Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Tìm hiểu về chi phí và cách tính chi phí của công ty TNHH thương mại vận tải hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.13 KB, 50 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình học tập,
nhằm giúp sinh viên tìm hiểu, thu thập các tài liệu thực tế ở một công ty cụ thể, giúp
sinh viên vận dụng các kiến thức đã học tiến hành tìm hiểu, đánh giá các lĩnh vực hoạt
động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, qua đó có thêm kiến thức thực tế
phục vụ cho công việc sau này.
Cùng với sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, Việt
Nam đã có những bước đi mạnh mẽ cho riêng mình, nhưng mục tiêu cuối cùng
cũng chính là : hội nhập với nền kinh tế thế giới. Năm 2006 vừa qua đã diễn ra một
sự kiện mang tính lịch sử cho nền kinh tế nước nhà đó chính là : Việt Nam là thành
viên thứ 150 của WTO.
Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế đất nước, đã tạo ra nhiều cơ hội cho
các doanh nghiệp nước ta. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh
mạnh mẽ và khắc nghiệt của cơ chế thị trường cũng là một thách thức không nhỏ
đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn nữa tới chiến lược kinh doanh của
mình.
Hiệu quả kinh doanh luôn là bài toán khó đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp,
chiến thắng đối thủ cạnh tranh khẳng định vị trí của mình thì doanh nghiệp phải làm
sao định vị được thị trường của mình, đồng thời thị phần phải ngày càng được mở
rộng.
Có lẽ, giải pháp tiết kiệm chi phí để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho
sản phẩm luôn là một trong số chìa khoá quan trọng để tìm ra lời giải đáp cho doanh
nghiệp. Có thể nói đó cũng chính là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh trình độ
quản lý, sử dụng lao động, trình độ tổ chức công nghệ sản xuất sản phẩm. Tiết kiệm
chi phí và hạ giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp giảm được gía bán, đẩy nhanh
quá trình tiêu thụ sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho danh nghiệp, tăng khả năng mở
rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình. Vì vậy
phân tích và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp luôn được các
nhà quản lý quan tâm.



Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình thực tập ở công ty TNHH thương mại
vận tải Hải Phòng với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề này cho nên em đã chọn chuyên đề“ Tìm hiểu về chi phí
và cách tính chi phí của Công ty TNHH thương mại vận tải Hải Phòng” làm đề
làm thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH thương mại vận tải Hải Phòng
Chương 2: Tìm hiểu chi phí và cách tính chi phí của công ty TNHH thương
mại vận tải Hải Phòng
Chương 3: Nhận xét và đánh giá chi phí của công ty TNHH thương mại vận
tải Hải Phòng


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VẬN TẢI HẢI PHÒNG
1.1 Giới thiệu chung về công ty.
1.1.1 Cơ sở pháp lý
Đầy đủ: Công ty THHH thương mại vận tải Hải Phòng
Trụ sở chính: Số 341 Đã Nẵng,Phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Mã Tên số thuế: 0200587201
Ngày nghề kinh doanh: Vận tải
Vốn điều lệ: 180. 000. 000. 000
( một trăm tám mươi tỷ đồng chẵn)
1.1.2Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.2.1.Quá trình hình thành
Công ty THHH thương mại vận tải Hải Phòng được thành lập theo quyết định
số 287/TCCB - LĐ ngày 30/04/2002 của cục trưởng cục Hàng Hải Việt Nam
1.1.2.2.Quá trình phát triển
* 2002 – 2009 Phát triển công ty

1. Đầu tư cho đội tàu: Tổng vốn đầu tư cho đội tàu đạt 7. 200 tỷ VND trong
đó 2. 500 tỷ VND đầu tư cho đóng mới tại các nhà máy đóng tàu trong nước. Phần
còn lại là dành cho các dự án đầu tư mua tàu. Hoàn thành đóng mới được 3 tàu,
mua thêm được 1 tàu, nâng tổng số tàu biển đến hết năm 2005 là 8 tàu với tổng
trọng tải gần 1,2 triệu DWT, tuổi tàu trung bình là 17,4.
2. Đầu tư cho phát triển cảng: Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng và trang thiết bị
là 300 tỷ VND bao gồm việc xây dựng 2000m bến để tiếp nhận tàu từ 10. 000 đến
40. 000 DWT. Tổng số m cầu cảng đến hết năm 2009 là 9. 000m.
3. Tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp: Giai đoạn này công ty đã tập trung tổ
chức sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên và các doanh nghiệp có vốn góp để
phù hợp với tình hình mới.
*2009 – 2015 Tái cơ cấu, tập trung vào 3 lĩnh vực nòng cốt
Trong giai đoạn phát triển này, Tổng công ty tập trung vào 3 lĩnh vực chính là
vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải, là doanh nghiệp nhà nước


nòng cốt trong 3 lĩnh vực này, góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Lĩnh vực vận tải biển: Cơ cấu lại đội tàu phù hợp với nhu cầu của thị trường;
có phương án bán những tàu cũ khai thác không hiệu quả để giảm lỗ; chú trọng khai
thác thị trường vận tải biển trong nước; nâng thị phần vận tải hàng hóa xuất, nhập
khẩu bằng đường biển của nước ta lên 25% - 30%. Rà soát lại các chương trình
đóng mới tàu biển phù hợp với khả năng tài chính của Tổng công ty và nhu cầu thị
trường. Trước mắt, dừng triển khai đóng mới 6 tàu, giãn tiến độ thực hiện 11 tàu và
tập trung đóng mới dứt điểm 7 tàu để đưa vào khai thác trong các chương trình
đóng mới tàu biển đã ký với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Lĩnh vực cảng biển: Tập trung khai thác các cảng hiện có, trong đó ưu tiên
đầu tư đồng bộ để khai thác có hiệu quả cụm cảng phía Bắc tại khu vực Hải Phòng,
Quảng Ninh và cụm cảng phía Nam khu vực Cái Mép – Thị Vải và khu vực TP Hồ
Chí Minh; rà soát cắt giảm chi phí, đảm bảo khai thác cảng biển có hiệu quả.

Lĩnh vực dịch vụ: Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, đặc biệt là
dịch vụ logistics, hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng ra nước ngoài; hình thành
một số cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa và các loại hình dịch vụ hàng hải
tiên tiến khác ở các khu vực đầu mối vận tải. Chuyển đổi các công ty công nghiệp
tàu thủy thành các đơn vị kinh doanh dịch vụ hàng hải và tiến hành cổ phần hóa khi
đủ điều kiện
1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Thương Mại-Vận Tải Hải Phòng là một công ty chuyên về
các ngành hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
- Kinh doanh vật tư, sắt thép, hàng kim khí, vật liệu xây dựng, xăng dầu,
than.
- Vận tải và dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường bộ, thủy.
- Đại lý vận tải. Vận tải viễn dương.
- Dịch vụ xuất nhập khẩu.
- Đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải, thủy bộ.


- Kinh doanh vật tư máy móc, thiết bị, phụ tùng ngành hàng hải.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, siêu thị, khu vui chơi giải trí.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và các dịch vụ du lịch khác;
Dịch vụ du lịch sinh thái.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8


Tên ngành
Dịch vụ huấn luyện, đào tạo, cung ứng và cho thuê thuyền viên
Xây dựng nhà các loại
Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng
Chuẩn bị mặt bằng: san lấp mặt bằng
Lắp đặt hệ thống điện
Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
Hoàn thiện công trình xây dựng
Xây dựng công trình công nghiệp, giao thông thủy lợi, cơ sở hạ

Mã ngành
82990
41000
42
43120
43210
43221
43300
43900

tầng./.

1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Tổng số nhân viên hiện nay là 236 người. Trong đó : Cán bộ quản lý là 88
người. Thuyền viên là 148 người


Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty


BAN GIÁM ĐỐC

PGĐ KHAI THÁC
PGĐ KĨ THUẬT

PGĐ KINH
DOANH

PHÒNG KĨ
THUẬT
KẾ
VẬT TƯ &
HOẠCH
THUYỀN
KINH
VIÊN
DOANH

PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN

PHÒNG
QUẢN LÝ
& KHAI
THÁC
VẬN TẢI


BỘ PHẬN
XUẤT
NHẬP
KHẨU

ĐỘI TÀU SỞ HỮU
1.3. 2 Chức năng nhiệm vụ của Giám đốc và các phó giám đốc
Giám đốc
Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong xí nghiệp . Giám đốc xí nghiệp xếp
dỡ Chùa Vẽ chịu trách nhiệm chung và cao nhất trước Đảng ủy và giám đốc cảng
Hải Phòng về việc nhận chỉ tiêu, kế hoạch của cảng, đảm bảo đời sống cho cán bộ
công nhân viên của xí nghiệp, chịu trách nhiệm về công tác đối nội, đối ngoại,
trước các chính sách pháp luật của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh .
Các phó giám đốc


Được thay mặt cho giám đốc phụ trách một lĩnh vực chuyên môn của mình
theo chức năng và quyền hạn được giao. Trực tiếp điều hành, quản lý và chịu trách
nhiệm báo cáo trước giám đốc về các mặt công tác được phân công. Thay mặt giám
đốc trong công tác quan hệ với các phòng ban của cảng và cơ quan trong phạm vi
trách nhiệm được giao
Phó giám đốc phụ trách giám sát
Quản lý và chỉ đạo các ban nghiệp vụ như tổ chức tiền lương, kế toán tài vụ,
kinh doanh, hành chính y tế và công tác bảo vệ của xí nghiệp. Tham mưu cho giám
đốc xây dựng các định mức lao động tiên tiến và tổ chức lao động kế hoạch . Theo
dõi, áp dụng bảng lương, bảng chấm công, xác định lương cơ bản, lương trách
nhiệm, phụ cấp ngoài giờ, kiểm tra thực hiện tổng quát lương
Tham gia nghiên cứu hợp đồng với các phong trào thi đua, nghiên cứu cải tạo
hệ thống tiền lương và áp dụng các mức khuyến khích vật chất. Phụ trách việc
quyết toán hàng hóa nhập khẩu đối với chủ hàng, chủ tàu. Quản lý nghiệp vụ của

ban hàng hóa về công tác lưu kho, lưu bãi hàng hóa, đảm bảo hệ thống kho bãi an
toàn, hàng hóa không bị mất mát, hư hỏng .
Phó giám đốc khai thác
Chỉ đạo công tác xếp dỡ hàng hóa, quản lý công tác giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu qua cảng . Kết hợp với các phòng ban và vị trí khác trong toàn xí nghiệp
để giải quyết các nghiệp vụ công tác. Triển khai các hợp đồng đã ký giữa xí nghiệp
với chủ hàng, chủ tàu. Giải quyết các vướng mắc trong quá trình bốc xếp, giao
nhận theo quy định của hợp đồng .
Phó giám đốc kỹ thuật
Chịu trách nhiệm về việc tổ chức, chỉ đạo việc quản lý, sử dụng các loại
phương tiện, thiết bị xếp dỡ phục vụ kịp thời cho công tác xếp dỡ, vận chuyển hàng
hóa. Đảm bảo nguyên liệu, máy móc thiết bị, vật tư, vật liệu, phục vụ cho sửa chữa
và vận hành phương tiện kỹ thuật. Trực tiếp quản lý chỉ đạo các đội vận chuyển,
đội cơ giới, đội đế, đội xây dựng và vệ sinh công nghiệp.
1.3. 3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Dưới giám đốc là các phòng ban với các chức năng nhiệm vụ khác nhau như:


Ban kinh doanh tiếp thị
Triển khai kế hoạch cho công ty trên cơ sở phân bổ kế hoạch từng tháng, quý
cho từng đơn vị thực hiện. Viết hóa đơn thu cước xếp dỡ, đôn đốc thu nợ các khoản
của chủ hàng với xí nghiệp. Theo dõi tình hình thực hiện các nhiệm vụ các chỉ tiêu
kinh tế như sản lượng, doanh thu, giá thành, tiền lương …Tập hợp số liệu thống kê,
thực hiện làm cơ sở đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Ban tài chính kế toán
Theo dõi các hoạt động king doanh của xí nghiệp, tập hợp, phản ánh các
khoản thu chi trong xí nghiệp. Kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu, nguyên vật liệu.
Báo cáo cho giám đốc các trường hợp mất mát tài sản. Quản lý việc tính toán và
kiểm tra chỉ tiêu các quỹ tiền mặt, tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp cho
CBNV, đặc biệt là các tài sản thông qua giá trị bằng tiền . Đôn đốc thu nợ các chủ

hàng, theo dõi việc sử dụng TSCĐ, TSLĐ, tính khấu hao TSCĐ theo tổng thời gian
quy định. Định kỳ tiến hành phân tích hoạt động kinh tế của xí nghiệp. Thực hiện
chế độ hạch toán kinh tế. Lập báo cáo tài chính về tình hình thu – chi .
Ban hành chính y tế
Phục vụ công tác chăm lo đời sống sức khỏe cho CBNV trong xí nghiệp
thông qua việc khám chữa bệnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ, vệ sinh môi trường,
phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho CBNV.
Ban kỹ thuật vật tư
Tham mưu cho giám đốc và phó giám đốc kỹ thuật về công tác kỹ thuật, vật
tư, quy trình công nghệ an toàn xếp dỡ và an toàn lao động. Căn cứ vào nhiệm vụ
sản xuất lập các phương án khai thác và sử dụng hợp lý các phương tiện, thiết bị đạt
năng suất chất lượng và an toàn. Có sơ đồ theo dõi quá trình hoạt động của phương
tiện, lập các mức sửa chữa sửa chữa kịp thời, thay thế đáp ứng cho sản xuất và đảm
bảo an toàn cho phương tiện. Xây dựng phương án mua sắm vật tư, nhiên liệu và
công cụ xếp dỡ. Bồi dưỡng tay nghề cho công nhân kỹ thuật, huấn luyện an toàn
định kỳ cho cán bộ công nhân viên. lập kế hoạch lo trang thiết bị bảo hộ lao động


cho cán bộ công nhân viên. Thường xuyên kiểm tra, uốn nắn ngăn chặn những vi
phạm, không để xảy ra những tai nạn đáng tiếc cho người lao động.
Ban tổ chức tiền lương
Tham mưu cho giám đốc về công tác cán bộ, tổ chức sắp xếp bộ máy điều
hành sản xuất, đảm bảo các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ
của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, sắp xếp việc làm cho người lao động.
Căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất tham mưu cho giám đốc về công tác lao
động. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý với nghành nghề đào tạo. Áp dụng định
mức lao động vào thực, nghiên cứu chỉnh lý để cải tiến. Tính toán lương cho cán bộ
công nhân viên theo chính sách của nhà nước và đơn giá quy định của cảng.
Ban điều hành sản xuất
Trực tiếp tổ chức quản lý hoạt động sản xuất của xí nghiệp, mọi hoạt động

khai thác đều có sự điều phối và chỉ đạo của ban này. Là một trong các ban có chức
năng quan trọng nhất của xí nghiệp, đảm bảo hai nhiệm vụ bốc xếp ở tàu và bãi.
1. 4 Tình hình lao động của doanh nghiệp
1.4.1.Quản trị nhân lực
Tổng số nhân viên hiện nay là 236 người. Trong đó : Cán bộ quản lý là 88
người. Thuyền viên là 148 người.
Các nhân viên của công ty đều là những người có tay nghề cao, đã thuần thục
công việc đảm bảo đem đến cho khách hàng sự hài lòng nhất khi sử dụng dịch vụ
của công ty. Với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt huyết, tài năng và trách nhiệm.
Mỗi thành viên trong công ty luôn tìm tòi sáng tạo trong công việc nhằm đạt được
hiệu quả tốt nhất trong công việc. Từ ban lãnh đạo cho tới các cán bộ công nhân
viên của công ty làm việc trên tin thần đoàn kết, công bằng lao động sáng tạo và
tương trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Các nhân viên của công ty có tuổi đời thuộc nhiều lớp khác nhau tuy
nhiên đa số là số lao động trẻ làm việc trực thuộc phòng kinh doanh hay những
công việc đòi hỏi sức lực như hậu cần hậu vận chuyển. Nhân viên của công ty đều
rất nhiệt tình với công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời có


tinh thần học hỏi cao giữa các nhân viên trong công ty với nhau và còn tiếp tục
tham gia các lớp học để nâng cao nghiệp vụ của bản thân
Hiện nay số nhân viên làm việc tại các phòng ban đều có trình độ đại học tốt
nghiệp đúng chuyên ngành mà mình đang phục vụ đồng thời đã có kinh nghiệm làm
việc nhiều năm. Số nhân viên này chiếm khoảng 25% tổng số nhân viên của công
ty. Số nhân viên còn lại làm việc ở các nhà máy và tham gia sản xuất đều đòi hỏi có
trình độ phổ thông trở lên, có tinh thần làm việc và đảm bảo luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Đặc điểm về nhân lực
Bảng 1.2 : Tình hình lao động tại công ty
Chỉ tiêu phân loại lao động

Số lao động
Phân loại theo độ tuổi
Phân loại theo giới tính
Phân loại theo trình độ

Từ 20-35
Từ 36-45
Từ 46-60
Nam
Nữ
Lao động đại học
Lao động trung cấp
Lao động phổ thông

(người)
149
71
16
212
24
70
83
83

Tỷ lệ
(%)
63
30
7
89. 7

10,3
30
35
35


Nguồn : phòng nhân sự
Phân loại theo độ tuổi lao động:
-

Tuổi từ 20-35: chiếm 63% tổng số lao động trong công ty.

-

Tuổi từ 36-45: chiếm 30% tổng số lao động trong công ty.

-

Tuổi từ 46-60: chiếm 7% tổng số lao động trong công ty.
Như vậy ta thấy số lao động có độ tuổi từ 20-35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất.

Bởi vì công việc của công ty là lao động tương đối nặng nhọc và độc hại nên cần
tuyển lao động trẻ có sức khỏe tốt.
Lao động từ 46-60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp và thường giữ vai trò lãnh đạo,điều
hành các bộ phận. Hiện nay, để có đội ngũ kế cận cho công tác lãnh đạo công ty.
Công ty cũng đang cho đi đào tạo 1 số cán bộ trẻ có năng lực để thay thế cán cán bộ
có tuổi nghỉ chế độ.
Phân loại theo giới tính:
-


Lao động nam chiến 89,7%

-

Lao động nữ chiếm 10,3%

Đặc điểm của công ty là khai thác mỏ lộ thiên là công việc nặng nhọc độc hại
nên không được bố trí lao động nữ. Chỉ được bố trí lao động nữ ở công tác quản lý
và phụ trợ nên lao động nữ chiếm tỷ lệ thấp.
Phân loại theo trình độ:
-

Lao động có trình độ đại học chiếm 8,4%

-

Lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 27%

-

Lao động phổ thông chiếm 64,6%

Lao động có trình độ đại học chủ yếu làm công tác quản lý ở các phòng ban
và 2 phân xưởng. Công ty đang phấn đấu 100% cán bộ quản lý có trình độ đại
học,hiện nay đã được 93% cán bộ quản lý có trình độ đại học. Lao động có trình độ
kỹ thuật cho chiến lược sau này của công ty. Khi công ty thay thế lao động thủ
công bằng máy móc thiết bị tiên tiến hơn.


Chính sách hiện thời của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động.

Trong cơ chế thị trường,doanh nghiệp phải có cơ chế đãi ngộ đối với người lao
động,nhất là với những lao động có trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý. Gắn lợi ích
của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động, có như vậy mới duy trì và phát
huy hết năng lực của người lao động, cũng như cho lợi ích lâu dài của doanh
nghiệp.
Để thực hiện chiến lược trên, công ty đã cùng với Công đoàn soạn thảo và
thực hiện thỏa ước lao động tập thể. Hàng năm đều được rút kinh nghiệm và sửa
đổi để phù hopự với từng thời kỳ phát triển của công ty nói riêng cũng như xã hội
nói chung.
Hàng tháng, người lao động được thanh tóan lương theo sản phẩm và đơn
giá,tiền lương hiện hành trong những ngày đi làm. Những ngày nghỉ phép,việc
riêng theo lương cấp bậc,chức vụ của từng người. Ngoài ra công ty còn chi trả các
phụ cấp tiền lương như:Phụ cấp trách nhiệm,phụ cấp ca 3,phụ cấp làm thêm giờ.
Thời gian thanh toán lương 1 lần là vào ngày 5 – ngày 8 hàng tháng. Trong
trường hợp trả chậm lương cho người lao động sau một tháng công ty cam kết trả
lãi cho người lao động lãi suất bằng tiền gửi tiết kiệm cho ngân hàng công bố tại
thời điểm trả lương. Như vậy ta thấy công ty thực hiện việc chi trả lương cho người
lao động kịp thời đúng kì hạn.
Bên cạnh việc chi trả lương cho người lao động,công ty còn xây dựng các
nguyên tắc chi thưởng cho người lao động như: Thưởng danh hiệu 6 tháng đầu
năm,cả năm, thưởng đột xuất,thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật,thưởng tiết kiệm
nguyên vật liệu,thưởng cho các tập thể có thành tích cao trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm cho Công ty. Nguồn tiền thưởng được công ty trích ra từ việc trích lập
các quỹ khen thưởng phúc lợi hàng năm trước khi chia cổ tức cho cổ đông.
Các quỹ được thành lập như sau:
-

Quỹ dự phòng tài chính : 10% lợi nhuận.

-


Quỹ khen thưởng phúc lợi : 5% lợi nhuận.

-

Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất : 10% lợi nhuận.


-

Quỹ dự phòng mất việc : 5% lợi nhuận.

Như vậy ngoài tiền lương,phụ cấp thưởng thực chất là một khoản làm tăng
thu nhập cho người lao động với các mục đích như : thực hiện phúc lợi xã hội,trợ
cấp xã hội nhưng mục đích chính là nâng cao đời sống và tinh thần cho người lao
động. Nó có tác dụng kích thích người lao động tích cực nâng cao năng suất, chất
lượng,hiệu quả sản xuất kinh doanh và khuyến khích họ học tập, phát huy sáng kiến
nâng cao tay nghề cho chính họ.
Trong các công ty 100% vốn cổ đông việc kết hợp hài hòa lợi ích người lao
động và lợi ích của các cổ đông không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Qua
việc chi trả lương và thưởng của công ty cổ phần Secpentin ta thấy công ty đã thực
hiện vấn đề này rất tốt.
Tuy nhiên,việc tuyển dụng của công ty cho các vị trí thuộc phòng hành chính
trong công ty như phòng tổ chức hành chính,kinh tế…hầu như chưa có sự công khai
mêm vẫn chưa tuyển dụng được thực sự nhiều nhân tài.
1.4.2. Quản trị sản xuất và tác nghiệp.
Vận tải biển các tuyến trong nước và quốc tế.
Dịch vụ bến bãi container, kho cảng.
Đại lý hàng hải.
Kinh doanh thiết bị, vật tư, phụ tùng, phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu

thủy và dân dụng.
Cung ứng dịch vụ tàu biển trong nước và quốc tế, các loại vật tư, nguyên liệu,
phụ tùng thay thế phục vụ yêu cầu hoạt động của phương tiện và hàng hóa, phục vụ
yêu cầu sinh hoạt của thuyền viên.
Kinh doanh xuất nhập khẩu và cung ứng máy móc, thiết bị, phụ tùng, phụ
kiện, vật tư, nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy.
Đào tạo và xuất khẩu thuyền viên.
1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thương mại-Vận
tải Hải Phòng


Bảng 1.3: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến năm 2014
ĐVT: Đồng

STT
1

Chỉ tiêu

Năm 2012

3

5

So

(+/-)

sánh

(%)

51,263,399,189

49,776,143,430

7,922,297,528

83.74

Tổng Chi Phí

2013-2014
Chêch lệch
(+/-)
1,487,255,759

So
sánh
(%)
14.71

32,716,179,641

57,234,422,046

41,675,708,728

24,518,242,405


27.25

15,558,713,318

11,472,758,826

6,969,796,522

9,388,833,245

-4,502,962,304

24.41

2,419,036,723

10,829,229,614

6,934,237,710

9,264,953,626

-3,894,991,904

21.92

2.330,715,916

98,359,269,742


116,128,855,467

110,105,639,029

17,769,585,725

82.84 -6,023,216,438

15.73

Lợi Nhuận Trước
Thuế

4

Năm 2014

Tổng Doanh Thu
43,341,101,661

2

Năm 2013

2012-2013
Chêch lệch

14.78

Lợi Nhuận Sau Thuế


Tổng Vốn

(Phòng: Tài chính kế toán)

26.62


Nhận xét:
-Tổng Doanh Thu:
• Năm 2013 đạt 51,263,399,189 đồng tăng 7,922,297,528 đồng, tăng 83.74% so với
năm 2012.
• Năm 2014, tổng doanh thu đạt 49,776,143,430 đồng, chỉ đạt 14.71% so với năm
2013.


-Tổng chi phí:
Năm 2013 đạt 57,234,422,046 đồng tăng 24,518,242,405 đồng, tăng 27.25% so với

năm 2012.
• Năm 2014, tổng chi phí giảm so với năm 2013, tổng chi phí năm 2014 đạt
41,675,708,728 đồng, giảm 15,558,713,318 đồng, giảm 15.73% so với năm 2013.
• Điều này cho thấy, công ty càng ngày càng phát triển, tự trang bị các thiết bị để
phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh, kinh doanh cũng như các hoạt động chi
phí khác.
-Lợi nhuận trước thuế:
• năm 2013 là 6,969,796,522 đồng giảm nhiều, giảm 4,502,962,304 đồng, đạt 24.41%
so với năm 2012 với lợi nhuận trước thuế là 11,472,758,826 đồng.
• Năm 2014,công ty thu về được lợi nhuận, lợi nhuận trước thuế của công ty là
9,388,833,245 đồng, tăng 2,419,036,723 đồng, hay là tăng 14.78% so với năm

2013.
-Sau khi đóng thuế:
• Lợi nhuận của công ty có sự suy giảm đáng kế so với trước khi đóng thế. Năm
2013, lợi nhuận sau thế của công ty đạt 6,934,237,710 đồng, giảm 3,894,991,904
đồng, đạt 21.92% so với năm 2012 với lợi nhuận sau thuế là 10,829,229,614 đồng.
• Năm 2014, lợi nhuận sau thuế của công ty 9,264,953,626 đồng, tăng 2.330,715,916
đồng so với năm 2013.


Năm 2014, một năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Nga
suy giảm kéo theo giá dầu Nga giảm, và giá dầu của thế giới có sự thay đổi rõ rệt,
khiến việc kinh doanh và vận tải dầu của công ty gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự
mâu thuẫn trên khu vực Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc… đã ảnh hưởng
rất lớn đến công ty, các đối tác Trung Quốc thường xuyên làm khó dễ cộng thêm
hàng vận chuyển (thạch cao, than, xi măng, cát, vật liệu xây dựng, chất đốt vật tư,
kim khí, phụ tùng, vận tải dầu..) qua biên giới bị kiểm tra hết sức gắt gao, làm mất
thời gian, tiến độ, vi phạm hợp đồng và dẫn đến bồi thường.


CHƯƠNG 2 : TÌM HIỂU CHI PHÍ VÀ CÁCH TÍNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI HẢI PHÒNG
2. 1 Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất kinh doanh
2. 1. 1 Chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
a. Khái niệm về chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải chi ra để
tiến hành sản xuất sản phẩm trong một thời gian nhất định.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất-kinh doanh
của mình đều nhằm mục đích thu được lợi nhuận hoặc để thực hiện các mục tiêu
kinh tế-xã hội khác. Để thực hiện được các mục tiêu này,các doanh nghiệp phải bỏ

ra những chi phí nhất định. Các chi phí này phát sinh hàng ngày, hàng giờ ở các
giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một
thời kỳ nhất định. Tuỳ thuộc vào việc thực hiện chức năng và vai trò khác nhau mà
các doanh nghiệp cũng đòi hỏi có những chi phí khác nhau .
Đối với hoạt động sản xuất,các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trước hết
là các chi phí cho việc sản xuất sản phẩm . Trong quá trình tạo ra sản phẩm,doanh
nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư như :nguyên, nhiên vật liệu, phải chịu sự hao
mòn của máy móc, công cụ, dụng cụ, phải trả tiền lương (hoặc tiền công) cho công
nhân viên chức của doanh nghiệp. Các chi phí này phát sinh thường xuyên và gắn
liền với quá trình sản xuất sản phẩm .
Đối với hoạt động kinh doanh,các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra đó là
chi phí phát sinh ở khâu mua, vận chuyển, dự trữ, tiêu thụ hàng hoá, chi phí quản lý
doanh nghiệp, các chi phí phục vụ quá trình mua bán hàng hoá nhằm mục tiêu lợi
nhuận. . . Ngoài ra, với hoạt động cung ứng dịch vụ và các hoạt động xúc tiến
thương mại nhưđại diện,môi giới,quảng cáo,triển lãm . . . chi phí mà doanh nghiệp
phải bỏ ra là các chi phí về vật chất, tiền vốn và sức lao động để thực hiện các hoạt
động đó trong một thời kỳ nhất định . .
Vì vậy có thể nói rằng: Chi phí sản xuất-kinh doanh của một doanh nghiệp là
biểu hiện bằng tiền của những hao phí về vật chất, về sức lao động và các chi phí
bằng tiền khác liên quan và phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất


kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định đồng thời được bù đắp từ
doanh thu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳđó .
b. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
*. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế là căn cứ vào đặc điểm kinh tế giống
nhau của chi phíđể xếp chúng vào từng loại. Mỗi loại là một yếu tố chi phí có cùng
nội dung kinh tế và không thể phân chia được nữa, bất kể chi phíđó dùng làm gì và
phát sing ở địa điểm nào. Theo cách phân loại này, toàm bộ chi phí sản xuất khing

doanh được chia làm 5 loại:
Chi phí vật tư mua ngoài: là toàn bộ giá trị các loại vật tư mua ngoài dùng vào
hoạt đọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, nhên liệu,phụ tùng thay thế. . .
Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: là tonà bộ các khoản tiền
lương, tiền công Doanh nghiệp phải trả cho người tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh; các khoản chi phí trích nộp theo lương như chi phí BHXH, BHYT, kinh
phí công đoàn mà Doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.
Chi phí khấu hao TSCĐ: toàn bộ tiền khấu hao các loại TSCĐ trích trong kỳ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: toàn bộ số tiền Doanh nghiệp phải trả cho các
dịch vụđã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác
bên ngoài cung cấp.
Chi phí bằng tiền khác:là các khoản phải chi bằng tiền ngoài các khoản trên.
Cách phân loại này cho thấy mức chi phí về lao đọng vật hoá và lao đọng
sống trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh lần đầu trong năm. Vì vậy
nó có tác dụng giúp cho Doanh nghiệp lập được dự toán chi phí sản xuất theo yếu
tố; kiểm tra sự cân đối giữa kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch lao động tiền lương,
kế hoạch khấu hao tài sản cố định, kế hoạch nhu cầu vốn lưu động.
* Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí
Theo cách phân loại này những chi phí có cùng nội dung kinh tế vàđịa điểm
phát sinh được xếp vào một loại, gọi là các khoản mục chi phí.


Chi phí vật tư trực tiếp: là chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, dụng cụ sản
xuất trực tiếp dùng vào việc sản xuất sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản tiền lương, tiền công, các khoản cấp
có tính chất lương, các khoản chi BHXH,BHYT, kinh phí công đoàn của công nhân
trực tiệp sản xuất trong Doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sử dụng ở các phân xưởng, bộ
phân kinh doanh như: tiền lương và phụ cấp lương của quản đốc, nhân viên phân

xưởng. Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng
cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân
xưởng, bộ phận sản xuất.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí cho bộ máy quản lý Doanh
nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của Doanh nghiệp như khấu
hao TSCĐ phục vụ cho bộ máy quản lý; chi phí công cụ dụng cụ các chi phí khác
phát sinh ở phạm vi toàn doanh nghiệp như tiền lương và phụ cấp lương trả cho Hội
đồng quản trị, ban giám đốc, nhân viên các phòng ban quản lý; chi phí vật liệu, đồ
dùng văn phòng, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc
văn phòng Doanh nghiệp. Các khoản chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự
phòng nợ khó đòi, công tác phí, các chi phí giao dịch, đối ngoại. . .
c. Ý nghĩa của việc tăng cường quản lý chi phí và tiết kiệm chi phí
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn
quan tâm đến việc quản lý chi phí vì mỗi đồng chi phí không hợp lý đều làm giảm
lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất kinh doanh chính là cơ sở để tính lợi
nhuận của doanh nghiệp.


2. 2. Đánh giá thực trạng chi phí của công ty TNHH thương mại vận tải Hải Phòng
2.2.1 Tình hình tổng chi phí của doanh nghiệp
Bảng 2. 1: Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty giai đoạn ( 2012-2014)
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
1. Giá vốn hàng bán
2. Chi phí bán hàng
3. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
4. Chi phí khác
5. Tổng chi phí


So sánh năm 2012/2011
Tương
Tuyệt đối (+/-)
đối (%)
7,614,648,562
146%
18,869,770
150%

So sánh năm 2013/2012
Tương
Tuyệt đối (+/-)
đối(%)
2,317,197,915
110%
-4,126,426
93%

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

16,455,615,093
38,099,425

24,070,263,656
56,969,196


26,387,461,571
52,842,769

888,737,782

323,668,010

339,666,099

-565,069,772

36%

15,998,089

18,902,301
18,464,702,017

25,416,554
25,409,277,894

24,217,550
27,992,176,862

6,514,252
6,944,575,876

134%
137. 6%


-1,199,003
2,582,898,968

Nguồn :( Phòng kế toán )

105%
95%
110. 2%


Nhận xét : qua bảng số liêu trên ta thấy
1. Giá vốn bán hàng
Qua bảng số liệu cho thấy giá vốn bán hàng tăng qua các năm . năm 2013
tăng mạnh so với năm 2012 tăng 7,614,648,562 tương úng 46%. Năm 2014 so vs
năm 2013 vẫn tăng nhưng tăng 10%
2. Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp có phần thay đổi khá rõ rệt . Ta có thể thấy lợi nhuận gộp của
công ty sau 3 năm như sau : năm 2013 giảm so với năm 2012 31% tương ứng giảm
748,886,863 nhưng năm 2014 lợi nhuận gộp của công ty đã tăng so với 2013 là
25%
3. Chi Phí bán hàng
Là một trong những loại chi phí quan trọng qua bảng số liệu ta thấy : chi phí
bán hàng có sự biến động tương đối mạnh năm 2013 so với năm 2012 tăng 50 %
tương ứng tăng 18,869,770 (điều này cho thấy doanh nghiệp đã chi một phần chi
phí khá lớn so với năm trước ). Tuy nhiên doanh nghiệp đã biết tiết chế và số lượng
chi phí bán hàng đã giảm đáng kể từ năm 2014 so với 2013 chi phí giảm xuống 7 %
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2012- 2013 có phần giảm sút, theo
bảng thống kê ta thấy chi phí giảm 64 % tương ứng 565,069,772 giai đoạn 20132014 chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng 5 % tương ứng tăng 15,998,089
5. Chi phí khác

Chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu của công ty, nhưng qua bảng số
liệu ta thấy chi phí này cũng có phần biến đổi đáng kể, theo xu hướng là tăng trong
giai đoạn 2012-2013, nhưng giảm trong giai đoạn 2013-2014
6. Tổng chi phí
Tổng chi phí tăng qua các năm, ta có thẻ thấy chi phí tăng năm 2013 so với
năm 2012 là 6,944,575,876 tương ứng 34 %, còn năm 2014 so với năm 2013 vẫn
tăng với mức độ nhẹ là 10,2 %


7. Lợi nhuận sau thuế
Ta thấy lợi nhuận sau thuế có sự biến động mạnh, năm 2013 doanh nghiệp
làm vẫn có lại tuy nhiên so với năm 2012 phần lợi nhuận giảm sút ta có thê thấy
như sau giảm 4,878,674 tương ứng 44%. Lơi nhuận sau thuế tại công ty tăng sau
năm 2013. Năm 2014 tăng nhẹ 8%
2. 2. 2 Tình hình thực hiện chi phí sản xuất tại doanh nghiệp
Cơ cấu các khoản mục chi phí chủ yếu của công ty là :


Giá vốn hàng bán : là tổng giá thành để tạo ra được hàng hóa hoặc một dịch vụ mà
nhà doanh nghiệp phải trả. Giá vốn hàng bán của công ty được tính theo giá vốn
của hàng hóa và dịch vụ đã cung cấp.
Bảng 2. 2 : Giá vốn hàng bán của công ty
Tỷ
2012

trọng

Tỷ
2013


(%)

trọng

Tỷ
2014

trọng

(%)

(%)

Giá vốn của
hàng hóa đã

2,998,832,679

18. 2%

4,801,050,215

18. 2%

5,589,637,943

23. 2%

dịch vụ đã cung


13,456,782,414

81. 8%

21,586,411,356

81,8%

18,480,625,712

76. 8%

cấp
Tổng

16,455,615,093

100

26,387,461,571

100

24,070,263,656

100

cung cấp
Giá vốn của


Nguồn : Phòng kế toán


Qua bảng trên ta có thế thấy : giá vốn bán hàng của công ty thay đổi qua các
năm, trong giai đoạn 2012- 2013-2014 ta có thể thấy giá vốn bán hàng thay đổi
không cố định theo chiều hướng tăng hay giảm mà có sự thay đổi theo năm 2013
tăng so với năm 2012 là 9,931,846,478 tương ứng tăng 60,36%, năm 2014 so với
năm 2013 lại giảm 2,317,197,915 tương ứng giảm 9 %. Ta có thể thấy 1 trong
những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi bất thường chi phí bán hàng của doanh
nghiệp như sau :
+ Năm 2013 do sự biến động lớn của thị trường vận tải, với điệp khúc chi phí
tăng, giá nguyên liệu tăng,…. dẫn đến chi phí bán hàng hay chi phí cung cấp dịch
vụ của công ty cũng tăng lên đáng kể so với năm 2012
+ Năm 2014 do doanh nghiệp đã một phần vực dậy và dần dần đi vào chiều
hướng ổn định nên đã biết tiết chế và giảm bớt 1 vài chi phí từ chi phí bán hàng.
Vì là doanh nghiệp viện tải biển nên ta có thể thấy giá vốn của dịch vụ cung
cấp luôn lớn hơn giá vốn của hàng hóa đã cung cấp ( chủ yếu cung cấp các dịch vụ
tới vận tải hàng hóa bằng đường biển) qua bảng tên ta có thể thấy giá vốn của dịch vụ
luôn chiếm trên ¾ các năm. Vì vậy mà đối với một doanh nghiệp vận tải chi phí từ
giá vốn bán hàng nói cụ thể hơn là chi phí từ giá vốn dịch vụ đã cung cấp tương đối
lớn và là 1 trong những chỉ tiêu vô cùng quan trọng, nó quyết định đến toàn bộ sự
phát triển và tương tác dịch vụ của công ty.
Trong chi phí giá vốn dịch vụ đã cung cấp đó chính là chi phí các chuyến đi
vận tải hàng hóa của doanh nghiệp, theo doanh nghiệp tổng chi phí chuyến đi được
tính theo công thức :
∑R= RCB +RSCL+RTX+RVR+RBHT+RLch+RQL+RTA+RBHXH+RNL+RCF+RHH+RK
(đ/chuyến)
2.2.3:Chi phí chuyến đi của tàu theo các khoản mục:
1. Khấu hao cơ bản:
Là vốn tích lũy của xí nghiệp dung để phục hồi lại giá trị ban đầu của tài sản

cố định đồng thời để tái sản xuất mở rộng. Khấu hao cơ bản hằng năm được trích ra
với tỷ lệ phần trăm nhất định và mức khấu hao cơ bản hằng năm được tính vào chi
phí khai thác.


Mức khấu hao cơ bản của chuyến đi được tính theo công thức:

RCB=

Kcb.Kt
Tkt

. Tch (đ/chuyến)

Trong đó:
KCB: tỷ lệ khấu hao cơ bản của năm kế hoạch (%)
Kt: giá trị khấu hao của tàu
Tch: thời gian chuyến đi của tàu (ngày)
TKT: thời gian khai thác của tàu trong năm, được xác định:
TKT = Tcl – Tsc - Ttt
Tcl: số ngày công lịch trong năm (365 ngày)
Tsc: thời gian sửa chữa của tàu trong năm, Tsc=50 ngày
Ttt: thời gain nghỉ do thời tiết, Ttt= 10 ngày
→TKT = 305 ngày
2. Khấu hao sửa chữa lớn:
Trong quá trình sử dụng tàu, tàu bị hư hỏng cho nên phải sửa chữa để thay thế
những bộ phận hỏng đó, chi phí dung cho sửa chữa lớn gọi là khấu hao sửa chữa
lớn.
Mức khấu hao sửa chữa lớn hàng năm được tính theo công thức sau:


RSCL =

Kscl.Kt
Tkt

. Tch (đ/chuyến)

Trong đó:
KSCL: tỷ lệ khấu hao sửa chữa lớn năm kế hoạch (%), tỷ lệ này phị thuộc vào
từng tàu, từng năm do công ty quy định.
Với các số liệu đã cho ta tính được kháu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn
như bảng sau:
3. Chi phí sửa chữa thường xuyên:
Sửa chữa thường xuyên là việc duy trì tình trạng kỹ thuật của tàu ở trạng thái
bình thường để đảm bảo kinh doanh được. Sửa chữa thường xuyên được lặp đi lặp


lại và tiến hành hàng năm. Chi phí sửa chữa thường xuyên trong năm khai thác
được lập thao dự tính kế toán, theo nguyên tắc dự toán theo gía thực tế.
Khi tính toán chi phí này ta có thể tính toán theo công thức:

RTX =

Ktx.Kt
Tkt

. Tch (đ/chuyến)

Trong đó:
kTX : hệ số tính đến sửa chữa thường xuyên, hệ số này phụ thuộc vào từng tàu

và dự tính chi phí sửa chữa của năm kế hoạch (%).
Ở đây ta tính cho các tàu có kTX =2%
4. Chi phí vật rẻ mau hỏng
Trong quá trình khai thác các vật dụng, vật liệu bị hao mòn, hư hỏng, hàng
năm phai rmua sắm để trang bị cho tàu hoạt động bình thường. Các loại vật liệu vật
rẻ mau hỏng bao gồm: sơn, dây, neo, bạt vải. Chi phí này lập theo kế hoạch oán, nó
phụ thuộc vào từng tàu.
Chi phí vật rẻ mau hỏng cho chuyến đi được tính theo công thức:

RVR =

kvr.Kt
Tkt

. Tch (đ/ chuyến)

Trong đó: kVR: hệ số tính đến chi phí vật rẻ mau hỏng (%), phụ thuộc vào từng
tàu.
Ở đây ta tính cho các tàu có kVR = 1. 5%
5. Chi phí bảo hiểm tàu:
Là khoảng chi phí mà chủ tàu phải nộp cho công ty bảo hiểm về việc mua bảo
hiểm cho con tàu của mình, đẻ trong quá trình khai thác, nếu tàu gặp rủi ro, bị tổn
thất thì công ty bảo sẽ bồi thường.
Phí bảo hiểm tàu biển phụ thuộc vào loại bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm mà
chủ tàu mua, phụ thuộc vào giá trị tàu, tuổi tàu, trang thiết bị trên tàu, tình trạng kĩ
thuật của tàu…


×