 • 75
• Máy dập cúc • 70 • 80
• Máy đốt ôze • 15 • 80
• Máy ép mex • 15 • 80
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty cổ phần May Lê Trực)
Bảng 2: Đặc điểm máy móc thiết bị Công ty cổ phần May Lê Trực
Do đặc điểm là sản phẩm may nên về công nghệ rất ít khâu có khi máy
móc tự động hoàn toàn, tuy vậy để cho ra một sản phẩm may hoàn chỉnh đều
phải do công nhân trực tiếp vận hành. Hiện nay tại các phân xưởng của công
ty có hàng trăm máy may công nghiệp, máy là, máy cắt, máy thêu hiện đại
phần lớn đều nhập từ Nhật Bản. Ngoài ra còn có những dây chuyền sản xuất
được nhập khẩu đồng loạt từ Nhật Bản. Hàng năm công ty cũng chú trọng vào
việc đầu tư thêm máy móc thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất.
2.1.5.6. Đặc điểm về thị trường.
Mặt hàng chính của công ty là các sản phẩm may mặc bao gồm các
chủng loại Jacket, váy áo nữ, áo bơi, áo đồng phục cơ quan, áo sơ mi xuất
khẩu…Là một trong các thành viên của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, công
ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh sản xuất hàng dệt may.
Các mặt hàng của Công ty cổ phần May Lê Trực phong phú về chủng loại, đa
dạng về mẫu mã đã khẳng định được mình trên thị trường khó tính như Nhật

Bản, Đài Loan đặc biệt là thị trường Nga, Đông Âu vốn là những thị trường mà
trước đây doanh nghiệp bỏ ngỏ. Cùng các bạn hàng truyền thống (khi công ty
còn là cơ sở may của Công ty may Chiến Thắng) công ty không ngừng tìm kiếm
các đối tác mới trong và ngoài nước không ngừng mở rộng thêm thị trường.
Công ty thường xuyên duy trì mối liên hệ với các hãng nổi tiếng như: Gennies
Fasion, Yongshin, Kinsho (Đài Loan), hãng Hadong (Hàn Quốc), hãng Leisure
(Thái Lan), Itochu (Nhật Bản).
Khách hàng chính Mặt hàng xuất khẩu
FLEXCON (Đức) Áo sơmi
ITOCHU (Nhật Bản) Áo mũ bơi
JEANNES (Đài Loan) Váy bầu
YOUNG SHIN (Hàn Quốc) Áo jacket
WOOBO (Hàn Quốc) Áo jacket
NGA Quần soóc

(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty cổ phần May Lê Trực)
Bảng 3: Những khách hàng chính của Công ty cổ phần May Lê Trực
Chính sự nhạy bén với những biến đông của thị trương (sau sự kiện
11/9) công ty đã tìm được hương đi đúng đắn đó là không ngừng tìm kiếm thị
trường mới trong nước và quốc tế thông qua hoạt động của cửa hàng bán lẻ
và hoạt động xuất khẩu sang thị trường mới bao gồm đầu ra cho sản xuất.
Trong những năm gần đây, công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu
dài với nhiều khách hàng có tiềm năng lớn. Một số khách hàng có nhu cầu làm
ăn lâu dài với công ty. Thông qua những khách hàng này họ vừa có nhu cầu
đặt gia công vừa giới thiệu khách hàng mới cho công ty.
2.1.5.7. Đặc điểm về vốn kinh doanh.
Vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Muốn kinh doanh thì phải có vốn đầu tư, mua sắm TSCĐ, công cụ
dụng cụ, dự trữ hàng hoá, chi trả các khoản chi phí phải chi khác…
Như vậy, có thể hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng

tiền của toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần May Lê Trực là thành viên của Tổng công ty Dệt May
Việt Nam, nguồn vốn của công ty được hình thành từ 3 nguồn:
- Một là nguồn vốn của Tổng công ty.
- Hai là nguồn vốn huy động từ công nhân viên trong công ty.
- Ba là nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
Để có thể hiểu rõ cơ cáu vốn của doanh nghiệp chúng ta xem bảng sau.
Loại cổ đông Số cổ
đông
Số cổ
phần ưu
đãi
Tổng số cổ
phần
thường
Tổng số
cổ phần
% so với
vốn điều
lệ
Cổ đông là CBCNV 383 2.480 706 2.550,6 60,73
Cổ đông tự do 10 0 599,4 5.994 14,27
Cổ đông là Nhà
nước
1 0 1.050 1.050 25
Tổng cộng 394 2.480 1.720 4.200 100

×